Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn ngữ các dân tộc thiểu số trong truyền thông ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.28 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
–––––––––––––––––––––––––

KHAMMONH NOYVONGTHONG

CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

THÁI NGUYÊN - 2018


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHAMMONH NOYVONGTHONG

CHÍNH SÁCH VÀ VIỆC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VỀ NGÔN NGỮ CÁC DÂN TỘC THIỂU SỐ TRONG
TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
Ngành: Ngôn ngữ Việt Nam
Mã số: 8.22.01.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ,
VĂN HỌC VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thu Quỳnh



THÁI NGUYÊN - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả đưa ra là hoàn toàn trung thực. Những kết luận khoa học nêu trong
luận văn chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác.
Nếu phát hiện có sự gian lận, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung
luận văn của mình.

Tác giả luận văn

Khammonh NOYVONGTHONG

i


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Nguyễn Thu Quỳnh,
người đã tận tình hướng dẫn tôi thực hiện luận văn này. Tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn các thầy, cô giáo Bộ môn Ngôn ngữ, Khoa Ngữ văn, Phòng Đào tạo
(Bộ phận Sau đại học) đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học
tập và nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp
ở Việt Nam và Lào, bạn bè, học viên lớp Cao học Ngôn ngữ khóa 24 đã giúp đỡ
tôi trong quá trình thực hiện luận văn.

Tác giả luận văn

Khammonh NOYVONGTHONG


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ..............................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG ............................................................................................v
MỞ ĐẦU .......................................................................................................................1
1.

do
chọn
đề
........................................................................................................1
2.
Đối
tượng

phạm
..............................................................2

vi

nghiên

cứu,


3.
Mục
đích

nhiệm
cứu.............................................................................3

tài
khảo

vụ

sát
nghiên

4.
Phương
pháp
nghiên
...........................................................................................3

cứu

5.
Đóng
góp
của
..............................................................................................4

văn


luận

6.
Cấu
trúc
của
văn.................................................................................................5

luận

Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN ...........6
1.1.
Tổng
quan
tnh
.............................................................................6

hình

nghiên

cứu

1.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông và
chính

sách

ngôn


ngữ

các

DTTS

trong

truyền

thông



nước

ngoài

................................6
1.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS
và chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam .............................8
1.2.

sở

..........................................................................................................12

luận


1.2.1. Chính sách và chính sách ngôn ngữ ..................................................................12
1.2.2.
Truyền
thông,
truyền
chúng...............................................................16

thông

đại

1.2.3. Truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS và ngôn ngữ DTTS trong truyền thông ...23
iii


Chương 2: NGHIÊN CỨU CHÍNH SÁCH VỀ NGÔN NGỮ CÁC DTTS TRONG
TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM ...........................................................26
2.1. Khái quát chính sách về ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam...26
2.1.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngôn
ngữ quốc gia, ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam ..........................................................26
2.1.2. Nhận xét về chính sách ngôn ngữ quốc gia, chính sách ngôn ngữ các DTTS

Việt
Nam...................................................................................................................37
2.2. Chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ...................44

iii


2.2.1. Thống kê các văn bản đã ban hành có liên quan đến chính sách về ngôn

ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam ...........................................................44
2.2.2. Nhận xét về chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam
...........49
2.3. Một số kiến nghị trong việc hoạch định các chính sách về ngôn ngữ DTTS
trong truyền thông ở Việt Nam
....................................................................................51
2.3.1. Chính sách liên quan đến ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ..................51
2.3.2. Chính sách trực tiếp về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ......................52
Chương 3: NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH VỀ
NGÔN NGỮ CÁC DTTS TRONG TRUYỀN THÔNG Ở VIỆT NAM
.................................................................................................................54
3.1. Vài nét tnh hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS ở
Việt Nam ......................................................................................................................54
3.1.1. Giai đoạn 1945 - 1954 .......................................................................................54
3.1.2. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................54
3.1.3. Giai đoạn từ 1975 đến nay
.................................................................................55
3.2. Tình hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông ở Việt Nam
.............................................................................................56
3.2.1. Giai đoạn 1954 - 1975 .......................................................................................56
3.2.2. Giai đoạn từ 1975 đến nay
.................................................................................57
3.3. Tình hình truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt
Nam.........................................60
3.3.1. Tình hình thực hiện truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam ..............60
3.3.2. Tình hình tiếp cận truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của đồng bào các
dân tộc ở Việt Nam ......................................................................................................68
3.4. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực truyền thông
bằng các ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam ........................................................................75

