Tải bản đầy đủ (.docx) (47 trang)

Tiểu luận chuyến đi thực tế khảo sát rừng ngập mặn Cần Giờ tháng 3 năm 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 47 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CÁN BỘ
------

LỚP TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH
H…- NIÊN KHÓA (2018-2019)
BÀI THU HOẠCH NGHIÊN CỨU THỰC TẾ
Đề tài

KHẢO SÁT RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Học viên: ….
Đơn vị công tác: ……
Giảng viên hướng dẫn: …..

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2019

1


LỜI CẢM ƠN
Kính thưa Quý thầy cô,
Tập thể lớp …. vừa qua đã có một chuyến đi thực tế tại Ban quản lý Rừng
phòng hộ huyện Cần Giờ, chuyến đi đã giúp cho tất cả các học viên mở mang được
nhiều kiến thức, quan sát được những điều mà trước đó chỉ được nghe, biết qua
thông tin đại chúng. Có thể nói đó là một chuyến đi vô cùng hữu ích, không chỉ để
bổ sung về mặt kiến thức đối với rừng ngập mặn Cần Giờ, mà còn là cơ hội giúp
các học viên có một khoảng thời gian quý báu để giao lưu cùng nhau, tạo khối đoàn
kết, gắn bó với nhau hơn. Chuyến đi đã thành công tốt đẹp, đó là nhờ sự tổ chức
chu đáo, sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy cô, cán bộ tại Học viện Cán bộ Thành


phố Hồ Chí Minh, Trung tâm Bồi dưỡng chính trị … và Ban quản lý Rừng phòng
hộ huyện Cần Giờ.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban quản lý Rừng phòng hộ huyện Cần Giờ –
thành phố Hồ Chí Minh đã mọi điều kiện tốt nhất cho tập thể lớp … có một chuyến
đi nghiên cứu thực tế trọn vẹn và đạt được mục tiêu đề ra theo kế hoạch.
Lời cảm ơn sâu sắc tôi xin gửi đến Ban Giám đốc Học viện Cán bộ Tp. Hồ
Chí Minh đã tạo điều kiện thuận lợi để lớp tổ chức chuyến đi thực tế, và xin trân
trọng cảm ơn thầy Nguyễn Thành Nam đã hướng dẫn lớp tận tình và chu đáo trong
suốt chuyến đi.
Và cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
…, Ban chủ nhiệm lớp đã bố trí, sắp xếp cho tất cả các học viên có một chuyến đi
an toàn, hữu ích về kiến thức, thoải mái về tinh thần.
Xin chân thành cảm ơn,
Trân trọng./.

1


XÁC NHẬN CỦA ĐƠN VỊ

2


Nhận xét và Chấm điểm của Giảng viên hướng dẫn nghiên cứu thực tế

“Khảo sát rừng ngập mặn Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh”

ĐIỂM:………………………………………………………………

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày


tháng

Giảng viên hướng dẫn

3

năm 2019


MỤC LỤC
Trang

Lời cảm ơn..................................................................................................................i
Xác nhận của đơn vị...................................................................................................ii
Mở đầu.......................................................................................................................1
1. Lý do nghiên cứu thực tế..................................................................................1
2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu thực tế.................................................2
3. Ý nghĩa của nghiên cứu thực tế........................................................................2
Chương 1: Khái quát về về rừng ngập mặn Cần Giờ – thành Phố Hồ Chí Minh......3
1.1

Vài nét về địa lý tự nhiên huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh.............3

1.2

Sự hình thành, phát triển của rừng ngập mặn Cần Giờ.................................9

Chương 2: Vị trí, vai trò của rừng ngập mặn Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh....13
2.1. Đặc điểm hệ sinh thái rừng Cần Giờ.............................................................13

2.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ..........................18
2.3 Tình hình và công tác bảo vệ rừng ngập mặn Cần Giờ của Ban Quản lý rừng
ngập mặn Cần Giờ hiện nay.................................................................................26
Chương 3: Kết luận..................................................................................................39
Phụ lục: Hình ảnh chuyến đi....................................................................................42

1


MỞ ĐẦU
1. Lý do nghiên cứu thực tế
Hoạt động nghiên cứu thực tế là một phần bắt buộc trong chương trình đào
tạo Trung cấp lý luận chính – Hành chính. Qua những chuyến thực tế, học viên
được bổ sung kiến thức thực tiễn, đồng thời tạo ra sự hứng thú, phấn khởi, tin
tưởng, tự tin trong quá trình học tập và sinh hoạt tại đơn vị. Đặc biệt, qua các
chuyến đi tham quan thực tế còn là cơ hội để học viên giao lưu, tìm hiểu về sinh
hoạt văn hóa, truyền thống và các hoạt động kinh tế - xã hội trên đất nước Việt
Nam.
Nước ta nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa với những điều
kiện tự nhiên mang lại sự phong phú và đa dạng hệ động thực vật, hệ sinh thái,
cùng với đó là hệ thống các vườn quốc gia, khu bảo tồn, khu dự trữ sinh quyển và
Rừng ngập mặn Cần Giờ là một hệ sinh thái đặc biệt khi là hệ sinh thái trung gian
giữa hệ sinh thái nước ngọt và hệ sinh thái nước mặn. Với diện tích hơn 37.000 ha,
rừng ngập mặn Cần Giờ được coi là “lá phổi xanh” của Thành phố Hồ Chí Minh và
là nơi lưu giữ nhiều gen động vật, thực vật quý hiếm. UNESCO đã công nhận đây
là khu dự trữ sinh quyển thế giới vào ngày 21/1/2000 với hệ động thực vật đa dạng
độc đáo điển hình của vùng ngập mặn. Do đó, đây là địa điểm lý tưởng phục vụ cho
việc nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái.
Với mong muốn giúp học viên nâng cao nhận thức củng cố kiến thức đã học,
trải nghiệm thực tiễn, phát huy kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thực hành, kỹ năng

giao tiếp… vận dụng những kiến thức đã cập nhật được vào cơ quan, đơn vị công
tác. Học viện Cán bộ Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp cùng Trung tâm bồi dưỡng
chính trị … tổ chức cho học viên lớp … tham gia chuyến đi thực tế khảo sát rừng
ngập mặn Cần Giờ, tìm hiểu về vai trò của huyện Cần Giờ trong sự phát triển của
Thành phố Hồ Chí Minh, tầm quan trọng của khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ đối
với Nam bộ và Việt Nam.
1


