Tải bản đầy đủ (.pdf) (220 trang)

Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán ViệT Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 220 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

TRẦN NGUYỄN MINH HẢI

PHÁT TRIỂN
QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

CHUYÊN NGÀNH: TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG
MÃ SỐ: 9 34 02 01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. LÊ THỊ THANH HÀ
TS. TRẦN THỊ KỲ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2018


v

DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1 Nguồn dữ liệu của các biến số trong mẫu nghiên cứu thực nghiệm. ............... 8
Bảng 1.2 Tổng hợp mô tả thông tin cá nhân trong mẫu. .................................................. 9
Bảng 2.1 Phân biệt giữa chương trình có mức hưởng xác định (DB) và chương trình có


mức đóng góp xác định (DC). ...................................................................................... 172
Bảng 2.2 Mô hình hệ thống hưu trí của World Bank. .................................................. 176
Bảng 2.3 Sự tương đồng về phân loại hệ thống hưu trí của WB và OECD. ............... 179
Bảng 2.4 Tỷ trọng các quỹ hưu trí theo mô hình DC và DB tại một số thị trường thu
nhập hưu trí vào năm 2014 và năm 2015. ...................................................................... 18
Bảng 2.5 Sự phân bổ tài sản của các quỹ hưu trí tự nguyện tại 7 thị trường thu nhập
hưu trí lớn nhất tính đến năm 2015. ............................................................................... 23
Bảng 2.6 Các loại hình trung gian tài chính. .................................................................. 26
Bảng 2.7 So sánh giữa đầu tư cá nhân và đầu tư tổ chức............................................... 27
Bảng 2.8 Tóm tắt các kết quả nghiên cứu thực nghiệm về mối quan hệ giữa quỹ hưu trí
tự nguyện và TTCK giai đoạn 2000 - 2015. .................................................................. 38
Bảng 2.9 Các chính sách ưu đãi thuế thu nhập áp dụng đối với thu nhập hưu trí. ........ 45
Bảng 3.1. Tổng hợp các biến số được sử dụng phổ biến, có số lần được đề cập nhiều
nhất trong các nghiên cứu thực nghiệm liên quan. ........................................................ 65
Bảng 3.2 Thống kê các biến số trong mẫu giai đoạn 2000 - 2015. ................................ 75
Bảng 3.3 Ma trận tương quan giữa các biến số. ............................................................. 76
Bảng 3.4 Bảng tổng hợp các kết quả ước lượng ảnh hưởng của phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện đến TTCK và các kết quả kiểm định với các mô hình OLS, FE, FE-cluster và
RE. .................................................................................................................................. 80
Bảng 4.10 Sự ưa thích của cá nhân về mức độ bảo đảm thu nhập trong hệ thống hưu trí
được ưu tiên.................................................................................................................. 120


vi

Bảng 4.11 Sự ưa thích của cá nhân về việc tự đầu tư trong hệ thống hưu trí được ưu
tiên. ............................................................................................................................... 121
Bảng 4.12 Các yếu tố quyết định cơ bản của sự lựa chọn ban đầu và những thay đổi kế
tiếp trong thành phần của các danh mục đầu tư hưu trí. .............................................. 123
Bảng 4.13 Tổng hợp ý kiến của các cá nhân về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên

TTCK Việt Nam ........................................................................................................... 125
Bảng 4.1 Quá trình phát triển hệ thống BHXH của Việt Nam. ..................................... 87
Bảng 4.2 Hệ thống hưu trí Việt Nam xét theo mô hình đa trụ cột của WB. .................. 92
Bảng 4.3 Phân biệt bảo hiểm hưu trí bổ sung và bảo hiểm hưu trí tự nguyện. .............. 93
Bảng 4.4 Các công ty bảo hiểm nhân thọ đủ điều kiện triển khai sản phẩm bảo hiểm
hưu trí trên thị trường bảo hiểm Việt Nam. ................................................................... 99
Bảng 4.5 Tình hình khai thác mới của các hợp đồng chính trên thị trường bảo hiểm
nhân thọ Việt Nam năm 2013 - 2015. .......................................................................... 100
Bảng 4.6 Tỷ trọng khai thác mới hợp đồng bảo hiểm hưu trí trên thị trường bảo hiểm
nhân thọ giai đoạn 2013 - 2015. ................................................................................... 102
Bảng 4.7 Phân bổ tài sản trong cơ cấu danh mục đầu tư của các công ty bảo hiểm nhân
thọ tại Việt Nam năm 2014 và 2015. ........................................................................... 103
Bảng 4.8 Quy định đầu tư tài sản quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam. ...................... 103
Bảng 4.9 Tỷ suất sinh lời của các quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam giai đoạn 2013 2015. ............................................................................................................................. 105


vii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Khung quy trình nghiên cứu của luận án. ....................................................... 11
Hình 2.1 Khung lý thuyết liên quan đến phát triển quỹ hưu trí trên thị trường chứng
khoán. ............................................................................................................................. 29
Hình 2.2 Chi phí trả cho thu nhập hưu trí của một số quốc gia theo các khu vực trên thế
giới năm 2015 và và dự báo năm 2050. ......................................................................... 51
Hình 2.3 Tỷ lệ dân số già hóa theo khu vực năm 2015 và dự báo năm 2050. ............... 55
Hình 3.1 Tỷ lệ quy mô tài sản quỹ hưu trí tự nguyện so với quy mô vốn hóa thị trường
cổ phiếu nội địa tại các nền kinh tế APEC năm 2000 và 2015. ..................................... 60
Hình 3.2 Tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm của quy mô tài sản quỹ hưu trí tự
nguyện và của quy mô vốn hóa thị trường cổ phiếu nội địa tại các nền kinh tế APEC
giai đoạn năm 2000 đến 2015. ....................................................................................... 61

Hình 4.1 Hệ thống hưu trí Việt Nam từ năm 2014. ....................................................... 91
Hình 4.2 Cơ chế hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam. ........................... 97
Hình 4.3 Tình hình tăng trưởng GDP thực và tỷ lệ lạm phát cơ bản của Việt Nam giai
đoạn 2000 - 2015. ......................................................................................................... 107
Hình 4.4 Tình hình thực hiện thu chi NSNN Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015. ......... 108
Hình 4.5 Khung pháp lý quy định quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam. ..................... 113
Hình 4.6 Mức độ tự đánh giá thái độ về tài chính của cá nhân.................................... 117
Hình 4.7 Khả năng chịu rủi ro trên thu nhập trọn đời của cá nhân. ............................. 118
Hình 4.8 Thành phần của khoản tiết kiệm hưu trí ưa thích: Tỷ lệ phần trăm cổ phiếu
trong danh mục đầu tư cá nhân. ................................................................................... 122


viii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT....................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG VÀ HÌNH .................................................................................... v
MỤC LỤC ................................................................................................................... viii
CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................... 1
1.1 Lý do chọn đề tài ........................................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu .............................................................. 5
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung ............................................................................... 5
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể ............................................................................... 5
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................ 5
1.3 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu ........................... 6
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 6
1.3.2 Đối tượng khảo sát............................................................................................. 6
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian ............................................... 6

