Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG CÁC HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (224.06 KB, 29 trang )

BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG CÁC HỆ ĐÀO TẠO
CHÍNH QUY CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG
NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH

1


Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 04 năm 2015
BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐH CÔNG NGHIỆP THỰC
PHẨM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp. HCM, Ngày

tháng

năm 2015.

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH RIÊNG CÁC HỆ ĐÀO TẠO CHÍNH QUY
CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
1.

Mục đích và nguyên tắc lựa chọn phương án tuyển sinh


1.1 Cơ sở pháp lý
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh xây dựng Đề án tuyển
sinh các hệ đào tạo chính quy theo các căn cứ sau:
-

Công văn số 2955 /KTKĐCLGD ngày 10 tháng 12 năm 2013 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc tuyển sinh riêng vào đại học và cao đẳng hệ chính quy;
-

Quyết định số 3538/QĐ – BGDDT ngày 09 tháng 09 năm 2014 của Bộ Giáo dục và

Đào tạo về việc phê duyệt phương án thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh đại học, cao
đẳng từ năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
-

Công văn số 5151/BGDĐT-KTKDCL ngày 19/09/2014 về việc tuyển sinh cao

đẳng, đại học chính quy năm 2015;
-

Quy chế tuyển sinh Đại học, Cao đẳng hệ chính quy ban hành kèm theo Thông tư

sửa đổi, bổ sung số 03/2015/TT-BGDĐT ký ngày 26/2/2015 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT;
-

Mục tiêu, sứ mạng, tầm nhìn của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ

Chí Minh trong bối cảnh hội nhập toàn cầu.
Theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo, từ năm 2015, các trường cao đẳng, đại

học sẽ không còn tuyển sinh theo hình thức “ba chung”, chỉ tổ chức một kỳ thi trung học
phổ thông quốc gia, mỗi trường sẽ đề xuất phương án tuyển sinh cụ thể cho trường mình:
sử dụng vào kết quả kỳ thi THPT quốc gia hoặc các hình thức khác theo quy định của
Luật giáo dục đại học và Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng; phù hợp với điều kiện
của từng cơ sở giáo dục đại học.

2


1.2 Mục đích
-

Theo sứ mạng của trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh: “trường

Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh là nơi cung cấp cho người học các
chương trình đào tạo kiến thức và kỹ năng nghề thành thạo trình độ cao đẳng và đại học;
đồng thời chuyển giao những kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn, góp phần phát
triển nguồn nhân lực phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu”.
-

Trên cơ sở đó trường đề xuất phương án tuyển sinh bảo đảm chất lượng đầu vào

làm cơ sở để nâng cao chất lượng đào tạo. Chọn được thí sinh đủ năng lực/học vấn và
thái độ phù hợp với yêu cầu, đặc thù, triết lý đào tạo của nhà trường. Do vậy, quá trình
tuyển sinh phải được thiết kế khoa học và khả thi để có thể đánh giá toàn diện và chính
xác năng lực, động cơ học tập của thí sinh, phù hợp với điều kiện thực tế và đáp ứng mục
tiêu của từng ngành đào tạo của trường. Đảm bảo tính công khai, minh bạch, khách quan,
tạo thuận lợi và cơ hội tối đa cho thí sinh
1.3 Nguyên tắc

-

Đảm bảo lộ trình đổi mới công tác tuyển sinh và các Thông tư hướng dẫn của Bộ

Giáo dục và Đào tạo.
-

Thực hiện đúng Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

-

Đảm bảo chất lượng và chỉ tiêu tuyển sinh đối với các ngành đào tạo.

-

Hình thức, nội dung tuyển sinh phù hợp với ngành đào tạo của nhà trường và

chương trình giáo dục phổ thông;
-

Các tiêu chí sử dụng trong xét tuyển được xác định có cơ sở khoa học và thực tiễn,

đảm bảo chất lượng nguồn tuyển;
-

Đảm bảo nguồn lực để thực hiện Đề án tuyển sinh;

-

Tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh, không để phát sinh tiêu cực, đảm bảo


khách quan, công bằng, công khai, minh bạch;
-

Không gây phức tạp cho xã hội và tốn kém cho thí sinh, được dư luận đồng tình ủng

hộ.
2.

Giới thiệu tổng quan về trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp.HCM (HUFI)

2.1 Giới thiệu
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh là trường đại học
công lập trực thuộc Bộ Công Thương, trường có trụ sở chính tại: 140 Lê Trọng Tấn,

