Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

So sánh quy định giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế mà Việt Nam kí kết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (156.57 KB, 14 trang )

So sánh quy định giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật
Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế mà Việt Nam kí
kết.
Trang
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
1. Lý luận về xung đột pháp luật về ly hôn
1.1. Khái niệm ly hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài
1.2. Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
có yếu tố nước ngoài
2. Căn cứ pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có
yếu tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
2.2. Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết về vấn
đề giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
3. So sánh các quy định hiện hành về giải quyết xung đột pháp
luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
3.1. Những điểm giống nhau của việc giải quyết xung đột pháp
luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
3.2. Những điểm khác nhau của việc giải quyết xung đột pháp
luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định
tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
4. Nhận xét
KẾT LUẬN
PHỤ LỤC
MỞ ĐẦU
Xuất phát từ các đặc điểm của các hệ thống pháp luật trên thế giới
do có sự khác nhau về trình độ phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, phong
tục, tập quán, giữa các quốc gia. Trong những năm gần đây cùng với sự


phát triển không ngừng của đời sống kinh tế, xã hội số lượng các vụ việc ly
hôn nói chung và ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam ngày càng gia
1
tăng, xuất hiện nhiều vấn đề cần đước nghiên cứu, làm sáng tỏ về mặt lý
luận và thực tiễn áp dụng nhằm đạt hiệu quả cao hơn trong việc giải quyết
các vụ việc. Do đó nhóm em xin lựa chọn đề tài: “So sánh quy định giải
quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các
hiệp định tương trợ tư pháp quốc tế mà Việt Nam kí kết” làm đề tài nghiên
cứu.
NỘI DUNG
1. Lý luận về xung đột pháp luật về ly hôn
1.1. Khái niệm ly hôn và ly hôn có yếu tố nước ngoài
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, ly hôn được ghi nhận trong
các văn bản pháp luật cụ thể như Bộ luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia
đình. Điều 42 Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 quy định "Vợ, chồng hoặc cả
hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết việc ly hôn", hoặc theo Điều
8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì " Ly hôn là chấm dứt quan hệ
hôn nhân do Tòa án công nhận hoặc quyết định theo yêu cầu của vợ hoặc
của chồng hoặc cả hai vợ chồng".
Như vậy, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ hôn nhân trước pháp luật
theo yêu cầu của vợ hoặc của chồng hoặc cả hai vợ chồng được công
nhận hoặc quyết định của Tòa án.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 lần đầu tiên đưa ra khái niệm ly
hôn có yếu tố nước ngoài, điều mà trước đây chưa một văn bản pháp luật
nào về hôn nhân quy định theo Khoản 14 Điều 8 Luật hôn nhân gia đình
năm 2000: Ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc ly hôn giữa công dân Việt
Nam và người nước ngoài; giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại
Việt Nam; giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay
đổi, chấm dứt quan hệ hôn nhân theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản
liên quan ở nước ngoài.

Việc xác định dấu hiệu có yếu tố nước ngoài trong quan hệ ly hôn
theo Luật Hôn nhân và gia đình căn cứ vào chủ thể, sự kiện pháp lý, đối
tượng của quan hệ là tài sản và nơi cư trú của các bên đương sự.
2
1.2. Các phương pháp giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu
tố nước ngoài
* Phương pháp thực chất: Là phương pháp giải quyết trực tiếp các vấn đề
pháp lý nảy sinh trong quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài bao gồm
quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Ví dụ: Khoản 2 Điều 100 Luật hôn
nhân và gia đình năm 2000 quy định: Trong quan hệ hôn nhân và gia đình
với công dân Việt Nam, người nước ngoài tại Việt Nam được hưởng các
quyền và có nghĩa vụ như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật
Việt Nam có quy định khác.
* Phương pháp xung đột: Là phương pháp giải quyết gián tiếp quan hệ hôn
nhân có yếu tố nước ngoài. Trong phương pháp xung đột, quyền và nghĩa
vụ của các bên không được quy định cụ thể mà quy định gián tiếp thông
qua việc chọn hệ thống pháp luật áp dụng. Nếu quy phạm xung đột dẫn
chiếu đến luật của nước nào thì luật nước đó được áp dụng. Ví dụ, Khoản
3 Điều 104 Luật hôn nhân gia đình năm 2000 quy định: Việc giải quyết tài
sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn phải tuân theo pháp luật của
nước nơi có bất động sản đó. Phương pháp xung đột được áp dụng phổ
biến để điều chính quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài.
2. Căn cứ pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu tố
nước ngoài
2.1. Cơ sở pháp lý để giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn có yếu
tố nước ngoài theo pháp luật Việt Nam
Theo quy định của pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam hiện
hành (Điều 104 Luật hôn nhân và gia đình năm 2000) việc giải quyết xung
đột pháp luật liên quan đến các quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài được
thể hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

