Tải bản đầy đủ (.docx) (193 trang)

Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng mỹ sau chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1960)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.3 MB, 193 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ THỊ THU HẰNG

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG
MỸ SAU CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ HAI
(TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1960)

Ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 9229011

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS. TS. TRẦN THỊ VINH

Hà Nội - 2019


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các tư
liệu được sử dụng trong luận án hoàn toàn trung thực, khách quan và có
nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng
được công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án

Lê Thị Thu Hằng

ii




LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Trần Thị Vinh,
giáo viên hướng dẫn, người đã ủng hộ ý tưởng nghiên cứu khoa học của tôi
và là chỗ dựa tinh thần quan trọng giúp tôi hoàn thành luận án này.
Tôi xin chân thành cảm ơn lãnh đạo Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã tạo
điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và công tác, các thầy cô
trong Viện Sử học, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử,
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm
Hà Nội và đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Châu Mỹ đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin gửi lời biết ơn sâu sắc tới gia đình tôi, chồng, các con và
bạn bè thân thiết đã là nguồn động viên lớn lao và động lực để tôi hoàn thành
luận án này.
Xin chân thành cảm ơn!

iii


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..........................................................iv
DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU...........................................................v
MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án.......................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án........................................4
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án...................5
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án..................................................6

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án................................................. 7
7. Cơ cấu của luận án.................................................................................. 9
CHƯƠNG 1-TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ........10
1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước.................................................10
1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài.................................................12
1.2.1. Công trình về những vấn đề lý thuyết.............................................13
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kinh điển...............................................15
1.2.3. Các công trình nghiên cứu đương đại............................................. 19
1.2.4. Các công trình nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến 22
1.2.5. Các công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ28
Một số nhận xét......................................................................................... 32
CHƯƠNG 2-CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ PHÁT TRIỂN
CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ..................................................................35
2.1. Cơ sở lý luận về xã hội tiêu dùng.................................................... 35
2.1.1. Khái niệm xã hội tiêu dùng............................................................. 35
2.1.2. Các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng........37
2.2. Cơ sở lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ........................................... 43
2.2.1. Thời kỳ lập quốc (1620-1775).........................................................43


2.2.2. Thời kỳ Cách mạng Mỹ (1776-1854)............................................. 45
2.2.3. Thời kỳ đầu công nghiệp hóa (1885-1920).....................................47
2.3. Cơ sở hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960........52
2.3.1. Yếu tố chính trị................................................................................52
2.3.2. Yếu tố kinh tế..................................................................................57
2.3.3. Yếu tố xã hội...................................................................................61
Tiểu kết chương 2...................................................................................... 66
CHƯƠNG 3-SỰ VẬN ĐỘNG CỦA XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ (1945 1960)................................................................................................................67
3.1. Những thay đổi trong phương thức tiêu dùng của nước Mỹ
(1945-1960)............................................................................................... 67

3.1.1. Thay đổi về nhà ở............................................................................67
3.1.2. Thay đổi về phương tiện di chuyển.................................................72
3.1.3. Thay đổi về thiết bị tiêu dùng tiết kiệm lao động............................78
3.1.4. Thay đổi về các loại hình giải trí.....................................................85
3.2. Sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ...............88
3.2.1. Quảng cáo và truyền thông............................................................. 89
3.2.2. Thẻ tín dụng.................................................................................... 94
3.2.3. Trung tâm thương mại.....................................................................97
3.2.4. Phương thức chăm sóc và giáo dục trẻ em....................................102
Tiểu kết chương 3.................................................................................... 106
CHƯƠNG 4-MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ XÃ HỘI TIÊU DÙNG MỸ.....108
4.1. Tác động của xã hội tiêu dùng Mỹ................................................108
4.1.1. Tác động kinh tế............................................................................108
4.1.2. Tác động xã hội.............................................................................114
4.1.3. Tác động môi trường.....................................................................124
4.2. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ và gợi ý cho Việt Nam129

ii


4.2.1. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960.....129
4.2.2. Xu hướng tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay.....................................135
4.2.3. Một số gợi ý đối với Việt Nam......................................................142
Tiểu kết chương 4.................................................................................... 148
KẾT LUẬN..................................................................................................149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.............................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................154

ii



PHẦN PHỤ LỤC...............................................................................................

7


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AT&T - American Telephone &

Tập đoàn viễn thông Mỹ

Telegraph
CEDA - Clean Energy Deployment

Cơ quan triển khai năng lượng sạch

Administration
DDT – Dichloro Diphenyl Trichloroethane Thuốc trừ sâu
EPA - Environmental Protection

Hiệp hội bảo vệ môi trường Mỹ

Agency
FHA - Federal Housing Administration

Cơ quan quản lý nhà liên bang

G.I. Bill - Genera Issue Bill


Luật dành cho cựu chiến binh Mỹ

IMF - International Monetory Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

IT&T - International Telephone and

Tập đoàn viễn thông quốc tế

Telegraph
LEED - Leadership in Energy and

Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế về

Environmental Design

kiến trúc xanh

MIT - Massachusetts Institute of

Viện công nghệ Masachusettes

Technology
NATO - The North Atlantic Treaty

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại

Organization


Tây Dương

NDEA - National Defense Education

Luật giáo dục quốc phòng

Act
NPR - National Public Radio

Đài phát thanh quốc gia

OECD - Organisation for Economic

Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế

Co-operation and Development


DANH MỤC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU
1.Hình 2.1.Bùng nổ trẻ sơ sinh thời kỳ hậu chiến..........................................

