Tải bản đầy đủ (.doc) (44 trang)

Phát triển thương hiệu nhóm sản phẩm nội thất gia đình của công ty TNHH nội thất đẹp cát tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 44 trang )

1iSinh viên: Đinh Thị Huyền
MSV: 14D220019
Lớp: K50T1
Đề tài: Phát triển thương hiệu nhómsản phẩm nội thất gia đình của Công ty TNHH
Nội thất đẹp Cát Tường
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi xã hội ngày càng phát triển con người ngày càng quan tâm đến chất lượng cuộc
sống. Cái đẹp, cái thẩm mỹ ngày càng được coi trọng, trong đó vẻ đẹp của không gian
sống là một yếu tố mà con người chú trọng nhất. Hiểu được tầm quan trọng của nội thất
ảnh hưởng đến chất lượng và vẻ đẹp của không gian sống, ngành nội thất ở Việt Nam
đang ngày càng phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế nước nhà.. Tuy nhiên do chưa
được quan tâm đầu tư thích đáng, bài bản nên ngành nội thất Việt Nam còn rất nhiều hạn
chế như quy mô công ty nhỏ manh mún, công nghệ sản xuất thủ công, thiết kế phát triển
chậm hơn nước ngoài, hệ thống Logistics còn kém và xây dựng thương hiệu còn hạn chế.
Bên cạnh đó, khi Việt Nam gia nhập TPP phá bỏ hàng rào thuế quan dẫn đến việc các sản
phẩm nội thất nước ngoài du nhập vào Việt Nam tạo áp lực cạnh tranh lớn cho ngành nội
thất trong nước. Đặc biệt vào tháng 10 năm 2017, Thương hiệu nội thất thông minh hàng
đầu thế giới - IKEA đã mở cửa hàng đại diện ở Hà Nội, Việt Nam gây ảnh hưởng không
ít đến các thương hiệu nội thất trong nước. Tuy nhiên, ngành nội thất trong nước vẫn có
những ưu điểm riêng về chất lượng và kiểu dáng. Nếu được đầu tư thích đáng, nâng cao
vị thế thương hiệu và chất lượng sản phẩm đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng sẽ nâng
cao được khả năng cạnh tranh với các sản phẩm nội thất nước ngoài. Công ty TNHH Nội
thất đẹp Cát Tường chuyên thiết kế, kinh doanh các sản phẩm nội thất gia đình. Dù đã
hoạt động và kinh doanh được 4 năm trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh khu vực miền
Bắc và có được những kết quả nhất định. Để có thể cạnh tranh trên thị trường khốc liệt,

1


nâng cao vị thế thương hiệu trong ngành nội thất, Công ty cần phải có những chiến lược


phát triển lâu dài cho nhóm sản phẩm nội thất gia đình.
Xuất phát từ những tìm hiểu tình hình thực tế tại công ty, tôi đã lựa chọn đề tài: “Phát
triển thương hiệu nhóm sản phẩm nội thất gia đình của Công ty TNHH Nội thất đẹp
Cát Tường” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Chuyên ngành Quản trị Thương hiệu của
mình.
2. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong những năm gần đây, phát triển thương hiệu được rất nhiều doanh nghiệp quan
tâm kể cả ở doanh nghiệp nhỏ và những làng nghề truyền thống và các thương hiệu vùng
miền. Chính bởi sự quan tâm đó, cho đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về xây
dựng và phát triển thương hiệu như: An Thị Thanh Nhàn (2006), Những giải pháp
Marketing nhằm nâng cao giá trị Thương hiệu sản phẩm tại các doanh nghiệp Việt Nam
trong điều kiện hiện nay; Chương trình phát triển thương hiệu các sản phẩm đặc trưng
của tỉnh Khánh Hòa giai đoạn 2016 – 2020.
Các nghiên cứu của thạc sĩ: “Phát triển thương hiệu sản phẩm sữa tươi của Vinamilk”
của Ngô Thị Yến (2014), “Phát triển thương hiệu bánh gạo xuất khẩu Richy của công ty
Hoàng Mai” của Nguyễn Thái Hà (2014).
Ngoài ra phải kể đến những đề tài khóa luận của sinh viên như: “Phát triển thương hiệu
sản phẩm Công ty Trà Than Uyên”; “Phát triển thương hiệu sản phẩm phân bón tại công
ty TNHH Long Sinh”.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu đều nêu được cơ sở lý luận chung về thương hiệu
và phát triển thương hiệu, thực trạng thương hiệu và phát triển thương hiệu tại công ty và
đưa ra các giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm cho công ty trong khoảng thời gian
nhất định. Tuy nhiên vẫn dừng lại ở mức độ tổng quan sơ bộ và chưa bám sát thực tiễn
nên còn nhiều bất cập trong phần giải pháp.

2


Phạm vi nghiên cứu: Các công trình luận văn và khóa luận trên đều nghiên cứu trong
phạm vi công ty, phát triển thương hiệu trong khu vực địa phương và nội địa. Các dữ liệu

dùng trong nghiên cứu được thu thập bằng nhiều cách gồm cả dữ liệu sơ cấp qua việc
phỏng vấn ban lãnh đạo và thứ cấp gồm những số liệu, báo cáo tài chính của công ty.
Mặc dù có khá nhiều công trình nghiên cứu về phát triển thương hiệu sản phẩm và các
công trình nghiên cứu về ngành nội thất như: Phân tích thực trạng và xu hướng phát triển
trang trí nội thất hiện nay. Nhưng lại chưa có công trình nghiên cứu về phát triển thương
hiệu nội thất hay sản phẩm nội thất. Có thể thấy các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập
trung vào thiết kế, chất lượng nội thất mà chưa đầu tư nhiều cho thương hiệu.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu đề tài này là đề xuất giải pháp để phát triển thương hiệu nhóm
sản phẩm nội thất gia đình tại Công ty TNHH Nội thất đẹp Cát Tường dựa trên việc phân
tích tình hình thực tế tại doanh nghiệp.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
-

Khái quát chung và phân tích những cơ sở lý luận về thương hiệu và phát triển

-

thương hiệu sản phẩm
Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển thương hiệu công ty, thương hiệu nhóm

-

sản phẩm nội thất gia đình của Công ty TNHH Nội thất đẹp Cát
Đề xuất các giải pháp giúp phát triển thương hiệu nhóm sản phẩm nội thất gia

đình.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển thương hiệu

nói chung và phát triển thương hiệu sản phẩm nội thất gia đình tại Công ty TNHH Nội
thất đẹp Cát Tường nói riêng.
Phạm vi nghiên cứu:
3


