Tải bản đầy đủ (.doc) (129 trang)

Lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT lê ích mộc huyện thủy nguyên, hải phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.16 MB, 129 trang )

ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG QUYÊN

LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC
HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁ I NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

LÊ THỊ HỒNG QUYÊN

LỖI CHÍNH TẢ VÀ DÙNG TỪ
CỦA HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC
HUYỆN THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ, VĂN HỌC
VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Quang Năng


THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Lỗi chính tả và dùng từ của
học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng” dưới
sự hướng dẫn của PGS.TS. Hà Quang Năng là kết quả nghiên cứu của cá nhân
tôi, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa được công bố.
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2018
Người thực hiện

Lê Thị Hồng Quyên

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn, ngoài sự cố gắng nỗ lực của bản thân, tôi còn
nhận được sự quan tâm giúp đỡ của các thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia
đình… Trước tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến PGS.TS.
Hà Quang Năng, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho
tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin gởi lời cảm ơn các thầy cô giáo khoa Ngữ văn, tổ Ngôn ngữ học,
Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã nhiệt tình giảng dạy và tạo
mọi điều kiện thuận lợi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại khoa.
Xin cảm ơn Ban Giám hiệu Nhà trường, Phòng Sau Đại học đã tạo điều
kiện cho tôi trong việc hoàn thành thủ tục để bảo vệ luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2018

Tác giả luận văn

Lê Thị Hồng Quyên

ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................ii
MỤC LỤC ..........................................................................................................iii
DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT ...........................................................iv
DANH MỤC BẢNG ........................................................................................... v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ .....................................................................................vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1
1. Lí do chọn đề tài .............................................................................................. 1
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................
2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .......................................................................
3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
5. Đóng góp của luận văn .................................................................................... 4
6. Cấu trúc luận văn ............................................................................................. 4
Chương 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT.......... 5
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu.............................................................. 5
1.2.
Cơ sở lý thuyết ........................................................................................ 6
1.2.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt.................................................................... 6
1.2.2. Đặc điểm chữ quốc ngữ......................................................................... 14

1.2.3. Đặc điểm chính tả tiếng Việt .................................................................
16
1.2.4. Cơ sở lí luận về lỗi ................................................................................ 17
1.3.
Cơ sở thực tiễn....................................................................................... 21
1.3.1. Khái quát về địa phương Hải Phòng và trường THPT Lê Ích Mộc ......
21
1.3.2. Giới thiệu về trường THPT Lê Ích Mộc ............................................... 26
Tiểu kết .............................................................................................................. 30
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI CHÍNH
TẢ CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC THỦY NGUYÊN - HẢI PHÒNG ...................................................... 31
2.1.
Dẫn nhập................................................................................................ 31
2.2.
Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại................................................ 32
iii


2.3.
Miêu tả, phân tích các loại lỗi ............................................................... 36
2.3.1. Lỗi viết sai âm đầu ................................................................................ 36

iii


2.3.2.
2.3.3.
2.3.4.
2.4.
..... 45

2.5.

Lỗi viết sai phần vần ............................................................................. 42
Lỗi viết sai âm cuối ............................................................................... 44
Lỗi viết sai thanh điệu ........................................................................... 44
Một số nhận xét về lỗi chính tả của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc

Nguyên nhân và cách chữa lỗi chính tả cho học sinh trường THPT
Lê Ích Mộc ............................................................................................ 46
2.5.1. Nguyên nhân.......................................................................................... 46
2.5.2. Cách chữa lỗi chính tả ........................................................................... 48
2.5.3. Một số dạng bài tập sửa lỗi chính tả của học sinh................................. 57
Tiểu kết .............................................................................................................. 61
Chương 3. THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC LỖI DÙNG TỪ
CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT LÊ ÍCH MỘC - THỦY
NGUYÊN - HẢI PHÒNG ................................................................... 62
3.1.
Dẫn nhập................................................................................................ 62
3.2.
Kết quả khảo sát, thống kê và phân loại................................................ 62
3.3.
Miêu tả, phân tích các loại lỗi ............................................................... 66
3.3.1. Dùng từ sai ý nghĩa................................................................................ 66
3.3.2. Dùng từ sai vỏ âm thanh dẫn đến sai nghĩa........................................... 68
3.3.3. Lỗi về kết hợp từ ................................................................................... 70
3.3.4. Dùng từ sai phong cách ......................................................................... 72
3.3.5. Lỗi dùng lặp từ, thừa từ ......................................................................... 73
3.4.
Một số nhận xét về lỗi dùng từ của học sinh......................................... 76
3.5.

