Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (921.76 KB, 54 trang )

ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC

KẾ HOẠCH
CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN
KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2016-2020

1


MỤC LỤC

THÔNG TIN KHÁI QUÁT.........................................................4
1. THÔNG TIN CHUNG ........................................................................................................ 4
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN .................................................................... 4
3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ ......................................................................................... 5
4. ĐỘI NGŨ ............................................................................................................................ 5
SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG CÔNG TÁC KHOA .................................................................. 9

TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU ........................................9
1.Tầm nhìn ............................................................................................................................ 10
2. Sứ mạng ............................................................................................................................ 10
3. Mục tiêu ............................................................................................................................ 10

PHẦN 1
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN
CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2011-2015 ................................... 12
1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH ................................................................................................. 12
1.1. Bối cảnh quốc tế..................................................................................................... 12
1.2. Bối cảnh Việt Nam................................................................................................. 13


2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2010-2015 .............................. 14
2.1. Công tác xây dựng đội ngũ .................................................................................... 14
2.2 Công tác đào tạo...................................................................................................... 16
2.3 Công tác nghiên cứu khoa học ................................................................................ 17
2.4. Hoạt động đảm bảo chất lượng .............................................................................. 18
2.5. Về hợp tác quốc tế ................................................................................................. 20
2.6. Quản lý sinh viên ................................................................................................... 20
2.7. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ................. 21

PHẦN 2
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN KHOA NGỮ VĂN
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020 ................................. 23
1. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ.................................................................................................. 23
1.1 Mục tiêu .................................................................................................................. 23
1.2. Giải pháp ................................................................................................................ 24
2. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO ................................................................................................... 24
2


2.1. Đào tạo đại học ...................................................................................................... 24
2.2. Đào tạo sau đại học ................................................................................................ 25
3. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC............................................................................................ 26
3.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 26
3.2. Giải pháp ................................................................................................................ 27
4. HỢP TÁC QUỐC TẾ ....................................................................................................... 27
4.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 27
4.2. Giải pháp ................................................................................................................ 28
5. HOẠT ĐỘNG ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG .................................................................... 28
5.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 28
5.2. Giải pháp ................................................................................................................ 30

6. CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG VÀ QUẢN LÝ SINH VIÊN .......................... 30
6.1. Mục tiêu ................................................................................................................. 30
6.2. Giải pháp ................................................................................................................ 32

PHỤ LỤC .................................................................................. 33
KẾ HOẠCH XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ .................................................................. 34
KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ VÀ QUY MÔ ĐÀO TẠO KHOA
NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020......................................................... 35
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO BỒI DƯỠNG CÁN BỘ KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI
ĐOẠN 2016-2020 ................................................................................................................. 48
QUY MÔ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC, SAU ĐẠI HỌC KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2016-2020 ....................................................................................................... 50
BIÊN SOẠN VÀ XUẤT BẢN TÀI LIỆU PHỤC VỤ GIẢNG DẠY KHOA NGỮ VĂN
TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020 ............................................................................ 51
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÁC CẤP KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI
ĐOẠN 2016-2020 ................................................................................................................. 52
CÔNG BỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC
GIAI ĐOẠN 2016-2020 ....................................................................................................... 52
HỘI NGHỊ/HỘI THẢO KHOA HỌC VÀ SỐ BÁO CÁO TẠI HỘI NGHỊ........................ 53
HỘI THẢO KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020 ........................ 53
CHƯƠNG TRÌNH LIÊN KẾT ĐÀO TẠO KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI
ĐOẠN 2016-2020 ................................................................................................................. 53

3


THÔNG TIN KHÁI QUÁT

1. THÔNG TIN CHUNG
Tên tiếng Việt: Khoa Ngữ văn Trung Quốc

Tên tiếng Hán: 中国语文系 (viết tắt 中文系)
Tên tiếng Anh: Faculty of Chinese Linguistics and Literature
Cơ quan chủ quản: Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia thành phố Hồ Chí Minh
Địa chỉ: Phòng B.014, Trường ĐHKHXH&NV, 10-12 Đinh Tiên Hoàng, P. Bến
Nghé, Q.1, TP. HCM
Điện thoại: (+84)(08) 38293828 - Số máy nội bộ: 142
Email:
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
Vào năm 1997, bộ môn Ngữ văn Trung Quốc trực thuộc Trường, được hình thành
trên cơ sở sáp nhập hai bộ môn Ngữ văn Trung Quốc (thuộc khoa Ngữ văn và Báo chí)
và bộ môn Trung Quốc học (thuộc khoa Đông phương học).
Tháng 4 năm 1999, Khoa chính thức được thành lập với tên gọi Ngữ văn Trung
Quốc.
Khoa Ngữ văn Trung Quốc chính thức tuyển sinh từ tháng 09 năm 1998, chỉ tiêu
tuyển sinh hàng năm dao động từ khoảng 120 đến 200 sinh viên; từ năm 2010 trở đi,
được giao chỉ tiêu hằng năm cố định là 130 sinh viên. Tính đến nay năm 2015, Khoa đã
tuyển sinh được 18 khóa, trong đó có 14 khóa đã tốt nghiệp.

4


Khoa Ngữ văn Trung Quốc hiện là một trong những trung tâm đào tạo nhân tài
mảng ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc có uy tín, có số lượng ổn định nhất trong các
trường đại học ở Việt Nam.
3. CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ
Là một khoa chuyên ngữ, Khoa Ngữ văn Trung Quốc có nhiệm vụ:
- Đào tạo nguồn nhân lực cho xã hội có trình độ cử nhân ngành Ngôn ngữ Trung
Quốc, có kiến thức vững vàng về ngôn ngữ và văn hoá Trung Quốc, có phẩm chất chính
trị và đạo đức nghề nghiệp, có sức khỏe tốt, có khả năng giải quyết tốt các công việc

thuộc ngành nghề chuyên môn, đáp ứng được những yêu cầu của xã hội và của nền kinh
tế trong quá trình hội nhập quốc tế.
- Phối hợp giải quyết công tác đào tạo và những sự vụ có liên quan đến mảng ngôn
ngữ và văn hóa Trung Quốc.
- Nghiên cứu khoa học phục vụ giảng dạy và phục vụ phát triển kinh tế, văn hóa,
xã hội các tỉnh thành phía Nam, Việt Nam.
4. ĐỘI NGŨ
Tổng số cán bộ của Khoa: 28 (Số liệu cập nhật đến ngày 10/12/2015)
Stt

