Tải bản đầy đủ (.doc) (64 trang)

THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SÔNG ÔNG ĐỐC HUYỆN TRẦN VĂN THỜI-TỈNH CÀ MAU ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (458.12 KB, 64 trang )

BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
65 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q1, Tp. Hồ Chí Minh
Tel: (++84-8) 8 23 57 14 - Fax: (++84-8) 8 00 22 90 - Email:

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY
DỰNG

ĐÔ THỊ SÔNG ÔNG ĐỐC
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI-TỈNH CÀ MAU
ĐẾN NĂM 2025

TP. HỒ CHÍ MINH - 1/2008


BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ SÔNG ÔNG ĐỐC
HUYỆN TRẦN VĂN THỜI-TỈNH CÀ MAU - ĐẾN NĂM 2025

____________________________________________________________________
Chỉ đạo thực hiện

: Th.S Trần Anh Tuấn

Giám đốc Trung tâm


: KTS Đinh Tường Nga

Chủ nhiệm đồ án

: ThS.KTS Nguyễn Việt Thắng

Tham Gia thực hiện :

Kinh tế - Kiến trúc : ThS.KTS Nguyễn Việt Thắng

: KTS. Nguyễn Liên Hà

CBKT đất xây dựng
: KS. Từ Minh Hà

Giao thông
: Th.S. Nguyễn Xuân Hà

Cấp nước
: KS. Ngô Kim Thu

Thoát nước bẩn
: KS. Ngô Kim Thu

Cấp điện
: KS. Nghiêm Bồi Đức
Quản lý kỹ thuật

Kinh tế - Kiến trúc : KTS Đào Việt Hưng


CBKT đất xây dựng
: KS. Trần Quốc Hoàn

Giao thông
: KS Phan Thanh Hà

Cấp thoát nước
: Th.S. Ks. Trần Anh Tuấn

Cấp điện
: KS. Phan Quốc Khánh
TP. Hồ Chí Minh ngày …tháng … năm 2008

Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam
P. Giám đốc

Th.s. Trần Anh Tuấn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU................................................................................................................................................................3
. I LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
. II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG
. III CĂN CỨ LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG :

3
3
4


PHẦN I...................................................................................................................................................................6
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG...................................................................................................6
. I CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
6
. 1 Vị trí địa lý........................................................................................................................................6
. 2 Đặc điểm khí hậu..............................................................................................................................6
. 3 Đặc điểm địa hình và địa chất công trình.........................................................................................7
. 4 Đặc điểm thuỷ văn.............................................................................................................................7
. II ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG
7
. 1 Hiện trạng dân số và lao động..........................................................................................................7
. 2 Hiện trạng sử dụng đất.....................................................................................................................7
. 3 Hiện trạng kiến trúc..........................................................................................................................8
. 4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật :............................................................................................................9
. 5 Đánh giá hiện trạng........................................................................................................................12
PHẦN II...............................................................................................................................................................13
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG 2010 VÀ.................................................................13
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG.................................................................................13
. I TÓM TẮT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ SÔNG ÔNG ĐỐC NĂM 2001
13
. 1 Tính chất.........................................................................................................................................13
. 2 Quy mô dân số và đất đai................................................................................................................13
. 3 Hướng phát triển đô thị...................................................................................................................13
. 4 Phân khu chức năng........................................................................................................................14
. 5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật...........................................................................14
. II ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG SÔNG ÔNG ĐỐC NĂM 2010:
15
. 1 Về tính chất và quy mô đô thị:........................................................................................................15
. 2 Về định hướng phát triển không gian:............................................................................................15
. 3 Về định hướng phát triển hạ tầng:..................................................................................................16

. III ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN QUA
16
PHẦN III..............................................................................................................................................................18
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ÔNG ĐỐC.......................................................................18
GIAI ĐOẠN DÀI HẠN ĐẾN NĂM 2025.......................................................................................................18
. I MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG
18
. 1 Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung............................................................................................18
. 2 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch chung.........................................................................................18
. II CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN
19
. 1 Quan hệ vùng :................................................................................................................................19
. 2 Tính chất đô thị:..............................................................................................................................20
. 3 Động lực phát triển.........................................................................................................................20
. 4 Dự báo quy mô dân số :..................................................................................................................20
. 5 Quy mô đất đô thị............................................................................................................................22
. III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025
23
. 1 Hướng chọn đất xây dựng phát triển đô thị....................................................................................23


. 2 Định hướng phát triển không gian đô thị........................................................................................24
. 3 Tổ chức các khu chức năng đô thị..................................................................................................25
. VI THIEÁT KEÁ ÑOÂ THÒ
28
. IV ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỀN CƠ SỞ HẠ TẦNG KỸ THUẬT
30
. 1 Giao thông :....................................................................................................................................30
. 2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng......................................................................................................34
. 3 Cấp nước.........................................................................................................................................35

. 4 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường...........................................................................................37
. 5 Cấp điện..........................................................................................................................................40
PHẦN IV..............................................................................................................................................................43
QUY HOẠCH XÂY DỰNG NGẮN HẠN TỚI NĂM 2015.........................................................................43
. I MỤC TIÊU
43
. II QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT NGẮN HẠN
43
. 1 Khu dân dụng..................................................................................................................................43
. 2 Khu công nghiệp.............................................................................................................................44
. III CÁC CHƯƠNG TRÌNH TRỌNG ĐIỂM VÀ CÁC DỤ ÁN ƯU TIÊN XÂY DỤNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ GIAI
ĐOẠN NGẮN HẠN TỚI 2015
44
. 1 Chương trình xây dựng và phát triển các cơ sở kinh tế tạo động lực phát triển đô thị..................45
. 2 Chương trình cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật.......................................45
. 3 Chương trình nâng cấp, chỉnh trang khu dân cư hiện hữu.............................................................45
. 4 Xây dựng khu trung tâm mới và các khu dân cư mới.....................................................................45
. 5 Chương trình bảo vệ môi trường đô thị..........................................................................................46
. 6 Chương trình kiểm soát dân số và phân bố hợp lý dân cư.............................................................46
. 7 Chương trình quản lý đô thị............................................................................................................46
. 8 Tạo nguồn vốn đầu tư.....................................................................................................................46
. IV QUY HOẠCH HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐẾN NĂM 2015
47
. 1 Giao thông.......................................................................................................................................47
. 2 Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:.......................................................................................................2
. 3 Cấp nước...........................................................................................................................................2
. 4 Thoát nước thải và vệ sinh môi trường.............................................................................................4
. 5 Cấp điện............................................................................................................................................7
. 6 Tổng hợp kinh phí xây dựng hạ tầng đô thị tới 2015........................................................................9
. V ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG

9
1. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG
9
2. CÁC TÁC ĐỘNG CỦA DỰ ÁN ĐỒI VỚI MÔI TRƯỜNG:
9
3. CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN KHỐNG CHẾ KHI DỰ ÁN ĐI VÀO HOẠT ĐỘNG .
11
3.1 . XÂY DỰNG BỂ TỰ HOẠI BÊN TRONG CÔNG TRÌNH :
11
3.2 .NỐI CỐNG TRONG NHÀ VỚI MẠNG LƯỚI THOÁT NƯỚC BÊN NGOÀI:
11
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ................................................................................................................................14


MỞ ĐẦU
. I LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG

Đô thị Sông Ông Đốc là đô thị có quy mô phát triển lớn thứ 2 trong tỉnh Cà
Mau. Trong những thập niên gần đây, cùng với sự phát triển chung của tỉnh Cà
Mau, đô thị Sông Ông Đốc đã có những bước phát triển khích lệ về kinh tế xã hội.
Đô thị nằm ở cửa sông và hai bên bờ sông Ông Đốc, sát ngư trường lớn là khu vực
biển Tây, được xem là 1 trong những đô thị bến cảng có quy mô đánh bắt hải sản
lớn nhất nước. Hàng ngày có hàng ngàn tàu thuyền đánh bắt xa và gần bờ ra vào,
trong đó có nhiều tàu thuyền của ngư dân khu vực miền Trung và các tỉnh khác
của Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long.
Tuy nhiên, thế mạnh này mới chỉ được khai thác một phần ở khâu dịch vụ
nghề cá trong khi các cơ hội phát triển thương mại dịch vụ và công nghiệp chế
biến thuỷ hải sản còn bỏ ngỏ. Đô thị đang phải đối mặt với những thách thức, khó
khăn do cơ sở hạ tầng thiếu thốn, đặc biệt là giao thông bộ và vệ sinh môi trường,
không tương xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển kinh tế xã hội của đô thị.

