Tải bản đầy đủ (.doc) (97 trang)

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (856.63 KB, 97 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

- 2012 MỤC LỤC QUY HOẠCH


PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
T.T

NỘI DUNG
Đặt vấn đề

Trang
5

Phần I

Hiện trạng phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

10

I

Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh


Phúc

10

1

Đặc điểm tự nhiên

10

2

Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh phúc

12

3

Đánh giá chung

14

II

Tình hình phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010

16

1


Tình hình chung

16

2

Tình hình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công
nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010

24

2.1. Gốm mỹ nghệ

24

2.2. Mây tre đan lát

26

2.3. Chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ

27

2.4. Chế tác đá

30

2.5. Công cụ cầm tay, (rèn)


31

2.6. Sản xuất gạch

33

2.7. Chế biến nông sản thực phẩm

35

Đánh giá chung

37

3
Phần II

Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển ngành
nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc đến năm
2020, định hướng đến 2030

42

I

Vai trò của tiểu thủ công nghiệp

42

II


Quan điểm

44

III

Mục tiêu

45

IV

Phương án phát triển tiểu thủ công nghiệp

47

V

Định hướng phát triển

51

1

Những ngành nghề truyền thống cần khôi phục và

51
2



phát triển
2

Những ngành nghề mới cần hình thành

61

3

Một số định hướng cụ thể

68

Phần III

Giải pháp thực hiện quy hoạch

83

I

Phát triển kết cấu hạ tầng

83

II

Giải pháp về đầu tư


86

1

Về hỗ trợ đầu tư

87

2

Về mặt bằng sản xuất và đầu tư kết cấu hạ tầng các
cụm tiểu thủ công nghiệp làng nghề

88

3

Về thành lập doanh nghiệp

90

4

Về chính sách thuế, tài chính

91

5

Giải pháp về thị trường, xúc tiến thương mại


92

III

Giải pháp về nguồn nhân lực

95

IV

Giải pháp về khoa học, công nghệ, môi trường

98

V

Giải pháp về tổ chức điều hành quy hoạch

Phần IV

Phụ lục

100

1 Danh sách các làng nghề được công nhận theo quyết
định của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tính đến năm 2010

102


2 Các cụm công nghiệp hiện có trên địa bàn tỉnh Vĩnh
Phúc

103

3 Các cụm công nghiệp dự kiến quy hoạch trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020

104

3 Một số dự án kêu gọi đầu tư giai đoạn 2011-2020

105

4 Bản đồ hiện trạng phân bố các cụm công nghiệp trên
địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc

106

5 Bản đồ quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2020 và định hướng đến năm
2030

107

3


QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN
CÁC NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP

TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC ĐẾN NĂM 2020
VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong lịch sử phát triển loài người, nghề thủ công xuất hiện như là nghề phụ
của nông nghiệp, do lao động nông nghiệp tiến hành. Dần dần, nghề thủ công
phát triển thành các hoạt động của những thợ thủ công chuyên nghiệp, hộ sản
xuất thủ công chuyên nghiệp, sau đó mở rộng dần thành các làng nghề, các khu
vực làng nghề tiểu thủ công nghiệp và khi hoạt động chuyên sâu, đạt được một
quy mô nhất định sẽ tách ra khỏi nông nghiệp hình thành các doanh nghiệp công
nghiệp có quy mô, trình độ kỹ thuật công nghệ độc lập và hiện đại hoá dần.
Các làng nghề Việt Nam đã ra đời từ hàng ngàn năm trước đây tại các vùng
dân cư tập trung ở châu thổ sông Hồng. Những di chỉ khảo cổ được phát
hiện và khảo sát trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy có khá nhiều hiện vật là
các sản phẩm thủ công với trình độ sản xuất khá cao, lưu thông đã khá rộng và
phổ biến. Vĩnh Phúc là một địa phương nằm trong châu thổ sông Hồng có nghề
thủ công tương đối sớm, nhưng không nhiều nghề, quy mô sản xuất nhỏ, tổ chức
phân tán, chủ yếu dưới hình thức nghề phụ của các hộ gia đình; giai đoạn
chuyển từ sản xuất thủ công sang thủ công chuyên nghiệp chậm hơn rất nhiều so
với tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng.
Tiểu thủ công nghiệp (TTCN) là lĩnh vực sản xuất bao gồm các cơ sở công
nghiệp nhỏ và các nghề thủ công (kỹ thuật sản xuất chủ yếu làm bằng tay).
TTCN là một bộ phận hợp thành của công nghiệp nông thôn, là động lực trực
tiếp giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động và các hộ gia đình ở
nông thôn. Ngoài việc góp phần hỗ trợ và thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát
triển, TTCN còn tạo việc làm cho nhiều người khi nông nhàn, tăng thu nhập cho
người lao động, rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa nông thôn và thành thị.
Nông thôn là khu vực chiếm hơn 77% dân số toàn tỉnh với hơn 62% số người
trong độ tuổi lao động, nhiều lao động không có việc làm thường xuyên và thời
vụ; chất lượng lao động chưa cao; bình quân ruộng đất thấp, cơ sở hạ tầng thiếu
đồng bộ, môi trường nông thôn ngày càng ô nhiễm; chênh lệch về thu nhập và

đời sống khu vực nông nghiệp, nông thôn so với khu vực thành thị và các ngành
kinh tế khác trên địa bàn còn khá lớn. TTCN với thu nhập bình quân tuỳ thuộc
ngành nghề thường cao hơn sản xuất nông nghiệp từ 2 đến 4 lần không chỉ giải
quyết việc làm, cải thiện điều kiện sống ở khu vực nông thôn mà còn góp phần
công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị.
Quy hoạch phát triển các ngành nghề trên địa bàn là giải pháp đầu tiên nhằm
4


thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đã được nêu trong Nghị
quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV.
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC NGÀNH
NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH
PHÚC
Tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc thời gian qua luôn đạt mức cao so với các
tỉnh Vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, là một trong những tỉnh đứng đầu của cả
nước về tốc độ tăng trưởng và cao hơn nhiều so với tốc độ trung bình của cả
nước. Tuy nhiên, mặt trái của tăng trưởng cũng làm nảy sinh nhiều thách thức
lớn về kinh tế, xã hội và môi trường trên địa bàn tỉnh thể hiện qua các mặt sau:
- Diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, đã làm cho nông dân mất một phần
khá lớn tư liệu sản xuất. Những dự kiến khai thác và sử dụng lực lượng lao
động thừa do mất đất đã không thực hiện được một cách hiệu quả do trình độ
tay nghề của số lao động này còn hạn chế; việc đào tạo nghề chưa đáp ứng
được yêu cầu của các doanh nghiệp.
- Cơ cấu công nghiệp của Vĩnh Phúc đã có sự dịch chuyển dần sang các ngành
sử dụng công nghệ cao, cần ít lao động, đặc biệt là ở nhiều doanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và một số doanh nghiệp trong các khu công nghiệp.
Những ngành này càng phát triển bao nhiêu thì lao động dôi dư càng lớn bấy
nhiêu; sự phân hoá giàu nghèo giữa các tầng lớp dân cư trên địa bàn tỉnh và
cả nước cũng đang gia tăng.

- Các khu công nghiệp đã và đang hình thành hiện chưa hoạt động hết công
suất nhưng các chỉ tiêu về ô nhiễm môi trường ngày càng rõ rệt. Trên địa bàn
chưa có các công trình xử lý chất thải tập trung ngoại trừ khu xử lý nước thải
tại khu công nghiệp Khai Quang, KCN Bình Xuyên.
- Công nghiệp Vĩnh Phúc phát triển chưa đồng bộ, thiếu hệ thống các ngành hỗ
trợ, kể cả những ngành, lĩnh vực cơ bản có nhu cầu lớn; chưa thiết lập được
mối quan hệ hợp tác có hiệu quả với các tỉnh cùng nằm trong vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ, thể hiện qua số lượng cũng như chủng loại các bán thành
phẩm lưu thông qua lại còn hạn chế.
- Phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung dọc theo quốc lộ 2, gần
với Hà Nội, chưa khai thác được tiềm năng lao động khu vực nông thôn.
Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng tiềm năng, trọng điểm của công
nghiệp nông thôn cần khuyến khích đầu tư phát triển vì:
 Thị phần trên thế giới của hàng Thủ công mỹ nghệ (TCMN) Việt Nam còn
thấp (chiếm 11% kim ngạch nhập khẩu các sản phẩm từ mây tre lá, 11% kim

5


ngạch gốm sứ và 2,6% sản phẩm kim loại của EU, …). là mặt hàng có khả
năng phát triển sản xuất trong khoảng thời gian ngắn.


Nguồn nguyên liệu cho hàng TCMN chủ yếu là gỗ, đá, đất, mây, tre, nứa,
cói, lá… sẵn có trong tự nhiên, dễ trồng, dễ khai thác tại Việt Nam.



Hàng TCMN của Việt Nam sử dụng nhiều lao động thủ công, chi phí sản
thấp, giá cả phải chăng có khả năng cạnh tranh với một số nước trong khu

vực và được thị trường chấp nhận.



Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức thương mại thế giới
(WTO), thuế nhập khẩu của các nước thành viên giảm thuận lợi cho hàng
TCMN xuất khẩu của Việt Nam.



Nguyên phụ liệu khác phải nhập khẩu cho hàng TCMN không lớn, có thể tổ
chức sản xuất trong nước; đây là một ưu thế để nâng cao sức cạnh tranh và
giá trị gia tăng của sản phẩm, nâng cao tỷ lệ thực thu ngoại tệ trong xuất khẩu
hàng TCMN Việt Nam.