Họ và tên

Ngày sinh

Học vị

Nơi tốt
nghiệp

BC HĐ Ghi chú

BM NGÔN NGỮ –
VĂN HÓA TQ
1

Nguyễn Đình Phức

25.12.1973

PGS.TS


TQ

X

2
3
4
5
6

Trần Anh Tuấn
Hàn Hồng Diệp
Võ Ngọc Tuấn Kiệt
Trần Tuyết Nhung
Trương Phan Châu Tâm

12.10.1961
04.06.1977
14.04.1971
15.08.1981
18.08.1985

NCS
ThS
ThS
ThS
ThS

VN

TQ
ĐL
TQ
TQ

X
X
X
X
X

5

Trưởng
khoa,
Trưởng BM
NCS tại VN
NCS tại TQ

NCS tại VN


7
8
9

Quang Kim Ngọc
Huỳnh Ng. Thùy Trang
Cái Thi Thủy
BM THỰC

TIẾNG TQ

10
11
12
13
14
15
16
17
18

ThS
ThS
TS

ĐL
VN
TQ

X
X
X

NCS ở Đức

15.05.1980
22.06.1983
15.05.1971
29.07.1973

28.08.1976
19.01.1979
17.11.1984
13.09.1981
16.12.1980

TS
TS
ThS
ThS
TS
ThS
ThS
ThS
ThS

TQ
TQ
VN
VN
TQ
VN
TQ
TQ
TQ

X
X
X
X

X
X
X
X

Trưởng BM
Phó Khoa
Phó Khoa

Thi NCS 2016

HÀNH

Ng. Vũ Quỳnh Phương
Trương Gia Quyền
Nguyễn Minh Thúy
Cao Thị Quỳnh Hoa
Tống Thị Quỳnh Hoa
Nguyễn T. Thanh Hương
Trần Trương Huỳnh Lê
Vũ Kim Anh
Bùi Hồng Hạnh
BM BIÊN
DỊCH

17.02.1981
03.02.1987
1984

X


NCS tại TQ
NCS tại TQ
NCS tại TQ

PHIÊN

19

Nguyễn Thị Thu Hằng

10.08.1977

ThS

ĐL

X

20
21
22
23
24
25
26

Bùi Thị Hạnh Quyên
Hoàng Tố Nguyên
Vũ Thị Hương Trà

Dương Thị Trinh
Lê Minh Thanh
Phan Thị Hà
Khưu Chí Minh

08.08.1977
22.06.1983
19.08.1980
27.03.1977
21.10.1983
10.09.1979
1981

ThS
TS
ThS
ThS
ThS
ThS
TS

TQ
TQ
VN
TQ
TQ
TQ
TQ

X

X
X
X
X
X
X

12.06.1972
26.11.1979

CN
CN

VN
TQ

X

Trưởng BM,
NCS tại VN
NCS tại TQ
NCS tại VN
NCS tại TQ
NCS tại TQ
NCS tại VN

TỔ CHUYÊN VIÊN
27
28


Nguyễn Thị Trúc Vân
Vũ Thị Tuyết Nhung

Số cán bộ đang công tác tại Khoa: 22 cán bộ

6

X

Giáo vụ
Thư ký


Số cán bộ đang học tập và công tác ở nước ngoài: 07 cán bộ (06 NCS tại TQ, 01
NCS tại Cộng hòa Liên bang Đức).
Về học hàm của cán bộ trong Khoa: 01 PGS, 27 giảng viên, 02 chuyên viên.
Về học vị của cán bộ trong Khoa: 01 PGS.TS, 06 TS, 20 ThS, 02 cử nhân; trong
số 20 giảng viên là ThS có 13 NCS đang học tập tại các cơ sở đào tạo trong và ngoài
nước, 01 ThS sẽ thi NCS vào năm 2016.
Về trình độ chính trị, Khoa hiện có 08 đảng viên, nhiều cán bộ đã học qua lớp bồi
dưỡng chính trị cho đối tượng sắp vào Đảng.
Trong 5 năm vừa qua, số lượng cán bộ trong Khoa không ngừng tăng lên cả lượng
lẫn về chất, từ một đội ngũ phần lớn các thầy cô giáo chỉ có học vị cử nhân, đến nay trên
100% giảng viên của Khoa đã có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên.
Với lượng cán bộ viên chức nêu trên, với nhu cầu thực tế từ việc đào tạo, hiện
Khoa có 03 tổ Bộ môn trực thuộc, các Bộ môn đảm đương gần 100% công tác đào tạo
của Khoa với chất lượng đào tạo khá cao, số lượng giáo viên thỉnh giảng không đáng kể.
Về cơ cấu tổ chức, hiện Khoa gồm các Bộ môn và Tổ công tác sau:
Bộ môn Ngôn ngữ - văn hoá Trung Quốc: Hiện có 09 cán bộ. Về học vị, Bộ môn
có 01 PGS.TS, 01 Tiến sĩ, 06 Thạc sĩ; trong đó có 04 NCS, 01 Thạc sĩ sẽ thi NCS vào

năm học 2016.
Bộ môn Thực hành tiếng Trung Quốc: Hiện có 09 cán bộ. Về học vị, Bộ môn có
03 tiến sĩ, 06 thạc sĩ; trong số đó có 03 cán bộ đang theo học NCS.
Bộ môn Biên – Phiên dịch: Hiện có 08 cán bộ. Về học vị, Bộ môn có 02 Tiến sĩ,
07 Thạc sĩ; trong đó có 06 Thạc sĩ đang theo học NCS.
Tổ văn phòng: có 02 cử nhân là cán bộ chuyên trách công tác giáo vụ, thư ký văn
phòng .
Về phân công công tác trong BCN Khoa:
Trưởng Khoa: PGS.TS. Nguyễn Đình Phức, phụ trách chung.
Phó Trưởng Khoa: TS. Trương Gia Quyền, phụ trách công tác đào tạo chính quy
và công tác đảm bảo chất lượng.