Không gian đô thị hiện nay chủ yếu là xây dựng tự phát, chen chúc, kéo dài dọc
theo hai bên Sông Ông Đốc và kênh rạch, kéo theo những vấn đề nan giải về môi
trường sống. Các khu vực quá tải về dân cư và thiếu hạ tầng cần được nâng cấp
chỉnh trang. Đồng thời cần có sự đầu tư xây dựng, mở rộng đô thị để đáp ứng nhu
cầu phát triển kinh tế-xã hội ngày càng tăng của đô thị Sông Ông Đốc.
Mặt khác đồ án Quy hoạch chung xây dựng và cải tạo thị xã Sông Ông Đốc
được lập và phê duyệt năm 2001 nay đã đến niên hạn điều chỉnh, cần được điều
chỉnh lại cho phù hợp với quy mô, tính chất, vị thế và tiềm năng của 1 đô thị cửa
biển.
Để đáp ứng các mục tiêu và yêu cầu phát triển đô thị của tỉnh Cà Mau, cụ thể
là Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cà
Mau đến năm 2020 (được phê duyệt năm 2004), trong đó xác định 3 đô thị động
lực của tỉnh là: thành phố Cà Mau, thị xã Sông Ông Đốc và thị xã Năm Căn.
Sự phát triển của đô thị Sông Ông Đốc cần đặt trong bối cảnh phát triển mới:
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển của quốc gia và của tỉnh, đồng thời có
sự chuẩn bị ứng phó với những tác động trong tương lai do hiện tượng nước biển
đang dâng lên.
Từ những lý do nêu trên việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng đô thị
Sông Ông Đốc huyện Trần Văn Thời tỉnh Cà Mau là cần thiết và bức bách
. II MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY
DỰNG

+ Điều chỉnh định hướng quy hoạch không gian và khung hạ tầng kỹ thuật đô
thị nhằm kịp thời đáp ứng với tình hình phát triển thực tế;


+ Thu hút đầu tư phát triển kinh tế xã hội và đô thị nhằm khai thác hiệu quả
các tiềm năng và cơ hội phát triển;
+ Làm cơ sở và tạo sự đồng bộ trong phát triển và quản lý đô thị.
+ Phân tích đánh giá các điều kiện tự nhiên, hiện trạng kinh tế-xã hội, dân số

lao động, sử dụng đất đai, hiện trạng xây dựng, cơ sở hạ tầng xã hội, hạ
tầng kỹ thuật và vệ sinh môi trường. Phân tích các mối quan hệ liên vùng.
+ Phân tích đánh giá đồ án quy hoạch chung được lập và phê duyệt năm
2001 và công tác đầu tư phát triển đô thị của địa phương.
+ Xác định động lực phát triển, tính chất, quy mô dân số lao động và quy mô
đất đai xây dựng đô thị; các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu cho các giai
đoạn phát triển đô thị ngắn hạn 2006-2015, dài hạn đến 2025.
+ Định hướng phát triển không gian đô thị, xác định các khu chức năng chính
của đô thị theo từng giai đoạn quy hoạch.
+ Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị: chuẩn bị kỹ thuật
đất xây dựng, giao thông, cấp nước, cấp điện, thoát nước và vệ sinh môi
trường.
+ Dự kiến các hạng mục ưu tiên phát triển và nguồn lực thực hiện.
+ Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng xã hội đô thị: hệ thống trường học,
y tế, công trình phúc lợi xã hội, công cộng …
+ Soạn thảo điều lệ quản lý xây dựng phục vụ công tác quản lý xây dựng đô
thị.
. III CĂN CỨ LẬP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG :

+ Chủ trương phát triển kinh tế - xã hội và đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng của
tỉnh Cà Mau và huyện Trần Văn Thời;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh
Cà Mau được phê duyệt theo Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, số 807
ngày 09/11/2004;
+ Quy hoạch chung xây dựng và cải tạo đô thị Sông Ông Đốc giai đoạn
2000-2020 được phê duyệt theo Quyết định của UBND tỉnh Cà Mau, số
40/QĐ-CTUB ngày 20 /01/2001;
+ Các quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng, quy hoạch ngành liên quan;
+ Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau và quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời đến năm 2010;

+ Bản đồ không ảnh, bản đồ địa chính và bản đồ ranh giới hành chính khu
vực thiết kế quy hoạch;


+ Thực trạng quy hoạch, dân cư và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị;
+ Các kết quả điều tra khảo sát, các tài liệu khí tượng thuỷ văn, hải văn, địa
chất, hiện trạng kinh tế, xã hội và các số liệu, tài liệu khác liên quan;
+ Nghị định số 08/2005/NĐ-CP ngày 24/01/2005 của Chính phủ về Quy
hoạch xây dựng;
+ Luật xây dựng Việt Nam có hiệu lực từ ngày 1/7/2004;
+ Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 05/01/2001 của Chính Phủ về phân loại
đô thị và cấp quản lý đô thị;
+ Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 03/03/2006 của UBND tỉnh Cà
Mau về quy định về thành phần hồ sơ và quản lý chi phí công tác quy
hoạch trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
+ Hợp đồng số 69/PVQH-2007-TT2 ngày 12/1/2007 về việc Điều chỉnh Quy
hoạch chung xây dựng đô thị Sông Ông Đốc giữa Sở Xây dựng Cà Mau và
Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam - Bộ Xây dựng.
+ Quyết định số 24/QĐ-UBND ngày 08/1/2007 của UBND tỉnh Cà Mau về
việc phê duyệt Nhiệm vụ thiết kế điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng thị
trấn Sông Ông Đốc, huyện Trần Văn Thời - tỷ lệ 1/5000 (giai đoạn năm
2006-2025).


PHẦN I
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG
. I CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

. 1 Vị trí địa lý
Đô thị Sông Ông Đốc nằm hai bên cửa sông Ông Đốc, thuộc huyện Trần Văn

Thời, cách TP. Cà Mau khoảng 40km, có phạm vi như sau:
− Phía Bắc và Đông giáp xã Khánh Hải;
− Phía Nam giáp xã Phong Lạc;
− Phía Tây giáp biển Tây.
Điều chỉnh quy hoạch chung được nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành
chính hiện hữu của đô thị Sông Ông Đốc với tổng diện tích 2824 ha và 1 phần diện
tích của xã Khánh Hải và xã Phong Điền nằm phía Đông đô thị.
. 2 Đặc điểm khí hậu
Đô thị Sông Ông Đốc nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa và có 2
mùa rõ rệt trong 1 năm: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 (trung bình chiếm 90%
lượng mưa hàng năm) và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ
trung bình hàng năm là 26.5 0C. Tháng nóng nhất là tháng 4 có nhiệt độ trung bình
là 27.80C, tháng lạnh nhất là tháng giêng có nhiệt độ trung bình là 25.0 0C. Số giờ
nắng trung bình trong năm đạt 2.500 giờ, lượng bức xạ trực tiếp cao. Lượng mưa
trung bình 2.400mm. Độ ẩm không khí trung bình khoảng 84,3%. Các tháng mùa
khô, khu vực ven biển thường có sương mù che. Chế độ gió thịnh hành theo mùa,
mùa khô hướng gió thịnh hành là Đông Bắc và Đông, vận tốc trung bình khoảng
1,6-2,8m/s. Mùa mưa hướng gió thịnh hành là Tây Nam và Tây, vận tốc trung bình
khoảng 1,8-4,5m/s. Trong mùa mưa, đôi khi xảy ra giông, lốc xoáy có gió mạnh
cấp 7, cấp 8.
Khu vực tỉnh Cà Mau nhìn chung ít khi bị ảnh hưởng của bão, lũ lụt. Tuy
nhiên những năm gần đây, thời tiết khí hậu đã có những diễn biến phức tạp. Tình
trạng dông, lốc xoáy, áp thấp nhiệt đới xảy ra khá nhiều đã ảnh hưởng đến kinh tế
và đời sống nhân dân tại Sông Ông Đốc. Cơn bão mạnh cuối năm 1997 đổ bộ vào
tỉnh Cà Mau là một thiên tai ít gặp sau gần 100 năm ở Đồng bằng sông Cửu Long
nhưng đã gây thiệt hại nặng nề về người và tài sản tại Sông Ông Đốc. Đô thị Sông
Ông Đốc nằm ngoài vùng ảnh hưởng của lũ lụt hệ thống sông Cửu Long nhưng có
nguy cơ chịu tác động ngập lụt trong tương lai do hiện tượng nước biển đang dâng
lên cùng với sự nóng dần của trái đất.



