I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
1. Lý do chọn đề tài:
Trong những năm gần đây, giáo dục mầm non ngày càng nhận được sự quan
tâm một cách đặc biệt của toàn xã hội bởi xã hội đã nhận thức được vai trò và tầm
quan trọng của bậc học này với sự phát triển của con em mình nói riêng và với toàn
xã hội nói chung. “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”, để có một ngày mai tươi
sáng, thì ngay từ hôm nay, trẻ em cần phải được chăm sóc và giáo dục để phát triển
một cách toàn diện. Trẻ em là công dân của xã hội, là thế hệ tương lai của đất nước
nên ngay từ thủa lọt lòng chúng ta cần chăm sóc giáo dục trẻ thật chu đáo. Đặc biệt
giáo dục thể chất (GDTC) cho trẻ càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi trong nghị
quyết trung ương 4 về những vấn đề cấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ
sức khỏe của nhân dân có ghi rõ: “ Sức khỏe là cái vốn quí nhất của mỗi con người
và của toàn xã hội, là nhân tố quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc” GDTC là một bộ phận quan trong của giáo dục phát triển toàn diện, có mối
quan hệ mật thiết với giáo dục đạo đức, thẩm mỹ và lao động. Hơn nữa GDTC cho
trẻ mầm non càng có ý nghĩa quan trọng hơn bởi cơ thể trẻ đang phát triển mạnh
mẽ, hệ thần kinh, cơ xương hình thành nhanh, bộ máy hô hấp đang hoàn thiện, cơ
thể trẻ còn non yếu dễ đẽ bị phát triển lệnh lạc, mất cân đối nếu không được chăm
sóc giáo dục đúng đắn thì có thể gây nên những thiếu sót trong sự phát triển cơ thể
trẻ mà không thể khắc phục được. Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta
trong những năm gần đây đã đặc biệt chú trọng tới công tác chăm sóc giáo dục trẻ
mầm non. Vậy GDTC là một trong những nội dung giáo dục quan trọng của nhà
trường nhằm đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần và trong sáng về đạo đức. Với phương châm: “ Học bằng
chơi, chơi mà học” luôn được quán triệt trong công tác chăm sóc và giáo dục trẻ ở
trường mầm non. Trong hoạt động giáo dục thể chất có rất nhiều các nội dung học
tập giúp trẻ phát triển thể lực và một bộ phận không thể không nhắc đến đó là các
trò chơi cho trẻ - đây được coi là một hoạt động mà trẻ mầm non rất yêu thích.Trò
1/31
chơi nói chung chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống trẻ mầm non, vì vậy trò
chơi được coi là một trong những phương tiện giáo dục quan trọng cho trẻ.
Trong thực tế ở trường mầm non được sử dụng rất nhiều các loại trò chơi: Trò
chơi học tập, trò chơi đóng vai, trò chơi xây dựng, trò chơi vận động…Trong sự đa
dạng của các trò chơi dành cho trẻ, phải đặc biệt chú ý đến loại trò chơi vận động,
vì trong trò chơi này, tất cả vận động đó được quy định bởi nội dung và luật của trò
chơi, đồng thời nhằm đạt được một mục đích nào đó đặt ra trước khi chơi, hay tự
trẻ khi tham gia chơi đề ra. Ở trường mầm non, trò chơi vận động được sử dụng
một cách tối đa, nó vừa là nội dung học trong chương trình giáo dục thể chất, vừa là
phương pháp dạy học vận động, vừa là hình thức tổ chức vui chơi, được trẻ rất ham
thích. Qua đây chứng tỏ rằng trò chơi đóng một vai trò vô cùng quan trọng và
không thể thiếu được đối với quá trình giáo dục trẻ mầm non . Để hoạt trò chơi
thực sự trở thành phương tiện quan trọng trong việc hình thành nhân cách trẻ mầm
non, cô giáo mầm non phải có khả năng và sự sáng tạo trong việc tổ chức và hướng
dẫn hoạt động cho trẻ, tạo điều kiện để trẻ được hoạt động, tìm tòi, trải nghiệm…
Trẻ được hoạt động theo khả năng và mức độ hứng thú của trẻ. Khi chơi trò chơi trẻ
thấy mình như đang được vui chơi nên rất hào hứng và sôi nổi, nhưng thực chất là
trẻ đang lĩnh hội được kiến thức mà cô cung cấp cho trẻ một cách tích cực và nhanh
nhất. Tuy vậy không phải trò chơi nào cũng mang lại sự hào hứng cho trẻ khi tham
gia. Bởi trò chơi đã quá quen thuộc hoặc nhàm trán với trẻ rồi thì khiến trẻ không
còn hứng thú nữa, vì vậy những trò chơi mà tạo ra cho trẻ cảm giác mới lạ, thì kích
thích được tính tò mò, năng động ở trẻ, thu hút được trẻ vào hoạt động. Trò chơi
vừa là phương tiện giáo dục vừa là sự phát triển thể chất cho trẻ. Từ lí do trên, Tôi
chọn đề tài nghiên cứu: “ Sưu tầm và thiết kế một số trò chơi vận động, giúp trẻ
3 – 4 tuổi phát triển thể chất ”
2/31
2. Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở tìm hiểu khả năng và nhu cầu vận động của trẻ 3-4 tuổi, từ đó
giáo viên đưa ra một số hình thức: Sử dụng các trò chơi mới trong các hoạt động
hàng ngày của trẻ mầu giáo 3-4 tuổi trong trường mầm non.
Xây dựng cơ sở lí luận về việc sưu tầm và tổ chức các trò chơi vận động cho
trẻ 3-4 tuổi phát triển thể chất.
3. Đối tượng nghiên cứu:
Sưu tầm, thiết kế và hướng dẫn một số trò chơi vận động giúp trẻ 3-4 tuổi
phát triển thể chất tại lớp mẫu giáo bé C1 trường mầm non
6. Giới hạn nghiên cứu của đề tài:
- Nghiên cứu Sưu tầm, thiết kế và hướng dẫn một số trò chơi vận động giúp trẻ 34 tuổi phát triển thể chấ được thực hiện trên trẻ lớp C1 từ tháng 9/2016 đến tháng
4/2017
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Cơ lý luận:
Trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, phát triển thể lực thông qua phát
triển vận động là một nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với trẻ mầm non. Phát triển
vận động là một trong những điều cơ bản để trẻ nhận thức thế giới xung quanh, trẻ
biết nhiều kỹ năng vận động thì trẻ càng có nhiều cơ hội tiếp xúc, khám phá thế
giới xung quanh tạo điều kiện tốt để trẻ tham gia vào nhiều hoạt động và trẻ sẽ tích
luỹ được nhiều kinh nghiệm qua các hoạt động đó, nhờ thế mà vốn kiến thức của
trẻ được tăng lên, đồng thời khi thực hiện các yêu cầu của vận động cũng giúp thêm
cho trẻ rèn một số kỹ năng nhận thức như sự chú ý, tính kiên trì…Trong quá trình
tham gia vào các trò chơi vận động trẻ còn được phát triển thêm cả về mặt tình cảm
xã hội cũng như thẩm mỹ. Khi nói đến thể lực chúng ta có thể nghĩ ngay rằng đó là
3/31
chất lượng của cơ thể con người có thể sử dụng vào thực tiễn một việc nào đó trong
học tập, lao động, thể thao… Phạm trù thể chất bao gồm các mặt sau:
Tầm vóc cơ thể là trạng thái phát triển và hình thái, cấu trúc cơ thể bao gồm
sự sinh trưởng hình thể và tư thế thân người của một cơ thể. Sinh trưởng chủ yếu
chỉ qua quá trình biến đổi dần về khối lượng cơ thể từ nhỏ đến lớn, từ thấp đến
cao, từ nhẹ đến nặng.