2. Mục đích và phương pháp nghiên cứu thực tế
Mục đích của hoạt động nghiên cứu là giúp cho học viên học hỏi, nắm bắt,
phân tích, đánh giá, tổng hợp tình hình và giải quyết những vấn đề đặt ra từ thực
tiễn cơ sở gắn với nhiệm vụ công tác theo phương châm: lý luận gắn liền thực tiễn,
học đi đôi với hành.
Phương pháp nghiên cứu: Hoạt động nghiên cứu được thực hiện thông qua
hình thức nghe báo cáo tại Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ về quá trình hình
thành, khôi phục và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ sau 40 năm
(1978 – 2018), kết hợp đi thực địa tại các tiểu khu thuộc Ban Quản lý Rừng phòng
hộ Cần Giờ để nắm rõ hơn về hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ. Nghiên cứu về
truyền thống cách mạng của Đảng bộ và Nhân dân Cần Giờ trong sự nghiệp đấu
tranh chống thực dân Pháp, chống đế quốc Mỹ theo hướng dẫn của giảng viên Học
viện, cán bộ đại diện của Ban quản lý rừng.
3. Ý nghĩa của nghiên cứu thực tế
Chuyến đi đã giúp cho các học viên hiểu rõ hơn về tầm quan trọng và ý nghĩa
chiến lược của vị trí địa lý, lịch sử hình thành và phát triển của rừng phòng hộ Cần
Giờ. Học viên cũng đã hiểu phần nào về cuộc sống và chiến đấu của các anh hùng
chiến sĩ năm xưa cũng như thấy được sự khó khăn vất vả trong lao động và mưu
sinh của người dân hiện tại, hiểu và thêm yêu con người và cuộc sống của người
dân địa phương. Bên cạnh đó các học viên đã hiểu kĩ hơn về truyền thống cách
mạng của Đảng bộ và Nhân dân Cần Giờ trong sự nghiệp đấu tranh chống thực dân

Pháp, chống đế quốc Mỹ; nhận thức được vai trò, giá trị to lớn của hệ sinh thái
rừng ngập mặn Cần Giờ trong việc bảo vệ môi trường sống của thành phố Hồ Chí
Minh. Từ đó ý thức được vai trò, trách nhiệm trong việc xây dựng quê hương, đất
nước.

2


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ VỀ RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ – THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH
1.1 Vài nét về địa lý tự nhiên huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh
1.1.1 Sơ lược về lịch sử
Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Cần Giờ có tên là huyện Duyên
Hải thuộc tỉnh Đồng Nai. Nhân dịp Tổng bí thư Lê Duẩn, Bí thư Thành ủy thành
phố Hồ Chí Minh Võ Văn Kiệt cùng Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh Nguyễn Thành Thơ thăm huyện Duyên Hải (tháng 11- 1977), Tổng Bí thư đã
có ý kiến đưa huyện Duyên Hải trở lại thành phố Hồ Chí Minh. Tại kỳ họp thứ 4
Quốc Hội khóa VI ngày 29-12-1977 ra nghị quyết sáp nhập Duyên Hải là đơn vị
hành chính cấp huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 18-12-1991, Duyên Hải
đổi thành Cần Giờ. Đây là vùng đất rừng ngập mặn mênh mông những cây đước,
cóc kèn, ô rô, bần, nhất là cây mắm mà người Nam bộ còn gọi là cây sác. Rừng Sác
trước chiến tranh là rừng nguyên sinh có giá trị vô giá về môi trường sinh thái. Các
loài cây như những “người lính tiên phong” che chắn gió bão từ biển thổi vào, giữ
đất phù sa, lọc nước, khử độc, tạo ra môi trường nước và không khí trong lành và là
mái nhà của nhiều loại động vật khác nhau.
1.1.2 Vị trí địa lý
Ngày nay, Cần Giờ là một trong 5 huyện ngoại thành của thành phố Hồ Chí
Minh, nằm về hướng Đông Nam, cách trung tâm thành phố khoảng 50 Km theo
đường chim bay, có hơn 20 Km bờ biển chạy dài theo hướng Tây Nam – Đông Bắc,
có các cửa sông lớn của các con sông Lòng Tàu, Cái Mép, Gò Gia, Thị Vải, Soài