. 3 Đặc điểm địa hình và địa chất công trình
Đất đai có nguồn gốc trầm tích sông biển, đang ổn định. Địa hình thấp và
tương đối bằng phẳng, hướng dốc nhỏ, không rõ ràng.
Địa chất của khu vực dự án nói chung chịu lực yếu và tương đối đồng nhất,
không thuận lợi cho xây dựng các công trình có quy mô lớn và cao tầng .
Mực nước ngầm biến động theo mùa, thường cách mặt đất 1,2 – 1,5m.
. 4 Đặc điểm thuỷ văn
Đô thị Sông Ông Đốc nằm dọc theo 2 bên bờ sông Ông Đốc, ngay cửa sông
Ông Đốc ra biển Tây, vịnh Thái lan nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của triều biển
Tây, có biên độ triều rất nhỏ và mực nước triều quanh năm ít thay đổi. Do hệ
thống sông rạch nằm sát nay biển, nên nước của các kinh rạch ở đây quanh năm bị
nhiễm mặn.
. II ĐẶC ĐIỂM HIỆN TRẠNG

. 1 Hiện trạng dân số và lao động
Theo báo cáo của UBND thị trấn Sông Ông Đốc, bờ Bắc Sông Ông Đốc có
4544 hộ, bờ Nam có 2232 hộ. Tổng cộng 6776 hộ với tổng dân số là 31.000 người,
trong đó tại bờ Bắc có khoảng 20.000 người, bờ Nam 11.000 người. Tỷ lệ tăng dân
số: 2,8%/năm, trong đó tỷ lệ tăng tự nhiên 1,8%/năm, tỷ lệ tăng cơ học 1,0%/năm.
Theo số liệu của Chi cục di dân và phát triển kinh tế mới, tổng số hộ di dân tự do
đến thị trấn Sông Ông Đốc trong những năm qua là 2081 hộ với gần 11.000 nhân
khẩu1. Bên cạnh đó, theo ước tính của UBND thị trấn, còn có khoảng 10.000
người dân từ các vùng khác đến thị trấn theo các tàu đánh cá. Thị trấn Sông Ông
Đốc là đô thị có mật độ dân số cao nhất tỉnh Cà Mau, 958 người/km 2, cao hơn mật
độ dân số của thành phố Cà Mau.
Tổng số lao động của đô thị là 18.829 người, chiếm khoảng 61% dân số. Tuy
nhiên, có 1 tỷ lệ đáng kể người lao động thất nghiệp theo thời vụ, đặc biệt là lao
động nữ. Nhìn chung, lao động của đô thị là lao động trẻ, có thể lực tốt nhưng chất
lượng lao động còn thấp, phần lớn là lao động đơn giản chưa qua đào tạo. Các

ngành nghề chính bao gồm công thương nghiệp và dịch vụ, đánh bắt hải sản, nuôi
trồng thuỷ sản, nông lâm nghiệp. Toàn đô thị có 23 hợp tác xã đánh bắt với 317 xã
viên2. Xí nghiệp chế biến thủy sản Sông Ông Đốc có 647 người1.
. 2 Hiện trạng sử dụng đất
Bảng : Tổng diện tích đất tự nhiên của đô thị
Stt

Hạng mục
1

Diện tích (ha)

Tỉ lệ (%)

Nguồn: Quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội huyện Trần Văn Thời- tỉnh Cà Mau, thời kỳ đến năm

2010.
2

Nguồn: Báo cáo nghiên cứu khả thi xây dựng hệ thống cấp nước thị trấn Sông Đốc- huyện Trần Văn
Thời- tỉnh Cà Mau


Đất ở đô thị:
Đất chuyên dùng
Đất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp
Đất chưa sử dụng
cộng
. 3 Hiện trạng kiến trúc


78,87
413,37
1805,61
221,50
304,43
2823,80

2,79
14,64
63,95
7,84
10,78
100

.3.1. Nhà ở :
Trong khu vực thiết kế nhà kiên cố chiếm 20% tập trung ở khu Vàm Ruộng,
thường có hình thức kết hợp ở và buôn bán, 80% còn lại là nhà tạm và bán kiên cố.
Hình thức nhà ở kết hợp ở và kinh doanh ven sông rạch lại là nét đặc thù của đô
thị vùng sông nước. Trong các khu ở có rất ít nhà kiên cố, còn đa phần là nhà bán
kiên cố và nhà tạm. Riêng khu vực nhà ở kết hợp với lâm trường Sông Ông Đốc
thì chủ yếu là nhà tạm. Tại khu vực trung tâm dọc sông Ông Đốc và rạch Ruộng,
nhà ở xây dựng chen chúc, mật độ rất cao. Khu vực ngoại vi, nhà ở mật độ thấp
đan xen với ao nuôi tôm.
.3.2. Các công trình công cộng
Các công trình công cộng đã được xây dựng từ lâu, đang xuống cấp, không đủ
khả năng đáp ứng nhu cầu thực tế:
− UBND thị trấn Sông Ông Đốc, diện tích 284 m2, là công trình cấp 3
đang xuống cấp và không đủ diện tích làm việc;
− Thị trấn có 9 điểm trường, 107 phòng học và 1 phòng khám đa khoa

.3.3. Các công trình công nghiệp, thương nghiệp dịch vụ
Các cơ sở sản xuất và thương mại dịch vụ của đô thị nằm phân tán xen kẽ với
các khu vực dân cư dọc sông Ông Đốc, bao gồm:
− 3 xí nghiệp chế biến bột cá
− 1 xí nghiệp tôm đông lạnh
− 1 xí nghiệp chế biến chả cá
− 15 cơ sở sản xuất nước đá
− 615 cơ sở thương nghiệp và dịch vụ
Các xí nghiệp chế biến thủy sản nằm xen trong khu dân cư gây ảnh hưởng xấu
cho môi trường sống của người dân. Ở đô thị Sông Ông Đốc, công ty Sing Việt là
doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp duy nhất tại tỉnh Cà Mau và sản xuất
kinh doanh có hiệu quả.


. 4 Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật :
.4.1. Giao thông
+ Giao thông đối ngoại:
a) Giao thông đường thuỷ
Sông Ông Đốc là tuyến đường sông cấp 3, đoạn qua thị trấn Sông Ông Đốc
rộng khoảng 200m, với luồng chạy tàu rộng 50-70m, chiều sâu chạy tàu đến 3m,
cho phép các loại tàu đến 600CV ra vào dễ dàng. Hiện nay vào thời kỳ cao điểm
có khoảng 1200 tàu ra vào khu vực sông Ông Đốc, trong đó có 290 tàu lớn với
công suất từ 90CV trở lên.
Dọc theo bờ Bắc của sông Ông Đốc, về phía thượng lưu đang xây dựng khu
vực neo đậu tránh bão dài 2630m. Hiện trạng đã xây dựng xong các ụ neo tàu,
đang xây dựng bờ kè và đường, bãi sau kè dài 2245m.
Ngoài ra, trong khu vực còn có các tuyến kênh ngang như rạch Ruộng, rạch
Xẻo Quao, Xáng Cùng, rạch Vinh, rạch Dinh Lớn,… rộng 30-70m rất thuận lợi
cho việc lưu thông, neo đậu và tránh bão cho tàu thuyền nhỏ dưới 90CV.
Bến tàu: hiện tại có một bến cảng cá dài khoảng 50m bên bờ Bắc sông Ông

