Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.81 KB, 27 trang )

BỆNH VIỆN ĐA KHOA VÂN ĐỒN

KHOA ĐÔNG Y- PHCN

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP CƠ SỞ

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG CỦA THỦY CHÂM
KẾT HỢP ĐIỆN CHÂM VÀ XOA BÓP BẤM HUYỆT
TRÊN BỆNH NHÂN ĐAU THẦN KINH TỌA

Người thực hiện: Bs Đoàn Thị Phượng.
Người tham gia; Bs Nguyễn Thị Thanh Thiện
Địa chỉ: Khoa Đông y- PHCN – Bệnh viện Đa khoa huyện Vân Đồn.

Vân Đồn, Tháng 11 năm 2015


ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh toạ là bệnh thường gặp và phổ biến tại các khoa thần kinh,
cơ xương khớp, các bệnh viện y học cổ truyền. Bệnh không những ảnh hưởng
nhiều đến khả năng lao động, học tập, sinh hoạt của người bệnh mà còn ảnh
hưởng nhiều đến kinh tế của người bệnh. Ở Việt Nam, mặc dù chưa có con số
thống kê toàn diện nhưng theo điều tra của Phạm Khuê về 13.392 người trên 60
tuổi ở miền Bắc thì có tới 17,1% số người bị mắc bệnh đau dây thần kinh toạ.
Theo Nguyễn Văn Thu, bệnh chiếm 31,1% tổng số bệnh nhân điều trị tại khoa
thần kinh Viện 103 trong 10 năm. Theo Trần Ngọc Ân, đau thần kinh toạ là một
hội chứng thường gặp ở nước ta, bệnh chiếm 2% dân số và chiếm 17% số người
trên 60 tuổi.
Theo YHCT, đau thần kinh tọa được miêu tả trong phạm vi chứng “ Yêu


cước thống”. Có nhiều phương pháp điều trị bệnh đau thần kinh toạ bằng y học
hiện đại (YHHĐ) cũng như y học cổ truyền (YHCT) với mục đích giúp người
bệnh trở lại sinh hoạt và làm việc bình thường.
Y học hiện đại cũng như y học cổ truyền có rất nhiều phương pháp điều trị
đau thần kinh tọa như: Giảm đau, chống viêm, Châm cứu, điện châm, xoa bóp
bấm huyệt, uống thuốc YHCT, thủy châm bằng thuốc Vitamin 3 B ( B1, B6,
B12), Methylcoban… Tuy nhiên chưa có nghiên cứu khoa học nào đánh giá tác
dụng của phương pháp điện châm kết hợp xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện đa
khoa Vân Đồn, vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này nhằm hai mục
tiêu sau:
1. Đánh giá tác dụng điều trị phương pháp thủy châm kết hợp điện châm và
xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thần kinh tọa.
2. Theo dõi sự biến đổi một số chỉ số sinh lý sau khi kết hợp thủy châm kết hợp
với điện châm và xoa bóp bấm huyệt trên bệnh nhân đau thần kinh tọa.

Chương 1
TỔNG QUAN
1.1.

Đau thần kinh tọa theo y học hiện đại.


Đau dây thần kinh toạ (ĐTKT) là chứng đau rễ thần kinh thắt lưng V và
cùng I, có đặc tính: đau lan theo đường đi của dây thần kinh hông (từ thắt lưng
xuống hông), dọc theo mặt sau đùi xuống cẳng chân, lan ra ngón út hoặc ngón cái
(tuỳ theo rễ bị đau).
1.1.1. Đặc điểm giải phẫu thần kinh tọa.
Dây thần kinh hông to là dây lớn nhất của cơ thể, được tạo nên trong hố
chậu bằng các rễ L4, L5, S1, S2, S3. trong đó cơ bản là 2 rễ L5, S1, những rễ này
thuốc đám rối thần kinh thắt lưng cùng. Dây thần kinh hông to chui qua huyết

hông lớn của xương chậu, qua giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi, đi
xuống dọc theo mặt sau của đùi, chui sâu vào lớp cơ đến đỉnh trám khoeo chia
thành 2 nhánh tận là đay thần kinh hông khoeo trong ( dây chày rễ L5) và dây
thần kinh hông khoeo ngoài ( dây mác chung rễ S1)

1.1.2. Nguyên nhân đau thần kinh tọa.
1.1.2.1 Nguyên nhân tại chổ.
a, Thoát vị đĩa đệm
b, Thoái hóa cột sống thắt lưng.
c, Trượt cột sống


d, Viêm đốt sống
e, Chấn thương.
f, Các khối u
g, Nhiễm trùng cột sống
h, Các nguyên nhân khác
1.1.3. Triệu chứng;
Khởi đầu đau dây thần kinh tọa rất khác nhau tùy nguyên nhân. Ðau xảy ra
sau gắng sức thường gặp trong thoát vị đĩa đệm. Ðôi khi lúc đầu đau lưng trước
sau đó mới đau theo đường đi của dây thần kinh tọa. Tuy nhiều nguyên nhân khác
nhau nhưng nhìn chung có những đặc điểm sau:
a, Ðau tự nhiên: Xuất phát từ thắt lưng và lan xuống dưới chân là hay gặp
nhất, có khi chỉ xuống tới mông, tới đùi hay lan tận xuống tận bàn chân. Nếu tổn
thương L5 thì lan từ thắt lưng xuống mông rồi mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài
cẳng chân, trước mắt cá ngoài, mu bàn chân rồi đến ngón chân cái. Còn khi tổn
thương S1 thì đau từ thắt lưng lan xuống mông, mặt sau đùi, mặt sau cẳng chân,
gót, lòng bàn chân bờ ngoài bàn chân đến ngón út.
b, Ðau khi khám: Dựa vào các điểm đau trên lâm sàng
- Ðiểm đau khi ấn: Ðau ở giữa hay bên cạnh cột sống từ đường giữa ra 2

cm ngang vùng L4, L5, S1. Ấn dọc theo dây thần kinh tọa qua thống điểm Valleix
3 cm từ giữa cột sống ra ngang đốt sống L5 S1, giữa lằn mông, giữa mặt sau đùi,
hỏm kheo chân, điểm cổ xương mác, điểm bắp chân và điểm hỏm mắt cá ngoài.
- Ðau do căng dây thần kinh
Dấu Lasègue: Ở tư thế nằm ngửa, nâng thẳng chân bệnh nhân từng bên
một nếu chưa tới 70 (mà bệnh nhân kêu đau ở mặt sau đùi hay cẳng chân là
dương tính.
Dấu Bonnet: Ở tư thế nằm ngữa, nâng chân và khép đùi bệnh nhân từng
bên một nếu gây đau dọc theo dây thần kinh tọa là dương tính.
1.2. Đau thần kinh tọa theo Y học cổ truyền;
Theo y học cổ truyền, hội chứng đau dây thần kinh tọa đã được mô tả
trong các bệnh danh “Tọa cốt phong”, “Phong” trong hội chứng bệnh lý này
nhằm mô tả tính chất thay đổi và di chuyển của đau.
a, Do ngoại nhân: Thường do phong hàn, phong thấp, phong nhiệt.


