Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

đề thi thử THPTQG 2019 ngữ văn THPT chuyên sư phạm hà nội lần 2 có lời giải chi ti

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (352.01 KB, 6 trang )

SỞ GD & ĐT HÀ NỘI
THPT CHUYÊN SƯ PHẠM

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA – LẦN 2
NĂM HỌC 208 – 2019
Môn: Ngữ Văn
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề

Mục tiêu:
Kiến thức: Kiểm tra mức độ đạt chuẩn kiến thức của học sinh cụ thể như sau:
- Kiến thức làm văn, tiếng Việt
- Kiến thức văn học: Tác giả, tác phẩm.
- Kiến thức đời sống.
Kĩ năng:
- Kĩ năng đọc hiểu văn bản.
- Kĩ năng tạo lập văn bản (viết đoạn văn nghị luận xã hội, viết bài văn nghị luận văn học).
Phần I. Đọc hiểu
Các khu xử lý rác thải ở Đà Nẵng, Huế đang quá tải; còn hai bãi rác chôn lấp ở thành phố Hạ Long
thì đóng cửa vì ô nhiễm. Hà Nội mới trải qua một cuộc khủng hoảng khi người dân sống gần bãi rác chặn
xe đổ rác vào vùng họ sống. Quảng Ngãi, Hà Tĩnh cũng đã có những cuộc gặp căng thẳng giữa chính
quyền và người dân về bãi rác chôn lấp gây ô nhiễm.
Giải pháp "đối thoại" giữa nhân dân và chính quyền sẽ không bao giờ giải quyết triệt để được vấn đề,
nếu cách xử lý rác chủ đạo vẫn là chôn lấp. Chỉ có một cách, nhưng Việt Nam chưa bắt đầu.
Khi mới dọn đến thành phố tây nam nước Pháp, tôi thấy lá thư "mời" ra phường nhận túi đựng rác. Thư
nhắc nhở: "khi đi nhớ mang theo thẻ cư trú và một hóa đơn điện hoặc nước để chứng minh chỗ ở".
Khi tới nơi, tôi thấy khá nhiều người đã xếp hàng. Trong lúc chờ đợi, trò chuyện, tôi mới biết rằng
hàng năm thành phố có hai đợt phát túi đựng rác cho dân. Chính quyền khuyến khích mọi người phân loại
rác bằng cách tặng họ loại túi màu đen và màu vàng, dành cho rác tái chế và không tái chế, đủ dùng cả
năm.
Rồi gia đình tôi chuyển từ căn hộ chung cư xuống nhà đất. Chính quyền tặng thêm hai thùng đựng
rác miễn phí bằng nhựa. Một thùng đựng rác thường và một thùng đựng rác tái chế, mỗi thùng cỡ 240 lít.