7


Phó Trưởng Khoa: ThS. Nguyễn Minh Thúy, phụ trách công tác sinh viên và công
tác đào tạo văn bằng 2.
Thư ký Khoa:

CV. Vũ Thị Tuyết Nhung

Giáo vụ:

CV. Nguyễn Thị Trúc Vân

Chủ tịch Công đoàn Khoa: CN. Nguyễn Thị Trúc Vân
1. ThS. Trương Phan Châu Tâm

Tổ Cố vấn học tập:


2. TS. Cái Thi Thủy
3. TS. Nguyển Vũ Quỳnh Phương
Tổ kiểm định chất lượng: 1. PGS.TS. Nguyễn Đình Phức
2. TS. Trương Gia Quyền
3. TS. Cái Thi Thủy
Công tác Lưu học sinh:

ThS. Võ Ngọc Tuấn Kiệt

Công tác thực tập thực tế: TS. Khưu Chí Minh
Câu lạc bộ tiếng Hoa:

TS. Khưu Chí Minh (tư vấn)

Webside Khoa:

TS.Trương Gia Quyền, CV. Nguyễn Thị Trúc Vân.

Tổ xây dựng dữ liệu Khoa:
1. TS. Cái Thi Thuỷ
2. ThS. Huỳnh Nguyễn Thùy Trang
3. TS. Khưu Chí Minh

8


SƠ ĐỒ PHÂN CÔNG CÔNG TÁC KHOA

TRƯỞNG KHOA
Phụ trách chung


PHÓ KHOA
Phụ trách Đào tạo hệ
chính quy

PHÓ KHOA
Phụ trách Công tác sinh
viên, Văn bằng 2

Bộ môn Ngôn
ngữ - văn hoáTQ

Tổ
giáo
vụ,
thư


Tổ
cố
vấn
học
tập

Tổ
kiểm
định
chất
lượng


Bộ môn Thực
hành tiếng TQ

Tổ
thực
tập
thực
tế

9

Tổ
xây
dựng
dữ
liệu
Khoa

Bộ môn Biên –
Phiên dịch

Câu
lạc
bộ
tiếng
Hoa

Tổ
phụ
trách

mạng

Tổ
phụ
trách
LHS


TẦM NHÌN, SỨ MẠNG, MỤC TIÊU

Là một đơn vị chuyên môn, Khoa Ngữ văn Trung Quốc có vai trò quan trọng
trong việc cụ thể hóa chủ trương giáo dục của Trường, cùng các đơn vị trong Trường
hướng tới thực hiện mục tiêu đổi mới giáo dục đại học Việt Nam, nâng cao chất lượng
đào tạo, gắn kết hoạt động đào tạo với nghiên cứu khoa học, phục vụ cộng đồng. Để thực
hiện chức năng trên, Khoa Ngữ văn Trung Quốc xác định tầm nhìn, sứ mạng và mục tiêu
của Khoa như sau:
1.Tầm nhìn
Cùng với các đơn vị thành viên của Trường, xây dựng Trường Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn thành trường đại học nghiên cứu theo mô hình hiện đại của đại học
thế giới, đóng vai trò nòng cốt trong hệ thống giáo dục đại học về lĩnh vực Khoa học xã
hội và Nhân văn của Việt Nam và khu vực châu Á.
2. Sứ mạng
Là trung tâm đào tạo nhân tài mảng ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc chất lượng
cao, cung ứng nguồn nhân lực trình độ cao và có thế mạnh riêng trong lĩnh vực chuyên
môn; góp phần cùng Nhà trường và các đơn vị thành viên của Trường xây dựng cơ sở
cho việc hoạch định chính sách xã hội, tạo dựng vị thế của khoa học xã hội và nhân văn
Việt Nam trong nước và trong khu vực.
3. Mục tiêu
Trong giai đoạn 2016-2020, Khoa Ngữ văn Trung Quốc xác định rõ cần thực hiện
những mục tiêu sau đây:

10


Thứ nhất, tiếp tục xây dựng và củng cố đội ngũ, hướng tới mở rộng và đa dạng
ngành nghề đào tạo, chuyên sâu hoạt động đào tạo.
Thứ hai, gắn đào tạo với nghiên cứu khoa học, nhắm tới giải quyết mục tiêu nâng
cao chất lượng đào tạo.
Thứ ba, gắn liền hoạt động đào tạo với văn hóa kiểm định chất lượng đào tạo,
tham gia đánh giá ngoài nội bộ cấp ĐHQG-HCM và đánh giá ngoài chính thức trước
2020, hướng tới đạt chuẩn AUN cấp chương trình đào tạo Ngôn ngữ Trung Quốc.
Thứ tư, đẩy mạnh hoạt động đào tạo và nghiên cứu theo hướng liên thông, hợp tác
quốc tế.
Trên cơ sở thực hiện bốn mục tiêu trên, hướng tới cùng các đơn vị thành viên
thuộc Trường, đưa Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn trở thành một trong
những trung tâm hàng đầu về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ cộng đồng, khẳng
định vị thế của một đại học nghiên cứu quan trọng ở khu vực Đông Nam Á.

11


PHẦN 1

PHÂN TÍCH BỐI CẢNH VÀ TÌNH HÌNH

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2011-2015

1. PHÂN TÍCH BỐI CẢNH
1.1. Bối cảnh quốc tế
Trong giai đoạn công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và hội nhập quốc tế, xu
thế toàn cầu hoá đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống của xã hội Việt Nam,

trong đó có vấn đề giáo dục nói chung và giảng dạy ngoại ngữ, văn hóa nói riêng. Đây
là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức lớn đối với sự phát triển của giáo dục Việt Nam.
Trong nền kinh tế thị trường mới của Việt Nam với sự gia tăng không ngừng của các
doanh nghiệp quốc tế, sự đa dạng của các ngành nghề, cùng số lượng ngày càng gia tăng
của khách du lịch nước ngoài, khi tiếng Anh đã trở thành một ngoại ngữ phổ biến, thì
những ai có khả năng giao tiếp bằng tiếng Trung đi liền với tiếng Anh đã trở thành một
ưu thế để có một công việc tốt hơn.
Bên cạnh đó, những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc và kinh tế của các nước sử
dụng Hoa ngữ trỗi dậy, khiến ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc trở thành đối tượng lựa
chọn học tập của rất nhiều cá nhân, quốc gia, dân tộc. Riêng Việt Nam, nhiệm vụ của
ngành đào tạo ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc không chỉ nghiên cứu, đào tạo nhân tài
phục vụ cộng đồng, phát triển kinh tế đất nước, mà phải đi liền với trọng trách thúc đẩy
12


mối giao lưu quốc tế, đặc biệt trên lĩnh vực học thuật và đào tạo, hướng tới góp phần
hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước ở từng thời điểm lịch sử cụ thể.
1.2. Bối cảnh Việt Nam
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, nền giáo dục Việt Nam ngày
càng nhận được nhiều sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, cũng như toàn xã hội. Cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển
năm 2011) của Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mạng
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng
phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và
đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho
giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào
tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hóa,
hiện đại hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công
dân được học tập suốt đời.”