b, Do nội nhân: Do chính khí cơ thể bị hư, rối loạn chức năng của các tạng
phủ nhất là hai tạng can và thận
c, Do bất nội ngoại nhân: Do lao động quá sức như bê vác nặng, hoặc do
bị sang chấn (bị ngã, bị đánh…) làm khí huyết ứ trệ gây nên đau, hạn chế vận
động.
1.2.1. Các thể lâm sàng
- Thể Hàn Thấp
- Thể Phong Hàn Thấp
- Thể Phong hàn
- Thể Thấp Nhiệt
- Thể huyết ứ
1.3. Phương pháp điều trị bằng châm cứu
1.3.1. Khái niệm về châm cứu.
Châm cứu là một trong những phương pháp chữa bệnh đã có từ lâu đời,

mục đích của châm cứu là “điều khí” tạo ra một kích thích vào huyệt để tạo nên
trạng thái cân bằng âm dương, nghĩa là phục hồi trạng thái sinh lý, loại trừ trạng
thái bệnh lý, đưa cơ thể trở lại hoạt động của chức năng bình thường .
1.3.2. Phương pháp điều trị bằng điện châm
Hiện nay kỹ thuật điện châm đã có mặt hầu hết trong các chỉ định của
châm cứu điều trị các chứng bệnh khó như châm chữa liệt, châm chữa mù do teo
gai thị, châm giảm đau và đỉnh cao là châm tê. Có thể khẳng định rằng nếu không
có rằng nếu không có máy điện châm thì khó có thể thực hiện được cuộc phẫu
thuật với phương pháp vô cảm bằng châm tê. Dùng điện châm tức là dùng máy
điện tử tạo xung điện ở cường độ thấp với các dải tần số khác nhau kích thích vào
huyệt nhằm mục đích điều khiển sự vận hành khí huyết nhanh mạnh, để đưa trạng
thái cơ thể trở lại cân bằng ổn định, hết bệnh tật. Điện châm thay thế cho thủ
pháp vê tay kích thích huyệt một cách đều đặn nhịp nhàng không làm cho bệnh
nhân đau đớn, mà ngược lại bệnh nhân có cảm giác tê, tức, nặng làm dịu cơn đau
một cách nhanh chóng, do vậy điện châm ra đời đáp ứng được mục đích điều khí
của châm cứu một cách nhanh mạnh mà khồn đau đớn. Điện châm làm kích thích
xung điện của trường ngoài dẫn tới thay đổi trong tổ chức tế bào, tăng trương lực
cơ. Tăng quá trình trao đổi chất, thải chất acid lactic, làm tăng chuyển hóa tổ
chức tế bào bệnh lý phục hồi khả năng vận động dưới tác dụng của xung điện, nó


có tác dụng như bơm hút trên tĩnh mạch và mạch bạch huyết, ở vùng bị kích thích
làm cho tất cả các chất di chuyển nhanh hơn.
Cơ chế giảm đau của điện châm có liên quan đến các chất giảm đau
Endorphin và không phải Endorphin. Vai trò giảm đau của điện châm thông qua
hệ thống serotonin – endorphin ngày càng được minh chứng. Nghiên cứu tác
động của naloxon lên ngưỡng đau và hàm lượng các monoamine dẫn truyền thần
kinh ở não chuột khi châm, Kho và CS (1993) nhận thấy điện châm làm tăng hàm
lượng serotonin ở hành tủy và cầu não. Nếu tiêm Nolaxon là chất ức chế các
receptor của opiate trước đó thì hàm lượng serotonin giảm và tác dụng của điện

châm giảm đau cũng giảm. Hiện tượng này cho thấy điện châm tác động vào quá
trình chuyển hóa các chất truyền đạt thần kinh trung ương có bản chất là
monoamine thông qua các receptor opiate và đem lại tác dụng giảm đau.
Chu Vĩ Cương, Từ Chấn Bang (1956) xác định được hàm lượng cortisol và
β – Endorphin trong máu bệnh nhân được châm tê phẫu thuật và nhận thấy kích
thích với cường độ tối đa mà bệnh nhân được châm tê phẫu thuật và nhận thấy
kích thích với cường độ tối đa mà bệnh nhân có thể chịu đựng được và tần số
100Hz thì hiệu quả vô cảm đạt 100%, hàm lượng β – Endorphin sau châm 1 giờ
tăng lên 145%, sau khi mổ 1 giờ tăng lên 280% so với trước châm. Harbach H và
cộng sự (2007) cũng nhận thấy điện châm có thể ảnh hưởng việc bài tiết
catecholamin, ACTH (Adrenocorticotrophic hormone), β – Endorphin và cortisol.
Đây là một hormon có tác dụng ổn định huyết áp và giảm đau cho bệnh nhân
trong và sau phẫu thuật. Kết quả này cho thấy mỗi liên hệ giữa tác dụng của điện
châm với hệ thần kinh – nội tiết trong cơ thể. Những thực nghiệm trên cũng phần
nào chứng minh điện châm có vai trò điều hòa bài tiết một số hormone có liên
quan đến cơ chế chống đau của cơ thể như catecholamin, ACTH, cortisol,
β – Endorphin.
1.4. Phương pháp xoa bóp bấm huyệt
Xoa bóp bấm huyệt là một loại kích thích cơ học trực tiếp tác động vào cơ
quan cảm thụ ở da, cơ khớp.. Kích thích xung động chuyển đến tủy sống, lên não
xuống nơ ron vận động ở sừng trước tủy sống, xung động được chuyển đến cơ
quan đáp ứng hình thành một cung phản xạ. Cung phản xạ này sẽ ức chế hoặc dập
tắt cung phản xạ bệnh lý.
Xoa bóp bấm huyệt có tác dụng giãn mạch, làm mềm cơ tăng cường tuần
hoàn tại chỗ giúp cho việc nuôi dưỡng cơ, khớp được tốt hơn. Là phương pháp


điều trị đơn giản, hiệu quả tốt, chi phí thấp được ứng dụng phổ biến trong điều trị
và phòng bệnh.
1.5 . Phương pháp thủy châm