Vì nhà có vườn nên chúng tôi còn được nhận thêm một thùng sử dụng để làm phân hữu cơ từ rác nhà bếp.
Các loại rác được nhân viên vệ sinh thu gom vào ngày khác nhau. Và được quy hoạch theo những địa
điểm tập kết khác nhau. Rác tái chế như đồ nhựa, bìa giấy và rác bẩn được thu dọn tại nhà; thùng nhận
quần áo cũ được đặt rải rác khắp thành phố; đồ đạc cũ như bàn ghế, tủ, tivi, tủ lạnh có bãi phế liệu riêng;
rác vườn lại được quy định tập kết ở khu khác. Đặc biệt, siêu thị nào cũng có thùng nhận các loại pin và
bóng đèn cũ - loại rác cần xử lý đặc biệt.
Người dân Pháp, từ bọn trẻ đi học, cũng có thể nhắc lại cho bố mẹ rằng lối sống của con người ảnh
hưởng tới môi trường, trái đất, hệ sinh thái, tác động trực tiếp tới sức khỏe của chính mình và thế hệ sau.
Việc tuân thủ phân loại rác thải một cách nghiêm túc, hoặc cao hơn là hạn chế thải rác, vừa hạn chế khối
lượng rác sinh ra vừa thúc đẩy việc tái chế.
Khi đi mua bánh mì, họ thường mang theo một túi giấy dùng rồi đựng bánh, để người bán hàng
không cần đưa thêm túi mới. Họ dùng nó đến khi rách mới thôi. Ý thức như vậy không đơn giản bởi họ
"sợ" khoản tiền phạt treo lơ lửng nếu vi phạm, nhẹ là 35-75 Euro, nặng là 150-450 Euro. Thái độ nghiêm
túc và có trách nhiệm với môi trường đã thành văn hóa từ lâu, và gia đình tôi cũng thấm lối sống đó rất tự
nhiên.
Nhiều người Việt Nam vẫn nghĩ rằng, ốc còn chưa lo nổi mình ốc, hơi đâu lo hộ toàn thiên hạ. Hay
là, bao nhiêu năm qua Việt Nam không phân loại rác mà vẫn sống tốt đấy thôi, có sao đâu. Nhưng đồng
thời, họ không ngừng phàn nàn, thành phố bẩn quá, sao mùa hè càng lúc càng nóng, mùa đông lạnh bất
thường, thời tiết càng ngày càng "giở chứng". Một số báo cáo khoa học cho biết, 2016 là năm khí hậu
toàn cầu nóng nhất kể từ năm 1880, và là năm thứ ba nhiệt độ trái đất tăng liên tiếp. Nếu con người tiếp
tục tạo ra khí nhà kính, nhiệt độ có thể tăng thêm 6 độ C trong thế kỷ này. Tới năm 2030, nạn lũ lụt sẽ
tăng lên gấp ba về quy mô và gấp nhiều lần về mức thiệt hại.
Số liệu từ Diễn đàn kinh tế thế giới: Đức dẫn đầu trong danh sách các quốc gia thực hiện tái chế rác của
dân chúng, theo sau là Áo, Hàn Quốc và xứ Wales. Bốn quốc gia này đã tái chế thành công từ 52%-56%


rác thải mỗi năm. Vậy mà tại Việt Nam, chúng ta vẫn còn loay hoay với câu hỏi có nên phân loại rác hay
không, nếu thực hiện có khả thi hay không.
Một túi nylon mất hơn 100 năm để phân hủy hoàn toàn, một chai nhựa cần gần 500 năm, còn một
chai thủy tinh sẽ cần hơn 4.000 năm. Nếu những chai nhựa và thủy tinh được tái chế, chúng ta đã góp

phần hạn chế rất lớn rác thải chôn lấp, tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng sản xuất những sản phẩm mới,
tạo thêm công ăn việc làm trong những xưởng tái chế. Và trên hết, ta đã đảm bảo một tương lai bền vững
cho con cháu mình. Người ta đã tính toán, nếu toàn bộ số báo giấy ở nước Mỹ được tái chế, họ cứu được
250 triệu cây xanh mỗi năm. Với Việt Nam, tôi tin con số này là rất nhiều khu rừng.
Quay trở lại câu hỏi về phân loại rác ở Việt Nam. Nó hoàn toàn khả thi nếu như người dân được
hướng dẫn kỹ lưỡng thông tin để thay đổi nhận thức qua các kênh từ trực tiếp tới online chứ không chỉ hô
hào cho có. Ngay tại nhiều chung cư cao cấp ở Hà Nội, mặc dù ban quản lý đã tích cực kêu gọi phân loại
rác, trang bị đầy đủ mấy loại thùng rác, nhưng người dân vẫn không thực hiện. Họ đưa ra nhiều lý do:
không biết phân loại thế nào, không có thói quen ấy, chẳng thấy ai làm cả, để làm gì...
Nỗ lực phân loại rác tại Việt Nam hồi đầu thế kỷ đã thất bại, và trở thành câu chuyện con gà quả
trứng: người dân giờ nhìn thấy chính quyền cho tất cả lên một xe chứa rác lớn, và tin rằng việc mình tự
phân loại là vô nghĩa; chính quyền cũng không phân loại xe chứa rác làm gì khi người dân không phân
loại từ đầu nguồn; và vì không phân loại tại nguồn, công nghệ xử lý rác thải đi theo thực trạng để mãi
dừng lại ở... chôn lấp.
Trong một nhận thức đúng đắn về môi trường, thì việc không phân loại rác là một tội. Nó khiến hành
vi đổ rác trở thành vô nghĩa. Em trai tôi đã trải nghiệm một hình phạt ở Anh. Một số bạn người Việt cùng
nhà không tuân thủ quy tắc phân loại rác của thành phố, bỏ tất vào một túi. Kết quả là họ phải sống chung
với rác suốt hai tuần vì bị cơ quan vệ sinh từ chối phục vụ. Từ đó về sau, không ai còn dám tái phạm.
Không bao giờ là quá muộn để bắt đầu một việc đúng đắn với quốc gia.
(Ngô Thị Phương Lê, Khủng hoảng rác. Vnexpress, 19/2/2019)
Câu 1: Nhận biết
Xác định thao tác lập luận được sử dụng hiệu quả nhất trong văn bản.
Câu 2: Nhận biết
Trong bài viết, người viết đã cảnh báo nguy cơ nào mà con người Việt Nam và thế giới hiện đại đang phải
đối mặt?
Câu 3: Nhận biết
Theo tác giả bài viết, việc phân loại rác thải và tái chế rác thải đem lại những lợi ích lớn lao và bền vững
nào?