Rạp, Đồng Tranh.
Vị trí của huyện Cần Giờ ở từ 106 độ 46’12” đến 107 độ 00’50” Kinh độ
Đông và từ 10 độ 22’14” đến 10 độ 40’00” vĩ độ Bắc. Cần Giờ giáp ranh với huyện
Nhơn Trạch, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai), huyện Châu Thành, thị xã Bà Rịa,
thành phố Vũng Tàu (tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu) về phía Đông và Đông Bắc. Giáp
3


với huyện Cần Đước, huyện Cần Giuộc (tỉnh Long An), huyện Gò Công Đông (tỉnh
Tiền Giang) về phía tây. Giáp với huyện Nhà Bè (Tp.HCM) về phía Tây Bắc. Phía
Nam giáp với Biển Đông.
Cần Giờ có tổng diện tích tự nhiên 70.421ha, chiếm khoảng 1/3 diện tích
toàn thành phố, trong đó đất lâm nghiệp là 32.109ha, bằng 46,45% diện tích toàn
huyện, đất sông rạch là 22.85 ha, bằng 32% diện đất toàn huyện. Ngoài ra còn có
trên 5.000ha diện tích trồng lúa, cây ăn trái, cây cói và làm muối. Đặc điểm nôi
bậc về thổ nhưỡng của Cần Giờ là phèn và mặn. Vùng ngập mặn chiếm tới 56,7%
diện tích toàn huyện, tạo nên hệ sinh thái rừng ngập mặn độc đáo, trong đó chủ yếu
là cây đước, cây bần, mắm …
Về hành chính, huyện Cần Giờ chia làm 7 đơn vị hành chính: thị trấn Cần
Thạnh, xã Bình Khánh, xã An Thới Đông, xã Tam Thôn Hiệp, xã Lý Nhơn, xã
Long Hoà, xã Thạnh An. Xã có diện tích lớn nhất là xã Lý Nhơn 154,59 km² và nhỏ
nhất là thị trấn Cần Thạnh (24,09 km²). Cần Giờ có 20 ấp, 260 tổ dân phố, trung
tâm huyện được đặt tại thị trấn Cần Thạnh.
Rừng Cần Giờ có chức năng chính là phòng hộ, có vị trí quan trọng về quốc
phòng, nhưng đồng thời cũng mở ra triển vọng to lớn về du lịch sinh thái. Do tính
năng quan trọng của rừng phòng hộ Cần Giờ, năm 2000, rừng ngập mặn Cần Giờ
được tổ chức UNESCO công nhận là “Khu dự trữ sinh quyển”.
Biển là nguồn lợi to lớn của Cần Giờ, vì vậy trong cơ cấu phát triển kinh tế
của huyện ngay từ sau giải phóng, ngành thủy sản luôn được xem là ngành kinh tế
mũi nhọn của huyện, là một trong những động lực phát triển kinh tế - xã hội.

Ưu thế lớn của Cần Giờ trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội là quỹ đất
còn lớn, môi trường thiên nhiên trong lành, cảnh quan hấp dẫn và đặc biệt đây là
một đơn vị hành chính thuộc thành phố Hồ Chí Minh – một trong những trung tâm
kinh tế lớn của cả nước, đồng thời lại giáp ranh với những vùng kinh tế năng động
như Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.
4


Bản đồ 1: Vị trí của Cần Giờ trong Thành phố Hồ Chí Minh

5


Bản đồ 2: Bản đồ hành chính Cần giờ

6


1.1.3 Về khí hậu
Nhìn chung, khí hậu Cần Giờ có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ tương đối cao và ổn
định, trung bình khoảng 250C đến 290C, cao tuyệt đối là 38,20C, thấp tuyệt đối
là14,40C. Độ ẩm trung bình từ 73% đến 85%, độ bốc hơi từ 3,5 đến 6 mm/ngày,
trung bình 5 mm/ngày, cao nhất 8 mm/ngày. Lượng mưa trung bình hàng năm từ
1.000 – 1.402 mm, trong mùa mưa lượng mưa tháng thấp nhất khoảng 100 mm,
tháng nhiều nhất 240mm. Trong mùa mưa, hướng gió chính là Tây – Tây Nam,
mùa khô hướng gió Bắc – Đông Bắc.
Cần Giờ có bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ dồi dào, ổn định trong cả năm, thoả
mãn được yêu cầu của các loại cây trồng ưa nhiệt, những trị số cực trị (cao, thấp
nhất) của các yêu cầu này cũng nằm trong giới hạn thuận lợi cho các loại cây trồng

nói trên. Bên cạnh đó, độ ẩm không kh nhìn chung cao hơn ở các nơi khác thuộc
thành phố từ 48%. Nếu so sánh riêng trong huyện thì phía Bắc của huyện khô
nhanh hơn phía Nam, còn về mưa thì có sự giao động lượng mưa hàng năm đáng
kể nhưng nhìn chung lượng mưa nằm ở Cần Giờ thấp hơn các nơi khác từ 20-30%.
Phía Nam mưa ít hơn phía Bắc và thời gian có mưa trong năm cũng ngắn hơn, tập
trung chủ yếu từ cuối tháng 5 đến giữa tháng 10 với lượng mưa từ 100-200 mm
(tháng 5, 6 và 10) đến 350 – 400 mm (tháng 9). Lượng bốc hơi trung bình của Cần
Giờ từ 4 – 6,0 mm/ ngày trong những tháng 12 đến tháng 4, trong đó từ tháng 2 đến
tháng 4 thường đạt 5,0 – 6 mm/ngày, cao nhất đến 7,8 mm/ngày, những tháng còn
lại trong năm lượng bốc hơi thường đạt từ 2,5 – 5,5 mm/ ngày, thấp nhất là tháng 9
và 10 thường chỉ từ 2,4 – 3,0 mm/ngày, điều đó phù hợp với tình hình mưa và độ
ẩm trong thời gian ấy (Niên giám thống kê huyện Cần Giờ năm 2014).
1.1.4 Địa hình
Huyện Cần Giờ có địa hình tương đối phẳng và thấp, bị chia cắt bởi rất nhiều
sông rạch. Hướng đổ dốc không rõ rệt. Độ dốc mặt đất rất nhỏ dưới 0,1%. Cao độ
7


mặt đất thay đổi từ 2,3m (khu vực xã Cần Thạnh) xuống đến dưới 0,5m (khu vực
rừng ngập mặn).
Khu vực có cấu tạo nền đất là phù sa mới, thành phần chủ yếu là sét, sét pha
trộn lẫn một ít tạp chất hữu cơ, thường có màu đen, xám đen. Sức chịu tải của nền
đất thấp, nhỏ hơn 0,7 kg/cm2. Mực nước ngầm không áp nông, cách mặt đất từ
0,5m đến 0,8m. Đất mặn phèn tiềm tàng chiếm 85,2% tổng diện tích đất, chiều sâu
xuất hiện sinh phèn thay đổi theo vùng.
1.1.5 Thủy văn
Cần Giờ nằm trong lưu vực sông Đồng Nai, chế độ thủy văn của thành phố
Hồ Chí Minh chịu ảnh hưởng chủ yếu của sông Đồng Nai, Sài Gòn và Vàm Cỏ.
Khu vực cũng chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều trên biển Đông.
1.1.6 Chế độ hải văn