Năng lực tham gia vận động thể lực của một cơ thể, đây là một nhân tố hết
sức quan trọng nó thúc đẩy và giúp cho các chức năng sinh lý của cơ thể phát triển
một cách nhịp nhàng.
Khả năng thích ứng của cơ thể đối với môi trường bên ngoài, trong đó có
khả năng chống lại bệnh tật.
Trạng thái tâm lý là chỉ tình cảm, ý chí, cá tính của con người, nếu một con
người có trạng thái tâm lý tốt thì cơ thể sẽ phát triển khỏe mạnh
Theo Jean Piaget: “Trẻ nhỏ có vai trò tích cực trong sự phát triển nhận thức
của mình thông qua sự tương tác qua lại tích cực với cả môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Chơi là hình thức cơ bản giúp trẻ phát triển khả năng suy nghĩ và sự
giao tiếp tích cực của trẻ, vai trò của giáo viên là khai thác các tình huống và các
vật liệu trong môi trường để khuyến khích trẻ chơi. Hoạt động cùng nhau, hoạt
động hợp tác giữa cô và trẻ, hoạt động cá nhân kết hợp với hoạt động nhóm có tác
dụng to lớn trong phát triển trí thông minh và trong phát triển nhân cách”
Giáo dục thể chất mầm non là một trong những mục tiêu của chương trình
chăm sóc giáo dục trẻ nhằm giáo dục phát triển toàn diện cho trẻ, thông qua các
hoạt động: Đi, chạy, nhảy, bò, trườn, trèo, tung, ném, bắt … trẻ có nhiều cơ hội để
luyện tập vận động hình thể và sự dẻo dai, khéo léo của cơ thể. Đòi hỏi các thao
tác, kỹ năng và vận động phải linh hoạt và nhanh nhẹn hơn. Khi trẻ vận động trẻ
biết làm thế nào để thực hiện chính xác, nhanh nhẹn và không sai phương pháp
.Đây cũng chính là một trong những hoạt động mà trẻ mầm non nói chung và trẻ 34 tuổi nói riêng rất thích thú tham gia.
4/31
Có thể nói, trò chơi vận động là hình thức hoạt động phát triển thể lực phù
hợp và có hiệu quả nhất ở lứa tuổi mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo bé nói riêng.
Trò chơi vận động không những giúp trẻ phát triển về thể lực mà còn phát huy tính
tích cực, ham muốn vận động. Vì vậy mỗi giáo viên cần quan tâm đến trò chơi vận
động và sử dụng một cách tối đa để giúp trẻ phát triển toàn diện.
2. Thực trạng vấn đề:
Trường được xây dựng khang trang, có khung cảnh sư phạm môi trường sạch
đẹp, trồng nhiều cây xanh, cây cảnh, được đầu tư nhiều trang thiết bị dạy học đặc
biệt môn GDTC, nhiều đồ chơi ngoài trời, phân khu hợp lý và luôn đảm bảo là ngôi
trường xanh- sạch- đẹp.
Bản thân là một giáo viên lâu năm tâm huyết với nghề, luôn có tinh thần học
hỏi vươn lên, có bề dày kinh nghiệm trong công tác giảng dạy… Để thực hiện mục
tiêu đó đầu năm tôi đã tiến hành khảo sát thực trạng của lớp mình tôi nhận thấy có
những thuận lợi và khó khăn sau:
2.1. Thuận lợi
Được sự quan tâm giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện trang
bị đầy đủ cơ sở vật chất, đồ dùng đồ chơi trong lớp về lịch trình và kế hoạch tổ
chức các hoạt động giáo dục, các hoạt động ngoại khóa,….
Phòng học rộng rãi nên việc tổ chức giảng dạy và tổ chức các hoat động cho
trẻ cũng dễ dàng.
Sân chơi rộng rãi, có cây xanh bóng mát, có nhiều đồ chơi ngoài trời để trẻ
được vui chơi
Đa số phụ huynh quan tâm đến con, đến các hoat động của lớp.
Lớp có 3 giáo viên trong đó có 2 giáo viên trình đại học, cả 3 cô đều nắm
vững phương pháp dạy trẻ. Bản thân tôi gần 30 năm công tác trong nghề, đạt nhiều
thành tích cao trong công tác giảng dạy. Là một giáo viên tâm huyết với nghề, có
lòng yêu thương trẻ tận tình với công việc. Luôn luôn có ý thức phấn đấu vươn lên,
thường xuyên tìm tòi, nghiên cứu tài liệu như tạp chí, thông tin trên mạng có liên
5/31
quan đến việc chăm sóc và giáo dục trẻ để áp dụng vào việc chăm sóc giáo dục trẻ
hằng ngày trẻ nhất là việc tổ chức các trò chơi vận động nhằm phát triển tốt về thể
lực cho trẻ.
Mặc dù có những thuận lợi cơ bản tuy nhiên trong quá trình thực hiện đề tài
này của lớp tôi vẫn có những khó khăn sau:
2.2. Khó khăn
2.2.1 Về phía trẻ:
+ Lớp có 2/3 trẻ mới hoàn toàn chưa qua lớp nhà trẻ nên trẻ chưa có kĩ năng chơi
các trò chơi.
+ Đặc biệt, có nhiều trẻ sinh cuối năm nên khả năng nhận thức còn hạn chế.
+ Trẻ hay ốm hoặc nghỉ dài.
Từ thực trạng trên tôi đã tiến hành khảo sát trẻ với các tiêu chí phát triển thể chất
nhưsau:
Tiêu chí
Hứng thú tham gia các trò chơi
Về kĩ năng thực hiện các trò chơi
Về phối hợp các bộ phận trên cơ thể và vận
Đạt
25/53
23/53
22/53
Đầu năm
Không đạt
28/53
30/53
31/53
động nhịp nhàng với bạn. khi tham gia trò chơi
(Bảng khảo sát đầu tháng 9/2016)
2.2.2.Về bản thân giáo viên:
Trong thực tế việc tổ chức các trò chơi nhằm củng cố kiến thức dạy trẻ ở
trường mầm non nói chung, cũng như trường tôi nói riêng vẫn còn một số hạn chế
sau:
Giáo viên còn thiếu chủ động trong việc giảng dạy, còn phụ thuộc quá nhiều
vào tài liệu, các trò chơi có sẵn, ít có sự sáng tạo.
Đa phần giáo viên còn ngại thiết kế, sưu tầm các trò chơi, và đồ dung phục
vụ trò chơi để dạy trẻ trong các hoạt động
2.2.3. Về phía phụ huynh:
6/31
Còn nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến trẻ. Còn ỉ lại vào sự chăm
sóc, dạy dỗ của cô giáo.
Nhiều phụ huynh có quan điểm cho rằng: Trẻ mẫu giáo bé chỉ cần chăm sóc
về vệ sinh, ăn uống, chơi, ngủ… không cần thiết phải dạy dỗ. Chính vì vậy, việc
phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa chặt chẽ.
