Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 56 TUÔI QUA HOẠT ĐỘNG THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (809.96 KB, 23 trang )

BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi qua
hoạt động thơ
Họ và tên: Lê Thị Thoa
Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Thành Long, huyện Châu Thành
I. Lý Do chọn đề tài:
Làm quen văn học là một loại hình hoạt động giúp trẻ phát triển toàn diện, đặc
biệt nó giúp trẻ phát triển rất cao về ngôn ngữ. Thông qua các tác phẩm văn học, trẻ
được mở rộng nhận thức và hình thành nhân cách.
Với hoạt động thơ trẻ được rèn một số kỹ năng cần thiết như: biết lắng nghe
cô đọc thơ, hiểu được nội dung bài thơ, đọc diễn cảm bài thơ. Qua đó, trẻ được giáo
dục về đạo đức và vốn từ của trẻ được mở rộng, kỹ năng giao tiếp phát triển cao
hơn.Vì thế, cần giúp trẻ học tốt hoạt động thơ nhằm giúp trẻ được phát triển cao về
ngôn ngữ.
II. Đối tượng nghiên cứu:
- Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động
thơ
III. Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp đọc tài liệu.
Phương pháp quan sát
Phương pháp luyện tập - thực hành.
Phương pháp dự giờ
Phương pháp kiểm tra Theo dõi
IV. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
1/Tìm hiểu đặc điểm sinh lý.
2/Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học thông qua thể loại thơ.
3/Xây dựng kế hoạch.
4/Tổ chức thực hiện.
V. Hiệu quả áp dụng:
- Trẻ hứng thú tham gia tích cực vào hoạt động đọc thơ.
- Trẻ mạnh dạn, tự tin, giao tiếp tốt.


- Trẻ được mở rộng vốn từ, phát triển ngôn ngữ cao.
VI. Phạm vi áp dụng:
Đề tài: “Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi qua
hoạt động thơ” được phổ biến thực hiện trong toàn trường và được phổ biến sang
một số trường bạn.

1


A: MỞ ĐẦU
I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
Chưa là mẹ nhưng chứa chan tình mẹ
Bởi yêu nghề nên quý lớp măng non.
Dạy tiếng mẹ đẻ cho trẻ tuổi mầm non có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Ngôn ngữ
của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào
việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ. Việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ
trong giao tiếp sẽ giúp trẻ dễ dàng tiếp cận với các môn khoa học khác như : Môn làm
quen với môi trường xung quanh, làm quen với toán, âm nhạc, tạo hình...mà điều tôi muốn
nói ở đây đặc biệt là thông qua bộ môn làm quen văn học bộ môn văn học trẻ đọc thơ, Kể
chuyên, đóng kịch tạo cho trẻ được hoạt động nhiều, giúp trẻ khả năng phát triển trí nhớ,
tư duyvà ngôn ngữ, khả năng cảm thụ cái hay, cái đẹp, cái tốt cái xấu của mọi vật xung
quanh trẻ. Bởi vì ở lứa tuổi trẻ được ví như tờ giấy trắng, trẻ đến lớp như mở đầu trang
sách cô giáo in lên những hình ảnh, những vốn từ, những nhân vật, cử chỉ khác nhau,
thông qua những bài thơ, câu chuyện giúp trẻ mở mang kiến thức về xã hội thiên nhiên,
thông qua môn văn học giúp trẻ phát triển ngôn ngữ cho trẻ là một nhiệm vụ quan trọng
trong chương trình giáo dục toàn diện trẻ. Và tạo tiền đề cho trẻ trước khi vào lớp 1 ,hiện
nay trẻ mầm non việc tiếp cận với tác phẩm văn học còn nghèo nàn vốn từ, một phần trẻ
không biết diễn đạt sao chép mạch lạc, để giúp trẻ trong khi đọc, nghe, kể có sự chú ý và
có hiệu quả tối ưu nhất. Chính vì vậy tôi chọn đề tài “Biện pháp phát triển ngôn ngữ
mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt động thơ”.

II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ thông qua môn
văn học thể loại đọc thơ.
- Khách thể nghiên cứu: Trẻ lớp chồi 3 Trường Mẫu Giáo Thành Long, Châu Thành
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Do điều kiện khả năng và thời gian có giới hạn, nên tôi chỉ nghiên cứu đề tài trong
phạm vi trẻ lớp chồi, ở trường Mẫu Giáo Thành Long do tôi trực tiếp giảng dạy.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Phương pháp đọc tài liệu
Sưu tầm sách báo, tài liệu bài giảng... Liên quan đến chương trình giáo dục mầm non,
tìm hiểu tâm sinh lý của cháu để áp dụng từng biện pháp hữu hiệu nhất. Bên cạnh đó áp
dụng những kiến thức đã học ở trường, ở đồng nghiệp. Các tài liệu nghiên cứu gồm:
2


+ Cẩm nang dành cho giáo viên mầm non- NXB Giáo dục 2001
+ Giáo trình giáo dục thơ ca - Xuất bản 2004
+ Tạp chí giáo dục Mầm Non – Xuất bản 2005
+ Các loại sách, câu đố, bài thơ và trò chơi dành cho trẻ mầm non
+ Phương pháp dạy trẻ học thế nào? - Tác giả: Kha- Hai- Nơ- Dích NXB 1990
+ Phương pháp phá triển ngôn ngữ cho trẻ qua bộ môn làm quen văn học.
2. Phương pháp điều tra
2.1/ Phương pháp quan sát
Để thực hiện giải pháp đạt hiệu quả, tôi cần quan sát quá trình nhận thức của trẻ
theo đúng độ tuổi, khả năng chú ý, quan sát trẻ khi nghe cô đọc thơ, từ đó tôi tìm những
trò chơi có yêu cầu phù hợp với nhận thức của trẻ
2.2/ Phương pháp thực hành
Trong quá trình nghiên cứu trò chơi, tôi cho trẻ chơi thử trò chơi, xem khả năng tiếp
thu và khả năng đọc thơ như thế nào, trò chơi mới giúp trẻ phát triển các chức năng tâm lý,
năng lực hoạt động và sự hiểu biết của trẻ. Trẻ được thực hành trò chơi mới nhằm phát