Đốc phục vụ cho xí nghiệp chế biến thuỷ sản Sông Ông Đốc.
Hiện một cảng cá với chiều dài 300m đang được đầu tư xây dựng trên bờ
Bắc sông Ông Đốc.
b) Giao thông đường bộ
Hiện chỉ có 1 tuyến đường bộ nối đô thị Sông Ông Đốc với Thị trấn Trần
Văn Thời và tuyến đê ven Biển tây nối với Thị trấn Hòn Đá Bạc. Cả 2 tuyến
đường này hiện đều rất xấu, gây khó khăn cho giao thông đường bộ của đô thị
Sông Ông Đốc.
c) Giao thông trong thị trấn :
Trong khu vực thị trấn rất khó khăn về giao thông đường bộ, chỉ có tuyến
đường bê tông xi măng nhỏ từ bến tàu vào chợ, và một số tuyến đường xi măng
phục vụ cho dân cư ở bờ Bắc. Các tuyến này rộng khoảng 4-6m, với lộ giới từ 710m. Ngoài ra còn một số tuyến đường đất nhỏ phục vụ dân cư ở cả 2 bờ Bắc và
Nam.
Nhận xét, đánh giá: Hiện trạng giao thông đô thị Sông Ông Đốc tương đối
thuận lợi về giao thông đường thuỷ, nhưng rất khó khăn về giao thông đường bộ.
Do vậy, cần khai thác lợi thế về giao thông thuỷ, đồng thời đầu tư xây dựng hệ
thống giao thông đường bộ tương xứng.
.4.2. San nền- thoát nước mưa
a) Địa hình: Đô thị Sông Ông Đốc nằm dọc theo hai bên bờ sông Ông Đốc,
ngay cửa sông ra biển Tây. Địa hình tự nhiên của thị trấn thuộc dạng đồng bằng


ven biển. Địa hình thấp và tương đối bằng phẳng, hướng dốc nhỏ, không rõ ràng.
Cao độ tự nhiên trung bình 0,3m – 0,4m, cao độ nền khu dân cư hiện hữu dọc hai
bên bờ sông 0,7m – 1,0m. Ngoài ra còn có hệ thống kênh rạch chằng chịt, bên bờ
Bắc có kênh xáng Trung ương, kênh Nông trường, kênh Lộ Xẻ, kênh Rạch ruộng,
rạch Đăng Ty. Bên bờ nam có kênh Xáng, kênh Xáng Mới, kênh Xáng Ngang,
kênh Thầy Tư, rạch Dinh lớn, rạch Xẻo Quao.
Nhìn chung địa hình và đất đai ít thuận lợi cho công tác xây dựng do cường độ
chịu lực của nền yếu, khi xây dựng cần phải đắp nền và gia cố xử lý móng .

b) Thoát nước mưa: Hệ thống thoát nước mưa hầu như chưa có gì, chỉ có một
số đoạn mương xây nắp đan B 400 – B600 ở khu vực chợ hiện hữu và một số đoạn
mương hở khác. Còn lại phần lớn nước mưa theo địa hình tự nhiên thoát ra kênh
rạch hiện có rồi chảy ra sông Ông Đốc.
c) Thủy văn: Do nằm ngay cửa sông ra biển nên chịu ảnh hưởng của chế độ
thủy triều biển Tây và thủy triều biển Đông, thủy triều biển Tây là chế độ nhật
triều không đều, thời gian triều lên xuống xấp xỉ nhau. Mực nước cao nhất xảy ra
từ tháng 10, 11,12. Biên độ triều tại sông Ông Đốc có thể đạt cực đại 80 cm.
Sông Ông Đốc không bị ảnh hưởng lũ, tuy vậy hàng năm vào mùa mưa gió
Tây Nam thổi mạnh kết hợp mưa dông hoặc bão thường kèm theo nước dâng
không quá 1.2m. Trong những năm qua nước dâng đều gây thiệt hại cho tàu đang
neo trên sông, làm sụp đổ nhà dân ven cửa sông.
.4.3. Cấp nước
Hiện nay thị trấn Sông Ông Đốc có 1 trạm cấp nước nằm ở phía bờ Bắc, do
công ty cấp thoát nước và công trình đô thị Cà Mau quản lý, với công suất thiết kế
Q= 2.000m³/ngày, khai thác nước ngầm ở độ sâu từ 160-180m. Tại trạm cấp nước,
xử lý nước chủ yếu bằng nước zaven, hàng tháng có gửi mẫu về công ty xét
nghiệm. Do hệ thống mạng lưới giao thông còn hạn chế, các tuyến đường chính
chủ yếu là đường bê tông, còn lại các tuyến khác hầu như là đường đất, việc xây
dựng mạng lưới cấp nước cũng bị hạn chế. Thực tế mới chỉ khai thác 70-80% công
suất thiết kế. Do vậy mới chỉ cung cấp nước cho khu vực trung tâm bờ Bắc của thị
trấn. Tại bờ phía Nam hoàn toàn chưa có hệ thống cấp nước sạch.
Số hộ được sử dụng từ trạm cấp nước khoảng trên 1.000 hộ trong tổng số
3.700 hộ phía bờ Bắc. Số dân còn lại của cả thị trấn (gồm cả bờ Bắc và bờ Nam)
hiện đang sử dụng nước tại các giếng khoan gia đình, giếng khoan bơm tay của
UNICEP và nước lấy từ các kênh rạch.
.4.4. Hiện trạng thoát nước thải và vệ sinh môi trường:
a) Nước thải: thị trấn hoàn toàn chưa có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt,
nước thải hoàn toàn tự thấm hoặc thải ra các kênh rạch sau nhà. Riêng tại khu chợ,
các loại nước thải và nước mưa chảy chung bằng tuyến mương nắp đan thoát ra

sông .


Đối với các xí nghiệp sản xuất thuỷ sản và các hộ dân cư dọc sông, toàn bộ
nước thải xả ra sông và chưa xử lý, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến ô nhiễm
khu vực sông gần bờ .
b) Rác: với lượng rác 2-3 tấn/ngày, thị trấn có đội thu gom rác tại các hộ dân
và tại chợ (mức thu 5 – 10.000 đ/hộ). Rác được thu gom chuyển bằng thuyền tới
khu vực bờ Bắc sông Ông Đốc có quy mô 2000 m 2. Đây là bãi rác tạm thời của thị
trấn trong rừng ngập mặn (vị trí xem bản vẽ).
Ngoài ra, do ý thức người dân chưa cao, hiện tượng xả rác ra sông rạch còn
tương đối phổ biến. Tại khu vực gần bến tàu, rác đổ xuống sông gây ô nhiễm đáng
quan tâm.
c) Nghĩa địa: hiện thị trấn có 1 nghĩa địa tại nhà chùa ở phía Bờ Nam, quy mô
2,5ha, nông dân vẫn còn tập quán chôn cất tại vườn nhà .
.4.5. Cấp điện
a) Nguồn điện :
Nguồn cấp điện hiện sử dụng hệ thống lưới điện quốc gia, qua tuyến 35KV
Cái Nước – Trần Văn Thời
b) Lưới điện :
− Đường dây 35KV theo tuyến Cái Nước –Trần Văn Thời
+ Tổng chiều dài tuyến 9,3km, tất cả được xây dựng với tiết diện dây dẫn là
AC95 + AC50.