Để giải quyết thực trạng và một số hạn chế trên tôi đã cố gắng tìm hiểu, khắc
phục bằng cách: “ Sưu tầm và hướng dẫn một số trò chơi vận động, giúp trẻ phát
triển thể chất”.
3. Các biện biện pháp đã tiến hành:
3.1. Biện pháp 1: Nghiên cứu tài liệu, Lập kế hoạch.
Khi lập kế hoạch tôi dựa trên kế hoạch năm học của nhà trường xây dựng và
căn cứ vào nội dung trong chương trình theo độ tuổi; Căn cứ vào thời gian/ thời
điểm thực hiện bài tập ở vào giai đoạn nào của chương trình năm học; Căn cứ vào
mức độ phát triển, khả năng thực tế của trẻ, tôi đã xây dựng kế hoạch nội dung các
vận động tập luyện cho trẻ, xác định độ khó của từng trò chơi và sắp xếp theo trình
tự để đưa vào hướng dẫn trẻ cho phù hợp đi từ dễ đến khó đảm bảo củng cố, phát
triển những vận động trẻ đã biết, đồng thời chuẩn bị cho những kỹ năng vận động
cao hơn. Nội dung trong chương trình đã được trình bày theo từng loại trò chơi vận
động và theo mức độ tăng dần từ dễ đến khó, đồng thời phù hợp với từng chủ đề
chủ điểm, phù hợp với các hoạt động khác và các sự kiện.
Ngay từ đầu năm tôi đã lập kế hoạch, phác thảo ra các bài tập, các trò chơi để
chủ động tìm đồ dùng cho các bài tập và các trò chơi đó
Việc lập kế hoạch tôi định hướng được những công việc cần làm như đưa các
bài tập, các trò chơi dưới hình thức nào tìm hiểu khám phá hay rèn thêm kỹ năng
cho trẻ thông qua chơi mà học. Vì vậy khi lập xong kế hoạch tổ chức rồi tôi thấy rất
yên tâm và thực hiện rất hiệu quả.
3.2 Biện pháp 2: Thiết kế và Ứng dụng lựa chọn các trò chơi vận động phù
hợp với trẻ theo từng tháng theo chủ đề nhánh sự kiện.
7/31
Do đặc điểm tâm sinh lí của trẻ mầm non luôn tò mò, hiếu động, ham học hỏi
và tìm tòi khám phá những gì mới lạ. Mặt khác trẻ ở lứa tuổi này tâm lí thường là :
“ Học bằng chơi chơi mà học” không thể gò ép trẻ vào một khuôn khổ hay hình
thức mang tính áp đặt nào. Mà ở trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên theo sự
hưng phấn của trẻ. Chính vì vậy mà trò chơi là một trong những hoạt động giúp trẻ
sẽ nhớ lâu và nhớ sâu kiến thức hơn. Vì qua trò chơi trẻ như thấy mình đang được
vui chơi thoả thích nhưng thực chất lại là sự tiếp thu lĩnh hội kiến thức của những
bài học một cách cao nhất Sắp xếp các trò chơi theo đúng chủ đề là rất cần thiết.
Tôi đã nghiên cứu phiên chế chương trình cả năm học, đặc điểm tình hình tâm sinh
lý trẻ cùng sự phát triển vận động của trẻ. Chính vì vậy tôi đã lập kế hoạch và lựa
chọn, sắp xếp các trò chơi vận động phù hợp theo từng chủ đề, từng môn học. Tổ
chức các trò chơi vận động nhằm phát huy tính tích cực chủ động của trẻ.
Tích cực đưa trò chơi dân gian, kết hợp thay đổi một số lời hát của trò chơi
cho phù hợp từng chủ đề, vào các hoạt động ở mọi lúc mọi nơi.
Các trò chơi vận động được sưu tầm và sáng tạo sắp xếp phù hợp theo chủ đề
và hướng dẫn trẻ một số trò chơi theo các chủ đề như sau:
3.2.1. Ứng dụng trò chơi vận động vào dạy trẻ 3-4 tuổi
VD:Tuần dạy về bản thân trẻ
* Trò chơi 1: Đi trên giấy
Mục đích : Sau khi chơi xong trò chơi này trẻ sẽ biết được:
- Tên của trò chơi đó là trò chơi: “ Đi trên giấy ”
- Rèn sự khéo léo của uyển chuyển của cơ thể.
- Phát triển tốt vận động của đôi bàn chân, bàn tay.
- Biết phối hợp các cơ quan trên cơ thể như: Của đôi tay, đôi mắt, đôi chân của
mình.
Chuẩn bị Để chơi được trò chơi này tôi cần phải chuẩn bị tốt những điều sau:
- Khoảng không gian thoáng mát, sạch sẽ.
- Mỗi trẻ 2 tờ giấy
8/31
- Vạch đích, vạch xuất phát cách nhau từ 5 đến 10 mét
- Phổ biến rõ cách chơi và luật chơi cho trẻ
Cách chơi: Các bạn tham gia trò chơi ( Không hạn chế số lượng người chơi )
được chia làm nhiều đội bằng nhau. Mỗi bạn có 2 tờ giấy vừa bằng bàn chân, các
đội xếp hàng dọc ngay vạch xuất phát. Khi có hiệu lệnh của người quản trò, bạn
đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến vạch đích bằng cách: Đặt 2 miếng giấy xuống đất, 2
chân bước đạp lên trên giấy, tiếp đó rút miếng giấy ở chân nào thì rút chân đó
lên( ví dụ: rút giấy ở chân trái thì chân trái bước lên, rút giấy ở chân phải thì chân
phải bước lên ). Cứ như thế các bạn tiếp tục đi đến đích. Khi bạn thứ nhất đã đi đến
nơi, bạn tiếp theo của mỗi đội lại bắt đầu đi như trên, cho đến người cuối cùng.
+ Luật chơi: Khi bước đi, một chân các bạn phải đạp lên giấy và chân kia không
được chạm đất. Nếu chạm đất sẽ loại khỏi trò chơi. Đội nào đến đích trước và có
nhiều bạn về đích hơn sẽ giành chiến thắng.
Ứng dụng vào các hoạt động - Giờ học:
Trò chơi đi trên giấy tôi có thể tổ chức hoạt động ngoài trời, chơi góc vận động
trong lớp, tiết MTXQ. Với trò chơi “ Đi trên giấy” này khi trẻ đã thuần thục, có kĩ
năng chơi tốt rồi thì chúng ta có thể thay đổi tên của trò chơi để phù hợp với các
chủ điểm. Trò chơi này tổ chức cho trẻ chơi ở các chủ điểm như: Chủ điểm “ Thế
giới thực vật “, chủ điểm “ Thế giới động vật”, chủ điểm “ Giao thông”….. cũng là
cách chơi và luật chơi đó và chỉ cần đổi 2 tờ giấy thành 2 chiếc lá, 2 bông hoa với
chủ điểm thế giới thực vật, thay đổi 2 tờ giấy thành 2 bàn chân của chú gấu với chủ
điểm thế giới động vật
Ví dụ: Dạy trẻ vể: Thế giới động vật
Tôi có thể đổi tên trò chơi: “ Đi trên giấy” thành trò chơi: “ Đi trên những dấu
chân của các con vật”.