1.4 Phương pháp nghiên cứu............................................................................................ 7
1.4.1 Về phương pháp tiếp cận ................................................................................... 7
1.4.2 Về phương pháp thu thập dữ liệu ...................................................................... 8
1.4.3 Về phương pháp xử lý dữ liệu ......................................................................... 10
1.5 Khung quy trình nghiên cứu của luận án ................................................................. 11
1.6 Đóng góp của luận án ............................................................................................... 12
1.7 Bố cục của luận án ................................................................................................... 12
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN
TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN ................................................................. 13
2.1 Quỹ hưu trí tự nguyện .............................................................................................. 13
2.1.1 Khái quát về quỹ hưu trí .................................................................................. 13


ix

2.1.2 Khái niệm quỹ hưu trí tự nguyện..................................................................... 15
2.2 Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán ................................ 19
2.2.1 Khái niệm về phát triển và phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường
chứng khoán.............................................................................................................. 19
2.2.2 Tiêu chí đánh giá sự phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường
chứng khoán.............................................................................................................. 22
2.2.3 Sự cần thiết phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán .... 25
2.3 Khung lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện
trên thị trường chứng khoán ........................................................................................... 29
2.3.1 Khung lý thuyết về phát triển các trung gian tài chính trên thị trường chứng
khoán......................................................................................................................... 29
2.3.2 Các nghiên cứu thực nghiệm nước ngoài ........................................................ 37
2.3.3 Các nghiên cứu thực nghiệm trong nước......................................................... 42
2.4 Các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán .......... 42
2.4.1 Chính sách ưu đãi thuế thu nhập ..................................................................... 44

2.4.2 Tính ổn định của kinh tế vĩ mô ........................................................................ 45
2.4.3 Các vấn đề về xã hội học ................................................................................. 46
2.4.4 Mức độ phát triển của thị trường tài chính ...................................................... 47
2.4.5 Các quy định pháp lý ....................................................................................... 48
2.4.6 Xu hướng cải cách hệ thống hưu trí trên thế giới ............................................ 50
2.4.7 Vấn đề về môi trường ...................................................................................... 54
2.4.8 Các vấn đề về nhân khẩu học .......................................................................... 54
CHƯƠNG 3. PHÁT TRIỂN QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN TRÊN THỊ
TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN: BÀI HỌC KINH NGHIỆM TỪ CÁC NỀN KINH
TẾ APEC....................................................................................................................... 58
3.1 Giới thiệu tổng quan ................................................................................................. 58
3.1.1 Các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương ........................... 58


x

3.1.2 Sự tăng trưởng của quỹ hưu trí tự nguyện và thị trường cổ phiếu nội địa tại
các nền kinh tế APEC ............................................................................................... 59
3.2 Mô tả dữ liệu ............................................................................................................ 62
3.2.1 Về không gian nghiên cứu ............................................................................... 62
3.2.2 Về thời gian nghiên cứu .................................................................................. 63
3.2.3 Các biến số được lựa chọn và nguồn dữ liệu................................................... 65
3.3 Mô hình thực nghiệm ............................................................................................... 66
3.4 Ý nghĩa của các biến số trong mô hình .................................................................... 68
3.5 Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................................ 73
3.6 Các kết quả nghiên cứu thực nghiệm ....................................................................... 75
3.6.1 Thống kê mô tả ................................................................................................ 75
3.6.2 Kết quả hồi quy................................................................................................ 77
3.6.3 Bài học kinh nghiệm ........................................................................................ 83
CHƯƠNG 4. PHÁT TRIỂN QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN TRÊN THỊ

TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................................................................ 86
4.1 Tổng quan về quỹ hưu trí tự nguyện trong hệ thống hưu trí Việt Nam ................... 86
4.1.1 Quá trình hình thành và phát triển hệ thống hưu trí Việt Nam........................ 86
4.1.2 Vị trí của quỹ hưu trí tự nguyện trong hệ thống hưu trí Việt Nam ................. 92
4.1.3 Phân biệt quỹ hưu trí tự nguyện với quỹ hưu trí bổ sung trong hệ thống hưu trí
Việt Nam................................................................................................................... 93
4.2 Tổng quan về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt
Nam ................................................................................................................................ 96
4.2.1 Cơ chế hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt
Nam........................................................................................................................... 96
4.2.2 Thực trạng phát triển các chương trình hưu trí tự nguyện tại Việt Nam ......... 98
4.2.3 Hoạt động của các quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam ................................ 101
4.3 Thực trạng các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ........................................................................................................... 106


xi

4.3.1 Quy định về chính sách ưu đãi thuế thu nhập ............................................... 106
4.3.2 Tình hình về tính ổn định của kinh tế vĩ mô.................................................. 107
4.3.3 Thực trạng các vấn đề xã hội học .................................................................. 108
4.3.4 Tình hình về mức độ phát triển của thị trường tài chính ............................... 111
4.3.5 Thực trạng về khung các quy định pháp lý ................................................... 113
4.3.6 Cải cách hệ thống hưu trí của Việt Nam so với thế giới ............................... 114
4.3.7 Tình hình về vấn đề môi trường .................................................................... 115
4.3.8 Vấn đề nhân khẩu học trong bối cảnh dân số già hoá ................................... 116
4.4 Triển vọng phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt Nam
nhìn từ sự lựa chọn của các cá nhân............................................................................. 117
4.4.1 Mức độ tự đánh giá của cá nhân về các vấn đề liên quan đến tài chính........ 117
4.4.2 Thái độ của cá nhân về các vấn đề thu nhập hưu trí...................................... 119