3


phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh và Trung tâm đào tạo Trà
Vinh tại ấp Giồng Trôm, xã Mỹ Chánh, huyện Châu Thành, tỉnh Trà Vinh.
Trường được thành lập từ năm 1982 và là trường đào tạo đa bậc học gồm cao đẳng
chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, đại học và liên thông giữa các bậc học với nhau. Trường
hiện đào tạo 12 ngành đại học: (1) Công nghệ thực phẩm, (2) Công nghệ chế biến thủy
sản, (3) Công nghệ hóa học, (4) Công nghệ sinh học, (5) Công nghệ kỹ thuật môi trường,
(6) Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, (7) Công nghệ chế tạo máy, (8) Công nghệ thông
tin, (9) Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, (10) Tài chính – ngân hàng, (11) Kế
toán, (12) Quản trị kinh doanh; 15 ngành Cao đẳng: (1) Công nghệ thực phẩm, (2) Công
nghệ chế biến thủy sản, (3) Công nghệ hóa học, (4) Công nghệ sinh học, (5) Công nghệ
kỹ thuật môi trường, (6) Công nghệ kỹ thuật điện – điện tử, (7) Công nghệ chế tạo máy,
(8) Công nghệ thông tin, (9) Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm, (10) Việt Nam

học (Hướng dẫn du lịch), (11) Kế toán, (12) Quản trị kinh doanh, (13) Công nghệ may,
(14) Công nghệ da – giày, (15) Công nghệ vật liệu và 13 nghề hệ Cao đẳng nghề và
Trung cấp nghề: (1) Kiểm nghiệm lương thực, thực phẩm, (2) Điện tử công nghiệp, (3)
Sửa chữa thiết bị lạnh, (4) Kỹ thuật chế biến món ăn, (5) Điện công nghiệp, (6) Kế toán,
(7) Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ, (8) Thiết kế thời trang, (9) Quản trị nhà hàng
khách sạn, (10) Hướng dẫn du lịch, (11) Sửa chữa thiết bị cơ khí, (12) Hóa hữu cơ, (13)
Hóa vô cơ …. Trong hơn 32 năm (1982 – 2014) xây dựng và phát triển, trường đã đào tạo
và cung cấp cho xã hội hàng chục ngàn cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật phục vụ cho
các ngành kinh tế.
Trường hiện có gần 700 cán bộ, giảng viên và viên chức lao động, trong đó tỷ lệ
trên đại học chiếm 68%, đại học chiếm 20% và phần còn lại là thợ bậc cao, nghệ nhân
các ngành nghề.
2.2 Nhân sự
Học hàm,
Học vị

Số lượng

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Thực
tế

Quy

đổi

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

04

08

30

45

282


282

216

173

4

Tổng
số
508


2.3 Cơ sở vật chất

3.

Hạng mục
Diện tích sàn (m2)
Giảng đường, nhà làm việc
27.225
Thư viện
485
Phòng thí nghiệm, Xưởng trường
13.818
Ký túc xá
5.472
Sân đa năng
225
Tổng cộng

47.225
Phương án tuyển sinh của trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí

Minh
Phương án tuyển sinh các hệ đào tạo chính quy của trường được xây dựng chi tiết
cho các hệ đào tạo trên nguyên tắc đảm bảo yếu tố chất lượng đầu vào và phù hợp với chỉ
tiêu tuyển sinh.
3.1 Phương án tuyển sinh cụ thể cho từng hệ đào tạo
3.1.1 Phương thức tuyển sinh hệ đại học
Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học
chủ trì, căn cứ vào kết quả 3 môn thi THPT quốc gia, ứng với các khối xét tuyển từng
ngành học. Trường dành 90% chỉ tiêu để xét tuyển vào đại học.
Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015 căn cứ vào kết quả học
tập bậc THPT. Trường dành 10% chỉ tiêu để xét tuyển đại học cho xét từ kết quả học bạ
THPT:
3.1.1.1
a)

Phương thức 1

Tiêu chí xét tuyển

Tiêu chí 1: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
Tiêu chí 2: Điểm thi THPT quốc gia có các môn dùng để xét tuyển đạt bằng hoặc trên
ngưỡng tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để xét tuyển vào đại học, cao đẳng
năm 2015;
Tiêu chí 3: Điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực (nếu có)
Bảng 1: Danh sách các ngành và môn xét tuyển
TT
1


Ngành
Quản trị kinh doanh



Tổ hợp môn xét tuyển

ngành
D340101 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

5

Ghi chú


2

Tài chính - Ngân hàng

Toán, Văn, Tiếng Anh
D340201 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

3

Kế toán

Toán, Văn, Tiếng Anh

D340301 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

4

Công nghệ sinh học

Toán, Văn, Tiếng Anh
D420201 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

5

Công nghệ thông tin

Toán, Văn, Tiếng Anh
D480201 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

6

Công nghệ chế tạo máy

Toán, Văn, Tiếng Anh
D510202 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

7


Toán, Văn, Tiếng Anh
Công nghệ kỹ thuật điện, D510301 Toán, Lý, Hóa
điện tử

8

Công nghệ kỹ thuật hóa học

Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Văn, Tiếng Anh
D510401 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

9

Toán, Văn, Tiếng Anh
Công nghệ kỹ thuật môi D510406 Toán, Lý, Hóa
trường

Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

10

Công nghệ thực phẩm

Toán, Văn, Tiếng Anh
D540101 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

Toán, Sinh, Hóa

11

Toán, Văn, Tiếng Anh
Công nghệ chế biến thủy D540105 Toán, Lý, Hóa
sản

Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

6


12

Đảm bảo chất lượng và

Toán, Văn, Tiếng Anh
D540110 Toán, Lý, Hóa

an toàn thực phẩm

Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa
Toán, Văn, Tiếng Anh

-

Điểm trúng tuyển được xác định theo ngành, xét điểm từ cao đến thấp cho đến hết


chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng mức điểm trúng tuyển thì sẽ xét điều kiện
ưu tiên theo nguyên tắc xét ưu tiên điểm môn Toán trong tổ hợp môn xét.
-