Cô chuẩn bị các dấu chân của các con vật bằng cách vẽ các dấu chân đó trên giấy
như: dấu chân của con gấu, con vịt, con gà…trong khi chơi trẻ như được hòa mình
vào những bước đi của các loài vật. Trẻ giẫm lên dấu chân của con vật nào trẻ sẽ
9/31
cảm thấy như mình đang là con vật đó. Trẻ vừa được chơi lại vừa được tìm hiểu và
khám phá thêm về các dấu chân của các con vật xung quanh bé.
Chỉ cần những thay đổi đơn giản như vậy nhưng trẻ sẽ cảm thấy như mình lại
đang được chơi một trò chơi mới. .( Ảnh 1, ảnh 2)
*Trò chơi 2 : Đua thuyền
Mục đích
Trò chơi có tên là ” Đua thuyền”, trò chơi này sẽ giúp trẻ :
- Phát triển sự phối hợp tay – mắt, vận động của các bộ phận cơ thể, vận động nhịp
nhàng với các bạn.
- Trẻ biết hợp tác nhóm trong khi chơi
- Phát triển khả năng quan sát cho trẻ.
Chuẩn bị
Trò chơi này cần chuẩn bị những đồ dùng sau:
- Phòng ( hoặc sân) rộng rãi, thoáng mát, bằng phẳng.
- Vòng nhựa giả làm thuyền.
- Vạch đích, vạch xuất phát.
- Cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ
+ Cách chơi:
Chia trẻ thành các nhóm nhỏ ( mỗi nhóm 5 – 6 trẻ ). Cô cho trẻ ngồi thành hàng
dọc theo từng nhóm. Khi có hiệu lệnh lên thuyền thì trẻ bước vào trong vòng mỗi
trẻ vào 1 vòng ngồi xuống, tay cầm chắc vào vòng thành một chiếc thuyền đua. Khi
nghe hiệu lệnh của cô, tất cả các thuyền đua dùng sức hai chân của tất cả các thành
viên trong nhóm tiến về phía trước cho đến đích.
+ Luật chơi: Đội nào về đích trước sẽ giành chiến thắng.
Ứng dụng của trò chơi vào các hoạt động
Trò chơi này tôi áp dụng vào tuần dạy: “Tết và mùa xuân “
Ví dụ: Với đề tài khám phá xã hội “ Tìm hiểu về một số lễ hội mùa xuân “
10/31
- Mùa xuân có rất nhiều lễ hội và một trong số các trò chơi có nhiều người tham
gia nhất đó là trò chơi đua thuyền. Trong các lễ hội mùa xuân diễn ra ở quận lân
cận đó là đua thuyền truyền thống ở làng Tây Tựu – Bắc Từ Liêm – Hà Nội được
mọi người tham gia rất đông vui. Các con có muốn tham gia vào lễ hội đó không ?
Để tham gia vào lễ hội đó thì phải làm thế nào?
Để được tham gia vào lễ hội đua thuyền đó thì cô và các con sẽ cùng tham gia
một cuộc thi đua thuyền tại lớp tìm ra đội nào đua thuyền giỏi nhất thì sẽ được đi
thi tại lễ hội.”
Sau đó cô giới thiệu cách chơi và luật chơi cho trẻ. Khi trẻ đã hiểu rõ cách chơi,
luật chơi tôi đặt câu hỏi: “ Vậy các con đã sẵn sàng tham gia vào hội thi chưa ?“….
Và nói câu khẩu lệnh: “ Nào mời các đội lên thuyền “.
- Lúc này trẻ cảm thấy hào hứng rất muốn được trở thành những vận động viên
đua thuyền trong ngày hội đó.
Qua trò chơi trẻ phát triển được thể chất của mình lại còn được khám phá thêm một
nét truyền thống của dân tộc đó là hội Đua thuyền.
Ngoài ra, tôi còn áp dụng trò chơi này khi tôi dạy trẻ làm quen với các phương tiện
“Giao thông” trẻ cùng lên thuyền và tham gia giao thông đường thủy: Ảnh( 3,4, 5)
* Trò chơi 3: Đoàn tàu ngộ nghĩnh
Mục đích
Sau khi chơi xong trò chơi này trẻ sẽ:
- Trẻ nhớ tên trò chơi: Đoàn tàu ngộ nghĩnh
- Phát triển vận động nhanh cho trẻ
- Rèn sự khéo léo của đôi chân.
Chuẩn bị
- Nhạc bài hát: Tàu lửa
- Các loại mũ cho trẻ đội như: Mũ mèo, mũ thỏ, mũ quả, mũ hoa, mũ chim, mũ
bướm….
- Một mũ xe lửa.
11/31
- Vòng giả làm vô lăng.
Tiến hành
- Cách chơi: Tôi chia các bé ra từng nhóm, mỗi nhóm có 3 bạn và cho các bé đặt
tên nhóm của mình là một loại rau củ quả hoặc con vật nào đó tùy vào từng chủ
điểm
Ví dụ: Nhóm 3 con mèo, nhóm 3 bông hoa, 3 chú bộ đội…..
Một bạn sẽ làm đầu tàu và hát bài hát: “ Bí bo xình xịch. Chúng em đi ô tô, chúng
em đi xe lửa, ô tô chạy rất nhanh. Bí bo bí bo xe lửa chạy nhanh hơn”.
+ Bạn đầu tàu sẽ hô: “ Ai muốn đi xe lửa nào ?”
+ Các bé sẽ đáp : “ Tôi – tôi – tôi “
+ Bạn đầu tàu sẽ hô : “ Xe lửa chở…….gọi tên một nhóm nào đó “ ( Ví dụ xe lửa
chở 3 con mèo…”
Sau đó nhóm 3 con mèo sẽ ra nắm đuôi đầu tàu và đi thành vòng tròn. Đầu tàu và
các bé tiếp tục hát : “ Bí bo xình xịch. Chúng em đi ô tô, chúng em đi xe lửa, ô tô
chạy rất nhanh. Bí bo bí bo xe lửa chạy nhanh hơn”.
Đoàn tàu sẽ tiếp tục chở thêm những nhóm rau củ quả hoặc nhóm con vật khác đến
khi tất cả các nhóm đều được chở để tạo thành một đoàn tàu ngộ nghĩnh.
- Luật chơi
+ Ai không lên được tàu thì sẽ loại khỏi trò chơi.
+ Đội nào có nhiều bạn trên xe lửa nhất sẽ giành chiến thắng.
Ứng dụng của trò chơi vào trong các hoạt động
Trò chơi “ Đoàn tàu ngộ nghĩnh “ giúp trẻ lớp tôi có phản xạ rất nhanh, phát triển
tốt thể lực, khả năng cảm nhận âm nhạc tốt cho trẻ. Ngoài ra, trò chơi này tôi đã
giúp trẻ lớp tôi củng cố thêm về số đếm.
Ví dụ: Ở giờ cho trẻ hoạt động làm quen với toán: Dạy trẻ đếm đến 3
Ví Dụ tháng 3 tuần dạy trẻ làm quen với nghề cháu thích và nghề của bố mẹ
- Sau khi trẻ biết đếm đến 3, tôi tổ chức cho trẻ chơi trò chơi: “ Đoàn tàu ngộ
nghĩnh” để trẻ ôn luyện các số từ 1 -> 3.