171

2.Hình 2.2.Số trẻ em được sinh ra mỗi năm ở Mỹ (1940-1980)....................

61

3.Hình 3.1.Nhà ở khu đô thị Levittown, Pennsylvania.................................

171


4.Hình 3.2.Tỉ lệ hộ gia đình Mỹ sở hữu xe hơi và sở hữu nhà (18901980)...............................................................................................................

72

5.Hình 3.3.Một số mẫu xe hơi phổ biến trong thập niên 1950.......................

172

6.Hình 3.4.Căn bếp Mỹ thập niên 1950........................................................

172

7.Hình 3.5.Giấc mơ Mỹ thập niên 1950.........................................................

173

8.Hình 3.6.Rạp chiếu phim ngoài trời cho các gia đình đi xe hơi..................

174

9.Bảng 3.1.Một số nhà hàng ăn nhanh nổi tiếng ra đời trong thập niên
1950.................................................................................................................

82

10.Bảng 3.2.Các trung tâm thương mại được xây dựng ở Mỹ thập niên
1950.................................................................................................................

174


11.Hình 4.1.Diện tích nhà trung bình ở Mỹ qua các năm (1980-2013)..........

116

12.Hình 4.2.Thời gian làm việc trung bình của một số quốc gia phát triển,
năm 2014.......................................................................................................

175

13.Hình 4.3.Kỳ nghỉ và ngày nghỉ được trả lương của Mỹ so với các nước
OECD..............................................................................................................

176

14.Bảng 4.1.Một vài số liệu về mức tiêu dùng của người Mỹ........................ 176
15.Bảng 4.2.Mô hình mua sắm xanh ở Mỹ.....................................................

178


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã trở thành quốc gia đang phát triển
với mức thu nhập trung bình trong một nền kinh tế năng động và có mức hội
nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới. Với dân số gần 95 triệu người, Việt
Nam hiện là nước đông dân thứ 14 trên thế giới [5] và đang bước vào thời kỳ
cơ cấu dân số vàng với tỷ lệ thanh thiếu niên cao nhất trong lịch sử của Việt
Nam. Cơ cấu dân số này sẽ vừa là lực lượng sản xuất chủ lực, vừa là lực
lượng tiêu dùng chính trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Dân số trong độ tuổi lao động tăng nhanh đã giúp cho thị trường tiêu thụ được
mở rộng. Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thị
trường hóa nền kinh tế, đô thị hóa ở Việt nam đã diễn ra nhanh hơn. Mục tiêu
đến năm 2020, dân số đô thị sẽ là khoảng 44 triệu người, chiếm 45% dân số
cả nước, năm 2025 dân số đô thị sẽ là khoảng 52 triệu người, chiếm 50% dân
số cả nước [28]. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thường xuyên ở mức cao đi kèm
với sự cải thiện chất lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật cũng như hạ tầng xã hội
là điều kiện làm gia tăng chất lượng đời sống mọi mặt của cư dân đô thị, tạo
nên sức hút mạnh cho các dòng di dân lớn từ nông thôn vào đô thị. Thêm vào
đó, sự xuất hiện nhiều đô thị mới do sự hình thành các khu công nghiệp, khu
kinh tế, khu thương mại, trung tâm hành chính... khiến cho tỷ trọng dân cư đô
thị ở Việt Nam tăng nhanh hơn nhiều so với các thời kỳ trước [10].
Sự phát triển dân số cùng quá trình dịch chuyển dân cư vào các trung tâm
đô thị lớn đang tạo ra những ảnh hưởng quan trọng đến thói quen tiêu dùng tại
Việt Nam. Việc gia tăng lực lượng lao động và hộ gia đình hạt nhân sẽ là
động lực kích thích tiêu dùng và đưa tiêu dùng trở thành một yếu tố lớn trong
tổng thể nền kinh tế. Điều đó không chỉ tạo điều kiện gia tăng về số lượng
hàng tiêu dùng và dịch vụ mà còn đa dạng hóa về chủng loại, hình thức,


khuyến khích các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động sang nhiều ngành nghề,
lĩnh vực, nâng cao đổi mới chất lượng sản phẩm, tận dụng tối đa lợi thế của
thị trường. Bên cạnh đó, những tiện ích về cơ sở hạ tầng và sự kết nối xã hội
thuận lợi đã tạo điều kiện làm gia tăng năng lực mua sắm và thay đổi hành vi
tiêu dùng của người Việt. Lối tiêu dùng của người Việt đang chuyển mạnh từ
tầm tiêu dùng của một nước nông nghiệp sang lối tiêu dùng của một xã hội
công nghiệp.
Do điều kiện sinh hoạt vật chất và tinh thần thay đổi, thu nhập và mức
sống được cải thiện, hệ thống dịch vụ xã hội được mở rộng nên dân cư đô thị
có nhiều cơ hội để phát triển, hoàn thiện văn hóa và lối sống của mình. Trong