Việc sản xuất hàng TCMN có thể thu hút một lực lượng lớn lao động phổ
thông tại địa phương, thời gian đào tạo ngắn, có thể thực hiện ngay tại nơi
sản xuất. Theo nghiên cứu “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành tiểu thủ
công nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2010, tầm nhìn đến năm 2020” của
Cục Công nghiệp địa phương, cứ xuất khẩu 1 triệu USD/năm thì thu hút
được khoảng 3,5 đến 4 ngàn lao động.



Thị trường trọng điểm nhập hàng TCMN của Việt Nam là Mỹ, các nước EU,
Nhật Bản, Đài Loan... và hiện đang phát triển các thị trường tiềm năng khác
như Bắc Âu, Đông Âu, Nam Phi, Canada...


Do sản xuất mang tính tự phát, các cơ sở sản xuất nhỏ đan xen trong khu dân
cư, mặt bằng sản xuất chật chội, sử dụng máy móc, thiết bị chắp vá, không đồng
bộ, tạo nên loại hình ô nhiễm phân tán, khó kiểm soát. Ý thức bảo vệ môi trường
sinh thái của người dân làng nghề còn hạn chế, việc đầu tư xử lý các chất phát
thải gây ô nhiễm môi trường ít được quan tâm nên tình trạng ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề ngày càng gia tăng, chất lượng môi trường tại hầu hết
khu vực sản xuất trong các làng nghề đều không đạt tiêu chuẩn. Theo Cục Công
nghiệp địa phương, khảo sát 52 làng nghề điển hình trong cả nước vừa qua cho
thấy 46% làng nghề có môi trường bị ô nhiễm nặng đối với không khí, nước, đất
hoặc cả ba dạng; 27% ô nhiễm vừa và 27% ô nhiễm nhẹ. So với các làng không
có nghề phụ, tỷ lệ người mắc bệnh ở nhiều làng nghề đang có xu hướng tăng
cao, đặc biệt là nhóm trực tiếp tham gia lao động gây ra những tổn thất không
nhỏ về kinh tế xã hội. Công tác quản lý, kiểm soát gặp nhiều khó khăn, lại chưa
có những chế tài đủ mạnh đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường nên
thường nảy sinh các xung đột xã hội gay gắt.
6


Vĩnh Phúc hiện có trên 50 làng nghề TTCN, sử dụng khoảng 40% lao động
công nghiệp trong toàn tỉnh, nhưng chưa tạo được việc làm ổn định, mức thu
nhập chưa cao, nhiều nơi sản xuất gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến đời
sống dân cư. Tính chất tự phát trong các làng nghề khiến cộng đồng này gặp
nhiều hạn chế về khả năng tổ chức quản lý, về nguồn lực tài chính, về kiến thức
thị trường, về công nghệ kỹ thuật và bảo vệ môi trường. Việc quy hoạch phát
triển tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh hy vọng sẽ khắc phục được các tồn
tại, bất cập nêu trên.
II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
Mục tiêu của đề án nhằm quy hoạch phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn theo hướng phát triển nhanh, bền vững, đồng hành với phát triển kinh tế xã
hội và phát triển các ngành khác, trên cơ sở khai thác tiềm năng, nguồn lực sẵn

có, đón bắt cơ hội, vận dụng linh hoạt cơ chế thị trường. Việc quy hoạch phát
triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề được tiến hành đồng bộ với quy hoạch các
ngành khác, quy hoạch vùng nguyên liệu và bảo vệ môi trường; phát triển làng
nghề lồng ghép với các chương trình, dự án phát triển kinh tế xã hội ở địa
phương.
Phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề theo hướng phát huy các nghề
truyền thống, hình thành các nghề mới, đa dạng hoá sản phẩm, đáp ứng tốt nhu
cầu của thị trường nhằm tạo thêm việc làm và thu nhập, bảo đảm an sinh xã hội
ở nông thôn, góp phần công nghiệp hóa nông thôn, từng bước cải tạo và nâng
cao đời sống của nhân dân.
Tỉnh Vĩnh Phúc phấn đấu đến năm 2015 sẽ hình thành 11 cụm công nghiệp,
23 cụm TTCN làng nghề trên địa bàn để thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
các hộ sản xuất TTCN vào sản xuất tập trung để nâng cao hiệu quả sản xuất,
kiểm soát và xử lý chất thải, bảo vệ môi trường. Cùng với khôi phục các làng
nghề truyền thống là xây dựng, nhân cấy một số nghề mới trong khu vực nông
nghiệp nông thôn như nghề mây tre đan xuất khẩu, thêu ren xuất khẩu, chế biến
nông sản thực phẩm, nghề mộc mỹ nghệ, trong đó tập trung vào một số nghề sử
dụng nhiều lao động, vừa học vừa làm, tăng thu nhập cho người lao động góp
phần xoá đói giảm nghèo, tạo tiền đề cho sự phát triển bền vững.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu giới hạn ở một số nghề, ngành sản xuất tiểu thủ công
nghiệp tiêu biểu, có lợi thế cạnh tranh, có khả năng phát triển bền vững, có thể
cải thiện thu nhập cho người dân khu vực nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc.
Sở Công thương đã phối hợp với các cấp, ngành, các doanh nghiệp triển
khai thực hiện các đề án hỗ trợ, nhân cấy, phát triển nghề, hình thành các làng
7


nghề mới. Với hình thức hỗ trợ đào tạo thợ lành nghề, truyền nghề, chuyển đổi

mặt hàng sản xuất, từ sản xuất những sản phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước
sang những sản phẩm để xuất khẩu, một số làng nghề truyền thống đã và đang
được phát triển như: làng đá Hải Lựu (Sông Lô), làng mộc Thanh Lãng, làng
gốm Hương Canh (Bình Xuyên); đan lát Triệu Đề (Lập Thạch), nuôi và chế biến
các sản phẩm từ rắn Vĩnh Sơn (Vĩnh Tường).... Một số làng nghề mới đã và
đang được khuyến khích như: mây tre đan, mây xiên, ươm tơ… Các mô hình
trình diễn kỹ thuật, hỗ trợ đổi mới cho các cơ sở sản xuất đạt kết quả tốt sẽ được
tiếp tục nhân rộng như: mô hình chuyển giao công nghệ phun phủ sơn bóng
công nghiệp trong sản xuất đồ gỗ tại làng nghề mộc Thanh Lãng, mô hình sản
xuất chiếu tre, trúc của Công ty TNHH Sông Hồng, mô hình trình diễn kỹ thuật
sản xuất dụng cụ cơ khí cầm tay của Công ty TNHH Tiến Thịnh, mô hình trình
diễn kỹ thuật sấy nguyên liệu sản phẩm mây tre đan của doanh nghiệp mây tre
đan Tiến Đa.... Đây là những ngành nghề TTCN có thể quy hoạch phát triển
nhằm tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động, góp phần xóa đói
giảm nghèo, xoá bỏ sự cách biệt giữa nông thôn và thành thị, tạo tiền đề cho sự
phát triển bền vững.
PHẦN I
HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH VĨNH PHÚC
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH
VĨNH PHÚC
I.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Phúc - cửa ngõ Tây Bắc của Thủ đô Hà Nội, thuộc vùng Châu thổ sông
Hồng là một trong 7 tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Phía Bắc giáp
tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Tuyên Quang; Phía Đông và phía Nam giáp Thủ đô
Hà Nội; Phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ. Do tiếp giáp với Thủ đô Hà Nội và nằm
trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ nên các nhà đầu tư có nhiều thuận lợi khi
sử dụng các công trình kỹ thuật hạ tầng của khu vực này.
Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng
năm 24,20C; lượng mưa 1.500 - 1.700 ml; độ ẩm trung bình 84 - 85%, số giờ

nắng trong năm 1.400 - 1.800 giờ. Hướng gió thịnh hành là hướng Đông - Nam
thổi từ tháng 4 đến tháng 9, gió Đông - Bắc thổi từ tháng 10 tới tháng 3, kèm
theo sương muối. Riêng vùng núi Tam Đảo có khí hậu quanh năm mát mẻ, nhiệt
độ trung bình 180 C thích hợp với các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi, giải trí.
8