4.4.3 Tính ưu tiên của cá nhân về vấn đề liên quan đến danh mục đầu tư ............. 122
4.4.4 Đánh giá của cá nhân về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường
chứng khoán Việt Nam ........................................................................................... 124
CHƯƠNG 5. KHUYẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..................................................... 127
5.1 Định hướng phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt Nam
đến năm 2020 ............................................................................................................... 127
5.2 Đề xuất một số khuyến nghị phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng
khoán Việt Nam ........................................................................................................... 128
5.2.1 Ổn định kinh tế vĩ mô, nhất là yếu tố lạm phát ............................................. 128
5.2.2 Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng của thị trường chứng khoán Việt Nam .............. 130
5.2.3 Hoàn thiện khung pháp lý, đặc biệt là các quy định về đầu tư và phân bổ tài
sản ........................................................................................................................... 131
5.2.4 Tiếp tục cải cách hưu trí theo định hướng mô hình hệ thống hưu trí đa trụ cột
................................................................................................................................ 133


xii

5.2.5 Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các cá nhân về quỹ hưu trí
tự nguyện và phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt
Nam......................................................................................................................... 134
5.2.6 Đẩy mạnh phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trong vai trò là nhà đầu tư tổ chức
lớn trên thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................ 135
5.2.7 Củng cố và tăng cường tính minh bạch và an toàn trong hoạt động của quỹ
hưu trí tự nguyện trên thị trường chứng khoán Việt Nam ...................................... 136
5.3 Kết luận chung ....................................................................................................... 136
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ........................ 140
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 141
PHỤ LỤC 1: MẪU PHIẾU KHẢO SÁT ................................................................. 158
PHẦN 1: THÔNG TIN CÁ NHÂN (bao gồm 7 câu hỏi) ............................................ 159

PHẦN 2: MỨC ĐỘ HIỂU BIỂT CHUYÊN MÔN VỀ TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ
RỦI RO (bao gồm 9 câu hỏi) ....................................................................................... 160
PHẦN 3: HÀNH VI VÀ SỰ ƯU TIÊN CỦA CÁ NHÂN ĐỐI VỚI THU NHẬP HƯU
TRÍ (bao gồm 8 câu hỏi) .............................................................................................. 162
PHẦN 4: THỰC TIỄN VIỆT NAM (bao gồm 8 câu hỏi) ........................................... 168
Link rút gọn ................................................................................................................ 170
Link tổng hợp thông tin trả lời khảo sát .................................................................. 170
PHỤ LỤC 2 ................................................................................................................. 171
Nghỉ hưu và Thu nhập hưu trí ................................................................................ 171
Chương trình hưu trí ............................................................................................... 172
Hệ thống hưu trí ...................................................................................................... 175
Vị trí quỹ hưu trí tự nguyện trong hệ thống hưu trí đa trụ cột................................ 180
PHỤ LỤC 3 ................................................................................................................. 183
PHỤ LỤC 4 ................................................................................................................. 189
PHỤ LỤC 5 ................................................................................................................. 194
PHỤ LỤC 6 ................................................................................................................. 198


xiii

PHỤ LỤC 7 ................................................................................................................. 204
Về cấu trúc thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 .................. 205
Về cơ sở các nhà đầu tư trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2000 - 2015 .................. 208


1

CHƯƠNG 1. PHẦN MỞ ĐẦU
Trong chương 1, luận án giới thiệu tóm tắt các nội dung bao gồm lý do lựa
chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu,

phương pháp nghiên cứu, khung quy trình nghiên cứu, đóng góp của luận án, bố cục
của luận án.
1.1 Lý do chọn đề tài
Trong một thời gian dài, sự phát triển của các trung gian tài chính trên thị
trường chứng khoán (TTCK) đã là chủ đề quan tâm của nhiều nghiên cứu khoa học
từ lý thuyết đến thực tiễn. Một trong những trung gian tài chính điển hình là quỹ
hưu trí tự nguyện, đây là loại hình quỹ hưu trí được tài trợ, hình thành từ quá trình
cải cách hệ thống hưu trí công của quốc gia trong bối cảnh dân số già và dần dần trở
thành một nhà đầu tư tổ chức lớn quan trọng trên TTCK. Theo đó, trên thế giới, hệ
thống hưu trí truyền thống theo cơ chế thực thu thực chi PAYG (Pay as You Go PAYG) đang dần được chuyển sang hệ thống hưu trí được tài trợ (hoàn toàn/một
phần) từ sự đóng góp tự nguyện của các cá nhân tham gia vào các chương trình hưu
trí tư nhân. Sự ra đời của hệ thống hưu trí được tài trợ (funded pension system) này
đã cho phép các quỹ hưu trí tự nguyện tích lũy tài sản của quỹ để đầu tư trên thị
trường tài chính. Việc tích lũy này được kỳ vọng sẽ tăng cường chiều sâu và khả
năng thanh khoản của thị trường vốn. Đồng thời, với tài sản được tích lũy và nguồn
vốn mang tính chất dài hạn, các quỹ hưu trí tự nguyện có động lực đầu tư nhiều hơn
vào các tài sản dài hạn và thanh khoản kém nhằm đạt được lợi tức cao hơn, từ đó
cũng góp phần cung ứng nguồn tài trợ dài hạn đối với thị trường vốn nói chung,
TTCK nói riêng (Davis, 1998; Davis, 2000).
Trên thế giới, có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện đối với sự tăng trưởng của TTCK (Catalan, Impavido & Musalem, 2000;
Walker &Lefort, 2002; Impavido, Musalem & Tresselt, 2003; Davis & Hu, 2008;
Raddatz & Schmukler, 2008; Hryckiewicz, 2009; Kim, 2010; Meng & Pfau, 2010;
Liang & Bing, 2010; Rocholl & Niggemann, 2010; Raisa, 2012; Hu, 2012;


2

Zandberg & Spierdijk, 2013; Sun & Hu, 2014). Mặc dù các nghiên cứu thực nghiệm
này sử dụng các mô hình định lượng khác nhau nhằm tìm kiếm phương pháp ước

