Tải bản đầy đủ (.pdf) (178 trang)

Giá trị nhân văn trong tư tưởng hồ chí minh về bảo vệ an ninh, trật tự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 178 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

Nguyễn Cao Sơn

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------------------------------------

Nguyễn Cao Sơn

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ
Chuyên ngành: Hồ Chí Minh học
Mã số: 62 31 02 04

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Trần Minh Trưởng
2. PGS.TS. Nguyễn Bình Ban


Hà Nội - 2018


Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học:
Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an
ninh, trật tự là hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với các
công trình nghiên cứu khác. Những kết luận khoa học của
luận án là trung thực, chưa từng được công bố trong bất cứ
công trình khoa học nào.
TÁC GIẢ

Nguyễn Cao Sơn


MỤC LỤC
Lời cam đoan
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................. 6

1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án ............................... 6
1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu và những vấn đề đặt ra luận án
cần giải quyết ...................................................................................... 27
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIÁ TRỊ NHÂN VĂN
TRONG TƢ TƢỞNG BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ CỦA
HỒ CHÍ MINH................................................................................................... 32

2.1. Một số khái niệm cơ bản ..................................................................... 32
2.2. Cơ sở hình thành giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh

về bảo vệ an ninh, trật tự ............................................................................... 61
CHƢƠNG 3: NỘI HÀM GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG
HỒ CHÍ MINH VỀ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ ......................... 70

3.1. Trọng an ninh con người, vì con người ................................................ 70
3.2. Trọng giáo d c, cảm hóa con người..................................................... 79
3.3. Trọng sức m nh của con người, của nhân dân..................................... 93
3.4. Trọng tình ngh a, nhân h a ............................................................. 103
CHƢƠNG 4: GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ BẢO VỆ AN NINH, TRẬT TỰ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ...... 124

4.1. Tình hình mới và những yêu cầu về giá trị nhân văn của sự nghiệp
bảo vệ an ninh, trật tự........................................................................ 124
4.2. Giá trị nhân văn Hồ Chí Minh trong đường lối bảo vệ Tổ quốc
hiện nay ......................................................................................................... 139
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 152
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN .......................................................................................................... 154
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 155


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Chủ tịch Hồ Chí Minh là vị lãnh t v đ i và kính yêu của nhân dân
Việt Nam, người sáng lập, lãnh đ o và rèn luyện Đảng ta, người xây dựng nền
Cộng hoà dân chủ Việt Nam, người cha thân yêu của các lực lượng vũ trang
nhân dân. Người đã để l i cho dân tộc ta một di sản hết sức to lớn và quý báu,
trong đó, tư tưởng bảo vệ an ninh, trật tự là một hệ thống các quan điểm toàn
diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cuộc đấu tranh bảo vệ an ninh
quốc gia, bảo đảm trật tự an toàn xã hội. Đó là tư tưởng về m c tiêu, nhiệm

v , tổ chức lực lượng, phương pháp và nghệ thuật đấu tranh bảo vệ an ninh,
trật tự. Theo Hồ Chí Minh, bảo vệ an ninh, trật tự có tầm quan trọng đặc biệt
đối với mọi chế độ chính trị - xã hội. Ở nước ta, đó là vấn đề chính trị quan
trọng , có quan hệ trực tiếp đến vận mệnh của toàn dân, đến sự mất còn của
dân tộc. Hồ Chí Minh quan niệm bảo vệ an ninh, trật tự là bảo vệ con người,
bảo vệ nhân dân, bảo vệ Tổ quốc. Để thực hiện những nhiệm v thiêng liêng
đầy ý ngh a nhân văn đó, cần phải tin vào con người, dựa vào nhân dân, động
viên và phát huy sức m nh của toàn dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an
ninh, trật tự, với sự kết tinh giá trị nhân văn cao cả đó, đã trở thành định
hướng, ánh sáng soi đường cho sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự.
Dưới ánh sáng soi đường của giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh, sự nghiệp bảo vệ an ninh, trật tự từ khi có nhà nước dân chủ mới đã
thực sự là sự nghiệp nhân văn, sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân, vì nhân
dân. Các lực lượng vũ trang cách m ng học tập, thấm nhuần sâu sắc giá trị
nhân văn trong tư tưởng của Người, thương yêu nhân dân, biết dựa vào dân và
được nhân dân hết lòng thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ, đã vượt qua khó khăn,
thử thách, đ t được những thành tựu to lớn trong bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước,

1


nhân dân và chế độ xã hội chủ ngh a; bảo vệ công cuộc đổi mới, sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đ i hóa, bảo vệ lợi ích quốc gia - dân tộc; bảo vệ nền văn
hóa dân tộc; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia,
trật tự, an toàn xã hội. Trải qua 30 năm đổi mới, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh
đã trở thành cội nguồn thắng lợi của sự nghiệp bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt
Nam xã hội chủ ngh a.
Trong thời kỳ hiện nay và những năm tới, tình hình quốc tế có nhiều
diễn biến nhanh chóng, phức t p, khó lường; sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ

quốc đứng trước nhiều cơ hội, thuận lợi song cũng tồn t i nhiều khó khăn,
thách thức. Những tác động của tiêu cực của toàn cầu hóa, của cơ chế thị
trường; âm mưu và ho t động diễn biến h a bình của các thế lực thù địch; sự
suy thoái về đ o đức, lối sống, tự diễn biến , tự chuyển hóa trong nội bộ
Đảng, Nhà nước, lực lượng vũ trang làm thay đổi theo hướng suy giảm những
giá trị tinh thần tốt đẹp của dân tộc, trong đó có giá trị nhân văn. Tiếp t c
nghiên cứu làm sáng t hơn về mặt lý luận, tăng cường giáo d c giá trị nhân
văn, kiên quyết đấu tranh chống các biểu hiện phản nhân văn trong bảo vệ an
ninh, trật tự, xây dựng bản chất cách m ng, nhân văn cho các lực lượng vũ
trang là một yêu cầu cấp thiết và có tính thời sự.
Từ bài học lịch sử và đ i h i của thực tiễn hiện nay, vấn đề nghiên cứu,
khẳng định rõ giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh,
trật tự, từ đó vận d ng và phát huy giá trị nhân văn đó trong tình hình mới đáp
ứng yêu cầu và nhiệm v bảo vệ an ninh, trật tự hiện nay là cần thiết. Xuất phát
từ yêu cầu đó, tác giả chọn đề tài: “Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ an ninh, trật tự” làm luận án tiến s , chuyên ngành Hồ Chí
Minh học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án là: Trên cơ sở hệ thống hóa nội
dung tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự, làm rõ giá trị nhân văn