Thực hiện kế hoạch nêu trên, trong 5 năm trở lại đây, Chính phủ đã ban hành
nhiều văn bản nhằm chỉnh đốn và phát triển đại học Việt Nam.
Theo lộ trình gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, kể từ năm 2010, các
cơ sở giáo dục vốn 100% của nước ngoài được phép thành lập tại Việt Nam. Đây là cơ
hội thuận lợi cho người dân Việt Nam, giáo dục Việt Nam, nhưng đồng thời cũng là
thách thức lớn đối với các cơ sở giáo dục, đào tạo trong nước, nhất là ở bậc đại học và
sau đại học, trong việc thu hút người học. Cuộc cạnh tranh sẽ diễn ra hết sức quyết liệt về
học phí, về nguồn lực cho hoạt động đào tạo (bao gồm nguồn lực con người, tài chính, cơ
sở vật chất, trang thiết bị phục vụ học tập,…), về chất lượng đầu ra, về khả năng tìm kiếm
việc làm và vị trí xã hội sau khi tốt nghiệp của người học.
Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC, Asean Economic Community) sẽ chính thức
vận hành vào ngày 31 tháng 12 năm 2015, là một bước ngoặt đánh dấu sự hòa nhập toàn
13


diện của các nền kinh tế Đông Nam Á. Ngày 5 tháng 10 năm 2015, đàm phán Hiệp định
đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã kết thúc thành công, đánh dấu quá trình hòa
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới của Việt Nam. Đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối
với lao động Việt Nam, đặc biệt là những đơn vị gánh trách nhiệm đào tạo nghề nghiệp,
tức làm sao để đội ngũ sinh viên do đơn vị đào tạo ra không chỉ phù hợp mà còn có thể
thích ứng và hội nhập tốt, thành công vào môi trường lao động đầy phức tạp và thách
thức này.
Theo định hướng của Chính phủ, Đại học Quốc gia Hà Nội và ĐHQG-HCM là
những cỗ máy cái trong giáo dục đại học Việt Nam. Khoa Ngữ văn Trung Quốc là Khoa
duy nhất đào tạo chuyên ngành ngôn ngữ, văn hóa Trung Quốc thuộc Đại học Khoa học
xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh. Thế nên, cần thiết phải hoạch
định chiến lược phát triển, vươn lên vị trí dẫn đầu trong mảng đào tạo, nghiên cứu nêu
trên ở phạm vi miền Nam và toàn quốc.
2. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIAI ĐOẠN 2010-2015
2.1. Công tác xây dựng đội ngũ

Tổng số cán bộ của Khoa 28 (cập nhật đến 10/9/2015) trong so sánh với 24 (số
liệu 2011, bao gồm một số cán bộ đã nghỉ việc, không liệt kê họ tên).
Stt

Họ và tên

Ngày sinh

HV/HV
(2011)

HV/HV
(2015)

Ghi chú

BM NGÔN NGỮ – VĂN
HÓA TQ
1
2
3
4
5
6
7

Nguyễn Đình Phức
Trần Anh Tuấn
Hàn Hồng Diệp
Võ Ngọc Tuấn Kiệt

Trần Tuyết Nhung
Trương Phan Châu Tâm
Quang Kim Ngọc

25.12.1973
12.10.1961
04.06.1977
14.04.1971
15.08.1981
18.08.1985
17.02.1981
14

TS
CN
THS
THS
CN
CN
THS

PGS.TS
NCS
THS,NCS
THS
THS
THS,NCS
THS

NCS tại VN

NCS tại TQ

NCS tại VN
NCS ở Đức


8
9

Huỳnh Ng. Thùy Trang
Cái Thi Thủy
BM
THỰC
TIẾNG TQ

10
11
12
13
14
15
16
17
18

03.02.1987
22.9.1982

CN


22.06.1983
15.05.1971
29.07.1973
28.08.1976
19.01.1979
17.11.1984
13.09.1981
15.05.1980
16.12.1980

Chưa vào

10.08.1977
08.08.1977
22.06.1983
19.08.1980
27.03.1977
21.10.1983
10.09.1979
06.10.1981

THS
THS

Chưa vào

THS
TS

Thi NCS 2016


HÀNH

Trương Gia Quyền
Nguyễn Minh Thúy
Cao Thị Quỳnh Hoa
Tống Thị Quỳnh Hoa
Nguyễn T. Thanh Hương
Trần Trương Huỳnh Lê
Vũ Kim Anh
Ng. Vũ Quỳnh Phương
Bùi Hồng Hạnh

THS
THS
THS
THS
THS
THS
THS
Chưa vào

TS
THS
THS
TS
THS
THS,NCS NCS tại TQ
THS,NCS NCS tại TQ
TS

THS, NCS NCS tại TQ

BM BIÊN PHIÊN DỊCH
19
20
21
22
23
24
25
26
27

Nguyễn Thị Thu Hằng
Bùi Thị Hạnh Quyên
Hoàng Tố Nguyên
Vũ Thị Hương Trà
Dương Thị Trinh
Lê Minh Thanh
Phan Thị Hà
Khưu Chí Minh
Đào Thị Châu Giang

Chưa vào

THS
THS
THS
Chưa vào
Chưa vào

Chưa vào

THS,NCS
THS,NCS
TS
THS,NCS
THS,NCS
THS,NCS
THS,NCS
TS
THS

NCS tại VN
NCS tại TQ

CN
CN

CN Trung văn
CN Trung văn

NCS tại VN
NCS tại TQ
NCS tại TQ
NCS tại VN
Thi NCS 2016

TỔ CHUYÊN VIÊN
28
29


Nguyễn Thị Trúc Vân
Vũ Thị Tuyết Nhung

12.06.1972
26.11.1979

CN
Chưa vào

- Trong 5 năm vừa qua, số lượng cán bộ trong Khoa không ngừng tăng lên cả
lượng lẫn về chất, từ một đội ngũ phần lớn các thầy cô giáo chỉ có học vị cử nhân, đến
nay trên 100% giảng viên của Khoa đã có trình độ Thạc sĩ, Tiến sĩ trở lên.