Số liệu nghiên cứu phân tích thực trạng trong giai đoạn 2015 – 2017
-

Đề xuất phát triển thương hiệu sản phẩm trong vòng 3 năm tới 2018 – 2020 trên

-

địa bàn miền Bắc
Giới hạn nghiên cứu về các nội dung phát triển thương hiệu sản phẩm nội thất gia
đình trong đó tập trung vào các phương tiện truyền thông thương hiệu, không tập

trung vào nội dung phát triển giá trị tài chính của Thương hiệu.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu:
-

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: phỏng vấn lãnh đạo và nhân viên trong công
ty về định hướng phát triển thương hiệu sản phẩm; Phỏng vấn khách hàng về mực

-

độ nhận biết và hài lòng về sản phẩm hồ tiêu của công ty.
Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp: Dữ liệu thứ cấp được tổng hợp thông qua
các nguồn có sẵn như báo cáo bán hàng của công ty, báo cáo tài chính và các công

trình nghiên cứu cùng đề tài, …

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu: Phương pháp thống kê, phương pháp phân
tích tổng hợp dựa trên số liệu có sẵn của đơn vị, phương pháp so sánh, …
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng biểu nội dung chính của luận văn được kết
cấu theo các chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về thương hiệu và phát triển thương hiệu sản phẩm
Chương 2: Thực trạng phát triển thương hiệu sản phẩm nội thất gia đình của Công ty
TNHH Nội thất đẹp Cát Tường
Chương 3: Một số giải pháp phát triển thương hiệu sản phẩm nội thất gia đình của Công
ty Nội thất đẹp Cát Tường
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU VÀ PHÁT TRIỂN
THƯƠNG HIỆU SẢN PHẨM
4


1.1. Lý luận chung về Thương hiệu
1.1.1. Khái niệm và vai trò của Thương hiệu
1.1.1.1. Khái niệm Thương hiệu
Theo BGQTTH năm 2013 “Thương hiệu là một hoặc một tập hợp các dấu hiệu để nhận
biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp; là hình tượng về sản phẩm, doanh nghiệp
trong tâm trí khách hàng”
Trên thực tế Thương hiệu được nhận biết qua hai nhóm dấu hiệu:
Dấu hiệu trực giác: Là những hình tượng, cảm nhận của khách hàng về sản phẩm
mang tên thương hiệu. Những cảm nhận này thường phải trải qua thời gian sử dụng
khách hàng mới có thể cảm nhận về thương hiệu.
Dấu hiệu tri giác: là hình ảnh về thương hiệu hoặc sản phẩm mang thương hiệu đó
hoặc doanh nghiệp. Thông qua những hình ảnh liên tưởng giúp liên kết bộ nhớ khách
hàng với sản phẩm, kết hợp với trải nghiệm sản phẩm thì thương hiệu mới đi sâu vào tâm

trí khách hàng.
1.1.1.2.

Vai trò của Thương hiệu

Khi hàng hóa được sản xuất ngày càng nhiều, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong
cùng ngành càng quyết liệt thì vai trò của thương hiệu ngày càng quan trọng.
Thứ nhất, Thương hiệu tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp và sản phẩm trong tâm trí khách
hàng và công chúng.
Thương hiệu chứa các thông tin về sản phẩm và doanh nghiệp như thuộc tính về hàng
hóa như kết cấu, hình dáng, kích thước, màu sắc hoặc các dịch vụ sau bán hàng. Có thể
khi lần đầu tiên tiếp xúc khách hàng chưa biết thông tin nào về thương hiệu đó hay nói
cách khác thương hiệu chưa có hình ảnh nào trong tâm trí người tiêu dùng. Tuy nhiên qua
thời gian sử dụng các cảm nhận về thương hiệu hình thành và hình ảnh về thương hiệu
được định vị trong tâm trí khách hàng. Hình ảnh về các sản phẩm của doanh nghiệp được
định hình trong tâm trí khách hàng như: OPPO – Chuyên gia selfie
5


Thứ hai, Thương hiệu như là một lời cam kết giữa doanh nghiệp và khách hàng, công
chúng
Khách hàng cảm nhận sản phẩm của doanh nghiệp thông qua nhiều yếu tố như thuộc
tính, chất lượng và dịch vụ đi kèm của doanh nghiệp. Khi khách hàng lựa chọn sản phẩm
mang thương hiệu của doanh nghiệp có nghia là đã tin tưởng vào nó. Tin vào chất lượng
ổn định của hàng hóa của thương hiệu đó mang lại hay dịch vụ vượt trội, một định vị rõ
ràng của doanh nghiệp khi cung cấp hàng hóa tạo ra cho người tiêu dùng một giá trị riêng
biệt. Những điều đó như một lời cam kết thực sự nhưng không rõ ràng giữa doanh
nghiệp và người tiêu dùng. Cam kết ngầm đó thường được đưa vào thông điệp trong các
chiến dịch quảng cáo thương hiệu như: XMen – Đàn ông đích thực.
Thứ ba, Thương hiệu giúp phân đoạn thị trường tạo nên sự khác biệt trong quá trình

phát triển sản phẩm: Mỗi dòng sản phẩm khác nhau sẽ có những đặc tính nổi trội khác
nhau. Thương hiệu với chức năng nhận biết và phân biệt sẽ giúp doanh nghiệp phân đoạn
thị trường dựa trên những đặc tính thế mạnh của hàng hóa. Thực chất, thương hiệu không
trực tiếp phân đoạn thị trường mà ở các phân đoạn khác nhau đòi hỏi thương hiệu phải
khác biệt để đáp ứng được nhu cầu về giá trị cảm nhận của khách hàng. Sự khác biệt về
của sản phẩm ở từng phân đoạn thị trường khác nhau tạo nên định vị chủng loại hàng hóa
với những thương hiệu khác nhau quá trình phát triển sản phẩm, dần dần sẽ hình thành
nên các cá tính thương hiệu. Sản phẩm mang thương hiệu này khác biệt với sản phẩm
mang thương hiệu khác bởi các đặc tính, công dụng và các dịch vụ đi kèm, tạo sự gia
tăng của giá trị sử dụng. Các chương trình truyền thông phát triển sản phẩm của mỗi
thương hiệu khác nhau cũng mang những định vị khác nhau thể hiện sự khác biệt, nổi trội
của sản phẩm.
Thứ tư, Thương hiệu giúp thu hút vốn đầu tư
Một thương hiệu mạnh không chỉ tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp trong quá
trình bán hàng hóa và cung cấp dịch vụ, mà còn là một điều kiện đảm bảo thu hút đầu tư
an toàn và thu hút với nguồn lợi cao. Khi thương hiệu đã được nổi tiếng các nhà đầu tư sẽ
6


không ngần ngại đầu tư vào doanh nghiệp, và các đối tác bạn hàng sẽ sẵn sàng hợp tác
kinh doanh.
Thứ năm, Thương hiệu là tài sản vô hình và rất có giá của doanh nghiệp
Thương hiệu là tài sản vô hình và có giá của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, khi
thương hiệu đủ lớn mạnh doanh nghiệp có thể chuyển nhượng hoặc chuyển giao thương
hiệu đó. Giá trị chuyển nhượng khi đó lớn hơn rất nhiều so với giá trị tài sản của công ty.
1.1.1. Phân loại thương hiệu
Thương hiệu dựa trên những tiêu chí khác nhau sẽ có những quan điểm phân loại
thương hiệu khác nhau:
-