Nguyên nhân và cách chữa lỗi dùng từ cho học sinh trường THPT
Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng .............................................. 77
3.5.1. Nguyên nhân.......................................................................................... 77
3.5.2. Cách khắc phục lỗi ................................................................................ 78
3.5.3. Một số dạng bài tập sửa lỗi dùng từ cho học sinh ................................. 82
Tiểu kết .............................................................................................................. 85
KẾT LUẬN....................................................................................................... 87
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................... 91
PHỤ LỤC

iv


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
CT

: Chính tả

PTDTNT

: Phổ thông dân tộc nội trú

THPT

: Trung học phổ thông

4


DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1.

Tổng quan về lỗi chính tả đã khảo sát ........................................... 33

Bảng 2.2.

Thống kê lỗi chính tả của học sinh theo từng khối ....................... 35

Bảng 3.1.

Thống kê lỗi dùng từ của học sinh theo từng khối........................ 64

5


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1.

Tỉ lệ lỗi cấu tạo âm tiết tiếng Việt............................................. 34

Biểu đồ 2.2.

Tỉ lệ lỗi chính tả các khối lớp.................................................... 36

Biểu đồ 3.1.

Tỉ lệ lỗi dùng từ các khối lớp .................................................... 63

Biểu đồ 3.2.


Tỉ lệ các kiểu lỗi dùng từ các khối lớp ...................................... 65

6


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài

1


1.1. Qua hàng mấy nghìn năm hình thành và phát triển, chúng ta có thể
tự hào về sự phong phú và tinh tế của tiếng Việt. Ngôn ngữ không chỉ là công
cụ để chúng ta giao tiếp, biểu lộ tình cảm, suy nghĩ của mình, mà còn đóng vai
trò quan trọng trong việc phát triển tư duy cũng như hình thành, phát triển nhân
cách con người. Vì vậy, sử dụng tiếng Việt đúng cách chính là giữ gìn bản sắc
của tiếng Việt và góp phần làm cho nó ngày càng phong phú hơn.Tuy nhiên
hiện nay, nhiều học sinh thờ ơ trong việc rèn luyện kỹ năng làm văn dẫn đến
chất lượng bài làm của học sinh ngày càng bị giảm sút. Hầu hết học sinh mắc
rất nhiều lỗi trong việc viết văn từ một đoạn văn ngắn cho đến một bài luận dài
với rất nhiều kiểu lỗi. Trong đó lỗi chính tả và dùng từ là lỗi rất phổ biến
1.2. Chúng tôi chọn lỗi chính tả và lỗi dùng từ của học sinh trường THPT
Lê Ích Mộc làm đối tượng nghiên cứu cho luận văn của mình do các nguyên
nhân sau:
- Trường THPT Lê Ích Mộc được thành lập ngày 19 tháng 7 năm 2002
nằm trên địa bàn xã Kỳ Sơn - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng. Học sinh tập
trung chủ yếu ở 6 xã khu vực phía Tây Bắc của huyện, trong đó có 3 xã thuộc
diện miền núi: Kỳ Sơn, An Sơn, Lại Xuân. Trong năm học 2016- 2017, trường
THPT Lê Ích Mộc có 38 lớp với số lượng học sinh lên tới 1500. Đây là điều
kiện thuận lợi để người viết có thể thu thập tư liệu phục vụ quá trình khảo sát

và thống kê. Trường THPT Lê Ích Mộc được đánh giá là trường điểm của
huyện Thủy Nguyên về kết quả học tập cũng như các hoạt động phong trào.
- Tuy nhiên trong quá trình giảng dạy, chúng tôi nhận thấy học sinh
trường THPT Lê Ích Mộc mắc số lượng lỗi chính tả và dùng từ rất cao, đặc biệt
đây đều là những lỗi điển hình của học sinh Hải Phòng nói chung. Điển hình
nhất là sự lẫn lộn giữa hai phụ âm l và n. Bên cạnh đó, học sinh ở đây khi viết
bài hoặc làm bài còn mắc các lỗi dùng từ sai hoặc không phù hợp với văn cảnh.