15


- Với lượng cán bộ viên chức nêu trên, với nhu cầu thực tế từ việc đào tạo, số
lượng hai tổ Bộ môn giai đoạn trước 2011 đã được sắp xếp lại, hiện Khoa có 03 tổ Bộ
môn trực thuộc, các Bộ môn đảm đương gần 100% công tác đào tạo của Khoa với chất
lượng đào tạo khá cao.
- Về chiến lược con người, 28 cán bộ, giáo viên thuộc Khoa Ngữ văn Trung Quốc
là một tập thể thống nhất, giỏi về chuyên môn, vững về tư tưởng chính trị, có đạo đức tốt,
đồng thời không ngừng trưởng thành về mọi mặt trong thực tế công tác, đủ khả năng
hoàn thành tốt mọi công việc được giao.
Tự đánh giá:
Hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra về việc xây dựng đội ngũ cán bộ cho giai đoạn
2011-2015.
Kiến nghị: Nhà trường nên chú ý tạo môi trường nhân văn và điều kiện thuận lợi
cho giảng viên hoàn thành tốt nhiệm vụ.

2.2 Công tác đào tạo
- Luôn hoàn thành tốt công tác đào tạo cho ba hệ đào tạo của Khoa: bao gồm sinh
viên hệ chính quy, sinh viên hệ chính quy văn bằng 2 và sinh viên hệ hợp tác đào tạo 3+1
với học viên đến từ Đại học Dân tộc Quảng Tây và Học viện Hồ Tương Tư, Trung Quốc.
Ngoài ra, Khoa còn đảm nhiệm việc quản lý chuyên môn hệ đào tạo Tại chức vừa làm
vừa học ngành Ngôn ngữ Trung Quốc, Tiếng Trung đầu vào Sau đại học, tiếng Trung đầu
ra Sau đại học.
- Sửa đổi và hoàn thiện các bộ Đề cương chi tiết các môn học theo Bộ tiêu chuẩn
của Mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á (Asean University Network, viết tắt là
AUN).
- Trong 5 năm qua, cán bộ giáo viên Khoa hết thảy đều tham gia công tác quản lý,
giảng dạy nhiệt tình, trách nhiệm. Đa số đều dạy vượt giờ chuẩn theo qui định, cố gắng
đảm nhiệm hầu hết các môn học, số lượng giáo viên thỉnh giảng rất ít (03 cán bộ), đây là
một nỗ lực rất lớn của một Khoa trong những năm học vừa qua.
- Theo kế hoạch của Trường, tổ chức Hội nghị nhà tuyển dụng, lấy ý kiến của các
bên liên quan, tiến hành chỉnh sửa chuẩn đầu ra cấp Chương trình đào tạo và cấp môn
học.

16


- Những mặt còn tồn đọng, cần phải tiếp tục khắc phục và hoàn thiện. Có thể thấy
rõ nhất một số điểm sau đây:
Thứ nhất, mục tiêu mở ngành đào tạo sau đại học không hoàn thành, do điều kiện
mở ngành đi kèm thành tích nghiên cứu khoa học và công bố, cán bộ trong Khoa chưa
đạt tới. Trong thời gian qua, Khoa đã nỗ lực khắc phục những bất cập nêu trên. Đến nay,
tình hình đã có nhiều khả quan hơn.
Riêng mục tiêu mở thêm chương trình đào tạo Biên phiên dịch, trên cơ sở xem xét
tính chuyên sâu của loại hình đào tạo này có thể ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra (một số
mảng kiến thức cơ sở, chuyên sâu bị xem nhẹ), thu hẹp phạm vi cơ hội việc làm của sinh

viên, Hội đồng Khoa học Đào tạo Khoa quyết định, chỉ nên xem biên phiên dịch là một
kỹ năng quan trọng cần huấn luyện cho tất cả sinh viên ngành Ngôn ngữ Trung Quốc.
Thứ hai, cần tiếp tục đẩy mạnh phương thức đào tạo liên thông giữa các ngành
thuộc Khoa, giữa các Khoa, Bộ môn thuộc Trường.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác soạn và xuất bản giáo trình, tài liệu tham khảo. Trong
những năm học vừa qua, số cán bộ trong Khoa có giáo trình và tài liệu tham khảo được
xuất bản nhìn chung còn hạn chế, đồng thời chỉ tập trung vào một số cá nhân nhất định.
Tự đánh giá: Hoàn thành nhiệm vụ.
Kiến nghị: Nếu có thể, Nhà trường nên dành nhiều kinh phí hơn cho công tác biên
soạn và xuất bản giáo trình. Phòng Đào tạo cần là đơn vị đi đầu (xét từ khía cạnh thủ tục
và quan điểm chỉ đạo) trong việc phá vỡ tính khép kín giữa các đơn vị đào tạo chuyên
môn, đẩy mạnh phương thức đào tạo liên thông giữa các Khoa, Bộ môn thuộc Trường.
2.3 Công tác nghiên cứu khoa học
Về mảng nghiên cứu khoa học sinh viên, từ những năm chuyển sang phương thức
đào tạo theo học chế tín chỉ, cộng thêm với đặc trưng một khoa đào tạo ngoại ngữ, sinh
viên trong Khoa ít còn hứng thú với công tác nghiên cứu khoa học. Trong những năm học
từ 2011-2015, số lượng đề tài khoa học sinh viên được triển khai không nhiều, chỉ có
tổng cộng 03 đề tài.
Về mảng nghiên cứu khoa học của cán bộ trong Khoa, trong 5 năm vừa qua, Khoa
luôn tập trung đẩy mạnh công tác này, trong những năm học từ 2011 – 2015, cán bộ trong
Khoa có một công trình nghiên cứu khoa học cấp Bộ loại C và 01 công trình cấp Trường
được nghiệm thu đạt loại tốt, 01 công trình cấp Bộ loại C khác đang trong giai đoạn
17