Điểm trúng tuyển (ĐTT) = (Tổng điểm 3 môn xét tuyển) + Điểm UT
Trong đó: Tổng điểm 3 môn xét tuyển không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất

lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định;
-

Xét tuyển từ cao trở xuống đến đủ chỉ tiêu;

-

Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt

xét tuyển trước.
b)

Phương thức đăng ký của thí sinh
Hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và quy

trình xét tuyển của thí sinh thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
3.1.1.2
a)

Phương thức 2

Tiêu chí xét tuyển

-

Kết quả tổng điểm trung bình cả năm của 03 năm học THPT;

-

Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2015;

b)

Phương thức xét tuyển

Bước 1: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển):
-

Kết quả điểm bình quân của điểm trung bình cả năm của 3 lớp (lớp 10, lớp 11 và

12) từ 6,0 trở lên;
-

Tốt nghiệp THPT;

-

Hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên.

Bước 2: Tính điểm xét tuyển (các điểm thành phần theo thang điểm 10, làm tròn đến 2
chữ số thập phân) cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
ĐXT = (Đ1 + Đ2 + Đ3) + ĐUT


7


Trong đó:
-

ĐXT: Điểm xét tuyển;

-

Đ1: Điểm trung bình cả năm lớp 10;

-

Đ2: Điểm trung bình cả năm lớp 11;

-

Đ3: Điểm trung bình cả năm lớp 12;

-

ĐUT: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực.

Lưu ý: Điểm ưu tiên chỉ cộng vào điểm xét tuyển của những thí sinh đạt ngưỡng chất
lượng đầu vào (sàn xét tuyển) theo quy định của Đề án;
Bước 3: Xác định thí sinh trúng tuyển
Xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí
sinh cùng một mức điểm trúng tuyển thì sẽ xét điều kiện ưu tiên theo nguyên tắc xét ưu

tiên điểm tổng kết lớp 12.
c)

Phương thức đăng ký của thí sinh
-

Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT), lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hay
trực tiếp tại trường.
-

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Mẫu có trên trang Web của Trường);
+ Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 (bản

chính).
+ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có.
+ Học bạ THPT (bản sao)
+ 2 ảnh cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng.
+ 02 phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh và số điện thoại
để Trường thông báo kết quả sơ tuyển và xét tuyển.
3.1.2 Phương án tuyển sinh hệ Cao đẳng:
Phương thức 1: Xét tuyển thí sinh tham dự kỳ thi THPT quốc gia do các trường đại học
chủ trì, căn cứ vào kết quả 3 môn thi THPT quốc gia, ứng với các khối xét tuyển từng
ngành học. Trường dành 80% chỉ tiêu để xét tuyển vào cao đẳng.
Phương thức 2: Xét tuyển thí sinh tốt nghiệp THPT năm 2015 căn cứ vào kết quả học
tập bậc THPT. Trường dành 20% chỉ tiêu để xét tuyển cao đẳng cho xét từ kết quả học bạ
THPT của học sinh trên toàn quốc.


8


3.1.2.1

Phương thức 1

a) Tiêu chí xét tuyển
Tiêu chí 1: Đã tốt nghiệp THPT hoặc tương đương;
Tiêu chí 2: Điểm thi THPT quốc gia có các môn dùng để xét tuyển đạt bằng hoặc trên
ngưỡng tối thiểu do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định để xét tuyển vào đại học, cao đẳng
năm 2015;
Tiêu chí 3: Điểm ưu tiên theo đối tượng và khu vực (nếu có)
Bảng 2: Danh sách các ngành và môn xét tuyển
TT
1

Ngành
Việt Nam học

Mã ngành Tổ hợp môn xét tuyển
C220113 Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Văn, Sử, Địa

2

Quản trị kinh doanh

C340101


Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

3

Kế toán

C340301

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

4

Công nghệ sinh học

C420201

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

5

Công nghệ thông tin


C480201

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

6

Công nghệ kỹ thuật cơ khí

C510201

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

7

Công nghệ kỹ thuật nhiệt

C510206

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

8

9


Công nghệ kỹ thuật điện, điện

C510301

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa

tử

Toán, Lý, Tiếng Anh

Công nghệ kỹ thuật hóa học

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa

C510401

Toán, Lý, Tiếng Anh

9

Ghi chú


Toán, Sinh, Hóa
10

Công nghệ vật liệu


C510402

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

11

Công nghệ kỹ thuật môi

C510406

trường

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

12

Công nghệ thực phẩm

C540102

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa


13

Công nghệ chế biến thủy sản

C540105

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa

14

Công nghệ may

C540204

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa
Toán, Lý, Tiếng Anh

15

Công nghệ da giày

C540206

Toán, Văn, Tiếng Anh
Toán, Lý, Hóa

Toán, Lý, Tiếng Anh
Toán, Sinh, Hóa
Toán, Văn, Tiếng Anh

-

Điểm trúng tuyển được xác định theo ngành, xét điểm từ cao đến thấp cho đến hết

chỉ tiêu. Trường hợp có nhiều thí sinh đạt cùng mức điểm trúng tuyển thì sẽ xét điều kiện
ưu tiên theo nguyên tắc xét ưu tiên điểm môn Toán trong tổ hợp môn xét.
-