2


trong tư tưởng của Người về bảo vệ an ninh, trật tự và khẳng định vai tr định
hướng của giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh,
trật tự giai đo n hiện nay.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là:
- Phân tích, làm rõ các khái niệm liên quan; cấu trúc của tư tưởng Hồ
Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự; cơ sở hình thành giá trị nhân văn trong tư

tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
- Luận giải, làm rõ nội dung giá trị nhân văn trong hệ thống quan điểm
của Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
- Vai tr định hướng của giá trị nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp
bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội giai đo n hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án là giá trị nhân văn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
Là đề tài nghiên cứu cơ bản, luận án không tổng kết thực tiễn vận d ng,
phát huy giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh trong lịch sử đấu tranh
bảo vệ chính quyền, đưa ra các giải pháp mà chỉ đề cập đến nội dung, cấu
trúc giá trị nhân văn trong tư tưởng của Người về bảo vệ an ninh, trật tự và
vai trò định hướng của nó giai đo n hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án là giá trị nhân văn Hồ Chí Minh
thể hiện trong tư tưởng và trong ho t động thực tiễn chỉ đ o công tác công an
ở Việt Nam của Người từ 1945 đến nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được triển khai trên nền tảng chủ ngh a duy vật biện chứng và
chủ ngh a duy vật lịch sử của chủ ngh a Mác-Lênin, những quan điểm có giá
trị phương pháp luận của Hồ Chí Minh.

3


4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên các nguồn tài liệu, chủ yếu là bộ Hồ Chí Minh toàn tập, 15
tập, do Nhà xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản năm 2011 và các công trình
nghiên cứu của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài
luận án, tác giả sử d ng phương pháp nghiên cứu cơ bản của chuyên ngành

Hồ Chí Minh học là phương pháp logic, phương pháp lịch sử. Luận án cũng
sử d ng kết hợp các phương pháp phân tích - tổng hợp, diễn giải - quy nạp
(để chỉ ra, làm rõ giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an
ninh, trật tự), phương pháp hệ thống - cấu trúc (nghiên cứu giá trị nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh trên các vấn đề cơ bản của bảo vệ an ninh, trật
tự: m c đích, đối tượng, phương pháp, lực lượng…), phương pháp so sánh
(so sánh giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh với giá trị nhân văn
trong tư tưởng cổ đ i, cận đ i và hiện đ i). Ngoài ra, luận án c n sử d ng
phương pháp lấy ý kiến chuyên gia (phát biểu, đánh giá của các nhà nghiên
cứu, nhà chính trị khẳng định giá trị tư tưởng Hồ Chí Minh), phương pháp tọa
đàm, hội thảo… Các phương pháp trên có thể được sử d ng riêng biệt hoặc
kết hợp với nhau để phù hợp với yêu cầu của từng nội dung trong luận án.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học trong luận án
- Góp phần hoàn thiện khái niệm, cấu trúc nội dung tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
- Làm rõ, khẳng định cơ sở hình thành, nội dung, cấu trúc giá trị nhân
văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
- Chỉ ra vai tr định hướng của giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí
Minh về bảo vệ an ninh, trật tự giai đo n hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào hệ thống tư
tưởng Hồ Chí Minh những vấn đề về tư tưởng nhân văn, giá trị nhân văn của
Người, đặc biệt trong bảo vệ an ninh, trật tự.

4


- Kết quả nghiên cứu sẽ được sử d ng làm công tác giảng d y trong các
Học viện, trường Công an nhân dân; trong việc giáo d c cán bộ, chiến s công
an thực hiện tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong sự nghiệp xây dựng và

bảo vệ Tổ quốc, xây dựng, củng cố nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh
nhân dân và xây dựng lực lượng Công an nhân dân.
7. Kết cấu nội dung của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh m c tài liệu tham khảo, đề tài được
kết cấu thành 4 chương, 10 tiết.

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án
1.1.1. Tình hình nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn và giá trị nhân
văn Hồ Chí Minh
Toàn bộ cuộc đời, sự nghiệp, di sản tư tưởng, đ o đức, phong cách Hồ
Chí Minh, xét đến tận cùng, là hướng tới m c tiêu giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp, giải phóng con người. Do vậy, cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng,
đ o đức, phong cách Hồ Chí Minh thấm đẫm tinh thần nhân văn cao cả. Hồ
Chí Minh không chỉ là anh hùng giải phóng dân tộc của Việt Nam mà c n là
nhà văn hóa kiệt xuất của nhân lo i; tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ ngh a nhân
văn Hồ Chí Minh không chỉ là tài sản văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam
mà c n là tài sản văn hóa tinh thần của cả nhân lo i.
Đã có nhiều công trình khoa học của các tác giả trong nước đi sâu
nghiên cứu về tư tưởng nhân văn, giá trị nhân văn Hồ Chí Minh như:
Luận án của Lê Quý Đức (1994), Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh
với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. Tác
giả chỉ ra sự kế thừa và phát triển chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh trong
lịch sử tư tưởng nhân văn của nhân lo i; đồng thời làm rõ tư tưởng nhân văn
thể hiện trên l nh vực tư tưởng nghệ thuật, c thể là: Tư tưởng nhân văn về

bản chất nghệ thuật, về vai tr chức năng của nghệ thuật, về sự nghiệp giải
phóng con người, giải phóng dân tộc và giải phóng xã hội, đem l i h nh
phúc và sự phát triển nhân cách cá nhân cho mỗi con người.
Trong luận án, tác giả đã giành 1 chương, 40 trang để nêu khái lược về
chủ ngh a nhân văn nói chung, đặc điểm, sự kế thừa và phát triển chủ ngh a

