Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

DỰ ÁN THỰC HIỆN CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN SẢN PHẨM GÀ THỊT MBA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.09 MB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
VIỆN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH

ĐỀ TÀI
DỰ ÁN THỰC HIỆN CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN SẢN PHẨM GÀ THỊT

Những người thực hiện:
1/- MR. LÊ XUÂN HUY
2/- MR. NGUYỄN LÂM HOÀNG SƠN
3/- MR. LÊ CÔNG THẮNG
4/- TRẦN THỊ THANH THU
5/- MS. ĐẶNG THỊ THU HỒNG
Lớp: Mini MBA S2
03/2016
C.P. VIỆT NAM

Trang 1 / 24


LỜI CẢM ƠN

Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Quý vị lãnh đạo, các phòng ban liên quan của Công
Ty Cổ Phần Chăn Nuôi C.P Việt Nam, nhà tài trợ- Công ty Zoetis Việt Nam, và Viện
quản trị tài chính IFA đã tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho chúng tôi được tham gia
khóa học này.
Cảm ơn Quý Thầy Cô đã nhiệt tình truyền đạt, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm cho
chúng tôi, giúp chúng tôi hoàn thiện kỹ năng và kiến thức, tạo điều kiện cho chúng tôi
có thể phát triển hơn trong công việc và cuộc sống.
Bằng những kiến thức đã học được, chúng tôi có điều kiện nghiên cứu mở rộng thêm,
ứng dụng trong thực tiễn, truyền đạt, chia sẻ cho các thế hệ lãnh đạo kế cận của công
ty để phát huy hơn nữa sức mạnh tập thể, cùng công ty ngày càng phát triển vững


mạnh và lâu bền.
Chúng tôi mong có thêm nhiều cơ hội được tiếp cận, cập nhật kiến thức và kinh
nghiệm thông qua những khóa đào tạo tiếp theo.
Kính chúc Ban lãnh đạo Công ty, nhà tài trợ, Quý Viện, Quý thầy Cô cùng bạn bè,
đồng nghiệp, các anh chị hỗ trợ… sức khỏe, hạnh phúc và thành công!
Xin trân trọng.

Trang 2 / 24


MỤC LỤC
Lời mở đầu
Chương I: Cơ sở lý luận.
Trang
1.Khái niệm về marketing................................................................................................4
2.Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp..................................................................4
3.Chiến lược marketing....................................................................................................5
3.1. Chiến lược sản phẩm................................................................................5
3.2. Chiến lươc giá..........................................................................................5
3.3. Chiến lược phân phối...............................................................................6
3.4. Chiến lược chiêu thị - cổ đông.................................................................6
Chương II: Tổng quan công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
1.Tổng quan công ty.........................................................................................................8
2.Chức năng nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động..................................................................9
3.Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty................................................................................9
Chương III: Xây dựng và phát triển hệ thống thịt gà sạch C.P.
I.
Quy trình sản xuất thịt gà sạch…………………………………….…………….
10
1. Con

giống…………………………………………….…….
…………….10
2. Thức
ăn
chăn
nuôi………………………………………….
…………….11
3. Chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi…………………...…….
…………….12
3.1. Chuồng trại
3.2. Kỹ thuật chăn nuôi
4. Cơ sở giết mổ……………………………………………….……………
13
5. Hệ thống phân phối và bảo quản…………………....…….……………
13
II.
Phát triển hệ thống thịt gà sạch C.P………………………..…….………………
14
1. Tiềm năng thị trường………………………………….…….…………… 14
2. Quản trị tài chính…………………………………………….…………… 15
2.1. Hiệu quả kinh doanh gà sạch tại cửa hàng…………….……………
15
2.2. Hiệu quả kinh doanh tại cửa hàng thịt gà sạch……….……………
16
2.3. Kế hoạch kinh doanh thịt gà sạch 5 năm…………….……………
19
Chương IV: Chiến lược
1. Phân tích SWOT………………………………………………….………………..20
2. Chiến lược phân khúc thị trường………………………………….……………….20
3. Chiến lược kênh phân phối……………………………………….……………….20

4. Chiến lược xâm nhập thị trường………………………………….……………….21
5. Chiến lược phát triển thị trường………………………………….……………….21
Trang 3 / 24


Chiến lược sản phẩm……………………………………….…….……………….21
Chiến lược giá…………………………………………………….………………21
Chiến lược chiêu thị……………………………………………….……………...21
Kết luận
Tài liệu tham khảo
6.
7.
8.

Trang 4 / 24


LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nghành chăn nuôi nói chung và nghành chăn nuôi gia
cầm nói riêng trên thế giới có nhiều biến động cả về tốc độ phát triển, phân bố lại địa
bàn và phương thức sản xuất. Trong phần cuối của bản đánh giá xu hướng trong
nghành chăn nuôi gia cầm tại châu Mỹ, nhà phân tích Terry Evans cho biết tiêu thụ
gia cầm trên thế giới trong thập kỷ tới dự báo sẽ tăng nhanh hơn so với thịt heo va thịt
bò. Theo đánh giá của tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc (FAO)
năm 2013, về tình hình sản xuất nông nghiệp, mức tiêu thụ thịt toàn cầu tiếp tục tăng
dự kiến sẽ tăng khoảng 1.6%/năm trong giai đoạn 2013-2022, nhưng giảm từ mức
2.3% so với thập niên trước. Tuy nhiên, mức tiêu thụ thịt gia cầm trên đầu người sẽ
tăng nhanh hơn so với thịt heo và thịt bò. Dân số thế giới đang tăng chậm lại và dự
kiến là khoảng 1% mỗi năm trong giai đoạn 2012-2022 so với 1.2% trong những năm
2001-2010. Từ năm 2000 đến năm 2030, dân số toàn cầu sẽ có khả năng tăng thêm