Phần II. Làm văn

Câu 1: Vận dụng cao
Từ bài viết trên, anh/chị thấy bản thân mình cần phải làm gì để phát huy lợi ích to lớn và bền vững của
việc phân loại rác và tái chế rác.


Hãy trình bày ý kiến của mình trong đoạn văn khoảng 200 từ.
Câu 2: Vận dụng cao
Trong truyện ngắn “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Ngữ Văn 12, tập 2, NXB Giáo dục Việt Nam) có hai
sự kiện đánh dấu bước ngoặt cuộc đời, số phận của nhân vật Mỵ: Sự kiện Mỵ bị bắt về làm dâu gạt nợ
cho nhà thống lý Pá Tra và sự kiện Mỵ cắt dây trói cứu A Phủ.
Anh/chị hãy phân tích hai sự kiện đó. Nhận xét vai trò, ý nghĩa của các sự kiện này trong việc thể hiện giá
trị nội dung, tu tưởng của tác phẩm.
----------- HẾT ---------Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

( – Website đề thi – chuyên đề file word có lời giải chi tiết)

Quý thầy cô liên hệ đặt mua word: 03338.222.55

HƯỚNG DẪN GIẢI CHI TIẾT
Phần I. Đọc hiểu
Câu 1:
Phương pháp: căn cứ các thao tác lập luận đã học
Cách giải:
- Thao tác lập luận được sử dụng hiểu quả nhất: so sánh
Câu 2:
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn văn
Cách giải:
Nguy cơ người Việt Nam và thế giới phải đối mặt:
- Thành phố quá bẩn, mùa hè ngày càng nóng, mùa đông lạnh bất thường, thời tiết ngày càng “giở
chứng”.

- Khí hậu năm 2016 nóng nhất kể từ 1880 và là năm thứ ba nhiệt độ trái đất tăng liêp tiếp. Nếu con người
tiếp tục tạo ra khí nhà kính, nhiệt độ có thể tăng thêm 6 độ C trong thế kỉ này. Tới năm 2030, nạn lũ lụt sẽ
tăng lên gấp ba về quy mô và gấp nhiều lần về mức độ thiệt hại.
Câu 3:
Phương pháp: căn cứ nội dung đoạn văn
Cách giải:
Lợi ích phân loại rác:
- Việc tuân thủy phân loại rác thải một cách nghiêm túc, hoặc cao hơn là hạn chế thải tác vừa hạn chế
khối lượng tác sinh ra vừa thúc đẩy việc tái chế.
- Nếu những chai nhựa và thủy tinh được tái chế, chúng ta đã góp phần hạn chế rất lớn tác thải chôn lấp,
tiết kiệm nhiên liệu và năng lượng sản xuất những sản phẩm mới, tạo them công ăn việc làm trong những
xưởng tái chế.
- Đảm bảo tương lai bền vững cho con cháu mình.
- Nếu tái chế toàn bộ giấy ở Mĩ có thể cứu được 250 triệu cây xanh mỗi năm.
Câu 4:


Phương pháp: phân tích, lý giải
Cách giải:
- Đồng tình với quan điểm trên
- Vì: Không phân loại rác thải được coi là một “tội” bởi đó là cái tội không ý thức được tầm quan trọng
của việc phân loại rác có ý nghĩa to lớn trong việc xử lí và tái chế rác thải. Từ đó cũng có vai trò quan
trọng trong việc bảo vệ môi trường sống của mỗi chúng ta và thế hệ tương lai.
Phần II. Làm văn
Câu 1.