hiện ra những ưu điểm và những mặt tồn tại của trò chơi, từ đó có những giải pháp khoa
học giúp trò chơi hoàn thiện hơn, đem lại hiệu quả cao.
2.3/ Phương pháp dự giờ
Để thực hiện giải pháp này đạt hiệu quả cao, tôi thường xuyên dự giờ các lớp khối
lớp, tham mưu với ban giám hiệu tổ chức cho tôi dự giờ giáo viên trường bạn, tôi có tham
gia hội ý đàm thoại về những thắc mắc của tôi để các bạn đóng góp ý kiến cho tôi những
vấn đề tôi chưa nắm rõ
2.4/.Phương pháp kiểm tra Theo dõi:
Để biết được sự tiếp thu của trẻ có hiệu quả như thế nào? Tôi theo dõi trẻ trong tiết
học, trong mọi hoạt động phát triễn để uốn nắn cho trẻ kịp thời, giúp trẻ biết chơi các trò
chơi và học tạo hứng thú cho trẻ khi tham gia trò chơi cũng như đọc lại diễn cảm bài thơ.
V/ GIẢ THIẾT KHOA HỌC
Hoạt động đọc thơ là một thể loại của hoạt động Làm quen văn học. Khi tham gia vào
hoạt động đọc thơ trẻ được làm quen với các tác phẩm văn học, qua đó trẻ được cung cấp
vốn từ, mở rộng nhận thức và còn được giáo dục những bài học giáo dục đạo đức.
Nếu giáo viên nghiên cứu được các biện pháp giáo dục trẻ học tốt hoạt động đọc thơ sẽ
góp phần giúp trẻ được phát triển ngôn ngữ và hình thành nhân cách.

B- NỘI DUNG
3


I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
“ Non sông việt Nam có được trở nên tươi đẹp hay không, Dân tộc Việt nam có
bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu hay không chính là nhờ
phần lớn ở công lao học tập của các cháu”.
Câu nói của Hồ chủ Tịch đã đi vào lòng người tạo ra động lực to lớn cho hàng triệu
người dạy và người học, đó chính là lễ và văn mà chúng ta phải truyền lại cho lớp kế cận,
cho những chủ nhân tương lai của đất nước. Đất nước ta đang trong thời đại bùng nổ thông
tin, buộc chúng ta phải đạt được các mục tiêu và có quyết tâm cao, lẽ tất nhiên chúng ta

chưa thực hiện được tất cả các kế hoạch đề ra. Vì vậy nhiệm vụ đó đang chông chờ vào
các thế hệ mầm non chủ nhân tương lai của đất nước, ưu thế mà ta có được hiện nay là thế
hệ trẻ khoẻ mạnh có sự đồng nhất cả về năng lực và trí tuệ, có tiềm năng sáng tạo , vì thế
ta phải tin vào thế hệ trẻ tương lại sẽ đứng vững trên nền truyền thống lịch sử vẻ vang đó.
Đảng và nhà nước ta đánh giá rất cao về vai trò của giáo dục, đầu tư vào giáo dục là đầu tư
đúng hướng và được coi là quốc sách hàng đầu. Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục
mầm non phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ, việc phát triển ngôn ngữ mạch lạc
cho trẻ trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận vứi các môn học khác như : môn
toán, môn tạo hình, chữ cái , môn âm nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho
trẻ hoạt động nhiều để trẻ phát triển vốn từ luyện phát âm và dậy trẻ nói đúng ngữ pháp .
II. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
1/ Thực Trạng:
Tôi là một giáo viên phụ trách mẫu giáo nhở gồm 28 cháu.Trong số này có 4 cháu học
qua lớp mẫu giáo nhỏ, còn 24 cháu chưa được học qua lớp mẫu giáo nhỏ.
* Thuận lợi:
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu về chuyên môn, xây dựng phương pháp
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động giáo dục mầm non, tạo mọi điều kiện giúp tôi những
nguyên vật liệu để làm đồ dùng dạy học và đồ chơi của các cháu.
* Khó khăn
Do trình độ nhận thức không đồng đều, trên 85% trẻ lớp tôi mới lần đầu đến trường do
đó lớp tôi gặp nhiều khó khăn.

4


Hơn 50% trẻ chưa phân biệt được sự khác nhau trong cách phát âm mà chỉ tiếp nhận
một cách chung.Ví dụ: muỗi – mũi, 45% khả năng chú ý của trẻ còn yếu, không đồng đều,
không ổn định, vì vậy nên trẻ chưa chú ý đều đến các thành phần trong câu ,trong từ, bớt
âm khi nói.70 % kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn, nhận thức hạn chế dẫn đến tình
trạng trẻ dùng từ không chính xác, câu lủng củng. 35% trẻ nói, phát âm do ảnh hưởng

ngôn ngữ của người lớn xung quanh trẻ nói tiếng địa phương.
Đa số phụ huynh bận công việc không trò chuyện với trẻ và nghe trẻ nói, trẻ được đáp ứng
quá đầy đủ về nhu cầu trẻ cần.Ví dụ: Trẻ chỉ cần nhìn vào đồ dùng nào đó là được đáp
ứng ngay mà không cần dùng lời để yêu cầu hoặc xin phép, đây cũng là một trong những
nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ.
Với những khó khăn như thế tôi phải dần dần khắc phục, sửa đổi và hướng dẫn trẻ phát
triển ngôn ngữ một cách đúng đắn nhất qua giao tiếp và tập cho trẻ làm quen văn học thể
loại thơ.
Chính vì vậy trong trường mầm non tôi muốn đề cập tới việc luyện cho trẻ ngôn ngữ
mạch lạc thể hiện qua việc thực hiện hai nhiệm vụ dạy trẻ đối thoại giữa trò chơi và đọc
đối đáp qua bộ môn làm quen văn học thể loại thơ. Nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ mạch lạc
được thể hiện ở mọi lúc mọi nơi trong sinh hoạt hằng ngày của bé. đối với lớp tôi đang
phụ trách 4-5 tuổi, tiếp tục dạy trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc là quan trọng để trẻ có
kiến thức chuẩn bị vào lớp trên, dạy trẻ đọc diễn cảm lại các tác phẩm văn học, đọc có vần
có điệu, diễn cảm nội dung các tác phẩm văn học .
III. NỘI DUNG VẤN ĐỀ
* Giải pháp:
* Vấn đề đặt ra:
Hoạt động đọc thơ là một trong những hoạt động giúp trẻ được phát triển cao về ngôn
ngữ qua việc làm quen các tác phẩm văn học. Qua việc tham gia vào hoạt động đọc thơ,
vốn từ trẻ sẽ được tăng nhanh, trẻ được phát triển về thẩm mỹ, nhận thức, đồng thời còn
được hình thành những bài học giáo dục đạo đức đầu tiên trong cuộc sống.Vì thế, đây là
một hoạt động góp phần giúp trẻ được phát triển toàn diện.
Vì thế, để giúp trẻ học tốt hoạt động đọc thơ, bản thân nhận thấy mình cần tìm hiểu các
biện pháp phù hợp giáo dục trẻ nhằm mang lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
* Các biện pháp:
Để khắc phục các khó khăn còn vướng mắc được đặt ra của đề tài, bản thân đã
nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp sau:
5