đó, biểu hiện rõ nhất là chi tiêu cho nhà ở, giáo dục - đào tạo, y tế, thông tin,
văn hóa, du lịch, văn học nghệ thuật....trong tổng cơ cấu chi tiêu của các gia
đình ở đô thị đang ngày càng cao hơn so với trước. Các đô thị đang hình
thành một cấu trúc đa văn hóa, gắn với quá trình phân hóa xã hội và đa dạng
hóa thành phần dân cư [10].
Nước Mỹ cũng đã từng trải qua thời kỳ công nghiệp hóa với sự bùng nổ
kinh tế, đô thị và dân số trong 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trở
thành quốc gia có đặc trưng là một xã hội tiêu dùng hiện đại bậc nhất thế giới.
Thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai, từ năm 1945 đến năm 1960, được
xem là thời kỳ vàng của nước Mỹ. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao dẫn đến
những thay đổi xã hội lớn chưa từng thấy, cho phép người Mỹ phá vỡ những
khuôn khổ của lối sống cũ. Sự hưng thịnh của nền kinh tế cùng với sự phát
triển của các công cụ chính sách trên nhiều phương diện trong hơn một thập
kỷ này đã đưa đời sống tiêu dùng của nước Mỹ đến một cấp độ mới. Nước
Mỹ bước vào thời kỳ khi các giá trị tiêu dùng thống lĩnh và chi phối nền kinh
tế, văn hóa, xã hội Mỹ. “Cuộc sống tươi đẹp” được định nghĩa bằng các giá trị
kinh tế hay đời sống vật chất. Cuộc sống của người lao động Mỹ cũng thay
đổi mạnh mẽ cùng với sự chuyển mình của một nước Mỹ được công nghiệp
2


hóa với số người tham gia vào các ngành dịch vụ ngày một gia tăng. Sự phát
triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai
một mặt đã tạo ra chất xúc tác thúc đẩy sản xuất, khoa học kỹ thuật, nâng cao
mức sống, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây bất ổn kinh tế,
xã hội và môi trường cho quốc gia này trong những thập kỷ sau.
Do vậy, việc nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn 1945-1960 và tác
động đa chiều của nó đến nước Mỹ trong những thập kỷ tiếp theo có ý nghĩa
cấp thiết về khoa học và thực tiễn đối với Việt Nam. Về khoa học, việc nghiên
cứu làm rõ những vấn đề cốt lõi về sự phát triển của xã hội tiêu dùng từ góc

độ lịch sử vẫn còn là một khoảng trống trong các công trình nghiên cứu về
Mỹ ở Việt Nam. Về thực tiễn, việc nghiên cứu đánh giá những tác động của
xã hội tiêu dùng Mỹ và những ảnh hưởng lâu dài của nó sẽ góp phần nhận
diện, giải mã xu hướng phát triển của xã hội và văn hóa tiêu dùng ở Việt Nam
hiện nay để từ đó đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất phát từ nhận định này, tác giả đã lựa
chọn vấn đề về xã hội tiêu dùng Mỹ làm đề tài nghiên cứu, đặc biệt là thời kỳ
sau Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm 1960), khi nước Mỹ
đang trong giai đoạn hưng thịnh về kinh tế và thực thi chính sách khuyến
khích tiêu dùng, nhằm tăng cường tri thức về lịch sử Mỹ và gợi mở cho Việt
Nam nhiều gợi ý quan trọng trong việc định hướng chính sách về phát triển
kinh tế, văn hóa tiêu dùng hiện nay và trong những thập niên tới phù hợp với
xu thế phát triển chung của thế giới.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu
dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960). Trên cơ sở đó, luận án đánh giá
những tác động của xã hội tiêu dùng đối với sự phát triển của nước Mỹ và đưa
ra những gợi ý kinh nghiệm cho Việt Nam.


2.2. Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ
yếu sau:
- Hệ thống hóa tư liệu trong và ngoài nước có liên quan đến xã hội
tiêu dùng Mỹ
- Phân tích cơ sở lý thuyết về xã hội tiêu dùng Mỹ và những yếu tố
chi phối, tác động đến sự hình thành của xã hội tiêu dùng Mỹ trong
thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai
- Phân tích sự vận động và thay đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ trong

giai đoạn 1945 – 1960 để thấy rõ xu hướng tiêu dùng của quốc gia
này và những vấn đề đặt ra
- Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của xã hội tiêu dùng
đối với nước Mỹ và đưa ra những gợi ý cho Việt Nam trong quá
trình công nghiệp hóa, hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận án tập trung nghiên cứu về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng ở
nước Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (từ năm 1945 đến năm
1960).
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian, luận án nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ; những biến đổi mạnh
mẽ về điều kiện phát triển, sự vận động và hệ quả của xã hội tiêu dùng Mỹ
trong phạm vi 50 bang của nước Mỹ giai đoạn hậu Chiến tranh thế giới thứ
hai.
- Về thời gian, luận án tập trung nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội tiêu
dùng Mỹ thời kỳ hậu Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 - 1960). Tuy nhiên,
để có một cách nhìn tổng thể trong tiến trình lịch sử nhằm rút ra những đánh


giá, kết luận xác đáng, tác giả cũng đề cập đến một số nội dung liên quan đến
giai đoạn trước và sau thời gian nêu trên. Luận án chọn thời điểm nghiên cứu
xã hội tiêu dùng Mỹ bắt đầu từ năm 1945 vì đây là năm Chiến tranh thế giới
thứ hai kết thúc, đánh dấu sự khởi đầu một thời kỳ lịch sử mới của nước Mỹ
khi bước vào thời kỳ hoàng kim của sản xuất công nghiệp và sự bùng nổ của
nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong thập niên 1930 do khủng hoảng kinh tế và
thời kỳ Chiến tranh thế giới thứ hai (1939-1945). Thời điểm nghiên cứu được
lựa chọn kết thúc vào năm 1960 vì đây là thời điểm kết thúc 15 năm nước Mỹ
tập trung phát triển kinh tế - xã hội vượt bậc, là thời kỳ người dân thực hiện
“Giấc mơ Mỹ” của họ. Đây được xem là thời kỳ nền kinh tế Mỹ đạt được tốc

độ tăng trưởng cao và ổn định xã hội thời kỳ hậu chiến, trước khi chuyển sang
những năm 60 của thế kỷ XX với những biến động lớn trong đời sống kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội.
- Về nội dung, luận án sẽ tổng quan tình hình nghiên cứu xã hội tiêu dùng Mỹ;
phân tích những yếu tố tác động đến sự phát triển và quá trình vận động của
xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ 1945-1960; đánh giá tác động của xã hội tiêu
dùng đến nước Mỹ trong thời kỳ này và ảnh hưởng của nó trong những thập
kỷ sau để từ đó rút ra một số gợi ý cho Việt Nam.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1.