Nguyên tắc giải quyết xung đột pháp luật chủ đạo được áp dụng là
nguyên tắc luật nơi thường trú chung của vợ chồng. Theo đó, trong trường
hợp việc ly hôn được tiến hành giữa công dân Việt Nam với người nước
3
ngoài hoặc giữa người nước ngoài với nhau mà có các bên đều thường trú
tại Việt Nam thì pháp luật được áp dụng là pháp luật Việt Nam. Dấu hiệu
nơi thường trú chung được xác định tại thời điểm yêu cầu ly hôn. Đối với
trường hợp bên công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam tại thời
điểm ly hôn và các bên chứng minh được rằng mình có nơi thường trú tính
chung thì pháp luật áp dụng là pháp luật của nước nơi các bên cùng
thường trú, nếu họ không có nơi thường trú chung hoặc không chứng minh
được nơi thường trú chung trước cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì
pháp luật áp dụng sẽ là pháp luật Việt Nam với tư cách là luật tòa án.
Ngoài ra, pháp luật Việt Nam cũng được áp dụng để giải quyết các quan
hệ ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau mà các bên không có nơi
thường trú chung và một bên cứ trú tại quốc gia chưa kí kết HĐTTTP về
hôn nhân và gia đình với Việt Nam.
Đối với vấn đề phân chia tài sản chung giữa vợ chồng khi ly hôn, nếu
tài sản chung của vợ chồng là động sản thì pháp luật áp dụng là pháp luật
áp dụng cho cả quá trình giải quyết ly hôn được xác định theo nguyên tắc
ở trên. Trong trường hợp tài sản chung của vợ chồng là bất động sản thì
pháp luật áp dụng là pháp luật nơi có bất động sản đó. Việc định danh tài
sản cũng được xác định theophaps luật nơi có tài sản.
Liên quan đến vấn đề công nhận ly hôn được thê hiện ở nước ngoài,
pháp luật Việt Nam cũng có quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 20 Nghị định
số 68/NĐ-CP, theo đó, việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc
với người nước ngoài đã được giải quyết bởi tòa án hoặc cơ quan có thẩm
quyền ở nước ngoài sẽ được công nhận tại Việt Nam nếu không có bất kì
yêu cầu nào của một hoặc các bên đề nghị cơ quan có thẩm quyền của
Việt Nam không công nhận việc ly hôn đó.

2.2. Các hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết về vấn đề
giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn
4
Mặc dù chưa ký kết hoặc tham gia một Điều ước quốc tế đa phương
về hôn nhân nhưng Việt Nam đã tích cực ký kết Điều ước quốc tế song
phương với một số nước trên thế giới, trong đó quy định một số vấn đề cơ
bản điều chỉnh quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài. Đó là các Hiệp
định tương trợ tư pháp và pháp lý (gọi tắt là Hiệp định tương trợ tư pháp).
Theo số liệu thống kê của Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao Việt Nam, tính
đến tháng 8 năm 2012, Hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý song
phương giữa Việt Nam với các nước đã được ký kết gồm có 15 Hiệp định
tương trợ tư pháp với phạm vi điều chỉnh rộng trên tất cả các lĩnh vực dân
sự, thương mại, lao động, gia đình, hình sự trong đó điều chỉnh về vấn đề
hôn nhân có yếu tố nước ngoài gồm có các hiệp định sau: với Ba Lan
(22/3/1993), với Bê- la- rút (14/9/2000), với Bungary (3/10/1986), với Cu
Ba (30/11/1984), với Hungary (18/1/1985), với Mông Cổ (17/4/2000), với
Nga (25/8/1998). Hầu hết các HĐTTTP mà Việt Nam kí kết đều thiết lập
quy phạm xung đột thống nhất (trừ các HĐTTTP với Trung Quốc và Cộng
hòa Pháp). Nguyên tắc chọn luật áp dụng trong trường hợp có xung đột
pháp luật trong lĩnh vực ly hôn trong quan hệ hôn nhân có yếu tố nước
ngoài, chủ yếu là nguyên tắc luật quốc tịch (lex patrae) và nguyên tắc luật
nơi cư trú (lex domicilii).
3. So sánh quy định hiện hành về giải quyết xung đột pháp luật về ly
hôn theo pháp luật Việt Nam và các hiệp định tương trợ tư pháp mà
Việt Nam ký kết
3.1. Những điểm giống nhau của việc giải quyết xung đột pháp luật về
ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư
pháp mà Việt Nam ký kết
Thứ nhất, cả hai vợ chồng có nơi cư trú chung pháp luật nơi thường
trú chung của 2 vợ chồng sẽ được áp dụng. Thể hiện rõ trong các