Tiêm thuốc vào huyệt (thủy châm) là một phương pháp chữa bệnh
phối hợp tác dụng chữa bệnh của châm kim theo học thuyết kinh lạc với tác
dụng chữa bệnh tăng cường và duy trì kích thích của châm kim vào huyệt
để nâng cao hiệu quả chữa bệnh.
 Nguyên lý của thủy châm
- Học thuyết kinh lạc:
Thiên Hải Luận sách Linh khu nói:”Mười hai kinh mạch bên trong phụ
thuộc 12 tạng phủ, bên ngoài nối với các khớp chân tay”. Nhờ hệ kinh lạc mà các
bộ phận trong cơ thể cấu thành một tổ chức hoàn chỉnh thống nhất. Khi nội tạng
có bệnh, sẽ có phản ứng biểu hiện ra bên ngoài than thể. Khi chúng ta kích thích
những bộ vị nhất định ở ngoài da cũng sẽ có phản ứng với nội tạng. Cơ thể con
người có sự liên quan chặt chẽ giữa các cơ quan và các tổ chức từ trên xuống
dưới, từ dưới lên trên, từ trong ra ngoài, từ ngoài vào trong, là do tác dụng của hệ
kinh lạc. Học thuyết kinh lạc chỉ đạo tất cả các khoa trong Đông y. Ngày nay
chữa bệnh bằng thủy châm cũng hình thành trên cơ sở những kinh nghiệm phong
phú của học thuyết kinh lạc. Muốn thu được hiệu quả tốt trong công tác chữa
bệnh bằng thủy châm cần tìm hiểu lý luận Đông y nói chung và học thuyết kinh
lạc nói riêng.
- Theo Pap-lop
“Vỏ não là cơ quan của phản xạ có điều kiện. Mọi biến hóa bệnh lý là do
biến hóa cơ năng của thần kinh cao cấp gây ra”. Khi thủy châm vào một bộ vị
(huyệt vị) nào đó trên cơ thể, với kỹ thuật châm đúng và chính xác sẽ truyền xung
động kích thích đó và vỏ não, rồi từ não phản xạ tới các cấp của hệ thần kinh để
điều chỉnh tất cả các hoạt động của cơ quan nội tạng do đó chữa khỏi bệnh. Ngoài
ra trên mặt da có những điểm (kinh huyệt) vô cùng nhỏ bé, là những điểm hoạt
động do cơ năng của các cơ quan nội tạng phản ánh lên mặt da, tương tự với các
điểm hoạt động điện vị trên mặt da. Thủy châm là đã dùng một loạt tác động vật


lý và hóa học để kích thích một cách thích đáng và các điểm hoạt động điện vị

(tức là các kinh huyệt chữa bệnh).
- Căn cứ theo dược lý học
Bất cứ một loại thuốc nào đã thích hợp với tiêm dưới da hoặc tiêm bắp (trừ
những loại thuốc tiêm có tác dụng kích thích mạnh quá), thì dù tiêm vào bất
cứ bộ vị nào ở dưới da hoặc bắp thịt cũng có tác dụng dược lý như nhau. Do đó
có thể chọn kinh huyệt thích ứng mà tiêm thuốc vào. Ngoài tác dụng dẫn truyền
của huyết dịch, thuốc được tiêm vào kinh huyệt có thể tác dụng củah kin lạc
giúp cho cơ thể hấp thu thuốc nhanh, tác động mạnh tới bộ vị có bệnh mà chỉ
cần một lượng nhỏ (đặc biệt là những thuốc có tác dụng gây hưng phấn hoặc
gây ức chế các trung khu thần kinh). Trong thủy châm nói riêng về tác dụng
dược lý, ta thấy có rất nhiều ưu điểm:
a. Cùng một thứ thuốc tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một bệnh
nhân, tác dụng dược lý mạnh hơn khi không tiêm vào huyệt vị.
b. Cùng một thứ thuốc nếu tiêm vào huyệt vị thích ứng trên cùng một
bệnh nhân, chỉ cần liều lượng ít cũng vẫn có tác dụng dược lý mạnh như dùng
liều lượng nhiều mà không tiêm theo huyệt vị ( điểm này có thể tham khảo để
giảm bớt liều lượng các loại thuốc độc, đảm bảo an toàn cho bệnh nhân).
c. Phối hợp thuốc với châm còn có ưu điểm là: Cùng một lúc giải quyết
được chứng bệnh khác nhau. Như đau bụng kịch liệt có thể gây hạ huyết áp, khi
dùng Adrenalin thủy châm huyệt Thiên khu hoặc huyết Trung quản thì tác dụng
của châm có thể chữa khỏi đau bụng, còn bản than của Adrenalin sẽ phòng ngừa
được huyệt áp hạ.
Từ các kết luận khoa học nói trên, các nhà nghiên cứu học thuyết Pap –
lop, trên lâm sàng rất coi trọng phương pháp trị liệu toàn diện, tăng cường ức chế
bảo vệ, nâng cao hưng phấn của vỏ não, ức chế quá trình bệnh lý thần kinh để
chữa mọi bệnh tật.
Dựa vào các lý luận chỉ đạo của Đông y và Tây y, các nhà trị liệu học kết
hợp nguyên lý của châm cứu với nguyên lý của học thuyết Pap – lop tiến hành
nghiên cứu phương pháp trị liệu bằng cách tiêm vào huyệt để phát huy tác dụng
điều tiết cơ thể của hệ kinh lạc và vỏ đại não.



Hiện nay thủy châm là một phương pháp chữa bệnh có hiệu quả đang được
ứng dụng rộng rãi trong các cơ sở điều trị của Trung Quốc.
Ở nước ta Giáo sư Nguyễn Tài Thu đưa phương pháp thủy châm vào
trong điều trị đã được mấy chục năm, một số bệnh viện trạm xá đã sử dụng điện
châm trong quá trình điều trị và đạt kết quả khả quan. Trước kia ngoài phương
pháp dùng Philatop tiêm huyệt phổi (phế du) hiện nay thường dùng Vitamin B1,
B6, B12, Novocain…
- Chỉ định: thường được dùng để chữa bệnh mãn tính, giảm đau như viêm
khớp mạn, đau dây thần kinh ngoại biên…
- Chống chỉ định:
+ Không điều trị các bệnh cấp cứu bằng thủy châm đơn thuần
+ Các cơn đau bụng cần theo dõi về ngoại khoa
+ Người sức khỏe yếu, trạng thái tinh thần không ổn định
+ Bệnh nhân dị ứng với thuốc thủy châm
+ Không dùng các loại kháng sinh, các thuốc chống chỉ định tiêm bắp cơ
(canxi)
- Cần chú ý một số điểm sau:
+ Độ sâu của kim tùy vị trí huyệt tiêm tương ứng với nội tạng hay bộ phận
dưới huyệt.
+ Thử test trước khi thủy châm
+ Khi châm kim không nên xoay kim kích thích vì kim tiêm rỗng dễ gây
tổn thương tổ chức
+ Không nên tiêm thuốc vào nhiều huyệt một lúc.
+ Mỗi huyệt tùy vị trí có thể tiêm từ 0,5 – 2ml thuốc.