Phương pháp luận

Luận án sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và phương pháp duy vật
lịch sử để nghiên cứu, phân tích, đánh giá và rút ra các kết luận nhằm làm rõ
mối liên hệ và các tác động của bối cảnh lịch sử đối với xã hội Mỹ trong thời
kỳ 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
4.2.

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ
đạo được sử dụng trong luận án nhằm giải quyết những nhiệm vụ
của luận án. Tác giả sử dụng phương pháp lịch sử để tái hiện trung


thực bức tranh về xã hội Mỹ từ năm 1945 đến năm 1960. Phương
pháp logic được sử dụng kết hợp để luận giải các vấn đề trong lịch
sử và tìm ra bản chất, sự vận động không ngừng của xã hội tiêu
dùng Mỹ.

- Phương pháp so sánh cũng được vận dụng nhằm làm rõ các mô hình
trước và sau Chiến tranh thế giới thứ hai của xã hội tiêu dùng Mỹ để
từ đó có thể thấy được những đặc trưng của xã hội tiêu dùng Mỹ
thời kỳ này. Ngoài ra, luận án còn sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu khác như phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề đặt ra trong luận án.
4.3.

Nguồn tài liệu

- Tài liệu gốc: luận án được xây dựng dựa trên nguồn tài liệu gốc là
các công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn về xã hội tiêu dùng
Mỹ nói chung và xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ sau Chiến tranh thế
giới thứ hai, trong đó có nhiều công trình của các nhà nghiên cứu có
uy tín trong các lĩnh vực sử học, xã hội học, nhân học, kinh tế học...
- Tài liệu khác: luận án cũng được xây dựng dựa trên những nghiên
cứu khác như các báo cáo, số liệu thống kê chính thức của Chính
phủ Mỹ và các sách chuyên khảo, chuyên luận, luận án tiến sĩ, các
bài nghiên cứu đăng trên các tạp chí chuyên ngành, các trang thông
tin trong và ngoài nước bằng tiếng Việt và tiếng Anh cập nhật tình
hình liên quan đến nội dung của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Luận án là công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống ở Việt Nam
về quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ giai đoạn hậu Chiến
tranh thế giới thứ hai (1945-1960), giai đoạn nước Mỹ hưng thịnh
về kinh tế và phát triển các chính sách khuyến khích tiêu dùng.


- Luận án làm rõ một số vấn đề về sự phát triển của xã hội tiêu dùng,
vấn đề còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam; phân

tích nền tảng kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của xã hội tiêu dùng
Mỹ giai đoạn 1945-1960; chỉ ra sự vận động và tác động của xã hội
tiêu dùng đến sự thay đổi tư duy, nhu cầu và hành động của người
tiêu dùng Mỹ; phân tích những tác động tích cực và tiêu cực của
việc khuyến khích tiêu dùng ở Mỹ để từ đó rút ra một số gợi ý chính
sách cho Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần bổ sung vào các nghiên
cứu xã hội tiêu dùng Mỹ cũng như việc giảng dạy lịch sử kinh tế,
lịch sử xã hội và lịch sử văn hóa Mỹ.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Việc nghiên cứu quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong
khoảng 15 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945-1960) có ý nghĩa lý
luận và thực tiễn sâu sắc.
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án tập trung vào những vấn đề cốt lõi về sự phát triển của xã hội tiêu
dùng Mỹ nhằm:
- Tổng hợp, làm rõ một số vấn đề về sự phát triển của xã hội tiêu dùng, vấn đề
còn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Hệ thống lại lịch sử
phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ từ đầu thế kỷ XX cho đến thời kỳ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nghiên cứu và khai thác các nguồn tư liệu để phân tích những nhân tố tác
động đến sự bùng nổ của xã hội tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến, từ năm 1945
đến năm 1960.
- Tìm hiểu và lý giải những quan niệm, tư duy chi phối và dẫn dắt khuynh
hướng tiêu dùng ở Mỹ thời kỳ hậu chiến.


- Đánh giá những ảnh hưởng của xã hội tiêu dùng Mỹ nhằm rút ra những gợi ý
cho Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế và phát triển xã hội.
Bằng việc phục dựng lại một giai đoạn lịch sử được xem là thời kỳ vàng