Theo đối tượng mang thương hiệu: Thương hiệu sản phẩm, thương hiệu dịch vụ
Theo vai trò chủ đạo của thương hiệu: Thương hiệu chính (Master Brand), thương

-

hiệu phụ (Sub-brand).
Theo tiêu chí hình thái thể hiện của thương hiệu: Thương hiệu truyền thống,

-

thương hiệu điện tử
Theo tiêu chí khu vực thị trường triển khai: Thương hiệu địa phương, thương hiệu

-

toàn cầu
Theo mức độ bao trùm thương hiệu: Thương hiệu cá biệt, thương hiệu gia đình,
Thương hiệu tập thể, thương hiệu quốc gia

Trong đó có một số loại thương hiệu điển hình thường được sử dụng:
Thương hiệu cá biệt: là thương hiệu của từng chủng loại hàng hóa hoặc từng tên hàng
hóa, dịch vụ cụ thể. Loại thương hiệu này thường đặc trưng cho từng sản phẩm, mỗi
doanh nghiệp có thể có nhiều thương hiệu cá biệt. Thương hiệu cá biệt có cá tính riêng
tạo cho người tiêu dùng cơ hội lựa chọn cao và mang những thông điệp về hàng hóa cụ
thể được thể hiện qua bao bì sản phẩm.
Thương hiệu gia đình là thương hiệu chung cho tất cả các hàng hóa, dịch vụ của
doanh nghiệp, mọi hàng hóa thuộc các chủng loại khác nhau của doanh nghiệp đều mang
thuơng hiệu khác nhau. Đặc điểm của thương hiệu gia đình tính khái quát cao vì nó đại
7



diện cho toàn bộ hàng hóa của doanh nghiệp. Thương hiệ gia đình thường gắn với doanh
nghiệp và thường trùng với tên phân biệt của doanh nghiệp, ví dụ như: Kinh Đô, Hải Hà,
Hồng Hà.
Thương hiệu tập thể là thương hiệu chung cho hàng hóa của một nhóm hay một số
chủng loại hàng hóa nào đó, có thể một cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc do các cơ sở sản
xuất kinh doanh khác nhau sản xuất và kinh doanh. Thương hiệu tập thể có nhiều dạng
liên kết khác nhau hình thành nên những dạng thức thương hiệu tập thể khác nhau: Liên
kết kinh tế, giữa các công ty thành viên trong một tập đoàn (như trường hợp thương hiệu
Vinschool, VinHome). Liên kết trong cùng một hiệp hội ngành nghề (Hiệp hội thép Việt
Nam - VSA. Liên kết giữa các thành viên trong cùng một khu vực gắn với chỉ dẫn địa lý
(Nước mắm Phú Quốc, Nhãn lồng Hưng Yên, Vải thiều Lục Ngạn, …).

1.2.

Một số nội dung cơ bản về phát triển thương hiệu sản phẩm

1.2.1. Khái niệm phát triển thương hiệu
Theo quan điểm và cách tiếp cận của PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh trong Bài giảng
Quản trị Thương hiệu – Đại học Thương Mại 2013 thì “Phát triển thương hiệu là hoạt
động nhằm tăng cường sức mạnh thương hiệu thông qua gia tăng giá trị cảm nhận và mở
rộng thương hiệu để nâng cao giá trị tài sản và thương hiệu” .
Qua quan điểm trên Phát triển thương hiệu được nhìn nhận cả về chiều sâu và chiều
rộng. Chiều rộng là mở rộng thương hiệu để nâng cao giá trị tài sản, khả năng chi phối
của thương hiệu trong dòng sản phẩm. Chiều sâu là gia tăng các giá trị cảm nhận của
khách hàng từ đó tác động đến hành vi mua hàng.
Phát triển thương hiệu giúp gia tăng giá trị tài chính và mức độ chi phối thị trường của
sản phẩm mang tên thương hiệu. Phát triển thương hiệu giúp gia tăng giá trị cảm nhận

8



của khách hàng từ đó thương hiệu được nhiều người biết đến và yêu thích hơn, cuối cùng
là được định giá cao hơn.
1.2.2. Nội dung của phát triển thương hiệu
Một doanh nghiệp muốn nâng cao sức mạnh của mình cần có những chiến lược phát
triển thương hiệu phù hợp với định hướng phát triển. Nội dung của phát triển thương hiệu
bao gồm:
Thứ nhất, Gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng thông qua việc duy trì và nâng
cao chất lượng, giá trị gia tăng của sản phẩm. Khách hàng nhớ đến thương hiệu thông qua
hình ảnh, thuộc tính, chất lượng sản phẩm dần dần tạo nên giá trị cảm nhận. Do đó để
phát triển thương hiệu cần phải gia tăng giá trị cảm nhận đó thông qua nâng cao chất
lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm là sự đáp ứng của hàng hóa
đối với nhu cầu của người tiêu dùng, khi cuộc sống phát triển nhu cầu người tiêu dùng
ngày càng thay đổi và cao hơn. Một sản phẩm có chất lượng vượt trội đem đến giá trị tốt
cho người tiêu dùng sẽ được người tiêu dùng ghi nhớ và yêu thích, phát triển giá trị cảm
nhận của khách hàng về sản phẩm mang thương hiệu. Các dịch vụ sau bán như bảo hành,
chăm sóc khách hàng giúp gia tăng giá trị cảm nhận của khách hàng về thương hiệu.
Thứ hai, Phát triển các nhận thức thương hiệu thông qua phát triển các công cụ truyền
thông thương hiệu. Thông qua các hoạt động truyền thông thương hiệu làm gia tăng giá
trị cảm nhận và mức độ nhận biết của thương hiệu đối với người tiêu dùng. Từ đó tạo nên
hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu dùng và định vị thương hiệu trên thị trường,
nâng cao sức cạnh tranh của thương hiệu. Mỗi loại phương tiện truyền thông lại có sức
ảnh hưởng riêng đối với người tiếp nhận do đó việc lựa chọn phương tiện truyền thông
rất quan trọng bởi vì dù tài liệu truyền thông có được thiết kế tốt đến đâu, nhưng nếu
không thu hút được đúng đối tượng mục tiêu cần hướng đến thì nó cũng không mang lại
nhiều giá trị. Trước đây một thương hiệu có thể dễ dàng chọn được phương tiện để quảng
bá hình ảnh và đạt được hiệu quả truyền thông bởi khi đó chỉ có một số ít sự lựa chọn
phương tiện truyền thông. Thị trường tập trung còn phổ biến và chưa có sự phân tán thị
9