động bảo vệ môi trường sống cho thế hệ
Câu 2.
Phương pháp: phân tích, tổng hợp
Cách giải:

• Giới thiệu tác giả, tác phẩm
- Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hàng đầu của nền văn học hiện đại Việt Nam, là nhà văn
có biệt tài nắm bắt rất nhanh nhạy những nét riêng trong phong tục, tập quán của những miền đất mà ông
đã đi qua. Ông có giọng văn kể chuyện hóm hỉnh, rất có duyên và đầy sức hấp dẫn; có vốn ngôn ngữ bình
dân phong phú và sử dụng nó rất linh hoạt, đắc địa.
- Truyện ngắn Vợ chồng A Phủ được sáng tác năm 1952, in trong tập Truyện Tây Bắc – tập truyện được
tặng giải Nhất – Giải thưởng Hội văn nghệ Việt Nam 1954 – 1955. Tập Truyện Tây Bắc gồm ba truyện:
Mường Giơn, viết về dân tộc Thái; Cứu đất cứu mường, viết về dân tộc Mường; Vợ chồng A Phủ, viết về
dân tộc Mèo (Mông) – mỗi truyện có một dáng vẻ, sức hấp dẫn riêng, nhưng đọng lại lâu bền trong kí ức
của nhiều người đọc là truyện Vợ chồng A Phủ.
• Giới thiệu nhân vật
- Nhan sắc: “trai đến đứng nhẵn chân vách đầu buồng Mị” -> nhan sắc rực rỡ ở tuổi cập kê.
- Tài năng: thổi sáo, thổi lá. Hay đến mức có biết bao nhiêu người mê, ngày đêm thổi sáo đi theo Mị.
- Phẩm chất tốt đẹp: Khi bố mẹ Mị hết đời chưa trả được món nợ cho thống lí Pá Tra, thống lí Pá Tra định
bắt Mị về làm con dâu gạt nợ:
+ Hiếu thảo:“ Con sẽ làm nương ngô giả nợ thay cho bố”
+ Tự tin vào khả năng lao động: “Con nay đã biết cuốc nương làm ngô”
+ Khao khát tự do: “Bố đừng bán con cho nhà giàu”
-> Xứng đáng được hưởng hạnh phúc nhưng lại bị xã hội của tiền quyền, cường quyền và thần quyền vùi
dập, đẩy vào ngã rẽ tăm tối.
• Phân tích hai sự kiện
Sự kiện 1: Mị bị bắt về làm dâu nhà thống lí Pá Tra


- Nguyên nhân:
+ Do món nợ truyền kiếp: bố Mị có vay tiền của bố thống lí Pá Tra.
+ Vì Mị bị A Sử lừa bắt về do hủ tục cướp vợ của người dân tộc thiểu số.
Thân phận bi kịch bắt đầu từ đây
* Khi mới về làm dâu:
- Xuất hiện ý thức phản kháng:

+ “Có đến mấy tháng trời đêm nào Mị cũng khóc” -> phản kháng yếu ớt.
+ Muốn tự tử -> phản kháng mạnh mẽ.
* Khi làm dâu đã quen:
- Nỗi khổ về thể xác:
+ Thời gian của Mị chỉ được tính bằng công việc, các công việc nối tiếp nhau, việc này chồng lên việc
kia. Mị trở thành một cỗ máy, công cụ lao động, mất hết ý niệm về thời gian.
+ Mị tưởng mình cũng là con trâu, con ngựa; thậm chí còn không bằng con trâu con ngựa.
- Nỗi khổ về tinh thần:
+ Thể hiện qua những câu văn tả thực trầm buồn mở đầu tác phẩm: “Ai cố việc ở xa về…”, “lúc nào cũng
cúi mặt, mặt buồn rười rượi”.
+ Biện pháp so sánh: Mị - con trâu, con ngựa; Mị - con rùa lùi lũi nuôi trong xó cửa. -> vật hóa nặng nề.
+ Hình ảnh ẩn dụ: căn buồng Mị ở “kín mít, chỉ có một cửa sổ lỗ vuông bằng bàn tay, lúc nào nhìn ra
cũng chỉ thấy mờ mờ trăng trắng không biết là sương hay là nắng” -> giống như ngục thất giam cầm
cuộc đời Mị, giống như nấm mồ chôn vùi tuổi thanh xuân, chôn vùi hạnh phúc của Mị.
Giá trị hiện thực và nhân đạo:
- Giá trị hiện thực : Phơi bày thực trạng xã hội phong kiến miền núi lúc bấy giờ.
- Giá trị nhân đạo:
+ Bày tỏ sự đồng cảm, xót thương cho những số phận dưới ách thống trị của bọn phong kiến miền núi.
+ Lên án, phê phán những thế lực tàn bạo đã chà đạp lên quyền sống của con người.
Sự kiện 2: Mị cắt dây trói cứu A Phủ
* Tình huống gặp gỡ giữa Mị và A Phủ
- A Phủ: trong khi đi chăn bò cho nhà thống lí Pá Tra do mải bẫy nhím nên để hổ vồ mất một con bò -> bị
trói đứng.
- Mị: Sau đêm tình mùa xuân Mị rơi vào trạng thái tê liệt về tinh thần. Hàng đêm ngồi cạnh bếp lửa (cạnh
chỗ A Phủ bị trói) hơ tay hơ chân.
-> Hai người gặp gỡ nhau.
* Sự thức tỉnh của Mị:
- Nguyên nhân:
+ Giọt nước mắt A Phủ “giọt nước mắt lấp lánh bò xuống hai hõm má đã xám đen lại”.
- Diễn biến tâm trạng:

+ Mị từ cõi quên trở về cõi nhớ, nhớ về kí ức đau khổ -> thương mình -> thương người.
+ Mị từ cõi vô thức dần sống lại ý thức, nhận ra dấu hiệu về cái chết -> càng thương hơn -> thương người
lấn át cả thương thân -> Hành động cắt dây cởi trói.
+ Mị hốt hoảng, sợ hãi -> thúc đẩy bản năng tự vệ tích cực của Mị -> Mị vùng chạy theo A Phủ.
Giá trị nội dung:
- Giá trị hiện thực:
+ Phơi bày, phản ánh một cách chân thực số phận cực khổ của người dân lao động Tây Bắc dưới ách áp
bức của giai cấp thống trị miền núi.
- Giá trị nhân đạo:
+ Đồng cảm, xót thương với số phận khổ đau của nhân vật Mị dưới ách áp bức của giai cấp thống trị miền
núi.
+ Lên án, phê phán mạnh mẽ giai cấp thống trị miền núi đã đẩy con người vào tình cảnh khốn cùng.
+ Phát hiện, trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của tâm hồn Mị: sức sống tiềm tàng trong đêm tình mùa xuân và
sức sống mạnh mẽ trong đêm mùa đông.
+ Tìm hướng giải thoát cho cuộc đời nhân vật: dũng cảm đứng lên chống lại cường quyền, tiền quyền,
thần quyền để giải phóng bản thân; tham gia du kích.


• Nhận xét về vai trò của các sự kiện này trong việc thể hiện giá trị nội dung, tư tưởng của tác phẩm:
- Các sự kiện không chỉ lột tả chân thực nhân vật mà còn giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung
người lao động miền núi trước Cách mạng.
- Sự kiện thể hiện nhân sinh quan của tác giả về con người và xã hội.
Hai sự kiện trên còn thể hiện biệt tài của tác giả trong việc nắm bắt các vấn đề cốt yếu, để từ đó bộc lộ
tính cách cũng như số phận của nhân vật.
• Tổng kết



×