Tải bản đầy đủ (.doc) (104 trang)

Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của đỗ bích thúy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BÙI THỊ MINH HẢO

THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT
CỦA ĐỖ BÍCH THÚY

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ
VĂN HÓA VÀ VĂN HỌC VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn khoa học Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của
Đỗ Bích Thúy là của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong đoạn văn là
trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Thái Nguyên, tháng 9 năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Minh Hảo

i


LỜI CẢM ƠN
Bằng tất cả sự yêu mến và kính trọng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc
đến cô giáo - PGS.TS. Đào Thuỷ Nguyên, người đã động viên, chỉ bảo, giúp đỡ tôi
rất nhiều trong quá trình thực hiện luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ văn, bộ


phận Sau đại học - Phòng đào tạo trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên.
Các thầy cô giáo ở Viện Văn học, trường Đại học Sư phạm I Hà Nội, trường Đại học
Sư phạm Thái Nguyên đã trực tiếp giảng dạy cho tôi trong suốt khoa học.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc đến gia đình, bạn bè,
đồng nghiệp đã động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.

Thái nguyên, tháng 9, năm 2018
Tác giả luận văn

Bùi Thị Minh Hảo

ii


MỤC LỤC
Lời cam đoan.................................................................................................................................. i
Lời

cảm

ơn.....................................................................................................................................ii

Mục

lục .........................................................................................................................................iii MỞ
ĐẦU ...................................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ....................................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................... 2
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................ 6
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. .......................................................................... 7

5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................... 7
6. Đóng góp mới của luận văn ...................................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 8
NỘI DUNG .................................................................................................................. 9
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................... 9
1.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Bích Thúy .................................... 18
1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người nhà văn Đỗ Bích Thúy................................ 18
1.1.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Bích Thúy ................................. 21
Chương 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIẾT VỀ MIỀN
NÚI CỦA ĐỖ BÍCH THÚY..................................................................................... 28
2.1. Thế giới nhân vật ................................................................................................. 28
2.1.1. Nhân vật có số phận éo le, bất hạnh ................................................................. 28
2.1.2. Nhân vật cam chịu, giầu đức hi sinh................................................................. 35
2.1.3. Nhân vật bản lĩnh, dám đấu tranh để thực hiện khát vọng của mình ............... 39
2.1.4. Nhân vật tha hóa ............................................................................................... 43
2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ............................................................................. 44
2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình nhân vật ........................................................... 44
2.2.2. Nghệ thuật miêu tả tâm lý, tính cách nhân vật ................................................ 48
Chương 3: KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU
THUYẾT VIẾT VỀ MIỀN NÚI CỦA ĐỖ BÍCH THÚY ..................................... 56

iii


3.1. Không gian nghệ thuật ......................................................................................... 56
3.1.1. Không gian bối cảnh xã hội .............................................................................. 56
3.1.2. Không gian thiên nhiên..................................................................................... 68
3.2. Thời gian nghệ thuật ............................................................................................ 76
3.2.1. Thời gian sự kiện .............................................................................................. 76
3.2.2. Thời gian tâm lí................................................................................................. 81

TIỂU KẾT ................................................................................................................. 91
KẾT LUẬN................................................................................................................ 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 95

iv


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1. Văn học là một loại hình nghệ thuật, nét đặc trưng của nó so với các lọai
hình nghệ thuật khác - đó là nghệ thuật của ngôn từ. Có thể nói, thế giới nghệ thuật
trong bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một trong những yếu tố quyết định
đến sự thành bại của tác phẩm văn học và là một trong những yếu tố thể hiện rõ nét
tài năng của người sáng tạo.
2. Đỗ Bích Thuý là một hiện tượng trên văn đàn với các giải thưởng về truyện
ngắn và tiểu thuyết. Ai đã từng đọc tác phẩm của chị hẳn khó có thể quên được chất
văn mộc mạc và giản dị.Tâm trạng từng nhân vật từng số phận trong tác phẩm của chị
là nơi mà cảm xúc của người viết như gắn quyện vào. Tác phẩm của Đỗ Bích Thúy
thành công bởi sức ám gợi lâu bền và sự đọng lại trong tâm trí người đọc những trăn
trở, suy tư mà nhà văn muốn gửi gắm tới bạn đọc. Đến nay, Đỗ Bích Thúy là cây bút
đã khẳng định tên tuổi ở nhiều thể loại sáng tác như: truyện ngắn, tiểu thuyết, tản văn,
kich bản phim...Mỗi thể loại sáng tác của chị mang một sắc màu riêng, nhưng chúng
đều là những đứa con tinh thần của một người đàn bà nặng lòng với con người và
cuộc sống. Sáng tác nói chung và tiểu thuyết nói riêng của chị được độc giả, giới phê
bình văn học đánh giá cao và đã được chọn làm đối tượng nghiên cứu của nhiều đề tài
khoa học. Tuy nhiên, việc nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong sáng tác của Đỗ
Bích Thúy chưa được quan tâm đầy đủ và chưa thật sự chuyên sâu.
3. Hơn hai mươi năm sáng tạo nghệ thuật, Đỗ Bích Thúy đã cho ra đời 5 cuốn
tiểu thuyết, trong đó có 4 cuốn viết về đề tài dân tộc và miền núi. Tiểu thuyết viết về
miền núi của Đỗ Bích Thúy có một vẻ đẹp riêng khó lẫn, với một thế giới nghệ thuật

phong phú, giàu sức ám ảnh người đọc. Nghiên cứu theo hướng thi pháp học sẽ giúp
chúng ta nhìn sâu hơn vào những vấn đề về hình thức của tác phẩm, từ đó phát hiện
ra nét riêng trong tư duy nghệ thuật của nhà văn, chiều sâu của nội dung hiện thực và
vẻ đẹp thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Đó là lí do khiến chúng tôi chọn đề tài nghiên
cứu cho luận văn của mình là: Thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Bích
Thúy, nhưng chỉ xin được giới hạn nghiên cứu sâu vào một vùng thẩm mỹ nghệ thuật
đặc sắc nhất trong tiểu thuyết của nhà văn là những trang văn viết về miền núi. Với
công trình nghiên cứu chuyên sâu này, chúng tôi hi vọng sẽ góp thêm một tiếng nói
mới, từ một góc nhìn mới để khẳng định tài năng và phong cách riêng của Đỗ Bích
Thúy ở thể loại tự sự cỡ lớn đối với mảng sáng tác về đề tài dân tộc và miền núi - một
mảng sáng tác mà chị đã dành nhiều tâm huyết và đã gặt hái được nhiều thành công.