1. Tìm hiểu đặc điểm tâm lý của trẻ:
1.1. Đặc điểm phát âm:
Nói chung trẻ đã phát âm tốt hơn, rõ hơn, ít ê a, ậm ừ, trẻ vẫn còn phát âm sai những
âm thanh khó, những từ có 2-3 âm tiết như: Lựu, lịu, hươu - hiu, mướp - mớp, chim chíp, rắn - gắn..Tuy nhiên lỗi sai đã ít hơn.
1.2. Đặc điểm về vốn từ:
Vốn từ của trẻ tăng nhanh khoảng từ 1300-2000 từ.Danh từ và động từ trẻ vẫn chiếm
ưu thế. Tính từ và các loại từ khác trẻ đã sử dụng nhiều hơn.
Trẻ đã sử dụng chính xác các từ chỉ tính chất không gian như: Cao thấp, dài ngắn, rộng
hẹp, các từ chỉ tốc độ như: Nhanh- chậm, các từ chỉ màu sắc: Đỏ, vàng, trắng , đen, ngoài
ra các từ có khái niệm tương đối như: hôm qua, hôm nay, ngày mai, trẻ dùng chưa chính
xác. Một số trẻ biết sử dụng các từ chỉ màu sắc như: Xám, xanh lá cây, tím, da cam.
100% trẻ biết sử dụng các từ cao thấp, dài, ngắn, rộng,hẹp, 55% số trẻ đếm được 1- 5,
tuy nhiên trẻ sử dụng một số từ còn chưa chính xác, Ví dụ : Mẹ chó mót ngồi không/ thay
cho từ có muốn ngồi không .
1.3. Đặc điểm ngữ pháp:
- Câu trẻ dùng đã chính xác và dài hơn.Ví dụ: Câu phức đẳng lập:Tích chi đi chơi, tích chu
không lấy nước cho bà, Câu ghép chính phụ: Cháu thích chơi lắp ráp nhà thôi, xây được
nhà đẹp thì bạn Hân lại gỡ ra rồi .
- Trẻ ít sử dụng câu cụt hơn: tuy nhiên trong một số trường hợp trẻ dùng từ trong câu vẫn
chưa thật chính xác: Ví dụ: Ngoại ơi, con muốn cái dép kia ( Phụ huynh cháu Kiều Trâm
kể lại) chủ yếu trẻ sử dụng câu đơn mở rộng.
- Trẻ có khả năng kể lại chuyện và kể chuyện có trình tự lô gic.Thế nhưng qua tìm hiểu
quá trình phát triển ngôn ngữ của trẻ lớp cô nhâm, tôi so sánh lớp tôi thì đa phần trẻ vẫn
chưa có khả năng kể chuyện mạch lạc có trình tự lô gic.
2. Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học thể loại thơ:
2.1. Tạo môi trường học tập, rèn luyện cho trẻ:
6



- Tôi luôn tận dụng diện tích phòng học, chú ý bố trí sắp xếp các học cụ, đội hình để tạo
môi trường học tốt và thoải mái cho trẻ.

Góc trẻ làm quen với văn học
Khi thực hiện các hoạt động làm quen văn học thể loại đọc thơ mà trọng tâm là dạy đọc
thơ diễn cảm thì tôi luôn tận dụng không gian lớp học để trưng bày các sách thơ, như sắp
đặt tranh và các sách thơ sao cho trẻ dễ sử dụng, kích thích trẻ hoạt động tích cực hơn.
- Bản thân tôi trước khi tổ chức hoạt động cũng phải tự luyện giọng đọc, cách sử dụng
tranh, sách tranh, mô hình... để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩmvăn học đó là một cách tốt
nhất.
2.2 Tổ chức tiết học nhẹ nhàng, linh hoạt:
Tôi vào bài một cách sinh động để gây sự chú ý của trẻ.Ví dụ: Chủ đề: Nghề nghiệp, tên
bài thơ “ làm bác sĩ ”tôi sử dụng hình thức hội thi để gây hứng thú cho trẻ (có giáo án kèm
theo)

7


I. MỤC ĐÍCH , YÊU CẦU :
1. Kiến thức:
- Cháu nhớ tên bài thơ, tên tác giả ( Bài thơ “Làm bác sĩ”, tác giả Lê Ngân )
- Cháu nắm được nội dung và thuộc thơ “Làm bác sĩ”.
- Cháu đọc thơ diễn cảm, mạch lạc và hiểu được nội dung các từ khó “ đầu nắng”, “tiêm”,
“chừng hiểu ý”.
2. Kĩ năng:
- Cháu thuộc và đọc diễn cảm theo nhịp điệu của bài thơ, biết bộc lộ cảm xúc một cách
hồn nhiên thể hiện qua nét mặt, cử chỉ điệu bộ khi đọc thơ.
- Rèn luyện và phát triển ngôn ngữ thông qua bài thơ.
- Rèn khả năng tập trung, chú ý nghe cô đọc thơ để ghi nhớ bài thơ.