Sau khi Mê Linh sáp nhập Hà Nội năm 2008, tổng diện tích đất tự nhiên của
Vĩnh Phúc là 123.176,43 ha; trong đó rừng chiếm 26,7% diện tích với 10.821,51
ha rừng sản xuất.
Do đặc điểm vị trí địa lý nên nơi đây hình thành 3 vùng sinh thái rõ rệt:
Đồng bằng, trung du và miền núi hết sức thuận tiện cho phát triển nông – lâm
nghiệp, thủy sản, công nghiệp và du lịch – dịch vụ.
Địa hình núi cao chủ yếu thuộc dãy Tam Đảo, đứng giữa vùng trung du dài
hơn 50 km chạy theo hướng Tây Bắc-Đông Nam, từ huyện Sơn Dương (Tuyên
Quang) đến huyện Sóc Sơn Hà Nội, là danh giới tự nhiên giữa tỉnh Vĩnh Phúc
và Tuyên Quang. Dãy Tam Đảo có trên 10 đỉnh cao trên 1.400m, đỉnh núi giữa
(giữa 3 tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc) cao 1529m đến cuối dãy ở
đèo Nhe cao 600m và đến Dõm còn 300m rồi hoà vào đồng bằng Sóc Sơn. Trên
địa phận của Vĩnh Phúc bắt đầu từ xã Đạo Trù (Tam Đảo) đến xã Ngọc Thanh
(Phúc Yên) có chiều dài 30 km. Địa hình núi thấp ở Vĩnh Phúc rộng hàng chục
km2 đại diện là núi Sáng thuộc địa phận xã Đồng Quế và Lãng Công (huyện
Sông Lô) cao 633m, đây là một dạng địa hình xâm thực, bóc mòn. Ngoài ra còn
núi sót gồm núi Đinh, núi Trống (Vĩnh Yên) chạy theo hướng Tây Bắc - Đông
Nam, có chiều dài vài km, rộng vài trăm mét, với độ cao từ 50-70m.
Một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh xung quanh Hà Nội là
có diện tích đất đồi khá lớn của vùng trung du, có đặc tính cơ lý tốt thuận tiện
cho việc xây dựng và phát triển công nghiệp. Ở Vĩnh Phúc huyện nào cũng có
đồi, nhiều đồi nhất là hai huyện Lập Thạch và Tam Dương. Các huyện đồng
bằng như Vĩnh Tường, Yên Lạc còn sót lại một ít đồi gò như đồi Me, gò Đồng

Đậu. Đồi ở Vĩnh Phúc như bát úp, kích thước không lớn, ở vùng đồng bằng chỉ
cao từ 20 - 50m, ở vùng trung du cao từ 50 - 200m..
Địa hình đồng bằng chiếm 40% diện tích toàn tỉnh bao gồm đồng bằng
châu thổ được hình thành do quá trình lắng đọng trầm tích tại các cửa sông lớn
như Sông Hồng, Sông Lô, Sông Phó Đáy và hệ thống sông suối từ dãy Tam Đảo
chảy ra. Diện tích đồng bằng được phân bố trên toàn bộ huyện Yên Lạc, hầu hết
huyện Vĩnh Tường, chiếm diện tích lớn ở Tam Dương, Bình Xuyên. Đồng bằng
châu thổ phì nhiêu đã thu hút con người đến sinh cư lập nghiệp từ rất sớm. Đồng
bằng liền kề với núi (đồng bằng giới hạn) được hình thành do sức bóc mòn, xâm
thực của nước mặt bồi lắng tạo thành, bao quanh là đồi núi. So với đồng bằng
châu thổ, đồng bằng liền kề với núi kém màu mỡ hơn. Ngoài ra còn có thung
lũng, bãi bồi sông được hình thành chủ yếu do tác động xâm thực của dòng
chảy, là nguồn phù sa màu mỡ tạo thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, đồng thời
còn cung cấp cát, sỏi, thạch anh và silíc cho ngành xây dựng.

9


Vĩnh Phúc có hệ thống sông ngòi, đầm hồ dày đặc, ngoài giá trị về kinh tế
còn tạo ra môi trường cảnh quan, tạo điều kiện cho ngành du lịch phát triển
trong tương lai. Hệ thống Sông gồm Sông Hồng, Sông Lô và Sông Phó Đáy.
Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc chảy qua Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, chảy
vào địa phận Vĩnh Phúc. Sông Lô chảy vào Vĩnh Phúc qua huyện Sông Lô, Lập
Thạch dài 43 km. Sông Phó Đáy chảy vào địa phận Vĩnh Phúc từ xã Quang Sơn
đến xã Sơn Đông (Lập Thạch) rồi đổ vào Sông Lô dài 55 km. Ngoài ra còn có
Sông Phan, Sông Cầu Bòn, Sông Bá Hạ, Sông Cà Lồ đều được bắt nguồn từ dãy
Tam Đảo và chảy về phía Nam của tỉnh. Hệ thống đầm, hồ phân bố rải rác khắp
trên địa bàn tỉnh như đầm Vạc (Vĩnh Yên), đầm Dưng, Vực Xanh, Vực Quảng
Cư, đầm Ngũ Kiên (Vĩnh Tường), đầm Tam Hồng, Cốc Lâm (Yên Lạc). Hồ Đá
Ngang, hồ Khuân, hồ Bò Lạc, suối Sải (Sông Lô), Vân Trục (Lập Thạch), hồ Đại

Lải (Phúc Yên), hồ Xạ Hương, hồ Làng Hà (Tam Đảo)...
Nhờ địa hình tự nhiên, Vĩnh Phúc có tiềm năng lớn về tài nguyên du lịch tự
nhiên và nhân văn. Vĩnh Phúc có một quần thể danh lam, thắng cảnh tự nhiên
nổi tiếng: Rừng Quốc gia Tam Đảo, thác Bản Long, hồ Đại Lải, hồ Làng Hà,...
Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn
hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên,
Tháp Bình Sơn, Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu...
Nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ ngay cạnh Hà Nội, thiên nhiên
ưu đãi Vĩnh Phúc có đủ cả ba vùng sinh thái: đồng bằng - trung du - miền núi có
nhiều tiềm năng phát triển du lịch và cung cấp nguyên vật liệu tại chỗ cho tiểu
thủ công nghiệp; Con người Vĩnh Phúc cần cù, chịu khó, năng động, sáng tạo,
nguồn lao động chiếm khoảng 61,6% dân số, trong đó chủ yếu là lao động trẻ,
có tinh thần ham học hỏi cầu tiến, có khả năng tiếp thu kiến thức, nâng cao tay
nghề; Vĩnh Phúc dẫn đầu khu vực đồng bằng sông Hồng về chỉ số tính năng
động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển
kinh tế xã hội... Đó là những nhân tố cơ bản cùng với sự phát triển kinh tế mạnh
mẽ trong những năm qua, đã và đang tạo tiền đề thuận lợi cho phát triển tiểu thủ
công nghiệp trên địa bàn tỉnh .
I.2. Tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh phúc
Vĩnh Phúc có 9 huyện, thành, thị (trong đó có 1 thành phố là Vĩnh Yên; 1 thị
xã là Phúc Yên và huyện Sông Lô mới tách ra từ Lập Thạch năm 2009). Theo
kết quả điều tra dân số đến ngày 01/4/2009, toàn tỉnh có 269.163 hộ trong đó có
69.045 hộ thuộc khu vực thành thị (chiếm 25,65%) và 200.118 hộ thuộc khu vực
nông thôn (chiếm 74,35%); tổng dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.000.838 người, số
người thuộc khu vực thành thị chiếm 22,42%, số người ở khu vực nông thôn
chiếm 77,58%. Mật độ dân số 813 người/km2. Nam chiếm 49,5%, nữ chiếm
50,5%; Số người từ 15 tuổi trở lên chiếm 75,43% dân số toàn tỉnh, trong đó số
10



người chưa qua đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm tới 86,70%. Dân số Vĩnh
Phúc đứng thứ 40/63 tỉnh, thành phố và đứng thứ 9/11 tỉnh, thành phố thuộc khu
vực Đồng bằng sông Hồng.
Tại thời điểm tái lập tỉnh năm 1997, xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh rất
thấp, kinh tế thuần nông, tỷ trọng nông nghiệp chiếm 52,54% giá trị GDP, công
nghiệp chiếm 12,86%; thu nhập bình quân đầu người gần 140 USD, thu ngân
sách dưới 100 tỷ đồng... Nắm bắt thời cơ, vận hội, khai thác các tiềm năng, lợi
thế sẵn có, không ngừng đổi mới, trong từng năm, từng thời điểm, Tỉnh ủy, Hội
đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh đã chọn và xác định đúng hướng đi, đồng
thời, chỉ đạo quyết liệt, huy động các nguồn lực tập trung tăng trưởng kinh tế, đi
đôi với xây dựng đời sống văn hoá, đảm bảo an sinh xã hội. Trong giai đoạn
2001-2008 ngành công nghiệp – xây dựng phát triển nhanh chóng, đặc biệt là
công nghiệp. Giá trị sản xuất công nghiệp (GTSXCN) giai đoạn 2000-2007 tăng
bình quân 26,99 %/năm. Sau khi tách Mê Linh, giai đoạn 2005–2010 GTSXCN
tăng bình quân 23,83%/năm.
Theo báo cáo số 51/BC-BQLCKCN của Ban quản lý các khu công nghiệp
tỉnh Vĩnh Phúc, tính đến hết năm 2010, trên địa bàn tỉnh có 611 dự án còn hiệu
lực, gồm 495 dự án DDI với tổng vốn đầu tư đăng ký là 30.599,86 tỷ đồng và
116 dự án FDI với tổng vốn đầu tư 2.313,0 triệu USD. Vốn thực hiện của các dự
án DDI là 11.308,64 tỷ đồng, đạt 36,96% tổng vốn đầu tư đăng ký; của các dự
án FDI là 895,95 triệu USD, đạt tỷ lệ 38,7% tổng vốn đầu tư đăng ký. Có 229 dự
án đã hoạt động SXKD, chiếm 37,64% tổng số dự án đầu tư , gồm 143 dự án
DDI và 86 dự án FDI. Các dự án mới đầu tư và tăng vốn năm 2010 chủ yếu
thuộc lĩnh vực công nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô, xe máy, linh kiện điện tử, máy
tính, vật liệu xây dựng,…
Với vai trò là nền tảng của kinh tế, ngành công nghiệp đã góp phần thúc đẩy
phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả tỉnh, tạo vị thế mới
cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với vùng đồng bằng sông Hồng và với cả
nước.
Nếu như công nghiệp tạo bước đột phá cho sự tăng trưởng, thu ngân sách,