1


2. Lịch sử vấn đề
Đỗ Bích Thúy đến với văn chương từ rất sớm. Sau những thành công đáng kể
trong sự nghiệp, tên tuổi chị đã được lưu lại trong làng văn học Việt Nam đương đại.
Sự nghiệp văn học của chị được báo giới, các nhà nghiên cứu phê bình và độc giả lưu
tâm nhiều hơn, những ý kiến đánh giá về tác phẩm của Đỗ Bích Thúy ngày càng
phong phú, đa dạng. Về cơ bản, các công trình, bài viết đều khẳng định tài năng của
Đỗ BíchThúy-“Người đàn bà viết văn bước ra từ dòng Nho Quế”. Nhà thơ Trần
Đăng Khoa từng đánh giá:“Tôi không ngại khi khẳng định rằng, Đỗ Bích Thúy là một
trong những nhà văn nữ xuất sắc nhất hiện nay”. Tác giả Nguyễn Hòa viết: “Trong
vài năm trở lại đây, số các cây bút trẻ viết về đề tài dân tộc và miền núi không nhiều
và Đỗ Bích Thúy là một người thành công trong số ít đó”[18]. Tuy nhiên, phần lớn
các bài viết và công trình nghiên cứu mới chỉ tập trung vào truyện ngắn của Đỗ Bích
Thúy, tiểu thuyết của chị chưa phải là mảng sáng tác được quan tâm nhiều, nhưng
cũng đã có một số bài viết, công trình đề cập đến tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy.
2.1. Những bài báo, công trình nghiên cứu về tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy nói

chung
Theo khảo sát của chúng tôi, rất hiếm có bài báo, công trình nào tập trung
nghiên cứu về toàn bộ tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy. Phần lớn các ý kiến đều nằm
trong những bài viết về cảm nhận, nghiên cứu, phân tích từng tiểu thuyết của nhà
văn.Xin điểm lược một số bài viết tiêu biểuvề từng tác phẩm:
Với tiểu thuyết Bóng của cây sồi có bài viết của Nguyễn Hoàng Linh Giang:
“Đỗ Bích Thúy và tiểu thuyết Bóng của cây sồi”, cand.com.vn; Nguyễn Thị Thu Hiền:
“Đọc tiểu thuyết Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thuý”, http://vănchuong.org.vn;
Nguyễn Hữu Quý: “Đọc tiểu thuyết đầu tay Bóng của cây sồi của Đỗ Bích Thúy”,
Tạp chí
Văn nghệ Quân đội...
Tiểu thuyết Cánh chim kiêu hãnh của Đỗ Bích Thúy ra đời sau 10 năm thai
nghén cũng thu hút được sự chú ý của các nhà phê bình như: Thiện Nguyễn với bài
“Cánh chim kiêu hãnh - Tiểu thuyết mới của Đỗ Bích Thuý”, phongdiep.net; Nguyễn
Văn Thọ có bài viết:“Câu chuyện về tình yêu và cái chết”(in ở cuối tiểu thuyết Cánh
chim kiêu hãnh); Lãng Ma với bài: Đỗ Bích Thúy & “Cánh chim kiêu hãnh”: Tinh
khôi đến…chói mắt, Thể thao & Văn hóa...
Tiểu thuyết Cửa hiệu giặt là, cuốn tiểu thuyết đầu tiên và duy nhất (đến nay)
của Đỗ Bích Thúy viết về Hà Nội...có các bài điểm sách như: Hiền Đỗ: “Cửa hiệu
giặt là- Bức tranh về Hà Nội bằng văn xuôi”, giaitri.vnexpress.net; Phan Nhân: “Nữ
nhà văn miền núi với tình yêu Hà Nội rất riêng”, nhavantre.com.vn; Dương Tử
2


Thành: “Cửa hiệu giặt là - Cuốn hộ khẩu thành phố của Đỗ Bích Thuý”,
vannghequandoi.com.vn...
Chúa đất - cuốn tiểu thuyết ra đời chỉ sau 17 ngày Đỗ Bích Thúy dốc toàn
tâm lực đã tạo nên một hiện tượng văn học và nhận được nhiều ý kiến bàn luận sôi
nổi. Tiêu biểu có thể kể đến bài viết của Đào Thủy Nguyên: “Chúa đất và những
thân phận người phụ nữ”, Tạp chí Lí luận và phê bình văn học; Nguyệt Hà: “Chúa

đất, tình yêu không thể dùng sức mạnh để cương tỏa”, vannghequandoi.com.vn;
Hoàng Nhung (2015): “Bản ngã con người ám ảnh trong Chúa đất, www.danang.vn;
Tuyết Loan: “Chúa đất của Đỗ Bích Thúy đủ giầu hình ảnh để lên phim”, Báo nhân
dân điện tử; Lam Thu: “Đỗ Bích Thúy quay lại đề tài vùng cao với Chúa đất”,
vannghequandoi.com.vn;...
Mới nhất, tiểu thuyết Lặng yên dưới vực sâu ra đời năm 2017 vẫn là một
điểm nhấn của nghệ thuật tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy. Tác phẩm nhanh chóng thu
hút được sự quan tâm của độc giả. Tiêu biểu là: Nguyễn Văn Toàn với bài “Lặng yên
dưới vực sâu - bi kịch hôn nhân không tình yêu”, htt://cinet.vn/doisongvanhoc; Thi
Dân với “Những sự thật lặng người phản chiếu qua tiểu thuyết Lặng yên dưới vực
sâu” ; Tạ Hồng Hạnh với “Lặng yên dưới vực sâu, điệu khèn
u sầu của những con người khao khát yêu thương nhân bản” htt://
cinet.vn/doisongvanhoc...
Nhìn chung, các bài viết đã đánh giá trên nét lớn những vấn đề cơ bản về nội
dung và nghệ thuật của tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, đồng thời ghi nhận những nỗ lực,
thành công, đóng góp và cả hạn chế của nhà văn ở các tác phẩm. Tuy nhiên, các ý
kiến còn tản mạn vì chủ yếu được viết theo kiểu điểm sách.
2.2. Những bài báo, công trình nghiên cứu về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết
viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy
Theo tìm hiểu của chúng tôi, hiện đã có một công trình nghiên cứu về thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy nói chung. Đó là luận văn thạc sĩ của tác
giả Nguyễn Thị Thu Hà, Đại học Sư phạm Huế, năm 2015: Thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Đỗ Bích Thúy. Tuy nhiên qua khảo sát tài liệu cụ thể, chúng tôi nhận thấy, luận
văn này mới chỉ nghiên cứu 3 trong số 5 cuốn tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy là Bóng
của cây sồi, Cánh chim kiêu hãnh và Cửa hiệu giặt là, và không nghiên cứu thế
giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn theo hướng thi pháp học như công trình
nghiên cứu của chúng tôi, mà khai thác thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết Đỗ Bích
Thúy trên các phương diện:
- Chương 1: Những vùng thẩm mỹ trong sáng tác của Đỗ Bích Thúy
3



- Chương 2: Hiện thực đời sống và con người trong thế giới nghệ thuật tiểu
thuyết Đỗ Bích Thúy
- Chương 3: Nghệ thuật biểu hiện trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy.
Tuy nhiên, công trình cũng đã bước đầu có những kiến giải riêng về thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy. Do vậy, luận văn này vẫn là một tài liệu
tham khảo thiết thực khi chúng tôi nghiên cứu đề tài luận văn của mình.
Bên cạnh công trình nêu trên, cũng có một số bài viết đề cập đến các yếu tố
trong thế giới nghệ thuật tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy. Nhìn chung, các nhà nghiên
cứu phê bình đã chỉ ra một số vấn đề nổi bật khi đi vào thế giới nghệ thuật của tiểu
thuyết Đỗ Bích Thúy.
Về nhân vật, các ý kiến đều khẳng định: Nhân vật quen thuộc trong tiểu thuyết
của Đỗ Bích Thúy là những người đồng bào dân tộc thiểu số sống ở nơi địa đầu Tổ
quốc. Họ có những số phận riêng với những nỗi niềm riêng. Song phần lớn nhân vật
của Đỗ Bích Thúy là những người phụ nữ miền núi với cuộc đời bất hạnh, nhiều trắc
trở.
Bạch Tử trong Lạc Hoa Viên có nhận định khái quát: “Những tác phẩm của
nhà văn Đỗ Bích Thúy nói nhiều về các dân tộc thiểu số ở vùng núi phía Bắc Việt
Nam, người Tày, Dao, Mông”[75].
Nhìn chung về thế giới nhân vật của Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Hữu Quý cho
rằng, cái còn lại sau khi tiếp xúc với nhân vật của nhà văn này chính là những bài học
về cuộc sống: “Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều có những mảnh đời riêng và có giá
trị, mang tính thời sự. .. mỗi nhân vật được nén trong những hoàn cảnh, tình huống
khác nhau để rồi neo lại cho người đọc những gì cần cho cuộc sống”[73].
Nguyễn Thị Thu Hà nhận thấy niềm trăn trở, day dứt trong tiểu thuyết của Đỗ
Bích Thúy chính là thân phận người phụ nữ rẻo cao với triền miên nỗi đau nói một
lần chưa hết: “Bước vào thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy, chúng ta có thể
bắt gặp nhiều nhân vật với số phận khác nhau song phần đông là những người phụ
nữ với nỗi đau nói một lần chưa thể hết“[14].