- Trẻ biết trả lời câu hỏi rõ ràng mạch lạc.
3. Thái độ:
- Giáo dục trẻ chăm ngoan học giỏi , tích cực tham gia hoạt động cùng cô và bạn.
- Giáo dục trẻ thể hiện tình cảm yêu quý các nghề.
II. CHUẨN BỊ :
1. Đồ dùng của cô:
- Máy tính, máy chiếu
- Các side bài thơ,
- Trống lắc, que chỉ
- Bài giảng điện tử
+ Side 1: Giới thiệu
+ Side 2 : Bài thơ làm bác sĩ
+ Side 3: “Mời mẹ ngồi..... bệnh ho”
+ Side 4: “Thuốc ngọt .....khóc nhè thôi”
+ Side 5: “Mẹ bỗng hỏi ..... uống thuốc gì?”
+ Side 6: “Bác sĩ .....bánh mì!”
+ Side 7: Tóm tắt nội dung bài thơ
+ Side 8 đến Side 11: Giải thích từ khó
+ Side 12 đến Side 19: Đàm thoại
+ Side 20: Nội dung giáo dục
2. Đồ dùng của trẻ:
- Trang phục các nghành ( Công nhân, Công an giao thông, Bác sĩ )
- Tranh dụng cụ một số ngành
- Một số bông hoa làm phần thưởng cho trẻ
3. Nội dung tích hợp:
- Ca dao : Cày đồng ..... Muôn phần
- Đồng dao: Đi cầu đi quán
- Đội hình: Tự do, Nhóm, chữ u

8



III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG :
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Bé vui trò chuyện
- Chào mừng các đội đã đến tham gia ngày hội “
Bé yêu thơ ”. Xin giới thiệu 3 đội đến góp vui với
ngày hội hôm nay, đó là các đội đại diện cho 3
nghành sau :
+ Sao xanh với trang phục màu xanh đại diện cho
nghành xây dựng
+ Sao vàng với trang phục màu vàng đại diện cho
nghành công an giao thông
+ Sao trắng với trang phục màu trắng đại diện cho
nghành Y Bác sĩ
- Ngày hội bé yêu thơ ngày hôm nay gồm có 3
phần:
+ Phần 1: Bài thơ của bé
+ Phần 2: Ai thông minh hơn ?
+ Phần 3: Cùng nhau thi tài
- Trước khi vào phần 1 cô có 1câu đố muốn đố
các bạn đó là:
Nghề gì chăm sóc bệnh nhân
Cho ta sức khỏe chăm lo học hành?
- Câu đố trên nói về nghề gì vậy con?
- Con thấy Bác sĩ ở đâu nè?
- Bác sĩ làm những công việc gì vậy con?
- Các con ơi: Để biết công việc của người Bác sĩ
cần làm những việc gì. Bây giờ cô mời các con
cùng bước vào vòng thi thứ nhất mang tên “Bài

thơ cho bé”
- Bài thơ làm bác sĩ của tác giả Lê Ngân cũng là
nội dung xuyên suốt của ngày hội bé yêu thơ ngày
hôm nay
Hoạt động 2: Bài thơ cho bé
- Cô đọc lần 1 kết hợp cử chỉ, điệu bộ, giọng đọc
diễn cảm
- Cô đọc lần 2 kết hợp ảnh minh họa trên máy
chiếu
+ Cô vừa đọc bài thơ gì?
+ Ai sáng tác?
- Giảng nội dung: Bài thơ làm bác sĩ nói đến một
bạn nhỏ đóng vai bác sĩ để khám bệnh cho mẹ
mình. Bạn đã khám và đưa ra những lời khuyên
khi bị bệnh..
*Giải thích từ khó
- “Đầu nắng” là đi ngoài nắng mà không có đội
nón
- “Tiêm” là chích thuốc
9

Hoạt động của trẻ

Trẻ tham gia cùng cô và các
bạn

Trẻ trả lời
Trẻ trả lời

Trẻ lắng nghe cô đọc thơ


Trẻ trả lời
Trẻ lắng nghe

Trẻ trả lời theo suy nghĩ và lặp
lại cùng cô


- Chng hiu ý l hiu c ý ca ngi khỏc
- Tr c ụng dao i cu i quỏn v 3 vũng
trũn
* m thoi
- Trũ chi ai nhanh hn
+ Cỏch chi: Cú 6 ụ s ng cõu hoi t 1-6. 3 i
chi ln lt m ụ s. Khi ngi dn chng
trỡnh c cõu hoi xong, sau 1 phỳt hi ý, cỏc i
s lc xc xụ tht nhanh ginh quyn tra li,
i no tra li ỳng s c tng 1 bụng hoa
+ Lut chi: Khi cú tớn hiu tra li phai tra li
ngay .
Khi no ngi dn trng trỡnh c xong cõu hoi
mi c a ra tớn hiu tra li .
+ Ni dung cõu hoi
- ễ s 1: Coõ vửứa ủoùc baứi thụ gỡ ? do ai saựng
taực?
- ễ s 2: Trong baứi thụ bn nho úng vai lm
ngh gỡ?, Bn nho khỏm bnh cho ai?
- ễ s 3: Bn bao bnh ca m l bnh gỡ? Ti sao
li bi bnh ú?
- ễ s 4: Thuc cú vi gỡ? Phai ung vi cỏi gỡ?