trường. Ngày nay, thị trường phân tán thành nhiều phân đoạn khác nhau khiến thương
hiệu khó có thể đạt được sự nhất quán trong truyền thông, một danh mục dài với nhiều sự
lựa chọn phương tiện truyền thông bao gồm truyền hình, quảng cáo internet. Việc phải
lựa chọn phương tiện truyền thông nào để gửi thông điệp hiệu quả đến với khách hàng để
phát triển thương hiệu đang trở thành một thách thức lớn.
Thứ ba, gia tăng mức độ bao quát thương hiệu thông qua mở rộng và làm mới thương
hiệu.
Mở rộng thương hiệu là việc tận dụng sức mạnh của thương hiệu trong việc mở rộng
sản phẩm, mở rộng thị trường hoặc mở rộng sang ngành khác. Doanh nghiệp có thể thúc
đẩy sản phẩm của thương hiệu mình tới những thị trường mới để tăng doanh thu, tăng lợi
nhuận và nâng cao giá trị thương hiệu. Khi một thương hiệu nổi tiếng sẽ muốn phát triển
thương hiệu của mình bằng cách mở rộng thêm các dòng sản phẩm mới, để tăng sự đa
dạng và được nhiều người biết đến. Để phát triển thương hiệu doanh nghiệp có thể mở
rộng thương theo hai cách: Mở rộng các thương hiệu phụ và mở rộng thương hiệu sang
mặt hàng khác. Mở rộng thương hiệu tồn tại nhiều rủi do, để mở rộng thành công cần sự
phù hợp với thương hiệu chính để đảm bảo cho sự tin tưởng của khách hàng về những
thuộc tính của sản phẩm của thương hiệu mở rộng.
Làm mới thương hiệu là quá trình tạo ra tên thương hiệu, biểu tượng, thiết kế mới
hoặc những liên kết mới của một thương hiệu đã có để phát triển định vị thương hiệu mới
trong tâm trí khách hàng, cổ đông, đối tác và nhân viên. Để làm mới thương hiệu doanh
nghiệp phải xem xét cả yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, xây dựng theo quy trình và nghiên
cứu ky lưỡng thị hiếu của người tiêu dùng và thiết lập triển khai kế hoạch truyền thông
thương hiệu mới.
Thứ tư, phát triển các liên kết thương hiệu nhằm gia tăng giá trị tài chính. Liên kết
thương hiệu giúp kết nối giữa thương hiệu và khách hàng, những liên kết mạnh sẽ tác
động đến hành vi mua của khách hàng giúp phát triển thương hiệu. Việc chọn lựa loại
liên kết nào cần thiết cho việc phát triển thuong hiệu chúng ta cần xác định các loại liên
10



kết và tuân thủ các nguyên tắc khi phát triển liên kết thương hiệu. Thứ nhất, nên nhấn
mạnh một liên kết thương hiệu biến liên kết đó trở thành lý do để khách hàng mua sản
phẩm bằng cách gắn thông điệp định vị tác động đến khách hàng mục tiêu. Thứ hai,
thống nhất định vị thương hiệu trong toàn bộ doanh nghiệp trong các chương trình, con
người và cách thức biểu hiện. Các liên kết thương hiệu phải rõ rang và thống nhất đến tất
cả các nhân viên của công ty để họ trở thành một nguồn truyền thông thương hiệu doanh
nghiệp. Thứ ba, rõ ràng và minh bạch tránh sự hiểu lầm về nhân cách và cá tính thương
hiệu, duy trì và tập trung vào một liên kết để làm nổi bật nó thay vì sử dụng nhiều liên kết
khiến thương hiệu bị mờ nhạt. Thứ tư là lập danh sách các vấn đề rủi ro có thể sảy ra và
xác định các phương án dự phòng đối phó thích hợp.
1.2.3. Các công cụ phát triển thương hiệu
1.2.3.1. Quảng cáo Thương hiệu
Quảng cáo thương hiệu là hoạt động quan trọng trong các hoạt động truyền thông thương
hiệu. Trong giai đoạn đầu quảng cáo giúp khách hàng biết đến thương hiệu, hứng thú và
mua sản phẩm của thương hiệu, giúp thương hiệu xâm nhập thị trường. Sau giai đoạn đó
quảng cáo góp phần duy trì nhận thức của người tiêu dùng về thương hiệu trong suốt quá
trình phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Để quảng cáo thương hiệu đạt hiệu quả
phải tiến hành nghiên lý tâm lý, đặc điểm và cả phong tục tập quán của nhóm khách hàng
mục tiêu để xác định thông điệp quảng cáo. Sau khi chọn được thông điệp việc chọn lựa
phương tiện quảng cũng vô cùng quan trọng bởi khi có nhiều loại quảng cáo việc xác
định khách hàng mục tiêu sẽ thấy quảng cáo của bạn qua phương tiện nào sẽ dễ dàng hơn
thì thông điệp mới có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Việc chọn lựa thông điệp và
phương tiện quảng cáo phù hợp có thể khiến một thương hiệu sống lại và phát triển mạnh
mẽ điển hình là trường hợp của Bitit’s: Bitit’s nâng niu bàn chân Việt cùng quảng cáo
truyền hình nhắc về lòng yêu nước qua nhiều thế hệ, Bitit’s đã có thời gian bị lãng quên
khỏi thị trường bởi hình ảnh quá cũ kỹ và không phù hợp với giới trẻ. Đến năm 2017 một
chiến dịch quảng cáo mới với thông điệp “Đi để trở về” cho dòng sản phẩm Bitit’s
Hunter, sử dụng quảng cáo qua internet, kết hợp giữa phim ca nhạc và những bài báo dấy