Tác giả Đào Thủy Nguyên sau khi phân tích một loạt nhân vật phụ nữ với
những tính cách và số phận khác nhau trong tiểu thuyết Chúa đất của Đỗ Bích Thúy
đã khẳng định: “Dù ở không gian sống nào, quay vào bên trong hay hướng ra bên
ngoài, dấu diếm, lén lút kiếm tìm hay trực diện đối mặt với những thách thức của số
phận, họ cũng khó có thể đạt đến hạnh phúc lứa đôi bình dị của con người“[29].
Về không gian nghệ thuật, các nhà nghiên cứu nhận thấy: Vùng thẩm mĩ khơi
nguồn cảm hứng nghệ thuật của Đỗ Bích Thuý chính là vùng đất địa linh Hà Giang nơi gắn bó máu thịt của chị - với những đặc điểm riêng về thiên nhiên, văn hóa, xã
hội,
4


gia đình. Nhìn chung, cácbài viếtđã ghi nhận sự khám phá, sự am hiểu và sự thể hiện
vô cùng linh hoạt không gian văn hóa miền núi trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy.
Bạch Tử trong Lạc Hoa Viên nhận xét:“…Truyện của chị Thúy luôn lạ ở mặt
bối cảnh, luôn cho người đọc cảm nhận một không gian văn hóa núi rừng thật khác
biệt. Đại ngàn hùng vĩ tuyệt đẹp mà cũng lắm hiểm nguy”[75 ].
Nhà nghiên cứu Lê Thành Nghị với cảm nhận tinh tế của mình đã phát hiện
được thần thái riêng trong văn Đỗ Bích Thúy: “Chúng ta sẽ bước vào một không gian
lạ, không gian có núi cao, trời rộng của vùng núi phía Bắc, nơi từ đó nhìn xuống,
dòng sông Nho Quế chỉ còn bé như sợi chỉ dưới chân núi Mã Pí Lèng”[26].
Nhà văn Trung Trung Đỉnh nhận thấy cái hồn trong những trang viết về miền
núi của Đỗ Bích Thúy bởi sự đồng điệu giữa nhà văn với nhân vật của mình giúp
người đọc cảm nhận không gian văn hóa miền núi chân thật và sống động:“Cuộc
sống và tình yêu của họ được tác giả là người trong cuộc cùng chia sẻ, tạo cho người
đọc cùng ùa vào sống chung một không gian văn hoá Mông hết sức đáng yêu, hết sức
gần gũi, thân thuộc”[11].
Bàn về thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Thị
Thu Hà có những phát hiện tương đối cụ thể.Tác giả cũng khẳng định vai trò của yếu
tố thời gian nghệ thuật trong việc chuyển tải các giá trị nội dung và thể hiện nét riêng
trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy: “Có thể nói cảm thức về thời gian nghệ thuật đã

gây cảm hứng, cảm xúc mãnh liệt trong suối nguồn sáng tác của Đỗ Bích Thúy.
Chính vùng nghệ thuật này góp phần tạo nên thế giới hình tượng nghệ thuật phong
phú, đa dạng trong các tác phẩm và tự thân đã góp phần quan trọng tạo nên tư tưởng
nghệ thuật và phong cách Đỗ Bích Thúy”[14].
Bùi Việt Thắng trong Bốn đoản khúc về "Chúa đất"đã khẳng định trí tưởng
tượng phong phú và sự sáng tạo tài tình của Đỗ Bích Thúy về thời gian nghệ thuật
trong tác phẩm:“Một truyền thuyết cách nay 200 năm được phục dựng bằng ngôn từ
tiểu thuyết trong một hình hài sinh động...Nhờ trí tưởng tượng phong phú và mãnh
liệt mà Đỗ Bích Thúy đã "dịch chuyển" được truyền thuyết vào thực tại, kéo thời gian
từ xa đến gần, biến cái vô hình thành hữu hình”[77].
Nhận xét về văn phong, ngôn ngữ của Đỗ Bích Thúy, nhà văn Võ Thị Xuân
Hà phát biểu trong lễ ra mắt Bóng của cây sồi: "Dù viết chuyện vui hay buồn, Thúy
vẫn giữ giọng văn trong sáng. Trong khi các nhà văn trẻ đang đào sâu vào đời sống
đô thị với những bi kịch tình tiền, văn phong tràn lan ngôn ngữ thời @, thì Thúy vẫn
không nao núng mà giữ giọng văn dung dị cho mình. Nền văn học Việt Nam có thể
tiếp tục dòng chảy riêng bởi có những người như Đỗ Bích Thúy". Cảo

5


Thơm/VOVonlincũng nhận xét: “Văn của Đỗ Bích Thúy dễ đọc, trong sáng, giản dị,
giàu xúc cảm. Miêu tả thiên nhiên và đời sống văn hóa bản địa một cách hấp dẫn vốn
là thế mạnh của chị”[78].
Khúc Thị Hoa Phượng quan tâm đến vẻ đẹp của ngôn ngữ, hình ảnh trong tiểu
thuyết Đỗ Bích Thúy. Chị trích dẫn đoạn văn trong Chúa đất: “Trong gió có tiếng
của những đám mây bồng bềnh nhẹ bỗng, quệt khẽ vào nhau. Trong gió có tiếng
những cánh hoa tách khỏi nụ, bừng lên màu sắc rực rỡ, tỏa ra hương thơm làm hồn
người lâng lâng như say”[dẫn theo 72], để phân tích và khẳng định: văn của Đỗ Bích
Thúy dẫn dụ và mê hoặc lòng người bao năm nay…
Qua việc khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu hiện có, chúng tôi