2.2 tỷ. Trong đó, châu Á sẽ chiếm hơn một nửa mức tăng này, Châu Phi sẽ chiếm
34%, Châu Mỹ tăng 12%, còn Châu Âu và Châu Úc đóng góp hơn 1%.
Cùng với sự phát triển kinh tế, ngoài việc ăn ngon mặc đẹp, người tiêu dùng càng
quan tâm hơn đến sức khỏe con người.
Theo thống kê, mỗi năm Việt Nam có chừng 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm với
7.000-10.000 nạn nhân và 100 – 200 ca tử vong. Nhà nước cũng phải chi trên 3 tỉ đồng
cho việc điều trị, xét nghiệm và điều tra [1]
Mối quan tâm này phù hợp với quan điểm kinh daonh của công ty cổ phần chăn
nuôi C.P. Việt Nam. Chính vì vậy, Công ty đã phát triển sản xuất đa ngành khép kín
theo mô hình từ thức ăn chăn nuôi – trang trại – thực phẩm.
Chăn nuôi Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn trong thế giới hội nhập ngày
nay, đòi hỏi một nền chăn nuôi có năng suất cao, giá thành cạnh tranh và đáp ứng các
tiêu chuẩn về an toàn vệ sinh thực phẩm.
Hơn 20 năm qua, C.P đóng góp vai trò quan trọng đồng hành cùng người chăn
nuôi Việt Nam trong chuyển đổi nền chăn nuôi nhỏ lẻ sang chăn nuôi công nghiệp và
hướng đến phát triển mọt nền chăn nuôi công nghiệp, hiện đại, bền vững để sản xuất
thực phẩm Protein động vật an toàn cho người tiêu dùng trong nước và tiến tới xuất
khẩu.
Một trong những sản phẩm chất lượng và an toàn là dự án cung cấp thịt sạch
CP. Mong muốn của Công ty là cung cấp cho xã hội và cộng đồng sản phẩm thịt gà
sạch: tươi, dinh dưỡng cao và an toàn (không có chất cấm và kháng sinh).
Vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài:
“DỰ ÁN THỰC HIỆN CHUỖI THỰC PHẨM AN TOÀN SẢN PHẨM GÀ
THỊT”
Chúng tôi tin tưởng rằng đây là một đề tài thiết thực cho xã hội.
Trang 5 / 24


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.Khái niệm về marketing:

- Theo P h il i p Kotler 1980: Marketing là những hoạt động hướng tới khách hàng
nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông qua quá trình trao đổi. [2]
- Theo ủy ban các hiệp hội marketing Mỹ: Marketing là việc tiến hành các hoạt động
kinh doanh liên quan trực tiếp đến dòng vận chuyển hàng hóa và dịch vụ từ người sản
xuất đến người tiêu dùng. [3]
Theo đó, có rất nhiều định nghĩa về marketing, nhưng đều có chung một mục tiêu
là đầu tiên phải tìm hiểu nhu cầu thị trường, từ đó mới phát triển và tạo ra sản phẩm.
2. Vai trò của marketing đối với doanh nghiệp:
- Hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Marketing đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong hệ thống kinh tế thị trường.
Nó là công cụ mạnh mẽ và sống động giúp cho doanh nghiệp tồn tại và phát
triển. Nó là trái tim của tất cả mọi hoạt động trong doanh nghiệp. Do đó, các
quyết định liên quan đến thị trường cần phải tiến hành trước tiên, còn các quyết
định khác chỉ mang tính chất phụ thuộc.
- Marketing xác định rõ phải sản xuất cái gì? Bao nhiêu? Giá cả như thế nào?...
Nó làm cho sản phẩm thích ứng với thị trường và nhu cầu của người tiêu dùng.
- Marketing giúp doanh nghiệp hiểu được khách hàng mình hơn thông qua việc
tìm hiểu, đánh giá nhu cầu của người tiêu dùng và những thông tin để có chính
sách phù hợp, để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ mà khách hàng cần
nhằm thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng. Đồng thời, mang lại doanh số bán
hiểu quả hơn, giúp doanh nghiệp có chỗ đứng vững chắc hơn trên thương trường.
- Marketing có ảnh hưởng to lớn đến quyết định doanh số, chi phí, lợi nhuận và
qua đó đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Vai trò của marketing trong kinh doanh có những thay đổi rất nhiều cùng
những quá trình phát triển của nó.
3. Chiến lược marketing:
Chiến lược Marketing là cách mà doanh nghiệp thực hiện để đạt được mục tiêu.
Chiến lược marketing thường bao gồm 4 loại:
- Chiến lược sản phẩm.

- Chiến lược giá cả.
- Chiến lược phân phối.
- Chiến lược chiêu thị.