Bờ biển có chiều dài khoảng 20km dọc bờ biển từ mũi Cần Thạnh đến mũi
Đồng Tranh. Hàng năng chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ dòng triều. Vùng biển
Cần Giờ bao gồm vùng biển trước các cửa sông, vịnh Gành Rái, vịnh Đồng Tranh
và vùng bãi triều Cần Giờ.
Vùng biển trước cửa sông có bờ biển chạy dọc theo hướng Đông Bắc – Tây
Nam, chia làm hai phần từ Vũng Tàu lên Hàm Tân, phía Tây Nam từ Vũng Tàu đến
Gò Công. Cửa sông ở đây nông dần xuống phía Nam do ảnh hưởng bồi đắp cát từ
đất liền.
Vịnh Gành Rái ăn sâu vào đất liền, phía Đông giáp Vũng Tàu, phía tây là
Cần Giờ và vùng bãi cạn, phía Nam là biển Đông, phía bắc giáp đảo Long Sơn. Đổ
nước vào vịnh là ba con sông lớn: sông Ngã Bãy, sông Thị Vãi và sông Dinh.
Đường bờ bao quanh vịnh khúc khuỷu và dốc.
Vịnh Đồng Tranh, đổ vào vùng này là sông Soài Rạp và sông Đồng Tranh.
Nhòn chung địa hình toàn vùng có hướng dốc từ Bắc xuống Nam, theo hướng các
dòng sông và hướng dốc từ Tây sang Đông, từ bờ ra biển. Đường bờ tương đối đơn
8


giản, thoải phần lớn là các bãi bồi.
1.1.7 Dân số
Theo số liệu thống kê của huyện Cần Giờ, dân số toàn huyện năm 2008 là
69.545 người có 16.396 hộ, trong đó dân số thị trấn Cần Thạnh là 11.206 người.
Tốc độ gia tăng dân số của huyện Cần Giờ giai đoạn 2001-2008 khoảng 1,9%/năm,
có xu hướng tăng chậm so với các quận huyện khác. Năm 2003 mức tăng dân số
cao nhất là 2,9% năm 2008 tăng thấp nhất 1,4%. Tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số
huyện Cần Giờ biến đổi, năm 2000 là 1,13% tăng liên tục đến năm 2003 là 1,75 %,
những năm sau đó xu hướng giảm dần từ năm 2003 giảm liên tục đến năm 2008 là
1,06%.
Mật độ dân số bình quân trên địa bàn huyện là 99 người/km 2, ở mức rất thấp
so với mật độ dân cư bình quân toàn thành phố (3175 người/km 2), sống tập trung

thành các cụm dân cư. Phân bố dân số trên địa bàn huyện không đều, nơi có mật độ
dân cư cao (thị trấn Cần Thạnh 464 người/km 2) và mật độ dân cư thấp (xã Thạnh
An 35 người/km2), chênh nhau khoảng 13 lần.
1.2 Sự hình thành, phát triển của rừng ngập mặn Cần Giờ
Rừng ngập mặn Cần Giờ cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 50 km nằm
về phía Đông Nam, có hệ sinh thái động thực vật đa dạng và phong phú. Rừng
ngập mặn Cần Giờ phát triển trên nền phù sa do hệ thống sông Sài Gòn, Đồng Nai
mang đến và lắng đọng tạo thành nền đất, kết hợp với điều kiện khí hậu nhiệt đới
gió mùa cận xích đạo, chế độ thủy triều bán nhật triều và mật độ sông rạch dày đặc
đan xen nhau tạo thuận lợi cho sự phát triển của hệ sinh thái rừng ngập mặn. Trước
đây, rừng ngập mặn Cần Giờ được biết đến với những cây ngập mặn cao to, động
thực vật được đánh giá rất đa dạng, phong phú. Giai đoạn trước 1976, rừng ngập
mặn Cần Giờ có tên là Rừng Sác thuộc khu rừng sác miền Đông Nam phần với
tổng diện tích 66.611 ha (Lê Hữu Đức, 1973) trong đó có 18 khu rừng cấm (59.616
ha) và 03 khu rừng bảo vệ (6.995 ha). Riêng phạm vi quản lý của Ty Sài Gòn – Gia
9


Định là 31.910 ha, trong đó Quận Quảng Xuyên 10.848 ha, Quận Cần Giờ 17.248
ha (là phần diện tích rừng thuộc Cần Giờ hiện nay 28.096 ha) và Quận Nhơn Trạch
3.814 ha. Trong chiến tranh, hàng triệu lít chất khai hoang, bom đạn được rải xuống
làm cho rừng ngập mặn Cần Giờ gần như bị hủy diệt hoàn toàn, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến môi trường, cuộc sống của cộng đồng dân cư địa phương và các
vùng lân cận.