thì nông nghiệp Vĩnh Phúc được quan tâm đầu tư thích đáng, tạo nền tảng vững
chắc cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vĩnh Phúc là địa phương đi
đầu trong cả nước có Nghị quyết chuyên đề về phát triển nông nghiệp, nông
thôn, nâng cao đời sống nông dân. Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chương trình,
đề án, dự án để triển khai thực hiện nghị quyết, xây dựng nhiều cơ chế, chính
sách hỗ trợ nông nghiệp, nông thôn, nông dân như: miễn thuỷ lợi phí cho nông
nghiệp; hỗ trợ giáo dục mầm non; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, cung cấp
thông tin cho nông dân; hỗ trợ vùng trồng trọt và xây dựng khu sản xuất tập
trung; đầu tư kiên cố hoá kênh mương; cấp đất dịch vụ; hỗ trợ đào tạo chuyển
đổi nghề... Kinh phí đầu tư từ nguồn ngân sách tỉnh cho khu vực nông nghiệp,
11


nông thôn giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 1.000 tỷ đồng. Cùng với sự phát triển
của công nghiệp - nông nghiệp, các ngành dịch vụ đa dạng đang hình thành và
phát triển, giá trị sản xuất tăng bình quân 19,7%/năm, giá trị tăng thêm 19,35%.
Doanh thu các ngành vận tải, du lịch, bưu chính, viễn thông, ngân hàng đều tăng
mạnh, tạo nguồn thu đáng kể cho ngân sách.
Việc quy hoạch, xây dựng kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị và nông thôn
mới, quy hoạch phát triển ngành, vùng, từng lĩnh vực, từng địa phương được
quan tâm đặc biệt. Tỉnh đã chỉ đạo điều chỉnh, bổ sung quy hoạch tổng thể phát
triển kinh tế - xã hội, quy hoạch đô thị, công nghiệp, giao thông vận tải... định
hướng phát triển đến năm 2030. Cùng với công tác quy hoạch, hệ thống kết cấu
hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư, nâng cấp, nhất là giao thông, 97% tuyến
đường tỉnh lộ, 63,4% tuyến đường giao thông nông thôn được nâng cấp, cứng
hoá.
Không chỉ phát triển kinh tế, các lĩnh vực văn hoá - xã hội của tỉnh ngày
càng phát triển, từng bước kết hợp hài hoà với tăng trưởng kinh tế. Giáo dục đào tạo của tỉnh luôn khẳng định được vị thế trong toàn quốc. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp trung học phổ thông thường xuyên cao hơn bình quân chung cả nước; tỷ
lệ đỗ vào các trường đại học, cao đẳng hàng năm đạt trên 30%, có 215 sinh

viên/1 vạn dân. Từ 1998 đến nay, tỉnh liên tiếp có học sinh đoạt giải cao trong
các kỳ thi olimpic quốc tế và khu vực. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đến năm 2010,
đạt 46%, bình quân mỗi năm giải quyết việc làm cho gần 25 nghìn lao động.
Toàn tỉnh có 95% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã và 85% có
bác sỹ. Công tác giảm nghèo được thực hiện lồng ghép với nhiều chương trình
phát triển kinh tế - xã hội, số hộ nghèo bình quân giảm 2,68%/năm; Tỉnh đã xoá
trên 5.000 ngôi nhà tranh, tre, nứa lá dột nát cho các hộ nghèo. Đến nay, hầu hết
các xã đều có nhà văn hoá, số gia đình văn hoá đạt trên 80%; Thôn, làng, khu
phố văn hoá đạt trên 65%.
I.3. Đánh giá chung
Vận dụng sáng tạo các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước vào
tình hình cụ thể của địa phương, sự nỗ lực phấn đấu của Đảng bộ và nhân dân
các dân tộc trong tỉnh, Vĩnh Phúc đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên
tất cả các lĩnh vực. Nền kinh tế của tỉnh liên tục đạt tốc độ tăng trưởng cao, với
những con số đầy sức thuyết phục. Bình quân trong vòng 10 năm (1997- 2007)
tốc độ tăng trưởng GDP của Vĩnh Phúc đạt 17,5%/năm; Năm 2008, đạt 17,77%;
Năm 2009 do tác động của suy thoái kinh tế toàn cầu, tốc độ tăng trưởng của
Vĩnh Phúc vẫn đạt 8,82%/năm. Năm 2010, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Vĩnh
Phúc đạt 21,42%; Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 25,72%, khu vực công nghiệp
- xây dựng tăng 21,30% và khu vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 15,13%.

12


Điểm nhấn của kinh tế tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh đến nay là sự
chuyển dịch tích cực, đúng hướng cơ cấu kinh tế; tỷ trọng công nghiệp - xây
dựng - dịch vụ tăng liên tục từ 47,5% (năm 1997) lên 85,38%, (năm 2010);
tương ứng với nông - lâm nghiệp - thuỷ sản giảm từ 52,54% (năm 1997) xuống
còn 14,62% (năm 2010). Công nghiệp khẳng định rõ vai trò nền tảng trong toàn
bộ nền kinh tế của tỉnh với GTSXCN chiếm hơn 75% GTSX toàn tỉnh, đóng góp

gần 55% GDP và gần 90% ngân sách tỉnh. Giá trị sản xuất công nghiệp giai
đoạn 1997 - 2000 tăng trung bình 75,7 %/năm nhờ xuất phát điểm thấp (năm
1997, công nghiệp mới chiếm 12,86 % GDP), từ 2001 - 2007 tăng trung bình
29,15%/năm; sau khi tách Mê Linh giai đoạn 2005-2010 tăng trung bình
23,83%/năm. Do ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, trong điều kiện khó
khăn, GTSXCN vẫn tăng 5,49% năm 2009 và 23,28% năm 2010.
Không chỉ tập trung phát triển công nghiệp, tỉnh còn chú trọng đến việc khôi
phục, phát triển các làng nghề tiểu thủ công nghiệp để giải quyết việc làm, khai
thác các nguồn lực tại chỗ, đẩy mạnh phát triển kinh tế khu vực nông thôn của
tỉnh.
Sự tăng trưởng của các ngành kinh tế là yếu tố tạo cho Vĩnh Phúc có mức
thu ngân sách nhà nước liên tục tăng nhanh, trong đó, thu nội địa chiếm tỷ trọng
lớn và ngày càng ổn định. Tốc độ tăng thu ngân sách đạt trên 39% năm, trong
đó, thu nội địa chiếm khoảng 80%. Từ năm 2004, tỉnh đã tự cân đối được ngân
sách và đóng góp cho ngân sách Trung ương. Năm 2010, thu ngân sách đạt trên
15 nghìn tỷ đồng. Đó là những con số cực kỳ ấn tượng tại thời điểm không ít
khó khăn đối với nền kinh tế như hiện nay.
Đánh giá tình hình sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ
tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2005 - 2010, Hội nghị thống nhất: mặc dù có nhiều
khó khăn, thách thức, nhưng với sự nỗ lực phấn đấu cao, tỉnh đã đạt được những
thành tựu quan trọng và toàn diện trên các lĩnh vực. Kinh tế duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, bình quân đạt 17,4%/năm. GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt
31 triệu đồng, tương đương 1.630 USD. Thu hút đầu tư từ các thành phần kinh
tế tiếp tục được đẩy mạnh. Hệ thống kết cấu hạ tầng được đầu tư, nâng cấp theo
hướng hiện đại. Các lĩnh vực văn hoá - xã hội có nhiều tiến bộ. Các đối tượng
chính sách xã hội, người nghèo, hộ nghèo được quan tâm. Hoạt động đối ngoại
được mở rộng. Vĩnh Phúc sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi
cho các dự án triển khai, nhanh chóng đi vào hoạt động; Đẩy mạnh hoạt động
xúc tiến đầu tư để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào tỉnh; Nắm bắt tình hình hoạt
động của các doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho những doanh

nghiệp đã và đang đầu tư trên địa bàn; Tập trung thực hiện một số nhiệm vụ, giải
pháp chủ yếu sớm đưa các dự án đầu tư ở khu vực nông nghiệp - nông thôn vào
khai thác sử dụng. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận các nguồn
lực để phát triển...

13


TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ TIỂU THỦ CÔNG
NGHIỆP TỈNH VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2000-2010
II.