Trang 6 / 24


3.1. Chiến lược sản phẩm:
-Sản phẩm theo quan điểm marketing là gắn liền với sự thỏa mãn nhu cầu và ước
muốn của khách hàng.
- Chiến lược sản phẩm thường là phương thức kinh doanh sản xuất có hiệu quả
trên cơ sở bảo đảm thỏa mãn nhu cầu thị trường và thị hiếu khách hàng trong từng
kỳ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
-Vai trò chiến lược sản phẩm:
Chiến lược sản phẩm là xương sống của chiến lược kinh doanh. Trình độ
sản xuất càng cao, cạnh tranh càng gay gắt thì vai trò chiến lược sản phẩm càng
trở nên quan trọng.
Chiến lược sản phẩm sai lầm, tức là đưa ra thị trường loại hàng hóa dịch vụ
không có nhu cầu hoặc rất ít nhu cầu thì giá cả có thấp đến đâu cũng không có ý
nghĩa, tức là khách hàng cũng không thích.
Chiến lược sản phẩm không chỉ đảm bảo cho sản xuất kinh doanh đúng
hướng, mà còn gắn bó chặt chẽ giữa các khâu trong quá trình sản xuất.
3.2. Chiến lược giá:
- Giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ là khoản tiền mà người mua phải trả cho
người bán để được quyền sở hữu, sử dụng sản phẩm hay dịch vụ đó.
- Chiến lược giá là một nghệ thuật. Giá là một thành phần quan trọng trong chiến
lược marketing, và cần phải được quản trị thông minh.
-Một chiến lược giá cao, mức lời cao có thể thu hút sự cạnh tranh.
- Một chiến lược giá thấp, mức lời thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh hay làm
họ rút luôi khỏi thị trường.

- Các yếu tố ảnh hưởng đến các quyết định về giá

Hình 1.1 Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định giá của doanh nghiệp.

Trang 7 / 24


-Các phương pháp tiếp cận tổng quát về định giá:
+ Phương pháp định giá dựa trên phí tổn.
+ Phương pháp định giá theo cách cộng lời vào chi phí
+ Phương pháp định giá theo lợi nhuận mục tiêu.
-Quy trình định giá: gồm 6 bước.
+Lựa chọn mục tiêu
+Xác định nhu cầu
+Ước tính giá thành
+Phân tích giá đối thủ
+Lựa chọn phương pháp định giá
+ Lựa chọn giá cuối cùng
3.3 Chiến lược phân phối:
Kênh phân phối là tập hợp các tổ chức và cá nhân làm nhiệm vụ đưa sản
phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng, kết hợp tất cả thành viên tham
gia bao gồm: nhà sản xuất, nhà bán sỉ, nhà bán lẻ, đại lý và người tiêu dùng.
Như vậy, kênh phân phối là cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng, tạo điều kiện
cho khách hàng và nhà sản xuất trên thị trường gặp nhau.
Chiến lược phân phối góp phần không nhỏ trong quá trình cung cấp cho khách
hàng đúng sản phẩm, đúng thời gian, đúng vị trí trên cơ sở đúng kênh hay luồng hàng.
Chiến lược phân phối cùng với chiến lược sản phẩm và chiến lược giá tạo nên “
Bí quyết thành công trong kinh doanh” của marketing. Như vậy, phân phối sản phẩm
là hoạt động tổ chức điều hành vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến nơi tiêu dùng
nhằm đạt hiệu quả tối đa, chi phí tối thiểu.

3.4 . Chiến lược chiêu thị - cổ động:
Chiêu thị - cổ động là một công cụ quan trong và có hiệu quả trong hoạt động
marketing với mục đích làm cho cung cầu gặp nhau, làm cho người bán thỏa mãn
tốt hơn nhu cầu người mua.
Chiến lược chiêu thị - cổ động gồm có các chiến lược sau:
a. Quảng cáo:
Quảng cáo là một trong những công cụ quan trọng nhất của hoạt động chiêu
thị. Quảng cáo là việc sử dụng không gian và thời gian để truyền tin định
trước về sản phẩm, doanh nghiệp hay thị trường cho khách hàng.
- Mục đích của quản cáo: là để thu hút sự chú ý của khách hàng, thuyết phục
họ về những lợi ích, sự hấp dẫn của sản phẩm công ty.
- Các dạng quản cáo:
+ Quảng cáo thông tin: được hình thành mạnh mẽ vào giai đoạn giới thiệu sản
phẩm nhằm tạo ra nhu cầu ban đầu.
+ Quảng cáo thuyết phục: cần thiết và rất quan trong trong giai đoạn cạnh
tranh nhằm tạo ra sự ưa chuộng nhãn hiệu hoặc thuyết phục khách hàng mua
ngay. Quảng cáo thuyết phục có thể dùng thể loại so sánh.
Trang 8 / 24