- ễ s 5: Nu tiờm thỡ sao? M s nh th no?
- ễ s 6: M bng hoi nh th no? Bỏc s tra li
m ra sao?
- Giỏo dc tr: Ngh bỏc s l mt ngh dich v
cha bnh cho mi ngi, giỳp mi ngi cú sc
khoe tt ú l mt ngh cao quý trong xó hi.
Nhng ngi lm ngh bỏc s cng c kớnh
trng v yờu quý.
- Tr c Cy ụng...muụn phn v i hỡnh
ch u c th
- Ca lp c th
- Cho tr c th theo t, nhúm v cỏ nhõn
- Cho tr nhn xột nhúm bn c th
- Cụ quan sỏt sa sai
Hot ụng 3: Tro chi cựng nhau thi ti
- Tip theo chng trỡnh l : Trũ chi cựng nhau
thi ti
+ Cỏch chi: Cụ chia lp thnh 3 nhúm. Nhim
v ca cỏc nhúm l ln lt bc qua 3 ụ sau ú
chy lờn bang tỡm dng c ca nghnh bỏc s gn
lờn bang, sau ú chy v chm tay vo ụng i
ca mỡnh v chy v cui hng. ụng i ca bn
s tip tc bc qua 3 ụ v cng lm nhim v nh
vy cho n khi ht thi gian.
+ Lut chi: i no gn ỳng v nhiu nht s l
10

Tr lng nghe cụ ph bin trũ
chi


Tr tra li cõu hoi

Tr c th
T , nhúm, cỏ nhõn c th

Tr lng nghe


đội chiến thắng. Lưu ý khi đồng đội chưa chưa
chạy về mà có bạn bật tiếp sẽ phạm qui nhé
- Trẻ chơi trò chơi
- Cô nhận xét tuyên dương trẻ
- Cho cả lớp đọc lại bài thơ
Kết thúc tiết học

Trẻ chơi trò chơi

- Tổ chức hoạt động đa dạng dựa vào hoạt động trọng tâm.Ví dụ khi trọng tâm là đọc thơ,
tôi cho trẻ lựa chọn cách sử dụng trang phục, nhạc đệm cho bài thơ thêm hấp đẫn đồ dùng
phù hợp với nội dung bài thơ được thể hiện theo các hình thức khác nhau.
2.3. Sử dụng mô hình, dụng cụ thu hút sự chú ý của trẻ.
- Tôi sử dụng các nguyên liệu mở như: thanh trẻ, bìa cứng, gỗ, hộp xốp, đất ...để làm thành
những con vật xinh xắn, trẻ cũng có thể sử dụng được để đọc thơ theo ý thích . Ví dụ: từ
bìa cứng, xốp làm những con vật ngộ ngĩnh, đa dạng màu sắc để thu hút trẻ .
Ví dụ: Đọc thơ “Thăm nhà bà” gây hứng thú cho trẻ tôi chuẩn bị một mô hình ngôi nhà
và đàn gà, các con rối được làm bằng vải vụn được cải biên màu sắc rực rỡ.
Ví dụ : Đọc thơ “Làm bác sĩ” để làm trang phục cho trẻ tôi dùng quần áo để trẻ hoá thân
vào các nhân vật nhập vai bác sĩ và mẹ.
2.4. Chú ý rèn nề nếp, rèn kỹ năng và kích thích sự sáng tạo của trẻ:
- Trẻ biết chia nhóm đọc thơ, tạo cho trẻ cảm giác tự tin, mạnh dạn, linh hoạt qua việc trẻ

biểu diễn đóng kịch.
Tạo điều kiện cho trẻ thoả thuận và tự chọn hình thức đọc thơ theo ý của mình thích về sự
sáng tạo của trẻ, có thể dùng lời khuyến kích động viên trẻ thể hiện bài thơ của mình.
2.5. Làm quen với thể loại thơ kết hợp với các bộ môn khác:
- Theo phương pháp dạy học tích hợp với môn làm quen văn học có thể lồng ghép, kết hợp
với tất cả các môn khác và giúp cho các bộ môn khác trở lên sinh động hơn.

11


Ví dụ Môn âm nhạc hoạt động bổ trợ đề tài: Bài thơ: “ Em yêu nhà em”Cho trẻ
vận động theo bài “Nhà của tôi”. Ví dụ: Môn tìm hiểu môi trường xung quanh: chủ đề:
động vật nuôi trong gia đình, Bài thơ “Đàn gà con”.Trẻ biết tên, đặc điểm, nơi sống của
một số con vật nuôi trong gia đình.
2.6. Tổ chức ôn luyện mọi lúc mọi nơi, ôn luyện thông qua lễ hội;
- Ôn luyện mọi lúc mọi nơi cũng là biện pháp giúp trẻ ổn định, thông qua cách hoạt động
tổ chức ngày lễ hội tổ chức cho trẻ hoạt động đọc thơ, đóng kịch, theo một chương trình
biểu diễn văn nghệ mà 100% trẻ được tham gia nhằm giúp trẻ hứng thú với bộ môn làm
quen với văn học thể loại thơ ca cho trẻ.
Ví dụ: Ngày hội 8-3 trẻ đọc bài “ Bó hoa tặng cô” hay ngày tết 1-6 đọc về Bác Hồ với
thiếu nhi, hay ngày 22-12 trẻ đọc thơ về chú bộ đội , hoặc hội thi bé đọc thơ hay.
2.7.Thực hiện tốt công tác tuyên truyền với phụ huynh:
- Làm bản tin về chương trình dạy theo chủ đề trong tuần để phụ huynh biết và phối kết
hợp với giáo viên rèn thêm cho trẻ ở nhà.
- Vận động phụ huynh hỗ trợ vật liệu, nguyên liệu như: giấy, sách, những lọ nhựa, quần
áo cũ, vải vụn ...
3. Xây dựng kế hoạch:
Tôi xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong một năm như sau
- Tháng 9-10 bài tập luyện tai nghe cho trẻ nhằm phát triển thính giác âm vị Cho trẻ nghe
những bài hát, câu chuyện, ca dao.) Tôi tạo điều kiện cho trẻ tập trung chú ý luyện khả

năng thính giác thông qua các bài tập trò chơi:(Tai ai thính, ai đoán giỏi) sửa sai cho trẻ về
lỗi phát âm.
- Tháng 11-12 tôi tập trung vào tăng vốn từ nói diễn cảm, rõ ràng, giải thích nghĩa của từ
khó , cho trẻ các bài tập luyện cơ quan phát âm thích hợp : Bà bảo bé, bé búp bê, bé hồng,
bé bé, búp bê ngoan nào. Phát triển vốn từ cho trẻ thông qua trò chơi: đố con gì kêu, đố ai
kể được nhiều nhất, đố ai nhanh, đố ai đoán giỏi, đố ai nói ngược
12