Hình 1: Máy bay rải hóa chất và rừng bị hủy diệt, chết hàng loạt
Nhận thức được tầm quan trọng của rừng ngập mặn đối với môi trường sống,
ngày 07 tháng 08 năm 1978, Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành
Quyết định số 165/QĐ-UB về việc thành lập Lâm trường Duyên Hải (nay là Ban
Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ) và giao Sở Lâm nghiệp (nay là Sở Nông nghiệp

và Phát triển nông thôn) chỉ đạo trồng rừng khôi phục hệ sinh thái rừng ngập mặn
trên địa bàn huyện Cân Giờ. Thành phố huy động tối đa nhân lực và vật lực để khôi
phục lại rừng, sau 40 năm quản lý, bảo vệ và phát triển, hệ sinh thái rừng ngập mặn
Cần Giờ trở nên phong phú, đa dạng và đem lại nhiều giá trị to lớn đối với việc bảo
vệ môi trường và phát triển kinh tế địa phương.
Từ những kết quả đạt được, ngày 21 tháng 01 năm 2000, Rừng ngập mặn
Cần Giờ được tổ chức UNESCO (Tổ chức Văn hóa - Giáo dục - Khoa học Liên
hiệp Quốc) công nhận là Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, đây là
Khu Dự trữ Sinh quyển đầu tiên tại Việt Nam, nằm trong mạng lưới Khu Dự trữ
10


sinh quyển của thế giới, được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá là
khu rừng trồng tập trung phục hồi lớn và đẹp nhất Đông Nam Á, được ví như lá
phổi xanh của Thành phố.
Để có được kết quả như ngày hôm nay, phải kể đến đóng góp của Lãnh đạo
thành phố Hồ Chí Minh, các sở ngành, đoàn thể cũng như Đảng bộ, chính quyền và
nhân dân huyện Cần Giờ. Với hệ sinh thái đặc trưng, rừng ngập mặn Cần Giờ đã và
đang trở thành một nguồn tài nguyên quý báu của thành phố, cả nước cũng như
quốc tế. Công trình phục hồi và phát triển hệ sinh thái rừng ngập mặn Cần Giờ xem
như một trong những công trình thể hiện sự năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám
làm của Đảng bộ và nhân dân Thành phố nói chung và nhân dân huyện Cần Giờ nói
riêng trong quá trình xây dựng và phát triển Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình
này đã được nhà nước đánh giá “Đặc biệt xuất sắc về khoa học nông nghiệp, góp
phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế quốc dân, khoa học, công nghệ
trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc” vì vậy, năm 2005,
Chủ tịch nước đã trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh cho công trình khoa học nông
nghiệp “Khôi phục và phát triển bền vững hệ sinh thái Rừng ngập mặn Cần Giờ”.
Năm 2007, Bộ Tài nguyên và Môi trường trao tặng giải thưởng Môi trường do
thành tích xuất sắc trong bảo vệ môi trường Việt Nam. Năm 2013, Ủy ban Nhân

dân Thành phố Hồ Chí Minh tặng cờ 35 năm xây dựng và phát triển (1978 - 2013)
cho Ban Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ.
Rừng ngập mặn Cần Giờ được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính Phủ) công
nhận là rừng phòng hộ Quốc gia vào năm 1991, được chuyển giao cho Ủy ban
Nhân dân huyện Cần Giờ quản lý vào năm 2000. Để quản lý toàn bộ diện tích rừng
ngập mặn Cần Giờ, Ủy ban Nhân dân thành phố đã ra quyết định thành lập Ban
Quản lý Rừng phòng hộ Cần Giờ. Sau 16 năm thành lập Ban Quản lý Rừng phòng
hộ Cần Giờ đã thực hiện tốt các chức năng nhiệm vụ được giao, tiếp tục bảo tồn và
phát triển tài nguyên thiên nhiên, phát triển các thành quả đã đạt được tương xứng
11


với tầm vóc của một công trình thể hiện ý Đảng, lòng dân mà hiệu quả của công
trình đã được quốc tế công nhận. Hiện nay, rừng phòng hộ Cần Giờ có tổng diện
tích 35.286,53ha, trong đó diện tích rừng trồng: 18.963,13ha, rừng tự nhiên:
12.810,13ha và đất khác: 3.513,27ha, với hệ động thực vật tương đối đa dạng và
phong phú.

Hình 2: Bản đồ hiện trạng Rừng phòng hộ Cần Giờ

12


Chương 2: VỊ TRÍ, VAI TRÒ CỦA RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Đặc điểm hệ sinh thái rừng Cần Giờ
Huyện Cần Giờ được tổ chức
MAB/UNESCO công nhận là “Khu Dự trữ
Sinh quyển Rừng ngập mặn Cần Giờ, thành
phố Hồ Chí Minh” vào ngày 21 tháng 01

năm 2000. Đây là Khu Dự trữ Sinh quyển
rừng ngập mặn được phục hồi sau chiến
tranh hóa học đầu tiên trên thế giới, đồng
thời cũng là Khu Dự trữ Sinh quyển đầu
tiên của Việt Nam.
Sau 40 năm phục hồi, quản lý và bảo
vệ đến nay hệ sinh thái rừng ngập mặn tại
Cần Giờ đã được phục hồi, hệ động thực vật Bản đồ 3: Khu Dự trữ Sinh quyển Rừng
đa dạng, phong phú trước đây đã hồi phục gần như ngập mặn Cần Giờ nguyên
vẹn. Trong thời gian qua, phần lớn các chương trình nghiên cứu trong Khu Dự trữ
Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ tập trung nhiều về đánh giá sinh trưởng, năng
suất, sinh khối của cây rừng. Việc nghiên cứu, định lượng về sự đa dạng sinh học của
rừng ngập mặn Cần Giờ cũng mới chỉ được nghiên cứu với quy mô và đối tượng
nhất định.
Bảo tồn đa dạng sinh học là trách nhiệm của Nhà nước và mọi tổ chức, cá
nhân (Luật Đa dạng Sinh học, năm 2008). Việc đánh giá thực trạng về công tác bảo
tồn đa dạng sinh học phải được nhìn từ nhiều khía cạnh, đặc biệt trong công tác
quản lý việc nhìn nhận, đánh giá về cơ sở dữ liệu và các biện pháp bảo tồn hiện hữu
có đảm bảo cơ sở khoa học và phù hợp với thực tiển hay chưa. Mặt khác, việc nâng
13