lượng đáng tin cậy và khoảng thời gian các bộ dữ liệu khác nhau, nhưng hầu hết các
kết luận đều cho thấy một sự đồng thuận về ý nghĩa và vai trò tích cực của quỹ hưu
trí tự nguyện đến sự phát triển của thị trường vốn. Qua đó, các nghiên cứu khẳng
định vai trò nhà đầu tư tổ chức của loại hình quỹ hưu trí tự nguyện và sự cần thiết
phát triển loại hình này trên TTCK. Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu thực nghiệm
này đều gặp phải sự hạn chế về số lượng các biến quan sát, cụ thể là khoảng thời
gian quan sát sẵn có chưa đủ lâu dài. Mặt khác, các nghiên cứu trên đều tập trung
vào các quốc gia phát triển thuộc khối OECD cũng như các thị trường mới nổi,
trong khi đó theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank - ADB)
thì các nghiên cứu về thị trường hưu trí thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
còn rất hiếm trong các tài liệu hiện có (Hu, 2012). Nhằm cung cấp bằng chứng thực
nghiệm mới cho mối quan hệ giữa phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện với sự tăng
trưởng của TTCK, theo nghiên cứu của tác giả thông qua phân tích định lượng cho
bộ dữ liệu bảng không cân bằng và sử dụng các yếu tố vĩ mô làm các biến kiểm
soát, tại các nền kinh tế thuộc khối Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình
Dương (Asia Pacific Economic Cooperation - APEC), sự phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện có mối tương quan dương với sự phát triển của TTCK với hệ số hồi quy là
dương và có ý nghĩa thống kê ở mức 1% trong điều kiện các yếu tố khác không đổi
trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Các kết quả từ phân tích định lượng mô
hình hồi quy của nghiên cứu của tác giả cũng đã cho thấy sự nhất quán với cơ sở lý
thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trước về mối liên quan tích cực giữa sự tăng
trưởng của quỹ hưu trí tự nguyện với sự phát triển của TTCK. Chính vì vậy tác giả
tin rằng luận án sẽ góp phần vào cuộc tranh luận về ảnh hưởng của việc phát triển
tài sản quỹ hưu trí tự nguyện trên thị trường vốn và thị trường tài chính Châu Á.
Có vị trí địa lý thuộc khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, là một trong các
nền kinh tế thành viên thuộc APEC, Việt Nam là một quốc gia đang phát triển, có
thu nhập bình quân đầu người còn ở mức trung bình thấp so với các nền kinh tế
trong khu vực và trên thế giới mặc dù tốc độ tăng trưởng GDP ổn định qua các năm



3

gần đây. Do đó, Việt Nam rất có thể đối mặt với hiện trạng “già trước khi kịp giàu”
trong bối cảnh dân số già ngày càng gia tăng. Vì vậy, việc bảo đảm an sinh xã hội
trở thành vấn đề cấp thiết cần được giải quyết thấu đáo, bao gồm bảo đảm thu nhập
hưu trí khi về già. Trong khi đó, hệ thống hưu trí công của Việt Nam hoạt động theo
cơ chế PAYG với mức hưởng được xác định trước (Defined Benefit - DB) do phí
chi trả lương hưu cao, và dự kiến chi phí này sẽ còn gia tăng đáng kể trong những
thập kỷ tới nên tiềm ẩn sự bất ổn về mặt tài chính và sự bất công bằng giữa các thế
hệ (Giang Thanh Long, 2004). Hơn nữa, áp lực chi trả thu nhập hưu trí ngày càng
lớn đối với Ngân sách Nhà nước (NSNN) Việt Nam trong tương lai, từ đó góp phần
làm thâm hụt NSNN, dẫn tới tác động tiêu cực đến tổng thể tài chính công (MOF,
2015a; Lưu Hải Vân, 2014). Chính vì vậy, Việt Nam đã tiến hành thực hiện các cải
cách hệ thống hưu trí nhưng những cải cách này chủ yếu vẫn là những cải cách
tham số (Giang Thanh Long, 2004; Điều Bá Dược, 2013; MOLISA, 2015).
Năm 2013, sự kiện Bộ Tài chính công bố Thông tư số 115/2013/TT-BTC
hướng dẫn bảo hiểm hưu trí và quỹ hưu trí tự nguyện tại Việt Nam đã đánh dấu một
bước ngoặt lịch sử đối với hệ thống hưu trí Việt Nam cũng như giới thiệu nhân tố
trung gian tài chính mới trong vai trò nhà đầu tư tổ chức trên TTCK Việt Nam.
Trong khi sự phát triển của TTCK Việt Nam vẫn còn được đánh giá, xếp hạng ở
mức thấp so với các TTCK khác trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương và trên
thế giới (WEF, 2015) do số lượng, chất lượng hàng hóa giao dịch (VSD, 2015) cũng
như hoạt động của các tổ chức tham gia thị trường vẫn còn rất hạn chế (SSC, 2012)
thì sự kiện này đã thể hiện sự quan tâm của Nhà nước và các bên liên quan đến phát
triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK tại Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu của xã
hội và thị trường, cũng như góp phần phát triển TTCK.
Mặc dù được quan tâm, nhưng tại Việt Nam vẫn còn thiếu vắng các nghiên
cứu về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK. Hầu hết các nghiên cứu được
thực hiện kể từ sau năm 2013 và chỉ tập trung vào (i) hiện trạng và thách thức của
hệ thống hưu trí trong bối cảnh dân số già hóa và (ii) vai trò của quỹ hưu trí tự

nguyện trong hệ thống hưu trí đa trụ cột (Điều Bá Dược, 2013; Khuất Thị Kiều
Vân, 2013; TTBD, 2014; Chí Tín, 2014; Lưu Hải Vân, 2014; Nguyễn Thị Lê Thu,


4

2014; Trần Phương Thảo & Nguyễn Anh Tuấn, 2014; Lương Xuân Trường, 2014;
Bùi Cẩm Hường, 2014; Thùy Dương, 2017).
Do vậy, trong phạm vi nghiên cứu của luận án về phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện trên TTCK, quỹ hưu trí tự nguyện được tập trung tìm hiểu và phân tích vì
những lý do chính yếu sau đây:
 Thứ nhất, quỹ hưu trí tự nguyện là một nhà đầu tư tổ chức dài hạn trên
TTCK. Quỹ hưu trí tự nguyện đã góp phần cấu thành nên cơ sở nhà đầu tư tổ
chức (instistutional investor base) trong sự phát triển của TTCK khi (i) cung
cấp cho TTCK nguồn vốn quy mô lớn, mang tính chất ổn định, dài hạn; (ii)
nắm giữ phần lớn lượng tài sản tài chính và không ngừng phát triển với quy
mô tài sản ngày một tăng trên TTCK.
 Thứ hai, quỹ hưu trí tự nguyện là một trụ cột trong hệ thống hưu trí của quốc
gia, góp phần cải thiện thu nhập hưu trí khi về già, góp phần bảo đảm an sinh
xã hội trong bối cảnh dân số đang già hóa theo thời gian và gánh nặng hệ
thống hưu trí công đang ngày càng lớn.
Từ những lý do trên, trong khuôn khổ luận án với đề tài “PHÁT TRIỂN
QUỸ HƯU TRÍ TỰ NGUYỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT
NAM”, nghiên cứu tập trung hệ thống hóa lý luận chung về quỹ hưu trí tự nguyện,
vị trí của quỹ hưu trí tự nguyện trong hệ thống hưu trí đa trụ cột, tiêu chí đánh giá
cũng như các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện tư nhân trên TTCK từ lý
thuyết đến thực nghiệm nhằm bổ sung, đóng góp vào hệ thống kiến thức về phát
triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK và góp phần phát triển quỹ hưu trí tự nguyện
trên TTCK Việt Nam. Trong đó, tác giả đã tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp từ các
tổ chức quốc tế tin cậy để tiến hành xem xét tác động của phát triển quỹ hưu trí tự

nguyện đến sự phát triển TTCK, các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK tại một số nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là các nền kinh tế thuộc APEC
nhằm rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam; và dữ liệu sơ cấp từ quá trình
khảo sát trực tuyến đối với cá nhân là công dân Việt Nam để thu thập thông tin về
sự lựa chọn của họ đối với các nội dung liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện dựa
vào (i) mức độ hiểu biết về tài chính và thái độ với rủi ro và (ii) sở thích, hành vi cá