2


Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ của học sinh
để đưa ra các giải pháp cho vấn đề này là việc hết sức cần thiết.
1.3. Từ các lí do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài: “Lỗi chính tả và dùng
từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải
Phòng” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình với mục đích khảo
sát một cách khái quát lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích
Mộc từ đó đưa ra hướng khắc phục nhằm nâng cao chất lượng dạy bộ môn Văn
ở các trường THPT nói chung và trường THPT Lê Ích Mộc nói riêng.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Đề tài “Lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng” nhằm các mục đích sau:
-Tìm hiểu thực trạng lỗi chính tả và dùng từ của học sinh trường THPT
Lê Ích Mộc.
- Tiến hành tìm hiểu và phân tích những nhân tố văn hóa - xã hội, đặc
biệt là những nhân tố phát âm mang đặc điểm ngữ âm Hải Phòng ảnh hưởng tới
thực trạng đó.
- Trên sở thống kê, phân tích các loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ cụ thể và
các nhân tố chi phối, chúng tôi hướng tới các đề xuất và kiến nghị cụ thể với
mục đích khắc phục được các lỗi chính tả, lỗi dùng từ phổ biến của học sinh

trường THPT Lê Ích Mộc.
2.2. Nhiệm vụ
- Xác lập cơ sở lý thuyết liên quan đến việc giải quyết các vấn đề lỗi
chính tả và dùng từ của học sinh.
- Thống kê, phân loại, miêu tả các loại lỗi liên chính tả và dùng từ của
học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải Phòng.
- Phân tích các nhân tố được xem là nguyên nhân ảnh hưởng đến lỗi
chính tả và dùng từ của các học sinh được khảo sát và đề xuất phương hướng
khắc phục chúng.

3


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
- Thực trạng lỗi chính tả, lỗi dùng từ và các giải pháp sửa lỗi chính tả, lỗi
dùng từ cho học sinh trường THPT Lê Ích Mộc - huyện Thủy Nguyên - Hải
Phòng.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu các lỗi chính tả và lỗi
dùng từ trong các bài kiểm tra thường xuyên của học sinh trường THPT Lê Ích
Mộc ở cả ba khối 10, 11, 12. Các bài kiểm tra chúng tôi dùng để khảo sát là các
bài kiểm tra thường xuyên trong năm học 2016 - 2017.
4. Phương pháp nghiên cứu
Tiến hành đề tài này chúng tôi sử dụng các phương pháp, thủ pháp
nghiên cứu sau:
4.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp quan trọng nhất nhằm phân tích, đánh giá các tư liệu
thu thập được về hiện tượng nghiên cứu. Các thủ pháp luận giải bên trong và
luận giải bên ngoài như: phân loại, tổng hợp tư liệu, miêu tả, đối lập, so sánh…

các kiểu loại lỗi chính tả, lỗi dùng từ ở đối tượng học sinh khác nhau. Đặc biệt
chúng tôi còn chú trọng đến phương pháp phân tích miêu tả cấu âm - âm học
các đơn vị đoạn tính trong việc phân tích cấu trúc âm tiết và các âm tiết tiếng
Việt nhằm chỉ ra nét đồng nhất và khác biệt giữa chúng trên chữ viết về phương
diện phát âm thường bị tập quán phát âm địa phương làm lẫn lộn.Từ đó tránh
viết sai chính tả do ảnh hưởng của phát âm gây ra.
4.2. Phương pháp thống kê
Chúng tôi tiến hành thống kê số lượng các lỗi chính tả và dùng từ xuất
hiện trong các bài viết của học sinh. Từ đó, người viết có cái nhìn khách quan
về thực trạng, về tần số lỗi của học sinh từ đó chỉ ra đâu là lỗi xuất hiện với tần
số cao nhất, lý giải nguyên nhân và đưa cách khắc phục.
4