11


lên lòng tự hào dân tộc. Sản phẩm đẹp, phù hợp với giới trẻ, thông điệp “đi để trở về”
được đưa ra vào đúng dịp tết đúng với tâm lý giới trẻ ngày nay cùng với việc sử dụng các
ca sỹ thần tượng của giới trẻ lúc đó đã tạo nên một bước tiến quan trọng không chỉ giúp
thương hiệu Bitit’s sống lại trong lòng người dân Việt mà còn giúp Bitit’s phát triển mạnh
mẽ.
Để phát triển thương hiệu, khi xây dựng chiến lược quảng cáo doanh nghiệp cần tìm
những điểm nhấn thông qua sự khác biệt để gây ấn tượng, củng cố thương hiệu trong tâm
trí khách hàng bởi vì những sự tương đồng sẽ không ấn tượng với nhận thức của khách
hàng. Chọn lực phương tiện quảng cáo cần xác định xu hướng của người tiêu dùng
thường xem thông tin qua các phương tiện nào và hiểu rõ ưu nhược điểm của từng loại
phương tiện quảng cáo:
Quảng cáo trực tiếp thông qua kênh bán hàng trực tiếp cá nhân: Thông qua nhân viên
bán hàng có kinh nghiệm tiếp xúc và giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Tập trung vào
từng người mua và xây dựng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí họ để tác động đến hành
vi mua hàng. Ưu điểm của loại hình quảng cáo này là tập trung được vào khách hàng mục
tiêu. Tuy nhiên hình ảnh của thương hiệu phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ nhân viên bán
hàng trực tiếp do đó cần đào tạo kỹ lưỡng cho nhân viên về kỹ năng bán hàng, hiểu biết
về khách hàng và hiểu biết về thương hiệu nên cần chi phí đầu tư và thời gian đào tạo
nhân lực.
Quảng cáo trên các phương tiện truyền thông: Phương tiện truyền thông truyền thống
bao gồm quảng cáo trên truyền hình, Internet, Radio, báo, tờ rơi. Mỗi phương tiện có một
đặc điểm khác nhau tuy nhiên vẫn có ưu điểm chung là tác động mạnh, phạm vi ảnh
hưởng đa dạng, phong phú. Tuy nhiên nhược điểm là chi phí cao và tần suất lớn. Để lựa
chọn phương tiện quảng cáo phù hợp doanh nghiệp phải xác định mục tiêu và khả năng
đầu tư cho chi phí quảng cáo. Quảng cáo truyền hình có ưu điểm là có thể mô tả được
hình ảnh, âm thanh, màu sắc và cả sự chuyển động khiến khách hàng có thể cảm nhận
được sản phẩm và thương hiệu. Chi phí quảng cáo cho truyển hình rất cao và thường

xuyên tăng, thời gian quảng cáo bị hạn chế. Quảng cáo qua radio có chi phí rẻ hơn nhưng
12


có nhược điểm là chỉ nghe được âm thanh chứ không có hình ảnh, người tiêu dùng khó
liên tưởng. Quảng cáo qua báo giấy thường mô tả được cả hình ảnh lân nội dung tuy
nhiên thời gian sống của báo ngắn và thường mang tính chất địa phương hay lĩnh vực
riêng.
Quảng cáo trực tiếp: Quảng cáo được gửi qua điện thoại, email, cataloge, bưu điện.
Quảng cáo này có ưu điểm tiết kiệm chi phí và thường được dùng nhiều với các khách
hàng quen thuộc. Tuy nhiên ngày nay có rất nhiều công ty sử dụng phương tiện này nên
người tiêu dùng cảm thấy bị spam quá nhiều nên thường ít đọc và cho vào phần thư rác.
Quảng cáo phân phối: Băng rôn, pano, áp phích, phương tiện giao thông. Ưu điểm của
các phương tiện quảng cáo này là tận dụng tối đa kích cỡ, hình dạng nhưng sức thu hút
người nhận tin kém. Tuy nhiên, một số doanh nghiệp đã sử dụng các vật dụng như ô, áo
mưa, bút, vở làm quà tặng cho khách hàng thì người tiêu dùng sẽ lưu giữ lâu hơn.
Quảng cáo tại điểm bán: Trưng bày điểm bán theo một phong cách riêng, gắn logo,
slogan của thương hiệu tại điểm bán. Dùng người giao hàng tại các khu thương mại, tận
dụng lối đi, quầy kệ để có thể tác động đến người mua. Nhược điểm của phương tiện này
là số điểm bán lớn đòi hỏi chi phí khá cao khó phù hợp với các công ty vừa và nhỏ vì
không gian hẹp không đủ diện tích trưng bày.
Quảng cáo điện tử: Xây dựng các kênh truyền thông của doanh nghiệp trên internet như
website, facebook. Ngày nay loại hình quảng cáo này rất được ưa chuộng bởi người tiêu
dùng sử dụng internet ngày càng nhiều thay vì sử dụng báo giấy, radio và truyền hình.
Các trang mạng xã hội và việc tạo lập kênh website ngày càng đa dạng và dễ dàng,
thương hiệu dễ dàng tiếp xúc với người tiêu dùng qua các trang mạng xã hội. Website và
kênh thông tin của thương hiệu nên thiết kế đơn giản, dễ nhìn và truyền tải được các hình
ảnh thương hiệu trong hệ thống nhận diện thương hiệu và thông tin về thương hiệu để ghi
dấu ấn trong người tiêu dùng.
1.2.3.2. Quan hệ công chúng


13


Quan hệ công chúng (PR) là hệ thống các nguyên tắc và các hoạt động có liên hệ một
cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn tượng; một quan niệm, nhận
định; hoặc một sự tin cậy nào đó giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì mối quan hệ
cùng có lợi giữa doanh nghiệp với công chúng.
PR có những ưu điểm nổi bật như sau:
PR là một quá trình thông tin 2 chiều: Doanh nghiệp không chỉ truyền thông tin mà còn
lắng nghe những phản hồi từ phía khách hàng
PR có tính khách quan rất cao: PR thường sử dụng các phương tiện trung gian như báo
chí nên dễ được chấp nhận và ít thể hiện tính thương mại.
Hoạt động PR truyền tải một lượng thông tin lớn hơn so với các phương tiện truyền thông
khác. PR thường có chi phí thấp hơn so với quảng cáo nhưng hiệu quả ại tốt hơn nếu biết
tận dụng. Để người khác nói về doanh nghiệp mình trên trang báo sẽ đơ tốn kém hơn
nhiều so với việc bản thân doanh nghiệp tự đăng bài trên báo.
Tuy nhiên, PR cũng có những hạn chế nhất định đó là thông tin không thể đến được số
lượng lớn đối tượng trong thời gian ngắn; Thông điệp đưa ra không đem lại ấn tượng
mạnh và thường khó nhớ hơn quảng cáo.
Các công cụ PR
Marketing sự kiện và tài trợ: Doanh nghiệp có thể tự tổ chức hoặc phối hợp tổ chức với
một đơn vị khác làm sự kiện hoặc tài trợ sự kiện. Cách này sẽ PR trực tiếp cho doanh
nghiệp, tạo điều kiện giới thiệu sản phẩm, dịch vụ và tiếp cận khách hàng tiềm năng.
Quan hệ báo chí và các phương tiện truyền thông: Hình thức PR gián tiếp dưới sự bảo trợ
của một đơn vị khác. Các đơn vị báo chí sẽ tung ra các bài viết nhằm giới thiệu sản phẩm,
dịch vụ hoặc doanh nghiệp. Doanh nghiệp cũng có thể tận dụng được uy tín của báo chí
để tạo sự tin cậy cho người đọc.