3.4.1. Giải pháp về nội dung ........................................................................................75
3.4.2. Giải pháp hiện đại hóa hình thức
.......................................................................76
3.4.3. Các giải pháp khác .............................................................................................76
KẾT LUẬN.................................................................................................................80


TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................83

iv


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHQG

: Đại học Quốc gia

ĐHTN

: Đại học Thái Nguyên

DTTS

: Dân tộc thiểu số KH&CN

: Khoa học và Công nghệ
KHXH & NV: Khoa học Xã hội và Nhân văn
NCKH

: Nghiên cứu Khoa học


NXB

: Nhà xuất bản

PTTH

: Phát thanh - Truyền hình

THVN

: Truyền hình Việt Nam VOV

: The Voice of Vietnam VTV
Vietnam Television

4

:


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ quốc gia ở Việt Nam ........26
Bảng 2.2. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam............28
Bảng 2.3. Các văn bản ban hành chính sách về ngôn ngữ DTTS trong truyền
thông ở Việt Nam
.......................................................................................44
Bảng 3.1. Thống kê tnh hình phát thanh, truyền hình cấp trung ương bằng ngôn
ngữ DTTS ở Việt Nam ...............................................................................61
Bảng 3.2. Thống kê tình hình phát thanh, truyền hình cấp tỉnh bằng ngôn ngữ

DTTS ở Việt Nam ......................................................................................62
Bảng 3.3. Khả năng sử dụng ngôn ngữ của các đối tượng được khảo sát...................71
Bảng 3.4. Mức độ sử dụng các loại hình truyền thông của các đối tượng khảo sát
....72

5


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và đa ngôn ngữ, tỉ lệ dân tộc thiểu số
(DTTS) chiếm số lượng lớn trong thành phần dân tộc. Các DTTS phân bố chủ yếu ở
khu vực miền núi và trung du - nơi thượng nguồn của các dòng sông, nơi có tiềm
năng lớn về tài nguyên thiên nhiên và có vị trí quan trọng về an ninh đất nước. Để cải
thiện môi sinh, nâng cao chất lượng đời sống cho đồng bào các DTTS, đồng thời cũng
để phát triển bền vững dân tộc và quốc gia trong thời kì đổi mới và hội nhập hiện
nay, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách và giải pháp
thiết thực, cụ thể đối với đồng bào các dân tộc. Một trong những giải pháp được đặc
biệt chú trọng là nâng cao chất lượng của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
DTTS.
Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS có thể giúp cho đồng bào DTTS
nói chung, đồng bào DTTS không biết tếng Việt nói riêng có điều kiện tếp cận
thông tn để mở mang nhận thức, thay đổi hành vi theo hướng tch cực; phát
triển ngôn ngữ mẹ đẻ và ngôn ngữ phổ thông vùng; giữ gìn bản sắc văn hóa, góp
phần bảo vệ sự đa sắc trong văn hóa Việt Nam. Hoạt động này cũng góp phần phát
triển kinh tế, văn hóa xã hội ở vùng miền núi, biên giới; tạo tiền đề quan trọng cho
công tác an ninh, quốc phòng của đất nước; góp phần thực hiện Luật tếp cận thông
tn (104/2016/QH13, ngày 06 tháng 4 năm 2016) và thực hiện những chủ trương
của Đảng, chính sách của Nhà nước về phát triển bền vững DTTS và ngôn ngữ DTTS ở
Việt Nam.

Hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở mỗi quốc gia chỉ có thể đạt
hiệu quả cao khi các nhà nước có một chính sách truyền thông bằng ngôn ngữ các
DTTS phù hợp, đặc biệt là những chính sách liên quan đến các hình thức truyền
thông với các ngôn ngữ/ phương ngữ, chữ viết phù hợp ở từng cấp, từng địa
phương, cách thức sử dụng ngôn ngữ DTTS hiệu quả, cách thức tăng cường sức hấp
dẫn, hiệu lực của truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS...
Ở Việt Nam, hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ của một số DTTS ở các cơ
quan truyền thông quốc gia và địa phương đã được triển khai thực hiện từ lâu,
1


nhưng nhiều vấn đề liên quan đến việc nghiên cứu chính sách và tnh hình thực
hiện chính

2


sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam vẫn chưa được quan tâm
nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện.
Đây chính là những lí do để chúng tôi lựa chọn vấn đề nghiên cứu trong luận
văn Thạc sĩ của mình là Chính sách và việc thực hiện chính sách về ngôn ngữ các
DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu, khảo sát
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là chính sách và việc thực hiện chính sách về
ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
2.2. Phạm vi nghiên cứu, khảo sát
Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung vào ba phương diện:
1/ Chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông từ năm 1945 đến nay.