4.3. Thủ pháp phân loại
Dựa trên tư liệu thu thập được, người viết sử dụng thủ pháp phân loại để
chia các loại lỗi. Cụ thể lỗi chính tả là lỗi phụ âm đầu, âm đệm, âm chính, âm
cuối hay thanh điệu. Tương tự lỗi dùng sai ý nghĩa của từ, lỗi dùng từ sai vỏ âm
thanh, lỗi dùng từ sai phong cách, lỗi dùng sai khả năng kết hợp hay lỗi lặp từ,
thừa từ. Từ việc phân loại lỗi để người viết đưa ra cách khắc phục cụ thể cho
từng loại lỗi.
Ngoài các phương pháp nghiên cứu trên, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp khác như quy nạp, diễn dịch, cũng như một số phương pháp, thủ
pháp nghiên cứu của các ngành khoa học khác.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về lí luận
- Việc khảo sát, nghiên cứu và phân tích lỗi, chỉ ra hệ thống các lỗi của
học sinh tại Trường THPT Lê Ích Mộc nhằm góp phần vào việc nâng cao việc
dạy và học ở trường phổ thông. Đồng thời góp thêm một bước tiến mới trong
việc nghiên cứu lỗi và chỉ ra lỗi của học sinh phổ thông hiện nay.

5.2. Về thực tiễn
- Những kết quả nghiên cứu sẽ giúp ích cho việc nâng cao trình độ sử
dụng tiếng Việt cho học sinh phổ thông và có thể áp dụng vào việc giảng dạy
cho các đồng nghiệp dạy học tại Hải Phòng.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1. Cơ sở lí thuyết.
Chương 2: Thực trạng và cách khắc phục lỗi chính tả cho học sinh
trường THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng.
Chương 3: Thực trạng và cách khắc phục lỗi dùng từ cho học sinh trường
THPT Lê Ích Mộc - Thủy Nguyên - Hải Phòng.

5


Chương 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ngay từ khi chữ Quốc ngữ được truyền bá mạnh mẽ ở Việt Nam, vấn đề
chính tả và dùng từ luôn luôn được các nhà nghiên cứu, các nhà văn hóa và
giáo dục quan tâm bởi nó ảnh hưởng tới chất lượng giao tiếp bằng ngôn ngữ
nói và viết. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về lỗi chính tả
và dùng từ tiếng Việt. Cụ thể;
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lỗi chính tả
Phan Ngọc trong cuốn “Mẹo giải nghĩa từ tiếng Việt và chữa lỗi chính
tả” trên cơ sở tìm hiểu các vấn đề chính tả của các phương ngữ đã đưa ra các
mẹo chữa lỗi chính tả.
Hoàng Phê đã biên soạn cuốn “Chính tả tiếng Việt” dưới dạng một từ
điển. Trong luận án của mình, Hoàng Thảo Nguyên đã khảo sát các

loại lỗi
chính tả của học sinh Thừa Thiên - Huế do ảnh hưởng của phương ngữ Trung.
Đỗ Đăng Duyên, Hà Quang Năng, Nguyễn Thị Năm, Nguyễn Viết
Cương trên cơ sở nghiên cứu đặc trưng thổ ngữ Hải Phòng đã biên soạn cuốn
“Nghiên cứu đặc điểm tiếng Hải Phòng (Ngữ âm - Từ vựng), đề xuất một số giải
pháp chuẩn hóa tiếng Việt trong ngành giáo dục Hải Phòng phục vụ sự nghiệp
giáo dục và văn hóa của thành phố trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
2008”.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu lỗi dùng từ
“Lỗi từ vựng và cách khắc phục” của các tác giả Hồ Lê, Trần Thị Ngọc
Lang, Lê Đình Nghĩa. Trong cuốn này các tác giả đã nêu ra chín loại lỗi. Từ đó
tác giả mới đưa ra cách khắc phục một số lỗi xuất hiện nhiều nhất.
“Từ điển lỗi dùng từ” do Hà Quang Năng chủ biên. Tác giả đã xác định
năm dạng lỗi cơ bản như: dùng từ sai vỏ âm thanh, dùng từ sai ý nghĩa, dùng
lặp từ, dùng thừa từ và thiếu từ, dùng từ sai phong cách và sai từ loại. Từ đó,
tác giả đưa ra biện pháp khắc phục lỗi.
6