của nước Mỹ với những thành tựu kinh tế, xã hội, văn hóa và sự thay đổi
trong quan niệm, tư duy về lối sống tiêu dùng có tác động và ảnh hưởng lâu
dài đến các thập kỷ sau của nước Mỹ, luận án góp phần bổ sung vào việc
nghiên cứu lịch sử Mỹ ở Việt Nam qua cách tiếp cận vấn đề tiêu dùng trong
xã hội Mỹ thời kỳ 1945-1960.
Luận án sẽ góp phần làm sáng rõ những vấn đề cơ bản cũng như tính hai
mặt của một xã hội tiêu dùng phát triển nhất thế giới. Đây cũng là một cố
gắng lấp vào khoảng trống trong các nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ ở
Việt Nam và gợi ý về những định hướng cho sự phát triển của kinh tế tiêu
dùng tại Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc nghiên cứu về xã hội tiêu dùng Mỹ thời hậu chiến với những mặt tích
cực và tiêu cực của nó có thể đem lại những gợi ý cho Việt Nam trong việc
điều chỉnh chiến lược sản xuất và tiêu dùng để đưa ra định hướng chính sách
phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa ba mặt kinh tế, xã hội
và phát triển bền vững cho Việt Nam.
Nghiên cứu về “Quá trình phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến
tranh thế giới thứ hai (1945 -1960)” với phương châm khuyến khích tiêu dùng
và những vấn đề đặt ra sẽ gợi mở cho Việt Nam nhiều gợi ý quan trọng trong
quá trình phát triển kinh tế, xã hội và hội nhập với xu thế phát triển chung của
thế giới, tiến tới việc định hình cho một nền văn hoá tiêu dùng bền vững ở
Việt Nam. Ngoài việc phục vụ cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về lịch
sử Mỹ, kết quả nghiên cứu của luận án có thể gợi mở những yếu tố văn hoá,
xã hội tác động đến quan niệm về tiêu dùng của người Mỹ và sự thay đổi của
nó theo thời gian nhằm tạo lập ý tưởng trong việc hợp tác kinh doanh với Mỹ,


giúp các doanh nghiệp Việt Nam hiểu thêm về tâm lý và nhu cầu trong xu
hướng tiêu dùng ở Mỹ trong quan hệ kinh tế song phương.
7. Cơ cấu của luận án

Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án gồm 4 chương chính:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề. Từ việc hệ thống hóa
tư liệu nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài luận án, tác giả
phân tích, đánh giá tư liệu trên các phương diện như cách tiếp cận, phương
pháp nghiên cứu, nội dung nghiên cứu, giá trị tham khảo đối với đề tài luận án
để từ đó xây dựng luận cứ cho việc đi sâu phân tích những vấn đề mà luận án
đặt ra.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và thực tiễn về sự phát triển của xã hội tiêu
dùng Mỹ (từ năm 1945 đến năm 1960). Chương 2 nêu định nghĩa về xã hội
tiêu dùng, các lý thuyết về sự tồn tại và phát triển của xã hội tiêu dùng và khái
quát lịch sử của xã hội tiêu dùng Mỹ. Tiếp đến, chương phân tích những yếu
tố làm tiền đề cho quá trình hình thành xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến tranh
thế giới thứ hai.
Chương 3. Sự vận động của xã hội tiêu dùng Mỹ (1945-1960). Chương 3
đi sâu phân tích những thay đổi của xã hội tiêu dùng Mỹ, thể hiện ở một số
phương thức tiêu dùng của người Mỹ thời kỳ hậu chiến, đồng thời lý giải sự
thay đổi này qua sự phát triển của các công cụ thúc đẩy tiêu dùng ở Mỹ.
Chương 4. Một số nhận xét về xã hội tiêu dùng Mỹ. Chương 4 nêu một số
đặc điểm cơ bản của xã hội tiêu dùng Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và
những tác động của nó đến sự phát triển của nước Mỹ trên một số phương
diện. Từ đó, luận án liên hệ với xu hướng tiêu dùng hiện tại ở Việt Nam và
đưa ra một số gợi ý cho Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội.


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
1.1.

Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nước Mỹ thời hậu chiến đã đạt được những thành tựu kinh tế - xã hội


mới, tạo tiền đề cho sự bùng nổ của một xã hội tiêu dùng Mỹ hiện đại. Qua
quá trình nghiên cứu và tham khảo tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau, chúng
tôi nhận thấy hiện nay chưa có tài liệu nào tại Việt Nam nghiên cứu cụ thể,
trực tiếp về xã hội tiêu dùng Mỹ cùng với những biến động của nó trong thế
kỷ XX. Tuy nhiên, có thể thấy có một số tư liệu quan trọng về quá trình phát
triển của chủ nghĩa tư bản bởi đây là tiền đề cho sự ra đời của xã hội tiêu
dùng. Cụ thể, đó là các nghiên cứu của tác giả Đỗ Lộc Diệp như Chủ nghĩa tư
bản ngày nay: Tự điều chỉnh kinh tế [7] xuất bản năm 1992, Chủ nghĩa tư bản
ngày nay – mâu thuẫn nội tại, xu thế, triển vọng [8] xuất bản năm 2003, Chủ
nghĩa tư bản đầu thế kỷ 21 [9] xuất bản năm 2003, Chủ nghĩa tư bản đương
đại – Mâu thuẫn và vấn đề [25] của tác giả Nguyễn Khắc Thân xuất bản năm
1996. Đây là những nghiên cứu làm rõ đặc điểm và mâu thuẫn nội tại của chủ
nghĩa tư bản tác động đến chiều hướng vận động chung và những mặt sinh
hoạt xã hội, chủ yếu từ nửa sau thế kỷ XX. Những nghiên cứu này là cơ sở
cho chúng tôi thấy được cơ chế vận động của chủ nghĩa tư bản hiện đại cùng
những tiềm năng và giới hạn, hay những mặt tích cực và tiêu cực của nó.
Công trình Chủ nghĩa tư bản thế kỷ XX và thập niên đầu thế kỷ XXI – Một
cách tiếp cận từ lịch sử [40] của tác giả Trần Thị Vinh viết năm 2011 là
nghiên cứu tập trung vào những vấn đề quan trọng nhất trong lịch sử phát
triển chủ nghĩa tư bản trong bối cảnh chung của lịch sử thế giới. Cuốn sách đã
hệ thống lại các giai đoạn trong tiến trình phát triển của chủ nghĩa tư bản, từ
buổi ban đầu của thế kỷ XX qua hai cuộc chiến tranh thế giới đến thời kỳ hậu
chiến và toàn cầu hóa đầu thế kỷ XXI. Trong cuốn sách này, tác giả Trần Thị