6


nhân văn Hồ Chí Minh. Tác giả đã tìm hiểu bản chất khái niệm chủ ngh a
nhân văn và mối quan hệ giữa nó với các khái niệm chủ ngh a nhân đ o ,
chủ ngh a nhân bản , nhân ái ; sơ lược sự hình thành chủ ngh a nhân văn
trong văn hóa nhân lo i. Về đặc điểm của chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh,
tác giả khẳng định cốt lõi của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là “vì sự giải
phóng dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con người”. Chủ ngh a nhân
văn Hồ Chí Minh là sự kết hợp và phát triển truyền thống văn hóa dân tộc,
tinh thần nhân văn trong văn hóa nhân lo i với nhân cách Hồ Chí Minh đã trải
qua rèn luyện và đấu tranh [42, tr.29].
Trong các chương tiếp theo, tác giả trực tiếp đi vào phân tích, nghiên
cứu tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong văn hóa, nghệ thuật, thơ văn của
Người, c thể là: Tư tưởng nhân văn về bản chất nghệ thuật, về vai tr chức
năng của nghệ thuật, về sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc
và giải phóng xã hội, đem l i h nh phúc và sự phát triển nhân cách cá nhân
cho mỗi con người. Luận án trên, đặc biệt là chương 1, đã khảo cứu tương đối
rõ về cơ sở lý luận của vấn đề chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh, là tài liệu
tham khảo quý báu cho các nghiên cứu về giá trị nhân văn Hồ Chí Minh trong
bảo vệ an ninh, trật tự.
Cuốn sách của Hoàng Trinh (Chủ biên) (1996), Chủ nghĩa xã hội với tư
cách là một chủ nghĩa nhân văn và văn hóa, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Đây là một công trình rất sớm bàn đến và xác định khái niệm chủ ngh a nhân

văn. Trong 7 trang (từ trang 5 đến trang 12), các tác giả nêu khái quát, ngắn
gọn về biểu hiện của chủ ngh a nhân văn ở châu Âu, chủ ngh a nhân văn
phương Đông và chủ ngh a nhân văn Việt Nam. Tuy chưa đi sâu phân tích,
đánh giá sâu về bản sắc riêng của chủ ngh a nhân văn Việt Nam và chủ ngh a
nhân văn Hồ Chí Minh, nhưng một quan điểm đáng chú ý được các tác giả
khẳng định: Toàn bộ những lời phát biểu của Hồ Chí Minh trên các lĩnh vực

7


của đời sống đều mang bản chất vì dân, của dân, do dân - là bản chất nhân
văn cao đẹp nhất [197, tr.12]. Quan điểm này gợi ý cho hướng nghiên cứu
về nhân văn Hồ Chí Minh trong tư tưởng của Người trên các l nh vực đời
sống xã hội. Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc và chủ
ngh a xã hội, theo các tác giả cuốn sách, chủ ngh a nhân văn là thuộc tính của
chủ ngh a xã hội, chủ ngh a xã hội lớn m nh là do nội dung và tính chất nhân
văn của nó [197, tr.16], vì vậy, thiết ngh , tư tưởng Hồ Chí Minh, hệ tư tưởng
soi đường cho thắng lợi trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ ngh a,
hay nói riêng, tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự mang bản chất
nhân văn cao đẹp nhất. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh,
trật tự phải nhấn m nh và làm toát lên bản chất của dân, do dân, vì dân ấy.
Công trình của tác giả Trường Lưu (1996), Chủ nghĩa nhân văn và văn
hóa dân tộc, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1996. Tác giả khẳng định đề tài
chủ ngh a nhân văn là rộng lớn, đã trở thành tiêu chí trong xây dựng nền văn
hóa dân tộc - hiện đ i - nhân văn theo định hướng xã hội chủ ngh a, trong bối
cảnh công nghiệp hóa - hiện đ i hóa đất nước. Bản thân m c tiêu “Dân giàu nước mạnh - xã hội công bằng, văn minh” do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi
xướng đã bao chứa tính kế thừa các giá trị nhân văn truyền thống, đặc biệt
chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh sáng ngời chân lý. Đó cũng là lý tưởng
nhân văn của cộng đồng các quốc gia muốn thiết lập một nền h a bình trên
nền tảng của sự đồng tâm hiệp lực về trí tuệ và đ o lý của nhân lo i ; trong

đó, phải đặt vị trí con người vào trung tâm của tiến trình phát triển [78,
tr.8]. Trong tác phẩm, tác giả khảo cứu chủ ngh a nhân văn truyền thống qua
mấy hình thái văn hóa và danh nhân; chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh qua
mấy l nh vực văn hóa. Tác giả khẳng định Hồ Chí Minh là người sáng lập, mở
đầu nền văn hóa mác-xít dân tộc, hiện đ i và nhân văn; chủ ngh a nhân văn
Hồ Chí Minh soi sáng con đường cách m ng đa dân tộc - đa văn hóa; đặc

8


trưng của chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh là sự tích hợp phong phú - sự kết
hợp sáng t o nhiều kiểu d ng tinh hoa…
Cuốn sách của Trần Đình Châu (1999), Tư tưởng nhân văn trong di
sản quân sự Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Với bố c c 3
chương, 162 trang, tác giả đã giành chương 1 khảo cứu về nguồn gốc, nội
dung chủ yếu của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, sự thống nhất biện chứng
giữa tư tưởng nhân văn và tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Nội dung tư
tưởng nhân văn Hồ Chí Minh được khái quát: Một là, lòng thương yêu, quý
trọng con người gắn với lòng yêu nước, thương dân; Hai là, niềm tin mãnh
liệt vào sức mạnh và phẩm giá con người; Ba là, khát vọng giải phóng dân
tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Theo tác giả, khởi ngh a và
chiến tranh nhân dân chống l i chiến tranh xâm lược là nội dung cơ bản của
tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh. Tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh được bắt
nguồn từ tư tưởng cách m ng, tư tưởng nhân văn, từ chính khát vọng của
Người là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người,
giành tự do, độc lập cho nhân dân, cho Tổ quốc mình. Tư tưởng quân sự Hồ
Chí Minh ra đời, phát triển và trở thành công cụ, phương tiện để Người thực
hiện tư tưởng nhân văn của mình. Do đó, nghiên cứu tư tưởng nhân văn Hồ
Chí Minh trong di sản quân sự của Người, cần hiểu sự thống nhất biện
chứng giữa tư tưởng nhân văn và tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh [21,