nhận thấy, các yếu tố của thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về miền núi của
Đỗ Bích Thúy như thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật, thời gian nghệ thuật,
ngôn ngữ, giọng điệu…đã được các tác giả quan tâm, lưu ý. Tuy nhiên, những ý kiến
đó mới được đề cập một cách tản mạn, rải rác và chưa thật chuyên sâu. Đặc biệt hai
cuốn tiểu thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy mới xuất bản gần đây nhất là
Chúa đất và Lặng yên dưới vực sâu chưa được nghiên cứu nhiều, các ý kiến mới
chỉ dừng lại ở giới hạn các bài báo giới thiệu điểm qua về nội dung và nghệ thuật.
Trong khi đó, theo chúng tôi, nếu đặt hai cuốn tiểu thuyết mới này trong mảng tiểu
thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy, ta sẽ nhận ra một thế giới nghệ thuật
với những đặc trưng riêng mang cá tính và phong cách của nhà văn để có cơ sở
đánh giá về văn chương của Đỗ Bích Thúy một cách toàn diện và sâu sắc hơn. Đến
thời điểm hiện tại, chúng tôi nhận thấy chưa có công trình nghiên cứu nào tìm hiểu
một cách đầy đủ, sâu sắc, có hệ thống về thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết về miền
núi của Đỗ Bích Thúy theo hướng nghiên cứu thi pháp học. Vì thế, chúng tôi sẽ
nghiên cứu vấn đề này một cách có hệ thống và đầy đủ với cả 4 cuốn tiểu thuyết viết
về miền núi của Đỗ Bích Thúy. Hi vọng rằng luận văn của chúng tôi sẽ góp một tiếng
nói khẳng định phong cách và vị trí riêng của Đỗ Bích Thúy trong nền văn học Việt
Nam đương đại ở thể loại tiểu thuyết nói chung và tiểu thuyết viết về miền núi nói
riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Lựa chọn đề tài này, người viết mong muốn góp phần làm sáng tỏ thế giới
nghệ thuật trong tiểu thuyết của nhà văn Đỗ Bích Thúy với những nét riêng, những
thành công và hạn chế khi viết về đề tài dân tộc và miền núi. Qua đó góp thêm một
góc nhìn mới, sâu sắc và toàn diện hơn về sáng tác của nhà văn.
6


3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ của luận văn là:

- Nghiên cứu những vấn đề lí thuyết có liên quan đến đề tài.
- Làm rõ những nét đặc sắc về về thế giới nghệ thuật trong các tiểu thuyết viết
về miền núi của Đỗ Bích Thúy ở các phương diện: thế giới nhân vật, không gian nghệ
thuật và thời gian nghệ thuật. Từ đó có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về sáng tác nói
chung và tiểu thuyết viết về miền núi nói riêng của nữ nhà văn.
- Góp phần làm rõ nét riêng trong phong cách nghệ thuật của Đỗ Bích Thúy và
khẳng định vị trí của nhà văn trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
4.1. Đối tượng nghiên cứu.
Trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, người viết không nghiên cứu toàn bộ
các vấn đề trong tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúymà chỉ tập trung nghiên cứu một số
phương diện cơ bản trong Thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết viết về miền núi của
nhà văn. Đó là: thế giới nhân vật, không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
4.2. Phạm vi tài liệu nghiên cứu.
Phạm vi tài liệu nghiên cứu của luận văn là những tiểu thuyết viết về miền núi
của Đỗ Bích Thúy, gồm 4 tác phẩm:
Bóng của cây sồi (2013) - NXB Thanh niên, TP Hồ Chí Minh.
Cánh chim kiêu hãnh (2014) - NXB Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh.
Chúa đất (2015) - NXB Phụ nữ, Hà Nội.
Lặng yên dưới vực sâu (2017) - NXB Hội Nhà văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cơ
bản sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi tiến hành thống kê, phân loại trên
từng phương diện để tìm ra những đặc điểm chung của thế giới nhân vật, không gian
nghệ thuật, thời gian nghệ thuật của tiểu thuyết Đỗ Bích Thúy viết về miền núi.
5.2. Phương pháp phân tích, tổng hợp: Dựa trên kết quả của việc thống kê, phân
loại, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể và toàn diện nhằm đưa ra những nhận xét, đánh giá,
khái quát thành những luận điểm khoa học.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Đặt đối tượng nghiên cứu trong mối

tương quan so sánh với các tác giả, tác phẩm khác cùng thể loại, cùng đề tài để

7


thấy sự giống nhau và khác nhau trong phong cách nghệ thuật của các nhà văn, qua
đó chỉ ra những đặc trưng riêng, độc đáo của thế giới nghệ thuật tiểu thuyết viết về
miền núi của Đỗ Bích Thúy.
5.4. Thi pháp học: Cùng với các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi sẽ vận
dụng lý thuyết thi pháp học để nhận diện và khám phá thế giới nghệ thuật trong tiểu
thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích Thúy.
6. Đóng góp mới của luận văn
- Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu từ góc nhìn thi pháp học về
thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về đề tài dân tộc và miền núi của Đỗ Bích
Thúy. Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp thêm một góc nhìn mới, toàn diện và
sâu sắc hơn về tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy; góp phần khẳng định nét riêng trong
thế giới nghệ thuật của nhà văn và khẳng định vị trí của nhà văn trong trong dòng văn
học nữ nói riêng, trong dòng văn học nước nhà nói chung.
- Luận văn được hoàn thành sẽ góp thêm một tài liệu tham khảo hữu ích cho
việc nghiên cứu về sáng tác của Đỗ Bích Thúy viết về miền núi nói riêng và về tiểu
thuyết Việt Nam đương đại nói chung.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của luận văn
được triển khai trong 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung liên quan đến đề tài
Chương 2: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết viết về miền núi của Đỗ Bích
Thúy
Chương 3: Không gian và thời gian nghệ thuật trong tiểu thuyết viết về miền núi
của
Đỗ

Bích
Thúy

8


NỘI DUNG
Chương 1

9


MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1 . Cơ sở lí luận của đề tài.
1.1.1. Khái niệm thế giới nghệ thuật.
Thế giới nghệ thuật là chỉnh thể của hình thức văn học. Văn bản ngôn từ
xét về một mặt chỉ là biểu hiện của hình thức bề ngoài của tác phẩm. Tác phẩm trọn
vẹn xuất hiện như một thế giới nghệ thuật, một khách thể thẩm mĩ. Có thể hiểu thế
giới nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của con người; là sản phẩm sáng tạo của người
nghệ sĩ chỉ có trong tác phẩm văn học nói riêng và trong tác phẩm nghệ thuật nói
chung, trong cảm thụ của người tiếp nhận, ngoài ra không tìm thấy ở bất cứ đâu.
Tuy nhiên, việc xác định một khái niệm thế giới nghệ thuật như thế nào thì chưa có ý
kiến thống nhất. Nhà văn Sđrin cho rằng: “ Tác phẩm văn học là một vũ trụ thu nhỏ,
mỗi sản phẩm nghệ thuật là một thế giới khép kín trong bản thân nó”. Nhà văn Nga
Bêlinxki cũng có nhận xét: “ Mọi sản phẩm nghệ thuật đều là một theess giới riêng
mà khi đi vào nó ta buộc phải sống theo các quy luật của nó, hít thở không khí của
nó”. Ở Việt Nam, khái niệm này xuất hiện vào những năm 80. Năm 1985, trong luận
án tiến sĩ khoa học Sự hình thành và những vấn đề của chủ nghĩa hiện thực xã hội
trong Văn học Việt Nam hiện đại tác giả Nguyễn Nghĩa Trọng đã đưa ra khái niệm
thế giới nghệ thuật như sau: “ thế giới nghệ thuật là một phạm trù Mỹ học bao gồm

tất cả các yêu tố của quá trình sáng tạo nghệ thuật và tất cả kết quả của quá trình
hoạt động nghệ thuật của nhà văn. Nó là một chỉnh thể nghệ thuật là một giá trị thẩm
mỹ. Thế giới nghệ thuật bao gồm hiện thực – đối tượng khách quan của nhận thức
nghệ thuật, cá tính sáng tạo của nhà văn hay chủ thể nhận thức nghệ thuật, ngôn ngữ
hay chất liệu nghệ thuật…”( T 48,86 ). Đây là một khái niệm khá rộng, được triển
khai ở nhiều cấp độ để còn dừng lại ở mức khái quát. Song quan điểm này đã là
những tiền đề hết sức quý báu cho chúng tôi trong quá trình triển khai luận văn.
Năm 1992, trong Từ điển thuật ngữ văn học, nhóm tác gỉa Lê Bá Hãn Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi đã định nghĩa:” Thế giới nghệ thuật là khái niệm
chỉ tính chỉnh thể của sáng tạo nghệ thuật ( một tác phẩm, một loại hình tác phẩm