14



Hội chợ triển lãm: Tại đây các sản phẩm được giới thiệu trực tiếp tới khách hàng. Khách
hàng có cơ hội tiếp xúc sản phẩm, doanh nghiệp cũng có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng
tốt hơn.
Các hoạt động vì cộng đồng: Hình thức PR này sẽ tạo một hình ảnh tốt cho doanh nghiệp.
Thể hiện được trách nhiệm xã hội với cộng đồng.
Các ấn phẩm của công ty: hình ảnh của doanh nghiệp được hiện diện trên các ấn phẩm
nội bộ và ngoại vi như quà tặng, phong bì, đồng phục,…
Đối phó với rủi ro và xử lý các tình huống: Sau các sự cố truyền thông, đại diện doanh
nghiệp là người lên tiếng để bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp. Và đồng thời
cũng thể hiện trách nhiệm xã hội và mong muốn người tiêu dùng đồng cảm.
1.2.3.3. Một số công cụ xúc tiến khác
Marketing trực tiếp: là hình thức truyền thông sử dụng thư, điện thoại và những công cụ
liên lạc gián tiếp khác để thông tin cho khách hàng hiện có, khách hàng tiềm năng và yêu
cầu họ có thông tin phản hồi lại
Bán hàng cá nhân: Là quá trình tiếp xúc trực tiếp giữa nhân viên bán hàng và khách hàng
triển vọng nhằm tư vấn, giới thiệu, thuyết phục họ lựa chọn sản phẩm của công ty.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển thương hiệu
1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng bên trong doanh nghiệp
 Sản phẩm
Sản phẩm luôn là cốt lõi của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể có thương
hiệu mạnh nếu không có một sản phẩm tốt hoặc đem lại các giá trị gia tăng khác. Vì
khách hàng chắc chắn sẽ không bao giờ chấp nhận một sản phẩm kém chất lượng và nhu
cầu của khách hàng luôn thay đổi theo hướng ngày càng cao. Sản phẩm kém tất yếu sẽ bị
đào thải khỏi thị trường. Các yếu tố về chất lượng, thiết kế, tên, logo, công dụng sản
phẩm sẽ ảnh hướng lớn tới phát triển thương hiệu sản phẩm. Phát triển thương hiệu sản
15



phẩm nghĩa là gia tăng các liên kết với tâm trí khách hàng. Khách hàng sẽ bị thu hút bởi
tên thương hiệu dễ nhớ, logo đặc trưng, đơn giản, thiết kế sản phẩm tiện lợi và bắt mắt.
Và đương nhiên sản phẩm chất lượng tốt cùng với dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt chính
là lí do khiến khách hàng mua hàng tiếp tục. Từ đó, khách hàng có cảm nhận tốt về
thương hiệu sản phẩm và có thể như một kênh truyền thông gián tiếp cho bạn bè và người
thân sử dụng.
 Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Đôi khi doanh nghiệp sẽ đánh mất một khách hàng lớn chì vì những lỗi nhỏ như giao
hàng chậm, lỗi sản phẩm. Dịch vụ chăm sóc khách hàng như một kênh gián tiếp giới
thiệu dịch vụ sản phẩm doanh nghiệp và tiếp nhận phản hồi khách hàng. Doanh nghiệp
có thể sử dụng dịch vụ chăm sóc khách hàng để thường xuyên cung cấp thông tin sản
phẩm mới và đáp ứng nhu cầu hiện tại. Từ đó mà khách hàng sẽ luôn nghĩ tới thương
hiệu sản phẩm doanh nghiệp khi có nhu cầu. Thế giới di động là một doanh nghiệp có
dịch vụ chăm sóc khách hàng tốt, khách hàng luôn cảm thấy yên tâm và hài lòng khi sử
dụng sản phẩm, dịch vụ tại đây.
 Uy tín của Doanh nghiệp trên thị trường
Doanh nghiệp khi đã tạo được uy tín, đồng nghĩa với việc thương hiệu sản phẩm sẽ
dễ dàng được khách hàng chấp nhận. Vì khách hàng đã tin tưởng vào doanh nghiệp để
đáp ứng nhu cầu cho họ. Nhiều doanh nghiệp lớn đã sử dụng uy tín của mình để phát
triển thương hiệu sản phẩm như Big C – Giá rẻ cho mọi nhà, ngoài bán lẻ Big C còn sản
xuất các mặt hàng gia dụng và khách hàng sẽ cảm thấy mua các sản phẩm này sẽ được
giá rẻ hơn.
 Tình hình về Doanh nghiệp
Tình hình kinh doanh của doanh nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng tới sự phát
triển thương hiệu. Doanh nghiệp phải có sự ổn định là điều kiện để có thể phát triển
thương hiệu sản phẩm tốt. Vì Doanh nghiệp không thể có sản phẩm thương hiệu mạnh
trong khi thiếu tài chính, thiếu nhân lực hay thiếu vốn.
1.3.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp

16



 Xu hướng tiêu dùng
Xu hướng tiêu dùng là yếu tố thay đổi rất nhanh và phức tạp. Nếu không theo xu
hướng, doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với tổn thất lớn. Nắm bắt được xu hướng tiêu
dùng, doanh nghiệp sẽ phần nào định hướng được sản phẩm của mình. Thông qua việc
xác định đối tượng mục tiêu, thói quen mua hàng của họ doanh nghiệp từng bước đổi
mới sản phẩm. Hay bằng việc họ tiếp cận nhiều với kênh truyền thông nào để gia tăng
các hoạt động truyền thông nhắm đến đúng đối tượng mục tiêu. Xu hướng tiêu dùng
năm 2017 đó là thương mại tự động hóa. Đó là thời kỳ khách hàng có xu hướng mua
hàng online nhiều hơn, họ thích các sản phẩm ứng dụng công nghệ cao. Grab và Uber
vào Việt Nam đã tạo ra một xu hướng đi lại giá rẻ thông qua việc kết nối các nhu cầu
khách hàng.
Đối thủ cạnh tranh
Doanh nghiệp luôn cạnh tranh hàng ngày với hàng ngàn thương hiệu khác nhau.
Nếu không hiểu rõ đối thủ trong ngành cũng như không bắt kịp xu hướng doanh nghiệp
khó có thể đứng trụ trên thị trường. Phát triển thương hiệu sản phẩm của doanh nghiệp
cũng phải được so sánh với đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần tạo ra sự
khác biệt trong thương hiệu sản phẩm của mình. Vì chỉ có khác biệt, thương hiệu sản
phẩm mới có lợi thế cạnh tranh tốt. Coca Cola và Pesi luôn là đối thủ cạnh tranh của
nhau từ trước đến nay. Trong khi Pesi hướng đến sự tươi trẻ thì Coca Cola lại hướng đến
tình cảm gia đình. Hai thương hiệu đều cạnh tranh mở rộng và làm mới sản phẩm Coca
Cola có Sprite thì Pesi có 7 Up.
 Nền văn hóa của khu vực tiêu thụ sản phẩm
Để thương hiệu sản phẩm có thể gần gũi với khách hàng trên toàn thế giới thì doanh
nghiệp phải hiểu rõ nền văn hóa khu vực tiêu thụ sản phẩm. Khi Unilever vào Việt Nam
đã phát triển thương hiệu sản phẩm PS là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam mà không có
trên đất nước nào khác. PS làm thay đổi nhận thức cho người Việt về việc đánh răng 2
lần/ngày, sử dụng các thành phần thiên nhiên của Việt Nam như trà xanh, hoa cúc,…
 Hệ thống pháp luật