tr.47]. Trong chương 2, tác giả khẳng định sự thống nhất biện chứng giữa tư
tưởng nhân văn và tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh được thể hiện tập
trung trong quá trình Người lãnh đ o khởi ngh a vũ trang, tiến hành chiến
tranh nhân dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Bằng phương pháp
lôgic - lịch sử, tác giả đã minh chứng tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh hiện
diện nổi bật và xuyên suốt trong m c đích chính trị của khởi ngh a vũ trang
và chiến tranh nhân dân; trong chức năng chính trị - xã hội của các lực lượng

9


vũ trang cách m ng; trong phương pháp khởi ngh a vũ trang và tiến hành
chiến tranh nhân dân ở Việt Nam.
Cuốn sách của Đ i tướng Võ Nguyên Giáp (Chủ biên) (2000), Hồ Chí
Minh và con đường cách mạng Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các tác giả đã giành 1 chương nghiên cứu về tư tưởng nhân văn Hồ Chí
Minh. Theo các tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh thấm đượm một chủ nghĩa
nhân văn cao cả, đáp ứng những yêu cầu, nguyện vọng cháy bỏng và sâu xa
của dân tộc và nhân loại. Và cả cuộc đời hoạt động cách mạng của Người là
một tấm gương, một biểu hiện tiêu biểu nhất cho chủ nghĩa nhân đạo cộng
sản” [44]. Theo nghiên cứu của tập thể tác giả, chủ ngh a nhân văn Hồ Chí
Minh có nhiều biểu hiện: Một là, tấm l ng thương yêu con người, thương yêu
nhân dân hết sức bao la sâu sắc. Hai là, l ng thương yêu nhân dân gắn liền
với l ng tin mãnh liệt vào sức m nh, tính chủ động sáng t o của nhân dân và
lòng tôn trọng, kính trọng nhân dân. Ba là, yêu cầu phải chăm lo bồi dưỡng,
phát động sức m nh của con người, của nhân dân, quan tâm đến những nhu
cầu, nguyện vọng riêng của từng con người, của mỗi giới. Bốn là, căm ghét,
lên án các chế độ áp bức, bóc lột, những kẻ sâu mọt, tham ô… v ch rõ nguồn
gốc của mọi nghèo khổ, áp bức, bất công trên đời. Năm là, xây dựng con
người, giải phóng con người về mặt phẩm chất, nhân cách cũng như về tài

năng, trí tuệ, l ng khoan dung, độ lượng với những người lầm đường l c lối
hay có sai lầm [39]. Từ phân tích các biểu hiện của chủ ngh a nhân văn Hồ
Chí Minh như trên, các tác giả đi đến khẳng định: Bản thân Hồ Chí Minh là
hình mẫu của con người nhân văn trong thời đại mới.
Cuốn sách của Thành Duy (2004), Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt
Nam dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Là một công trình khảo cứu về văn hóa, tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
nhưng theo tác giả, nói đến văn hóa là nói đến những giá trị nhân văn, nhân
10


đ o hay nhân bản [25, tr.225]. Vì vậy, tác giả giành 35 trang để nêu bản chất
nhân văn của văn hóa Việt Nam từ truyền thống đến hiện đ i. Khái niệm
nhân văn, hay c n gọi là nhân đ o, nhân bản, nhân ái có nguồn gốc từ chữ
nhân tức con người . Theo tác giả, đặc trưng bản sắc nhân văn của văn hóa
Việt Nam là: Tính chiến đấu nhằm bảo vệ quyền sống, quyền con người; Tinh
thần đoàn kết hợp sức thành một sức m nh vật chất; Tính khoan dung; Ý thức
cộng đồng văn hóa làng xã. Chủ ngh a nhân văn mới của văn hóa Việt Nam
có nguồn gốc quan trọng từ chủ ngh a nhân văn truyền thống với những đặc
trưng bản sắc như trên.
Cuốn sách của Hoàng Trang, Ph m Ngọc Anh (Đồng chủ biên) (2004),
Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên
hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách nêu cơ sở sự hình
thành của ngh a nhân văn Hồ Chí Minh; Đặc điểm và vị trí của tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh; Nội dung cơ bản của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh, qua
đó, khẳng định giá trị, sức sống lâu bền của tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh,
sự cần thiết phải giáo d c đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tư tưởng nhân văn
Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện nay ở nước ta [194].
Cuốn sách của tác giả Thành Duy (2008), Về chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí
Minh, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Tác giả đặt ra hướng nghiên cứu về

ph m trù tư tưởng bao quát nhất chi phối toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí
Minh. Theo tác giả, tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh đan xen trong tư tưởng
triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng văn
hóa và nhất là tư tưởng đạo đức của Người [28, tr.13]. Có một chủ ngh a nhân
văn mang đặc điểm, sắc thái riêng của Hồ Chí Minh. Nó rộng hơn, sâu hơn,
bao quát hơn tư tưởng Hồ Chí Minh vì nó bao gồm cả tư tưởng và hành vi của
Người, nó không chỉ biểu hiện trong giới h n của một số ít người mà c n lan
t a rộng khắp cả dân tộc và nhân lo i khiến cho mọi người có thể cảm thông,
11