Chương 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Đối tượng nghiên cứu
- Bệnh nhân vào điều trị tại khoa Đông y- PHCN, không phân biệt giới
tính, nghề nghiệp. Các bệnh nhân được chẩn đoán đau thần kinh tọa( ĐTKT).
- Được điều trị nội trú tại khoa Đông y- PHCN, bệnh viện Đa khoa Vân
đồn thời gian từ tháng 2/2015 đến tháng 10/2015.
- Bệnh nhân đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
2.1.1. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học hiện đại
Các bệnh nhân được chẩn đoán ĐTKT
- Đau vùng thắt lưng ở giai đoạn cấp và bán cấp lan xuống mông, lan ra
mặt sau và mặt ngoài đùi, lan xuống chân.
- Có các dấu hiệu của hội chứng rễ :
+ Vallex ấn đau
+ Dấu hiệu Lasegue 600- 900
2.1.2. Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân theo y học cổ truyền
Chọn tất cả các bệnh nhân thuộc thể bệnh theo YHCT:
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu


- Nghiên cứu được tiến hành theo mô hình thử nghiệm lâm sàng mở có đối
chứng (so sánh trước và sau điều trị, so sánh giữa hai nhóm)
- Cỡ mẫu nghiên cứu: Lấy toàn bộ bệnh nhân đủ tiêu chuẩn trong thời gian
nghiên cứu, có 100 bệnh nhân chọn theo phương pháp ghép cặp bệnh nhân được
phân bố vào 2 nhóm sao cho có sự tương đồng về giới, tuổi.
- Nhóm I: 50 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp điện châm, xoa bóp,
uống thuốc YHCT.
- Nhóm II: 50 bệnh nhân điều trị bằng phương pháp thủy châm kết
hợp với điện châm, xoa bóp, uống thuốc YHCT.



2.2.2. Phương tiện nghiên cứu
- Máy điện châm Trung Quốc sản xuất
- Kim châm cứu, Bơm tiêm 5ml
- Thước đo độ đau VAS của hãng Astra- Zeneca
- Ống nghe, huyết áp
- Bông cồn vô trùng, kẹp không mấu, khay quả đậu
* Thuốc thủy châm
Vitamin B1 100mg
Vitamin B12 1000µg.
Vitamin B6 100mg
2.2.3. Quy trình nghiên cứu
2.2.3.1. Nhóm I
- Điều trị bằng phương pháp điện châm
- Công thức huyệt điều trị: Chọn huyệt theo phương pháp tuần kinh thủ huyệt
- Châm tả các huyệt:
Đại trường du (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)
Giáp tích: L1 – L5 (Lấy huyệt Giáp tích ở trên nơi đau một đốt sống, sát
trùng ấn cho huyệt tán khí. Châm kim qua da, đẩy kim đến huyệt châm xuyên các huyệt,
khi đắc khí thì dừng, sau đó mắc máy điện châm)
Ủy trung (Châm thẳng 0,5 – 1 thốn)
Thứ liêu (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)
- Châm bổ huyệt: Thận du (Châm thẳng 1 – 1,5 thốn)
 Kỹ thuật điện châm
- Xác định đúng vị trí huyệt
- Dùng ngón tay cái và ngón trỏ của bàn tay trái căng da vùng huyệt và ấn xuống
để tán vệ khí.
- Tay phải đưa kim thật nhanh qua da (thì 1) và đẩy kim từ từ cho đến khi người
bệnh có cảm giác tức nặng và người thấy thuốc có cảm giác chặt như kim bị mút xuống,
đó là hiện tượng đắc khí thì thôi không đẩy kim nữa (thì 2).
- Mắc mỗi cặp dây cho 2 huyệt cùng tên, cùng đường kính

- Điều chỉnh cường độ và tần số cho phù hợp:
Bổ : Tần số 1 - 3 Hz, cường độ 1 - 5 microampe.


Tả : Tần số 4 - 5 Hz, cường độ 10 - 20 microampe.
( Tần số và cường độ tùy theo tình trạng bệnh và ngưỡng chịu đựng của
từng người)
- Thời gian kích thích cho mỗi lần điện châm 30 phút.
- Liệu trình: 30 phút/lần x 1 lần/ngày x 7 ngày
2.2.3.2. Nhóm II
- Điều trị bằng phương pháp điện châm kết hợp thủy châm
- Phác đồ huyệt:
+ Điện châm các huyệt:
Châm tả: Đại trường du
Giáp tích L1 – L5
Thứ liêu
Ủy trung
Châm bổ: Thận du
+ Thủy châm các huyệt: Đại trường du, Thận du
 Kỹ thuật điện châm: Tương tự nhóm I
 Kỹ thuật thủy châm:
- Bệnh nhân sau khi điện châm xong:
+ Tư thế bệnh nhân nằm sấp
+ Lấy thuốc vào bơm tiêm:
Vitamin B1 100mg x 01 ống:
Vitamin B6 100mg x 01 ống
Vitamin B12 1000μg x 01 ống
+ Sát trùng cục bộ, huyệt vị.
Kỹ thuật châm: Khi chọc kim vào huyệt vị, khi kim đã xuyên qua da
đến dưới da không được thay đổi hướng của kim nữa, với một tốc độ hết

sức chậm từ từ ấn kim vào sâu hơn (không được ngoáy mũi kim hoặc vê
kim như châm thường). Khi kim tiêm đã vào tới vị trí gây cho bệnh nhân
cảm giác tê tê thì không ấn sâu kim nữa và bắt đầu bơm thuốc. Bệnh nhân
có cảm giác hơi căng và tưng tức ở cục bộ chỗ thủy châm.
Lượng thuốc đưa vào mỗi huyệt vị là 0,5ml đến 2ml
+ Sát trùng cục bộ huyệt vị sau khi thủy châm.
+ Thời gian thủy châm: Thủy châm ngày 1 lần x 14 ngày.
Lưu ý:
+ Trước khi chữa bệnh bằng thủy châm, cần nói rõ với người bệnh về


phương pháp làm, để bệnh nhân an tâm, không lo sợ.
+ Trước khi bơm thuốc phải hút xem có máu không, nếu có máu phải
nhẹ nhàng nâng đầu kim hướng sang phía khác hoặc rút kim lên một
chút
2.2.3. Theo dõi và đánh giá
Bệnh án nghiên cứu được xây dựng theo mẫu thống nhất. Tất cả các bệnh
nhân đều được làm bệnh án theo dõi hàng ngày, ghi đầy đủ tiền sử, bệnh sử, các
triệu chứng cơ năng và thực thể.
Các bệnh nhân được theo dõi đầy đủ, chặt chẽ diễn biến bệnh hàng ngày
cũng như được kiểm soát sự tuân thủ điều trị trong suốt thời gian nghiên cứu.
Các chỉ tiêu nghiên cứu tại các thời điểm:
+ Các chỉ tiêu nghiên cứu về lâm sàng được theo dõi, đánh giá tại thời
điểm:
• Trước điều trị
• Sau điều trị 7 ngày
2.2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Các chỉ tiêu chung của 2 nhóm bệnh:
- Phân bố theo nhóm tuổi
- Phân bố theo giới tính