nghiệm thu, đồng thời cán bộ Khoa còn tổ chức viết 04 giáo trình và nhiều sách tham
khảo phục vụ trực tiếp cho việc giảng dạy đã được xuất bản.
Về tình hình công bố, trong năm học từ 2011-2015, cán bộ Khoa đã có rất nhiều
bài viết được đăng trên kỷ yếu hội thảo quốc tế và trên tạp chí chuyên ngành quốc tế có
mã số ISSN; nhiều bài viết đăng trên tạp chí chuyên ngành trong nước có mã số ISSN và

trong các kỷ yếu hội thảo đã xuất bản trong nước có mã số ISBN. Đây có thể xem là
những tiến bộ vượt bậc của Khoa trong giai đoạn trước 2011.
Tự đánh giá: Hoàn thành nhiệm vụ.
Kiến nghị: Nhà trường nên cho phép và cấp kinh phí cho các Hội thảo khoa học
cấp Khoa, Bộ môn, với mục tiêu giải quyết những vấn đề liên quan trực tiếp đến hoạt
động đào tạo. Để kích thích hoạt động nghiên cứu khoa học và công bố, Nhà trường cần
có chính sách hỗ trợ cao hơn hiện nay với những sản phẩm công bố trong và ngoài nước.
Ngoài ra, cần có cơ chế thưởng phạt đủ sức khuyến khích và răn đe với những giảng viên
không hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu khoa học, đặc biệt với giảng viên có trình độ tiến
sĩ.
2.4. Hoạt động đảm bảo chất lượng
2.4.1. Rà soát và điều chỉnh chương trình giáo dục
- Rà soát và điều chỉnh chuẩn đầu ra của chương trình giáo dục;
- Rà soát và điều chỉnh các đề cương chi tiết;
- Bổ sung hoặc sửa đổi các môn học/tên môn học, số tín chỉ,….;
- Xây dựng sơ đồ các môn học và/hoặc bảng ma trận của toàn bộ chương trình học;
- Lấy ý kiến các bên liên quan, nhất là nhà tuyển dụng, về chương trình giáo dục;
2.4.2. Xem xét và điều chỉnh quá trình đào tạo
- Theo dõi quá trình giảng dạy của giảng viên cơ hữu và thỉnh giảng (sổ đầu bài, dự
giờ,…);
- Theo dõi quá trình ra đề thi, coi thi, chấm thi, trả điểm thi…;
- Xử lý kết quả phản hồi từ các bên có liên quan do Phòng KT&ĐBCL cung cấp;
- Xử lý các thắc mắc, khiếu nại của người học và đồng nghiệp;
2.4.3. Theo dõi và điều chỉnh công tác hỗ trợ-phục vụ người học
- Công tác cố vấn học tập, công tác chủ nhiệm, giờ tiếp sinh viên,…;

18


- Công tác hoạt động ngoại khóa, tư vấn hướng nghiệp, huấn luyện kỹ năng

mềm,…;
- Việc cung cấp thông tin về các quy chế, hướng dẫn, dịch vụ, trang thiết bị học
tập, hỗ trợ đời sống,… dành cho sinh viên;
2.4.4. Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ giảng dạy và nhân viên hỗ trợ
- Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn và nghiên cứu;
- Bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ;
- Tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về chiến lược giảng dạy và học tập;
- Tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về công tác đánh giá học tập;
- Tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về ứng dụng CNTT trong dạy học;
- Tập huấn, sinh hoạt chuyên môn về công tác sinh viên, nghiệp vụ khác;
2.4.5. Cập nhật cơ sở dữ liệu cho Tổ đảm bảo chất lượng của đơn vị; rà soát và
chỉnh sửa các quy trình hoạt động cốt lõi và biểu mẫu của đơn vị
- Hệ thống văn bản quản lý của đơn vị cần được tổ chức lưu trữ khoa học, an
toàn và thuận tiện tra cứu hơn nữa;
- Các quy trình nghiệp vụ cần có sự thống nhất, biểu mẫu được mô tả rõ ràng,
được chuẩn hóa và được công bố trên website của đơn vị. Đề nghị Phòng KT&ĐBCL
có hướng dẫn cụ thể và có quy trình mẫu về các quy trình do Phòng đưa ra và yêu cầu
các đơn vị làm theo.
- Các báo cáo định kỳ cho nhà trường về hoạt động của đơn vị được thực hiện
đầy đủ và kịp thời, được lưu trữ đầy đủ và tiện truy xuất khi cần;
- Hệ thống văn bản quản lý của đơn vị được định kỳ soát xét và chỉnh lý để phù
hợp với yêu cầu công tác.
Nhìn chung, hoạt động đảm bảo chất lượng còn mang tính hình thức, đối phó.
Ngoài ra, giai đoạn từ 2008 trở về trước, do Khoa không ý thức trong việc lưu trữ dữ
liệu, minh chứng, cho nên 100% dữ liệu, minh chứng liên quan đến các hoạt động của
Khoa ở giai đoạn này đã thất thoát, gây khó khăn rất lớn cho công tác kiểm định và đảm
bảo chất lượng ở giai đoạn 2011-1015. Hiện Khoa đã đăng ký tham gia đánh giá ngoài
nội bộ cấp ĐHQG vào năm 2017.
Tự đánh giá: Hoàn thành nhiệm vụ.
Kiến nghị: Nhà trường nên có chính sách hỗ trợ nhiều hơn, đặc biệt là về kinh