HĐTTTP: Điều 26 khoản 2 HĐTTTP giữa Việt Nam và Liên bang Nga: Nếu
vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn một người là công dân của Bên ký kết
5
này, còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân
theo pháp luật của Bên ký kết nơi họ thường trú. Hoặc Điều 27 khoản 2
HDTTTP giữa Việt Nam và Lào: Nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau
nhưng cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì việc ly hôn được giải quyết theo
pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng đó cùng cư trú Áp dụng pháp luật
Việt Nam nếu cả 2 cùng thường trú tại Việt Nam. Điều 104 khoản 1 Luật
Hôn nhân và gia đình năm 2000: Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với
người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú tại Việt Nam
được giải quyết theo quy định của Luật này tức là theo pháp luật Việt Nam
hay chính là luật nơi thường trú chung.
Thứ hai, hai vợ chồng không cùng cư trú tại một nước thì một bên
thường trú tại nước nào thì Pháp luật nước nhận được đơn xin ly hôn
được áp dụng. Điều 27 khoản 2 HĐTTTP Việt Nam và Lào: Nếu trong thời
gian đưa đơn xin ly hôn, vợ chồng không cùng cư trú ở một Nước ký kết,
thì Cơ quan tư pháp Nước ký kết nhận được đơn xin ly hôn sẽ tiến hành
xét xử theo pháp luật của nước mình. Điều 104 khoản 2 Luật hôn nhân và
gia đình Việt Nam năm 2000: Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam
không thường trú tại Việt Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn
được giải quyết theo pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ
chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam -
pháp luật của nước một bên cư trú có tòa án thụ lý giải quyết Lưu ý “Nơi
thường trú chung của vợ chồng” là cùng một nước, chứ không nhất thiết
phải cùng số nhà, đường phố (vì khi phát sinh tranh chấp, khả năng ly thân
có thể xảy ra)
3.2. Những điểm khác nhau của việc giải quyết xung đột pháp luật về
ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư
pháp mà Việt Nam ký kết

Theo quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 104 Luật hôn nhân và gia
đình 2000 có quy định về ly hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
6
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt
Nam vào thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo
pháp luật của nước nơi thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có
nơi thường trú chung thì theo pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo
pháp luật của nước nơi có bất động sản đó.
Như vậy với quy định nêu trên thì việc ly hôn có yếu tố nước ngoài
tại Việt Nam sẽ được giải quyết theo luật nơi cư trú chung của hai vợ
chồng, tuy nhiên nếu hai vợ chồng không có nơi thường trú chung thì theo
pháp luật Việt Nam. Nếu tài sản chung của vợ chồng là bất động sản thì
giải quyết theo luật nơi có bất động sản
Việc giải quyết xung đột pháp luật về ly hôn còn được đề cập trong
các HĐTTTP mà Việt Nam ký kết. Hầu hết các hiệp định đều quy định vấn
đề ly hôn giũa công dân các nước ký kết được xác định theo nguyên tắc:
- Nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật
quốc tịch của cả hai vợ chồng. Cụ thể nếu vợ chồng là công dân của nước kí kết
này và cùng cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì vụ việc ly hôn của họ được
điều chỉnh bởi pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân. Hoặc nếu vợ chồng
cùng là công dân của một nước mà một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết
này, một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì pháp luật điều chỉnh vụ
việc ly hôn của họ cũng vẫn là pháp luật của nước kí kết mà họ là công dân (khoản
1 Điều 27 HĐTTTP giữa Việt Nam và CHDCND Lào; khoản 1 Điều 22 HĐTTTP
giữa Việt Nam và Bungari; khoản 1 Điều 26 HĐTTTP giữa Việt Nam và Balan;
khoản 1 Điều 33 HĐTTTP giữa Việt Nam và Hungari). Theo quy định này, nguyên
tắc luật quốc tịch được áp dụng, theo đó pháp luật của nước mà các bên mang quốc
tịch sẽ được áp dụng để giải quyết vấn đề ly hôn của họ .
- Nếu hai vợ chồng khác quốc tịch mà một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết

này, một bên cư trú trên lãnh thổ của nước kí kết kia thì pháp luật đề giải quyết ly
hôn là pháp luật của nước kí kết nơi họ đã hoặc đang cùng thường trú hoặc pháp
7
luật của nước nơi có Tòa án đã thụ lý đơn ly hôn (khoản 2 Điều 27 HĐTTTP giữa
Việt Nam và CHDCND Lào; khoản 2 Điều 22 HĐTTTP giữa Việt Nam và
Bungari; khoản 2 Điều 26 HĐTTTP giữa Việt Nam và Balan; khoản 2 Điều 33
HĐTTTP giữa Việt Nam và Hungari; khoản 2 Điều 26 HĐTTTP giữa Việt Nam và
Liên Bang Nga). Như vậy, theo các Hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã kí
kết với các nước thì công dân Việt Nam ly hôn với người nước ngoài mà một bên
cư trú ở nước kí kết này, một bên cư trú ở nước kí kết kia thì luật nơi cư trú,
thường trú chung hoặc luật Tòa án sẽ được áp dụng để giải quyết vụ việc ly hôn.
Như vậy việc giải quyết xung đột về ly hôn giữa pháp luật Việt Nam và các
HĐTTTP là có sự khác nhau. Dưới đây là một số ví dụ về quy định việc giải quyết
ly hôn của một số hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam đã ký kết với các
nước.
Thứ nhất: Theo hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự,
gia đình và hình sự giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang
Nga có quy định về việc giải quyết vấn đề ly hôn của công dân hai nước ký kết tại
Điều 26
(1)
, nếu hai vợ chồng có cùng quốc tịch thì luật để giải quyết ly hôn là luật
quốc tịch của cả hai vợ chồng hoặc luật của nước ký kết kia nếu họ cùng thường
trú ở đó. Trong trường hợp hai vợ chồng không có cùng quốc tịch thì sẽ áp dụng
pháp luật của nước kí kết nơi họ cùng thường trú hoặc nước ký kết nào nhận đơn
xin ly hôn.
Thứ hai: Theo HĐTTTP giữa Việt Nam và Mông Cổ quy định về việc giải
quyết ly hôn tại Điều 26
(2)
, theo quy định đó việc giải quyết ly hôn sẽ tuân theo luật
quốc tịch của cả vợ chồng vào thời điểm đưa đơn. Trong trường hợp một bên là

công dân của nước ký kết bên này một bên là công dân của nước ký kết bên kia thì
áp dụng pháp luật của bên ký kết có cơ quan nhận đơn.
Ngoài việc quy định áp dụng luật quốc tịch của cả hai vợ chồng thì trong
một số một số hiệp định còn quy định áp dụng luật thường trú chung của hai vợ
chồng
để giải quyết. Ví dụ: HĐTTTP của Việt Nam và Ba Lan có quy định như sau:
8
“1. Việc ly hôn phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà vợ chồng là công dân
vào thời điểm đưa đơn ly hôn.
2. Nếu vào thời điểm đưa đơn ly hôn, vợ chồng không phải là công dân của cùng
một nước ký kết thì pháp luật phải tuân theo là pháp luật của nước ký kết nơi họ
đang cùng thường trú hoặc đã cùng thường trú lần cuối cùng. Nếu họ không hề có
nơi thường trú chung trên lãnh thổ của một nước ký kết thì theo pháp luật của
nước ký kết có tòa án giải quyết vụ ly hôn.”
Theo quy định trên thì việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài vẫn tuân
theo Luật quốc tịch của cả vợ và chồng, trong trường hợp vợ chồng không phải là
công dân của một nước ký kết thì pháp luật phải tuân theo là pháp luật nước ký kết
nơi họ đang cùng thường trú hoặc đã cùng thường trú lần cuối cùng.
4. Việc thực thi các quy định về giải quyết xung đột pháp luật về ly
hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư pháp
mà Việt Nam ký kết và một số kiến nghị
4.1. Thực trạng thực thi các quy định về giải quyết xung đột pháp luật
về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và theo các hiệp định tương trợ tư
pháp mà Việt Nam ký kết
Nghị quyết 01/2003/HĐTP do TANDTC ban hành có hướng dẫn: “Với
những trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước ngoài
nhưng người nước ngoài đã về nước mà không liên hệ với công dân Việt
Nam, nay công dân Việt Nam xin ly hôn thì Tòa án thụ lý giải quyết”. Trên
thực tế, Tòa án không phải sau khi thụ lý một vài tháng là có thể đưa ra xét
xử mà vẫn phải tiến hành điều tra, xác minh và ủy thác tư pháp, đến khi