- Phân bố theo nghề nghiệp
- Thời gian bị bệnh.
* Các chỉ tiêu lâm sàng:
- Mức độ đau của bệnh nhân
- Đo độ gấp chân vào bụng dựa vào dấu hiệu Lasegue
- Đánh giá hiệu quả điều trị chung
- Đánh giá chỉ số Mạch, HA của bệnh nhân trước và sau điều trị
- Mức độ đau: Mức độ đau của bệnh nhân được đánh giá theo thang điểm
VAS từ 1 đến 10 bằng thước đo độ của hãng Astra-Zeneca.
Mức 0 điểm : Không đau

Mức 1 ÷ 2,5 điểm: Đau nhẹ

Mức > 2,5 ÷ 5 điểm: Đau vừa

Trên 5 điểm: đau nặng


Hình thước đo độ đau VA


* Dấu hiệu Lasegue.
Cách khám: Tư thế bệnh nhân nằm ngửa, hai chân duỗi thẳng, tư thế thoải
mái. Thầy thuốc dùng một tay của mình cầm cổ chân, tay còn lại đặt ở đầu gối
bệnh nhân giữ cho chân thẳng và thao tác khám theo hai thì:
Thì 1: Nâng cao chân bệnh nhân (luôn ở tư thế duỗi thẳng) lên khỏi mặt
giường (hướng tới 90o), tới khi bệnh nhân kêu đau, căng dọc mặt sau chân thì
dừng lại. Xác định góc giữa chân bệnh nhân và mặt giường (ví dụ nâng chân tới
45o thì bệnh nhân kêu đau thì góc Lasègue là 45o)
Thì 2: Giữ nguyên góc đó (theo ví dụ trên là 45o) và gấp chân bệnh nhân lại

tại khớp gối. Bệnh nhân không còn đau dọc mặt sau chân nữa. Khám lần lượt hai
chân của bệnh nhân.
Cách đánh giá kết quả: Người bình thường có góc Lasègue 900
- Phương pháp nghiên cứu là Phương pháp mô tả thực nghiệm, thống kê,
đánh giá kết quả sau khi can thiệp, so sánh.
- Thu thập số liệu dựa vào hồ sơ bệnh án đã điều trị tại Bệnh viện và sử lý số
liệu bằng phương pháp thống kê y học.
2.2.5. Y đức trong nghiên cứu
- Đề tài của chúng tôi được tiến hành hoàn toàn nhằm mục đích chăm sóc
bảo vệ sức khỏe cho người bệnh.
- Các bệnh nhân tự nguyện hợp tác trong nghiên cứu
- Khi các đối tượng nghiên cứu có dấu hiệu bệnh nặng them, hoặc bệnh
nhân yêu cầu ngừng nghiên cứu thì chúng tôi sẽ ngừng nghiên cứu hoặc thay đổi
phác đồ điều trị
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu


3.1.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo tuổi.

Biểu đồ 3.1. Phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi
Nhận xét:
- Kết quả trong biểu đồ 3.1 cho thấy đối tượng nghiên cứu tập trung nhiều
nhất ở nhóm ≤ 60 tuổi. Nhóm I chiếm tỷ lệ 44%, nhóm II chiếm tỷ lệ 52%. Tiếp
theo là nhóm tuổi 50-59 (nhóm I là 22%, nhóm II là 17%), và nhóm tuổi 30-39,
chiếm tỷ thấp nhất là nhóm tuổi dưới 30 tuổi.
- Sự phân bố bệnh nhân theo lứa tuổi giữa hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê p > 0,05.


3.1.2. Phân bố bệnh nhân theo giới.

Biểu đồ 3.2. Phân bố bệnh nhân theo giới tính
Nhận xét:


- Ở cả hai nhóm tỷ lệ bệnh nhân Nam gặp nhiều hơn, nhóm I nam chiếm
56%, nhóm II chiếm 78%. Tỷ lệ bệnh nhân nữ của nhóm I là 44%, nhóm II là
22%.
- Sự phân bố bệnh nhân theo giới tính giữa hai nhóm khác biệt không có ý
nghĩa thống kê p > 0,05.
3.1.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp.

Biểu đồ 3.3. Phân bố bệnh nhân theo nghề nghiệp
Nhận xét:
- Bệnh nhân ở cả hai nhóm thuộc nhóm lao động nặng chiếm 22%, bệnh
nhân thuộc nhóm không lao động chiếm 31%, nhóm lao động nhẹ chiếm
47%.
3.1.4. Phân bố thời gian mắc bệnh .

Biểu đồ 3.4. Phân bố bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh
Nhận xét:
- Tỷ lệ bệnh nhân mắc bệnh trên 12 tháng gặp nhiều ở nhóm I và nhóm II
lần lượt là 50%, 46%. Thời gian mắc bệnh từ từ 3 tháng đến 12 tháng nhóm I và
nhóm II đều là 36%. Bệnh nhân đến điều trị sớm trước 3 tháng chiếm tỷ lệ thấp.
- Sự khác biệt giữa hai nhóm về thời gian mắc bệnh không có ý nghĩa
thống kê với p>0,05.


3.2. Kết quả điều trị giảm đau thần kinh tọa theo thời gian điều trị

3.2.1. Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS.