có thể chiêm nghiệm và nhất là có thể gần gũi, noi theo, làm theo và được cảm
hóa [28, tr.18]. Chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh thực sự đã trở thành một đối
tượng nghiên cứu, ngày càng đ i h i được nghiên cứu tiếp, rộng rãi hơn, sâu
sắc hơn, mang tính phổ cập nhiều hơn trong quảng đ i quần chúng ở nước ta và
loài người tiến bộ trên thế giới [28, tr.20]. Định hình và khẳng định về chủ
ngh a nhân văn Hồ Chí Minh, nêu yêu cầu nghiên cứu, tuyên truyền chủ ngh a
nhân văn Hồ Chí Minh, tác giả đã khảo cứu khái niệm chủ ngh a nhân văn
trong văn hóa dân tộc, trong thời đ i phát triển chủ ngh a tư bản, trong thời đ i
cách m ng vô sản; về nguồn gốc hình thành chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh.
Đặc biệt, điểm hay và táo b o của công trình là việc chỉ ra sự tương đồng và
khác biệt giữa chủ ngh a nhân văn mácxít với chủ ngh a nhân văn Hồ Chí
Minh. Qua việc nêu những đặc điểm và nội dung cơ bản của chủ ngh a nhân
văn Hồ Chí Minh, bản chất chủ ngh a nhân văn trong sáng tác của Hồ Chí
Minh, tác giả liên tưởng đến chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh trong l ng dân
tộc Việt Nam, ý ngh a quốc tế và giá trị nhân lo i.
Bài viết của Nguyễn Bình Ban (2010), Giá trị nhân văn trong tư tưởng
Hồ Chí Minh về đấu tranh bảo vệ an ninh, trật tự giai đo n hiện nay trong Kỷ
yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 120 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Tư
tưởng Hồ Chí Minh với con đường phát triển Việt Nam, Trung tâm đào t o,

bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị - Đ i học Quốc gia Hà Nội, tr.85-92.
Tác giả khẳng định giữ gìn trật tự, an ninh là sự nghiệp mang tính nhân văn
sâu sắc. Theo tác giả, tính nhân văn thể hiện trong quan điểm của Hồ Chí
Minh: Bảo vệ an ninh, trật tự phải động viên toàn dân, dựa vào sức m nh của
nhân dân, huy động sức m nh tổng hợp của toàn dân chứ không phải chỉ riêng
sức m nh chuyên chính của lực lượng công an; Trong đấu tranh bảo vệ an
ninh, trật tự, phải dựa vào khối đ i đoàn kết toàn dân tộc, phát huy ý thức làm
chủ của nhân dân; Nhân đ o, khoan dung, độ lượng với kẻ lầm đường l c lối

12


nay biết ăn năn hối cải; Đặt tiêu chuẩn chính trị, đ o đức làm người lên trên
hết trong xây dựng người công an về đức và tài; Xây dựng bộ máy công an
phải gần dân, thiết thực, chắc chắn, hết l ng hết sức ph c v nhân dân [5].
Cuốn sách của Song Thành (2010), Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt
xuất, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả chỉ ra, Hồ Chí Minh nhà
văn hóa kiệt xuất được thế giới công nhận, sự nghiệp văn hóa lớn nhất của
Người là đã sáng t o ra một nền văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt
Nam. Sự nghiệp văn hóa Hồ Chí Minh chứa đựng giá trị nhân văn cao quý
bởi vì Người đã khởi xướng phong trào đấu tranh chống chủ nghĩa thực
dân, chủ nghĩa đế quốc, giải phóng các dân tộc thuộc địa, giành lại độc lập,
tự do; bởi vì Người là mẫu mực của tinh thần khoan dung văn hóa, là hiện
thân rực rỡ của văn hóa hòa bình, đường lối ngoại giao hòa bình, hữu nghị
và hợp tác [184, tr.30]. Qua đó, tác giả khẳng định Di sản văn hóa Hồ Chí
Minh không chỉ có ý ngh a giá trị to lớn cho dân tộc mà c n cho thời đ i, coi
đó là tấm gương sáng của nhân lo i và là biểu tượng của chủ ngh a nhân văn
Việt Nam về l ng nhân ái.
Bài viết của Trần Minh Trưởng (2013), Tính dân tộc và tính nhân văn
- hai yếu tố căn bản trong tư tưởng đ i đoàn kết của Chủ tịch Hồ Chí Minh

trong sách Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - cuộc đời, sự nghiệp và
đạo đức, Đinh Xuân Lý, Trần Minh Trưởng (Đồng chủ biên), NXB Đ i học
Quốc gia Hà Nội, tr.200-208. Theo tác giả, tư tưởng Hồ Chí Minh về đ i đoàn
kết mang tính dân tộc và tính nhân văn cao cả. Hồ Chí Minh đã d y Thật
thà , chân thành đoàn kết, phải thương yêu nhau… đó là bản chất văn hóa,
nhân văn của đoàn kết. Tình yêu và sự khoan dung của Hồ Chí Minh - tính
nhân văn cao cả trong Người chính là chất keo gắn kết tất cả cá nhân đơn lẻ
thành một khối thống nhất. Bằng thái độ nâng niu, khuyến khích cái thiện,
bao dung với những người ph m sai lầm, trân trọng những việc làm tốt, Hồ
13


Chí Minh đã trở thành tâm điểm của sự quy t , đoàn kết toàn dân tộc. Đối với
Hồ Chí Minh, tình yêu, lòng nhân ái c n là nhân tố t o ra sức m nh xóa đi
mọi hận thù để con người xích l i gần nhau, kể cả những người đối địch đứng
bên kia chiến tuyến [199] .
Bài viết của Đinh Xuân Lý, Nguyễn Thị Thủy (2013), Giá trị nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế và sự vận d ng của Đảng
thời kỳ đổi mới trong sách Hồ Chí Minh với cách mạng Việt Nam - cuộc đời,
sự nghiệp và đạo đức, Đinh Xuân Lý, Trần Minh Trưởng (đồng chủ biên),
NXB Đ i học Quốc gia Hà Nội, tr.225-234. Theo các tác giả, giá trị nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là một nội dung quan trọng
hình thành nên chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh. Nhân văn Hồ Chí Minh
trong tư tưởng về đ i đoàn kết quốc tế thể hiện trong việc Hồ Chí Minh khẳng
định mối tình hữu ái vô sản ; trong việc Người tập trung tố cáo, lên án chủ
ngh a thực dân, thức tỉnh tinh thần yêu nước, tinh thần đấu tranh của các dân
tộc bị áp bức, t o sự hiểu biết, đồng cảm giữa nhân dân lao động các nước;
trong việc Người đấu tranh cho h a bình và cùng tồn t i h a bình gắn liền với
độc lập dân tộc, tự do h nh phúc của nhân dân; trong việc Người nhận thức
đầy đủ những giá trị, khát vọng của nhân dân các nước, tìm ra những điểm