Điểm trúng tuyển (ĐTT) = (Tổng điểm 3 môn xét tuyển) + Điểm UT
Trong đó: Tổng điểm 3 môn xét tuyển không thấp hơn ngưỡng đảm bảo chất

lượng đầu vào do Bộ Giáo dục và đào tạo quy định;
-

Xét tuyển từ cao trở xuống đến đủ chỉ tiêu;

-

Điểm trúng tuyển của đợt xét tuyển sau không thấp hơn điểm trúng tuyển của đợt

xét tuyển trước.
b)

Phương thức đăng ký của thí sinh

10



Hồ sơ đăng ký xét tuyển, thời gian, địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển và quy
trình xét tuyển của thí sinh thực hiện theo quy định của Bộ GD&ĐT.
3.1.2.2

Phương thức 2

a) Tiêu chí xét tuyển
-

Kết quả tổng điểm trung bình cả năm của 03 năm học THPT;

-

Học sinh tốt nghiệp THPT năm 2015;
b) Phương thức xét tuyển

Bước 1: Xác định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào (sàn xét tuyển):
-

Kết quả điểm bình quân của điểm trung bình cả năm của 3 lớp (lớp 10, lớp 11 và

12) từ 5,5 trở lên;
-

Tốt nghiệp THPT;

-


Hạnh kiểm đạt loại Khá trở lên.

Bước 2: Tính điểm xét tuyển (các điểm thành phần theo thang điểm 10, làm tròn đến 2
chữ số thập phân) cho các thí sinh đạt sàn xét tuyển.
Điểm xét tuyển được tính theo công thức:
ĐXT = (Đ1 + Đ2 + Đ3) + ĐUT
Trong đó:
-

ĐXT: Điểm xét tuyển;

-

Đ1: Điểm trung bình cả năm lớp 10;

-

Đ2: Điểm trung bình cả năm lớp 11;

-

Đ3: Điểm trung bình cả năm lớp 12;

-

ĐUT: Điểm ưu tiên theo đối tượng và theo khu vực.

Lưu ý: Điểm ưu tiên chỉ cộng vào điểm xét tuyển của những thí sinh đạt ngưỡng chất
lượng đầu vào (sàn xét tuyển) theo quy định của Đề án;
Bước 3: Xác định thí sinh trúng tuyển

Xét tuyển từ cao đến thấp, cho đến khi đủ chỉ tiêu. Trong trường hợp có nhiều thí
sinh cùng một mức điểm trúng tuyển thì sẽ xét điều kiện ưu tiên theo nguyên tắc xét ưu
tiên điểm tổng kết lớp 12.
c) Phương thức đăng ký của thí sinh
-

Nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển (ĐKXT), lệ phí đăng ký xét tuyển theo quy định của

Bộ Giáo dục và Đào tạo qua đường bưu điện theo hình thức thư chuyển phát nhanh hay
trực tiếp tại trường.

11


-

Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:
+ Phiếu đăng ký xét tuyển (Mẫu có trên trang Web của Trường);
+Giấy chứng nhận tốt nghiệp tạm thời đối với thí sinh tốt nghiệp năm 2015 (bản

chính).
+ Giấy chứng nhận đối tượng ưu tiên nếu có.
+ Học bạ THPT (bản sao)
+ 2 ảnh cỡ 3 x 4 chụp trong vòng 6 tháng.
+ 02 phong bì đã dán sẵn tem, ghi rõ địa chỉ liên lạc của thí sinh và số điện thoại
để Trường thông báo kết quả sơ tuyển và xét tuyển
3.1.3 Ưu tiên trong tuyển sinh
Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh được thực hiện theo quy định của Quy chế
Tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.1.4 Lệ phí tuyển sinh

Lệ phí xét tuyển: Theo Quy định của Liên Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo.
3.1.5 Thời gian xét tuyển
3.1.5.1 Phương thức 1 (Cho cả hệ Đại học và Cao đẳng)
Trường tổ chức nhiều đợt xét tuyển, mỗi đợt cách nhau 20 ngày tính từ thời điểm
có kết quả xét tốt nghiệp THPT và tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ Giáo dục
và Đào tạo công bố, kết thúc xét tuyển 31/10/2015. Dự kiến 3 đợt: Đợt 1 từ 01/8 đến
20/8, đợt 2 từ 25/8 đến 15/9, đợt 3 từ 20/9 đến 10/10.
3.1.5.2 Phương thức 2 (Cho cả hệ Đại học và Cao đẳng)
-