cao nhận thức về vai trò của sự đa dạng sinh học đối với môi trường, điều kiện dân
sinh - kinh tế, xã hội tại địa phương cần được chú trọng quan tâm thực hiện, thông
qua đó góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý bền vững các hệ sinh
thái trong Khu Dự trữ Sinh quyển rừng ngập mặn Cần Giờ.
Hiện trạng đa dạng sinh học
Hệ thực vật:
Đã thống kê được 159 loài thuộc 76 họ (Nam, Thụy 1997). Trong đó:
 Loài cây thực sự ngập mặn: 36 loài thuộc 15 họ.

 Loài cây chịu mặn: 33 loài thuộc 19 họ.
 Loài cây trên đất cao: 90 loài thuộc 42 họ.
Những loài cây đã được trồng ở đây là: Đước (Rhizophora apiculata), Trang
(Kandelia candel), Dà vôi (Ceriops tagal), Dà quánh (Ceriops zippeliana), Gõ biển
(Intsia bijuga), Tra (Thespesia polunea), Đưng (Rhizophora mucronata), Vẹt đen
(Bruguiera sexangula), Bạch đàn (Eucaliptus spp), Keo lá tràm (Acacia
auricuformis), Phi lao (Casuarina equisetifolia) …Trong đó 2 loài trồng nhiều nhất
là Đước và Dà.
Các quần xã, quần thể thực vật tự nhiên đặc trưng:
 Quần xã Bần chua (Sonneratia caselaris), Mấm (Avicennia).
 Quần xã Mấm (Avicennia), Chà là (Phoenis paludosa), Gõ biển (Intsia
bijuga).
 Quần xã Mấm trắng (Avicennia alba) và Bần trắng (Sonneratia alba).
 Quần xã Dà (Ceriops), Cóc (Lumnitzera), Giá (Excoecaria agallocha),
 Quần thể Chà là (Phonis paludosa).
 Quần thể Ráng (Acrostichum aureum)
 Quần xã Ráng (Acrostichum aureum), Chà là (Phoenis paludosa), Tâm
mộc nam (Cordia cochinchinensis), Lức (Pluchea indiac).
14


 Quần thể Dừa nước (Nipa fruticans).
 Quần xã Lác nước (Cyperus malaccensis), Cóc kèn (Derris), Ôrô
(Acanthus).
Trong các loài thực vật, Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) là loài có tên trong
Sách đỏ của Việt Nam (2007) hiện đang phân bố rải rác tại các tiểu khu 4b, 7, và 14
- Rừng phòng hộ Cần Giờ với số lượng khoảng 120 cây.

Cây Đước đôi


Cây Mấm

Cây Cóc đỏ

Cây Bần

Hình 2: Một số loài thực vật đặc trưng tại rừng ngập mặn Cần Giờ
Hệ động vật và thủy sinh vật:
Rừng ngập mặn Cần Giờ với hệ thống sông rạch chằng chịt, các bãi bồi, ao
đầm, rừng – đầm nhận nước ngọt từ sông Sài Gòn - Đồng Nai giàu chất dinh dưỡng
đã tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của các loài thủy sinh vật có nguồn gốc
biển, nước lợ theo thủy triều vào rừng sinh sống. Thành phần các loài thủy sinh vật
ở rừng Cần Giờ rất phong phú; có trên 130 loài Tảo thuộc 3 ngành: tảo Khuê
(Bacillariophita), tảo Giáp (Pyrrophyta) và tảo Lam (Cyanophyta), trong đó tảo
Khuê chiếm ưu thế; trên 100 loài động vật không xương sống thuộc ngành chân
khớp (Arthrophoda), Giun đất (Annelides), Giun tròn (Nemathalninthes), Thân
mềm (Molusca); trên 120 loài cá nước lợ, nước mặn thuộc các bộ cá Nhám
(Lamniformes), cá Đuối (Rajiiformes), cá Trích (Clupeiformes), cá Đối
(Mugillifomes), cá Heo (Siluriiformes), cá Chình (Anguilliformes), cá Vược
15


(Pereiiformes), cá Kìm (Beloniformes), cá Bơn (Pluroneetiformes), cá Nóc
(Tetraodontiformes), cá Mang ếch (Batrachidiformes) (Hoàng Đức Đạt, 1997).
Mặc dù môi trường rừng ngập mặn không thuận lợi cho các loài động vật ở
trên cạn như các rừng nội địa, nhưng do có nhiều thức ăn nên khu hệ động vật có
xương sống ở cạn trong rừng ngập mặn cũng đa dạng và phong phú. Có thể kể các
loài thú lớn như: Cọp, Nai, Heo rừng; thú nhỏ như: Khỉ, Rái cá, các loài Mèo,
Chồn, Nhím, Tê tê. Ở đây có các bầy Chim nước; Bồ nông, các loài Cò, Diệc,
Giang sen, Cốc, v.v có số lượng lớn. Bò sát có: cá Sấu hoa cà, Kỳ đà nước, Trăn,

nhiều loài Rắn, Rùa biển v.v (hiện nay, một số loài thú không thấy xuất hiện tại Cần
Giờ như: Cọp, Nai và cá Sấu hoa cà ...).