5

nhân trong vấn đề thu nhập hưu trí. Nghiên cứu được tiến hành xử lý theo phương
pháp kết hợp cả định tính lẫn định lượng. Từ đó, luận án khẳng định sự cần thiết
phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK, tạo thêm nhà đầu tư tổ chức trên TTCK
Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK Việt Nam.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu nghiên cứu chung
Mục tiêu nghiên cứu chung của luận án là xác định các điều kiện phát triển
quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam, từ đó đề xuất một số khuyến nghị
nhằm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
Để giải quyết mục tiêu nghiên cứu chung, luận án tập trung vào giải quyết
các mục tiêu cụ thể như sau:
 Phân tích, trình bày các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK
Việt Nam thông qua mô hình PESTLIED, qua đó xác định mức độ phát triển
quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
 Phân tích định lượng bằng mô hình hồi quy ảnh hưởng của phát triển quỹ
hưu trí tự nguyện đến phát triển TTCK của các nền kinh tế trên thế giới, cụ
thể là các nền kinh tế thuộc APEC, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho phát
triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam, vốn là một nền kinh tế

thành viên thuộc APEC.
 Tìm hiểu, khảo sát, thống kê mô tả nhu cầu của các cá nhân là công dân Việt
Nam về những vấn đề liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện, phát triển quỹ
hưu trí trên TTCK Việt Nam.
 Đề xuất một số khuyến nghị nhằm phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK Việt Nam.
1.2.3 Câu hỏi nghiên cứu
Từ mục tiêu nghiên cứu cụ thể, luận án giải quyết các câu hỏi nghiên cứu
sau:


6

 Các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK thông qua mô hình
PESTLIED là gì? Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam đã
đạt được đến mức độ nào?
 Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK tác động đến sự phát triển của
TTCK tại các nền kinh tế trên thế giới, cụ thể là các nền kinh tế thuộc APEC
ra sao? Bài học kinh nghiệm nào từ nghiên cứu thực nghiệm về phát triển
quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK của các nền kinh tế APEC được rút ra cho
phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam?
 Các cá nhân là công dân Việt Nam có hiểu biết như thế nào về những vấn đề
liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện, phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK và có nhu cầu ra sao về quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam?
 Từ kết quả nghiên cứu tác động của phát triển quỹ hưu trí tự nguyện đến sự
tăng trưởng TTCK tại các nền kinh tế thuộc APEC và kết quả khảo sát nhu
cầu cá nhân là các công dân Việt Nam, các khuyến nghị nào có thể được đề
xuất đối với việc phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam?
1.3 Đối tượng nghiên cứu, đối tượng khảo sát và phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK.
1.3.2 Đối tượng khảo sát
 Các quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK của các nền kinh tế được lựa chọn, cụ
thể là các nền kinh tế thuộc APEC nhằm xem xét ảnh hưởng của phát triển
quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK và các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện trên TTCK của các nền kinh tế thuộc APEC này.
 Các cá nhân là công dân Việt Nam để khảo sát nhu cầu và sự lựa chọn của họ
đối với các vấn đề liên quan đến quỹ hưu trí tự nguyện, phát triển quỹ hưu trí
tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
1.3.3 Phạm vi nghiên cứu về không gian và thời gian
 Đối với dữ liệu thứ cấp


7

Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp thu thập được từ các nghiên cứu thực
nghiệm, tài liệu, văn bản, báo cáo, các nguồn tài liệu tham khảo tin cậy của các tổ
chức quốc tế như Ngân hàng Thế giới (World Bank - WB), Tổ chức Lao động Quốc
tế (International Labour Organiztaion - ILO), Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế
(Organization for Economic Cooperation and Development - OECD) … được cập
nhật cho giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015 về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện
trên TTCK, quá trình hình thành và phát triển của TTCK Việt Nam, quá trình cải
cách hệ thống hưu trí Việt Nam từ năm 2000 đến năm 2015, cập nhật thông tin liên
quan năm 2016, 2017, 2018.
 Đối với dữ liệu sơ cấp
Đối với nguồn dữ liệu sơ cấp, nghiên cứu tiến hành khảo sát trực tuyến đối
với cá nhân, nhà đầu tư là công dân Việt Nam về lĩnh vực tài chính - bảo hiểm để
thu thập thông tin về sự lựa chọn của họ đối với các nội dung liên quan đến quỹ hưu
trí tự nguyện dựa vào (i) mức độ hiểu biết về tài chính và thái độ với rủi ro; (ii) sở

thích và hành vi cá nhân trong vấn đề thu nhập hưu trí vào khoảng thời gian từ ngày
24/02/2018 đến 15/3/2018.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Về phương pháp tiếp cận
Nghiên cứu tiếp thu và kế thừa tư tưởng của các lý thuyết sau: (i) lý thuyết
phát triển các trung gian tài chính trên TTCK (David, 2000; Claus & Grimes, 2003;
Andrieş, 2009; Enache, Miloş & Miloş, 2013); (ii) lý thuyết về các bên liên quan
đến hoạt động của tổ chức (Phillips & Reichart, 2000; Freeman, Wick & Parmar,
2004; Buchholz, 2004); (iii) lý thuyết về thực hiện quyết định tài chính (Franzen,
2010); (iv) lý thuyết về phân bổ tài sản dài hạn (Valdés-Prieto, 2008; Viceira, 2010;
Falkenheim, 2015). Các lý thuyết này cũng chính là nền tảng cho việc lựa chọn
hướng nghiên cứu về quỹ hưu trí tự nguyện và phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên
TTCK của đề tài. Ngoài ra, nghiên cứu cũng tham khảo nghiên cứu thực nghiệm về
mối quan hệ của phát triển quỹ hưu trí tự nguyện đối với sự phát triển của TTCK
nhằm tham khảo và làm cơ sở so sánh, đối chiếu kết quả khảo sát, kết quả phân tích
định lượng.


