Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Tu van phap luat ve ly hon

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (65.86 KB, 4 trang )

Tư vấn pháp luật về ly hôn
Căn cứ pháp lý:
 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014
Nội dung:
Thứ nhất, người yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn
Ly hôn là chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp
luật của Tòa án. Thường thì chúng ta sẽ gặp trường hợp cả hai bên vợ chồng cùng yêu
cầu Toà án giải quyết ly hôn khi hôn nhân đã rạn nứt, hai bên không thể cùng tiếp tục
chung sống. Vậy một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn có được không? Nếu có thì trong
trường hợp nào?
Về vấn đề này, căn cứ Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, cụ thể theo Điều 51:
 Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Tình trạng hôn nhân trầm trọng được quy định cụ thể tại tiểu mục a.1, Mục 8 Nghị
quyết Số: 02/2000/NQ-HĐTP như sau:
"a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:
- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết
bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã
được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập,
hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà
con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.


- Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ
hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở,
khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình"
 Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi


một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể
nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo
lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến
tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
Xác lập hôn nhân tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng; xây
dựng gia đình ấm no, tiến bộ, hạnh phúc là mục đích của hôn nhân. Khi một bên vợ hoặc
chồng mắc bệnh đến mức mà không thể nhận thức, làm chủ hành vi của mình đồng thời
là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng
đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của họ. Như vậy, không những không đạt được mục
đích hôn nhân mà còn đe doạ đến tính mạng, sức khoẻ, tinh thần của vợ, chồng, ảnh
hưởng đến quyền cơ bản của con người. Nên pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam
cho phép cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Toà án giải quyết ly hôn trong
trường hợp trên.
 Cần lưu ý trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con
dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn.
Thứ hai, thủ tục hòa giải ở cơ sở và hòa giải ở Tòa án
Hòa giải là một giai đoạn vô cùng quan trọng trong quá trình giải quyết ly hôn.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, hòa giải được chia thành hai giai đoạn: hòa giải
ly hôn ở cơ sở và hòa giải tại Tòa án. Trong đó, việc hòa giải ở cơ sở không là môt thủ
tục bắt buộc nhưng được Nhà nước khuyến khích thực hiện. Hòa giải ly hôn ở cơ sở với
hòa giải viên là những người gần gũi với các cặp vợ, chồng ở địa phương nên có thể hiểu
rõ mối quan hệ hôn nhân của họ đang ở mức độ mâu thuẫn trầm trọng như thế nào. Từ đó
đưa ra những lời khuyên đúng đắn và cần thiết cho những người trong cuộc. Nếu các bên


không đạt được thỏa thuận và một bên yêu cầu tiếp tục hòa giải nhưng có căn cứ cho rằng
việc tiếp tục hòa giải không thể đạt được kết quả thì hòa giải viên quyết định kết thúc hòa
giải và hướng dẫn các bên đề nghị Tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định của
pháp luật. Hòa giải ở Tòa án là một thủ tục bắt buộc. Thẩm phán phải tiến hành hòa giải
để vợ chồng đoàn tụ; giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, giữa cha, mẹ và

con, giữa các thành viên khác trong gia đình, về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề
khác liên quan đến hôn nhân và gia đình. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì
Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự
nếu các bên thuận tình ly hôn. Nếu vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án
không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi
bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn
nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn
nhân không đạt được.
Thứ ba, căn cứ ly hôn
-

Thuận tình ly hôn;

Trong trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự
nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm
sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án công
nhận thuận tình ly hôn; nếu không thỏa thuận được hoặc có thỏa thuận nhưng không bảo
đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con thì Tòa án giải quyết việc ly hôn
-

Ly hôn theo yêu cầu của một bên;

+ Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải
quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi
phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng
trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.


+ Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị Tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn
thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.

+ Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Hôn
nhân và gia đình thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có
hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần
của người kia.
Như vậy, người yêu cầu ly hôn phải là người có quyền yêu cầu ly hôn, có căn cứ
ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và trải qua thủ tục hòa giải đối với trường
hợp hòa giải bắt buộc.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×