10


một cách giản một trào lưu). Thế giới nghệ thuật nhấn mạnh rằng sáng tác nghệ
thuật là một thế giới riêng được tạo ra theo nguyên tắc riêng tư tưởng nghệ thuật…
Thế giới nghệ thuật giúp ta hình dung tính độc đóa về tư duy nghệ thuật của người
nghệ sĩ…(16,25). Thế giới nghệ thuật có thời gian, không gian riêng có quy luật tâm
lý riêng, có quan hệ xã hội riêng, quan niệm đạo đức, thang bậc giá trị riêng… Chỉ
xuất hiện một cách ước lệ trong sáng tạo của người nghệ sĩ” ( T5,303)
Theo chúng tôi, thế giới nghệ thuật bao gồm toàn bộ những yếu tố thuộc về ngôn
ngữ, kết cấu, thời gian, không gian, nhân vật. Được các tác giả sử dụng có chủ đích
nhằm thể hiện nội dung tư tưởng, tình cảm của mình đối với hiện thực cuộc sống. Thế
giới nghệ thuật có thể tồn tại trong các tác phẩm của một nhà văn, tạo nên một tiếng
nói nghệ thuật, một phong cách nghệ thuật riêng của nhà văn. Dựa vào những quan
điểm, khái niệm nêu trên về Thế giới nghệ thuật, chúng tôi nghiên cứu sâu Thế giới
nghệ thuật trong bốn tiểu thuyết miền núi của Đỗ Bích Thúy: Bóng của cây sồi; Cánh
chin kiêu hãnh; Chúa đất và Lặng yên dưới vực trên những phương diện sau: Thế
giới nhân vật, không gian và thời gian nghệ thuật.
1.1.2. Các yếu tố trong thế giới nghệ thuật.
1.1.2.1. Thế giới nhân vật.

1.1.2.1.1. Khái niệm thế giới nhân vật.
Văn học tiến bộ của nhân loại luôn coi “Văn học là nhân học”. Một nền
văn học thực sự có giá trị khi đối tượng chung nó là cuộc đời. Và trong đó, con
người luôn là vị trí trung tâm. Ðọc một tác phẩm, cái đọng lại sâu sắc nhất trong tâm
hồn người đọc thường là số phận, tình cảm, cảm xúc, suy tư của những con người
được nhà văn thể hiện.
Trong bất cứ một thể loại văn học nào, nhân vật giữ vai trò trung tâm
trong thế giới nghệ thuật của nhà văn. Đó là nơi hội tụ tài năng, phẩm chất văn học
của các tác giả. Đồng thời, nhân vật là nơi được kí gửi những tầm cao trong tư tưởng,
tình cảm của tác phẩm văn học, mà các tác giả muốn gửi gắm đến cuộc đời, đến
người đọc. Điều đó cho thấy, nhân vật không chỉ là nơi hội tụ tư tưởng chủ đề của tác
phẩm mà còn là nơi tập trung các giá trị nghệ thuật của tác phẩm. Việc xây dựng thế
giới nhân vật quyết định sự thành bại của một đời văn, của một tác phẩm văn học. Có

11


lẽ đó cũng là lí do khiến nhà văn Tô Hoài cho rằng:“ Nhân vật là nơi duy nhất tập
trung hết thảy, giải quyết hết thảy trong một sáng tác”.
Theo Từ điển thuật ngữ Văn học:" Nhân vật là con người cụ thể được miêu tả
trong tác phẩm văn học…Nhân vật văn học có thể có tên riêng như Tấm, Cám, anh
Pha, chị Dậu; cũng có thể không có tên riêng như “ một mụ nào”, “ thằng bán tơ”
trong Truyện Kiều”. ( T 202 )
Tóm lại , nhân vật trong tác phẩm văn học là những con người, hay những sự
vật mang cốt cách con người được xây dựng bằng các phương diện của nghệ thuật
ngôn từ. Qua đó chuyển tải những thông điệp của nhà văn tới cuộc đời.
Trong tất cả các thể loại văn học, nhân vật có một vị trí đặc biệt quan trọng.
Nhất là với tiểu thuyết, nhân vật là một trong yếu tố nghệ thuật góp phần làm nên sự
sống còn của tác phẩm cũng như tên tuổi của nhà văn. Bởi lẽ “ Tiểu thuyết là tác
phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ảnh ánh hiện thực tất cả mọi giới hạn không

gian và thời gian. Tiểu thuyết phản ánh số phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh
phong tục đạo đức xã hội miêu tả các điều kiện sinh hoạt giai, tái hiện nhiều tính
cách đa dạng”( 16, 277).
Khảo sát toàn bộ tiểu thuyết của Đỗ Bích Thúy, chúng tôi nhận thấy thế gới
nhân vật vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi một nhân vật là một vùng cảm hứng
nghệ thuật khác nhau, góp phần không nhỏ vào việc xác lập phong cách nghệ thuật
của nhà văn.
1.1.2.1.1. Phân loại thế giới nhân vật.
Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Những nhân vật được xây
dựng thành công từ xưa đến nay bao giờ cũng là những sáng tạo độc đáo, không lặp
lại. Tuy nhiên, xét về mặt nội dung tư tưởng, kết cấu, chất lượng miêu tả..., có thể
thấy những hiện tượng lặp đi lặp lại tạo thành các loại nhân vật khác nhau. Ðể nắm
bắt được thế giới nhân vật đa dạng, phong phú, có thể tiến hành phân loại chúng ở
nhiều góc độ khác nhau.
* Xét từ góc độ nội dung tư tưởng hay phẩm chất nhân vật.
Có thể nói đến các loại nhân vật chính diện (nhân vật tích cực), nhân vật phản
diện (nhân vật tiêu cực).

12


Nhân vật chính diện là nhân vật đại diện cho lực lượng chính nghĩa trong
xã hội, cho cái thiện, cái tiến bộ. Khi nhân vật chính diện được xây dựng với những
phẩm chất hoàn hảo, có tính chất tiêu biểu cho tinh hoa của một giai cấp, một dân tộc,
một thời đại, mang những mầm mống lí tưởng trong cuộc sống...có thể được coi là
nhân vật lí tưởng. Ơí đây, cũng cần phân biệt nhân vật lí tưởng với nhân vật lí tưởng
hóa. Loại nhân vật sau là loại nhân vật được tô hồng, hoàn toàn theo chủ quan của
nhà văn. Ơí đây, nhà văn đã vi phạm tính chân thực của sự thể hiện.
Nhân vật phản diện là nhân vật đại diện cho lực lượng phi nghĩa, cho cái
ác, cái lạc hậu, phản động, cần bị lên án.