8

1.4.2 Về phương pháp thu thập dữ liệu
 Đối với dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu dựa trên việc thu thập các dữ liệu thứ cấp từ các nguồn tài liệu
tham khảo tin cậy của các tổ chức quốc tế như WB, ILO, OECD … và các công
trình nghiên cứu được công bố tại các tạp chí chuyên ngành liên quan đến kinh tế,
tài chính và bảo hiểm trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2015. Các dữ liệu thứ
cấp được sử dụng nhằm củng cố cơ sở lý luận từ lúc khái niệm về quỹ hưu trí tự
nguyện được xây dựng và giới thiệu trong mô hình thu nhập hưu trí đa trụ cột trên
thế giới cũng như kiểm định sự phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện đối với sự tăng
trưởng TTCK, các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK trên thế

giới, cụ thể là tại các nền kinh tế thuộc APEC (Bảng 1.1).
Bảng 1.1 Nguồn dữ liệu của các biến số trong mẫu nghiên cứu thực nghiệm.
Biến số
Vốn hóa thị trường của
các công ty nội địa
niêm yết so với GDP
Tỷ lệ lạm phát
Lãi suất dài hạn
GDP bình quân đầu
người
Chỉ số tự do kinh tế
Tỷ lệ người già trên
100 người thuộc độ
tuổi lao động
Giá trị tài sản quỹ hưu
trí tự nguyện so với
GDP

Mã hóa

Đvt

Nguồn dữ liệu

Market
capitalization of

MK

%GDP


WB, World Development Indicators



%

WB, World Development Indicators

LTR

%

Real GDP per capita

GDPP

USD

WB, World Development Indicators

Economic freedom

EF

points

Heritage, Country Overall Score

OADR


%

Eurostat, databank.worldbank.org

listed domestic
companies
Inflation rate
Long term interest
rate

Old age dependency
ratio

Pension fund's
assets

European Central Bank, Eurostat,
Datastream, investing.com

OECD, Instistutional Investors Statistic

PFA

%GDP

Yearbook and OECD Stat,
data.worldbank.org

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.

 Đối với dữ liệu sơ cấp
Bên cạnh đó, số liệu sơ cấp cũng được thu thập thông qua khảo sát trên mạng
internet (link truy cập goo.gl/PsEzXV), nghiên cứu nhận được số phiếu hợp lệ là
215 phiếu trong tổng số 223 phiếu khảo sát phản hồi (chiếm tỷ lệ 96,41%) với


9

10.240 lượt truy cập vào khoảng thời gian từ ngày 24/02/2018 đến 15/3/2018. Các
câu hỏi được trả lời thông qua các thiết bị điện tử cá nhân có kết nối mạng internet
của người tham gia khảo sát, do đó người trả lời (i) không bị ảnh hưởng bởi quan
điểm người khảo sát; (ii) không có cảm giác vội vã hay bị thúc giục để trả lời và
(iii) hoàn toàn ẩn danh khi trả lời. Các câu hỏi được thiết kế theo hình thức bắt buộc
hoàn thành mới có thể chuyển sang câu hỏi kế tiếp nhằm giúp người tham gia thực
hiện khảo sát không bỏ sót bất cứ câu hỏi nào. Người tham gia không được trả phí
cho việc trả lời khảo sát này. Nội dung khảo sát bao gồm 32 câu hỏi chia làm 4
phần: (i) thông tin cá nhân bao gồm 7 câu hỏi; (ii) tự đánh giá về sự am hiểu tài
chính và mức độ chấp nhận rủi ro khi ra quyết định tài chính trên nhiều phương
diện bao gồm 9 câu hỏi; (iii) hành vi, sự ưu tiên và mức độ đầu tư của cá nhân đối
với thu nhập hưu trí nếu có chương trình hưu trí có mức đóng góp xác định trước
(Defined Contribution - DC) bao gồm 8 câu hỏi; (iv) thực tiễn Việt Nam bao gồm 8
câu hỏi (PHỤ LỤC 1).
Đối tượng khảo sát của nghiên cứu là những cá nhân đang hoặc sẽ sớm trở
thành người tham gia vào chương trình hưu trí tư nhân được tài trợ (private funded
pension schemes), bao gồm chương trình hưu trí nghề nghiệp (private
occupational/employee funded pension schemes) và kế hoạch hưu trí cá nhân
(private individual/personal funded pension schemes) bên cạnh hệ thống hưu trí
công (public unfunded pension system - Pay as You Go defined benefit system) tại
Việt Nam. Do đó, các cá nhân được lựa chọn khảo sát là công dân Việt Nam từ 18
tuổi trở lên đã có công việc được trả lương, đang tìm kiếm việc làm hoặc đã liệt kê

công việc đầu tiên khi đi làm sẽ theo đúng chuyên ngành học tập của mình.
Bảng 1.2 Tổng hợp mô tả thông tin cá nhân trong mẫu.
STT
1

Hạng mục
Độ tuổi

Mô tả (Đvt: Tỷ lệ phần trăm số người trả lời trong mẫu

N  215 ).

Độ tuổi trung bình của 215 người tham gia trả lời trong mẫu khảo sát là 26,68 tuổi, trẻ
nhất là 18 tuổi và lớn tuổi nhất là 63 tuổi.

2

Học vấn

Có 179 người có trình độ từ đại học trở lên (83,26% mẫu).

3

Giới tính

Có 115 nữ (53,49% mẫu) và 100 nam (46,51% mẫu).

4

Tình trạng


Có 54 người có bạn đời (25,12% mẫu) và 161 người chưa có bạn đời (74,88% mẫu)

hôn nhân


10

5

Công việc

Có 125 người có việc làm được trả lương (58,14% mẫu) và 90 người đang tìm kiếm
việc làm hoặc dự kiến việc làm đầu tiên sẽ theo đúng chuyên ngành học tập (41,86%
mẫu)

6

Thu nhập

Có 96 người (44,65% mẫu) có thu nhập nhỏ hơn hoặc bằng 5 triệu đồng/tháng, 34
người (15,81% mẫu) có thu nhập trên 5 - 10 triệu đồng/tháng, 56 người (26,05% mẫu)
có thu nhập trên 10 - 18 triệu đồng/tháng, 29 người (13,49% mẫu) có thu nhập trên 18
triệu đồng/tháng

Nguồn: Tác giả tổng hợp từ thông tin khảo sát.
1.4.3 Về phương pháp xử lý dữ liệu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích định tính các các điều kiện phát
triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK theo mô hình PESTLIED (Political,
Economic, Sociological, Technological, Legal, International, Environmental,