- Tháng 1-2 tôi đào sâu vấn đề luyện trí nhớ thông qua các bài thơ, đồng dao, những câu
chuyện kể lôi cuốn và hấp dẫn gợi cho trẻ sử dụng câu đơn giản, đủ nghĩa.
- Tháng 3+4+5 tôi xây dựng những trò chơi giúp cho trẻ nói đúng ngữ pháp, nói mạch lạc,
ví dụ: Nói theo mẫu câu như bài thơ “ bé ơi” khuyên chúng ta không nên chơi đất cát và
hãy vào bóng mát chơi khi trời nắng, sao khi ăn no không nên chạy nhảy, mỗi sáng thức
dậy phải đánh răng rửa mạt. Ví dụ: Bài thơ “ Hoa kết trái” trẻ nói tên và màu sắc các loại
rau quả, và rút ra bài học là không nên hái hoa bẻ cành ...cô lưu ý thay đổi mẫu câu khác
nhau từ câu đơn giản đến câu phức tạp, từ câu phức tạp đến câu đơn giản, đặt câu từ kết
nối bài thơ để trẻ có khả năng nói đúng ngữ pháp, phát triển trí tưởng tượng, sáng tạo của
trẻ.
- Một khi đã có một số vốn từ phong phú trẻ sẽ tự tin thể hiện bài thơ, đóng kịch một cách
hứng thú hơn.
Làm đồ dùng đồ chơi:
- Tôi tận dụng các nguyên liệu vật liệu có sẵn ở địa phườg như: sách báo, lịch cũ, ống lon,
chai nhựa, xốp, vải vụn, cành cây khô, quần áo cũ nhằm phát triẻn ngôn ngữ cho trẻ.
- Dựa và từng chủ đề tôi triển khai kế hoạch làm đồ dùng đồ chơi một cách cụ thể mỗi chủ
đề có một bộ đồ chơi phục vụ cho quá trình giảng dạy và vui chơi tôi cho các cháu vào
hoạt đông chơi góc để trẻ tạo ra nhừng đồ chơi làm bằng lá cây, giấy vụn, hột hạt vẽ và tô
màu những bức tranh, những hình ảnh trẻ sưu tầm gợi mở cho trẻ liên tưởng đến bài thơ
- Từ những quần áo, vải vụn, ống giấy, tôi hướng dẫn trẻ làm ra những con rối thật xinh
xắn từ những bài thơ trẻ học được, sáng tạo ra những nhân vật trẻ thích.

- Khi đọc thơ tôi dùng những tranh ảnh sáng tác màu sắc đẹp để gây hứng thu cho trẻ
nghe, xem để trẻ biết cách sử dụng và giữ gìn đồ chơi .
Phối hợp với phụ huynh:
- Tôi trao đổi và vận động phụ huynh cố gắng dành thời gian để tâm sự với trẻ và lắng
nghe trẻ nói, khi trò chuyện với trẻ phải nói rõ ràng mạch lạc, tốc độ vừa phải để trẻ nghe
cho rõ, cha mẹ người thân phải cố gắng phát âm đúng cho trẻ bắt chước.
13


- Khuyến khích phụ huynh cung cấp kinh nghiệm sống cho trẻ.Tránh không nói tiếng địa
phương, cần tránh cho trẻ nghe những hình thái ngôn ngữ không chính xác.
4.Tổ chức thực hiện :
4.1. Để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học thể loại
thơ, cho trẻ đọc diễn cảm bài thơ, chơi đọc thơ đối đáp và đọc theo hiệu lệnh, tín hiệu
của cô.
* Dạy trẻ đọc diễn cảm lại bài thơ: để trẻ tái hiện lại một cách mạch lạc, diễn cảm tác
phẩm văn học mà trẻ được nghe.Trẻ sử dụng nội dung, hình thức ngôn ngữ đã có sẵn của
các tác giả và của giáo viên.Tuy nhiên yêu cầu trẻ không học vẹt, trẻ phải đọc bằng ngôn
ngữ của chính mình, truyền đạt nội dung bài thơ một cách tự do thoải mái nhưng phải đảm
diễn cảm.
- Yêu cầu đối với trẻ:
+ Đọc nội dung câu chuyện đúng ngữ pháp, giọng đọc diễn cảm to. Rõ ràng, không ê a,
ấp úng cố gắng thể hiện đúng ngôn ngữ đối thoại hay độc thoại
+ Chuẩn bị: Tiến hành trước giờ học, đọc thơ diễn cảm cho trẻ nghe trước khi đọc cô
giao nhiệm vụ ghi nhớ và đọc lại
+ Tiến hành:
Đàm thoại với trẻ về nội dung bài thơ .Đàm thoại nhằm mục đích giúp trẻ nhớ lại nội
dung bài thơ, giúp trẻ xây dựng dàn ý bài thơ, lựa chọn hình thức ngôn ngữ :cách dùng từ
đặt câu.
Ví dụ : Bài thơ “ Em yêu nhà em”: Theo con bạn nhỏ có yêu quý ngôi nhà của mình

không ?
+Yêu cầu với câu hỏỉ: Đặt câu hỏi về tên nhân vật, thời gian, không gian, hành động chín
lời nói. Câu hỏi phải phù hợp với trẻ cả về hình thức và ngữ pháp. Khi đàm thoại cô cần
lưu ý giới thiệu cho trẻ biết thêm các từ khó từ láy để trẻ đọc cho chính xác.