+ Quảng cáo nhắc nhở: Có ý nghĩa rất quan trong trong giai đoạn trưởng thành
(bảo hòa) của sản phẩm để nhắc nhở khách hàng luôn luôn nhớ đến nó đầu
tiên, nhắc họ nhớ đến địa điểm mua nó đầu tiên và mua ở đâu.
Các phương tiện truyền thông quảng cáo: báo chí, radio, tivi, phim ảnh quảng
cáo, quảng cáo bằng thư gửi qua bưu điện, bằng pa nô, áp phíc, …
Các bước thực hiện một tiến trình quảng cáo:
+ Xác định mục tiêu quảng cáo.
+ Xây dựng nội dung quảng cáo
+ Lập kế hoạch quảng cáo
+ Hiệu quả quảng cáo và biện pháp nâng cao hiệu quả

b. Khuyến mại:
Là tất cả các hoạt động góp phần vào việc gia tăng và khuếch trương
khối lượng bán. Có nhiều công cụ để thực hiện hoạt động này như: phiếu
thưởng, thi đó, quà tặng, ….
- Các loại khuyến mại:
+ Cổ động người tiêu thụ: khuyến mãi được thiết kế để kích thích sự
mua sắm của người tiêu thụ, bao gồm: hàng mẫu, phiếu thưởng, bớt giá, hoàn
tiền, quà tặng, thưởng khách quen, trưng bày, cuộc thi và trúng thưởng.
+ Cổ động thương mại: khuyến mãi được thiết kế để giành được sự
ủng hộ của giới bán lại và cải thiện nổ lực buôn bán của người bán lại. Bao
gồm: chiết khấu, trợ cấp, hàng miễn phí, quảng cáo hợp tác, hội nghị và trưng
bày.
+ Cổ động nhân viên bán hàng: thiết kế để động viên lực lượng bán
hàng và làm nỗ lực buôn bán của lực bán hàng hiệu quả hơn, gồm tiền
thưởng, thi đua và biểu dương.
- Mục đích: Khuyến mại được sử dụng để thu hút những người dùng
thử mới, để tưởng thưởng cho các khách hàng trung thành, và để làm tăng tỷ
lệ mua lại của người tiêu dùng không thường xuyên.
c. Tuyên truyền
Tuyên truyền: là những quan hệ quần chúng, quan hệ với công chúng
của công ty có nhiều mục đích, kể cả tuyên truyền nâng cao uy tín của công ty,
tạo nên hình ảnh một doanh nghiệp tốt làm ăn đúng đắn, quan tâm đến sự phát
triển của địa phương.
Các công cụ giao tiếp chính: các tin tức, các bài phát biểu công ty,
những dịp đặc biệt, các tư liệu bằng viết, nghe nhìn, tư liệu nhận diện công ty,
các hoạt động xã hội.

Trang 9 / 24



CHƯƠNG II: TỔNG QUAN CÔNG TY
CỔ PHẦN CHĂN NUÔI C.P. VIỆT NAM
1. Tổng quan công ty:
- Tên công ty: Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam
- Tên tiếng Anh: C.P. Vietnam Corporation
- Tên viết tắt: CPV
- Trụ sở chính: Khu công nghiệp Biên Hòa 2, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
- Tập đoàn C.P. (Charoen Pokphand Group) được thành lập năm 1921 tại
Bangkok, Thái Lan. Nay là một tập đoàn sản xuất kinh doanh đa ngành nghề và
là một trong những tập daon92 mạnh nhất của Thái Lan trong lĩnh vực công –
nông nhiệp và biến thực phẩm. Tập đoàn C.P. bắt đầu vào Việt Nam năm 1988
với văn phòng đại diện tại TP. Hồ Chí Minh. Năm 1993 thành lập Công ty TNHH
Chăn Nuôi C.P. Việt Nam, có trụ sở chính tại Khu Công Nghiệp Biên Hòa 2, TP.
Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai. Năm 2011 đổi tên thành Công ty Cổ phần Chăn nuôi
C.P. Việt Nam (CPV).
Các ngành sản xuất chính bao gồm:
- Thức ăn chăn nuôi
- Thức ăn thủy sản
- Chăn nuôi gia súc gia cầm
- Nuôi trồng thủy sản
- Chế biến thực phẩm (chế biến thịt và thủy sản)
- Phân phối, bán lẻ thực phẩm.

Hình 2.1 Chuỗi sản xuất thức ăn đa ngành khép kín của CPV.
Hệ thống sản xuất đa ngành kép kín theo mô hình “FEED-FARM-FOOD” là một thế
mạnh của Công ty CPV trong sản xuất thực phẩm chất lượng cao và toàn cho người
Trang 10 / 24


tiêu dùng.

2. Chức năng, nhiệm vụ và lĩnh vực hoạt động
a. Chức năng của công ty
Công ty được thành lập với chức năng hoạt động chủ yếu là sản xuất, kinh
doanh trong lĩnh vực nông nghiệp từ khâu sản xuất hạt giống, chế biến thức ăn,
trang trại chăn nuôi, chế biến thịt và thực phẩm đến người tiêu dùng.
b. Nhiệm vụ của công ty
Thực hiện đúng chức năng theo ngành nghề đã đăng ký kinh doanh và chấp
hành các quy định của pháp luật trong lĩnh vực liên quan.
c. Lĩnh vực hoạt động của công ty
Sản xuất thức ăn gia súc, gia cầm và tôm, cá.
3. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty.

Hình 2.2 Sơ đồ tổ chức của tập đoàn C.P. Việt Nam.

Trang 11 / 24


CHƯƠNG III: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG
THỊT GÀ SẠCH C.P.
Kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu người tiêu dùng sử dụng thực phẩm an toàn cho
sức khỏe ngày càng được quan tâm. Đồng với quan điểm đó, Công ty cổ phần chăn
nuôi C.P. Việt Nam đã nghiên cứu để tạo ra sản phẩm thịt gà sạch C.P. an toàn cho
người tiêu dùng.
I.Quy trình sản xuất thịt gà sạch C.P.