Khỉ đuôi dài

Heo rừng

Dơi nghệ
Cò trắng
Hình 3: Một số loài động vật đặc trưng tại rừng ngập mặn Cần Giờ

16


Các công trình nghiên cứu đã xác định được 9 loài lưỡng thê, 31 loài bò sát;
15 loài chim thuộc 47 họ, 17 bộ, 51 loài chim nước và 79 loài không phải là chim
nước sống trong nhiều sinh cảnh khác nhau.
Thú có 19 loài thuộc 13 họ, 7 bộ. Trong đó có các loài hiếm như: Rái cá
thường (Lutra lutra), Rái cá vuốt bé (Aouyx cinerea), Mèo cá (Felis viverria), Mèo
rừng (Felis bengalensi), Bồ nông chân xanh – Chàng bè (Peiecaunus philippensis),
Cò lạo Ấn Độ - Giang sen (Lepptopilos javanicus), Cò lạo xám (Myeteria cinerea),
Choắt lớn móng vàng (Tringaguttifr), Ác là (Pica pica), theo Hoàng Đức Đạt,
1997.
Hàng năm, Ban Quản lý rừng phòng hộ Cần Giờ triển khai công tác theo dõi
diễn biến tài nguyên rừng thông qua hệ thống các ô định vị tại các tiểu khu 4a, 6b,
7, 13, 9 và 16 - Rừng phòng hộ Cần Giờ. Kết quả nghiên cứu ghi nhận tại thời điểm
hiện tại ghi nhận:
 Thành phần loài thực vật (thân gỗ) cây ngập mặn có 18 loài thuộc 12
họ. Đước đôi (Rhizophora apiculata) là loài có số lượng cá thể nhiều
nhất (do phần lớn diện tích ô định vị có hiện trạng chủ yếu là rừng

Đước trồng), Mấm - Bần - Dà - Cóc là những loài ưu thế trong các
quần xã tự nhiên và có khả năng tái sinh tốt trong môi trường cạnh
tranh dinh dưỡng và không gian sinh dưỡng với những quần thể Đước
đôi chiếm ưu thế trong những lâm phần liên quan.
 Các chỉ số điều tra về mật độ, sinh trưởng đường kính thân cây, trữ
lượng rừng không có sự tương quan với nhau theo quy luật nhất định
và có sự biến động theo từng khu vực phụ thuộc vào các yếu tố: điều
kiện lập địa, mật độ trồng, độ mặn.... Tăng trưởng đường kính bình
quân của các loài cây trên các lâm phần biến động từ 0,1 - 0,2
cm/năm. Mật độ cây rừng có tương quan tỷ lệ nghịch với tăng trưởng
đường kính. Trữ lượng rừng biến động từ 110 m3 – 340 m3/ha.
17


 Về động vật: các loài Khỉ đuôi dài, Chồn, rắn, Rái cá và Kỳ đà xuất
hiện và có tần suất bắt gặp nhiều trong tự nhiên.
Nghiên cứu và nhân giống loài Cóc đỏ (Lumnitzera littorea) có tên trong
Sách đỏ của Việt Nam (2007) trên những tiểu khu có điều kiện tự nhiên thích hợp,
chú trọng phát triển, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh ở những tiểu khu đã có loài cây
này. Hiện nay, đã gieo ươm được 2.000 cây giống phục vụ công tác trồng rừng
phục hồi loài cây này.
Trồng rừng phục hồi trên đất Ruộng muối tại khu vực Hào Võ tại tiểu khu
21 - Rừng phòng hộ Cần Giờ với diện tích 6,2 ha. Trong đó sưu tập, trồng một số
loài thực vật đặc trưng như Gõ biển, Cóc trắng, Tra lâm vồ, Cui biển, Xu ổi, Xu
sung... nhằm bảo tồn đa dạng sinh học.
Trồng rừng phục hồi 05 loài cây có số lượng cá thể và phạm vi phân bố nhỏ
lẻ trong Rừng phòng hộ Cần Giờ tại tiểu khu An Phước với diện tích 2,0 ha, bao
gồm các loài cây: Vẹt đen (Bruguiera sexangula), Vẹt trụ (B. cylindrica), Vẹt dù
(B. gymnorhiza), Vẹt tách (B. parviflora) và Trang (Kandelia candel). Hiện nay,
những diện tích rừng trồng này đang được thực hiện công tác chăm sóc rừng năm

thứ 1.
Hoàn thành công tác chuyển hóa 120 ha Rừng giống Đước đôi (Rhizophora
apiculata) tại các tiểu khu 4a, 5b, 10a và 10c – Rừng phòng hộ Cần Giờ để phục
vụ công tác trồng rừng cho địa phương các các tỉnh lân cận.
Chăm sóc vườn sưu tập 36 loài cây thân gỗ rừng ngập mặn Cần Giờ tại tiểu
khu 10c nhằm phục vục công tác tham quan học tập, nghiên cứu khoa học đối với
học sinh, sinh viên, các nhà nghiên cứu khoa học trong và ngoài nước.
2.2. Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của rừng ngập mặn Cần Giờ đối với thành
phố Hồ Chí Minh
Trong những năm tháng chiến tranh khốc liệt, rừng ngập mặn Cần Giờ là căn
cứ địa vững chắc cho hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ.
18