II.1. Tình hình chung
Việt Nam hiện có nguồn nguyên liệu, nhân lực và kỹ năng thuận lợi để sản
xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp (TTCN), trong đó tiềm năng xuất khẩu
hàng thủ công mỹ nghệ (TCMN) là rất lớn nhưng tính bền vững chưa cao. Theo
Hiệp hội làng nghề Việt Nam năm 2008, cả nước có khoảng 2.790 làng có nghề,
trong đó hơn 2.000 làng nghề truyền thống. Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là
nơi có mật độ làng nghề lớn nhất cả nước với khoảng 1.000 làng nghề truyền
thống, nổi tiếng như: gốm Bát Tràng (Hà Nội), chum vại Hương Canh (Vĩnh
Phúc), lụa Vạn Phúc (Hà Đông), Tranh Đông Hồ (Bắc Ninh).... Các làng nghề
với hơn 1,3 triệu thợ thủ công chuyên nghiệp đã thu hút và giải quyết việc làm
cho khoảng 11 triệu lao động (thuộc 1,423 triệu hộ gia đình), trong tổng số 45
triệu lao động khu vực nông thôn. Kim ngạch xuất khẩu các sản phẩm của làng
nghề liên tục tăng, năm 2007 đạt khoảng 750 triệu USD; năm 2008 đạt gần 1 tỷ
USD. Việc làm tại các làng nghề tuy chưa đem lại thu nhập cao cho người lao
động địa phương nhưng tương đối ổn định. Nhiều làng nghề như Đồng Kỵ, Đa
Hội (Bắc Ninh), lụa Vạn Phúc, mây tre đan Phú Vinh (Hà Nội) có mức thu nhập
trung bình 1,2 triệu đồng/người/tháng; công nhân kỹ thuật hoặc có tay nghề
khoảng 3,0 triệu đồng/người/tháng. Nhờ nguồn nguyên liệu sẵn có trong nước,

nguyên phụ liệu nhập không đáng kể, giá trị thực thu của một số ngành thủ công
mỹ nghệ có thể đạt tới 95-97%. Các nhóm nghề phổ biến và có giá trị kinh tế
văn hóa cao nhất là nghề đồ gỗ mỹ nghệ, gốm sứ, mây tre đan, thêu ren, dệt lụa,
dệt chiếu cói...Năm 2009, khủng hoảng kinh tế toàn cầu tác động đến các làng
nghề khá rõ rệt, kể cả công nhân thời vụ có khoảng 5 triệu lao động làng nghề
thiếu việc làm, trong đó các ngành như gốm sứ, gỗ xuất khẩu, mây tre, đan lát…
chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Thị trường xuất khẩu suy giảm, sản xuất của các
cơ sở, các hộ làm nghề bị đình đốn, lao động mất việc làm và thu nhập. Tuy làng
nghề với quy mô hộ gia đình là chủ yếu, có cơ cấu sản xuất đa dạng, lao động có
tính thời vụ, khi mất việc có thể chuyển sang nghề khác nhưng ở khía cạnh giải
quyết việc làm và cải thiện thu nhập ở khu vực nông thôn thì đây là vấn đề đáng
quan ngại; việc mất bạn hàng và thị trường truyền thống sẽ khiến làng nghề khó
có khả năng phục hồi.
Trong bối cảnh chung đó, tình hình phát triển tiểu thủ công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010 có thể tóm tắt như sau:
Năm 2000 khi chưa tách Mê Linh về Hà Nội, toàn tỉnh có hơn 11 ngàn cơ sở
tiểu thủ công nghiệp, sử dụng hơn 22 ngàn lao động chưa kể lao động thời vụ.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp (GTSXTTCN) trên địa bàn chiếm khoảng
2,6% giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp (GTSXCN-TTCN) toàn
14


tỉnh. Năm 2007, toàn tỉnh có gần 16 ngàn cơ sở TTCN (tăng 1,40 lần so với năm
2000), thu hút hơn 34 ngàn lao động (tăng 1,54 lần so với năm 2000);
GTSXTTCN theo giá cố định 1994 tăng 3,95 lần so với năm 2000. Giai đoạn
2000-2007, GTSXTTCN tăng trung bình 21,67%/năm thấp hơn tốc độ tăng
trung bình 26,99%/năm của GTSXCN chung cùng thời kỳ.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2000-2007
khi chưa tách huyện Mê Linh về Hà Nội


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2002-2008
Nếu không tính huyện Mê Linh, năm 2005 có hơn 12 ngàn cơ sở TTCN sử
dụng gần 28 ngàn lao động; GTSXTTCN chiếm 2,66% GTSXCN-TTCN trên
toàn tỉnh. So với năm 2005, năm 2010 có số cơ sở TTCN tăng 1,25 lần; số lao
động TTCN tăng 1,17 lần nhưng giá trị SXTTCN theo giá cố định năm 1994
tăng 3,34 lần. Tốc độ tăng GTSXTTCN giai đoạn 2005-2010 đạt trung bình
28,37%/năm, cao hơn tốc độ tăng trung bình 23,83%/năm của giá trị SXCNTTCN cùng thời kỳ. Giá trị SXTTCN năm 2010 chiếm 4,07% giá trị SXCNTTCN trên địa bàn tỉnh.
Giá trị sản xuất tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2005-2010
sau khi tách huyện Mê Linh.

15


Ngun: Niờn giỏm thng kờ tnh Vnh Phỳc nm 2009-2011
Trờn a bn tnh hin cú hn 50 lng ngh TTCN ang hot ng vi 10
nhúm ngh ch yu l ngh mc, ngh mõy tre an, ngh rốn kim khớ, ngh ỏ,
ngh ch bin bụng vi, tỏi ch t nha, ngh ch bin lng thc thc phm,
ngh ch bin rn, ngh gm v ngh thờu.
Theo iu tra ca Cc thng kờ tnh Vnh Phỳc nm 2010 cú hn 15 ngn c
s sn xut TTCN, tp trung nhiu nht ti huyn Lp Thch tip theo l Vnh
Tng; Yờn Lc; Sụng Lụ u trờn 10%; cũn li l Bỡnh Xuyờn; Tam Dng;
Vnh Yờn, Phỳc Yờn v ớt nht l huyn Tam o 3,53%.
Các cơ sở sản xuất TTCN Vĩ
nh Phúc
phân theo địa bàn năm 2010


nh Yên
7,48%


Phúc Yên
4,55%

Lập Thạch
18,76%
TamD ơng
7,91%

Sông Lô
11,80%


nh T ờng
18,64%

TamĐảo
3,53%
Yên Lạc
17,52%


nh Xuyên
9,82%

TTCN s dng 39,9% lc lng lao ng cụng nghip ca tnh v phõn b
theo a bn nh sau:
16


Lao động TTCN Vĩ

nh Phúc
phân theo địa bàn năm 2010

TamĐảo
2,12%


nh Xuyên
10,38%

TamD ơng
8,05%

Yên Lạc
21,23%

Lập Thạch
18,61%


nh T ờng
16,11%

Phúc Yên
4,40%


nh Yên
8,82%


Sông Lô
10,27%

Cỏc c s TTCN ó khai thỏc nhng li th sn cú ca a phng sn
xut, kinh doanh cú hiu qu, gúp phn tng thu ngõn sỏch v gii quyt vic
lm cho hn 3 vn lao ng. Doanh thu tiu th cụng nghip trờn a bn nm
2010 phõn theo ngnh cụng nghip cp III nh sau:
Cơ cấu tiểu thủ công nghiệp tỉ
nh Vĩ
nh Phúc
theo doanh thu ngành công nghiệp cấp III năm 2010

Hoá chất, d ợ c
0,00%

Các sf khác
0,55%

SXPP đ
iện n ớ c
0,00%

Kthác KS
1,22%
CB thực phẩm
13,36%

Gạch gốmTT
28,00%
Ctạo sắ

t thép, CK
16,05%
Dệt may da giày
4,53%

CB gỗ tre nứa
36,29%

Nm 2010, doanh thu ca cỏc sn phm khoỏng phi kim loi gch ngúi chim
t trng ln nht 27,9%; tip theo l cỏc sn phm ging t bn gh ng th 2
vi 24,67%; cỏc sn phm sn xut t kim loi 12,44%; tip theo l cỏc sn
phm t g tre na 9,08%; ch bin thc phm khỏc 7,35%; may 4,41%; cu
kin kim loi 3,61%; ung 3,12%; xay sỏt sn xut bt 2,86%; ca x bo
qun g 2,49%; khai thỏc cỏt ỏ si 1,22%.... cũn li cỏc ngnh ngh khỏc u
cú t trng di 1%.
17


Doanh thu của một số ngành TTCN có tỷ trọng lớn giai đoạn 2008-2010
Đơn vị tính: triệu đồng
Doanh thu điều tra

TT

Tỷ trọng/tổng d.thu

Danh mục

2008


2009

2010

2008

2009

2010

1

Khai thác cát đá
sỏi đất sét

3.916,
1

13.013,
5

34.623,
8

2

Công nghiệp chế
biến

988.30

1,5

1.734.8
28,4

2.813.5
52,7 99,58% 99,23% 98,78%

2.1

SX chế biến thực
phẩm, đồ ưống

130.65 219.176 380.439
7,1
,9
,2 13,17% 12,54% 13,36%

0,39% 0,74% 1,22%

Trong đó:
Xay xát và sản
xuất bột

52.665,
7

Sản xuất thực
phẩm khác
Sản xuất đồ uống


88.546,9

81.538,8

5,31%

5,06%

2,86%

38.325,
0

72.335,5

209.440,
9

3,86%

4,14%

7,35%

36.469,
3

53.162,9


88.964,3

3,67%

3,04%

3,12%

351.82 595.059
2,3
,8

1.033.7
40,8 35,45% 34,04% 36,29%

Sản phẩm từ gỗ,
tre nứa

27.203,
7

81.142,5

258.675,
8

Sản xuất giường
tủ bàn ghế

291.74

7,1

479.367,
2

702.632,
5 29,40% 27,42% 24,67%

Dệt may, da giày

48.114
,7

97.887, 129.143
0
,1

Trong đó:
May trang phục

41.422,
5

125.511,
8

Cơ khí chế tạo sắt
thép

153.65 201.752 457.146

1,1
,8
,4 15,48% 11,54% 16,05%

Chbiến và SX sp
2.2 từ gỗ, tre, nứa
Trong đó:

2.3

2.4

90.394,5

2,74%

4,64%

9,08%

4,85% 5,60% 4,53%
4,17%

5,17%

4,41%

Trong đó:

2.5


SX cấu kiện KL,
thùng, bể, nồi hơi

22.785,
0

41.892,8

102.767,
7

SX sp KL khác,
dvụ, gia công KL

130.66
0,6

159.732,
0

354.351,
2 13,17%

V.liệu XD, gạch
gốm thuỷ tinh

2,30%

2,40%


3,61%

9,14% 12,44%

247.34 592.206 797.550
3,9
,4
,4 24,92% 33,87% 28,00%

Trong đó:
SXVLXD, khoáng
phi k.loại

245.63
8,1

588.130,
2

794.702,
0 24,75% 33,64% 27,90%
18


2.6

Hoá chất

Sản xuất các sản

2.7 phẩm khác
Trong đó:
Tái chế phế liệu

S.xuất, phân
phối điện, nước

3

TỔNG CỘNG

165,0

1.533,3

0

0,02% 0,09% 0,00%

56.547
,4

27.212,
2

15.532,
8

5,70% 1,56% 0,55%


55.648,
1

26.222,4

12.944,0

5,61%

0

0

0

992.45
2,6

1.748.3
18,1

1,50%

0,45%

0,00% 0,00% 0,00%

2.848.1 100,00 100,00 100,00
76,5
%

%
%

Nguồn xử lý số liệu : Cục thống kê tỉnh Vĩnh Phúc
Năm 2005, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có 21 làng nghề đăng ký; trong 7
huyện thị của tỉnh, chỉ có 5 huyện (Bình Xuyên, Mê Linh, Vĩnh Tường, Yên
Lạc, Lập Thạch) là có làng nghề sản xuất tiểu thủ công nghiệp; 3 xã có 2 nghề;
chế biến thực phẩm có 3 làng nghề; sản xuất, khai thác vật liệu xây dựng có 2
làng nghề; tái chế phế liệu có 1 làng nghề; thêu thủ công có 10 làng nghề và 5
làng nghề thủ công khác. Theo quyết định số 44/2005/QĐ-UBND về tiêu chuẩn
để được công nhận làng nghề (có trên 50% số lao động làm nghề; có trên 30%
số hộ làm nghề và giá trị sản xuất của nghề chiếm hơn 50% tổng giá trị sản xuất
của làng) tính đến 2010, trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có 22 làng nghề TTCN
đã được công nhận, trong đó:
-

-

Nghề rèn có Bàn Mạch - Lý Nhân huyện Vĩnh Tường;
Nghề mộc có 11 làng nghề là Bích Chu, Thủ Độ, Văn Hà, Vân Giang
(huyện Vĩnh Tường); Vĩnh Đông, Vĩnh Đoài, Vĩnh Trung, Lũng Hạ (huyện
Yên Lạc); Hợp Lễ, Yên Lan, Xuân Lãng (huyện Bình Xuyên);
Nghề gốm sứ có Hương Canh huyện Bình Xuyên;
Nghề mây tre đan có Triệu Xá, Xuân Lan (huyện Lập Thạch), Cao Phong
(huyện Sông Lô);
Nghề đá mỹ nghệ có Hải Lựu huyện Sông Lô;
Nghề nuôi rắn có Vĩnh Sơn huyện Vĩnh Tường
Tái chế nhựa có Tảo Phú - Tam Hồng và Đông Mẫu – Yên Đồng huyện Yên
Lạc; Tái chế bông có Thôn Gia- Yên Đồng huyện Yên Lạc; Nghề cơ khí
vận tải có Việt An- Việt Xuân huyện Vĩnh Tường.


Tính đến cuối năm 2011, toàn tỉnh đã hình thành 14 cụm công nghiệp
(CCN); 11 cụm được hình thành trước và 3 cụm được hình thành sau Quyết định
105/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ; 6 CCN cơ bản hoàn thành các
hạng mục công trình hạ tầng, 6 CCN đã bồi thường GPMB nhưng chưa triển
khai đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật; CCN Hương Canh II, chưa lập lại quy
hoạch chi tiết khi chuyển chủ đầu tư từ UBND huyện Bình Xuyên sang cho
Công ty TNHH thương mại XNK tổng hợp Hà Thành; CCN An Tường chưa
thực hiện xong phương án bồi thường GPMB. Diện tích đã quy hoạch của 14
19


CCN trên là 279,79 ha, diện tích đất công nghiệp có khả năng cho thuê là 165,07
ha; trong đó, đã cho thuê là 68,76 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân là 41,7%. Tại các
cụm CN đã có 99 dự án đi vào sản xuất kinh doanh với vốn đầu tư khoảng
1.065,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho khoảng 6.126 lao động, chiếm 9,18%
tổng số lao động công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Theo Sở Công Thương Vĩnh Phúc: huyện Bình Xuyên đã hình thành 3 CCN,
tổng diện tích quy hoạch 69,32 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 15,14%; huyện Vĩnh
Tường đã hình thành 5 CCN, tổng diện tích quy hoạch 114,76 ha, tỷ lệ lấp đầy
bình quân 45,67%; huyện Yên Lạc đã hình thành 4 CCN, tổng diện tích quy
hoạch 59,22 ha, tỷ lệ lấp đầy bình quân 47,02%; huyện Tam Dương mới hình
thành Cụm Công nghiệp Hợp Thịnh đã cho thuê khoảng 11ha/41,3 ha diện tích
đất công nghiệp; huyện Lập Thạch mới hình thành Cụm Công nghiệp Lập Thạch
đã thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng và san lấp được 3,6ha/7,2 ha quy
hoạch.
Một số kết quả đã đạt được: Cụm làng nghề rèn Lý Nhân (huyện Vĩnh
Tường), diện tích quy hoạch 10,6 ha; vốn đầu tư 13,44 tỷ đồng; đã đưa được 28
hộ sản xuất của làng nghề vào cụm; Cụm làng nghề rắn Vĩnh Sơn (huyện Vĩnh
Tường), diện tích 20,6 ha; vốn đầu tư 17,65 tỷ đồng; phục vụ cho 75 hộ nuôi rắn

tiêu biểu ở địa phương, giải quyết việc làm cho 300 lao động tại xã; Cụm TTCN
thị trấn Yên Lạc (huyện Yên Lạc) có diện tích 6,3 ha vốn đầu tư xấp xỉ 14,6 tỷ
đồng; Cụm làng nghề Tề Lỗ (huyện Yên Lạc) tái chế sắt vụn, được xây dựng
trên diện tích 22,9 ha; tổng vốn đầu tư trên 47 tỷ đồng; đưa được 523 hộ vào
cụm, giải quyết tình trạng ô nhiễm tại khu dân cư; Cụm làng nghề mộc Thanh
Lãng (Bình Xuyên), diện tích quy hoạch 17,7 ha; vốn đầu tư 34 tỷ đồng; đang
chuẩn bị đưa các hộ sản xuất ra nơi làm việc mới. 3 cụm làng nghề mộc An
Tường (Vĩnh Tường), gốm Hương Canh (Bình Xuyên), chế biến khoáng sản
Xuân Hoà (Lập Thạch) đang triển khai thực hiện, với tổng mức đầu tư 60 tỷ
đồng, trên diện tích gần 40 ha.
Để khôi phục và phát triển nghề thủ công truyền thống, Trung tâm Khuyến
công và Tư vấn phát triển Doanh nghiệp Vĩnh Phúc đã xây dựng nhiều chương
trình khôi phục và phát triển làng nghề theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ
và làm hàng xuất khẩu. Trung tâm đã mời các nghệ nhân ở làng nghề đan lát
Khả Ðào (Hà Nội) và làng nghề đan lát Ngọc Ðồng (Hà Nam) về mở lớp dạy
nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 5.000 học viên thuộc những làng nghề
truyền thống đan lát ở xã Triệu Ðề, Ðồng Ích, Văn Quán (Lập Thạch), Trung
Kiên (Yên Lạc), Minh Quang (Tam Đảo). Sau một thời gian học nghề, các học
viên đã làm nòng cốt cho việc khôi phục những làng nghề đan lát, từ sản xuất
hàng tiêu thụ trong nước đã chuyển sang làm hàng mây tre đan xuất khẩu sang
các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ, đem lại thu nhập cao. Tại Hải Lựu, sau thời gian học
nghề từ những nghệ nhân làm đá mỹ nghệ Đà Nẵng, các thanh niên đã có thể tự
20


tay phá đá tạo hình làm những sản phẩm đá mỹ nghệ có chất lượng cao. Ðến
nay, làng nghề đá Hải Lựu được khôi phục với hơn 500 lao động. Hai công ty
TNHH Thanh Sơn, Tiến Thành chuyên sản xuất đá mỹ nghệ phục vụ cho nhu
cầu nội địa và xuất khẩu sang các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ đem về cho làng đá Hải
Lựu hàng trăm tỷ đồng/năm. Làng nghề mộc Thanh Lãng, huyện Bình Xuyên