12/31
- Lúc đầu tôi làm đầu tàu giúp trẻ củng cố thêm kĩ năng chơi và hát đoạn nhạc: “
Bí bo xình xịch. Chúng em đi ô tô, chúng em đi xe lửa, ô tô chạy rất nhanh. Bí bo
bí bo xe lửa chạy nhanh hơn”. Tôi hô: Ai muốn đi xe lửa nào?, hôm nay xe lửa trở
1 bác đầu bếp về quê, sau đó ai trong nhóm đầu bếp chạy nhanh lên tàu trước thì sẽ
được đi còn bác đầu bếp nào lên sau thì phải về vị trí của mình đợi chuyến xe tiếp
theo. Lần sau tôi mời 2 bác sĩ lên tàu, 3 chú công an lên tàu…. Cứ tiếp tục như vậy
cho đến khi trẻ được lên tàu tạo thành 1 đoàn tàu thật dài đi xung quanh lớp. Những
lần chơi sau khi trẻ đã có kĩ năng chơi trò chơi này rồi thì tôi mời 1 trẻ lên làm đầu
tàu.( Ảnh 6,7)
* Trò chơi 4: Vượt chướng ngại vật
Mục đích
- Trẻ nhớ tên trò chơi: Vượt chướng ngại vật
- Rèn sự khéo léo của đôi chân, đôi tay.
- Phối hợp các giác quan và các bộ phận của cơ thể để thực hiện vận động.
Chuẩn bị
- Chướng ngại vật: Lấy vòng kết vào nhau tạo thành nhiều ô nhỏ nối vào nhau
- 4 cột để buộc chướng ngại vật cách mặt đất từ 20 – 30 cm
- Bóng bay, bóng nhựa hoặc các loại đồ dùng có lien quan đến các chủ điềm mà trẻ
đang được tìm hiểu.
- Rổ
- Vạch xuất phát, vạch đích.
Tiến hành
- Cách chơi:
Chia trẻ thành các đội ( khoảng 3 đội), các đội xếp hàng dọc trước vạch xuất
phát. Khi có hiệu lệnh bắt đầu thì bạn đứng đầu của mỗi đội sẽ đi đến vạch đích
bằng cách: vượt qua các chướng ngại vật ở trước mặt bằng cách bước chân vào các
ô hình vuông để lấy 1 quả bóng bay mang về rổ cho đội mình. Các đội tiếp tục chơi
cho đến khi hết bóng thì trò chơi kết thúc.
13/31
- Luật chơi:
Đội nào lấy được nhiều bóng nhất đội đó sẽ giành chiến thắng.
Ứng dụng vào hoạt động:
Tôi tổ chức trò chơi này cho trẻ lớp tôi vào hoạt động chiều.
Trò chơi như một phần thưởng dành tặng cho các bé sau một ngày hoạt động tại
trường. Khi các bé đã làm quen với trò chơi này với việc vượt qua các chướng ngại
vật lấy bóng mang về đội của mình và để trò chơi hấp dẫn hơn và có thể áp dụng
vào các chủ điểm khác nhau tôi đã đặt ra các tình huống như:
- Vượt qua chướng ngại vật để lấy thức ăn yêu thích mang về tặng cho các con vật
ăn. ( Với chủ điểm động vật )
Ví dụ: Lấy cà rốt mang về cho bạn thỏ
Lấy cá mang về tặng cho bạn mèo
- Vượt qua chướng ngại vật lấy các đồ dùng phù hợp với nghề
Ví dụ: Nghề bác sĩ: lấy thuốc, ống nghe, quần áo …
Nghề đầu bếp: Lấy xoong nồi, đũa thìa….- Vượt qua chướng ngại vật lấy các loại
rau, củ, quả đê dạy trong tuần dạy thế giới thực vật
Ví dụ:
+ Lần 1: Vào chướng ngại vật lấy các loại rau ăn lá ( rau ăn quả, rau ăn củ )
+ Lần 2: Vào chướng ngại vật lấy các loại quả
+ Lần 3: Vào chướng ngại vật lấy các loại hoa
Tùy theo từng chủ điểm mà tôi sẽ thay đổi các tình huống để giúp trẻ hứng thú và
củng cố thêm các kiến thức trong từng chủ điểm mà trẻ đang học và chuẩn bị học.
Trẻ vừa được chơi vừa được học giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.
* Một số hình ảnh: Ảnh(8, 9, 10, 11)
Đây là một số hình ảnh mà tôi chụp được khi trẻ chơi lần đầu tiên. Nhìn các con
chơi rất bỡ ngỡ, có bạn đi vào chướng ngại vật rồi mà quên việc tiếp theo mình
phải làm là gì. Một bạn vào cùng đã nhắc “ Bạn lấy bóng đi ! “ - thật hồn nhiên và
hai bạn cùng nhau đi ra. Một tình bạn đẹp sinh ra trong khi chơi. Những lần đầu trẻ
14/31
còn bỡ ngỡ, ngần ngại trong khi chơi nhưng nhìn các bạn vượt qua được những
chướng ngại vật trên thì mình cũng muốn thử xem như thế nào -> kích thích sự tìm
tòi khám phá của trẻ.
3.3. Biện pháp 3: Sưu tầm một số trò chơi cho trẻ hoạt động ngoài tr ời
phù hợp với từng tháng và chủ đề nhánh sự kiện
3.3.1: Sưu tầm trò chơi dân gian:
Có thể nói, trò chơi dân gian không đơn giản chỉ là một trò chơi của trẻ em vì nó
còn chứa đựng trong đó cả một nền văn hóa, truyền thống, nếp nghĩ của dân tộc. Đã
có biết bao thế hệ học trò Việt Nam lớn lên cùng trò chơi dân gian, tuy nhiên, cuộc
sống ngày càng hiện đại, kéo theo đó là sự mai một và lãng quên dần đối với các
trò chơi dân gian truyền thống. Vì vậy tôi đã mạnh dạn chọn phương pháp này
Việc sưu tầm và lựa chọn trò chơi cho trẻ theo từng chủ đề là một công việc cần
thiết trong quá trình tổ chức các hoạt ngoài trời cho trẻ. Nếu giáo viên có một
nguồn trò chơi dân gian phong phú sẽ có thể dễ dàng lựa chọn được những trò chơi
phù hợp, mới lạ, kích thích trẻ hứng thú tìm tòi, khám phá… tạo những điều kiện
cho trẻ phát triển những năng lực khác nhau. Khi sưu tầm trò chơi dân gian để tổ
chức các hoạt động ngoài trời, người giáo viên cần chú ý một số yêu cầu như: Sưu
tầm và sử dụng trò chơi gắn với nội dung của chủ đề. Các trò chơi có mối liên hệ
mật thiết với cuộc sống của trẻ. Trò chơi mang đến cho trẻ nhiều cơ hội tham gia
tích cực vào hoạt động. Nội dung chơi, cách thức chơi phù hợp với đặc điểm tâm,
sinh lý của trẻ.