Trạm biến áp 35KV: Trạm biến áp có điện áp 35/22KV, dung lượng 2x
6,3MVA. để cấp điện cho lưới 22KV Sông Ông Đốc

c) Lưới phân phối :
- Tuyến trung thế: Lưới điện trung thế có cấp điện áp: 22KV, với tổng

chiều dài là 8,5km. điện áp 22KV ở dạng hình tia, các tuyến trung thế có cấu trúc 3
pha 4 dây, trung tính nối đất trực tiếp. Các lộ ra trung thế được bảo vệ bằng máy
cắt, các nhánh rẽ được bảo vệ bằng FCO. Trụ điện là loại bê tông ly tâm cao 12m.
- Trạm biến áp phân phối 35/22/0,4KV: Tổng dung lượng các trạm phân
phối của Sông Ông Đốc là 1.020 KVA. Mật độ công suất 0,15 KVA/ha. Các trạm
phân phối có tới 2 cấp điện áp khác nhau là 35/22kv , 22/0,4KV. Kết cấu trạm chỉ
có loại ngoài trời: trạm nền, trạm treo. Các trạm thường lắp đặt theo sơ đồ bảo vệ
gồm FCO và LA.
- Lưới hạ thế: Tồn tại 2 hệ thống lưới hạ thế 3 pha và 1 pha. Một số tuyến
kéo quá xa gây tổn thất điện áp. Một số tuyến xây dựng từ lâu, không đúng quy
cách, trụ không đạt tiêu chuẩn, tiết diện dây 1 số nơi nhỏ, chắp vá. Các đường dây
xây dựng ở các vùng đất nhiễm mặn, nên xuất hiện tình trạng ăn mòn đường dây
và thiết bị


- Phụ tải điện: Tỷ lệ số xã có điện là 84%. Chỉ tiêu bình quân năm 2006
đạt 120-200KWh/người/năm.
d) Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch trước (năm 2001)


Cải tạo 8,5km lưới trung thế lên 22kv theo QH


Do lưới điện phát triển mạnh nên mức tiêu thụ điện của mọi thành
phần phụ tải cũng tăng cao. Vì vậy tốc độ tăng điện thương phẩm các năm
qua tăng cao so với dự báo trong quy hoạch trước kia.
. 5 Đánh giá hiện trạng
Điểm thuận lợi nhất của đô thị Sông Ông Đốc là gần ngư trường lớn là khu
vực biển Tây, lại được thiên nhiên ưu đãi mưa thuận, gió hoà ít có bão. Cửa sông
Ông Đốc khá sâu và rộng nên rất thuận lợi cho các loại tàu thuyền cập bờ để bán

các sản phẩm đánh bắt và được cung cấp các dịch vụ cho những chuyến ra khơi
dài và ngắn ngày. Tại đô thị đã xây dựng một số cơ sở chế biến hải sản hiện đại
của các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Nhiều cơ sở dịch vụ tư nhân bám dọc
hai bên bờ sông đang kéo dài không gian đô thị vào sâu trong đất liền.
Đô thị Sông Ông Đốc đã được lập quy hoạch chung và quản lý theo quy
hoạch. Tuy nhiên khó khăn lớn nhất trong thực hiện và quản lý quy hoạch là việc
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là giao thông và vệ sinh môi trường. Do việc
xây dựng đô thị tự phát trước đây nên nhà ở cùng với các cơ sở dịch vụ của người
dân bám chủ yếu vào bờ sông, rạch, phía sau là nhà ở xây dựng với mật độ rất cao.
Vì lý do này, việc cải tạo, mở đường rất khó khăn do thiếu vốn đền bù giải phóng
mặt bằng. Mặt khác, đô thị nằm trên vùng đất thấp, địa chất yếu nên công tác xây
dựng mới khó khăn, tốn kém, đặc biệt là vấn đề đắp nền, xử lý nền móng công
trình.


Phần II
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG 2010 VÀ
KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH XÂY DỰNG

. I TÓM TẮT ĐỒ ÁN QUY HOẠCH CHUNG THỊ XÃ SÔNG ÔNG ĐỐC NĂM
2001

. 1 Tính chất
Sông Ông Đốc là đô thị của huyện Trần Văn Thời, trong tương lai gần là trung
tâm chính trị, kinh tế xã hội của huyện Trần Văn Thời. Trung tâm công nghiệp và
tiểu thủ công nghiệp, trung tâm đào tạo và khoa học kỹ thuật, đầu mối giao thông
quốc tế vùng vịnh Thái Lan. Mặt khác, Sông Ông Đốc còn là trung tâm du lịch,
đặc trưng vùng ngập mặn phương Nam, lá chắn Cực Nam đất nước. Đô thị Sông
Ông Đốc là một trong những đầu mối giao lưu hàng hóa của vùng ven biển Tây
với các vùng khác.

. 2 Quy mô dân số và đất đai
Dự báo dân số đô thị Sông Ông Đốc đến năm 2010 là 35.000- 40.000 người,
đến năm 2020 là 50.000-55.000 người.
Dự kiến quy mô sử dụng đất đô thị là 2314 ha, trong đó:
STT

Loại đất sử dụng

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1

Đất trung tâm

186,00

8,04

2

Đất dân dụng

1091,13

47,15

3


Đất công nghiệp và kho tàng

457,00

19,75

4

Đất công viên mặt nước

307,00

13,27

5

Đất rừng phòng hộ

83,02

3,59

6

Giao thông thủy đối ngoại

174,48

7,54


7

Giao thông bộ đối ngoại

15,37

0,66

Tổng cộng

2314

. 3 Hướng phát triển đô thị
− Đô thị phát triển về cả hai bờ Sông Ông Đốc
− Phát triển mức độ về phía bờ Nam Sông Ông Đốc

100


− Trung tâm đô thị bố trí về phía Đông Rạch Ruộng
− Mở rộng đô thị về phía Đông đô thị cũ
− Tạo âu thuyền phía Nam Sông Ông Đốc (vị trí Rạch Dinh)
. 4 Phân khu chức năng
Các khu chức năng được bố trí như sau:
− Khu trung tâm hành chính, thương nghiệp, văn hóa, TDTT, y tế được bố trí
ở phía bờ Bắc Sông Ông Đốc, cặp kênh Rạch Ruộng, phát triển về phía
Đông
− Hệ thống trường học và các trung tâm khu vực được tổ chức ở cả 2 khu
vực Bắc và Nam Sông Ông Đốc.
− Khu công nghiệp được bố trí ở bờ Bắc Sông Ông Đốc, phía Đông đô thị.

− Cảng đô thị được bố trí ở bờ Bắc Sông Ông Đốc
− Khu bến đậu ghe thuyền đánh cá ở phía Nam Sông Ông Đốc, khu vực
Rạch Dinh. Khu vực này còn tập trung các điểm dịch vụ, công trình công
cộng phục vụ cho các nhu cầu đánh cá của tàu thuyền cập bến.
− Khu du lịch sinh thái rừng ngập mặn ở phía Tây đô thị ngoài đê bao.
Các công trình đầu mối giao thông gồm: bến xe khách, bến tàu khách, bến
phà.
. 5 Định hướng phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật
− Giao thông bộ đối ngoại là tuyến đường nối thị xã đến TP. Cà Mau, đoạn
trong thị xã là trục chính đô thị lộ giới 42m. Đường nội thị gồm đường
chính đô thị lộ giới 42m, đường chính khu vực lộ giới 24m, đường khu vực
lộ giới 20m và 16m.
− Giao thông thủy là Sông Ông Đốc nối thị xã với TP. Cà Mau. Ngoài ra còn
có các kênh nhỏ đi đến các xã trong huyện và vùng xung quanh.
− Cao độ thiết kế san nền của thị xã là >+1,80m (VN 2000). Đào nhiều hồ
điều hòa lớn tạo cảnh quan và lấy đất san nền.
− Mạng lưới thoát nước mưa gồm cống tròn BTCT và mương nắp đan, giữ
lại các kênh hiện hữu, giải quyết thoát nước cho đô thị.
− Nguồn nước từ giếng khoan nước ngầm. Tiêu chuẩn 100120lít/người/ngày. Tổng nhu cầu dùng nước sinh hoạt và công nghiệp:
7500-8000 m3/ngày. Xây dựng mới 3 đài nước. Mạng ống dẫn nước PVC
φ100- φ300.