Gà thịt sạch C.P. được sản xuất theo chuỗi giá trị 5 sạch: Giống, thức ăn chăn nuôi,
chuồng trại, cơ sở giết mổ và hệ thống phân phối bảo quản.
1. Con giống:
Con giống được chọn lọc trong điều kiện tự nhiên của Việt Nam, đáp ứng các
yêu cầu về năng suất và khả năng kháng bệnh cao.

Con giống được kiểm soát chặt chẽ trong quá trình chăn nuôi.
Gà giống nhập về các trại nuôi phải có nguồn gốc rõ ràng, lý lịch đầy đủ,
phải sạch dịch bệnh và được cơ quan thú y kiểm soát.

Trang 12 / 24


2. Thức
ăn chăn
nuôi:

Công ty chú trọng đến chất lượng, an toàn, hiệu quả chăn nuôi và không có
hóa chất cấm bằng cách kiểm soát chặt trong mọi công đoạn sản xuất từ
khâu lựa chọn nguyên liệu đạt tiêu chuẩn cho đến khi thành sản phẩm thức
ăn chăn nuôi hoàn chỉnh.
Quy trinh sản xuất thức ăn chăn nuôi:

Thức ăn chăn nuôi được sản xuất từ nguồn nguyên liệu đã được kiểm soát. Thiết lập
Trang 13 / 24


khẩu phần cân đối dinh dưỡng cho từng giai đoạn vật nuôi. Sử dụng công nghệ cao
trong sản xuất theo tiêu chuẩn: ISO 9001, ISO 22000, HACCP, ISO 14004. Thức ăn
chăn nuôi không sử dụng chất cấm. Giai đoạn 2 tuần trước khi xuất chuồng không sử
dụng kháng sinh.

Hình nhà máy và phòng thí nghiệm thức ăn chăn nuôi
Gà được sử dụng thức ăn công ty C.P. đảm bảo dinh dưỡng, không có có chất cấm và
giai đoạn 2 tuần trước xuất chuồng không dùng kháng sinh. Với khẩu phần hợp lý cho
từng giai đoạn nuôi đã giúp gà thịt đạt năng suất cao làm cho thịt gà sạch, an toàn thực

phẩm và cung cấp nguồn dinh dưỡng cao cho con người.
3. Chuồng trại và kỹ thuật chăn nuôi
3.1.Chuồng trại:
Chuồng trại nằm trong khu quy hoạch chăn nuôi, cách xa khu dân cư.
Chuồng trại xây dựng đúng theo tiêu chuẩn, mô hình công nghiệp và thân thiện với
môi trường.
Chuồng trại nuôi gà theo mô hình chuồng kín, giúp kiểm soát được dịch bệnh và tăng
năng suất chăn nuôi.
Có hệ thống xử lý nước thải theo tiêu chuẩn của ngành.

Hình trang trại chăn nuôi
3.2. Kỹ thuật chăn nuôi:
Trang 14 / 24


Trong quá trình chăn nuôi phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
Gà nhập vào nuôi sẽ tuân thủ nguyên tắc: “cùng vào, cùng ra” giúp kiểm soát
dịch bệnh trong chăn nuôi.
Kiểm soát an toàn sinh học trong chăn nuôi.
Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật quản lý sức khỏe và năng suất vật nuôi.
Chương trình chủng ngừa phòng bệnh và điều trị bệnh cho vật nuôi.
4. Cơ sở giết mổ:
- Gà lông chuyển từ trại chăn nuôi đến cơ sở giết mổ và được giết mổ đúng theo quy
trình. Thịt gà sau khi giết mổ được tiệt trùng đóng gói nguyên con hoặc pha lóc.
- Cơ sở giết mổ đảm bảo theo tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
- Thịt gà không được nhiễm vi khuẩn.
- Phải có sự giám sát cơ quan chức năng (Thú y) trong quá trình giết mổ.

5. Hệ thống phân phối và bảo quản:
- Thịt gà sẽ được chuyển đến cửa hàng bán thịt sạch, được pha lóc và trở thành sản

phẩm pha lóc để phân phối cho người tiêu dùng.
- Các cửa hàng phải tuân thủ một số nguyên tắc sau:
+Cửa hàng bán thịt sạch: sạch sẽ và đẹp
+ Người bán hàng phải đảm bảo vệ sinh.
(Có trang phục, găng tay, khẩu trang… đúng quy định)
+ Dụng cụ phải được vệ sinh sạch sẽ, không được nhiễm vi khuẩn, theo tiêu
chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
+ Phải tuân thủ theo quy định 5S: sàng lọc – sắp xếp – sạch sẽ - săn sóc – sẵn
sàng.
+ Bảo quản thịt: phải có tủ bảo quản đúng theo quy định, giúp cho thịt gà giữ
được chất lượng tươi ngon và dinh dưỡng cao.
+ Phải có sự giám sát cơ quan chức năng (an toàn vệ sinh thực phẩm).