* Xét từ góc độ kết cấu
Xem xét chức năng và vị trí của nhân vật trong tác phẩm, có thể chia thành các
loại nhân vật: nhân vật chính, nhân vật trung tâm, nhân vật phụ.
Nhân vật chính là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức và
triển khai tác phẩm. Qua nhân vật chính, nhà văn thường nêu lên những vấn đề và
những mâu thuẫn cơ bản trong tác phẩm và từ đó giải quyết vấn đề, bộc lộ cảm hứng
tư tưởng và tình điệu thẩm mĩ. Trừ một hoặc một số nhân vật chính, những nhân vật
còn lại đều là những nhân vật phụ ở các cấp độ khác nhau. Nhân vật phụ phải góp
phần hỗ trợ, bổ sung cho nhân vật chính nhưng không được làm mờ nhạt nhân vật
chính. Có nhiều nhân vật phụ vẫn được các nhà văn miêu tả đậm nét, có cuộc đời và
tính cách riêng, cùng với những nhân vật khác tạo nên một bức tranh đời sống sinh
động và hoàn chỉnh.
* Xét từ góc độ thể loại.
- Nhân vật trữ tình.
- Nhân vật tự sự
- Nhân vật kịch.
* Xét từ góc độ chất lượng miêu tả.
Có thể phân thành các loại: nhân vật, tính cách, điển hình.
- Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm. Ở
đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ, hành
động...cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét.

13


- Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó như
một điểm qui tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn màu, muôn vẻ
sinh động bên ngoài của nhân vật.
- Ðiển hình là tính cách đã đạt đến độ thực sự sâu sắc, là sự thống nhất giữa
cái chung và cái riêng, cái khái quát và cái cá thể...Nói một cách nghiêm ngặt, thuật

ngữ này chỉ được áp dụng từ chủ nghĩa hiện thực phê phán trở về sau.
Ngoài những loại nhân vật được trình bày, có thể nêu lên một số khái niệm khác
về nhân vật qua các trào lưu văn học khác nhau. chẳng hạn, khái niệm nhân vật bé
nhỏ trong văn học hiện thực phê phán, khái niệm nhân vật-con vật người trong chủ
nghĩa tự nhiên, nhân vật-phi nhân vật trong các trào lưu văn học hiện đại chủ nghĩa ở
phương Tây..
MỘT SỐ BIỆN PHÁP XÂY DỰNG NHÂN VẬT
Ðây là vấn đề liên quan trực tiếp đến những biện pháp xây dựng nhân vật trong
tác phẩm văn học. Có nhiều biện pháp khác nhau trong việc xây dựng nhân vật. Ở
đây chỉ xét một số biện pháp chung, chủ yếu nhất: miêu tả nhân vật qua ngoại hình,
nội tâm, ngôn ngữ và hành động.
Miêu tả nhân vật qua ngoại hình.
Ngoại hình là dáng vẻ bên ngoài của nhân vật bao gồm y phục, cử chỉ, tác
phong, diện mạo...Ðây là yếu tố quan trọng góp phần cá tính hóa nhân vật. Khi xây
dựng ngoại hình nhân vật, nhà văn cần thể hiện những nét riêng biệt, cụ thể của nhân
vật nhưng qua đó, người đọc có thể nắm bắt được những đặc điểm chung của những
người cùng nghề nghiệp, tầng lớp, thời đại...Những nhân vật thành công trong văn
học từ xưa đến nay cho thấy nhà văn bao giờ cũng chọn lựa công phu những nét tiêu
biểu nhất để khắc họa nhân vật .
Miêu tả nhân vật qua biểu hiện nội tâm.
Khái niệm nội tâm nhằm chỉ toàn bộ những biểu hiện thuộc cuộc sống bên trong
của nhân vật. Ðó là những tâm trạng, những suy nghĩ, những phản ứng tâm lí... của
nhân vật trước những cảnh ngộ, những tình huống mà nó gặp phải trong cuộc đời.
Trong quá trình phát triển của lịch sử văn học, việc thể hiện nhân vật qua nội
tâm ngày càng có vai trò quan trọng.

14


Miêu tả nhân vật qua ngôn ngữ nhân vật.

Khái niệm ngôn ngữ nhân vật nhằm chỉ những lời nói của nhân vật trong tác
phẩm. Lời nói đó phản ánh kinh nghiệm sống cá nhân, trình độ văn hóa, tư tưởng,
tâm lí, thị hiếu.
Miêu tả nhân vật qua hành động.
Hành động nhân vật là khái niệm nhằm chỉ các việc làm của nhân vật. Hơn nữa,
trong các tác phẩm tự sự, tính cách nhân vật không phải ngay từ đầu đã được hình
thành trọn vẹn. Chính hành động có tác dụng bộc lộ quá trình phát triển của tính cách
và thúc đẩy sự diễn biến của hệ thống cốt truyện...
Việc phân biệt các biện pháp xây dựng nhân vật như trên chỉ có tính chất tương
đối. Trong thực tế, các biện pháp này nhiều khi không tách rời mà gắn bó chặt chẽ
với nhau. Vì vậy, nhiều khi rất khó chỉ ra các biện pháp xây dựng nhân vật dưới một
hình thức thuần túy và độc lập. Một điều cũng cần lưu ý là, nắm bắt các biện pháp
trên đây cũng chỉ là nhằm mục đích hiểu một cách đầy đủ và chính xác về nhân vật
trong tác phẩm văn học.
Dựa vào những tiêu chí phân loại nhân vật và đặc điểm sáng tác của Đỗ Bích
Thúy, chúng tôi chia thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của chị thành các kiểu loại sau:
- Nhân vật có số phận éo le, bất hạnh.
- Nhân vật cam chịu.
- Nhân vật bản lĩnh, dám đấu tranh để đạt đến khát vọng sống.
1.1.2.2. Không gian nghệ thuật
a) Khái niệm không gian nghệ thuật
Giáo sư Trần Đình Sử quan niệm:“Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và
con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế
giới và con người”[36]. Mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự
đổi thay của không gian, thời gian. Và từ sự đổi thay của không gian - thời gian, con
người nhận ra sự đổi thay trong chính mình.
Theo tác giả Nguyễn Xuân Kính trong cuốn Thi pháp ca dao thì:“Thời gian
và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm
tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ


15


thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của
việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật”[23].
Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học, các tác giả cho rằng:“Không gian
nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể
của nó” [16, tr.162]. Khái niệm về không gian nghệ thuật này được coi là một cách
hiểu cơ bản và khái quát nhất.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của hình tượng nghệ thuật.
Không gian nghệ không những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các
ngôn ngữ tượng trưng, mà còn cho thấy những quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm
thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám
phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hình tượng nghệ thuật.Vì vậy
không thể tách hình tượng ra khỏi không gian mà nó tồn tại.
b) Phân loại không gian nghệ thuật
Như ở trên đã trình bày, bao phủ lên không gian nghệ thuật là quan niệm của
nhà văn.Điều đó mới làm cho không gian vật chất trở thành không gian nghệ thuật.
Mà quan niệm của nhà văn lại luôn biến đổi theo thời đại. Vì vậy mà việc tổ chức
không gian nghệ thuật trong tác phẩm luôn chịu sự chi phối và tác động trực tiếp từ
quan niệm thời đại và yếu tố thể loại.
* Không gian nghệ thuật trong văn học dân gian: Đặc điểm chung của
không gian nghệ thuật trong những sáng tác dân gian là mô hình ba giới, ba tầng, ba
cõi: Thượng giới, trần gian và địa ngục với thần linh, người, ma quỷ. Ở đó, con người
có thể tự do đi lại trong ba cõi mà ít gặp sự trở ngại nào.
* Không gian nghệ thuật trong văn học viết trung đại. Nét chung của
không gian nghệ thuật là không gian vũ trụ gắn liền với tính bất biến của không gian.
Không gian vũ trụ được tạo thành bởi nhật, nguyệt, mây, sao, sông, núi, chim,
muông, cây cỏ…Không gian nghệ thuật mang tính ước lệ, tượng trưng cho thế giới,
nó có tính gợi nhiều hơn tả.