không có kết quả trả lời từ phía cơ quan nhận ủy thác tư pháp thì Tòa mới
xử cho ly hôn. Do đó, các vụ án vẫn kéo dài.
Việc ly hôn hiện nay đa số do công dân Việt Nam trong nước đứng
nguyên đơn, bên bị đơn là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc
đang cư trú, làm việc tại Việt Nam; hoặc là công dân Việt Nam đang cư trú,
làm việc, học tập ở nước ngoài; hoặc công dân Việt Nam đang định cư ở
9
nước ngoài; hoặc là người không xác định được quốc tích, đang cư trú tại
Việt Nam. Khi giải quyết quan hệ hôn nhân, đa số là trường hợp xét xử
vắng một bên, hầu hết Tòa án chỉ giải quyết quan hệ hôn nhân, trường
hợp giải quyết về con cái không nhiều, hầu như không có giải quyết về tài
sản. Khi giải quyết về con chung hầu hết không giải quyết về cấp dưỡng
nuôi con do các bên không yêu cầu, họ đã tự giải quyết có lẽ do thấy Tòa
có giải quyết cũng khó thi hành.
Thực tế, những việc mà Tòa án Việt Nam ủy thác tư pháp cho Tòa
án nước ngoài kết quả trả lời thường rất chậm, thậm chí nhiều trường hợp
không nhận được sự trả lời, ngay cả đối với các nước mà Tòa án đã kí kết
và gia nhập điều ước quốc tế. Chính vì vậy, việc lấy lời khai, tống đạt các
văn bản của Tòa án hoặc xác định tài sản ở nước ngoài là không thực hiện
được làm cho vụ án kéo dài, vi phạm thời hạn xét xử.
Về kết quả giải quyết của Tòa án: Ngoại trừ một số ít các vụ án sau
khi thụ lý Tòa đưa ra quyết định đình chỉ tạm thời do không tìm được địa
chỉ của bị đơn hoặc Tòa quyết định đình chỉ giải quyết do nguyên đơn rút
đơn để tự thu xếp hoặc Tòa công nhận sự thuận tình ly hôn của hai bên, tỉ
lệ rất lớn là Tòa án đều giải quyết cho ly hôn. Rất hiếm trường hợp Tòa
bác đơn yêu cầu ly hôn của nguyên đơn. Trong một số trường hợp, Tòa xử
hủy quan hệ hôn nhân trái pháp luật (theo Pháp lệnh hôn nhân và gia đình
giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài năm 1993) hoặc không công
nhận quan hệ hôn nhân.
4.2. Một số kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định về giải

quyết xung đột pháp luật về ly hôn theo pháp luật Việt Nam và các
hiệp định tương trợ tư pháp mà Việt Nam ký kết
Thứ nhất, khi chọn pháp luật điều chỉnh quan hệ dân sự có yếu tố nước
ngoài nói chung hay quan hệ dân sự về ly hôn nói riêng, chúng ta sẽ chọn hệ thống
pháp luật có quan hệ mật thiết với loại quan hệ cần giải quyết.
10
Thứ hai: Trong Tư pháp quốc tế các nước, khi chọn một hệ thống pháp luật
để điều chỉnh quan hệ ly hôn có yếu tố nước ngoài, các luật gia thường đưa ra một
tiêu chí mà theo đó pháp luật của Tòa án là pháp luật sẽ thường xuyên được áp
dụng để giải quyết trong thực tế.
Thứ ba: Các nước đều đưa ra điều kiện để thừa nhận bản án nước ngoài, do
đó việc chọn pháp luật để điều chỉnh quan hệ thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước
ngoài nên tính đến việc làm thế nào để bản án của Tòa án có nhiều cơ hội được
thừa nhận ở nước ngoài nơi có một bên chủ thể ly hôn, tạo điều kiên để thực hiện
các vấn đề chia tài sản, trợ cấp cho con cái…
Thứ tư, tòa án sau khi thụ lí đơn xin ly hôn cần phải nhanh chóng tiến hành
các thủ tục cần thiết để giải quyết vụ việc, khi ủy thác tư pháp thì cần có các biện
pháp đốc thúc tòa án được ủy thác nhanh chóng xử lí vụ việc, nếu bên ủy htacs
không thực hiện thì dựa vào luật hôn nhân gia đình việt nam cũng như điều ước
quốc tế mà việt nam kí kết mà xử lí đơn ly hôn, không nên chỉ biết dựa vào kết quả
của tòa án được ủy thác tư pháp.
Thứ năm, pháp luật Việt Nam cần có thêm các quy định về vấn đề nuôi
dưỡng con chung sau khi ly hôn đối với trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài để
giải quyết vấn đề này tỏng trường hợp các bên không thỏa thuận được.
KẾT LUẬN
Thực tế cho thấy các quan hệ hôn nhân nói chung và ly hôn có yếu
tố nước ngoài nói riêng đang dần trở thành một vấn đề phổ biến trong bối
cảnh toàn cầu hoá hiện nay. Việc ký kết điều ước quốc tế trong lĩnh vực
hôn nhân gia đình nói chung, ly hôn nói riêng được coi là biện pháp hữu
hiệu trong việc giải quyết xung đột pháp luật về vấn đề này. Do đó, để có