− Hệ thống thoát nước bẩn riêng gồm mạng lưới đường ống và trạm xử lý ở
phía Bắc thị xã. Lượng rác thải tính toán là 40-44 tấn/ngày.
− Nguồn điện là điện lưới quốc gia từ trạm Cà Mau tới. Tiêu chuẩn cấp điện:
700KW/người. Tổng điện năng là 365.750.000 KWH/năm.
. II ĐÁNH GIÁ VỀ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG SÔNG ÔNG ĐỐC
NĂM 2010:


. 1 Về tính chất và quy mô đô thị:
− Xác định rõ tính chất của đô thị Sông Ông Đốc trên cơ sở khai thác thế
mạnh sẵn có của địa phương;
− Dự báo quy mô dân số đến năm 2010 là 35.000-40.000 là phù hợp khi so
sánh với dân số hiện nay là khoảng 31.000. Tuy nhiên dự báo quy mô dân
số đến năm 2020 là 50.000-55.000 là khá thấp khi so sánh với dự báo của
Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Cà Mau là 70.00080.000 và chưa tính đến yếu tố tăng tốc phát triển với các điều kiện, chính
sách thuận lợi khi nhà nước thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển;
− Quy mô đất xây dựng đô thị là khá lớn khi so sánh với tiêu chuẩn của đô
thị loại IV. Mặt khác, cần phải xét đến đặc thù về xây dựng tại địa phương:
phát triển đô thị gắn liền với phát triển hệ thống mặt nước cho giao thông
thủy, hồ điều hòa và lấy đất san nền cho nền đất thấp.
. 2 Về định hướng phát triển không gian:
− Xác định không gian phát triển đô thị kéo dài hai bên bờ Sông Ông Đốc và
vị trí khu trung tâm đô thị là phù hợp với điều kiện tự nhiên và hiện trạng
của đô thị Sông Ông Đốc. Tuy nhiên, mối quan hệ gắn kết về không gian
giữa bờ Bắc và bờ Nam chưa rõ nét. Trên cơ sở định hướng quy hoạch
chung, Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị xã Sông Ông Đốc quy mô 186
ha, tỷ lệ 1/2000 đã được lập và phê duyệt năm 2002, Quy hoạch chi tiết
khu dân cư Xẻo Quao quy mô 46,5 ha, tỷ lệ 1/500 đã được lập và phê duyệt
năm 2001.
− Chưa có giải pháp khả thi đối với các khu vực xây dựng tự phát ven sông
và kênh rạch.
− Hệ thống hồ điều hòa kết hợp với công viên thể hiện đặc thù xây dựng đô
thị tại địa phương. Mặt khác, nên có sự kết hợp với việc tổ chức không
gian các khu dân cư nhằm khai thác tốt hơn về cảnh quan, hơn là chỉ bố trí
ở ngoại vi đô thị.
− Vị trí khu công nghiệp được chọn thuận lợi cả giao thông thủy và bộ.
Nhược điểm là tuyến đường chính vào đô thị Sông Ông Đốc từ Cà Mau
phải đi xuyên qua khu công nghiệp. Quy mô phát triển công nghiệp 457 ha

là rất lớn khi không còn xét đến khả năng bố trí khu khí điện đạm như tại


thời điểm 2001 (hiện nay khu khí điện đạm đã được triển khai xây dựng tại
TP. Cà Mau).
− Việc tổ chức âu thuyền ở bờ Nam Sông Ông Đốc, khu vực Rạch Dinh làm
bến đậu ghe thuyền đánh cá và trú bão phù hợp với hướng gió cho neo đậu
tàu thuyền. Tuy nhiên vị trí này không còn khả thi do hiện trạng xây dựng.
− Do đô thị kéo dài theo hướng Đông Tây, việc hình thành trục giao thông đô
thị chính hướng Đông Tây kết nối các khu chức năng đô thị là tất yếu. Mặt
khác, trục đường thẳng liên tục suốt chiều dài đô thị đòi hỏi giải pháp tổ
chức không gian đô thị đa dạng nhằm tránh sự đơn điệu.
. 3 Về định hướng phát triển hạ tầng:
− Giao thông bộ đối ngoại có tuyến đường đi TP.Cà Mau dọc bờ Bắc Sông
Ông Đốc. Theo Quy hoạch phát triển giao thông vận tải huyện Trần Văn
Thời đến năm 2020 thì giao thông đối ngoại của đô thị Sông Ông Đốc còn
thiếu tuyến đường trên đê biển Tây đi U Minh.
. III ĐÁNH GIÁ VỀ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN ĐẦU TƯ PHÁT TRIểN ĐÔ THỊ
GIAI ĐOẠN QUA

Trong những năm gần đây, chính quyền địa phương đã có những cố gắng
trong việc triển khai các dự án đầu tư phát triển về hạ tầng đô thị, cụ thể là:
− Quy hoạch chi tiết khu trung tâm thị xã Sông Ông Đốc quy mô 186 ha, tỷ
lệ 1/2000 đã được lập và phê duyệt năm 2002;
− Dự án khu dân cư Xẻo Quao quy mô 46,5 ha được quy hoạch chi tiết 1/500
năm 2001 đã thực hiện được khu A, tái định cư cho hơn 250 hộ;
− Dự án cảng cá Sông Ông Đốc, công suất 165.600 tấn hàng hóa/năm đến
2010, đang được thi công;
− Dự án xây dựng khu neo đậu trú bão cửa Sông Ông Đốc, kè bờ dài 2245m,
được phê duyệt năm 2002, đang được thi công;

− Dự án khu công nghiệp chế biến thủy sản quy mô 50 ha ở bờ Bắc Sông
Ông Đốc đã được lập quy hoạch chi tiết 1/2000 và trình phê duyệt.
− Dự án xây dựng hệ thống cấp nước đô thị Sông Ông Đốc đến năm 2010,
công suất 6000m3/ngày được lập năm 2003 và đang tiếp tục triển khai;
− Bãi rác quy mô 4,3 ha phía Bắc, bãi rác quy mô 4,3ha phía Nam đô thị
Sông Ông Đốc và nghĩa địa nhân dân quy mô 6,8 ha đã được thỏa thuận địa
điểm và cấp chứng chỉ quy hoạch năm 2004;
Ngoài ra, dự án chỉnh trang khu dân cư hiện hữu ở phía Bắc Sông Ông Đốc
và phía Tây Rạch Ruộng đã có từ lâu nhưng chưa triển khai được. Trong
đó, giải pháp cải tạo khu dân cư hiện hữu không khả khi khi vấn đề đền bù


giải tỏa rất khó khăn do mật độ xây dựng dày đặc tại khu vực dân cư hiện
hữu và thiếu vốn đầu tư.
Như vậy, mặc dù đã có những cố gắng của địa phương trong quá trình thực
hiện đầu tư đô thị trong giai đoạn vừa qua, nhiệm vụ phát triển đô thị Sông Ông
Đốc tiếp tục đối mặt với những thách thức khó khăn, đặc biệt là sự thiếu thốn cơ
sở hạ tầng, vệ sinh môi trường và tình trạng xây dựng tự phát.


Phần III
ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ SÔNG ÔNG ĐỐC
GIAI ĐOẠN DÀI HẠN ĐẾN NĂM 2025
. I MỤC TIÊU VÀ QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG

. 1 Mục tiêu điều chỉnh quy hoạch chung
− Tạo điều kiện để đô thị Sông Ông Đốc trở thành đô thị cảng đánh bắt hải
sản quan trọng của ngư trường biển Tây, trung tâm chế biến thuỷ hải sản và
trung tâm dịch vụ chính cho vùng kinh tế biển Tây, đóng vai trò cực tăng
trưởng phía Tây trong tam giác động lực của tỉnh Cà Mau bao gồm thành

phố Cà Mau, đô thị Sông Ông Đốc và đô thị Năm Căn;
− Hình thành và phát triển các cơ sở kinh tế nhằm tạo công ăn việc làm cho
người dân đô thị và thúc đẩy quá trình đô thị hóa;
− Nâng cao chất lượng môi trường sống và đáp ứng nhu cầu của mọi thành
phần dân cư dựa trên điều kiện kinh tế xã hội của địa phương;
− Tạo dựng không gian đô thị mang đậm bản sắc đô thị cảng miền biển và
sông nước với hệ thống kỹ thuật hạ tầng hoàn chỉnh.
− Bảo vệ môi trường sinh thái tự nhiên vùng ngập mặn ven biển;
− Tạo cơ sở pháp lý cho việc quản lý và phát triển đô thị một cách hiệu quả,
thu hút các nguồn vốn đầu tư trên địa bàn đô thị Sông Ông Đốc.
. 2 Quan điểm điều chỉnh quy hoạch chung
− Kế thừa và phát huy đồ án Quy hoạch chung xây dựng và cải tạo đô thị
Sông Ông Đốc năm 2001, khớp nối các dự án đã và đang triển khai trên địa
bàn đô thị;
− Định hướng phát triển đô thị Sông Ông Đốc phù hợp với Quy hoạch tổng
thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư nông thôn tỉnh Cà Mau và
chiến lược phát triển kinh tế biển của đất nước;
− Xây dựng định hướng phát triển không gian và hạ tầng đô thị dựa trên các
thế mạnh hiện có và đặc thù địa lý- tự nhiên, kinh tế- xã hội của địa phương
nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội – môi trường;
− Quy hoạch đô thị theo tiêu chuẩn của cấp đô thị tương xứng có chú ý đến
đặc thù xây dựng đô thị của địa phương;
− Đô thị nằm trên vùng đất thấp ven sông, biển dễ bị ngập do triều cường và
nguy cơ mực nước biển dâng lên nên các phương án xây dựng phải lưu ý