2/ Thực trạng việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ
các
DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
3/ Đề xuất và kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
của hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam.
Phạm vi khảo sát của đề tài tập trung vào ba phương diện:
1/ Khảo sát trên văn bản là các quyết định, chỉ thị, nghị quyết, thông tư... có
liên quan đến việc triển khai và hướng dẫn thực hiện chính sách về truyền thông và
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
2/ Khảo sát việc thực hiện và hiệu quả của chính sách về ngôn ngữ các DTTS
trong truyền thông ở Việt Nam.
3/ Khảo sát thí điểm nhu cầu, nguyện vọng, thái độ của đồng bào DTTS về việc
tếp nhận truyền thông bằng ngôn ngữ dân tộc tại một địa phương cụ thể. Trong
phạm vi khảo sát của đề tài và khả năng thực hiện của học viên, luận văn lựa chọn
địa bàn khảo sát là xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên. Xã Kim
Phượng có số dân là
3231 người1, là nơi tập trung đông đồng bào dân tộc Tày sinh sống (hơn 90% là
người
3


Tày) và cũng là địa phương tiếp nhận được nhiều kênh phát thanh, truyền hình
bằng ngôn ngữ DTTS của các Đài phát thanh, truyền hình cấp trung ương và địa
phương.
1

Theo số liệu trong Báo cáo tổng kết của UBND xã Kim Phượng, huyện Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên năm 2017

4



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu chính sách và chỉ ra thực trạng
của việc ban hành, triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt
động truyền thông ở Việt Nam. Từ đó, luận văn có mục đích đề xuất những kiến
nghị về chính sách và giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng của hoạt động
truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn cụ thể như sau:
- Làm rõ tổng quan tnh hình nghiên cứu về truyền thông và chính sách về ngôn
ngữ các DTTS trong truyền thông ở nước ngoài và Việt Nam, những bài học kinh
nghiệm có thể rút ra từ các chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở
các nước trên thế giới.
- Làm rõ các vấn đề lí luận liên quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn
ngữ DTTS và chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông ở Việt
Nam hiện nay.
- Nghiên cứu các chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông
ở Việt Nam.
- Làm rõ thực trạng, hiệu quả của việc triển khai và thực hiện chính sách về
ngôn ngữ các DTTS trong hoạt động truyền thông ở Việt Nam.
- Đề xuất một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp miêu tả
Phương pháp này được sử dụng để tổng quan, phân tch, đánh giá hiện
trạng tnh hình thực hiện chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở
Việt Nam. Luận văn sẽ vận dụng lí luận và cách tếp cận, điều kiện thực tế để nhìn
nhận các sự kiện, các hiện tượng, các số liệu đa dạng và phong phú. Từ đó, có thể có
được những kết quả phân tch khoa học và khách quan, đề xuất những điều chỉnh

phù hợp về chính sách và phương cách tổ chức truyền thông bằng ngôn ngữ các
DTTS ở Việt Nam hiện nay.
5