“Rèn luyện kỹ năng dùng từ và kỹ năng về chính tả” trong cuốn “Tiếng
Việt thực hành” của Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp. Các tác giả đã
nêu ra ba loại lỗi chính về từ tiếng Việt: lỗi thông thường về dùng từ trong văn
bản, lỗi chính tả, lỗi về quy tắc viết hoa và quy tắc phiên âm tiếng nước ngoài.
“Tiếng Việt thực hành” của tác giả Bùi Minh Toán, Lê A, Đỗ Việt Hùng
cũng đã nêu ra các cách dùng từ: dùng đúng âm thanh và hình thức cấu tạo,
đúng về nghĩa và quan hệ kết hợp; dùng từ phải hợp phong cách văn bản, đảm
bảo tính hệ thống của văn bản.
Ngoài những công trình trên còn có một số luận văn, niên luận và khóa
luận của học viên, sinh viên khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên như:

Trần Thị Kim Hoa với luận văn thạc sĩ (2010), “Khảo sát lỗi chính tả và
dùng từ tiếng Việt của học sinh Tày, Nùng trường Phổ thông Vùng cao Việt
Bắc”.
“Khảo sát lỗi chính tả của sinh viên trường Đại học Sư phạm, trường
Đại học Kỹ thuật Công nghiệp thuộc Đại học Thái nguyên”, luận văn tốt
nghiệp của Dương Thùy Linh, sinh viên lớp Văn K36A.
“Tìm hiểu lỗi chính tả tiếng Việt của học sinh dân tộc Mường trường
PTDTNT
tỉnh Hòa Bình”, luận văn tốt nghiệp của Bùi Hải Yến, sinh viên lớp Văn K34.
Những nghiên cứu về lỗi chính tả và lỗi dùng từ theo các hướng khác
nhau đã góp phần xây dựng cơ sở lí luận quan trọng cho việc tìm hiểu lỗi. Song
tìm hiểu lỗi chính tả và cách dùng từ của học sinh trường THPT Lê Ích Mộc vẫn
là một vấn đề mới và rất bất cập. Chính vì vậy mà chúng tôi nghiên cứu đề tài
này.
1.2. Cơ sở lý thuyết
1.2.1. Đặc điểm ngữ âm tiếng Việt
1.2.1.1. Khái niệm âm tiết tiếng Việt
Lời nói mà con người phát ra gồm nhiều khúc đoạn dài ngắn khác
nhau. Đơn vị phát âm ngắn nhất, tự nhiên nhất là âm tiết (syllable).
7


Về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân
chia được là bởi nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy
phát âm.

8


Tuy nhiên trong thực tế có thể có đơn vị phát âm nhỏ hơn âm tiết đó là

các âm tố không phải là đơn vị tự nhiên.Vì thế nói âm tiết là đơn vị phát âm
nhỏ nhất nhưng phải kèm với tính chất tự nhiên nhất.
1.2.1.2. Cấu trúc âm tiết
Âm tiết có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống ngữ âm tiếng Việt bởi
âm tiết là sự biểu hiện tập trung, đầy đủ nhất những đặc điểm của tiếng Việt về
mặt ngữ âm. Mỗi âm tiết tiếng Việt mang một thanh điệu nhất định.
Tiếng Việt là ngôn ngữ phân tiết tính tức là trong dòng lời nói các âm tiết
được tách bạch rõ ràng. Cho nên, khi viết các chữ biểu thị âm tiết được viết
rời và cách biệt nhau. Ví dụ: “Sao anh không về chơi thôn Vĩ”? (7 âm tiết).
Âm tiết tiếng Việt có cấu tạo rất chặt chẽ và ổn định. Ở dạng đầy đủ, âm
tiết tiếng Việt có cấu tạo với 4 đơn vị đoạn tính (âm đầu, âm đệm, âm chính, âm
cuối) và một đơn vị siệu đoạn tính (thanh điệu) được chia thành hai bậc như sau:
THANH ĐIỆU
PHẦN VẦN
Âm đệm