Trong điều kiện vô cùng khắc nghiệt của một chiến khu trên mặt nước, lại ở vị trí
“sân sau” quân thù, để đảm bảo sự tồn tại và tiến công được, lực lượng Đặc khu
Rừng Sác phải xây dựng theo hướng đặc công hóa toàn bộ về tổ chức và hoạt động.
Do đó, từ một tổ chức quân sự toàn diện (phụ trách cả quân dân chính đảng địa
phương), Đặc khu đi vào chuyên môn hóa (đặc công nước, đặc công bộ, pháo đặc
công....) và trở thành một trung đoàn đặc công gọi là “đoàn 10 Rừng Sác”, thực
hiện những nhiệm vụ quân sự. Sự tồn tại của một lực lượng quân sự “xuất quỷ nhập
thần” ở một chiến khu trên mặt nước đã buộc tướng William Westmoreland phải
thừa nhận: những người lính Mỹ ở đây đã gặp phải “một cuộc chiến đấu kỳ lạ trong
một cuộc chiến tranh kỳ lạ”.
Chiến khu Rừng Sác nằm ở phía Đông Nam thành phố, là một vùng rừng
đước, chà là ngập mặn rộng đến 600 ha, phía Bắc là khu lòng chảo Nhơn Trạch,
phía Đông là quốc lộ 15, phía Tây là sông Soài Rạp, phía Nam kéo dài sát biển
Đông. Rừng Sác là nơi tập hợp của hàng trăm sông rạch lớn nhỏ, chằng chịt ngang
dọc ngoằn ngoèo như mạng nhện, tạo nên những đảo triều xúp nổi giữa mênh mông
nước (diện tích mặt sông rạch chiếm 1/4 diện tích toàn Rừng Sác). Quan trọng nhất

trong toàn bộ hệ thống sông rạch ở Rừng Sác là sông Lòng Tàu - tên gọi gộp nhiều
đoạn sông dài 45km nối biển Đông ở cửa biển Gành Rái lên ngã ba sông Đồng
Tranh, sông Nhà Bè vào Cảng Sài Gòn. Sông rạch, đảo triều, rừng cây làm cho
Rừng Sác trở thành một khu vực cực kỳ hiểm trở, một “trận đồ bát quái”. Rừng Sác
vì thế, từ những thế kỷ trước đã được Nguyễn Huệ, rồi Trương Định chọn làm căn
cứ địa. Trước Cánh mạng Tháng Tám, nơi đây là địa bàn trú ẩn của những người có
chí khí khai sơn phá thạch, khuấy nước chọc trời, cát cứ một cõi, những người trốn
lính, phu, thuế, cờ bạc, hút chích bị chính quyền thực dân truy nã; những người là
hảo hớn gian hồ, đảng cướp lưu manh, bị xã hội dồn đến chân tường, sống ngoài
vòng pháp luật. Trong những năm chiến tranh chống Mỹ, đặc khu Rừng Sác được
coi là “căn cứ nổi” của bộ đội đặc công, nơi đây đã diễn ra hơn nghìn trận đánh
19


xuất quỷ nhập thần khiến quân địch vô cùng khiếp sợ. Đồng thời, rừng Sác còn là
địa danh gắn liền với tên tuổi và ý chí ngoan cường, dũng cảm của một thế hệ bộ
đội đặc công ...Với địa thế đặc thù hiểm trở ấy, rừng Sác trở thành một “đầm lầy tử
địa” nằm sát “sân sau” thủ phủ Việt Nam cộng hòa, buộc tổng hành dinh Sài Gòn
phải đặc biệt quan tâm, liên tục tung quân càn quét. Năm 1963, tại căn cứ rừng Sác
chính thức thành lập trạm tiếp nhận hàng quân sự từ ngoài Bắc chuyển vào. Một
năm sau, Bộ tham mưu Miền đã cử một phân đội cắm chốt tại đây để tiện làm
nhiệm vụ, sau đó phối hợp với đội công binh thuỷ hình thành đoàn 125. Tháng
1/1966, do yêu cầu tác chiến và biên chế lực lượng tăng lên, đoàn 125 đổi phiên
hiệu thành Trung đoàn 43, bao gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và các cơ
quan dân, chính, đảng của 10 xã bao quanh địa bàn rừng Sác. Từ đây đặc khu rừng
Sác có nhiệm vụ chủ yếu là án ngữ đường thủy chiến lược Lòng Tàu, phá hủy các
kho tàng, bến bãi của địch (trong đó có thành Tuy Hạ) và bảo vệ bàn đạp cho lực
lượng tiếp tế của ta. Trải qua nhiều trận đánh lớn nhỏ cả thất bại và thành công, rút
kinh nghiệm quy mô tác chiến, tháng 6/1966 đặc khu rừng Sác được Bộ chỉ huy
Miền quyết định chuyển hướng từ hợp quân sang chuyên môn hóa mang phiên hiệu

mới là “Đoàn 10 đặc công rừng Sác” để thực hiện những nhiệm vụ quan trọng đánh
vào đầu não quân địch. Áp dụng chiến thuật đặc công nước bí mật, nhỏ lẻ, thọc sâu,
chắc thắng Đoàn 10 đặc công rừng Sác đã làm nên bao chiến công hiển hách, lịch
sử còn ghi. Những dấu tích trong trận Lôi Giang, Giàn Xây, Vàm Sát, Đồng Tròn...
như một biểu tượng minh chứng cho nghệ thuật tác chiến độc đáo và tinh thần dũng
cảm của những chàng trai trẻ mình trần dầm nước tìm diệt quân thù. Bất chấp rừng
thiêng nước độc, thuồng luồng, cá sấu rình rập, tính mạng hiểm nguy họ vẫn bám
trụ kiên cường suốt 9 năm (1966-1975) đạn bom cày xới, chất độc ngập tràn trong
kế hoạch “khống chế mặt nước” của quân đội Mỹ. 9 năm với hơn 1000 trận đánh
tiêu diệt hàng trăm tàu, xuồng, phương tiện chiến tranh, loại khỏi vòng chiến đấu
gần 1 vạn tên địch, đặc khu rừng Sác mãi là niềm tự hào của quân và dân miền
20


×