14


Tôi dùng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, phù hợp với nhận thức của trẻ đọc lại lại nội dung
tác phẩm: Cô kể diễn cảm, lời kể có các mẫu câu cần luyện cho trẻ ( mới ). Mẫu thơ của cô
có tác dụng chỉ cho trẻ thấy trước kết quả trẻ cần đạt được: Về nội dung, độ dài, trình độ
diễn cảm bài thơ.
Ví dụ: Bài thơ “Làm bác sĩ” nói về một bạn nhỏ chơi làm bác sĩ khám bệnh cho mẹ và
đưa ra lời khuyên khi bị bệnh .
+ Thời gian đầu khi trẻ chưa quen trẻ đọc theo mẫu câu của cô (hoặc đối với trẻ kém) Khi
trẻ đã quen cô khuyến khích trẻ đọc diễn cảm bằng ngôn ngữ của mình.
Tôi đặc biệt lưu ý khi trẻ đọc:
Trẻ phải quay mặt xuống các bạn, đọc với tốc độ vừa phải, giọng rõ ràng, tư thế tự nhiên.
Trong quá trình đọc, trẻ đứng sai tư thế, phát âm sai cô nên để trẻ đọc xong mới sửa sai
cho trẻ.
Khi cô gọi trẻ lên, trẻ không kể, cô nên đặt câu hỏi gợi ý để trẻ trả lời giúp trẻ mạnh dạn
có thói quen giao tiếp tốt .
Nếu trẻ quên, cô có thể nhắc hoặc đặt câu hỏi cho trẻ nhớ, Trẻ đọc xong, cô nhận xét
đánh giá bài thơ của trẻ vừa đọc, không nên để đến cuối giờ trẻ sẽ quên mất những ưu
nhược điểm của mình hay của bạn . Cô cần nhận xét đúng, chính xác để có tác dụng
khuyến khích, động viên trẻ, nhận xét cả về nội dung, ngôn ngữ tác phong
* Chơi đọc thơ đối đáp và đọc theo hiệu lệnh, tín hiệu của cô:
Khi chơi đọc thơ đối đáp và đọc theo hiệu lệnh, tín hiệu của cô, trẻ phải tham gia vào đội
nhóm và tạo nên sự đồng nhất, trao đổi với nhau trong khi chơi, trẻ bắt chước phong cách
của cô, làm cho ngôn ngữ đối thoại của trẻ thêm phong phú và đa dạng .

Ví dụ : Chủ đề : Gia đình : Bài thơ “Thăm nhà bà” : Trẻ tự lựa chọn cách chơi đọc thơ
đối đáp nhau: bạn trai đọc trước một câu rồi đến bạn gái, luân phiên như vậy đến hết bài.
*Chơi đóng kịch: Tổ chức cho trẻ chơi đóng kịch là một phương pháp tốt để phát triển
ngôn ngữ đối thoại cho trẻ. Nội dung kịch được chuyển thể từ tác phẩm văn học mà trẻ đã
15


được làm quen Trẻ làm quen với các mẫu câu văn học đã được gọt giũa chọn lọc, Khi
đóng trẻ cố gắng thể hiện đúng ngữ điệu, tính cách nhân vật mà trẻ đóng, giúp cho ngôn
ngữ của trẻ mang sắc thái biểu cảm rõ rệt.
Ví dụ: Chủ đề: Ngành nghề, bài thơ “Làm bác sĩ” .
Cháu Bảo đóng vai bác sĩ khám bệnh cho bạn cho bạn Ngân đóng vai mẹ. Bạn Bảo mời
mẹ ngồi và khám bệnh cho mẹ sau đó đưa ra lời khuyên khi bị bệnh
4.2. Các hoạt động khác dạy trẻ nói lại những sự vật hiện tượng trẻ quan sát được.
Hoạt động ngoài trời:
Dạy trẻ nói về những sự vật hiện tượng xung quanh cuộc sống hàng ngày, những điều trẻ
đã biết, tưởng tượng... trẻ phải tự lựa chọn nội dung, hình thức, ngôn ngữ, sắp xếp chúng
theo một trình tự nhất định. Tôi chủ yếu tập cho trẻ nói theo dạng: Kể chuyện miêu tả, kể
chuyện theo chủ đề. Ví dụ: Miêu tả hiện tượng thời tiết: trời âm u, mây đen, gió thổi mạnh
trời sắp mưa.
Hoạt động góc:
- Dạy trẻ đọc nói theo trí giác: Không ngừng phát triển ngôn ngữ độc thoại nên cho trẻ nói
đúng ngữ pháp tư thể tác phong khi trẻ nói và phát triển các cơ quan cảm giác. Bởi vì trẻ
quan sát tốt mới miêu tả tốt.Mục đích nhằm phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ phát
triển tư duy lô gíc, khả năng quan sát, trẻ tập trung vào đồ chơi.
- Chuẩn bị : Chọn đồ dùng, đồ chơi phải đẹp hấp dẫn về hình thức để làm cho trẻ hứng
thú, rung động khi kể .Chọn đồ chơi, vật thật có thể như : Gương, lược, khăn , chén ly,
cốc, gia súc, gia cầm, thực vật .., chọn tranh nên chọn tranh có màu sắc tươi sáng bố cục rõ
ràng , tổ chức cho trẻ làm quen với tranh hoặc vật thật xác định màu sắc đặc điểm, cách
chơi, cách sử dụng. Ví dụ: Búp bê của cô là người anh nhé, còn của con là gì? Người anh

có nhà to, ruộng vườn, còn em có gì ? Khi trẻ đọc tôi thường nhắc trẻ phải đứng quay mặt
về phía các bạn, giọng đọc phải rõ ràng, tốc độ hợp lý nếu trẻ đọc sai hay ngọng cô để trẻ
đọc song rồi sửa.
- Dạy trẻ kể theo trí nhớ:
16