Demographic factors). Mô hình PESTLIED này là một dạng mở rộng từ mô hình
PESTLE (Political, Economic, Sociological, Technological, Legal, Environmental
factors), một kỹ thuật quản trị chiến lược được sử dụng hiệu quả trong quy trình xác
định các yếu tố tác động đến từ bên ngoài của kế hoạch quản lý rủi ro (Rastog &
Trivedi, 2016). Nếu như các yếu tố tác động đến từ bên trong nội bộ tổ chức có thể
dễ dàng xác định hơn vì có nhiều dữ liệu lịch sử đối với các dạng tổ chức tương tự
(các yếu tố phi hệ thống) thì các yếu tố tác động đến từ bên ngoài lại vượt tầm kiểm
soát của tổ chức và có ít dữ liệu có sẵn hơn (các yếu tố hệ thống) nên có thể khiến
các tổ chức dễ bị tổn thương và tổn thất nặng nề về tài chính trong khi các bên liên
quan đến hoạt động của tổ chức đều mong đợi một tỷ suất sinh lời cao. Do vậy, bên
cạnh việc xác định các yếu tố tác động từ bên trong tổ chức, thì việc xác định các
yếu tố tác động liên quan đến từ bên ngoài là điều cần thiết cũng như thực hiện các
giải pháp thích hợp để đối mặt với những thách thức hoặc tận dụng các cơ hội từ
chúng. Từ đó, hoạt động của tổ chức có thể đáp ứng mục tiêu phát triển và mang lại
lợi ích tốt hơn cho các bên liên quan. Đồng thời, nghiên cứu cũng kết hợp sử dụng
phương pháp phân tích định lượng cho dữ liệu bảng không cân bằng đối với các nền
kinh tế thuộc APEC trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2015 để xem xét
mối quan hệ giữa phát triển quỹ hưu trí tự nguyện với sự tăng trưởng của TTCK tại
các nền kinh tế thuộc APEC và phương pháp thống kê mô tả kết quả khảo sát trực
tuyến về sự lựa chọn của các cá nhân.


11

1.5 Khung quy trình nghiên cứu của luận án
Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK

Sự cần thiết phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam

Vấn đề nghiên cứu

Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
- Đề xuất một số khuyến nghị phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam.

Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tiếp cận: Lý thuyết về phát triển trung gian tài chính trên TTCK, lý thuyết về các bên
liên quan, lý thuyết tài chính hành vi, lý thuyết phân bổ tài sản dài hạn và các nghiên cứu thực nghiệm
về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK trong nước và nước ngoài.
- Phương pháp thu thập dữ liệu: Dữ liệu thứ cấp từ các tổ chức quốc tế WB, ILO, OECD …, dữ liệu sơ
cấp từ khảo sát trực tuyến các cá nhân là công dân Việt Nam.
- Phương pháp xử lý dữ liệu: Kết hợp phân tích định tính (mô hình PESTLIED, thống kê mô tả) và
phân tích định lượng (ước lượng mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, FE, FE - cluster,
RE).

Nội dung nghiên cứu
- Trình bày các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam theo mô hình
PESTLIED.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của phát triển quỹ hưu trí tự nguyện đến sự tăng trưởng TTCK của các
nền kinh tế thuộc khối APEC bằng ước lượng mô hình hồi quy theo phương pháp Pooled OLS, FE,
FE - cluster, RE.
- Thống kê mô tả sự hiểu biết và nhu cầu của cá nhân là công dân Việt Nam đối với các vấn đề liên
quan đến quỹ hưu trí tự nguyện, phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam

Đề xuất một số khuyến nghị về điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam nhằm
góp phần phát triển TTCK Việt Nam, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Hình 1.1 Khung quy trình nghiên cứu của luận án.
Nguồn: Tác giả tự tổng hợp.



12

1.6 Đóng góp của luận án
 Luận án trình bày các điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK
Việt Nam theo mô hình PESTLIED, trong đó tổng hợp xu hướng cải cách hệ
thống hưu trí tại Việt Nam, phân tích thực trạng về phát triển quỹ hưu trí tự
nguyện trên TTCK Việt Nam.
 Luận án đánh giá mức độ ảnh hưởng của phát triển quỹ hưu trí tự nguyện đến
phát triển TTCK của các nền kinh tế thuộc APEC, kết quả nghiên cứu thực
nghiệm khẳng định ảnh hưởng của quỹ hưu trí tự nguyện đến phát triển
TTCK của các nền kinh tế thuộc APEC.
 Luận án thực hiện khảo sát các cá nhân là công dân Việt Nam để phân tích
thái độ của cá nhân về chấp nhận rủi ro, mức độ am hiểu về quỹ hưu trí tự
nguyện, điều kiện phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
 Luận án phân tích triển vọng phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK
Việt Nam và đề xuất một số khuyến nghị về điều kiện phát triển quỹ hưu trí
tự nguyện trên TTCK Việt Nam.
1.7 Bố cục của luận án
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, luận án được trình bày theo kết cấu 5
chương cùng với danh mục tài liệu tham khảo và 7 phụ lục được sử dụng
nhằm làm minh chứng củng cố thêm nội dung trình bày và phân tích của luận
án.
 Chương 1. Phần mở đầu
 Chương 2. Cơ sở lý luận về phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK
 Chương 3. Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK: Bài học kinh
nghiệm từ các nền kinh tế APEC
 Chương 4. Phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK Việt Nam
 Chương 5. Khuyến nghị và kết luận



13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN QUỸ HƯU
TRÍ TỰ NGUYỆN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
Trong chương 2, luận án trình bày cơ sở lý luận và các nghiên cứu thực
nghiệm trong thời gian từ năm 2000 và được cập nhật đến năm 2015, bao gồm khái
niệm, vị trí của quỹ hưu trí tự nguyện trong hệ thống hưu trí đa trụ cột, tiêu chí được
sử dụng để đánh giá sự phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK trong các
nghiên cứu thực nghiệm, sự cần thiết phát triển quỹ hưu trí tự nguyện trên TTCK.
Luận án cũng tiến hành phân tích các điều kiện phát triển của quỹ hưu trí tự nguyện
trên TTCK theo mô hình PESTLIED, cụ thể về: (i) chính sách thuế thu nhập (yếu tố
chính trị - Political); (ii) tính ổn định của kinh tế vĩ mô (yếu tố kinh tế - Economic);
(iii) vấn đề thuộc xã hội học (yếu tố xã hội - Sociological); (iv) cơ sở hạ tầng của thị
trường tài chính (yếu tố trình độ công nghệ - Technological); (v) các quy định pháp
lý liên quan đến hoạt động của quỹ hưu trí tự nguyện (yếu tố pháp lý - Legal); (vi)
xu hướng cải cách thu nhập hưu trí trên thế giới (yếu tố quốc tế - International);
(vii) vấn đề về môi trường (yếu tố môi trường - Environmental); (viii) vấn đề về
nhân khẩu học (yếu tố nhân khẩu học - Demographic).
2.1 Quỹ hưu trí tự nguyện
2.1.1 Khái quát về quỹ hưu trí
Dựa trên việc định nghĩa các chương trình hưu trí như là một thỏa thuận
mang tính pháp lý về thu nhập hưu trí liên quan đến các quyền xác định theo hợp
đồng của các bên thì có thể hiểu quỹ hưu trí chính là tập hợp tài sản đóng góp vào
quỹ được hình thành từ các khoản tiết kiệm theo hợp đồng trong các chương trình
hưu trí nhằm mục đích tài trợ hay cung cấp sự bảo đảm cho những lợi ích được hứa
hẹn về thu nhập hưu trí của người hưởng lợi (PHỤ LỤC 2).
Quỹ hưu trí có một số đặc điểm cơ bản như sau:
 Các thành viên của quỹ có quyền lợi hợp pháp đối với các tài sản của quỹ.