tương đồng, khơi dậy những yếu tố tích cực, tận d ng mọi khả năng để mở
rộng biên độ đoàn kết quốc tế [79]. Từ nhận thức giá trị nhân văn trong tư
tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế, bài viết khẳng định Đảng đã quán
triệt, vận d ng sáng t o tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết, hợp tác quốc tế
trong điều kiện và hoàn cảnh lịch sử mới.
Cuốn sách của Lương Gia Ban, Hoàng Trang (2014), Chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh với việc xây dựng nhân cách sinh viên Việt Nam hiện nay,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tập thể tác giả đã giành 173 trang (từ
trang 7 tới trang 180) để nêu một số vấn đề lý luận chung về chủ ngh a nhân
14


văn Hồ Chí Minh. Từ nghiên cứu cơ sở hình thành chủ ngh a nhân văn Hồ
Chí Minh, khẳng định nội hàm chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh thật rộng
lớn, bao quát về nội dung, phong phú, đa d ng về hình thức thể hiện, các tác
giả đưa ra quan niệm rằng: Chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh là một bộ
phận hợp thành, xuyên suốt tư tưởng Hồ Chí Minh, bao gồm hệ thống các
quan điểm lý luận được rút ra từ thực tiễn cách m ng, từ sự kế thừa và phát
triển những giá trị nhân văn của dân tộc và thời đ i mà đỉnh cao là chủ ngh a
nhân đ o Mác-Lênin, phản ánh tình yêu thương, quý trọng, quan tâm, bao
dung, độ lượng đến con người và niềm tin vững chắc vào sức m nh của con
người; phản ánh con đường giải phóng con người một cách triệt để nhằm
xây dựng một chế độ xã hội trong đó con người có điều kiện phát triển toàn
diện và phát huy hết mọi năng lực sáng t o vốn có của mình [4, tr.46]. Các
tác giả khẳng định nội dung cốt lõi trong chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh
diễn đ t trong phương châm khái quát, ngắn gọn: Không có gì quý hơn độc
lập, tự do . Độc lập, tự do trở thành bản chất cao quý trong chủ nghĩa nhân
văn Hồ Chí Minh, trở thành ngọn cờ chiến đấu và m c tiêu suốt đời hi sinh
cống hiến của Người [4, tr.49]. Nội dung cơ bản của chủ ngh a nhân văn Hồ
Chí Minh là: Yêu thương, quý trọng, quan tâm đến con người và niềm tin

vững chắc vào bản chất tốt đẹp của con người; Về vai tr con người và sức
m nh v đ i của nhân dân; Tin tưởng ở con người, tin ở nhân dân, đấu tranh
giải phóng con người và phấn đấu vì h nh phúc của nhân dân; Tinh thần
khoan dung Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh là nhà nhân văn chủ ngh a v đ i vì
Người đã cống hiến cả đời mình cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc,
xã hội - giai cấp, con người, vì h nh phúc của nhân dân. Chủ ngh a nhân văn
Hồ Chí Minh sống mãi với nhân dân Việt Nam và nhân lo i.
Cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia kỷ niệm 125 năm Ngày sinh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 - 19-5-2015) của Học viện Chính trị Quốc
15


gia Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh giá trị nhân văn và phát triển, NXB
Lý luận chính trị, Hà Nội. Cuốn sách là tập hợp 58 bài viết của các nhà nghiên
cứu, nhà khoa học với độ dày 582 trang đã nghiên cứu từ những góc độ khác
nhau về giá trị nhân văn, đ o đức, phát triển của tư tưởng Hồ Chí Minh. Một
khẳng định chung của các tác giả trong Hội thảo là: Trong toàn bộ tư tưởng
của Hồ Chí Minh toát lên một giá trị h t nhân, cốt lõi, xuyên suốt và trường
tồn, đó chính là tư tưởng nhân văn cao đẹp, tư tưởng vì con người, vì sự giải
phóng và phát triển toàn diện con người. Cuộc đời và sự nghiệp ho t động
cách m ng đầy gian khổ, hy sinh, nhiệt thành và không ngừng nghỉ của Chủ
tịch Hồ Chí Minh cũng không vì m c đích nào khác ngoài độc lập cho dân
tộc, tự do, ấm no, h nh phúc cho nhân dân, xóa b mọi áp bức, bất công, lo i
b những cái ác, cái xấu, vì những giá trị chân, thiện, mỹ cho nhân dân, dân
tộc và nhân lo i [53, tr.5].
Về chủ đề giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh, có nhiều nhà
nghiên cứu, học giả nước ngoài đã quan tâm nghiên cứu từ nhiều năm và có
những đánh giá, phân tích rất sâu sắc. Điểm chung, nổi bật và cũng là điểm
thống nhất trong đánh giá của các tác giả nước ngoài là ở chỗ học đều thừa
nhận Hồ Chí Minh là một nhân vật lỗi l c, có uy tín và ảnh hưởng sâu rộng

đối với các dân tộc đấu tranh cho độc lập, tự do ở thế kỷ XX. Đó là một anh
hùng giải phóng dân tộc và một nhà văn hóa kiệt xuất của thế giới mà tư
tưởng và nhân cách của Người có sức cảm hóa, thuyết ph c to lớn đối với mỗi
một con người. Hồ Chí Minh, bằng ho t động phong phú, vốn hiểu biết uyên
bác, nghị lực và bản l nh phi thường, l ng nhân ái, khoan dung, tình yêu
thương dân tộc và nhân lo i đã giải quyết thành công nhiều vấn đề phức t p
trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mình, để l i những dấu ấn không thể
phai mờ trong lịch sử. Một số nghiên cứu c thể:
Bài viết của J. Lacouture (1969), Nửa thế kỷ đấu tranh cách m ng ,
Báo Le Monde, ra ngày 5-9. Tác giả đã viết về tinh thần khoan dung của Chủ
16