Biểu đồ 3.5. Phân bố bệnh nhân theo mức độ đau
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân ở các mức độ đau sau 7 ngày điều trị của cả hai nhóm đối tượng
nghiên cứu được trình bày trong bảng 3.13.2.1.
Đánh giá mức độ đau theo thang điểm VAS.
Nhóm
Mức độ
Không đau
Đau nhẹ
Đau vừa
Đau nặng

Nhóm I (n=50)
Trước ĐT
Sau ĐT
n
%
n
%

Nhóm II (n=50)
Trước ĐT
Sau ĐT
n
%
n
%


0
0
6
12%
0
0%
12
3
6%
29
58%
4
8%
32
29
58%
12
24%
29
58%
6
18
36%
3
6%
17
34%
0
Bảng 3.1. Sự cải thiện về mức độ đau sau 7 ngày điều trị


24%
64%
12%
0%

3.2.2. Đánh giá kết quả dựa vào dấu hiệu Lasegue
Nhóm
Mức độ
Không đau
Đau nhẹ
Đau vừa

Nhóm I (n=50)
Trước ĐT
Sau ĐT
n
%
n
%

Nhóm II (n=50)
Trước ĐT
Sau ĐT
n
%
n
%

0
7

23

0
8
20

0%
14%
46%

27
13
8

54%
26%
16%

0
16%
40%

32
12
6

64%
24%
12%



Đau nặng

20

40%

2

4%

22

44%

0

0%

Thời gian, Mức độ đau
< 600

Nhóm I ( %)
8

Nhóm II ( %)
6

600 < 850
> 850

Tổng

15
27

12
32

3.2.3. Kết quả điều trị chung.

Biểu đồ 3.6. Đánh giá kết quả chung sau 7 ngày điều trị
Nhận xét:
- Sau 7 ngày điều trị chúng tôi nhận thấy ở nhóm I kết quả: Tốt 12%, khá
52%, trung bình 24% và nhóm II: Tốt 24%, khá 60%, trung bình 12%

3.3. Đánh giá kết quả sự biến đổi một số chỉ nghiên cứu
Kết quả của các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở tại số sinh lý của nhóm
các thời điểm nghiên cứu được trình bày trong các bảng 3.3, 3.4,3.5
Thời điểm
Trước điều trị Sau điều trị 30 Sau điều trị 7
P
phút
ngày
(X  SD)

Mạch (lần/phút)

(X  SD)

76,1 ± 4,9

76,8 ± 3,9
Bảng 3.3 Sự biến đổi tần số mạch

(X  SD)

75,0 ± 3,9

P>0,05

Nhận xét:
- Sự thay đổi về tần số mạch của đối tượng nghiên cứu trước và sau điều trị
30 phút ít có sự thay đổi và không có ý nghĩa thống kế (p>0,05)
- Tần số mạch trước điều trị và sau điều trị 7 ngày có sự thay đổi và
không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


Thời điểm

Trước điều
trị

Sau điều trị
30 phút

Sau điều trị 7
ngày

(X  SD)

(X  SD)


P

(X  SD)

Tối đa
120,3 ± 17,4 121,0 ± 18,1
120,2 ± 15,7 p>0,05
Tối thiểu
74,3 ± 10,7
73,5 ± 10,1
72,3 ± 7,3 p>0,05
Bảng 3.4 Sự biến đổi huyết áp động mạch
Nhận xét:
- Sự khác biệt về huyết áp tối đa tại các thời điểm nghiên cứu: Trước điều
trị, sau điều trị 30 phút, sau điều trị 7 ngày là không có ý nghĩa thống kê.
- Tại các thời điểm nghiên cứu huyết áp tối thiểu thay đổi không có ý nghĩa
thống kê.
Thời điểm
Trước điều trị Sau điều trị 30 Sau điều trị 7
P
phút
ngày
Huyết áp
(mmHg)

(X  SD)

Nhịp thở
(lần/phút)


18,48 ± 1,8

(X  SD)

18,27 ± 1,6

(X  SD)

18,22 ± 1,3

P>0,05

Bảng 3.5 Sự biến đổi của nhịp thở
Nhận xét:
- Nhịp thở trung bình tai các thời điểm nghiên cứu không có sự thay đổi.


Chương 4
BÀN LUẬN
4.1. Bàn luận về đối tượng nghiên cứu
4.1.1. Tuổi
Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân ĐTKT ở độ tuổi dưới 30 tuổi,
trong đó gặp nhiều nhất ở độ tuổi trên 60 chiếm (45%), tiếp đến là độ tuổi 50 –
59 chiếm (221,7), nhóm tuổi 40 – 49 (20%), những nhóm tuổi 30 – 39 chỉ có
(13,3%). Kết quả của chúng tôi cũng phù hợp với nghiên cứu của tác giả Lại
Đoàn Hạnh tỷ lệ bệnh nhân trong độ tuổi trên 60 gặp nhiều nhất 54,28, nghiên
cứu của tác giả Lương Thị Dung là 42,9%. Theo Valal Y.P thì đau thần kinh tọa
thường gặp ở độ tuổi 50 và tăng lên đáng kể ở tuổi 60. Tác giả Andersson GBJ
theo báo cáo của Kellgren và Lawrence cho rằng bệnh hay gặp ở độ tuổi 30-50 và

ở người dưới 45 tuổi nó là nguyên nhân hàng đầu khiến người bệnh nghỉ việc, đi
khám bệnh. Theo báo cáo của tổ chức Y tế thế giới thì đau thần kinh tọa hay gặp
nhất ở độ tuổi từ 50 – 59.
Kết quả của chúng tôi có phần khác biệt so với các nghiên cứu của các tác
giả Đoàn Hải Nam, Tarasenko Lidiya. Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam bệnh
nhân ĐTKT là ở độ tuổi 40 – 70 tuổi trong đó nhiều nhất ở độ tuổi 50 – 59 chiếm
tỷ lệ 36,7%, tiếp đến là độ tuổi trên 60 (26,7%), những nhóm tuổi 40 – 49 chỉ có
13,3%. Kết quả nghiên cứu của tác giả Tarasenko Lidiya thì ĐTKT gặp nhiều
nhất ở 50 – 59 (30%). Sự khác biệt giữa các kết quả nghiên cứu có gì mâu thuẫn
không. Sự khác biệt này có thể giải thích là do đối tượng nghiên cứu của chúng
tôi là những bệnh nhân ĐTKT do thoái hóa cột sống, nên quá trình thoái hóa
thường sảy ra ở lứa tuổi trên 30 và càng nhiều tuổi, đặc biệt ở lứa tuổi trên 60 thì
quá trình thoái hóa càng mạnh gây ra ĐTKT.
Ngày nay người ta đã chứng minh được rằng quá trình thoái hóa đĩa đệm
xảy ra từ rất sớm, tuổi trên 30 thì không có người nào là không có biểu hiện thoái
hóa đĩa đệm, nhất là thóa hóa cột sống thắt lưng. Người ta nhận thấy mức độ
thoái hóa đĩa đệm ở giai đoạn 1 và 2. Từ 45 -50 tuổi và trên 50 tuổi đa số thoái
hóa đĩa đệm ở giai đoạn 3,4 và 5. Quá trình thoái hóa sinh lý theo tuổi của đĩa
đệm đã biến thành một tổ chức chứa đựng những yếu tố nguy cơ sẵn sàng bị
bệnh, vì ở lứa tuổi lao động luôn chịu sức ép của công việc, các vấn đề về kinh tế,
xã hội, tâm lý…do đó mà ĐTKT hay gặp ở lứa tuổi này.
4.1.2. Giới
Hầu hết các tác giả đều cho rằng bệnh gặp ở nam nhiều hơn nữ, nhưng
chệnh lệch không nhiều. Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam (2003) 60 bệnh