Vinh đã dành một chương đi sâu nghiên cứu và phân tích sự phát triển của
chủ nghĩa tư bản ở Mỹ với tư cách là một siêu cường đóng vai trò chủ chốt
trong hệ thống kinh tế, chính trị toàn cầu với những ảnh hưởng tích cực và
tiêu cực của nó đến tiến trình lịch sử thế giới. Cuốn sách là tư liệu nghiên cứu

ngắn gọn, súc tích về các giai đoạn trong lịch sử hiện đại Mỹ, là cơ sở để
chúng tôi nhìn nhận bối cảnh, nguyên nhân và động lực cho quá trình phát
triển và bùng nổ của xã hội tiêu dùng Mỹ trong giai đoạn lịch sử mà luận án
nghiên cứu là từ năm 1945 đến năm 1960.
Viết về lịch sử Mỹ, cuốn Liên bang Mỹ: đặc điểm xã hội – văn hóa [14]
của tác giả Nguyễn Thái Yên Hương viết năm 2005 phân tích quá trình hình
thành Liên bang Mỹ và những đặc điểm tiêu biểu về xã hội – văn hóa và con
người Mỹ. Đó là một xã hội đề cao chủ nghĩa cá nhân, một xã hội không
ngừng phân chia giai cấp, một xã hội cạnh tranh cao với chủ nghĩa thực dụng,
một xã hội mở, đa dạng, phức tạp và năng động. Đây là công trình nghiên cứu
có chiều sâu, giúp chúng tôi hiểu thêm về những giá trị của nước Mỹ trong
suốt chiều dài hình thành quốc gia như niềm tin, thái độ, lối sống...những đặc
trưng cơ bản của một dân tộc.
Cuốn sách Các vấn đề nghiên cứu về Hoa Kỳ [15] do tác giả Nguyễn Thái
Yên Hương và Tạ Minh Tuấn chủ biên, xuất bản năm 2011, là tài liệu tham
khảo mang tính hệ thống và tương đối toàn diện về Hoa Kỳ trong các lĩnh vực
lịch sử, văn hóa, xã hội, chính trị, kinh tế và chính sách đối ngoại.
Viết về văn hóa Mỹ, tác giả Trần Kiết Hùng và Phạm Thế Châu đã viết
cuốn Xã hội và nền văn hóa Mỹ [12] giới thiệu hình ảnh khái quát một nước
Mỹ trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, phong tục, tập
quán, tôn giáo...Cuốn sách giúp chúng tôi điểm lại những nét cơ bản của xã
hội, con người Mỹ và có cái nhìn bao quát về quốc gia này.
Cuốn Một số vấn đề văn hóa Mỹ từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai [3]
của tác giả Lê Đình Cúc xuất bản năm 2011 tập trung nghiên cứu văn hoá Mỹ


từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai trong một số lĩnh vực bao gồm: văn học,
giáo dục, phong trào văn hoá và phản văn hoá, “thế hệ mất mát”, “thế hệ bị
đánh bại”, “những con tàu say”, điện ảnh, âm nhạc. Cuốn sách chủ yếu đề cập
đến các vấn đề tâm lý tình cảm, đời sống, phong cách, tư tưởng và tính năng

động của văn hoá Mỹ.
Tác giả Lê Đình Cúc còn viết cuốn Một số vấn đề tôn giáo Mỹ đương đại
[4] năm 2014. Cuốn sách phân tích sự hình thành và phát triển tôn giáo Mỹ,
từ đó đi sâu nghiên cứu những tôn giáo lớn, phổ biến nhất ở Mỹ và những vấn
đề nổi bật nhất của tôn giáo trong đời sống xã hội Mỹ đương đại. Đây là công
trình nghiên cứu có giá trị tham khảo về mặt văn hóa và đời sống tâm linh của
nước Mỹ, giúp chúng tôi hiểu rõ về nguồn gốc định hình nên những giá trị
Mỹ.
Việc tham khảo các tài liệu nói trên cho thấy, đến nay chưa có một
công trình nghiên cứu nào ở trong nước nghiên cứu chuyên sâu về xã hội
tiêu dùng Mỹ thời kỳ hậu chiến (1945-1960).
1.2.

Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài
Xã hội tiêu dùng Mỹ đã được nhiều học giả Mỹ cũng như các học giả

nước ngoài xem là một hiện tượng xã hội nổi bật trong quá trình phát triển
của nước Mỹ thế kỷ XX. Nếu như trước đây, xã hội tiêu dùng chỉ là một vấn
đề nghiên cứu có quy mô hẹp trong lịch sử kinh tế và và văn hóa đại chúng thì
từ những năm 80 của thế kỷ XX, xã hội tiêu dùng đã trở thành một chủ đề
nghiên cứu trong bản sắc và lịch sử Mỹ bởi nó gắn liền với tất cả các vấn đề
liên quan đến kinh tế, chính trị, đối ngoại, giáo dục, văn hóa, môi trường, lao
động, sắc tộc, chủng tộc và giới [92, tr. 1-17].
Để phục vụ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu của luận án, chúng tôi đã
tiếp cận được một số công trình nghiên cứu, tài liệu, sách báo, tạp chí nước
ngoài liên quan chặt chẽ đến vấn đề nghiên cứu. Dưới đây là tổng quan một


số công trình nghiên cứu từ kinh điển đến hiện đại về xã hội tiêu dùng Mỹ, sự
bùng nổ của nó trong thời kỳ hậu chiến (1945-1960) và một số ảnh hưởng.