Trang 15 / 24


Như vậy, với chuỗi giá trị 5 sạch: con giống, thức ăn chăn nuôi, chuồng trại, cơ sở
giết mổ, phân phối và bảo quản sạch đã cup cấp sản phẩm thịt gà pha lóc sạch: tươi,
dinh dưỡng cao và an toàn cho người tiêu dùng.
II. Phát triển hệ thống gà thịt sạch C.P.
1.Tiềm năng thị trường:
Thịt gà là một trong những nguồn thực phẩm chính cung cấp cho
con người. Nhu cầu thịt gà cho con người ngày càng tăng. Vì vậy tiềm năng
thị trường còn phát triển rất nhiều.
Mục
Dân số
Sản lượng
thịt gà
Tiêu thụ
trung bình/người


Đơn vị
triệu người
triệu tấn
kg/người

2011

2012

2013

2014

2015

87,301

87,950

89,000

90,000

92,000

795,081 811,307 827,864 840,000 862,000
9,11

9,22


9,30

9,33

9,37

Bảng 1: Khảo sát nhu cầu sử dụng thịt gà từ năm 2011 đến 2015
Nguồn: Cục chăn nuôi
Trang 16 / 24


Qua bảng khảo sát, nhận thấy nhu cầu sử dụng thịt gà từ năm 2011 tăng dần và đến
năm 2015, tiêu thụ thịt gà bình quân/người là 9,37 kg/năm.
Lượng thịt gà tiêu thụ tại vùng trung tâm như Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh lân
cận sẽ tăng hơn rất nhiều so với các tỉnh ở vùng xa. Đặc biệt tại các vùng trung tâm
đó, nhu cầu sử dụng thịt gà sạch càng nhiều. Dự đoán nhu cầu sử dụng thịt gà sạch
năm 2016 đến năm 2020 từ các nguồn cung cấp như sau:
Mục
Dân số

Đơn vị
triệu người

2016
93

2017
94


2018
95

2019
96

2020
97

Tiêu thụ trung
bình/ người

kg/người

9,5

9,6

9,7

9,8

9,9

Sản lượng thịt gà

tấn (thịt)

883.500


902.400

921.500

940.800

960.300

Gà thịt sạch CP

tấn (thịt)

16.000

18.000

20.000

22.000

24.000

%

1.8

2.0

2.2


2.3

2.5

Tỷ lệ

Bảng 2: Nhu cầu sử dụng thịt gà sạch năm 2016 đến năm 2020
Qua bảng 2, nhận thấy lượng thịt gà sạch C.P. tăng dần qua các năm từ 2016 đến
2020, và dự đoán sẽ đạt 24.000 tấn vào năm 2020, chiếm ỷ lệ 2,5% sản lượng thịt gà.
2. Quản trị tài chính
2.1. Hiệu quả kinh doanh gà sạch tại cửa hàng:
*Định phí:
Bao gồm các chi phí sau:
Chi phí lương công nhân : 4.150.000 đồng/ người
Phụ trách bán thịt gà
: 13 người (có 13 cửa hàng)
Chi phí quản lý
: 6.000.000 đồng/tháng (1 nhân viên quản lý trung
bình 4 điểm bán thịt gà).
Chí phí văn phòng: 2.000.000 đồng/ tháng
Gọi F là định phí. Vậy F = 2.665.000 đồng
* Biến phí:
Thành
Đơn
Đơn giá
Biến phí
tiền
vịtính (đồng/kg)
(đồng)
Gà lông (2.0

kg
33.000
66.000
kg/con)
Vận chuyển, giết
con
2.900
2.900
mổ
Chiêu thị 0.5%

345

Tổng

69.245
Trang 17 / 24


Bao gồm các chi phí như: gà lông, vận chuyển giết mổ và chiêu thị.
Gọi v là biến phí. Vậy v = 69.245 đồng
* Giá bán sản phẩm
Gọi s là giá bán sản phẩm
Vậy s = 79.800 đồng
*Xác định điểm hòa vốn
Gọi q0 là số lượng gà thịt bán tại thời điểm hòa vốn
q0 = F / (s- v)
q0 = 2.665.000/(79.800 – 69.245) = 252 con
Vậy: thời điểm hòa vốn là phải bán 252 con gà thịt/ngày.
Nếu bán dưới 252 con gà thịt/ngày, điểm bán sẽ không có lợi nhuận.

Nếu bán trên 252 con gà thịt/ngày, điểm bán sẽ có lợi nhuận
Nếu 1 ngày điểm bán gà thịt bán 300 con gà thịt.
Ta có, q = 300
Lợi nhuận thu được là P
P300 = (q - q0) (s – v)
P300 = (300 – 252) (79.800 – 69.245)
P300 = 506.640 đồng/ngày.
Lợi nhuận 1 con gà thịt: 1.689 đồng/con
Lợi nhuận tháng
P = 15.201.000 đồng/tháng
2.2. Hiệu quả kinh doanh tại cửa hàng thịt gà sạch:
Cửa hàng thịt sạch nhận gà thịt từ cơ sở giết mổ, sau đó pha lóc và phân phối cho
người tiêu dùng.
*Đầu tư tài sản cố định
Cửa hàng bán thịt sạch phải đầu tư các tài sản cố định như sau.
Các tài sản này được khấu hao 3 năm (36 tháng)
Chi phí
Tài sản cố định
(đồng)
Tủ lạnh

28.000.000

Máy cắt thịt, xương..