cũng tuyển chọn các thợ mộc khéo tay đưa sang học nghề mộc mỹ nghệ ở làng
mộc Ðồng Kỵ, tỉnh Bắc Ninh. Lớp thợ mộc trẻ ở Thanh Lãng còn phối hợp với
các thợ mộc có kinh nghiệm lâu năm phục chế lại các họa tiết hoa văn ở những
đình làng bị hư hỏng, chế tác nhiều sản phẩm mộc theo lối cổ, phục vụ cho
khách hàng trong và ngoài tỉnh. Bình quân mỗi năm làng mộc Thanh Lãng đạt
doanh thu hơn 100 tỷ đồng.
Cùng với việc mời thầy giỏi về truyền nghề, trung tâm đã tổ chức mở các lớp
đào tạo các nghề, thêu, mây tre đan, nghề mộc tại những xã còn trắng về công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Sau khi được đào tạo, truyền nghề các học viên đã
trở thành lực lượng lao động kỹ thuật nòng cốt tại các làng nghề, các doanh
nghiệp. Trung tâm còn hỗ trợ xây dựng các mô hình sản xuất như phôi thép chất
lượng cao tại Công ty TNHH Nguyệt Ánh, sản xuất linh kiện phụ tùng ôtô, xe
máy tại Công ty Cosmos, sản xuất phân hữu cơ vi sinh tại Công ty TNHH Quế
Lâm phương Bắc, sản xuất đồ nội thất từ tấm cót tại Công ty cổ phần Tre Việt;
hỗ trợ đầu tư thiết bị nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cho một số nghề; phối
hợp với các trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm tổ chức bồi dưỡng kiến
thức, đào tạo tin học và ứng dụng thương mại điện tử cho cán bộ quản lý doanh
nghiệp và cán bộ khuyến công xã, huyện. Với cách làm này, nhiều làng nghề
TTCN đã từng bước được khôi phục và phát triển, góp phần cải thiện đời sống
nhân dân, tạo việc làm xoá đói giảm nghèo và đổi thay diện mạo nông thôn của
tỉnh Vĩnh Phúc.
Tỉnh Vĩnh Phúc đã quy hoạch các cụm công nghiệp, làng nghề tiểu thủ công
nghiệp và có các đề án khôi phục hỗ trợ phát triển các làng nghề TTCN mang lại
những kết quả đáng khích lệ. Một số làng nghề truyền thống đã và đang phát
triển như: đá Hải Lựu (Lập Thạch), mộc Thanh Lãng, gốm Hương Canh (Bình
Xuyên); đan lát Triệu Đề (Lập Thạch)... Hàng chục xã trước đây còn trắng về
CN – TTCN nay đã có nghề mới như nghề thêu ở Thanh Lãng, Phú Xuân, Tân
Phong (Bình Xuyên), nghề mây tre đan ở Vân Trục, Văn Quán, Cao Phong,
Đồng Thịnh (Lập Thạch), nghề mộc ở Lý Nhân (Vĩnh Tường)... Nhiều làng
nghề phát triển theo hướng sản xuất thủ công mỹ nghệ và làm hàng xuất khẩu

như làng mộc Thủ Độ (xã An Tường, huyện Vĩnh Tường)...
II.2. Tình hình phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp của tỉnh
Vĩnh Phúc giai đoạn 2000-2010
II.2.1. Gốm mỹ nghệ
21


Lịch sử nghề gốm ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời, các di chỉ khảo cổ văn hoá
Phùng Nguyên cho biết nghề gốm đã tạo hình và trang trí hoa văn bằng phương
pháp bàn xoay và nung gốm trong những lò gốm. Những khu lò gốm cổ ở Lũng
Hoà và Thanh Lãng tập trung hàng chục lò một nơi cho thấy quy mô lớn cùng
cấu trúc khá hoàn chỉnh của lò gốm lúc bấy giờ. Lò đã được cải tiến đáng kể,
nhiệt độ trong lò nung được nâng cao, cho phép ra đời kỹ thuật tráng men trong
giai đoạn này. Đến thời Lý -Trần, đồ gốm đã có một bước phát triển mạnh mẽ
với sự ra đời của đồ gốm men ngọc và đồ gốm hoa nâu. Nhiều ngọn tháp cao
tầng nổi tiếng trên đất Vĩnh Phúc đã được xây dựng như tháp Bình Sơn, tháp
chùa Chò, tháp chùa Vũ Di, cùng với các tượng Phật bằng đất nung đã thúc đẩy
nghề gốm thời này phát triển mạnh. Đến thời Lê - Nguyễn, nhiều trung tâm sản
xuất gồm có tính chất chuyên môn hoá được hình thành ở khắp nơi như Bát
Tràng ở Hà Nội, Thổ Hà, Phù Lãng ở Bắc Ninh, Vân Đình ở Hà Tây, Hợp Lễ,
Chu Đậu, Làng Cậy -Hải Dương.... Trên đất Vĩnh Phúc nhiều khu lò gốm cũng
đã ra đời trong giai đoạn này và có tiếng như Lò Canh ở Hương Canh, Lò Hiển
Lễ ở gần Xuân Hoà, khu lò gốm Làng Hoa, Làng Láp… Đồ gốm Hương Canh
cũng như Hiển Lễ khá đa dạng, nhưng chủ yếu là đồ sành gia dụng như chum,
vại, chĩnh, nồi đình, ấm, chõ, chảo rang, tiểu sành…. Gốm sành nâu ở đây tuy
không tráng men như gốm Phù Lãng nhưng với chất đất nguyên liệu dẻo quánh
lại được nung trong lò có nhiệt độ cao nên sản phẩm chắc khoẻ, chống ẩm,
chống thấm tốt nên đã tồn tại và phát triển suốt mấy trăm năm, trở thành những
làng nghề truyền thống. Tuy nhiên, phần lớn các hộ vẫn sử dụng phương pháp
sấy thủ công đốt than, củi nên chất lượng sản phẩm không ổn định, giá sản phẩm

không cao lại gây ô nhiễm môi trường. Làng Hiển Lễ, xã Cao Minh, thị xã Phúc
Yên vốn có nghề gốm cổ truyền. nhưng đến nay cả làng chỉ còn một vài nhà
làm, nghề gốm đã không còn phát triển như trước đây nữa. Vĩnh Phúc đã quy
hoạch cụm TTCN làng nghề gốm Hương Canh với diện tích 3 ha để đưa các cơ
sở vào sản xuất tập trung và bảo vệ môi trường. Trung tâm khuyến công tỉnh
đang chuyển giao công nghệ lò ga tự động giúp người sản xuất gốm có biện
pháp nung sấy mới đảm bảo chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường.
Nghề gốm Vĩnh Phúc có vị trí thuận lợi có thể giao lưu khắp mọi miền đất
nước lại giàu nguồn đất sét và cao lanh nên liên tục phát triển qua các giai đoạn
lịch sử cho đến tận hôm nay. Với sự phát triển nhanh chóng của đồ nhôm, đồ
nhựa, đồ thuỷ tinh có thể thay thế đồ gốm gia dụng và kỹ thuật gốm sứ hiện đại
dễ dàng lấn át đồ gốm thủ công cả về số lượng cũng như chất lượng nên nghề
gốm truyền thống của Vĩnh Phúc cũng như nhiều làng gốm khác gặp muôn vàn
khó khăn để tồn tại chưa nói đến phát triển. Hầu hết các gia đình vốn làm đồ
sành chuyển hướng sang sản xuất gạch ngói. Dân Hương Canh giàu lên nhưng
nghề gốm truyền thống lại sa sút nghiêm trọng. Nghề sản xuất gạch ngói thủ
công cũng chỉ phát triển mạnh được vài năm lại gặp khó khăn do ô nhiễm môi
22


trường, do thiếu đất nguyên liệu phải đi mua từ xa về, giá thành tăng cao không
thể cạnh tranh được với gạch tuy nen của Liên hiệp gốm sứ Hợp Thịnh cách đó
không xa. Hương Canh nay chỉ còn một vài nhà sản xuất đồ sành truyền thống
quyết tâm sống chết với nghề do cha ông để lại. Hiển Lễ cũng có tình trạng
tương tự, đã có thời trước đây hầu như cả làng đều sống về nghề gốm. Có gia
đình trực tiếp sản xuất, có gia đình lo việc giao lưu trao đổi. Nghề làm gốm ở
đây tuy là nghề phụ, nhưng lại là nguồn sống chính. Hiện nay, chỉ còn một số
gia đình tiếp tục sản xuất đồ sành gia dụng cung cấp cho thị phần có thu nhập
thấp.
Gốm là dạng sơ khai của sứ nên chưa kết khối hoàn toàn, các tạp chất chưa

phân hủy hết, kém bền và vẫn thấm khi sử dụng. Các sản phẩm gốm được khách
hàng trong và ngoài nước ưa chuộng nhờ tính độc đáo, trang trí phù hợp với thị
hiếu đương đại, nhiệt độ nung cao giúp sản phẩm không bị nứt vỡ do thời tiết
thay đổi và không chứa các chất gây nguy hại cho người dùng. Nếu chỉ làm
những loại chum, vại, bát, đĩa... truyền thống thì nghề gốm khó phát triển được,
nhưng đa dạng hoá mặt hàng thì phải đầu tư cho nghiên cứu thị trường, áp dụng
tiến bộ kỹ thuật vào nhiều khâu trong quá trình sản xuất giúp tăng năng suất, hạ
giá thành, đảm bảo chất lượng của sản phẩm, trong khi đại đa số các cơ sở sản
xuất là hộ gia đình thiếu mặt bằng, công nghệ, kỹ thuật và vốn do đó rất cần có
sự hỗ trợ từ phía Nhà nước.
II.2.2. Mây tre đan lát
Công việc nhà nông luôn gắn liền với nong, nia, giần, sàng, thúng mủng, bồ
cót... những đồ đan từ đơn giản đến phức tạp do chính tay những người nông
dân tạo nên. Cho đến nay, mây tre đan không chỉ đi vào đời sống sinh hoạt hàng
ngày mà còn đang trở thành mặt hàng mang bản sắc Việt Nam (VN) trên thị
trường thế giới. Nghề mây tre đan ở Vĩnh Phúc tuy thu nhập chưa cao nhưng là
một trong những nghề tiểu thủ công nghiệp có vai trò quan trọng, giải quyết việc
làm cho một lực lượng lao động lớn trong nông thôn nhờ nguyên liệu là loại cây
có thể phát triển trên địa hình vùng đồi gò của Vĩnh Phúc.
Để khôi phục và phát triển nghề mây tre đan, Vĩnh Phúc đã đón các nghệ
nhân ở làng nghề đan lát Khả Ðào (tỉnh Hà Tây cũ) và làng nghề đan lát Ngọc
Ðồng (tỉnh Hà Nam) về mở lớp dạy nghề mây tre đan xuất khẩu cho hơn 5.000
học viên ở những làng nghề đan lát Triệu Ðề, Ðồng Ích, Văn Quán, Trung Kiên,
Tam Hồng, Minh Quang, Tam Ðồng... Sau thời gian học nghề, các học viên đã
trở thành nòng cốt khôi phục những làng nghề đan lát của tỉnh. Trung tâm
Khuyến công và TVPTCN Vĩnh Phúc cũng đã tổ chức các khóa đào nghề mây
tre đan xuất khẩu do các thợ lành nghề của doanh nghiệp tư nhân Thịnh Vượng
và các cán bộ kỹ thuật của Hợp tác xã Mây tre đan xuất khẩu Cao Thắng thực
hiện. Các học viên được hướng dẫn các kỹ thuật cơ bản để đan một số sản phẩm
23