Thời gian xét tuyển và lịch nhận hồ sơ của Trường như sau:
Lịch xét tuyển đợt 1:
+ Nhận đăng ký xét tuyển: Từ ngày 01/08/2015 đến 20/08/2015
+ Hoàn thiện hồ sơ xong trước 23/08/2015 (đối với các thí sinh đăng ký nhưng

chưa nộp đủ các giấy tờ như quy định trên).
+ Xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển trước ngày 25/08/2015
+ Nhập học đợt 1: Ngày 30/08/2015
Lịch xét tuyển đợt 2:
+ Nhận đăng ký xét tuyển: Từ ngày 25/08/2015 đến 15/09/2015
+ Xét tuyển và công bố kết quả xét tuyển trước ngày 15/09/2015
+ Nhập học đợt 2: Ngày 27/09/2015
Lịch xét tuyển đợt 3:
Nếu chưa tuyển đủ chỉ tiêu phân bổ cho phương thức tuyển sinh riêng thì các đợt tuyển
bổ sung tiếp theo sẽ thực hiện sau ít nhất 20 ngày kể từ khi bắt đầu đợt trước đó; kết thúc tuyển
sinh theo thời hạn quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

12



Kết thúc xét tuyển trước ngày 31/10/2015 đối với hệ đại học; trước ngày 15/11/2015 đối
với hệ cao đẳng.
Các đợt xét tuyển được công bố công khai trên Website của Trường.
3.1.5.3 Địa điểm nộp hồ sơ
Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
140 Lê Trọng Tấn, P. Tây Thạnh, Q. Tân Phú, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: 08 54082904

Fax: 08 38163320

Website: www.hufi.vn
3.2 Phân tích ưu, nhược điểm của phương án tuyển sinh
3.2.1 Các yếu tố đảm bảo chất lượng, sự công bằng của phương thức tuyển sinh đề
xuất
-

Trường cam đoan đào tạo sinh viên theo chuẩn đầu ra của trường.

-

Trường công khai hình thức tuyển sinh.

-

Phương thức tuyển sinh tạo ra sự công bằng, khách quan cho tất cả các thí sinh, hạn

chế được sự may rủi trong các kỳ thi THPT quốc gia.
-

Kết quả phân tích tương quan về điểm thi Đại học và điểm bình quân các năm học


cấp 3 cho thấy, tương quan giữa điểm thi đại học và điểm bình quân các năm học phổ
thông là khá cao (xấp xỉ 0,5), và điểm sàn năm 2012, 2013 (13-14 điểm) tương đương với
6,0 điểm bình quân ba năm THPT. Do vậy, sẽ không có khác biệt lớn về trình độ của thí
sinh trúng tuyển theo hai phương thức xét tuyển (theo kết quả học THPT và theo điểm
sàn tuyển sinh Đại học) mà đề án này đề xuất.
3.2.2 Thuận lợi, khó khăn của trường và của thí sinh khi trường triển khai phương
án tuyển sinh riêng
a)
-

Thuận lợi:
Trường chủ động thực hiện theo phương án tuyển sinh riêng trên cơ sở nguồn lực

của trường.
b)
-

Mặt nào đó, hạn chế những tốn kém cho xã hội so với phương thức “ba chung”.
Khó khăn
Trong một thời gian dài, các trường cả nước thực hiện phương thức tuyển sinh “ba

chung”, nay có sự thay đổi, học sinh, phụ huynh chưa quen với phương án mới.
-

Chắc chắc, sau thời gian triển khai sẽ có điều chỉnh một số quy trình trong công tác

tuyển sinh, cần tổ chức thi thí điểm và có đánh giá đề thi.

13



-

Cần phải quan tâm nhiều đến cách đánh giá bậc phổ thông, kỳ thi tốt nghiệp trung

học phổ thông, kỳ thi chung bảo đảm tính khách quan, trung thực, vì đó là điều kiện để
xét tuyển, thi tuyển.
3.3 Các hiện tượng tiêu cực có thể phát sinh khi triển khai phương án tuyển sinh
và các giải pháp chống tiêu cực
-

Trong các tiêu chí xét tuyển có tiêu chí lấy kết quả của 3 năm học THPT, do đó có

thể xảy ra tình trạng thay học bạ đối với những em kém.
-

Vì xét tuyển, nên có thể lợi dụng quan hệ với người thân trong trường hoặc nhờ cán

bộ làm công tác tuyển sinh.
-

Để khắc phục những hiện tượng trên, nhà trường sẽ sử dụng các biện pháp:

-

Kiểm tra chặt chẽ bản chính học bạ THPT;

-


Xác minh Học bạ của các trường hợp nghi ngờ có tiêu cực;

-

Công khai rộng rãi Đề án tuyển sinh của nhà trường để mọi người biết cùng tham

gia giám sát quá trình xét tuyển;
-

Công khai danh sách trúng tuyển trên trang Web của Trường;

-

Xử lí nghiêm minh những trường hợp vi phạm qui chế tuyển sinh và có hình thức

khen thưởng xứng đáng đối với những trường hợp phát hiện các hiện tượng tiêu cực;
-

Phối hợp với PA83 Công an thành phố Hồ Chí Minh trong công tác xét tuyển và

hậu kiểm tuyển sinh.
3.4 Điều kiện thực hiện phương án tuyển sinh
a) Về điều kiện nguồn lực: Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường
Học hàm,
Học vị