* Không gian nghệ thuật trong văn học hiện đại: Bên cạnh việc kế thừa các
kiểu không gian nghệ thuật trên, ở giai đoạn này, không gian nghệ thuật đa dạng và
phong phú hơn, gần với cuộc sống của con người hơn. Đó là toàn bộ đời sống xã hội không gian của con người phải vật lộn với cuộc sống đầy sóng gió. Văn học trong
thời đại này đã đi sâu phản ánh cuộc sống, số phận của từng cá nhân. Vì vậy không
gian văn học mang đậm dấu ấn cá nhân và được cá thể hóa.
Theo tác giả Nguyễn Thái Hòa, không gian nghệ thuật được chia thành 4 tiểu
loại: “Không gian bối cảnh, không gian sự kiện, không gian tâm lí và không gian kể

16


chuyện”[18, tr.88]. Không gian bối cảnh là không gian bao trùm toàn bộ tác
phẩm.Nói cách khác đó chính là môi trường, là hoàn cảnh chi phối tất cả các nhân
vật, sự kiện của tác phẩm văn học. Trong đó, không gian bối cảnh được chia thành:
không gian bối cảnh thiên nhiên và không gian bối cảnh xã hội. Ngoài ra, không gian
nghệ thuật còn được chia thành: không gian bên trong và không gian bên ngoài. Bên
trong thì phi thời gian, không biến đổi, trừ phi thảm họa làm nó hủy diệt. Không gian
bên ngoài thì thay đổi vô thường ngẫu nhiên. Hoặc phân biệt giữa không gian hành
động và không gian phi hành động.
Tuy nhiên, tất cả các cách phân loại trên đều mang tính tương đối.Tùy vào
mục đích nghiên cứu, cách nhìn nhận riêng chúng ta có thể tìm hiểu không gian nghệ
thuật ở các phương diện và góc độ khác nhau.Chúng tôi nhận thấy có thể dựa vào tính
chất không gian dưới góc nhìn mảng khối, chiều kích và văn hóa để phân chia và tìm
hiểu các kiểu không gian nghệ thuật trong tác phẩm văn học.
Tóm lại, không gian nghệ thuật là một phạm trù nghệ thuật có vai trò quan
trọng trong việc thể hiện tính cách nhân vật, tư tưởng chủ đề của tác phẩm.Không
gian nghệ thuật là một phạm trù quan trọng của thi pháp học, là phương tiện chiếm
lĩnh đời sống, là mô hình nghệ thuật về cuộc sống. Không gian nghệ thuật góp phần
thể hiện quan niệm nghệ thuật của mỗi nhà văn.
1.1.2.3. Thời gian nghệ thuật

a) Khái niệm thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới nghệ thuật của tác phẩm
văn học, là một phạm trù thuộc về thi pháp tác phẩm. Đây vừa là một hình thức hiện
hữu vừa là một hình thức tư duy của con người được diễn đạt bằng ngôn từ trong quá
trình miêu tả tính cách, hoàn cảnh, đường đời của nhân vật .
Hoàng Trung Thông trong Nhà văn bên dòng Tô Lịch - Báo Văn nghệ số 5
cho rằng: “Thời gian nghệ thuật là thời gian người ta có thể đo được trong tác phẩm
nghệ thuật với độ dài của nó, với nhịp điệu nhanh hay chậm, với chiều dài là quá
khứ, hiện tại hay tương lai”.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, thời gian nghệ thuật là: “Hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật, thể hiện tính chỉnh thể của nó.Cũng như không gian
nghệ thuật, sự miêu tả trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ

17


một điểm nhìn nhất định trong thế giới. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra
trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời
gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới
nghệ thuật””[16, tr.62].
Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hiện tượng
nghệ thuật. Khi nào ngòi bút nghệ sĩ chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi
nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại. Thời gian nghệ thuật
thể hiện sự tự cảm thấy của con người trong thế giới. Có thời gian nghệ thuật không
tách rời với chuỗi biến cố cốt truyện như cổ tích, có thời gian nghệ thuật xây dựng
trên dòng tâm trạng và ý thức như tiểu thuyết, có tác phẩm dừng lại chủ yếu trong quá
khứ, khép kín trong tương lai, có thời gian nghệ thuật “trôi” trong các diễn biến sinh
hoạt, có thời gian nghệ thuật gắn với các vận động của thời đại, lịch sử, lại có thời
gian nghệ thuật có tính “vĩnh viễn”, đứng ngoài thời gian như thần thoại. Thời gian
nghệ thuật phản ánh sự cảm thụ thời gian của con người trong từng thời kì lịch sử,

từng giai đoạn phát triển, nó cũng thực hiện sự cảm thụ độc đáo của tác giả về
phương thức tồn tại của con người trong thế giới. Trong thế giới nghệ thuật, thời gian
nghệ thuật xuất hiện như một hệ quy chiếu để miêu tả đời sống trong tác phẩm, nó
cho thấy đặc điểm tư duy của tác giả. Gắn với phương thức, phương tiện thực hiện,
mỗi thể loại văn học có kiểu thời gian nghệ thuật riêng. Phạm trù thời gian nghệ thuật
cung cấp một cơ sở để phân tích cấu trúc bên trong của hiện tượng văn học, cũng như
nghiên cứu loại hình, các hiện tượng nghệ thuật trong lịch sử.
b) Phân loại thời gian nghệ thuật
Thời gian nghệ thuật tự bản thân nó đã là “một hiện tượng ước lệ trong thế
giới nghệ thuật”, một phạm trù trừu tượng trong thế giới nghệ thuật, có thể nhận biết
qua sự vận động, biến đổi của chuỗi các hiện tượng, sự kiện. Là một hiện tượng ước
lệ, cho nên thời gian nghệ thuật cũng rất khó xác định.
Có thể phân chia thời gian nghệ thuật thành nhiều loại khác nhau dựa trên tiêu
chí khác nhau. Nhà nghiên cứu văn học Nga Bakhtin trong Lí luận và thi pháp tiểu
thuyết đã phân chia thời gian nghệ thuật thành bốn tiểu loại: thời gian phiêu lưu, thời
gian cổ tích, thời gian tiểu sử, thời gian lịch sử”[24].
Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học lại chia thời gian nghệ
thuật thành hai loại: thời gian được trần thuậtvà thời gian trần thuật. Thời gian được
trần thuật là thời gian của các sự kiện được miêu tả. Bởi đó là thời gian được cảm
nhận bằng tâm lí, qua chuỗi liên tục các biến đổi (biến cố) có ý nghĩa thẩm mĩ xảy ra