nhân thì tỷ lệ nam là 53,3%, nữ là 46,7%, Lương Thị Dung (2008) cho thấy tỷ lệ
mắc bệnh ở nam và nữ là xấp xỉ nhau nam 51,4%, nữ 48,6%. Tarasenko Lidiya
(2003) thì ở nam là 37,5% và nữ là 62,5%. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ở
biểu đồ 3.2 cho thấy tỷ lệ mắc bệnh ở nam và nữ là tương đối chêch lệch, nam

chiếm tỷ lệ 56,7%, nữ chiếm tỷ lệ 43,3% kết quả này cũng phù hợp với các
nghiên cứu ở trên.
4.1.3. Nghề nghiệp
Trong nghiên cứu của chúng tôi, đối tượng bệnh nhân vào khám và điều trị
tại Bệnh viện Đa khoa Vân Đồn chủ yếu là cán bộ hưu, giáo viên, lái xe, khối văn
phòng…Chúng tôi xếp thành ba nhóm: Lao động nhẹ, lao động nặng và không
lao động. Số bệnh nhân thuộc nhóm lao động nặng chiếm tỷ lệ 31%, lao động nhẹ
chiếm tỷ lệ 22% và không lao động chiếm 47%. Theo các nghiên cứu trước thì
ĐTKT do thoái hóa cột sống gặp nhiều ở những người lao động chân tay hơn
những người lao động trí óc, theo tác giả Tarasenko Lidiya lao động chân tay
chiếm 60%, lao động trí óc chiếm 40%. Tác giả Lại Đoàn Hạnh lao động chân
tay là 54,29%. Nghiên cứu của chúng tôi đối tượng không lao động chiếm tỷ lệ
cao hơn vì trong số bệnh nhân chúng tôi nghiên cứu thì số bệnh nhân trong độ
tuổi lao động gặp ít hơn mà chủ yếu là độ tuổi trên 60.
4.1.4. Thời gian mắc bệnh
Số bệnh nhân đến điều trị sau 12 tháng chiềm tỷ lệ cao 63,3%, tiếp đó là từ
3 – 12 tháng chiếm tỷ lệ 21,7%, bệnh nhân điều trị muộn (< 3 tháng) chiếm tỷ lệ
tương đối thấp. Điều này cho thấy mức độ ĐTKT chưa ảnh hưởng nhiều đến sinh
hoạt hàng ngày của người bệnh. Mặt khác cho thấy sự quan tâm tới việc chữa
bệnh của người bệnh chưa được nâng cao.
4.2. Bàn về quá trình điều trị
4.2.1. Sự cải thiện về mức độ đau
Đau là một cơ chế bảo vệ của cơ thể. Cảm giác đau xuất hiện tại một vị trí
nào đó khi bị tổn thương, nó tạo nên một đáp ứng nhằm loại trừ các tác nhân gây
đau. Hầu như tất cả các bệnh đều có triệu chứng đau. Khả năng chẩn đoán bệnh
thường phụ thuộc nhiều vào kiến thức về đau của các thầy thuốc.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp đánh giá mức độ đau, chúng tôi xác
định cảm giác đau chủ quan của bệnh nhân theo thang điểm VAS từ 0 đến 10
bằng thước đo độ đau của hãng Astra-Zeneca. Đây là phương pháp vừa đơn giản
vừa dễ thực hiện.

Theo Đông y, đau là do kinh lạc tắc trở khiến khí huyết không thông, gây
đau. Châm cứu có tác dụng làm tăng nồng độ β-endorphin trong máu do đó làm
giảm cơn đau. Theo cơ chế thần kinh, châm cứu có tác dụng ức chế dẫn truyền
cảm giác đau trong cung phản xạ do đó làm giảm đau. Điện châm cũng như tác
động khác lên lên huyệt sẽ hoạt hóa theo kiểu tạo ra cung phản xạ thần kinh ở ba
mức độ: tại chỗ, tiết đoạn và toàn thân. Trong cung phản xạ có bộ phận nhạy cảm
là da và cấu trúc thần kinh, mạch máu. Đường hướng tâm là các sợi thần kinh loại
Aδ type I, II sợi C. Trung tâm phản xạ là các cấu trúc thần kinh từ tủy sống, đồ
thị, vùng dưới đồi, các neuron thuộc hệ thần kinh trung ương. Đường ly tâm là
những sợi thần kinh đi đến da, cơ, mạch máu và các tạng phủ…Tất cả các yếu tố:
cơ, lý, hóa khi tác động vào huyệt có thể điều chỉnh được các rối loạn chức năng
của cơ thể thông qua cung phản xạ này.
Trước điều trị mức độ đau giữa hai nhóm là giống nhau (p>0,05). Sau điều
trị 7 ngày mức độ giảm đau của hai nhóm đều rõ rệt (p<0,01). Mức độ đau nặng


của nhóm I trước điều trị là 10% sau 7 ngày điều trị giảm xuống còn 3,3%, nhóm
II trước điều trị chiếm tỷ lệ 13,3% và sau 7 ngày điều trị là 0%. Mức độ không
đau và đau nhẹ của nhóm I sau 7 ngày điều trị là 13,3% + 30% = 43,3%, của
nhóm II 26,7% + 50,0% = 76,7% cao hơn hẳn so với nhóm I. Như vậy, điều trị
ĐTKT do thoái hóa cột sống bằng điện châm kết hợp thủy châm đạt hiệu quả
giảm đau cao hơn so với nhóm điện châm đơn thuần.
Trong nghiên cứu của Đoàn Hải Nam sao 10 ngày điều trị mức độ không
đau của nhóm nghiên cứu là 73,3%, mức độ đau nhẹ là 20%, đau vừa 6,7%.
Nghiên cứu của Lương Thị Dung cuãng sau 10 ngày điều trị kết quả không đau
và đau nhẹ là 85,8%. Nghiên cứu của Tarasenko Lidiya trên 30 bệnh nhân hội
chứng ĐTKT do thoái hóa cột sống sau 10 ngày kết quả tốt 60%, khá 40%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng đạt tỷ lệ cao so với một số nghiên
cứu trên, nhưng thời gian điều trị của nhóm II của chúng tôi được rút ngắn (3
ngày). Điều đó cho thấy rằng sự kết hợp giữa điện châm và thủy châm trong điều