Số lượng

Phó Giáo sư


Tiến sĩ

Thạc sĩ

Đại học

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi


04

08

30

45

282

282

216

173

b) Cơ sở vật chất
Diện tích sàn (m2)
27.225
485
13.818
5.472
225
47.225

Hạng mục
Giảng đường, nhà làm việc
Thư viện
Phòng thí nghiệm, Xưởng trường
Ký túc xá

Sân đa năng
Tổng cộng

14

Tổng
số
508


Trường đảm bảo bố trí, sắp xếp đầy đủ các điều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho
công tác chuẩn bị, công tác tổ chức xét tuyển, công bố kết quả, hậu kiểm tuyển sinh đúng
quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hiện hành.
c) Về kinh nghiệm trong công tác tuyển sinh
-

Trường đã và đang thực hiện công khai 3 nội dung: Cam kết chất lượng đào tạo và

chất lượng đào tạo thực tế; tỷ lệ sinh viên có việc làm và học lên trình độ cao hơn sau
một năm ra trường; điều kiện bảo đảm chất lượng như cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên,
viên chức, … đáp ứng tình hình phát triển của nhà trường
-

Hơn 10 năm qua, nhà trường luôn thực hiện tốt công tác tuyển sinh, với số lượng

hơn 10.000 thí sinh/kỳ thi, đặc biệt 3 năm gần đây, lượng thí sinh là hơn 20.000/ kỳ thi.
Đây là nhiệm vụ xã hội, nhiệm vụ chính trị, cũng là uy tín của trường trong công tác đào
tạo, công tác tuyển sinh.
3.5 Tổ chức thực hiện
3.5.1


Công tác chuẩn bị tuyển sinh

3.5.1.1 Hiệu trưởng quyết định thành lập HĐTS để điều hành các công việc liên
quan đến công tác tuyển sinh
-

Thành phần của HĐTS trường được thực hiện theo quy chế tuyển sinh cao đẳng, đại

học chính quy hiện hành của Bộ GD&ĐT gồm có: Chủ tịch: Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu
trưởng được Hiệu trưởng uỷ quyền; Phó Chủ tịch: Phó Hiệu trưởng; Uỷ viên thường trực:
Trưởng Phòng Đào tạo hoặc Phòng Khảo thí; Các uỷ viên: Một số Trưởng phòng, Trưởng
khoa, Chủ nhiệm bộ môn và cán bộ công nghệ thông tin.
-

Nhiệm vụ và quyền hạn của HĐTS trường: HĐTS các trường đặt dưới sự chỉ đạo

thống nhất của Bộ GD&ĐT; HĐTS trường có nhiệm vụ và quyền hạn tổ chức thực hiện
các khâu: xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT; giải
quyết thắc mắc và khiếu nại, tố cáo liên quan đến kỳ tuyển sinh; thu và sử dụng lệ phí
tuyển sinh, lệ phí xét tuyển; tổng kết công tác tuyển sinh; quyết định khen thưởng, kỷ luật
theo quy định; truyền dữ liệu tuyển sinh về Bộ GD&ĐT đúng thời hạn, đúng cấu trúc do
Bộ GD&ĐT quy định; báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và
Bộ Công Thương.

15


-


Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch và phó chủ tịch HĐTS trường: Phổ biến,

hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ; Quyết định và chịu trách
nhiệm toàn bộ các mặt công tác liên quan đến tuyển sinh; Báo cáo kịp thời với Bộ
GD&ĐT và Bộ Công Thương về công tác tuyển sinh của trường; Ra quyết định thành
lập bộ máy giúp việc cho HĐTS trường bao gồm: Ban Thư ký, Ban Cơ sở vật chất. Các
Ban này chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Chủ tịch HĐTS trường;
-

Phó Chủ tịch HĐTS trường giúp Chủ tịch HĐTS thực hiện các nhiệm vụ được Chủ

tịch HĐTS phân công và thay mặt Chủ tịch HĐTS giải quyết công việc khi Chủ tịch
HĐTS uỷ quyền.
3.5.1.2 Thông báo công khai trên trang thông tin điện tử và các phương tiện thông
tin đại chúng phương án tuyển sinh
Thông tin tuyển sinh của các trường bao gồm: tên trường, ký hiệu trường, địa chỉ liên
hệ, trình độ đào tạo, ngành đào tạo, chỉ tiêu tuyển sinh, phương thức tuyển sinh, khối
thi/xét tuyển, môn thi/xét tuyển, thời gian xét tuyển, vùng tuyển và các thông tin liên
quan khác.
3.5.1.3 Chủ tịch HĐTS Quyết định thành lập các Ban giúp việc Hội đồng tuyển sinh
-

Ban Thư ký HĐTS trường gồm có: Trưởng ban do Uỷ viên thường trực HĐTS

trường kiêm nhiệm; Các uỷ viên: một số cán bộ Trung tâm tuyển sinh, Phòng Đào tạo và
Phòng Khảo thí, các phòng (ban), cán bộ công nghệ thông tin và giảng viên.
-

Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Thư ký HĐTS trường: Thực hiện các nhiệm vụ do


Chủ tịch HĐTS giao phó; Nhận, bảo quản hồ sơ xét tuyển của thí sinh; Quản lý các giấy
tờ, biên bản liên quan hồ sơ xét tuyển của thí sinh; Dự kiến phương án điểm trúng tuyển,
trình HĐTS quyết định; In và gửi giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển;
-

Ban Cơ sở vật chất – an ninh: Chuẩn bị nhân lực, kinh phí, vật chất phục vụ công

tác tuyển sinh.
3.5.1.4 Chủ tịch HĐTS Ban hành các văn bản quy định, hướng dẫn về công tác
tuyển sinh; mẫu hồ sơ đăng ký xét tuyển sinh;
3.5.1.5 Chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị, văn phòng phẩm, ... cho
việc tổ chức xét tuyển.
3.5.2

Tổ chức xét tuyển

-

Hội đồng tuyển sinh trường chỉ đạo và điều hành các công việc sau đây:

-

Chuẩn bị hồ sơ, biểu mẫu đăng ký xét tuyển.

16


-

Phát hành hồ sơ đăng ký xét tuyển


-

Tiếp nhận hồ sơ xét tuyển

-

Lập danh sách thí sinh, cập nhật và xử lý thông tin.

-

Xét tuyển theo Quy chế Tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và Phương thức xét tuyển theo

Đề án tuyển sinh riêng của trường.
-

Biên bản xét duyệt trúng tuyển

-

Quyết định công nhận trúng tuyển

-

Lập danh sách thí sinh trúng tuyển

-

Gửi thông báo trúng tuyển


-

Công bố danh sách trúng tuyển công khai trên trang thông tin điện tử và các phương

tiện thông tin đại chúng liên quan.
-

Lập danh sách thí sinh trúng tuyển gửi các trường đại học - cao đẳng đối chiếu kiểm tra.

-

Lập danh sách thí sinh trúng tuyển nhập học

-

Quyết định công nhận thí sinh trúng tuyển nhập học

-

Gửi thông báo nhập học

-

Báo cáo kịp thời kết quả công tác tuyển sinh cho Bộ GD&ĐT và cơ quan chủ quản.

3.5.3

Công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát quá trình thực hiện công tác tuyển

sinh

-

Thực hiện theo quy định Bộ GD&ĐT về việc Ban hành Quy chế tuyển sinh đại học,

cao đẳng hệ chính quy hiện hành.
-

Trường thành lập Ban thanh tra tuyển sinh, gồm những cán bộ có tinh thần trách

nhiệm cao, có uy tín với đồng nghiệp và có kinh nghiệm trong công tác thanh tra, nhất là
thanh tra tuyển sinh do Chủ tịch Công đoàn và Trưởng Ban thanh tra nhân dân chịu trách
nhiệm thực hiện theo sự chỉ đạo của Chủ tịch HĐTS trường.
-

Ban thanh tra tuyển sinh chủ động phòng ngừa tiêu cực, phát hiện, xử lý sai phạm;

thu thập thông tin chính xác, giúp Hiệu trưởng chỉ đạo kịp thời đề ra giải pháp khắc phục
khó khăn, vướng mắc, ứng phó với mọi tình huống bất thường, bảo đảm cho công tác
tuyển sinh diễn ra an toàn, nghiêm túc, đúng quy chế.
-

Ban thanh tra tuyển sinh của trường chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra,

kiểm tra, giám sát chặt chẽ, nghiêm túc, đúng quy định trong tất cả các khâu của công tác
tuyển sinh; kịp thời phát hiện những sai sót, vi phạm và đề xuất các hình thức xử lý theo
quy định.

17



3.5.4
-

Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo
Nơi tiếp nhận thông tin, bằng chứng, khiếu nại tố cáo các hiện tượng tiêu cực trong

công tác tuyển sinh.
-

Hội đồng tuyển sinh của trường

-

Ban thanh tra tuyển sinh

-

Hòm thư góp ý của nhà trường

-

Trách nhiệm của người khiếu nại, tố cáo các hiện tượng tiêu cực phải có bằng

chứng cụ thể và chịu trách nhiệm về tính chính xác của các bằng chứng.
-

Cá nhân và tổ chức tiếp nhận khiếu nại tố cáo phải bảo vệ nguyên trạng bằng chứng

và xác minh tính chân thực của bằng chứng và báo cáo với HĐTS để có biện pháp xử lí
thích hợp.

3.5.5

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo trước, trong và sau khi kết thúc tuyển

sinh theo quy định
-

Nhà trường thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo kịp thời trong từng giai

đoạn triển khai nội dung đề án tuyển sinh 2015 theo Quy chế tuyển sinh đại học và cao
đẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
-

Kết thúc kỳ tuyển sinh, Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo

cáo Bộ Giáo dục và đào tạo và Bộ Công Thương.
3.5.6

Sự phối hợp và hỗ trợ của các ban, ngành địa phương trong các khâu của

công tác tuyển sinh
-

Nhà trường luôn nhận được sự phối hợp và hỗ trợ tích cực của Sở Giáo dục và Đào

tạo các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ các Phòng
giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên và Phòng phổ thông; Đài phát thanh và
Truyền hình các địa phương.
-


Nhà trường có mối quan hệ gắn bó với hơn 500 trường THPT và Trung tâm GDTX ở

các huyện thuộc các tỉnh khu vực Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và Tây Nam Bộ.
-

Nhà trường sẽ phối hợp với PA83 Công an thành phố Hồ Chí Minh trong khi tổ

chức xét tuyển và hậu kiểm tuyển sinh.
4.