phí cho các Khoa trong công tác kiểm định.
19


2.5. Về hợp tác quốc tế
Trong giai đoạn khó khăn, nhạy cảm, luôn duy trì chương trình hợp tác đào tạo với
Đại học Dân tộc Quảng Tây và Học viện Hồ Tương Tư, Trung Quốc, tìm kiếm thêm cơ
hội hợp tác mới.
Trong hai năm học 2013-2014 và 2014-2015 và năm học tới 2015-2016, tuy tình
hình hết sức khó khăn, Khoa vẫn tìm cách duy trì số lượng sinh viên thuộc diện trao đổi
đào tạo từ cả hai phía. Việc trao đổi, giảng dạy và quản lý tuy nhạy cảm, phức tạp, nhưng
Khoa vẫn luôn cố gắng, phối hợp nhịp nhàng cùng các lực lượng chức năng (Lãnh đạo
Nhà trường, Công an TP, Đoàn Thanh niên,… ) hoàn thành tốt công việc, góp phần hoàn
thành tốt công tác chính trị của Nhà trường và đất nước.
Tận dụng mọi quan hệ để tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, tận dụng mọi cơ hội
để đào tạo cán bộ, thúc đẩy đổi mới nội dung và phương pháp giảng dạy. Năm học từ
2011-2015, có nhiều lượt cán bộ của Khoa tham dự chương trình huấn luyện phương
pháp giảng dạy tiếng Hán quốc tế do Học viện Văn Tảo, Đài Loan và Bắc Kinh tổ chức.
Tự đánh giá: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.6. Quản lý sinh viên
Công tác quản lý sinh viên chủ yếu nhắm tới một số khía cạnh như:
Đảm bảo tư tưởng chính trị của sinh viên.
Kích thích tinh thần học tập, tổ chức nhiều hoạt động phong trào của sv nhằm tạo
sân chơi lành mạnh sau những giờ học căng thẳng. Trong những năm học vừa qua, hàng
loạt các hoạt động của Đoàn khoa, Hội sinh viên Khoa được tổ chức, ví dụ, các hoạt động
thường niên như:
Tháng 9: Ngày hội chào đón tân sinh viên
Tháng 10: Hội thảo về phương pháp học đại học chuyên ngành. Hội trại đón tân
sinh viên tại Đền Hùng - Q9
Tháng 11: Tri ân người khai sáng lần 9. Thi làm báo tường chào mừng Ngày Nhà

giáo Việt Nam.
Tháng 3: Giao lưu văn nghệ giữa học sinh của Khoa và Lưu học sinh TQ.
Tháng 5: Lễ Bế giảng cho Lưu học sinh Trung Quốc.

20


Ngoài ra, còn có hoạt động liên tục trong năm của các câu lạc bộ, đoàn đội như:
CLB tiếng Hoa, CLB cộng tác viên, CLB Văn nghệ, CLB Thể thao, CLB Mảnh ghép, đội
Lân,…
Đối với việc quản lý Lưu học sinh Trung Quốc, xác định đây là mảng phức tạp và
hết sức nhạy cảm, thế nên ngoài việc có cán bộ chuyên đảm trách, khoa chúng tôi còn
luôn phối hợp cùng các phòng ban, các đơn vị ngoài trường ngăn ngừa và giải quyết mọi
vấn đề phát sinh một cách ổn thỏa. Riêng với cán bộ trong Khoa trực tiếp đứng lớp giảng
dạy cho đối tượng này, chúng tôi cũng quán triệt đến từng thầy cô, kiên quyết không nói
những vấn đề nhạy cảm, đi ngược với chủ trương của Đảng và Nhà nước.
Đối với đối tượng sinh viên của Khoa đang học tập tại Trung Quốc, ngoài việc tổ
chức các buổi gặp mặt, trao đổi, dặn dò trước và sau khóa học, chúng tôi còn thường
xuyên liên lạc, nắm bắt tình hình qua điện thoại, giảm thiểu mọi khó khăn cho sinh viên
trong quá trình theo học ở nước bạn.
Tự đánh giá: Hoàn thành tốt nhiệm vụ.
2.7. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ NHỮNG ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU
2.7.1. Nhận xét, đánh giá
Trong 5 năm từ 2011 đến 2015, Khoa Ngữ văn Trung Quốc đã tiếp tục đẩy mạnh
hoạt động giảng dạy, nâng cao chất lượng giảng dạy, thúc đẩy nghiên cứu khoa học, đáp
ứng yêu cầu phát triển của Nhà trường và nhu cầu của xã hội các tỉnh phía Nam.
Số lượng cán bộ trong 5 năm tăng khá nhanh từ nhiều nguồn, chất lượng đội ngũ
cũng không ngừng được nâng cao, đáp ứng tốt cho nhu cầu công tác của các Bộ môn, của
Khoa và của Trường.
Về bài học kinh nghiệm: Thứ nhất, xây dựng, củng cố tinh thần đoàn kết, thân ái,

tương trợ, ủng hộ lẫn nhau trong sinh hoạt và công tác, cùng thực hiện tốt nhiệm vụ được
giao; giữ vững nguyên tắc làm việc theo quy chế; Thứ hai, mạnh dạn phát triển đội ngũ,
tin cậy cán bộ, mạnh dạn giao nhiệm vụ, giao nhiệm vụ cụ thể để rèn luyện nhanh lực
lượng cán bộ trẻ kế cận.
2.7.2. Điểm mạnh, điểm yếu
- Điểm mạnh:

21


+ Đội ngũ cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Khoa phần lớn đều còn khá trẻ, được
đào tạo bài bản từ các cơ sở đào tạo uy tín của Trung Quốc, Đài Loan, khiến chất lượng
đào tạo của Khoa không ngừng được nâng cao.
+ Khoa có mối quan hệ rộng rãi với nhiều trường đại học, viện nghiên cứu trên thế
giới, đặc biệt ở Trung Quốc và Đài Loan, khiến Khoa có nhiều thuận lợi trong việc hợp
tác quốc tế.
- Điểm yếu:
+ Đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa chưa đồng đều về chất lượng.
+ Phương thức đào tạo chưa đa dạng, chưa tiếp cận trình độ quốc tế, chưa gắn kết
thật chặt chẽ với nhu cầu của nhà tuyển dụng.
+ Nghiên cứu khoa học chưa thực sự trở thành một trong những động lực của sự
phát triển, chưa hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh.
+ Công tác đào tạo sinh viên Trung Quốc trước mắt gặp khá nhiều khó khăn, cụ
thể:
Thứ nhất, có khá nhiều trường ở Việt Nam muốn tranh thủ cơ hội hợp tác nói trên,
các trường này phần đông nằm trong khu trung tâm thành phố, có mức học phí rẻ hơn và
có điều kiện tốt hơn Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn về ăn ở, đi lại.
Thứ hai, tình hình chính trị, ngoại giao giữa hai nước cũng có ảnh hưởng không
nhỏ, nguồn tuyển sinh cho hệ đào tạo này ở cả hai phía đều ngày càng thu hẹp.