Đặc biệt, luận văn chú trọng đến việc đưa ra những đề xuất mang tnh
chiến lược về chính sách chung và các giải pháp thực hiện để đảm bảo cho
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS có hiệu quả thiết thực trong
điều kiện hiện nay của Việt Nam.
4.2. Phương pháp ngôn ngữ học điền dã
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu về thực trạng hoạt
động truyền thông và việc tếp nhận truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS của đồng bào
dân tộc ở Việt Nam hiện nay.
4.3. Phương pháp ngôn ngữ học xã hội
Phương pháp này được sử dụng để thu thập tài liệu và ý kiến chuyên gia về
hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, chính sách về ngôn ngữ các DTTS
trong truyền thông ở Việt Nam hiện nay.
5. Đóng góp của luận văn
5.1. Về mặt lí luận
- Làm rõ các cơ sở lí luận của việc xác định giải pháp, cách thức nâng cao hiệu
quả, hiệu lực hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
- Góp phần hoàn thiện một số chính sách liên quan đến hoạt động truyền thông
bằng ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
5.2. Về mặt thực tễn
- Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được vận dụng để giải quyết các vấn
đề đặt ra trong hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS trên cả nước và ở
các địa phương có đồng bào DTTS ở Việt Nam sinh sống bởi luận văn đề xuất được
một cách khoa học những giải pháp tăng cường hiệu quả, hiệu lực truyền thông bằng
ngôn ngữ các DTTS ở Việt Nam hiện nay.
- Kết quả nghiên cứu đề tài là tài liệu tham khảo về vấn đề truyền thông bằng

ngôn ngữ DTTS cho các quốc gia có cảnh huống ngôn ngữ tương tự Việt Nam.
- Luận văn cũng là tài liệu tham khảo tốt cho những người nghiên cứu về DTTS,
ngôn ngữ DTTS, những người thực hiện truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, giảng
viên, sinh viên đại học chuyên ngành Ngữ văn, Ngôn ngữ học, Dân tộc học và những
người quan tâm.
6


6. Cấu trúc của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, gồm có
3 chương sau đây:
- Chương 1: Tổng quan tnh hình nghiên cứu và cơ sở lí luận
- Chương 2: Nghiên cứu chính sách về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông
ở Việt Nam
- Chương 3: Nghiên cứu tnh hình triển khai thực hiện chính sách về ngôn ngữ
các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam

7


Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Những nghiên cứu cơ bản về ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông và
chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở nước ngoài
Truyền thông DTTS nói chung và truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS nói
riêng đã được đề cập đến trong nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới. Điều đó
cho thấy hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS đã trở thành vấn đề nghiên
cứu được quan tâm trong nhiều năm gần đây. Tuy nhiên, hoạt động này phát triển
rất khác nhau ở các quốc gia trên thế giới.

Năm 1923, đài BBC (Britsh Broadcasting Corporaton) của Anh bắt đầu phát
một số chương trình bằng tếng Wales; năm 1934 đài phát thanh NRK (Norsk
Riksringkastng) của Nauy phát một số chương trình bằng ngôn ngữ DTTS cho người
Sami, nhóm cư dân DTTS sống ở khu vực miền Bắc Nauy. Những chương trình phát
thanh tương tự dành cho cộng đồng người Sami cũng được phát ở Thụy Điển và
Phần
Lan vào năm 1948.
Vào những năm cuối thập niên 1980, 1990, truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở
các quốc gia châu Âu như Anh, Pháp, Nauy, Thụy Điển, Bỉ, Thụy Sĩ phát triển nhanh
chóng. Ở Đức, các thành phố lớn như Munich, Stuttgart đều có các khung giờ phát
sóng bằng ngôn ngữ DTTS. Năm 1998, truyền thông Pháp ghi nhận có khoảng 265 giờ
truyền hình bằng sáu ngôn ngữ DTTS được phát trong năm. Ở Tây Ban Nha, sau năm
1975, các địa phương giành được quyền tự chủ nhiều hơn và đó là cơ hội cho các
đài phát thanh địa phương phát sóng các chương trình bằng ngôn ngữ DTTS. Các
chương trình cho cộng đồng Catalan và Basque xuất hiện trên truyền thanh vào năm
1977 và truyền hình vào năm 1983...
Truyền thông DTTS phát triển rất nhanh ở Úc với đủ các loại hình: báo in,
truyền thanh, truyền hình, phim, video, truyền thông đa phương tiện và truyền
thông trực tuyến. Nhưng trong tất cả các loại hình đó, truyền thanh bằng ngôn ngữ
8


DTTS thành công nhất . Lí do các chương trình truyền thanh bằng ngôn ngữ DTTS
thành