Vai trò của người giáo viên trong việc thực hiện công việc này rất quan
trọng, giáo viên cần chủ động trong việc sưu tầm các trò chơi dân gian, định hướng
được các kênh có thể cung cấp nguồn trò chơi dân gian có thể sử dụng trong việc
chăm sóc, giáo dục trẻ. Chú ý phân loại các trò chơi dựa trên mục tiêu giáo dục, đặc
điểm tâm, sinh lý của trẻ, đồng thời lựa chọn, sử dụng trò chơi dân gian phù hợp
với chủ đề, tận dụng không gian rộng và thoáng, giáo viên nên tổ chức cho trẻ chơi
các trò chơi vận động nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn
15/31
lên mây”, “Bịt mắt bắt dê”,, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”, “Phi ngựa”, “Kéo
co”…
Trò chơi dân gian có nhiều thể loại phù hợp với các sở thích, cá tính khác
nhau của trẻ. Mỗi trò chơi có một sắc thái riêng, một quy luật riêng rất hấp dẫn cho
trẻ nếu giáo viên biết lựa chọn và áp dụng một cách phù hợp với từng độ tuổi. Trò
chơi dân gian không chỉ là những trò chơi đòi hỏi vận động nhiều như: nhảy là cò,
bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột, đua thuyền trên cạn...mà còn có nhiều trò chơi đòi
hỏi sự nhanh nhẹn, khéo léo, sự phán đoán như: Ô ăn quan, cá ngựa. Có những trò
chơi bắt nguồn từ bài đồng dao có thể nhập vào bài hát và lặp đi lặp lại một cách
thoải mái như:
“Con gà cục tác cục ta.
Hay đỗ đầu hè hay chạy rông rông
Má gà thì đỏ hồng hồng.
Cái mỏ thì mịn cái mồng thì tươi
Cái chân hay đạp hay bươi.
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay”
Hay bài đồng dao của trò chơi Ô ăn quan:
“ Hàng trầu hàng cau.
Là hàng con gái
Hàng bánh hàng trái .
Là hàng bà già
Hàng hương hàng hoa.
Là hàng cúng phật”
Đối với những trò chơi dân gian mang tính tập thể và đòi hỏi phải có không
gian rộng thoáng nên tổ chức vào các buổi hoạt động ngoài trời, cùng thời điểm với
các lớp khác. Trẻ sẽ hứng thú hơn khi nhìn bạn của các lớp khác cùng chơi.
Những trò chơi dân gian cần phải vận động nhiều, cô hướng dẫn trẻ chơi như :
“Kéo co, bịt mắt bắt dê, mèo đuổi chuột , rồng rắn lên mây”. Qua đó giáo dục cho
trẻ tinh thần đồng đội, tính đoàn kết và tôn trọng kỷ luật khi chơi .Một ưu thế của
16/31
trò chơi dân gian nữa chính là ở chỗ nó có thể dung nạp tất cả những ai muốn chơi.
Không bao giờ trò chơi dân gian quy định số người chơi nhất định. Vì vậy tôi luôn
khuyến khích, động viên tất cả các trẻ tham gia chơi càng đông càng vui. Nếu chơi
“ Bịt mắt bắt dê”, mỗi khi có một người vào thêm, vòng chỉ rộng ra một chút chứ
trò chơi không thay đổi. Còn trò chơi “ Rồng rắn lên mây” thì thêm một người, “
cái đuôi” sẽ dài ra một chút và tất cả mọi người đều được chơi, được chạy như
nhau. (Ảnh 12)
Những trò chơi “ Thả đỉa ba ba”, “ Chi chi chành chành”, “ Nhảy lò cò”…
cũng tương tự như vậy.Trong khi chơi, mọi trẻ đều bình đẳng như nhau. Nếu trẻ
nào ích kỷ, chơi không đúng luật chơi, chen lấn các bạn khác sẽ bị tập thể phê
phán, loại trừ bằng cách không cho chơi chung. Qua đó tinh thần tập thể của các trẻ
được nâng lên rất nhiều.
VD: Khi dạy trẻ về “Tết và mùa xuân’’
* Trò chơi : “ Bịt mắt bắt dê’’
Mục đích chơi :
+ Kỹ năng di chuyển, phán đoán ( dùng thính giác là chính ) và bắt chúng “ mục
tiêu ’’ khi thị giác bị hạn chế ( bịt mắt )
+ Sự nhanh nhẹn, khéo léo
+ Tính chủ động và mạnh dạn
Cách chơi :Chọn khoảng sân rộng, bằng phẳng, sạch sẽ, thoáng mát. Lấy một chiếc
khăn nhỏ, không nhìn qua được. Người chơi đứng xung quanh làm thành hàng rào (
rộng khoảng từ 5 đến 7m) cùng vỗ tay cổ vũ cho các bạn ( ảnh 13)
Chọn 2 người vào chơi, một người làm dê, một người đi bắt dê. Cả 2 đều bịt
mắt. Người hướng dẫn đưa 2 bạn vào giữa vòng, đứng quay lưng vào nhau, cách
một cánh tay. Quy định ai là người làm dê và ai là người đi tìm. Dê phải vừa đi vừa
kêu, người đi tìm dê phải chú ý tiếng dê kêu mà đuổi bắt. Người hướng dẫn hô bắt
đầu và đẩy hai bạn sang hai bên. Cuộc chơi bắt đầu, dê kêu, người đi bắt, các bạn
xung quanh reo hò. Nếu bắt được dê thì thắng cuộc, chọn 2 bạn khác vào chơi như
17/31
từ đầu
Luật chơi: Bịt kín mắt, không được ti hí
Dừng lại ( Cách khoảng 5-10 giây ), dê phải kêu be be.
Các bạn xung quanh không được mách cho bạn dê hoặc người đi tìm.
Không được chui ra khỏi hàng rào
Nếu sau một thời gian nào đó mà không bắt được dê thì coi như bên dê thắng thay
hai người khác vào chơi
Qua việc áp dụng, tôi đã thu được nhiều kết quả như sau:
- Trẻ rất hứng thú và yêu thích các trò chơi dân gian.
- Trẻ được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân
gian, các phong tục truyền thống của dân tộc.
- Trẻ đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp.
- Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể
lực của các trẻ trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt. Trẻ nhanh nhẹn, năng động, tự tin
và hồn nhiên trong giao tiếp với mọi người.
-Trò chơi dân gian còn giúp các trẻ trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao
tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của trẻ.Và điều quan trọng là trẻ hiểu và giữ gìn
giá trị truyền thống của dân tộc
- Giáo viên phải nắm được nhu cầu hứng thú, trình độ và năng lực nhận thức, khả
năng hoạt động của trẻ, trên cơ sở đó điều chỉnh nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức chơi phù hợp với tập thể, nhóm và từng cá nhân trẻ. Hơn nữa, người giáo
viên cần nắm được nội dung, mục đích giáo dục trẻ để phát triển trò chơi cho phù
hợp với nội dung, mục đích ấy. Hiểu rõ trò chơi, nhìn thấy được ưu điểm và hạn
chế của từng trò chơi để đặt chúng vào những yêu cầu khác nhau trong quá trình tổ
chức các trò chơi dân gian cho trẻ.
* Trò chơi: Kéo co - Phi ngựa.
Hai trò chơi này thuộc loại trò chơi dân gian rất phù hợp khi trẻ chơi ở ngoài trời
hoặc là tổ chức cho trẻ chơi trong các hội chợ quê của nhà trường. Trò chơi “ Kéo
18/31
co “ cần sự khỏe mạnh, dẻo dai của các thành viên trong đội, trò chơi “ Phi ngựa “
cần sự nhanh nhạy của đôi chân. Ngoài ra còn rất phù hợp để trẻ lớp tôi giao lưu
với các bạn trong khối mẫu giáo bé.