22


PHẦN 2

KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN

KHOA NGỮ VĂN TRUNG QUỐC GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ

1.1 Mục tiêu
Phát triển nhanh, vững chắc và toàn diện nguồn nhân lực, chuẩn hóa và nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên, chuyên viên về giảng dạy, nghiên cứu, quản lý, đáp ứng
nhu cầu đào tạo của Khoa và của Trường, theo định hướng xây dựng Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn thành một trường Đại học định hướng nghiên cứu.
Thay đổi cơ cấu giảng viên, tăng tỷ lệ tiến sĩ, giảm mạnh số giảng viên có trình độ
thạc sĩ, tăng giảng viên có chức danh giáo sư, phó giáo sư, giảng viên chính.
Tổng số cán bộ của Khoa hiện nay là 29 cán bộ, theo định hướng phát triển của
Trường, tính đến năm 2015, đã đạt chỉ tiêu cán bộ của Khoa. Như vậy đến nay, Khoa đã
ổn định về mặt nhân sự, trong thời gian tới cần tập trung kiện toàn khả năng chuyên môn
của cán bộ.
Về định hướng học hàm, chức danh trong đội ngũ cán bộ trong Khoa: Tính đến
2015, Khoa đã có 01 PGS, tiếp tục phấn đấu để đến năm 2019 – 2020 Khoa có 03 - 05
giảng viên chính.
Về định hướng học vị của đội ngũ cán bộ trong Khoa: Tính đến 2015, Khoa đã có
ít nhất 06 TS, dự kiến đến năm 2020, Khoa sẽ có thêm ít nhất 10 TS trong và ngoài nước,
23



nâng số TS trong Khoa lên 16, chiếm trên 59.2% trên tổng số giảng viên của Khoa
(16/27).
Chấn chỉnh hoạt động của bộ môn Thực hành tiếng Trung Quốc và Ngôn ngữ Văn hóa Trung Quốc thuộc Khoa, định hướng xây dựng cả hai bộ môn này thành những
bộ môn mạnh. Bộ môn Biên – phiên dịch tuy đã thành lập vào năm 2012 – 2013, nhưng
hoạt động chưa hiệu quả, do đó, tiếp tục xây dựng, củng cố, thúc đẩy Bộ môn này hoàn
tất việc chuẩn hoá nội dung đào tạo, tích hợp vào chương trình đào tạo chung của Khoa.
1.2. Giải pháp
- Tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ giảng viên trong Khoa tự nâng cao nghiệp vụ
giảng dạy, hoặc tham gia các lớp tập huấn nghiệp vụ trong và ngoài nước, nâng cao kiến
thức để phục vụ công việc giảng dạy.
- Khuyến khích các giảng viên chưa có học vị Tiến sĩ tham gia các lớp NCS ở các
trường đại học có uy tín trong và ngoài nước.
- Phối hợp các phòng ban thông tin, tư vấn kịp thời, tạo điều kiện cho giảng viên
đủ điều kiện thi nâng ngạch. Đặc biệt, cần tư vấn kịp thời về tiêu chuẩn thi nâng ngạch
cho từng giảng viên trong Khoa.
- Thực hiện nghiêm quy định của Nhà trường và chỉ thị của Hiệu trưởng về hậu
tuyển dụng.
2. CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
2.1. Đào tạo đại học
2.1.1. Mục tiêu
Ở nội dung này, trong giai đoạn từ 2016 – 2020, có một số khía cạnh sau cần tập
trung giải quyết:
Thứ nhất, căn cứ chuẩn đầu ra, Khoa tiếp tục rà soát, điều chỉnh chuẩn đầu ra trên
cơ sở thống nhất ý nguyện của cơ sở đào tạo, người học và nhà tuyển dụng, hoàn thiện bộ
Đề cương chi tiết các môn học thuộc 03 chương trình giáo dục đại học do Khoa quản lý
24


theo chuẩn AUN, nhằm tới việc điều chỉnh 10% đến 15% số môn học hoặc nội dung môn
học trong tổng số môn học theo các năm học chẵn.

Thứ hai, trên cơ sở chuẩn đầu ra đã được xác định, chuẩn hoá lại chương trình đào
tạo cho cả hệ đào tạo chính quy tập trung, chính quy văn bằng 2 và hệ đào tạo vừa làm
vừa học, trong công tác này, đặc biệt chú ý xác định lại tỷ lệ các khối kiến thức, tăng tính
liên thông giữa các khối kiến thức, tăng khả năng liên thông giữa các ngành đào tạo thuộc
Khoa, giữa các Khoa, Bộ môn thuộc Trường.
Thứ ba, đẩy mạnh công tác soạn và xuất bản giáo trình, tài liệu tham khảo. Liên
quan đến công tác này, cần phải có biện pháp chế tài và thực hiện rốt ráo hơn.
Thứ tư, tiếp tục thiết kế môn học theo định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
chuyên ngành Ngữ văn Trung Quốc, bao gồm: Nghiên cứu dạy tiếng Hán, Biên – phiên
dịch, Thương mại và Du lịch, nhằm đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của người học.
2.1.2. Giải pháp
- Tổ chức lấy ý kiến nhà tuyển dụng về chương trình đào tạo, sau đó điều chỉnh,
bổ sung, hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo.
- Tiếp tục phối hợp tổ chức công tác dự giờ và cải tiến chất lượng dự giờ; lấy ý
kiến sinh viên, cựu sinh viên về môn học, khóa học, sau đó gửi kết quả khảo sát đến
giảng viên để điều chỉnh, cải tiến phương pháp giảng dạy.
- Rà soát, đổi mới, bổ sung và cập nhật nội dung giáo trình, tài liệu tham khảo của
các môn học. Hợp tác với các học giả có uy tín học thuật trong và ngoài trường biên soạn
và hoàn chỉnh bộ sách công cụ và giáo trình phục vụ cho việc đào tạo các ngành học
thuộc các hệ đào tạo khác nhau.
- Thường xuyên chấn chỉnh công tác giáo vụ và công tác phục vụ đào tạo, xem đây
là một mảng quan trọng không thể thiếu trong hoạt động đào tạo.
- Chỉ đạo thiết kế đa dạng các môn học thuộc mảng biên phiên dịch, tích hợp vào
chương trình đào tạo chung.
2.2. Đào tạo sau đại học
2.2.1. Mục tiêu

25



×