tịch Hồ Chí Minh. Trong cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đấu tranh
chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn
yêu mến và đề cao văn hóa Pháp, vẫn ca ngợi truyền thống dân chủ của cách
m ng Mỹ [Xem 46].
Tuyên bố của Hội nghị quốc tế Việt Nam và thế giới kỷ niệm lần thứ
90 Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: Tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí
Minh gắn liền với những sự kiện quan trọng nhất của lịch sử đấu tranh anh
dũng của nhân dân Việt Nam vì tự do và độc lập, cuộc đấu tranh này là một
cống hiến vô giá vào phong trào giải phóng dân tộc và tiến trình cách m ng
thế giới, vào việc củng cố các lực lượng h a bình, dân chủ và tiến bộ xã hội
trên hành tinh chúng ta…. Tài năng kiệt xuất của nhà cách m ng, người tổ
chức và cổ vũ những thắng lợi v đ i nhất của nhân dân Việt Nam, tính nhân
đ o sâu sắc và sự giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã thu ph c được sự
mến yêu và kính trọng vô h n của nhân dân mình và toàn thể loài người tiến
bộ. Không có gì quý hơn độc lập tự do! - câu nói đó của Chủ tịch Hồ Chí
Minh trong giờ phút nghiêm trọng, khi nhân dân Việt Nam bị đế quốc Mỹ
xâm lược, đã trở thành phương châm của tất cả những người yêu nước Việt

Nam [158, tr.202-212].
Bài viết của M. Át-mét (1990), Hồ Chí Minh, một nhân vật v đ i đã
cống hiến trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập [156, tr.34-37]. Tác
giả nhận định, Hồ Chí Minh đã có những cống hiến rất lớn cho sự nghiệp
cách m ng giải phóng dân tộc không chỉ ở Việt Nam mà c n trên thế giới.
Người được ghi nhớ không phải chỉ là người giải phóng cho Tổ quốc và nhân
dân bị đô hộ, mà c n là nhà hiền triết hiện đ i đã mang l i một viễn cảnh và
hy vọng mới cho những người đang đấu tranh không khoan nhượng để lo i b
bất công, bất bình đẳng kh i trái đất này.

17


Bài viết của T.N. Ca-un (1990), Chủ tịch Hồ Chí Minh - nhà ái quốc
v đ i, người b n lớn của nhân dân Ấn Độ và toàn nhân lo i [156, tr.38-41].
Theo tác giả, Hồ Chí Minh đã kết hợp được trong bản thân Người những đức
tính lớn của Mác, Lênin, Ma-hat-ma Găng-đi và Gia-oa-hat-lan Nê-ru. Người
đ i diện cho sự v đ i vốn có của nhân dân Việt Nam, bình dị, chuyên cần,
yêu quý trẻ thơ và thanh niên, thẳng thắn, trung thực, chân thành và một ý
thức mạnh mẽ về nhân văn kết hợp với nhiệt tình và tinh thần cách m ng .
Tác giả nhấn m nh nhiều biểu hiện của giá trị nhân văn Hồ Chí Minh như tình
cảm lớn đối với mọi tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là những người nghèo,
những người bất h nh và bị áp bức; Người không buộc tội nhân dân Pháp và
nhân dân Mỹ mà chỉ lên án chính quyền thực dân, đế quốc của họ; l ng tin
tưởng m nh mẽ của Người vào nhân dân mình cũng như vào toàn nhân lo i.
Tác giả khẳng định mọi tác phẩm của Hồ Chí Minh nói lên bản chất nhân
đạo, l ng ưu ái, trí tuệ và tình cảm chan h a mà Bác Hồ là hiện thân. Thế giới
ngày nay đang diễn ra những sự đổi thay và biến động lớn lao, tình tr ng xói
m n và thất vọng đối với vai tr của đảng cầm quyền ở nhiều nước xã hội chủ
ngh a và không xã hội chủ ngh a xảy ra. Các đảng và các lãnh t đảng có thể

rút ra được một bài học trong đường lối nhân văn của Hồ Chủ tịch, kêu gọi
đảng viên trong đảng của mình hãy ph c v nhân dân, giúp đỡ họ và học tập ở
họ, không được ra lệnh hay bắt họ ph c tùng. Mọi người hãy noi theo tấm
gương Hồ Chí Minh.
Bài viết của W.E.Gollan (1995), Hồi ức về Hồ Chí Minh , Hội thảo
quốc tế Chủ tịch Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Trong nghiên cứu của mình, tác giả
khẳng định chủ ngh a quốc tế của Hồ Chí Minh tiêu biểu bởi tinh thần nhân
đ o và thương người; Người đã nghiên cứu và đã học ở Pháp và làm việc ở
Anh, đồng thời là hiện thân và ủng hộ những ai đấu tranh chống áp bức và bất

18


công xã hội ở Châu Âu cũng như Châu Á; L ng nhân ái của Người biểu lộ đối
với cả những kẻ do bọn cai trị của họ phái đi, nhiều khi trái ngược với ý muốn
của họ, để tiến hành một cuộc chiến tranh tàn b o chống l i dân thường. Tác
giả rất ấn tượng với cách đối xử nhân đ o đầy văn hóa của Hồ Chí Minh và
Việt Nam đối với các phi công Mỹ là tù binh chiến tranh. Ông không thể hình
dung nước Mỹ có cách đối xử tương tự đối với tù binh chiến tranh mà họ bắt
được. Theo tác giả, Hồ Chí Minh là một nhà tư tưởng xã hội chủ ngh a sáng
t o v đ i và là một người hành động. Chủ ngh a xã hội ở Người không bè
phái cũng không giáo điều, mà nhân đ o và nhân lo i. Nhiệm v đầu tiên là
giành tự do, độc lập cho đất nước, thiết lập một xã hội - xã hội chủ ngh a với
tính cách một bộ phận của cuộc đấu tranh của Châu Á để tự giải phóng mình
kh i sự áp bức và bóc lột của đế quốc nước ngoài. Tư tưởng chính trị của
Người chịu ảnh hưởng của những nhà tư tưởng dân chủ và chủ ngh a xã hội
lớn Châu Âu được áp d ng vào một hoàn cảnh Châu Á và điều đó đã đem l i
cho nó một ý ngh a thế giới [198, tr.250].
Bài viết của Hans D’Orville (2010), Tư tưởng Hồ Chí Minh vẫn giữ