1.2.1. Công trình về những vấn đề lý thuyết
Những công trình nghiên cứu mang tính lý thuyết về khái niệm “xã hội
tiêu dùng” có thể kể ra một số công trình tiêu biểu sau đây. Trong cuốn The
theory of the leisure class: An economic study of institutions (Lý thuyết về
tầng lớp nhàn rỗi: Nghiên cứu kinh tế về các thể chế) [194] viết năm 1899,
Thorstein Veblen đã phân tích hành vi tiêu dùng của tầng lớp mới giàu ở Mỹ
hồi cuối thế kỷ XIX nhờ công nghiệp hóa và là người đầu tiên đưa ra khái
niệm “tiêu dùng phô trương” (conspicuous consumption) với lập luận rằng,
người ta chi nhiều tiền bạc cho những hàng hóa “nhìn thấy được” là để chứng
minh mình có tiền của. Ông cho rằng, một bộ phận của giai cấp vô sản bị các
tầng lớp thượng lưu làm biến chất do hấp thụ các giá trị của họ và tìm cách
bắt chước họ.
Trong xã hội hiện đại, bản năng thể hiện sức mạnh và quyền lực được thể
hiện dưới hình thức ganh đua tiền bạc, khoe mẽ, phô trương trong tiêu dùng
và vui chơi giải trí. Khi địa vị càng cao trên nấc thang xã hội, người ta càng ít
tiêu dùng để đáp ứng nhu cầu thiết yếu, nhưng lại tiêu dùng nhiều để thể hiện
ưu thế, quyền lực, sự giàu có của mình. “Động cơ là sự ganh đua, thói quen so
sánh các cá nhân với nhau đã khuyến khích chúng ta thể hiện rằng mình giỏi
hơn, giàu có hơn những người cùng tầng lớp”, nhưng trên thực tế, “…cuộc
sống riêng tư của đa phần các tầng lớp đều tồi tàn hơn so với những hào
nhoáng mà họ cố tỏ ra trước công chúng” [194, tr. 40]. Từ đây, một loại hàng
hóa mới xuất hiện được mang tên ông, “hàng hóa Veblen”. Đây là loại hàng
hóa mà giá cả của chúng càng cao thì càng hấp dẫn người mua bởi giá cả
được xem là thước đo của sự kiêu hãnh. Đối tượng của loại hàng hóa này là
người giàu, nhất là người mới giàu, tạo nên hiệu ứng Veblen (Veblen effect)
là khi giá tăng cao thì nhu cầu cũng tăng theo [44, tr. 349]. Cuốn sách này của


Veblen được xem là tác phẩm kinh điển, là công trình vĩ đại của lý thuyết
kinh tế, có giá trị to lớn trong việc nghiên cứu lịch sử và xã hội. Đây là cuốn

sách không thể thiếu trong việc nghiên cứu lý thuyết về lịch sử phát triển xã
hội và các nhu cầu xã hội. Cuốn sách là một lý giải quan trọng cho hành vi
tiêu dùng ngày một lớn của các xã hội hiện đại.
Trong cuốn sách The Consumer Society: Myths and Structures [47] (Xã
hội tiêu dùng: huyền thoại và cấu trúc) xuất bản năm 1970, Jean Baudrillard
đã đề cập đến một trạng thái xã hội mới. Thông qua việc nghiên cứu, phân
tích các hệ thống chủ thể, khách thể, phương tiện truyền thông, nghệ thuật
đương đại, những trào lưu thời thượng trong xã hội, ông đã đi đến kết luận, xã
hội đương đại là xã hội tiêu dùng và xã hội ký hiệu. Tác phẩm này của Jean
Baudrillard được đánh giá là một nghiên cứu xã hội học xuất sắc về xã hội
tiêu dùng, gây ảnh hưởng mạnh mẽ trong lĩnh vực lý luận văn hóa và truyền
thông đại chúng. Đây là công trình vô cùng hữu ích cho chúng tôi trong việc
tìm hiểu mối liên hệ giữa những đặc trưng xã hội, sự phát triển nhanh chóng
của khoa học kỹ thuật và tác động của chúng tới những hình ảnh về một thế
giới vật chất và nhu cầu tiêu dùng.
Năm 2000, giáo sư sử học Mỹ Gary Cross đã đề cập đến hệ tư tưởng
chiếm ưu thế ở Mỹ cuối thế kỷ XX là chủ nghĩa tiêu dùng. Trong cuốn sách
An All-Consuming Century: Why Commercialism Won in Morden America
[74] (Một thế kỷ tiêu dùng: Sự thắng thế của chủ nghĩa thương mại trong
nước Mỹ hiện đại), ông đã khái quát về xã hội tiêu dùng qua con số khổng lồ
những chiếc ô tô, những thiết bị điện tử, những bữa ăn nhanh, những chuyến
đi nghỉ và vô số các loại hàng hóa và dịch vụ khác đang được một bộ phận
ngày càng lớn người Mỹ mong muốn và tiêu dùng. Theo Cross, mặc dù người
Mỹ có thể không xem chủ nghĩa tiêu dùng như một hệ tư tưởng, nhưng ý thức
hệ này thực tế lại đang vận hành xã hội của họ. Chúng tôi thấy đây là một
cuốn sách viết trong thời kỳ mới, phản ánh được xuyên suốt những diễn biến
về