mây tre đan xuất khẩu, sau 2 tháng học nghề, nguyên liệu và sản phẩm sẽ được
các doanh nghiệp trên cung ứng và bao tiêu. Hợp tác xã mây tre đan xuất khẩu
Cao Thắng được thành lập năm 2004 với ngành nghề sản xuất kinh doanh chính
là sơ chế cây mây và đan hàng mây tre xuất khẩu. Từ nguồn vốn ban đầu 100
triệu đồng, đến nay, vốn cố định Hợp tác xã trên 1 tỷ đồng, với 2.500m 2 nhà
xưởng, 1 lò sấy 3 tấn nguyên liệu/ngày. Năm 2009, giá trị sản xuất kinh doanh
của Hợp tác xã đạt 3,8 tỷ đồng, thu nhập bình quân của người lao động 1 triệu
đồng/tháng. Hợp tác xã đã triển khai đào tạo, truyền nghề cho 22 lớp với 770
học viên các địa phương thuộc 3 huyện Sông Lô, Lập Thạch, Vĩnh Tường.
Những làng nghề đan lát nổi tiếng trên địa bàn tỉnh là: Minh Tân, Trung
Kiên, Vân Giang (huyện Yên Lạc), Triệu Đề (Lập Thạch), Bích Chu (Vĩnh
Tường)... Triệu Đề là xã có truyền thống làm nghề đan lát, tập trung chủ yếu ở
phía nam của xã. Hiện xã có 7 thôn tham gia làm nghề, năm 2006 thôn Triệu Xá
vinh dự được UBND tỉnh công nhận là làng nghề truyền thống.
Hầu hết các cơ sở sản xuất nguyên liệu, mây tre trên địa bàn tỉnh vẫn chưa
ứng dụng công nghệ sấy để bảo quản, chưa bảo đảm được độ bền sản phẩm,
chưa tự hoàn thiện được quy trình, mới chỉ cung cấp nguyên liệu thô, gia công
bán thành phẩm và chuyển cho công ty cấp 1 để hoàn thiện và xuất khẩu, nên
giá trị gia tăng không cao; phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết; không chủ
động được tiến độ giao hàng, do đó nghề mây tre đan trên địa bàn tỉnh chưa có
bước phát triển đột phá. Phương pháp sấy và bảo quản mây tre đan hiện nay ở
Vĩnh Phúc chủ yếu dùng lưu huỳnh (diêm sinh), phơi nắng hoặc bằng lò hun. Để
rút ngắn thời gian sản xuất, đảm bảo yêu cầu về chất lượng cũng như tiến độ
giao hàng xuất khẩu, Trung tâm Khuyến công tỉnh đã thử nghiệm và ứng dụng
công nghệ sấy bảo quản nguyên liệu, sản phẩm mây tre đan tại doanh nghiệp tư
nhân Tiến Đa và làng nghề sơ chế mây tre Cao Phong (Lập Thạch). Về chi phí
đầu tư hết khoảng 90-100 triệu đồng, hiệu quả của mô hình sấy: về thời gian tốn
ít, hết khoảng 1,5h, năng suất 2mẻ/ngày, diện tích sử dụng 18m 2, chỉ cần 1-2 lao

động; chi phí sản xuất cho một mẻ sấy là 65.000đồng/mẻ, khả năng thu hồi vốn
khoảng 24 tháng.
Hiện nay, hàng thủ công mỹ nghệ mây tre đang có thị trường tương đối lớn
tại các nước Bắc Âu, Bắc Mỹ... Nếu có hướng đi đúng, hàng sản xuất đạt chất
lượng cao và có khách hàng nhập khẩu thường xuyên, số lượng lớn sẽ đem lại
thu nhập cao, ổn định cho những người thợ làng nghề mây tre đan. Khôi phục và
phát triển làng nghề ở Vĩnh Phúc theo hướng sản xuất hàng mỹ nghệ và hàng
xuất khẩu không chỉ giúp cho Vĩnh Phúc phá được thế "thuần nông" mà còn góp
phần từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, góp
phần phát triển du lịch - dịch vụ ở Vĩnh Phúc những năm tới đây. Tuy nhiên,
việc tìm thị trường ổn định cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tại các làng
24


nghề đang là vấn đề quan trọng đối với những người thợ thủ công và các cấp,
ngành hữu quan. Có đầu ra ổn định mới đem lại sự phát triển lâu dài cho các
làng nghề thủ công của cả nước nói chung và các làng nghề thủ công của tỉnh
Vĩnh Phúc nói riêng.
II.2.3. Chế biến gỗ gia dụng, đồ mỹ nghệ
Chế biến gỗ gia dụng và mỹ nghệ là ngành đóng góp doanh thu tiểu thủ công
nghiệp lớn thứ hai sau gạch ngói thủ công. Tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều
cơ chế chính sách nhằm thu hút các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản
xuất và chế biến gỗ như: miễn tiền thuê đất từ 2 đến 3 năm đầu cho các cơ sở
mới thành lập; các doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
được dùng giá trị quyền sử dụng đất để thế chấp vay vốn ngân hàng. Các hộ, cơ
sở đầu tư phát triển nghề mộc được miễn giảm các loại thuế từ 2 đến 3 năm;
được vay vốn ngân hàng lãi suất thấp để đầu tư, đổi mới công nghệ... nhờ đó
tình hình ngành chế biến gỗ gia dụng, mỹ nghệ trên địa bàn Vĩnh Phúc tại các
làng nghề phát triển khá nhanh, đem lại thu nhập ổn định cho nhân dân. Điểm
qua một số làng nghề tiêu biểu dưới đây có thể thấy hầu hết các hộ đều làm nghề

mộc; Một số gia đình có vốn đầu tư mở xưởng lớn và thuê nhân công; Những hộ
có ít vốn và chưa có nhiều mối giao hàng thì nhận hàng về gia công; Nghề mộc
đã giúp cho 60-70% số hộ khá và giàu.
Đồ gỗ Thanh Lãng đã trở nên nổi tiếng với những chiếc sập gụ, tủ chè, tủ
chùa, tủ tường kiểu dáng đẹp, kết hợp hài hoà với những đường nét hoa văn
chạm trổ, điêu khắc tinh tế, đặc sắc, mềm mại, sinh động; ngày càng khẳng định
thương hiệu trên thị trường trong và ngoài nước… Được sự giúp đỡ, tạo điều
kiện của chính quyền địa phương đã hình thành 9 doanh nghiệp kinh doanh nghề
mộc. Số hộ làm nghề mộc lên tới 1.608 hộ (toàn thị trấn có 2.743 hộ) với 3.267
lao động. Thợ Thanh Lãng có thể làm ra nhiều sản phẩm phong phú, đa dạng
như các công trình ở đình, chùa, nhà kiểu cổ, đồ thờ, hoành phi, câu đối, cuốn
thư, những đồ giả cổ như sập, tủ chè, bàn ghế mỹ nghệ hay các sản phẩm đồ gỗ
gia dụng trang trí nội thất... Trên địa bàn có những mô hình hợp tác theo nhóm
mang lại hiệu quả kinh tế cao như nhiều gia đình chung vốn, chung nhân vật lực
đầu tư làm ăn, hoặc một hộ đứng ra tổ chức rồi thuê từng cá thể, gia đình hợp tác
sản xuất. Hiện có 478 hộ trực tiếp mở xưởng sản xuất kinh doanh, thu hút 1.167
lao động với mức lương bình quân từ 1,8 đến 2 triệu đồng/người/tháng. Thu
nhập từ nghề mộc hàng năm thường chiếm tỷ trọng cao, năm 2008 ngành này
mang về cho địa phương 80 tỷ/157 tỷ đồng tổng sản phẩm xã hội, chiếm 51%.
Nghề mộc đã làm giàu cho nhiều hộ gia đình ở Thanh Lãng; Toàn thị trấn có
hơn 60% hộ khá, giàu; Năm 2009, thu từ ngành nghề đạt 95,4 tỷ đồng, bình
quân thu nhập đầu người đạt 13,2 triệu đồng/năm. 5 năm qua, Thanh Lãng đã
phối hợp với các ngành chức năng mở 26 lớp đào tạo, nâng cao tay nghề chạm
25


×