20.000.000

Trang trí cửa hàng

50.000.000


Tổng

98.000.000

Khấu hao/tháng (36 tháng)

2.722.000

* Định phí:
Bao gồm các chi phí như sau:
Chi phí lương công nhân : 4.150.000 đồng/ người
Phụ trách bán cửa hàng
: 1 người
Chi phí quản lý
: 2.000.000 đồng/tháng (1 nhân viên quản lý 4 cửa hàng
bán thịt pha lóc).
Trang 18 / 24


Định phí

Chi phí
(đồng)

Thuê mặt bằng

8.000.000

Công nhân


4.150.000

Điện nước

2.000.000

Quản lý

2.000.000

Khấu hao tài
sản
Định
phí/tháng
Định
phí/ngày

2.722.000
18.872.000
629.000

Gọi F là định phí ngày . Vậy F= 629.000 đồng
*Biến phí:
Biến phí thịt pha lóc từ 1 con gà thịt bao gồm:
Gà thịt 1,4 kg với đơn giá 52.000 đồng/kg. Vậy chi phí 1 con gà thịt là 72.800
đồng
Phí vận chuyển từ cơ sở giết mổ đến cửa hàng thịt sạch: 840 đồng/ con
Chi
(đồng)


Biến phí
Gà thịt

phí
72.800

Vận chuyển

840

Văn phòng (1%)

728

Chiêu thị (3%)
Tổng
biến
phí/con

Gọi v là biến phí. Vậy v = 76.552 đồng

Trang 19 / 24

2.184
76.552


* Giá bán sản phẩm:
Thịt gà khi về cửa hàng thịt pha lọc được pha lóc ra với các thành phần như sau,

và với đơn giá sẽ cho giá bán sản phẩm thịt pha lóc từ 1 con gà thịt.
Mục
Đùi góc

Cánh
Ức phi lê
Cổ, đầu
Lòng
Chân
Xương
Tổng

Trọng
lượng (kg)

Đơn giá
(đồng/kg)

Thành tiền
(đồng)

0,33

64.000

21.120

0,20
0,30
0,14

0,10
0,06
0,25
1,38

80.000
76.000
17.000
58.000
52.000
34.000

16.000
22.800
2.380
5.800
3.120
8.500
79.720

Một con gà lông 2,0 kg sẽ có tỷ lệ thịt mảnh sau khi giết mổ là 67,5% .
Khi pha lóc sẽ hao hụt khoảng 1,4 %.
Như vậy, thịt pha lóc thu được khoảng 1,38 kg
Tổng thu từ 1,38 kg thịt pha lóc: 79.720 đồng
Gọi s là đơn giá bán sản phẩm. Vậy s = 79.720 đồng
*Xác định điểm hòa vốn
Gọi q0 là số lượng gà mảnh được pha lóc bán ngay thời điểm hòa vốn
q0 = F / (S – V) = 629.000 / (79.720 – 76.552)
q0 = 199 con.
Vậy, thời điểm hòa vốn là phải bán 199 con gà thịt pha lóc/ngày.

Nếu bán dưới 199 con gà thịt pha lóc/ngày, cửa hàng sẽ không có lợi nhuận.
Nếu bán trên 199 con gà thịt pha lóc/ngày, cửa hàng sẽ có lợi nhuận.
*Xác định lợi nhuận
Giả sử cửa hàng bán 200 con/ngày
Gọi Pn là mức lời
q: số con bán thực tế. q = 200 con
q0 = 199
Ta có
P200 = (q-q0) (s – v)
P200 = (200 -199) (79.720 – 76.552)
P200= 3.168 đồng.
Lợi nhuận của thịt pha lóc từ 1 con gà pha lóc: 3.168 đồng
Lợi nhuận tháng: 19.008.000 đồng.
Đây là hoạt động kinh doanh có hiệu quả và còn cung cấp nguồn thịt sạch cho con
người.
Trang 20 / 24


Trong tương lai đề tài này còn có thể mở rộng kinh doanh thịt nguyên con và pha lóc
đến các kênh phân phối khác như: siêu thị, nhà hàng….
2.3 Kế hoạch kinh doanh thịt gà sạch 5 năm
Giả thiết: Một cửa hàng thịt sạch bán 200 con gà thịt pha lóc/ngày
Mỗi điểm kinh doanh gà thịt nguyên con bán 300 con gà thịt /ngày
Bảng 3: Kế hoạch kinh doanh năm 2016 đến năm 2020
Mục

Đơn vị

2016


2017

2018

2019

2020

Gà thịt

con

7.143

8.572

10.000

11.429

12.857

Hệ thống bán gà thịt

Cái

10

12


15

18

20

Lợi nhuận gà thịt

tỷ đồng

1,824

2,189

2,736

3,283

3,648

Gà thịt pha lóc

tấn

3.786

5.000

6.429


7.857

10.000

Cửa hàng thịt sạch

Cái

3

6

10

12

15

Lợi nhuận cửa hàng thịt sạch

tỷ đồng

0,713

1,369

2,281

2,737


3,421

Tổng lợi nhuận

tỷ đồng

2,537

3,558

5,017

6,020

7,069

Giả thiết rằng:
Điểm bán gà thịt sạch nguyên con có lợi nhuận P= 15.201.000, đồng/tháng
Cửa hàng gà thịt pha lóc có lợi nhuận P= 19.008.000 đồng/tháng

Trang 21 / 24


CHƯƠNG IV: CHIẾN LƯỢC
Thịt gà sạch C.P. là thị trường có tiềm năng lớn và phát triển. Như vậy, để ngành kinh
doanh này phát triển có hiệu quả, chúng ta phải có các chiến lược sau:
1. Phân tích SWOT
Dùng phương pháp phân tích SWOT để biết điểm mạnh và yếu cũng như cơ hội
và thách thức khi phát triển dự án này.
a. Điểm mạnh:

- Truy xuất được nguồn gốc.
- Chất lượng thịt: tươi, dinh dưỡng cao, an toàn người tiêu dùng.
- Mua hàng đúng chất lượng.
b. Điểm yếu:
- Hệ thống phân phối còn hạn chế.
- Giá thành cao.
- Marketing còn hạn chế.
- Giá bán thịt thay đổi theo thời gian giết mổ.
c. Cơ hội:
- Dân số Việt Nam đông nên phát triển thịt gà sạch khả thi.
- Người tiêu dùng quan tâm an toàn thực phẩm.
d. Thách thức:
- Người tiêu dùng thói quen mua thịt ở chợ, không rõ nguồn gốc.
- Thích mua thịt nhiều nạc.
- Gà thịt khi tồn hàng phải có hướng giải quyết.
2. Chiến lược phân khúc thị trường:
Phát triển thị trường trung tâm như: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, các tỉnh lân
cận như Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu. Giới thiệu thịt gà cho các siêu thị,
nhà hàng và các cửa hàng tại các chợ. Thị gà tập trung vào khu người dân có thu nhập
trung bình khá, có tính chọn lọc trong tiêu dùng, nhà hàng, quán ăn, suất ăn công
nghiệp.
Từ phân khúc thị trường, ta xác định được đối tượng khách hàng và có chiến lược
phù hợp.
3. Chiến lược kênh phân phối:
- Phân phối qua hệ thống ban sỉ: nhà hàng, siêu thị, freshmart, của hàng bán thịt
sạch, …
- Xây dựng cửa hàng bán thịt sạch tại khu dân cư có thu nhập trung bình khá, gần
chợ, …
- Để xây dựng cửa hàng bán thịt sạch thành công phải chọn đối tác có vốn, năng
lực bán hàng, có tính cách hợp tác tốt, có điều kiện tốt, …

- Kế hoạch xây dựng cửa hàng bán thịt sạch tại Tp. Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đồng
Nai, Bình Dương, Bà Rịa Vũng Tàu.
4. Chiến lược xâm nhập thị trường:
Trang 22 / 24


- Khảo sát nhu cầu người tiêu dùng sử dụng thịt sạch.
- Phát brochure, clip giới thiệu quy trình sản xuất thịt sạch và lợi ích khi sử
dụng thịt sạch.
5. Chiến lược phát triển thị trường
- Tập trung mở các kênh phân phối tại mỗi quận thành phố Hồ Chí Minh và sau đó
mở rộng kênh phân phối tại các tỉnh lân cận.
- Xây dựng kế hoạch bán hàng.
- Xây dựng chương trình chiết khấu, khuyến mãi, ….
6. Chiến lược sản phẩm:
Rất quan trọng trong kinh doanh.
- Xây dựng thương hiệu thịt sạch C.P. gắn liền với cửa hàng thịt sạch.
- Bao bì, nhãn mác: đẹp và phải có logo, hình ảnh công ty …
- Đóng gói nhiều kích cỡ phù hợp cho người tiêu dùng.
- Chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tươi, dinh dưỡng cao
- Thịt phải được bảo quản theo nhiệt độ phù hợp, tuân theo quy định.
7. Chiến lược giá:
- Giá xây dựng theo ngày và linh hoạt theo thị trường.
- Thịt pha lóc xây dựng theo giá thịt mảnh và các chi phí khác, và lợi nhuận khoảng
6%.
- Xây dựng chính sách chiết khấu, khuyến mãi và quảng cáo, … khoảng 2 – 3%.
8. Chiến lược chiêu thị:
Tập trung nhiều vào truyền thông và quảng cáo
- Làm brochure
- Làm clip

- Những tài liệu và thông tin quảng cáo này phải nêu rõ quy trình sản xuất và ích lợi
khi sử dụng thịt gà sạch.
- Phương tiện quảng cáo qua báo, đài, truyền hình và chiêu thị tại các siêu thị, nhà
hàng, cửa hàng, chung cư, trung tâm thương mại, …
- Tổ chức sự kiện và quảng bá “Thực phẩm an toàn. Sức khỏe con người”.
Mục tiêu: xây dựng hình ảnh cho người tiêu dùng hiểu rõ chuỗi giá trị 5 sạch, “Giống
sạch – thức ăn chăn nuôi sạch – nuôi sạch – giết mổ sạch – phân phối bảo quản sạch”
và lợi ích khi sử dụng thực phẩm là thịt gà sạch C.P.

Trang 23 / 24


Kết luận
Qua những khảo sát trên, dự án xây dựng và phát triển hệ thống thịt gà sạch C.P. rất
khả thi. Ngoài hiểu quả, dự án còn mang lại sức khỏe cho con người. Vì vậy, đây là
một đề tài rất thiết thực.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiền đề tài không tránh khỏi thiếu sót. Kính nhờ Quý
Thầy Cô bổ sung thêm để đề tài hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn.

Tài liệu tham khảo
[1]
[2]
[3]

Theo trang vesinhantoanthucpham.com.vn của Trung Tâm Nghiên Cứu Thức ăn
và Dinh dưỡng Việt Nam.
Philip Kolter – Keith K. Cok – Marketing Management and Strategy A Reader.
Chap. Understanding of Marketing Management. Fr. Page 50.
American Marketing Association (AMA)
/>

---------oOo---------

Trang 24 / 24



×