- Ví dụ: Trong giờ các trẻ hoạt động ngoài trời, tôi cùng cô giáo của lớp mẫu giáo
bé C4 tổ chức cuộc thi kéo co giữa hai đội tuyển của lớp tôi là lớp C1 và lớp bạn là
lớp C4. Lúc đầu chưa quen nên 2 đội tỏ vẻ ngại ngùng, nhưng nhận được sự cổ vũ
nhiệt tình của các bạn và các cô các bé đã tự tin hơn nhiều.
- Ngoài việc giao lưu với các bé lớp mẫu giáo bé C4 thì tôi và các bạn giáo viên
trong lớp cũng đã tổ chức các buổi giáo lưu với các lớp trong khối mẫu giáo bé.
Trong các buổi giao lưu thì các bé lớp tôi và lớp bạn có thêm sự tự tin, sẻ chia cùng
các bạn ngoài lớp.
- Nhờ có những buổi giao lưu như vậy mà các bé lớp tôi trở nên mạnh dạn và tự tin
hơn. Thay đổi không khí hơn tôi đã kết hợp với các cô giáo trong khối làm những
đồ dùng chơi trò “ Phi ngựa” để giờ hoạt động ngoài trời thêm ý nghĩa đối với trẻ
hơn. Ví dụ: Trường tôi có 4 lớp mẫu giáo bé thì cả 4 lớp sẽ cùng tham gia chơi và
thi xem lớp nào giỏi nhất. Mỗi lớp sẽ cử một số bạn phi ngựa giỏi nhất, các bạn còn
lại là cổ động viên cho mỗi đội. Cô và trẻ trong khối cùng tham gia và cổ vũ cho
các vận động viên nhí.
3.3.2: Sưu tầm trò chơi vận động:
- Ở mỗi chủ đề tôi đã sưu tầm những trò chơi vận động phù hợp giúp trẻ hiểu được
rõ hơn về các biểu tượng, đặc điểm đặc trừng của kế hoạch dạy về thế giới Động
vật
Mục đích: Trẻ ôn lại các biểu tượng, đặc điểm về các con vật: tiếng kêu, hình
dáng, nơi hoạt động, lợi ích của chúng đối với con người.
Giúp trẻ thư giãn các hoạt động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, rèn luyện cơ quan phát âm cho trẻ.
Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi
Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của trò chơi
19/31
* Trò chơi 1 : Cưỡi ngựa nhong nhong
Mục đích
- Tăng cường khả năng vận động và phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Chuẩn bị
- Số lượng trẻ chơi: Không hạn chế
- Gậy nhỏ hoặc than lá chuối là thân ngựa
- Một sợi dây làm cương ngựa
Tiến hành
- Cách chơi:
+ Cô cùng trẻ đọc thuộc bài đồng dao “ Cưỡi ngựa nhong nhong”
Nhong! Nhong! Nhong!
Ngựa ông đã về
Cắt cỏ bồ đề
Cho ngựa ông ăn !
+ Cô giữ vai trò là người quản trò quy ước vạch xuất phát và đích đến
+ Trẻ dàn hang ngang( mỗi lần chơi khoảng 5 trẻ ), một tay giữ ngựa, một tay giữ
dây cương đứng trước vạch xuất phát. Khi quản trò hô: “ Một, hai, ba” thì tất cả trẻ
cùng làm động tác phi ngựa chạy nhanh về đích, vừa chạy vừa đọc to bài đồng dao.
Để tăng thêm không khí cuộc chơi, thỉnh thoảng trẻ hô “ vút, vút “ như thúc ngựa
chạy nhanh hơn.
- Luật chơi:
Khi phi, “ ngựa” không được chen lấy, xô đẩy, không được chèn nhau. Ngựa
nào vi phạm luật hoặc bị ngã, hoặc đứt dây cương thì bị loại: Ảnh (14, 15)
* Trò chơi 2: Chị gà mái
Con gà cục tác cục ta (Dưa 2 tay ngang vai, bàn tay nắm và mở theo yêu vần)
Hay đỗ đầu hè hay chạy rong rong (2 tay đặt lên vai rôi xoay tròn trước bụng)
Má gà thì đỏ hồng hồng(2 tay chỉ 2 má, nghiêng đầu qua lại)
Cái mỏ thì nhọn, cái mào thì tươi (2 tay chụm trước miệng, rồi đưa lên đầu)
20/31
Cái chân hay đạp hay bươi (trẻ dậm 2 chân, tay chống hông)
Cái cánh hay vỗ lên trời gió bay.(2 tay vỗ vào hai bên hông)
* Trò chơi 3: Chú thỏ con:
5 chú thỏ con mà tôi được biết (đưa 5 ngón tay phía trước và lắc qua lắc lại)
Thỏ nhảy qua bên phải (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
Thỏ nhảy qua bên trái (đưa 2 tay lên lại làm tai thỏ và nhảy qua phải)
Thỏ nhặt quả rụng là thỏ nhặt quả rụng (1 tay chống hông làm giỏ, tay còn lại làm
động tác bỏ quả vào giỏ)
Thỏ rung cây quả rụng (đọc 2 lần) (2 tay đưa lên cao làm động tác rung cây)
Nhiều quả thỏ thích quá (đọc 2 lần) ( trẻ vỗ tay)
* Trò chơi 4: Con trâu nhỏ
Ông có con trâu (Đặt hai tay lên vai lắc qua lắc lại)
Đôi sừng cong cong(2 tay đưa cao đầu làm sừng)
Lúc ra cách đồng (dậm chân tại chỗ)
Giúp ông cày ruộng.(1 tay đưa cao, 1 tay thấp làm như chèo thuyền)
* Trò chơi 5: Đàn gà
Chú gà con (2 bàn tay chụm lại)
Lon ta lon ton(1 bàn tay xòe và đặt 2 ngón (trỏ và giữa) như đang đi
Quanh quẩn bên mẹ (2 bàn tay xoay tròn vào nhau)
Đôi chân bé xíu (2 tay vỗ lên 2 chân)
Chiếc mỏ tẻo teo (2 bàn tay chụm lại để trước miệng)
Chiếp chiu chíp chíp (2 bàn tay chụm lại để trước miệng và mổ vào nhau)
Khi dạy trẻ về:Trường Mần non
Mục đích: Giúp trẻ nhận biết, ôn lại tên một số đồ dùng và các hoạt động trong
trường MN.
Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động.
Phát triển ngôn ngữ và rèn phát âm cho trẻ.
Hướng dẫn:
21/31
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của trò chơi.
Tập các động tác minh họa và cho trẻ vận động kết hợp với lời của trò chơi.
* Trò chơi 1: Cái ca
Con có cái ca (nắm 1 bàn tay đưa ra phía trước)
Cô cắt quả cà (2 bàn tay xòe ra và đánh lên đánh xuống)
Con cầm cái ca (2 tay nắm lại)
Cùng cười ha ha (Trẻ đọc và cười)
* Trò chơi 2: Em vẽ
Em thích vẽ (1 cánh tay đưa lên như đang cầm cọ)
Vẽ ngôi trường (làm như đang vẽ)
Có bạn em (chỉ sang một bạn bên cạnh)
Cùng hát múa (rung 2 tay như đang múa)
* Trò chơi 3: Cô giáo
Cô giáo em
Là lá la (2 tay vỗ vào vai)
Cô hay cười (2 tay chỉ lên miệng)
Đầu rung rung (lắc đầu rung rung)
* Trò chơi 4: Bè bạn
Bé và bạn (Đưa 2 bàn tay chỉ vào mình và bạn)
Oẳn tù xì (2 trẻ quay vào nhau và oẳn tù tì)
Chơi bắn bi (Làm động tác bắn bi)
Ôi thích quá (vỗ tay)
* Trò chơi 5: Ghế ngồi.