thực tiễn phát triển của xã hội tiêu dùng Mỹ trong thế kỷ XX. Những lý giải

của Gary Cross đã đem lại một cách nhìn mới cho sự phát triển của xã hội tiêu
dùng Mỹ hiện đại. Đây là cuốn sách có giá trị tham khảo lớn cho đề tài nghiên
cứu của luận án.
Khi nghiên cứu tài liệu viết về xã hội tiêu dùng, chúng tôi đã hệ thống lại
các công trình này như sau:
1.2.2. Các công trình nghiên cứu kinh điển
Tiêu dùng trước hết là một vấn đề liên quan đến kinh tế, đến các vấn đề
cung và cầu. Trong cuốn The General Theory of Employment, Interest, and
Money [117] (Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ) xuất bản
năm 1936, nhà kinh tế học nổi tiếng người Anh John Maynard Keynes (18831946) đã gây tiếng vang bởi sự mới mẻ trong tư tưởng kinh tế cũng như sự
quan tâm tới tính khả thi của các chính sách kinh tế và sự can thiệp vào tổng
cầu. Những tư tưởng nêu ra trong tác phẩm này đã trở thành hòn đá tảng trong
kinh tế học Keynes. Ông phê phán kinh tế học cổ điển, tân cổ điển và đưa ra
các lý luận quan trọng về hàm tiêu dùng, nguyên lý số nhân, hiệu suất biên
của vốn và tính thanh khoản. Đây là công trình kinh tế nền tảng, giúp chúng
tôi hiểu được những vấn đề cơ bản liên quan đến tiêu dùng.
Đề cập tới mối quan hệ giữa sản xuất, phân phối và tiêu dùng, những
nghiên cứu kinh điển thường bàn đến mối liên hệ giữa tầng lớp xã hội với vấn
đề sản xuất, xem đây là những yếu tố quyết định của quá trình trao đổi hàng
hóa. Trong cuốn The Marx-Engels Reader [189] (Cùng đọc Mác và Engen)
xuất bản năm 1972, Robert Tucker đã tổng hợp lại tất cả các công trình
nghiên cứu quan trọng của Karl Marx và Frederick Engels về chủ nghĩa tư
bản với luận điểm chính rằng, chủ nghĩa tư bản khác với các mô hình sản xuất
khác ở chỗ hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của những người sản xuất ra
chúng và giá trị của hàng hóa không nằm ở giá trị sử dụng mà nằm trong giá
trị trao đổi. Hai hình thái giá trị nói trên tuy cùng tồn tại trong hàng hoá


nhưng trong quá trình trao đổi, hình thái giá trị sử dụng đã tạm thời bị gạt
sang một bên để giá trị làm tròn chức năng trao đổi ngang giá của nó với

những hàng hóa khác. Giá trị hàng hóa của quá trình sản xuất tư bản chủ
nghĩa đã được trừu tượng hóa và không còn gắn với giá trị sử dụng thực của
chúng. Chúng tôi nhận thấy, đây là cuốn sách thu thập được đầy đủ các quan
điểm lớn của Karl Mark và Engels, giúp chúng tôi có được những kiến thức
cơ bản và tổng hợp về chủ nghĩa tư bản, nền tảng giá trị của hàng hóa, làm cơ
sở để so sánh, đối chiếu và liên hệ với những quan điểm và lý thuyết sau này.
Nếu như các nghiên cứu của Karl Marx và Engels đưa ra một cách nhìn
duy vật về chủ nghĩa tư bản, xem công nghệ và kỹ thuật đã cấu thành nên một
hệ thống xã hội tư bản mới thì Marx Weber lại đưa ra một cách nhìn duy tâm
khi cho rằng có một tập hợp những tư tưởng đã cấu thành chủ nghĩa tư bản và
tạo ra lực đẩy cho những phát triển công nghệ và tài chính mới. Trong cuốn
The Protestant Ethic and the Spirit of Capitalism [198] (Đạo đức Tin lành và
tinh thần của chủ nghĩa tư bản) viết năm 1905, Max Weber đặc biệt chú trọng
đến vai trò của động lực cá nhân trong các quá trình chuyển biến xã hội. Ông
đã nỗ lực đưa các yếu tố như giá trị xã hội, hành vi ứng xử và đời sống tinh
thần vào trong một khuôn khổ lý thuyết để giải thích sự chuyển biến xã hội.
Ông đi sâu tìm hiểu tâm thế của nền đạo đức Calvin vốn cho rằng lao động,
của cải và lợi nhuận không những được chấp nhận và được đề cao, mà thậm
chí còn trở thành một sức mạnh thúc bách về mặt đạo đức và thống trị về mặt
luân lý, điều mà ông cho là có sự “tương hợp chọn lọc” với tinh thần của chủ
nghĩa tư bản, hay với những yêu cầu về mặt phẩm chất và tính cách của một
nhà kinh doanh tư bản chủ nghĩa. Chúng tôi nhận thấy những lý giải uyên
thâm trong công trình nghiên cứu kinh điển của Marx Weber là cơ sở cho
những phân tích về động lực thúc đẩy sản xuất trong xã hội tư bản Mỹ. Luận
điểm ý nghĩa mà Marx Weber đưa ra cho thấy sự vận hành của quyền lực và


×