ÂM ĐẦU

Âm chính

Âm cuối

Như vậy, mô hình cấu trúc âm tiết tiếng Việt giúp chúng ta có thể tìm hiểu
các nguyên tắc ghi các thành phần âm vị trong cấu trúc âm tiết tiếng Việt.
a. Âm đầu
Âm đầu có chức năng mở đầu âm tiết. Hệ thống âm đầu trong tiếng Việt
có 22 phụ âm, đứng ở vị trí đầu âm tiết, có thể vắng mặt trong âm tiết.
Đa số các âm vị đều thể hiện trên chữ viết bằng một con chữ, trừ một số
trường hợp ngoại lệ. Cụ thể:
TT


Âm vị

Chữ cái

Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

1

/b/

b

bà, bé

2

/m/

m

mạ, mẹ, má

3

/f/

ph

phương pháp, phấp phới


4

/v/

v

vui vẻ, vấn vương

5

/t’/

th

thể thao, thử thách

6

/t/

t

tươi tơt, tướng tá

9


TT


Âm vị

Chữ cái

Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

7

/d/

đ

đậu đen, đình đám

8

/n/

n

non nước, no nê

9

/s/

x

xuất xứ, xót xa


d

tiêu diệt, diết giặc

gi

khi đứng trước /a/,/ɔ/; riêng trong: giòng, già, giò

g

gì, giếng

10

/z/

11

/l/

l

lúa, làng, lụt lội

12

/t /

tr


trong trẻo, tròn trĩnh

13

ş

s

sạch sẽ, sửng sốt

14

ʐ

r

theo cách phát âm miền Bắc, âm đầu lưỡi - quặt
được phát âm thành đầu lưỡi - bẹt: “rực rỡ”

15

/c/

ch

chặt chẽ, chằm chằm

16

/ɲ/


nh

nhẹ nhàng, nhanh nhẹn

17

/k/

k

khi đứng trước /i, , e, ie/: “ký, kế, kè, kiếp, kìm,
kẹp…”

q

khi đứng trước âm đệm/-w-/(trừ trường hợp “quốc”):
“quà, quả, quê, qua, quen…”

c

trong các trường hợp còn lại: “cơm, canh, cà, cá,
con…”

18

/ŋ/

ngh


khi đứng trước/i, , e, ie/: “nghĩa gốc, nghịch ngợm,
nghiền ngẫm, nghiêm chỉnh…”

ng

trong các trường hợp còn lại: “ngắn ngủi, ngân nga,
ngất ngưởng, ngốc nghếch…”

19

//

kh

khinh khỉnh, khó khăn

20

/ɣ/

gh

khi đứng trước /i, , e/: ghi, ghè, ghế

g

trong các trường hợp còn lại: gỗ, ga, gà, gụ…

21


/h/

h

hóm hỉnh, hăng hái

22

/p/

p

Trong các từ mượn tiếng Pháp: com pa, pê đê, pin

8


Đa số các âm vị đều được thể hiện trên chữ viết bằng một con chữ, trừ
một số trường hợp một âm vị có thể được biểu thị bằng nhiều chữ cái. Ví dụ
“một âm vị phụ âm đầu được biểu thị bằng nhiều các cách viết khác nhau như:

/k/”: c, k, q; /z/: d, gi,…
Cụ thể, có 4 âm vị được ghi không thống nhất trong mọi trường hợp.
- Viết âm đầu /z/ + Ghi là d trong “diệt, diết, da”
+ Ghi là gi khi đứng trước /i/,/ie/; ví dụ: giết, giếng, giêng…
- Viết âm đầu /k/ + Ghi là k khi đứng trước /i, , e, ie/: ký, kế,kè,kiếp, kìm,kẹp…
+ Ghi là q khi đứng trước âm đệm/-w-/(trừ trường hợp “quốc”):
“quà, quả, quê, qua, quen…”
+ Ghi là c trong các trường hợp còn lại: “cơm, canh, cà, cá, con…”
- Viết âm đầu /ŋ/ + Ghi là ngh khi đứng trước/i, , e, ie/: “nghĩa, nghịch, nghiền,

nghiêm, nghe,…”
+ Ghi là ng trong các trường hợp còn lại: “ngắn, ngân, ngất, ngốc,
ngựa, ngồi…”
- Viết âm đầu /ɣ/ + Ghi là gh khi đứng trước /i, , e, ie/: ghi, ghẻ, ghế…
+ Ghi là g trong các trường hợp còn lại: gỗ, ga, gà, gụ, góa, gây…

b. Âm đệm
Âm đệm là âm có chức năng trầm hóa âm tiết. Có một âm vị ở vị trí âm
đệm là bán âm /-w-/.
Theo mô hình âm tiết tiếng Việt đầy đủ thì âm đệm đứng ở vị trí thứ 2
của âm tiết,sau âm đầu nhưng đứng đầu của phần vần. Âm đệm là một bán âm”
cấu tạo ngữ âm giống như nguyên âm nhưng không được làm đỉnh của âm tiết,
có thể vắng mặt trong âm tiết. Trong tiếng Việt chỉ có bán âm /-w-/là âm vị âm
đệm. Trên chữ viết, bán âm /-w-/ có sự bất hợp lí ở chỗ nó là một âm nhưng
được biểu thị bằng hai hình thức viết khác nhau, cụ thể khi viết là “u”, khi viết là
“o”.
9


+ Ghi bằng u khi đứng trước các nguyên âm /u, i, e, ie/ hoặc
-Viết bán âm /-w-/

đứng sau phụ âm /k/, ví dụ: huy,huệ,huyện, huynh, nguyệt,
qua…
+ Ghi bằng o khi đứng trước các nguyên âm / a, ă, /, ví dụ:

c. Âm chính

hoa, hoành, oanh, ngoa, loang, xoăn, hòe, hoen…


10


Âm chính là âm hạt nhân, quyết định âm sắc của âm tiết. Trong mô hình
âm tiết đầy đủ, âm chính đứng ở vị trí thứ ba trong âm tiết. Âm vị đảm nhiệm
vị trí này bao giờ cũng là một nguyên âm. Âm chính không thể vắng mặt trong
âm tiết. Tiếng Việt có 16 nguyên âm đảm nhiệm làm âm chính, bao gồm ba
nguyên âm đôi, 13 nguyên âm đơn (4 nguyên âm đơn ngắn, 9 nguyên âm đơn
dài). Cụ thể:
TT

Âm vị

Chữ cái

1

/ie/

ia

Sự thể hiện dưới dạng chữ viết
khi âm tiết không có âm đệm, không có âm cuối: mía,
chia, phía, kia…

ya

khi âm tiết có âm đầu, có âm đệm, không có âm cuối:
khuya




khi âm tiết có âm cuối, có âm đầu, vắng âm đệm: chiến,
chiều, tiêu…



khi trong âm tiết có âm cuối hay vắng cả âm đầu lẫn âm
đệm: quyên, khuyên, uyên, tuyết, yết, yên,yêu…

2

/ɯɤ/

ưa

khi trong âm tiết không có âm cuối: chưa, thừa, mưa, xưa,
hứa, thưa…

3
4

/uo/
/i/

ươ

Khi trong âm tiết có âm cuối: tươi, nước, tươm,ướt…

ua



khi trong âm tiết không có âm cuối: mua, chua, của, tua
rua…
khi trong âm tiết có âm cuối: chuông, tuồn, suối, chuối…