Bé có cái ghế (1 chân đứng, chân còn lại bắt chéo qua như ngồi ghế)
Lúc thấp, lúc cao (trẻ ngồi xuống rồi đứng lên)
Giúp bé học bài (làm động tác viết bài)
Điểm mười thật vui (vỗ tay)
Khi dạy trẻ tìm hiểu về Gia đình
22/31
Mục đích:
Giúp trẻ ôn lại đặc điểm một số đồ dùng, nhận dạng hình dáng đặc trưng, vị trí
và mối quan hệ của các thành viên trong gia đình mình.
Giúp trẻ thư giãn trong các hoạt động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, thể lực, rèn cơ quan phát âm cho trẻ..
Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ
Tập cho trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa của lời của trò chơi.
* Trò chơi 1: Nhà em
Nhà em có 4 người (dưa 4 ngón tay)
Ba em thì cao lớn (vươn người cao lên)
Mẹ em thì hiền dịu (vỗ 2 tay để chéo trước ngực)
Chị em hay vỗ tay (vỗ tay)
Mỗi khi em được điểm 10 (đưa 10 ngón tay lên lắc qua lắc lại)
* Trò chơi 2: Mẹ và bé
Tùng dinh tùng dinh (đưa 2 tay làm như đang đánh trống)
Con đẹp con xinh (2 tay múa qua 2 bên)
Như hoa hồng nhỏ (2 tay chụm lại như nụ hoa)
Mẹ hôn mỗi ngày.(2 tay chỉ lên má)
* Trò chơi 3: Chiếc quạt máy
Nhà em có cây quạt (2 tay nắm lại tạo thành 1 chiếc quạt to)
Quay nhanh rồi quay chậm ( 2 tay quay chậm trước ngực)
Mang gió đến mọi người.(2 tay rung cao và đưa qua đưa lại)
* Trò chơi 4: Nấu ăn
Cái chảo cái nồi (2 tay làm hình vòng tròn to và nhỏ)
Cái chiên cái nấu (2 tay làm động tác cầm xạn xới)
Cái to cái nhỏ (2 tay đưa trước ngực xòe ra (to),chụm lại (nhỏ))
23/31
Giúp bé nấu cơm.( 1 tay làm động tác cầm bát, 1 tay làm động tác cầm muỗng múc
cơm.)
Khi dạy trẻ tìm hiểu về Bản thân.
Mục đích:
Giúp trẻ ôn lại một số các bộ phận trên cơ thể, giúp trẻ biết cách mô tả hình dáng
của mình và của bạn.
Giúp trẻ thư giãn trong các họat động nhận thức.
Phát triển ngôn ngữ, rèn cơ quan phát âm, thể lực cho trẻ.
Hướng dẫn:
Tập cho trẻ đọc thuộc lời của bài thơ.
Trẻ đọc kết hợp với động tác minh họa cho lời của trò chơi.
* Trò chơi 1: Năm chú vịt
Năm chú vịt con mà tôi được biết (2 tay xòe trước ngực đưa qua đưa lại)
Chú thì cao nhồng, (nhón gót) lùn tịt (tay đưa xuống thấp, ngồi xổm)
Chú thì ốm nhom (2 tay chụm lại đưa ra trước ngực)
Chú thì mập ú (2 tay làm thành vòng tròn)
Chú thì điệu quá (2 tay chụm lại lắc người)
Chú thì bé tẹo teo (đưa ngón tay út ra phía trước lắc qua lắc lại
Nhưng các chú vịt này rất yêu thương nhau (2 tay xoay xoay trước ngực)
Là lá la la la (2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn)
Là lá la la la (2 tay lắc lư và nhảy vòng tròn)
* Trò chơi 2 : Hai bàn tay
Bàn tay nắm lại – 2lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa lên trước ngực)
Đập bàn tay nhé (vỗ tay)
Bàn tay nắm lại - 2 lần (lần lượt nắm từng bàn tay đưa ngang vai)
Lắc chúng xoay đi nào (hai tay ngang vai và xoay tròn bàn tay)
(Tác giả Nguyễn Thị Thanh Cảnh – Trường Mẫu giáo thực nghiệm TW3)
3.4 Biện pháp 4: Phối hợp với đồng nghiệp và phụ huynh
24/31
Chúng ta biết rằng thời gian trẻ ở trường mầm non nhiều hơn thời gian trẻ ở
nhà. Những bài học ở trường mầm non giúp trẻ phát triển đúng tâm sinh lý lứa tuổi,
có sức khỏe tốt, tự tin, mạnh dạn để học tập và sống tích cực, phát huy tốt khả năng
và sở trường của mình.
Chính vì vậy việc tuyên truyền và hướng dẫn các bậc phụ huynh một số biện
pháp để cùng với giáo viên hình thành tính tích cực trong các hoạt động của trẻ là
vô cùng cần thiết và hiệu quả.
Trong các cuộc họp phụ huynh, tôi luôn đề cập và giải thích tầm quan trọng của
việc phát huy tính chủ động, tích cực của trẻ tới các bậc phụ huynh, đề nghị các bậc
phụ huynh phối hợp cùng cô giáo để giúp trẻ phát huy tối đa tính độc lập tự chủ của
mình từ những việc nhỏ như vệ sinh cá nhân, đi giày dép, mặc quần áo…qua việc
trẻ được tự phục vụ bản thân, biết cách tự phục vụ bản thân trẻ sẽ tự tin, mạnh dạn
hơn trước nhiều tình huống Đồng thời tôi cũng giải thích để phụ huynh kết hợp chặt
chẽ với giáo viên nhằm phát triển tốt thể lực cho trẻ đặc biệt là rèn luyện thông qua
các trò chơi vận động.
Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh qua những giờ đón trả trẻ những quan
điểm và biện pháp giáo dục của mình để phụ huynh có định hướng phối hợp giáo
dục trẻ tại gia đình sao cho có hệ thống và nhất quán. Ngoài ra, chúng tôi cũng
thường xuyên cập nhật thông tin về sự phát triển hay tiến bộ của trẻ tới phụ huynh
để phụ huynh chia sẻ phối hợp cùng giáo dục trẻ.
Bên cạnh đó, tôi cũng thường xuyên lên mạng internet để tìm kiếm các bài
tuyên truyền hoặc nhờ sự giúp đỡ của các bậc phụ huynh để tìm kiếm các loại sách
báo, các bài viết về việc rèn luyện kỹ năng vận động cho trẻ nhằm phát triển tốt về
thể lực cho trẻ. Tôi treo ở bảng tuyên truyền để các bậc phụ huynh đọc hàng ngày
hoặc phát bài tuyên truyền cho từng phụ huynh theo từng chủ đề.
Nhờ thực hiện biện pháp này, phụ huynh lớp tôi đã chủ động hơn trong việc
phối hợp cùng cô phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ. Các bậc phụ huynh cũng
tỏ ra đồng cảm, chia sẻ hơn với công việc của cô giáo và nhiều phụ huynh đã chủ
động ủng hộ cho lớp cả về vật chât và tinh thần, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
chăm sóc giáo dục trẻ, phát huy tính tích cực hoạt động của trẻ trong lớp. (Ảnh 16)
25/31