đến giải pháp san nền, biện pháp phòng chống ngập, tiết kiệm tối đa đất xây
dựng, cốt xây dựng phù hợp với từng khu chức năng.
− Chú trọng tính khả thi của các giải pháp quy hoạch ngắn hạn và dài hạn,
cân đối với các nguồn lực của địa phương và khả năng thu hút vốn đầu tư,

hạn chế tối đa việc đền bù giải tỏa mặt bằng.
. II CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN

. 1 Quan hệ vùng :
Đô thị Sông Ông Đốc nằm tại đầu mối giao thương giữa hai hành lang đô thị
của tỉnh Cà Mau:
− Hành lang đô thị ven biển Tây cạnh tuyến đường đê biển Tây, trong đó đô
thị Sông Ông Đốc đóng vai trò vị trí trung tâm, cách 20 km về phía Nam là
đô thị Cái Đôi Vàm, cách 20 km và 40km về phía Bắc là thị trấn Hòn Đá
Bạc và thị trấn Khánh Hội. Đây cũng chính là hành lang kinh tế biển quan
trọng của tỉnh Cà Mau: khai thác đánh bắt hải sản của ngư trường biển Tây,
phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá và công nghiệp chế biến thủy hải sản.
Ngoài ra đây còn là tuyến du lịch sinh thái ven biển với rừng ngập mặn,
thắng cảnh tự nhiên (hòn Đá Bạc,..). Phía Bắc của hành lang này được nối
kết với thành phố Cà Mau bằng tuyến đường công vụ dầu khí đi cùng ống
dẫn khí từ biển Tây về khu khí điện đạm tại thành phố Cà Mau.
− Hành lang đô thị ven sông Ông Đốc bao gồm đô thị Sông Ông Đốc tại cửa
sông sông Ông Đốc, đi về phía Đông 20km là thị trấn huyện lỵ Trần Văn
Thời, và cách 40 km là thành phố Cà Mau, trung tâm tỉnh. Nằm tại vị trí
cửa ngõ hành lang giao thông thủy quốc gia thông với biển Tây, đô thị
Sông Ông Đốc đóng vai trò đô thị cửa ngõ mở ra biển Tây của tỉnh Cà
Mau, có mối quan hệ giao lưu kinh tế gắn bó nhiều mặt với thành phố Cà
Mau. Hành lang này có cơ hội phát triển mạnh hơn khi hoàn thành tuyến
đường bộ dọc sông Ông Đốc từ thành phố Cà Mau về đô thị Sông Ông
Đốc.
Nằm trong tam giác động lực của tỉnh Cà Mau, đô thị Sông Ông Đốc bên cạnh
tiếp tục phát triển mối quan hệ truyền thống với thành phố Cà Mau còn phát triển
mối quan hệ với đô thị Năm Căn khi khai thác thế mạnh của Năm Căn về cảng
biển và phát triển công nghiệp đóng tàu. Cả hai đô thị Sông Ông Đốc và Năm Căn
đều có những tiềm năng, thế mạnh riêng để nằm trong các trọng điểm đầu tư của

nhà nước và của tỉnh khi thực hiện chiến lược phát triển kinh tế biển. Thành phố
Cà Mau, đô thị Sông Ông Đốc và đô thị Năm Căn không chỉ là ba cực tăng trưởng
kinh tế của tỉnh mà còn là ba cực đô thị hóa, không chỉ thu hút sự tập trung các
nguồn đầu tư mà còn thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu lao động và chuyển dịch dân
số nông thôn vào đô thị trên toàn tỉnh.


. 2 Tính chất đô thị:
Với các thế mạnh về vị trí địa lý, quan hệ vùng và tài nguyên thiên nhiên, đô
thị Sông Ông Đốc được xác định là:
− Trung tâm kinh tế xã hội vùng phía Tây tỉnh Cà Mau, tương lai trở thành
thị xã của tỉnh;
− Đô thị cảng, đánh bắt hải sản, có các ngành công nghiệp và dịch vụ gắn
liền với vùng kinh tế biển Tây;
− Đầu mối giao thông, giao lưu hàng hóa của vùng ven biển Tây với các
vùng khác và đảm bảo an ninh quốc phòng vùng ven biển Tây;
− Đô thị đặc trưng vùng sông nước và ngập mặn, trung tâm dịch vụ du lịch
biển Tây.
. 3 Động lực phát triển
Các ngành công nghiệp và dịch vụ gắn liền với hoạt động đánh bắt nuôi trồng
thủy hải sản là mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội của đô thị, là động lực
chính phát triển đô thị Sông Ông Đốc:
− Đầu mối đánh bắt hải sản quy mô lớn, xa bờ; kết hợp nuôi trồng thuỷ sản
nước mặn, nước lợ;
− Cảng cá và các dịch vụ hậu cần nghề cá;
− Công nghiệp chế biến thủy hải sản, thức ăn thủy sản, cơ khí đóng sửa chữa
tàu thuyền, tiểu thủ công nghiệp;
− Dịch vụ vận tải, thương mại, tài chính, du lịch, con giống;
− Phát triển cơ sở hạ tầng, trong đó cảng, các tuyến đường nối với TP. Cà
Mau và tuyến đường đê biển sẽ thúc đẩy các mối quan hệ kinh tế liên vùng.

. 4 Dự báo quy mô dân số :
Sự phát triển kinh tế xã hội và đô thị của đô thị Sông Ông Đốc trong tương lai
gắn liền với chiến lược phát triển kinh tế biển, cụ thể là các ngành dịch vụ và công
nghiệp gắn với hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy hải sản. Dự báo phát triển dân
số đô thị Sông Ông Đốc được dựa trên sự xem xét các cơ sở sau đây:
 Bối cảnh quốc gia và toàn cầu:
− Nghị quyết về ‘Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020’ của Ban chấp
hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong đó, nhấn mạnh vai trò
của hệ thống đô thị ven biển là các trung tâm phát triển kinh tế. Phấn đấu
đến năm 2020, kinh tế biển đóng góp khoảng 53-55% GDP, 55-60% kim
ngạch xuất khẩu của cả nước.