cơ sở pháp lý trong hoạt động quốc tế nhằm điều chỉnh quan hệ ly hôn có
yếu tố nước ngoài, Việt Nam cần tăng cường hơn nữa việc đàm phán, ký
kết các hiệp định với các nước trong khu vực cũng như trên toàn thế giới .
11
Theo hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lí về các vấn đề dân sự, gia đình
và hình sự giữa nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên Bang Nga có
quy định về việc giải quyết vấn đề ly hôn của công dân hai nước ký kết tại Điều 26
như sau:
“1.Việc ly hôn tuân theo pháp luật và thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan tư
pháp của Bên ký kết mà vợ chồng đều là công dân vào thời điểm nộp đơn xin ly
hôn. Nếu hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì Cơ quan
tư pháp của Bên ký kết ấy cũng có thẩm quyền giải quyết.
2. Nếu vào thời điểm gửi đơn xin ly hôn một người là công dân của Bên ký kết này,
còn người kia là công dân của Bên ký kết kia thì điều kiện ly hôn tuân theo pháp
luật của Bên ký kết nơi họ thường trú.
Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú
trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có cơ quan
đang giải quyết việc ly hôn.
3. Việc ly hôn quy định tại khoản 2 Điều này thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ
quan tư pháp của bên ký kết nơi cư trú của hai vợ chồng.
Nếu một người cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết này, còn người kia cư trú
trên lãnh thổ của Bên ký kết kia thì cơ quan của cả hai Bên ký kết đều có thẩm
quyền giải quyết.
4. Toà án có thẩm quyền giải quyết việc ly hôn cũng có thẩm quyền giải quyết
tranh chấp về nuôi dưỡng và trợ cấp nuôi con chưa thành niên.”
12
Theo hiệp định tương trợ tư pháp giữa Việt Nam và Mông Cổ, hiệp định
tương trợ về các vấn đề dân sự, gia đình và hình sự giữa công hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam và Mông Cổ có quy định về việc giải quyết ly hôn tại Điều 26 như sau:
“1. Đối với việc ly hôn sẽ áp dụng pháp luật của Bên ký kết mà vợ chồng là công

dân vào thời điểm đưa đơn.
2. Nếu vợ chồng, một người là công dân Bên ký kết này, một người là công dân
của Bên ký kết kia thì áp dụng pháp luật của Bên ký kết có cơ quan đã nhận đơn.
3. Đối với trường hợp nói tại khoản 1 Điều này, thẩm quyền giải quyết tranh chấp
thuộc cơ quan của Bên ký kết mà vợ chồng là công dân vào thời điểm đưa đơn.
Nếu vào thời điểm đưa đơn cả hai vợ chồng đều thường trú trên lãnh thổ Bên ký
kết kia, thì cơ quan của Bên ký kết kia cũng có thẩm quyền giải quyết,
4. Đối với trường hợp nói tại khoản 2 Điều này, thẩm quyền giải quyết thuộc cơ
quan của Bên ký kết nơi cả hai vợ chồng thường trú. Nếu một người thường trú
trên lãnh thổ Bên ký kết này, còn người thường trú trên lãnh thổ Bên ký kết kia, thì
cơ quan của cả hai Bên ký kết đều có thẩm quyền giải quyết.”
13

×