- Mục đích: Phát triển ngôn ngữ mạch lạc, ghi rõ mẫu cần luyện. Chọn đề tài phù hợp với
nhận thức và kinh nghiệm của mình. Ví dụ: Ngày mai là ngày cuối tuần các con ở nhà làm
gì? Các con chú ý những việc đã làm hoặc đi chơi như thế nào? Ai còn nhớ tuần rồi cô đã
dạy mình bài thơ gì nè? Kể lại cho cô nghe. Tôi chọn hình thức cả lớp tham gia sau đó cho
cá nhân trẻ kể và đọc lại bài thơ đã học
- Day trẻ đọc thơ sáng tạo:
- Yêu cầu trẻ nói mạch lạc, lô gíc, các câu nói phải đúng ngữ pháp, thể hiện rõ ràng về
ngôn ngữ có thể đọc bằng mô hình, hay bằng tranh, có thể hình thức cô đọc một đoạn , rồi
yêu cầu trẻ đọc tiếp, tổ chức nhiều hình thức sinh động phát huy trí tưởng tượng của trẻ.
Thông qua tuyên truyền với phụ huynh:
Tuyên truyền đưới hình thức, bảng tuyên truyền đẹp, thay đổi nôi dung và hình thức phù
hợp với chủ đề.Ví dụ: Chủ đề: Thế giới thực vật, tết và mùa xuân, bảng tuyên truyền có
những hình ảnh về tết và mùa xuân, câu thơ, câu truyện, bài hát, đồng dao...có tổ chức
giao lưu giữa lớp với phụ huynh.
Tuyên truyền bằng truyền thanh, đài phát thanh có nội dung theo chủ đề, những câu
truyện hấp dẫn vào giờ đón, trả trẻ để các cháu và phụ huynh được nghe
Tuyên truyền góc chơi đặc biệt góc học tập, thường thay đổi tranh ảnh để lôi cuốn trẻ.,
giáo viên tích cực giao lưu với phụ huynh vào giờ đón và trả trẻ trao đổi về trẻ trong khi
kể chuyện đọc truyện trò truyện giúp cho trẻ phát triển ngôn ngữ mạch lạc .
IV/ KẾT QUẢ:
Qua một năm tìm tòi, nghiên cứu tìm cách khắc phục thực trạng lớp tôi, với quyết tâm
và cố gắn vượt qua khó khăn đã đạt được những kết quả như sau:
- 95 % Vốn từ của trẻ phát triển rõ rệt. Trẻ nói rõ ràng, mạch lạc hơn, nói nhiều câu

có nghĩa đầy đủ, trẻ đã phân biệt được ý nghĩa một số từ.
- 85% kinh nghiệm sống của trẻ đã phong phú hẳn lên, trẻ hứng thú tham gia học,
phát biểu, kể chuyện và đóng kịch.
- 85% trẻ kể chuyện theo trí nhớ tốt.
17


- 90%trẻ đã tham gia đóng kịch thể hiện vai diễn của mình tốt
- 90%Trẻ phát âm chính xác hơn, mạch lạc hơn, ít sử dụng ngôn ngữ địa phương.
- 100% Phụ huynh ủng hộ cho trẻ tham gia làm đồ dùng đồ chơi cho các cháu như:
tranh ảnh, sách báo,tuyển tập thơ theo chủ đề, khâu rối tay giống vải, góp phần phát triển
ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ, trẻ hứng thú khi học môn văn học thể loại thơ ca .
C/ KẾT LUẬN:
I/ Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả trên tôi rút ra bài học kinh nghiệm khi dậy trẻ phát triển ngôn ngữ
mạch lạc qua bộ môn làm quen văn học thể loại thơ ca
- Giáo viên cần nâng cao trình độ ngôn ngữ của chính bản thân mình, coi ngôn ngữ
là một phương tiện giáo dục chủ đạo.
- Giáo viên phải thật sự kiên trì và nhẵn lại yêu trẻ như con đẻ của mình.
- Giáo viên phải sưu tầm tranh ảnh, các đồ dung, đồ chơi đẹp, đảm bảo tính thẩm
mỹ và khoa học, thu hút được trẻ vào tiết học.
- Phối hợp với phụ huynh để động viên giáo dục trẻ thực hiện tốt yêu cầu cần đạt của giáo
viên.
II. HƯỚNG PHỔ BIẾN, ÁP DỤNG ĐỀ TÀI
Đề tài “Biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 4 – 5 tuổi qua hoạt
động thơ”, được áp dụng có hiệu quả cao ở lớp chồi trong trường Mẫu Giáo Thành
Long và được phổ biến cho các trường bạn lân cận trong Huyện.
III. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP CỦA ĐỀ TÀI
Từ những kết quả đã đạt trong việc nghiên cứu ngôn ngữ thông qua thơ ca cho trẻ, tôi
tiếp tục nghiên các môn khác phục vụ cho các hoạt động khác như: âm nhạc, thể dục, làm

quen với toán, thơ…..
Châu Thành, Ngày 6 Tháng 3 Năm 2017
Người thực hiện

Lê Thị Thoa
18


PHIẾU ĐIỂM

TIÊU CHUẨN

NHẬN XÉT

ĐIỂM

Tiêu chuẩn 1
(Tối đa 20 điểm)

Tiêu chuẩn 2
(Tối đa 50 điểm)

Tiêu chuẩn 3
(Tối đa 30 điểm)

Tổng cộng: ………………….điểm
Xếp loại: ………………………

Ngày


tháng

năm 2015

- Họ và tên giám khảo 1:……………………………Chữ ký:……….........
- Họ và tên giáo khảo 2: ………………………….....Chữ ký: ………….....

19


PHIẾU ĐIỂM

TIÊU CHUẨN

NHẬN XÉT

ĐIỂM

Tiêu chuẩn 1
(Tối đa 20 điểm)

Tiêu chuẩn 2
(Tối đa 50 điểm)

Tiêu chuẩn 3
(Tối đa 30 điểm)

Tổng cộng: ………………….điểm
Xếp loại: ………………………


Ngày

tháng

năm 2015

- Họ và tên giám khảo 1: ……………………………Chữ ký: ……….........
- Họ và tên giáo khảo 2: ………………………….....Chữ ký: ………….....

20


PHIẾU ĐIỂM

TIÊU CHUẨN

NHẬN XÉT

ĐIỂM

Tiêu chuẩn 1
(Tối đa 25 điểm)

Tiêu chuẩn 2
(Tối đa 50 điểm)

Tiêu chuẩn 3
(Tối đa 25 điểm)

Tổng cộng………………….điểm

Xếp loại………………………

Ngày

tháng

năm 2015

- Họ và tên giám khảo 1: ……………………………Chữ ký:……….........
- Họ và tên giáo khảo 2: ………………………….....Chữ ký: ………….....

21


Ý KIẾN NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Cấp trường (Đơn vị):
Nhận xét: ..............................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xếp loại: ................................................................................................................................
2. Cấp phòng (Huyện - Thị):
Nhận
xét: ................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
Xếp loại: ............................................................................................................................
3. Cấp ngành (Tỉnh):
Nhận xét: ...........................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Xếp loại:...............................................................................................................................

22


23



×