18


trong thế giới nghệ thuật. Thời gian trần thuật không có nhịp độ riêng: nhanh, chậm
hay ngừng trôi .Vì vậy, thời gian trần thuật không đảo ngược chỉ có một thời gian ở
hiện tại, là thời gian nhà văn bỏ ra kể một câu chuyện mà bản thân sự kể chuyện đã là
một nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật đích thực là thời gian phối trí giữa thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật.
1.2. Tiểu thuyết trong sự nghiệp sáng tác của Đỗ Bích Thúy

1.2.1. Vài nét về cuộc đời và con người nhà văn Đỗ Bích Thúy
Nhà văn Đỗ Bích Thúy sinh ra và lớn lên tại Hà Giang, trong một gia đình
giản dị, yêu nước và giàu tình cảm. Chị không phải “con nhà nòi” trong làng văn. Gia
đình chị người Nam Định. Bố chị là lính lái xe, kéo pháo ở Điện Biên Phủ. Sau chống
Pháp ông chuyển sang lái xe chở gỗ cho các lâm trường. Vì thế ông mới đưa cả gia
đình từ Nam Định lên vùng cao sương lam chướng khí Hà Giang để lập nghiệp. Sự
thay đổi vô tình nhưng lại trở thành mối lương duyên cho hồn văn Đỗ Bích Thúy sau
này.
Quê cha ở xã Xuân Bắc, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định, nhưng quê sinh
của Đỗ Bích Thúy là mảnh đất Vị Xuyên - một huyện vùng cao của tỉnh Hà Giang,
một vùng văn hóa với những phong tục tập quán độc đáo của đồng bào các dân tộc
thiểu số. Chị đã gắn bó và yêu mảnh đất này với một tình yêu máu thịt. Điều đó giải
thích vì sao văn hóa vùng cao Hà Giang đã trở thành hơi thở, thành máu trong huyết
quản và chảy dài trên trang văn của Bích Thúy từ khi chị bắt đầu chạm ngõ làng văn
cho đến bây giờ và có lẽ nó sẽ còn chảy mãi cho đến khi nào chị dừng bút viết. Phong
tục tập quán miền núi trong văn của chị không chỉ đơn thuần là yếu tố kiến tạo nên
những đặc trưng văn hóa mà còn can dự, tác động vào đời sống tinh thần và nhiều khi
quyết định số phận của con người hay số phận nhân vật trong mỗi tác phẩm. Thông
qua sự phản ánh những phong tục tập quán trong tác phẩm của mình, chị giúp người
đọc có thêm một góc nhìn mới về hiện thực miền núi hôm nay. Đây chính là yếu tố
làm nên nét riêng biệt của văn xuôi Đỗ Bích Thúy nói chung và tiểu thuyết của chị nói
riêng.
Tốt nghiệp trung cấp Tài chính - Kế toán, Đỗ Bích Thúy tưởng như sẽ an phận
là một kế toán hay phóng viên Báo Hà Giang. Nhưng nhờ tình yêu nồng nàn với văn
chương, trải qua một quá trình miệt mài sáng tạo, Đỗ Bích Thúy đã khẳng định được
bản lĩnh nghệ thuật trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Đỗ Bích Thuý sáng tác
khá phong phú, đa dạng ở nhiều thể loại và đã đạt được những thành công đáng kể về
số lượng và chất lượng. Trong đó, chiếm vị thế chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết.
Hai thể loại này đã giúp chị khẳng định được phong cách nghệ thuật và tên tuổi trong
nền văn học Việt Nam đương đại.

19


Đỗ Bích Thúy là một người có quan niệm về nghề văn rất rõ ràng: “Với nhà
văn, tôi quan niệm, quan trọng nhất là chọn được đề tài đúng sở trường. Và miền núi
chính là đề tài sở trường, đề tài “ruột” của tôi. Còn mối thân tình với mảnh đất ruột
thịt chính là nền tảng để tôi làm văn chương”. Có lẽ cũng là một mối cơ duyên, Đỗ
Bích Thúy lựa chọn việc tiếp cận và phản ánh hiện thực ở mảng đề tài dân tộc và
miền núi - một đề tài không mới nhưng lại là một mảnh đất màu mỡ cho mạch nguồn
cảm xúc văn chương của chị thuận lợi phát triển. Bởi lẽ, Hà Giang với chị là sự phức
hợp của nhiều yếu tố cần và đủ để ngòi bút và tài năng của chị kết tụ, thăng hoa: Nó
vừa là một vùng văn hóa xứ sở độc đáo, vừa là mảnh đất linh thiêng mang tên“nơi
chôn rau cắt rốn”, là quê hương thứ hai đã nuôi nấng, bao bọc tuổi thơ và thanh xuân
của chị. Nếu không đi ra từ Hà Giang sẽ không có một Đỗ Bích Thúy văn chương
như hiện tại, sẽ là Đỗ Bích Thúy khác, hay hơn hay nhạt hơn theo lối khác, không
gian khác, màu sắc khác. Theo đấy, là khoảng trống những trang văn về miền núi
phía Bắc đương đại sẽ rộng hơn.
Ở thể loại truyện ngắn, ngòi bút Đỗ Bích Thúy dẫn dụ, mê hoặc người đọc với
cách viết giản dị, không màu mè mà sâu sắc, giàu cảm xúc. Chị bước vào làng văn
với truyện ngắn Chuỗi hạt cườm màu xám in trên báo Tiền Phong năm 1994 và đạt
giải thưởng Tác phẩm tuổi xanh năm đó. Năm 1998-1999, Đỗ Bích Thúy đạt giải
nhất cuộc thi sáng tác truyện ngắn do tạp chí Văn nghệ Quân đội tổ chức với 3 tác
phẩm: Sau những mùa trăng, Đêm cá nổi, Ngải đắng ở trên núi. Truyện ngắn
Tiếng đàn môi sau bờ rào đá đoạt giải B của Hội đồng nghệ thuật Hội Văn học
nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2006. Chính truyện ngắn này đã được
đạo diễn Ngô Thanh Hải chuyển thể thành công sang tác phẩm điện ảnh đậm chất thơ
Chuyện của Pao - tác phẩm đoạt giải Cánh diều vàng năm 2005 của Hội Điện ảnh
Việt Nam.
Tập Tiếng đàn môi sau bờ rào đá (2005) gồm 21 truyện ngắn đặc sắc sử dụng
tấm phông nền của thiên nhiên Hà Giang vừa hùng vĩ, hoang sơ và bí hiểm vừa mộng,

tràn trề sức sống để làm nền cho những câu chuyện về tình người, tình đời giản dị mà
sâu sắc của Đỗ Bích Thúy.
Tập Mèo đen (2011) gồm 6 truyện ngắn và 1 truyện dài vẽ tiếp sự thành công
của Đỗ Bích Thuý về đề tài dân tộc - miền núi. Đó là câu chuyện xúc động, thẫm đẫm
nhân tình về phận người vùng cao: những người phụ nữ chịu thương, chịu khó, hi
sinh để vun vén cho gia đình và cả những người đàn ông thật thà, cao thượng…
Tập Đàn bà đẹp (2013) gồm 12 truyện ngắn, trong đó quá nửa kể về chuyện
tình của những người đàn bà Mông trên cao nguyên đá Hà Giang. Âm hưởng chung

20


×