Một đất nước có hệ thống pháp luật rộng và ổn định sẽ là tiền đề giúp doanh nghiệp
có những quy chế pháp lý phù hợp với phát triển thương hiệu sản phẩm. Khi phát triển
17


thương hiệu đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm rõ hệ thống pháp luật Quốc gia để tránh rắc
rối có thể có. Vì vậy, hệ thống pháp luật cũng có tác động lớn đến việc phát triển thương
hiệu sản phẩm của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NHÓM SẢN
PHẨM NỘI THẤT GIA ĐÌNH CỦA CÔNG TY TNHH NỘI THẤT ĐẸP CÁT
TƯỜNG
2.1. Tổng quan về công ty
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Nội Thất đẹp Cát Tường được thành lập ngày 11/4/2014. Đến ngày
14/4/2014 Công ty TNHH Nội thất đẹp Cát Tường được cấp giấy phép đăng ký kinh
doanh do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp. Đến nay công ty đã có trên 4
năm kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh đồ gỗ nội thất.
Tên công ty: Công Ty TNHH Nội Thất Đẹp Cát Tường
Tên giao dịch: CAT TUONG NICE FURNITURE COMPANY LIMITED
Loại hình doanh nghiệp: Kinh doanh, Thương mại
Địa chỉ: 28 Nguyễn Khả Trạc, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội
Số điện thoại: 026863438
Fax: (04) 3764 3931
Logo:

18


Slogan: Cát Tường – Mang may mắn đến ngôi nhà của bạn


Trong suốt quá trình thành lập và phát triển, Công ty hoạt động với sứ mệnh, tầm
nhìn và phương châm hướng tới lợi ích của khách hàng và sự phát triển chung của
công ty.
Tầm nhìn: Trở thành một công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế và kinh doanh các
sản phẩm đồ gỗ nội thất gia đình. Đồ gỗ nội thất cao cấp.
Sứ mệnh: Chúng tôi tạo nên sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh, tập trung sản xuất đồ
gỗ nội thất cao cấp. Đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, mang đến cho khách
hàng những sản phẩm nội thất sang trọng để khách hàng cảm thấy yên tâm, hài lòng
nhất khi sử dụng sản phẩm của chúng tôi.
Phương châm làm việc: Đưa chất lượng sản phẩm lên hàng đầu, đặt chữ “tâm” trong
công việc. Để khách hàng cảm thấy yên tâm, hài lòng nhất khi sử dụng sản phẩm của
công ty.
Lĩnh vực hoạt động:
- Tư vấn, thiết kế nội thất gia đình: Ở Cát Tường kiến trúc sư cũng chính là nhân
viên tư vấn. Giải đáp các thắc mắc của khách hàng về chất liệu và thiết kế. Trao đổi
trực tiếp với khách hàng trong quá trình thiết kế các sản phẩm nội thất gia đình.
- Hỗ trợ lắp đặt nội thất: Khi xưởng sản xuất thực hiện xong đơn hàng, Công ty sẽ
chịu trách nhiệm vận chuyển sản phẩm đến tại nhà khách hàng, hỗ trợ thợ lắp đặt sản
phẩm theo đúng bản vẽ và xử lý các lỗi phát sinh.

19


- Bán các sản phẩm nội thất Những sản phẩm nội thất sẵn có được đăng lên website
của công ty để khách hàng tham khảo và chọn lựa.

Nguồn lực:
- Nhân viên: Là một công ty có quy mô nhỏ, hiện nay tổng số nhân sự của công ty là
22. Nhân sự 100% trình độ đại học, do lĩnh vực công ty là thiết kế, thương mại các
sản phẩm nội thất nên tỷ lệ nhân viên nam lớn hơn nữ. Nhân viên trong công ty đều

làm đúng chuyên ngành. Công tác bồi dưỡng nguồn nhân lực: đào tạo tại chỗ vào các
buổi thứu hai hàng tuần giám đốc trực tiếp bổ trợ kiến thức nội thất, không gian cho
toàn bộ nhân viên, giải đáp các thắc mắc, khó khăn của nhân viên. Hỗ trợ 50% chi
phí khi nhân viên đi học các khóa nâng cao chuyên môn để phát triển công việc tại
công ty.
- Đối tác: Góp vốn với một xưởng chính tại Đan Phượng – Hoài Đức – Hà Nội. Hợp
tác với các xưởng xung theo hình thức Các sản phẩm sau hoàn thành bản thiết kế sẽ
chuyển xuống xưởng sản xuất.
- Bạn hàng của công ty: Gồm các công ty cung cấp thiết bị nội thất như: HAFELE,
Blum. Cariny, BOSCH chủ yếu cung cấp thiết bị lắp đặt nội thất như tay nắm cửa, tay
kéo và các thiết bị nhà bếp. Ngoài ra còn hợp tác với các đơn vị cung cấp kính và đá
để đáp ứng nhu cầu khách hàng.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty
Công ty TNHH Nội thất đẹp Cát Tường tổ chức theo mô hình trực tuyến chức năng.