− Các tác động của sự hội nhập kinh tế toàn cầu khi Việt Nam gia nhập WTO
và AFTA như cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu, thu hút đầu tư,…
− Xu thế thay đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến sự dâng lên đáng kể của mực
nước biển trong tương lai mà Việt Nam nằm trong 10 nước đang phát triển
bị tác động nặng nhất 3.
 Các dự báo và phương hướng phát triển của tỉnh Cà Mau và huyện Trần
Văn Thời:
− Dự báo và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Cà Mau và huyện
Trần Văn Thời theo ‘Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội tỉnh Cà
Mau đến năm 2010’ và ‘Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội
huyện Trần Văn Thời đến năm 2010’.
− Dự báo về phát triển dân số, tỷ lệ đô thị hóa và dân số đô thị của tỉnh Cà
Mau theo ‘Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị và khu dân cư
nông thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020’. Trong đó, dự báo tỷ lệ đô thị hóa
của tỉnh Cà Mau đến năm 2020 là 35-40%, dân số đô thị Sông Ông Đốc
tăng lên 40- 45 ngàn người năm 2010 và 70- 80 ngàn người vào năm 2020.
 Thực trạng dân số đô thị Sông Ông Đốc và xu hướng tốc độ tăng dân số

tự nhiên chậm lại.
 Tính chất và động lực phát triển của đô thị Sông Ông Đốc.
 Dự báo về nhu cầu lao động và tăng dân số cơ học:
Trên cơ sở khai thác thế mạnh về nguồn nguyên liệu thủy hải sản, công nghiệp
phục vụ hoạt động kinh tế biển, khai thác lợi thế đầu mối giao thông và giao lưu
hàng hóa của đô thị Sông Ông Đốc, dự kiến phát triển khu công nghiệp đến 2015
là 80-100 ha, đến năm 2025 là khoảng 150-200 ha, chủ yếu là công nghiệp chế
biến thủy hải sản hướng tới xuất khẩu, thức ăn thủy sản, cơ khí đóng sửa tàu
thuyền và hàng tiêu dùng cho địa phương. Quy mô phát triển công nghiệp đến
2025 (dự kiến lấp đầy 80%) sẽ cần khoảng 16.000-18.000 lao động (120-140 lao
động/ha đất nhà máy). Dựa trên xu thế chung của lao động nhập cư hiện nay, dự
kiến khoảng 50 - 70% số lao động này sẽ được tuyển dụng từ nơi khác đến nhập
cư tại đô thị Sông Ông Đốc, làm tăng cơ học lao động công nghiệp trong đô thị
(10.000 - 12.000 lao động) tương đương 18.000 - 22.000 dân (bao gồm dân số phụ
thuộc).
Các cơ hội việc làm, thu nhập trong các ngành nghề dịch vụ, thương mại, xây
dựng, tiểu thủ công nghiệp, đánh bắt nuôi trồng thủy sản cũng như điều kiện sống
tại đô thị sẽ thu hút dòng người nhập cư từ nông thôn vào đô thị, dự kiến khoảng
2/3 dân số lao động công nghiệp, từ 12.000 – 16.000 người đến năm 2025.
3

Nguồn: Báo cáo của Ngân hàng Thế giới (2007), Tác động của mực nước biển dâng lên đối với các
nước đang phát triển.


Bảng dự báo phát triển dân số:
TT

Phân tích


Năm 2006

Năm 2015

Năm 2025

1,7%

1,5%

1,3%

31.000

35.000 – 36.000

40.000 – 42.000

-

10.000 – 14.000

30.000 – 38.000

- Công nghiệp

6.000 – 9.000

18.000 – 22.000


- Dịch vụ, ngư nghiệp

4.000 – 5.000

12.000 – 16.000

45.000 – 50.000

70.000 –80.000

11.000 – 12.000

13.000 – 14.000

1

Tỷ lệ tăng tự nhiên

2

Dân số tăng tự nhiên

3

Dân số tăng cơ học

Cộng
Dân số vãng lai

10.000


Như vậy, đến năm 2025, đô thị Sông Ông Đốc có dân số tăng tự nhiên là
40.000-42.000 dân, dân số tăng cơ học là 30.000- 38.000 dân, tổng cộng là
70.000- 80.000 dân. Đến năm 2015, dân số tăng tự nhiên là 35.000- 36.000 dân,
dân số tăng cơ học là 10.000- 14.000 dân, tổng cộng là 45.000- 50.000 dân. Tốc độ
tăng dân số bình quân hàng năm khoảng 5%, trong đó tăng cơ học khoảng 3,5%.
Đây là mức tăng phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế-xã hội của địa phương
nhưng cũng đòi hỏi sự nỗ lực và quyết tâm cao của địa phương trong chính sách
đầu tư và phát triển hạ tầng cho đô thị.
Mặt khác, nếu đô thị Sông Ông Đốc được chính phủ đầu tư trọng điểm trong
chiến lược phát triển kinh tế biển quốc gia thì sức phát triển, hấp dẫn đầu tư và thu
hút dân cư của đô thị sẽ tăng lên rất nhiều, dự kiến dân số đô thị Sông Ông Đốc có
thể tăng đến 100.000 đến 120.000 dân trong tầm nhìn sau năm 2025. Đây là một
yếu tố cần được tính đến và dự trù trong việc tổ chức định hướng phát triển không
gian và hạ tầng đô thị.
. 5 Quy mô đất đô thị
Hiện nay và trong giai đoạn ngắn hạn, đô thị Sông Ông Đốc là đô thị loại V.
Giai đoạn dài hạn đến 2025, đô thị Sông Ông Đốc phát triển thành đô thị loại IV,
tách ra từ huyện Trần Văn Thời thành thị xã thuộc tỉnh. Tầm nhìn sau 2025, Sông
Ông Đốc có tiềm năng phát triển lên đô thị loại III.
Quy mô đất đô thị dài hạn đến 2025 dựa trên tiêu chuẩn xây dựng đô thị loại
IV theo Quy chuẩn xây dựng Việt Nam, có kết hợp đặc thù phát triển đô thị gắn
liền với phát triển hệ thống mặt nước: kênh rạch cho giao thông thủy, đào hồ điều
hòa lấy đất san nền cho nền đất thấp, điều tiết nước và tạo cảnh quan. Quy mô đất
dân dụng được tính toán trên quy mô dân số 80.000 người. Đất dự trữ phát triển
được dự trù cho quy mô dân số hơn 120.000 người.
Quy mô đất đô thị đến 2025 được xác định như sau:


: 640 ha (80 m2/người) trong đó:


+ Đất dân dụng
- Đất ở

: 360 ha (45 m2/người)

- Công trình công cộng

: 90 ha ( 11 m2/người)

thương mại, dịch vụ
- Cây xanh - TDTT

: 70 ha ( 9 m2/người)

- Giao thông

: 120 ha (15 m2/người)

+ Đất công nghiệp-kho tàng

: 220 ha

+ Đất giao thông đối ngoại

: 220 ha (giao thông thủy chiếm 190 ha)

+ Đất rừng phòng hộ

: 380 ha


+ Mặt nước

: 160 ha

+ Hồ điều hòa

: 70 ha

+ Đất khác (công trình đầu mối

: 50 ha

hạ tầng, quốc phòng…)
Cộng
+ Đất dự trữ phát triển
Tổng cộng

: 1740 ha (bình quân 217 m2/ng)
: 1700 ha
: 3440 ha

. III ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ ĐẾN NĂM 2025

. 1 Hướng chọn đất xây dựng phát triển đô thị
Về cơ bản, kế thừa hướng chọn đất xây dựng phát triển đô thị hai bên sông
Ông Đốc của đồ án Quy hoạch chung thị xã Sông Ông Đốc năm 2001, trong đó:
− Hướng phát triển chính của đô thị là phía bờ Bắc sông Ông Đốc, mở lên
phía Bắc và kéo dài về phía Đông đô thị, lấy một phần đất của xã Khánh
Hải.

− Phía bờ Nam sông Ông Đốc phát triển vừa phải và kéo dài về phía Đông đô
thị, lấy một phần đất của xã Phong Lạc.
− Phía Tây đô thị giáp với biển Tây là rừng phòng hộ, kết hợp du lịch sinh
thái rừng ngập mặn.
Phía bờ Bắc có nhiều yếu tố phát triển thuận lợi hơn nhờ đã có sự hình thành
và phát triển dân cư lâu đời, đã có các dự án phát triển hạ tầng giao thông đối
ngoại như cảng cá, tuyến đường bộ đi thành phố Cà Mau dọc bờ Bắc sông Ông
Đốc, tuyến đường trên đê biển Tây lên U Minh (tuyến đường này nối với tuyến
đường phía Bắc huyện Trần Văn Thời đi về Cà Mau), khai thác vai trò vị trí đầu
mối giao thông thủy, bộ của đô thị Sông Ông Đốc trong vùng ven biển Tây. Đây sẽ
là không gian tập trung các cơ sở kinh tế- xã hội- kỹ thuật chính yếu của đô thị.


×