trị ĐTKT không những có tác dụng giảm đau nhanh mà còn rút ngắn được thời
gian điều trị cho các bệnh nhân.
4.2.2. Kết quả điều trị chung
Việc đánh giá hiệu quả điều trị ĐTKT của bất kỳ một phương pháp nào
không chỉ dựa vào một khía cạnh đơn thuần như: giảm mức độ đau hơn hay cải
thiện tầm vận động ĐTKT…mà bao gồm tổng hòa cả nhiều khía cạnh ảnh hưởng
đến chất lượng cuốc sống người bệnh. Chính vì vậy trong nghiên cứu này chúng
tôi đánh giá kết quả điều trị dựa trên các chỉ số: Mức độ đau, tầm vận động…
Sau 7 ngày điều trị kết quả của nhóm I (ở biểu đồ 3.5): tốt 20%, khá
36,6%, trung bình 40%, kém 3,3% và nhóm II: tốt 36,6%, khá 46,7%, trung bình
16,7%. Tuy nhiên sự khác biệt giữa 2 nhóm không có ý nghĩa thống kê với
p>0,05.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy sử dụng điện châm các huyệt: Thận du, Đại
trường du, Giáp tích L1 – L5, Thứ lieu, Ủy trung, kết hợp với thủy châm các
thuốc Vitamin B1, Vitamin B12 trong điều trị ĐTKT có tác dụng cải thiện nhanh
và nhiều mức độ đau của bệnh nhân, đồng thời giúp cho tầm vận động cột sống bị
hạn chế bởi đau lưng nhanh chóng trở về giới hạn bình thường, từ đó giúp cho
loại bỏ những ảnh hưởng xấu của ĐTKT đối với sinh hoạt và lao động hàng ngày
của bệnh nhân, giúp họ nhanh chóng trở trở về với công việc, tránh đau kéo dài
dẫn đến đau lưng mạn tính. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nhận
xét của Gs Nguyễn Tài Thu: điện châm huyệt Giáp tích của tác dụng giảm đau
nhanh, giúp cho nhanh chóng khôi phục đường cong sinh lý của bệnh nhân trở lại
bình thường.
Châm cứu là một phương pháp chữa đau lưng hiệu quả hơn các liệu pháp
thông thường khác. Đó là kết luận của các nhà khoa học Đức đăng trên tạp chí “Y
khoa” của Anh.
Các nhà khoa học Đức thuộc Đại học Ruhr University Bochum cho thấy
gần 50% số bệnh nhân được chữa ĐTKT bằng thủy châm hoặc điện châm đều
cảm thấy giảm đau sau đó vài tháng. Ngược lại, chỉ 25% số bệnh nhân điều trị
bệnh bằng phương pháp uống thuốc theo đơn của bác sĩ hoặc liệu pháp khác như

xông hơi và massa, cảm thấy khá hơn. Theo các nhà khoa học, các phát hiện này
cho thấy cơ thể người có thể có những phản ứng tích cực hơn đối với những mũi
kim châm cứu. Đo đó, họ cho rằng châm cứu hiện nay là giải pháp chữa bệnh
hiệu quả nhất và có triển vọng cao đối với những bệnh ĐTKT mãn tính.


Hiện nay việc kết hợp giữa điện châm và thủy châm trong điều trị, đã được
bệnh viện Châm cứu Trung ương và bệnh viện YHCT các tỉnh áp dụng rộng rãi
và được tiến hành trong nhiều năm để điều trị một số chứng bệnh (Tai biễn mạch
máu não, câm điếc, đau thắt lưng, cai nghiện ma túy…) nói chung, và trong điều
trị bệnh ĐTKT nói riêng. Nhưng cho đến nay các nghiên cứu trong điều trị
ĐTKT mới chỉ đề cập đến phương pháp điện châm đơn thuần, hay điện châm kết
hợp xoa bóp, bấm huyệt, mà chưa đi vào nghiên cứu điện châm kết hợp với thủy
châm. Chính vì vậy nghiên cứu của chúng tôi đa góp phần chứng tỏ hiệu quả điều
trị ĐTKT bằng điện châm kết hợp thủy chẩm là một trong những phương pháp
điều trị hiệu quả, an toàn, thuận tiện và kinh tế nên đã nhanh chóng giải thoát cơn
đau cho người bệnh, làm cho họ sớm trở lại với cuộc sống bình thường.
4.3. Sự biến đổi một số chỉ số sinh lý
Từ kết quả nghiên cứu thu được trong bảng 3.3 cho thấy tình trạng mạch
của bệnh nhân được điều trị bằng điện châm kết hợp thủy châm, tại hai thời điểm
trước và sau điều trị 30 phút là không có sự khác biệt với p>0,05, so sánh tần số
mạch tại thời điểm trước điều trị và sau điều trị 7 ngày cũng không có sự khác
biệt với p>0,05. Như vậy, điện châm và thủy châm là những phương pháp điều trị
an toàn cho người bệnh, với tần số kích thích tả là chính và thời gian 30 phút kết
hợp thủy châm đã không làm biến đổi về tần số mạch của bệnh nhân trước, trong
và sau điều trị.
Huyết áp tối đa và tối thiểu của bệnh nhân dựa vào bảng 3.4 ta thấy trước
điều trị, sau điều trị 30 phút và sau điều trị 7 ngày không có sự thay đổi đối với
P<0,05. Mặc dù trên thực tế lâm sàng có những bệnh nhân huyết áp đo được
trước điều trị là 150/90 mmHg, cũng có bệnh nhân là 80/50 mmHg, nhưng với

phương pháp điều trị điện châm kết hợp thủy châm đã không ảnh hưởng tới huyết
áp người bệnh, không gây ra tai biến trong suốt thời gian điều trị.
Tại các thời điểm nghiên cứu, kết quả ở bảng 3.5 cho thất nhịp thở của
bệnh nhân trước điều trị trung bình là 18,48 lần/phút, sau điều trị 30 phút nhịp
thở 18,27 lần/phút. Tuy nhiên sự khác biệt tại thời điểm nghiên cứu không có ý
nghĩa thống kê với p>0,05. Sau điều trị 7 ngày nhịp thở trung bình là 18,22 so với
thời điểm trước khi điều trị cũng không có sự thay đổi (p>0,05).
Qua theo dõi sự biến đổi của các chỉ số mạch, huyết áp, nhịp thở của các
bệnh nhân ĐTKT được điều trị bằng điện châm kết hợp với thủy châm, đều cho
ta thấy rằng sự biến đổi đó không nhiều, không gây tai biến trong thời gian điều
trị. Sự phối hợp của hai phương pháp trên trong điều trị đã giúp người bệnh
nhanh chóng thoát khỏi cơn đau và rút ngắn được thời gian điều trị.
4.4. Chọn kinh huyệt


×