9


công ở Úc là các cộng đồng DTTS thường sống ở khu vực xa xôi, hẻo lánh, điều kiện
tếp cận với báo in khó khăn. Đây cũng là một bài học hay cho Việt Nam khi lựa chọn

phát triển mạnh loại hình truyền thông phù hợp cho từng nhóm DTTS ở từng khu
vực, địa phương cụ thể.
Hiện nay, ở Trung Quốc, hệ thống truyền thông nhiều loại ngôn ngữ, nhiều cấp
độ, nhiều tần số đã được hình thành. Truyền thanh bằng năm thứ tếng dân tộc
là tếng Mông Cổ, tếng Tạng, tếng Duy Ngô Nhĩ, tiếng dân tộc Ka-giắc-stan, tếng
Triều Tiên đã phủ sóng gần một nửa diện tích Trung Quốc. Một số ngôn ngữ thuộc về
nhóm các DTTS chỉ còn số lượng người sử dụng rất ít ỏi cũng đã được sử dụng trong
các chương trình phát thanh như tiếng Choang, tiếng Di, tếng Thái, tiếng Khang Ba...
Lào cũng là đất nước đa ngôn ngữ, đa dân tộc và là đất nước có diện tch nhỏ,
với số dân trên 6 triệu người. Đất nước Lào có 49 dân tộc, dân tộc chính là dân tộc
Lào có số dân nhiều nhất chiếm 54,6% và còn lại là 48 DTTS. Hầu hết các DTTS đều có
tếng mẹ đẻ của riêng dân tộc mình và duy trì được tiếng nói và phong tục tập
quán tốt đẹp đặc trưng của mỗi dân tộc.
Trong quá trình giữ và xây dựng đất nước từ cách mạng 1975 đến nay, Đảng và
Nhà nước Lào luôn quan tâm đặc biệt đến truyền thông, truyền thông dân tộc, vì
truyền thông là công cụ sắc bén đóng vai trò quan trọng trong thời đại công nghiệp
hóa, hiện đại hóa hiện nay và sự phát triển của đất nước, đời sống về vật chất và
tnh thần của nhân dân các dân tộc trên đất nước Lào.
Lào chưa có chính sách riêng về truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS, nhưng vẫn
có nhiều nhà nghiên cứu trong nước và nước ngoài luôn quan tâm đến ngôn ngữ văn
hóa của các bộ tộc như: năm 2017 có tác giả ຄຄຄພຄຄ ອຄຄໄພທບ đã nghiên cứu về “Sự
thay đổi của ngôn ngữ dân tộc Yang” (ກຄຄນປຽນແປງຂອງພຄຄສຄຄຢງ), năm 2018 có nhiều
tác giả ທອງໃບ-ທນຍຄຄລກ-ບແກວ nghiên cứu về đề tài “Ngôn ngữ và dân tộc Khơ mú ở
tỉnh Luangnamtha” (ກຄຄນວໄຈພຄຄສຄຄ ແລະ ຊນເຜຄຄກມມແຂວງຫວງນຄຄທຄຄ), “Nghiên cứu tếng
Phu Nọi ở Lào” (ກຄຄນວໄຈພຄຄສຄຄພນອຍໃນ ສປປ ລຄຄວ).
Hiện nay, đất nước Lào có 63 đài phát thanh trong đó có 11 đài trung ương, 19
đài tỉnh và 33 đài huyện; phát sóng tới 90% diện tch của cả nước để tuyên truyền

10



chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Lào. Các chương trình
được

11


phát qua sóng radio với hơn 700 tiếng/ngày bằng nhiều thứ tếng khác nhau trong
đó
có 2 thứ tếng DTTS là tếng Mông va tếng Khơ mú.
Có thể thấy, các tác giả nước ngoài khi nghiên cứu về ngôn ngữ các DTTS trong
truyền thông và chính sách về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS đã
thống nhất ở một số điểm như:
(1) Bối cảnh chính trị và quan điểm chính sách của chính phủ cầm quyền có ảnh
hưởng rất lớn đối với hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.
(2) Để những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS đạt hiệu quả cao thì
việc giữ gìn bản sắc văn hóa và mở rộng thêm “không gian công” cho người DTTS
cần phải được đề cao.
(3) Khi nhìn nhận và đánh giá những hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ
DTTS cần đặt nó trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay với sự phát triển mạnh mẽ
của Internet và công nghệ kĩ thuật số.
(4) Cần có những chính sách và giải pháp phù hợp để có thể phát huy những
điểm tch cực mà hoạt động truyền thông mang lại cho cộng đồng DTTS; đồng thời
giảm thiểu những tác động têu cực, đặc biệt là trong trường hợp các ngôn ngữ DTTS
có nguy cơ mai một.
Đây là những kinh nghiệm quý báu, là cơ sở để nghiên cứu và đề xuất các chính
sách nhằm phát triển hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS ở Việt Nam.
1.1.2. Những nghiên cứu cơ bản về hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS
và chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam
Từ trước đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về hoạt động truyền thông bằng