i

im ỉm, bị, ít ỏi

y

y học, y tế, trường y

5

/e/

ê

mê, tê, ghế

6

/ε/

e

me, mẻ, e dè, e thẹn


11


TT

Âm vị

Chữ cái

Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

7

/ɯ/

ư

tâm tư, từ từ, lữ thứ

8

/ɤ/

ơ

bơ, phở, mờ,mở

9

/ɤˇ/


â

ân cần, tất bật

10

/a/

a

ca, cá, tá, la, đà

11

/ εˇ/

a

chỉ xuất hiện trước /k, ŋ/.Lưu ý:/k/ lúc này phải viết là

12

/ă/

13

“ch”; / ŋ/ phải viết là “nh”, ví dụ: ách, anh
a


khi đứng trước /i, u/: ai, au

ă

các trường hợp còn lại: răn, bắt, cắp

/u/

u

tu, hú, mù, thù

14

/o/

ô

ô có trường độ ngắn, ví dụ: cô, bố, hố

15

//

ôô

ôô có trường độ dài (từ phiên âm)

oo


khi đứng trước /k,y/: xoong, loong toong, rơ moóc

16

/ ɔˇ/

o

Các trường hợp còn lại: co, lò, dò

o

ong,óc, lọng, tóc, học

Ngoài 03 nguyên âm đôi giữ vị trí là âm chính và được biểu thị bằng
nhiều hình thức viết như bảng trên thì riêng trường hợp âm vị làm âm chính /i/
được thể hiện bằng hai con chữ: i và y.
- /i/ được ghi là “y” khi:
+ Đứng trước âm cuối zêro (không có âm cuối) và âm vắng âm đầu + âm
đệm (ngoại lệ: í, ới): y học, y tế. Một số trường hợp viết do thói quen (ký, lý
luận).
+ Khi xuất hiện sau âm đệm: quy, duy, lụy…
- /i/ ghi là “i ” ở tất cả các trường hợp còn lại: kĩ, bỉ, ti, minh, kỉ, mĩ
d. Âm cuối
Âm cuối là âm vị đứng cuối âm tiết, có chức năng kết thúc âm tiết. Âm
cuối có thể là phụ âm hoặc bán âm, có thể vắng mặt trong âm tiết. Tiếng Việt
có 8 âm cuối vần, trong đó có 06 phụ âm cuối vần (/m/, /n/, / ŋ/, /p/, /t/, /k/) và
02 bán âm cuối vần (/u/, /i/). Cụ thể:
12



TT

Âm vị Chữ cái

1

/m/

m

đam, hôm, làm…

2

/n/

n

đan, nan, nôm…

3

/ŋ/

nh
ng

4


/p/

p

5

/t/

t

6

/k/

7

/w/

/i/

khi đứng sau các nguyên âm đơn hàng trước: /i/, /ε/, /e/:
inh, kênh, khênh, hành…
trong các trường hợp còn lại: tông, tung, tang, hang...
xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm(âm chính) trong các
âm tiết mang thanh sắc, thanh nặng: đáp, tập, hợp…
xuất hiện sau chữ cái ghi nguyên âm(âm chính) trong các
âm tiết mang thanh sắc, thanh nặng: đát, tốt, tạt, mạt…

ch


khi đứng sau /i/, /e/, /εˇ/: nhích, ếch, ách…

c

trong các trường hợp còn lại: các, cóc, lóc…

o
u

8

Sự thể hiện dưới dạng chữ viết

y
i

khi đứng sau các nguyên âm đơn dài, có độ mở của miệng
rộng(/a/, /ε/ ): cao, chèo, béo, neo, heo…
trong các trường hợp còn lại: cau, nêu, đau,đâu, gấu…
khi xuất hiện sau các nguyên âm ngắn: cấy, cây, đẩy,
lay, bay…
tất cả các trường hợp còn lại: tôi, mai, cúi, lụi, cai, nai, lái…

e. Thanh điệu
* Khái niệm
Thanh điệu là loại âm vị siêu đoạn tính, không bao giờ vắng mặt trong
âm tiết. Thanh điệu đứng trên hoặc dưới âm chính có tác dụng khu biệt âm tiết
về cao độ.
Tiếng Việt có 6 thanh điệu, đó là:
- Thanh ngang: không dấu.

- Thanh huyền: ghi bằng dấu huyền (` ).
- Thanh ngã: ghi bằng dấu ngã (∼ ).

13


×