Hình 1.1. Sơ đồ hệ thống phòng ban chức năng của công ty
20


(Nguồn: Phòng hành chính – nhân sự)
2.1.3. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017
Bảng 2.1. Tình hình sản xuất& kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2015–2017
Đơn vị: 1.000.000 VNĐ


Chỉ tiêu

2015


2016

2017

Doanh thu bán hàng

1.711,6

2.569,96

4.412,71

1.711,6

2.569,96

4.412,71

855

1.284

2.100,107

856,6

1.285,96

2.312,603


số
1.

và cung cấp dịch vụ
2

Doanh thu thuần bán
hàng và cung cấp
dịch vụ

3

Giá vốn hàng bán và
dịch vụ cung cấp

4

Lợi nhuận gộp về
bán hàng và cung

21


cấp dịch vụ
5

Doanh thu hoạt động

12,452


17,192

30,068

tài chính (tiền được
chiết khấu do mua
phụ kiện nhiều)
6

Chi phí

911,8525

1.410,152

1.801,971

7

Lợi nhuận từ hoạt

-52,8

-107

540,7

-52, 8

-107


540,7

0

0

108,14

-52,8

-107

432,56

động kinh doanh
8

Tổng lợi nhuận kế
toán trước thuế

9

Chi phí thuế thu
nhập doanh nghiệp

10

Lợi nhuận sau thuế


(Nguồn: Phòng hành chính – Kế toán của công ty)
2.1.4. Đánh giá kết quả sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn 2015 – 2017
Biểu đồ 2.1: Tình hình sản xuất& kinh doanh của doanh nghiệp từ năm 2015–
2017

22


=>>> Nhận xét:
Qua bảng số liệu và biểu đồ tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Nội thất đẹp
Cát Tường từ năm 2015 đến năm 2017. Ta có thể thấy doanh thu của công ty không
ngừng tăng theo các năm. Từ một công ty mới, trong những ngày đầu thành lập phải
đối mặt với nhiều đơn vị nội thất đã tồn tại lâu năm trên thị trường. Công ty đã dần
ổn định và khẳng định được vị thế trên thị trường và doanh thu, cụ thể:
+ Doanh thu của công ty năm 2015 đạt 1,7 tỷ đồng. Năm 2016 là 2,6 tỷ đồng, tăng
trưởng 50% so với năm 2015. Và đến năm 2017 thì doanh thu đã lên đến hơn 4 tỷ,
tăng trưởng 54% so với năm 2016.
+ Về lợi nhuận: Trong hai năm đầu mới thành lập. Việc đầu tư cho trang thiết bị và
ổn định công ty nên chưa có lợi nhuận. Công ty đã thua lỗ một khoảng nhỏ. Cho đến
năm 2017 thì công ty đã đạt được mức lợi nhuận là sấp sỉ 440 triệu đồng.
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu sản phẩm
2.2.1. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
 Đặc thù của sản phẩm

23


Ngành trang trí nội thất ngày một phát triển ở Việt Nam, đặc biệt là đồ gỗ nội thất luôn
được ưa chuộng trong trang tại nước ta, do đó Việt Nam có nhiều lợi thế để phát triển các
hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm nội thất. Nội thất gia đình là những sản phẩm

có chu kỳ sử dụng lâu dài, được đặt trong nhà nên được bảo quản tốt do đó thời gian sử
dụng bền.
Xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập trên cơ sở phát huy bản sắc của mỗi
dân tộc các sản phẩm nội thất gia ở Việt Nam có xu hướng quay trở về với sự đơn giản
vẫn mang đậm nét truyền thống dân tộc, từ hình thức trang trí, sắp đặt
không gian, đồ đạc, chất liệu gỗ được sử dụng chủ yếu để tạo nên phong cách đặc trưng
cho một không gian ở Việt hiện đại. Nội thất gia đình làm từ gỗ của công ty có những ưu
điểm như:
Được làm từ loại gỗ chất lượng cao: Tập trung vào dòng sản phẩm nội thất gia đình cao
cấp, chất liệu gỗ sử dụng là gỗ óc chó, loại gỗ nhập khẩu từ Bắc Mỹ có giá trị kinh tế cao.
Chất lượng thể hiện ở độ bền và khả năng chống cong vênh co ngót và mối mọt cao hơn
các loại gỗ khác.
Thiết kế đơn giản phù hợp với không gian hiện đại: Các sản phẩm nội thất gia đình do
Cát Tường tự thiết kế theo phong cách hiện đại. Đơn giản hóa các chi tiết, tập trung vào
công năng và đa dạng về mẫu mã. Ngoài ra công ty công thiết kế theo yêu cầu khách
hàng.
Các sản phẩm thuộc thương hiệu nội thất gia đình Cát Tường ngày càng được đánh giá
cao và có vị thế trên thị trường. Cụ thể lượng khách hàng của công ty tăng hàng tháng.
Thị trường tiêu thụ mở rộng, nếu như lúc trước sản phẩm của công ty chỉ phân phối ở Hà
Nội và một số tỉnh lân cận như Bắc Ninh, Hải Dương thì hiện nay sản phẩm của công ty
đã có mặt ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An và có thể vận chuyển vào
thành phố Hồ Chí Minh.
 Uy tín của doanh nghiệp trên thị trường

24


Từ khi được thành lập, công ty đã khẳng định chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất
trong việc tạo nên uy tín cho doanh nghiệp. Không sản xuất và kinh doanh các sản phẩm
nội thất giá rẻ mà tập trung vào các sản phẩm nội thất gia đình tầm trung và cao cấp. Sản

phẩm của công ty được kiểm soát chặt chẽ từ giai đoạn thiết kế đến khi sản xuất và lắp
đặt. Công ty đã thiết lập mối quan hệ tốt với hàng thể hiện qua việc nhiều khách hàng sau
khi mua sản phẩm của công ty đã tin tưởng và quay lại mua lần hai, giới thiệu cho bạn bè,
người quen về thương hiệu Cát Tường khi họ có nhu cầu mua nội thất. Những giá trị và
uy tín mà công ty nhận được cũng chính là tiền đề quan trọng để công ty phát triển
thương hiệu, mở rộng thị trường.
2.2.2. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
 Xu hướng tiêu dùng
Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng các sản phẩm nội thất hiện đại, trang
nhã với những món đồ mang đường nét Bắc Âu. Chất lượng cuộc sống ngày càng được
coi trọng, đầu tư cho nội thất tăng cao, theo văn hóa Việt Nam hiện nay thì đồ nội thất
làm từ chất liệu gỗ cao cấp, có độ bền cao. Sự hội nhập mạnh kinh tế đã khiến người tiêu
dùng trong nước có cơ hội tiếp cận các sản phẩm nội thất chất lượng cao từ các nước
phương Tây, tuy nhiên chúng có giá thành khá cao. Các sản phẩm nhập ngoại thường
được ưa chuộng bởi kiểu dáng đẹp, màu sắc hài hòa và tiện nghi tuy nhiên có nhược điểm
là giá thành cao khiến nhiều người tiêu dùng còn cân nhắc khi chọn mua. Nắm bắt được
xu thế và tâm lý người tiêu dùng, các công ty nội thất Việt Nam đã đầu tư máy móc công
nghệ cao, nghiên cứu xu thế nội thất của các nước phát triển để tạo ra sản phẩm có mức
giá phù hợp với người tiêu dùng Việt Nam. Đó là những sản phẩm nội thất gia đình thiết
kế theo phong cách tối giản. Không sử dụng các hoa văn trạm chổ như trước đây mà tập
trung vào tính ứng dụng, thiết kế phẳng kết hợp công năng cho không gian sáng, thoáng
cho người dùng cảm giác tối giản và dễ chịu.
Văn hóa khu vực

25


×