ngôn ngữ DTTS và chính sách ngôn ngữ các DTTS trong truyền thông ở Việt Nam.
Nguyên Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam Hồ Anh Dũng trong bài
viết Sự nghiệp phát triển truyền hình ở vùng DTTS (in trong cuốn Các DTTS Việt
Nam thế kỉ XX) đã cho thấy sự cần thiết và dự báo khả năng đóng góp, tăng cường
đầu tư cho công tác thông tn truyền thông của Đài Truyền hình Việt Nam đối với
vùng DTTS trong tnh hình mới [53].
Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác bảo tồn và phát huy tiếng nói, chữ viết các
12


DTTS của Ủy ban Dân tộc (2006) [77], cũng đã đề cập đến khá nhiều vấn đề liên

13


quan đến hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ các DTTS và việc triển khai, thực
hiện các chính sách về truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS.
Tác giả Nguyễn Văn Khang, trong bài viết “Một số vấn đề về đời sống tiếng
Chăm ở Việt Nam hiện nay” (2011), đã đề cập đến hoạt động truyền thông bằng
tiếng Chăm ở Việt Nam hiện nay. Theo tác giả, phát thanh, truyền hình bằng tếng
dân tộc là chủ trương nhận được sự thống nhất cao của Đảng và Nhà nước Việt Nam
và chủ trương này cũng được bà con người Chăm rất ủng hộ và vui mừng đón nhận
[33].
Tác giả Nguyễn Hữu Hoành trong cuốn Ngôn ngữ, chữ viết các DTTS ở Việt
Nam (Những vấn đề chung), (2013) cũng cho rằng: Cần xác định thứ tự ưu tên khi
đưa những ngôn ngữ, chữ viết của DTTS vào các phương tiện thông tn đại chúng,
cũng như trong giảng dạy tại nhà trường
[27].
Trong bài viết Sử dụng ngôn ngữ chữ viết các DTTS trên sóng Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh Lai Châu hiện nay: thực trạng và kiến nghị (2014), sau khi phân tch
tnh hình sử dụng ngôn ngữ chữ viết dân tộc trên sóng Phát thanh - Truyền hình, tác

giả Thúy Ngoạn đã đề xuất một số giải pháp nhằm sử dụng có hiệu quả ngôn ngữ
chữ viết dân tộc trên sóng phát thanh - truyền hình ở Lai Châu [51].
Cùng với các công trình nghiên cứu được xuất bản, còn có những đề tài nghiên
cứu khoa học, luận văn thạc sĩ và luận án tến sĩ đã bước đầu nghiên cứu về hoạt
động truyền thông nói chung và hoạt động truyền thông bằng ngôn ngữ DTTS tại
một số địa phương cụ thể. Luận văn thạc sĩ Thông tin về dân tộc miền núi trên VTV 1
- Đài Truyền hình Việt Nam của tác giả Nguyễn Xuân An (2001) [1], đã khảo sát
chương trình về đề tài dân tộc miền núi của Đài Truyền hình Việt Nam trong 3
năm 1999 2001. Năm 2007, tác giả Trần Bảo Khánh [36], đã bảo vệ thành công luận án tến sĩ
với đề tài Đặc điểm công chúng truyền hình Việt Nam giai đoạn hiện nay. Luận văn
thạc sĩ Chương trình truyền hình tiếng Mông của Đài Phát thanh Truyền hình Bắc
Kạn của tác giả Nguyễn Đức Thành (2014) [60], đã nêu khái quát quá trình hình
14


thành, phát triển của chương trình truyền hình tếng Mông ở đài phát thanh
truyền hình tại một địa phương cụ thể. Năm 2014, Hà Thị Tuyết Nga [49], đã bảo vệ
thành công luận án Nghiên cứu cảnh huống ngôn ngữ dân tộc Tày ở vùng Đông
Bắc Việt

15


×