 Các quỹ hưu trí có thể được tổ chức dưới dạng một quỹ tín thác (một quỹ
độc lập có tư cách pháp nhân) hoặc một quỹ không có tư cách pháp nhân do


14

một công ty quản lý quỹ hoặc một tổ chức tài chính thay mặt cho các thành
viên của quỹ quản lý.
 Các quỹ hưu trí thường được đóng góp bởi người sử dụng lao động (các công
ty, tập đoàn, hoặc công đoàn) và người lao động.
 Tài sản của quỹ hưu trí có thể được quản lý nội bộ hoặc được thuê quản lý.
 Các khoản chi trả cho thành viên phụ thuộc vào tình hình thị trường tài chính
hoặc tỷ lệ sinh lời tùy thuộc vào mô hình tài chính của quỹ là các chương
trình hưu trí có mức đóng góp được xác định trước (Defined Contribution DC) hay có mức hưởng được xác định trước (Defined Benefit - DB) (OECD,
2008).
Căn cứ trên cách phân loại các chương trình hưu trí, các loại hình quỹ hưu trí
có thể được phân loại như sau:
(i) Quỹ hưu trí được điều hành bởi Chính phủ bao gồm quỹ trợ cấp thu nhập
hưu trí của Chính phủ và quỹ hưu trí bắt buộc vận hành theo cơ chế PAYG với mô
hình kế hoạch hưu trí có mức hưởng xác định trước (DB) và không được tài trợ
(mandatory publicly managed pension). Tuy nhiên, trong thực tế, tại một số quốc
gia như Singapore (WEF, 2017), Malaysia (Howell, Wang & Shand, 2014), Mexico
(OECD, 2007) … vẫn tồn tại chương trình hưu trí bắt buộc và được quản lý bởi
Chính phủ nhưng được tài trợ hoàn toàn từ đóng góp của người tham gia và là kế
hoạch có mức đóng góp xác định trước (DC), còn được biết đến như là các quỹ tiết
kiệm dự phòng (mandatory provident funds) (Blommestein, 1997).
(ii) Quỹ hưu trí nghề nghiệp (hay còn gọi là quỹ hưu trí bổ sung - private
employee/occupational funded pension funds) được dựa trên các kế hoạch hưu trí
nghề nghiệp do khu vực tư nhân quản lý điều hành và bảo đảm thanh toán quyền lợi
thu nhập hưu trí cho các thành viên/đối tượng tham gia và quỹ hoạt động với vai trò

là pháp nhân độc lập đối với với nhà tài trợ là người sử dụng lao động. Quỹ hưu trí
nghề nghiệp là quỹ được tài trợ và có thể theo mô hình DB hoặc mô hình DC. Các
quỹ hưu trí nghề nghiệp bao gồm:
 Quỹ hưu trí nghề nghiệp bắt buộc (hay quỹ hưu trí bổ sung bắt buộc - private
employee/occupational compulsory funded pension funds).


15

 Quỹ hưu trí nghề nghiệp tự nguyện (hay quỹ hưu trí bổ sung tự nguyện private employee/occupational voluntary funded pension funds).
(iii) Các quỹ hưu trí cá nhân tự nguyện dựa trên các kế hoạch hưu trí cá nhân
tự nguyện (private personal/individual voluntary funded pension funds) do khu vực
tư nhân quản lý điều hành theo mô hình DC và được tài trợ.
Với cách gọi tên như trên cũng sẽ giúp dễ phân loại các quỹ hưu trí trong
việc phân tích các vấn đề liên quan đến an sinh xã hội cũng như tái phân phối thu
nhập. Trong thực tế, cách phân loại của các loại hình quỹ hưu trí này cũng được sử
dụng trong các nghiên cứu về thu nhập hưu trí, đặc biệt đối với các thị trường mới
nổi, được phát triển đầu tiên bởi WB (1994) và WB (2008) căn cứ vào mô hình tài
chính và tính chất của quỹ hưu trí.
Ví dụ như tại Indonesia, theo nghiên cứu của Muliati (2013), bên cạnh quỹ
hưu trí công và mang tính chất bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện là thuộc về khu vực
tư nhân quản lý và bao gồm hai loại, cụ thể là các quỹ hưu trí nghề nghiệp của
người sử dụng lao động và quỹ hưu trí cá nhân của tổ chức tài chính. Trong đó:
 Quỹ hưu trí nghề nghiệp của người sử dụng lao động được thành lập bởi một
cá nhân hay một thực thể pháp lý cho người lao động của mình và những
người lao động của người sử dụng lao động khác, khi đó những người sử
dụng lao động khác sẽ đóng vai trò là nhà đồng sáng lập của quỹ hưu trí. Một
quỹ hưu trí nghề nghiệp của người sử dụng lao động có thể theo mô hình DB
hay DC.
 Quỹ hưu trí cá nhân tự nguyện của tổ chức tài chính được thành lập bởi một

ngân hàng hay một công ty bảo hiểm nhân thọ dành cho những người muốn
tiết kiệm cho tuổi già của họ, cho dù họ là người lao động làm việc theo thời
hạn hợp đồng hay tự làm chủ. Một quỹ hưu trí cá nhân của tổ chức tài chính
chỉ có thể thực hiện theo mô hình DC.
2.1.2 Khái niệm quỹ hưu trí tự nguyện
Khái niệm quỹ hưu trí tự nguyện mang hàm ý về loại hình quỹ hưu trí được
tài trợ hoàn toàn dựa vào các khoản đóng góp tự nguyện của người tham gia vào các
chương trình hưu trí tư nhân trong mối tương quan với quỹ hưu trí bắt buộc (không


×