giá trị thời đ i [30]. Tác giả, trước tiên đặt ra câu h i và tự trả lời, Hồ Chí
Minh của năm 2010 là ai? . Từ việc trả lời câu h i trên, tác giả khẳng định Hồ
Chí Minh là Người giải phóng dân tộc và đấu tranh suốt đời cho tự do, đấu
tranh cho sự phát triển của đất nước, của khu vực và thế giới. Từ đó, tác giả
đưa ra luận cứ khẳng định thông điệp cho đến nay vẫn c n nguyên giá trị
nhân văn đối với dân tộc và nhân lo i đó là: Vì lợi ích mười năm trồng cây,
vì lợi ích trăm năm trồng người .
Cuốn sách của Nguyễn Đài Trang (2013), Hồ Chí Minh Nhân văn và
phát triển, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Qua 395 trang sách, tác giả, một
nhà nghiên cứu người Việt Nam đang sống và làm việc t i Canađa đã có một
cách tiếp cận đặc sắc để khẳng định giá trị, chủ ngh a nhân văn Hồ Chí Minh
19


khi nghiên cứu sâu về Lý tưởng sâu xa Hồ Chí Minh - chủ đề xuyên suốt cuốn
sách. Theo tác giả, Lý tưởng sâu xa Hồ Chí Minh là một sự khám phá có ý
ngh a lớn nhất về mặt lý thuyết cũng như thực tế trong việc tìm kiếm các giải
pháp phát triển cho các nước đang phát triển. Lý tưởng sâu xa là nói đến
các lý tưởng, tầm nhìn, m c tiêu cũng như nguyện vọng và hành động của Hồ
Chí Minh, về bản chất chính là tổng thể một con người với ước vọng và hành
động đóng góp cho nhân loại mà ông Charles Fenn thuộc Cơ quan Tình báo
Chiến lược Mỹ (OSS) năm 1944 gọi là Hochiminity , ngh a là Hồ Chí Minh,
con người của nhân văn [195, tr.37].
Lý tưởng sâu xa Hồ Chí Minh - giá trị nhân văn và phát triển được tác
giả khảo sát, minh chứng qua 7 chương của cuốn sách. Chương 1: Một nước
Việt Nam h a bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu m nh định vị Hồ
Chí Minh trong bối cảnh thế giới, phân tích thời gian đầu Người ở nước ngoài
để tìm ra con đường giải phóng dân tộc và khi về nước lãnh đ o cách m ng.
Chương 2: Mưu cầu h nh phúc cho loài người, mưu phúc lợi cho xã hội
giới thiệu, diễn giải, và làm rõ các mặt chính của Lý tưởng sâu xa Hồ Chí

Minh, bao gồm các vấn đề về độc lập dân tộc, hòa bình, tiến bộ xã hội, quan
điểm “lấy dân làm gốc” và phát huy dân chủ của Hồ Chí Minh. Chương 3:
Không có gì quý hơn độc lập, tự do cho thấy để tiến lên m c tiêu phát triển,
trước tiên một dân tộc phải giành l i được độc lập và tự do từ các thế lực thực
dân và đế quốc. Chương 4: Lấy yếu thắng m nh phân tích việc một nước
nh cần phải đề ra chiến lược để đối phó và thương lượng với các nước m nh
hơn, từ quân sự đến chính trị và kinh tế. Chương 5: Vì lợi ích mười năm thì
phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người bàn về tầm quan
trọng của sự phát triển nguồn nhân lực và bảo vệ môi trường để phát triển bền
vững. Chương 6 nói về ham muốn tột bậc của Hồ Chí Minh trong việc đem
l i h nh phúc cho nhân dân và phát triển con người, đây cũng là m c tiêu cao

20


nhất, m c tiêu nhân văn của sự phát triển. Chương 7: Đoàn kết, đoàn kết, đ i
đoàn kết đề cập vai tr quan trọng của lãnh đ o và đoàn kết toàn dân, đoàn
kết các dân tộc vì m c đích nhân văn là ph c v lợi ích dân tộc, lợi ích của
con người, đem đến một thế giới ngày càng tốt đẹp hơn.
Cuốn sách bàn về nhân văn Hồ Chí Minh gắn với phát triển xã hội xuyên
suốt qua 7 chương. Cách sắp xếp, bố c c khá độc đáo, nội dung nhân văn và
phát triển được chứng minh, làm nổi bật qua những câu nói ngắn gọn, nổi
tiếng, có sức khái quát cao Hồ Chí Minh. Đây là công trình có giá trị trong
nghiên cứu về nhân văn Hồ Chí Minh. Qua luận giải của tác giả, Lý tưởng sâu
xa Hồ Chí Minh bao quát cả tư tưởng và hành động của Hồ Chí Minh.
Nhìn chung, những công trình khoa học của các tác giả nước ngoài đều
khẳng định, tư tưởng nhân văn của Hồ Chí Minh có một sức sống mãnh liệt
góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cho tự do, h a bình, công bằng, bình đẳng;
đồng thời làm cho văn hóa của các dân tộc ngày càng xích l i. Đây chính là
những cống hiến giá trị to lớn của Hồ Chí Minh trong xây dựng một nền văn

hóa yêu chuộng h a bình và công lý trên thế giới.
Trong những công trình trên, các tác giả đã đi sâu nghiên cứu những
nét cơ bản về cơ sở hình thành, những quan điểm cơ bản trong tư tưởng nhân
văn Hồ Chí Minh, khẳng định giá trị tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh trong
toàn bộ sự nghiệp cách m ng Việt Nam và thế giới nói chung cũng như trong
một số l nh vực đời sống xã hội. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên
cứu giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ
Chí Minh về bảo vệ an ninh, trật tự
Cuốn sách của Nguyễn Đình Tập, Viện Chiến lược và Khoa học
Công an - Bộ Công an (Chủ biên) (2005), Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo vệ

21


×