LỘ TRÌNH VÀ CAM KẾT CỦA TRƯỜNG

4.1 Lộ trình thực hiện

18


-

Sau khi được Bộ Giáo dục và Đào tạo cho phép công bố Đề án tuyển sinh để lấy ý

kiến góp ý trên các phương tiện thông tin đại chúng theo quy định, Trường sẽ chỉnh sửa,
hoàn thiện Đề án và nếu được Bộ Giáo dục và Đào tạo xác nhận bằng văn bản khẳng
định Đề án tuyển sinh riêng của trường đáp ứng các yêu cầu theo quy định, Nhà trường
sẽ thực hiện từ năm 2015.
-

Sau kỳ tuyển sinh năm 2015, Trường sẽ tổ chức phân tích, rút kinh nghiệm và sẽ có các

điều chỉnh thích hợp để nâng cao chất lượng và hiệu quả tuyển sinh theo hướng tăng mức độ

tự chủ trong tuyển sinh theo lộ trình, định hướng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Từ năm 2016,
Trường dự kiến xây dựng và thực hiện tuyển sinh trên cơ sở đánh giá thí sinh toàn diện hơn,
thông qua sử dụng kết quả học tập ở bậc THPT và kết quả thi THPT quốc gia, tuy nhiên, sẽ
nâng dần trọng số và số môn của tiêu chí đánh giá điểm thi THPT quốc gia.
4.2 Cam kết của trường
-

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm Tp. Hồ Chí Minh tổ chức tuyển sinh theo

quy định của Quy chế và dưới sự chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát của Bộ Giáo dục và
Đào tạo và Bộ Công Thương;
-

Nhà trường cam kết và chịu trách nhiệm thực hiện nghiêm túc, an toàn, đúng quy

định trong tất cả các khâu của công tác tuyển sinh;
-

Tạo mọi điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh tham gia đăng ký xét tuyển, đảm bảo

nghiêm túc, công bằng, khách quan và chống mọi hiện tượng tiêu cực;
-

Các thông tin về hoạt động tuyển sinh của Trường được công bố rộng rãi, công

khai, để xã hội, phụ huynh và thí sinh theo dõi, giám sát;
-

Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo kịp thời. Kết thúc kỳ tuyển sinh năm 2015,


Trường tiến hành tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm, báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo,
Bộ Công Thương;
-

Xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, vi phạm Quy chế theo quy định;

-

Căn cứ vào tình hình thực tế và năng lực của Trường về cơ sở vật chất, đội ngũ

giảng viên, cơ chế và kinh nghiệm quản lý về hoạt động dạy, học và thi cử;
-

Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh kính trình Bộ Giáo dục

và Đào tạo Đề án tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy năm 2015 và mong Bộ Giáo
dục và Đào tạo xem xét cho phép để kịp thời tổ chức thực hiện.

HIỆU TRƯỞNG
19


Đặng Vũ Ngoạn

PHỤ LỤC
1.

Quy chế tuyển sinh và các văn bản hướng dẫn

2.


Kết quả tuyển sinh của trường 5 năm

3. Các ngành, chuyên ngành và trình độ đào tạo của Trường
4.

Danh mục đội ngũ giảng viên và cơ sở vật chất

5. Thông tin tuyển sinh năm 2015

PHỤ LỤC 1
QUY CHẾ TUYỂN SINH VÀ CÁC VĂN BẢN HƯỚNG DẪN
Việc tổ chức tuyển sinh hàng năm Nhà trường thực hiện theo đúng Qui chế tuyển
sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo và các văn bản hướng dẫn;
Tổ chức xét tuyển sử dụng kết kỳ thi THPT quốc gia do trường đại học chủ trì, tổ
chức xét kết quả học tập ở bậc THPT tuân thủ theo các quy định tại mục 2, 3 của Đề án;
Trường sẽ tiếp tục ban hành các văn bản cụ thể hóa quy chế thi của Bộ Giáo dục và
Đào tạo để hướng dẫn cán bộ, giáo viên, sinh viên, thí sinh có thể nắm vững và thực hiện
và đưa lên trang Web tuyển sinh của Trường tại địa chỉ: www.hufi.vn

20


PHỤ LỤC 2
THỐNG KÊ TUYỂN SINH CỦA TRƯỜNG TRONG 5 NĂM
2.1. Bậc đại học

STT

1

2
3
4
5
6
7
8
9
10

11

12

Ngành đào
tạo

Năm 2010
Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

Công nghệ
thông tin
Công nghệ
kỹ thuật
điện, điện tử


0

0

0

0

Công nghệ
chế tạo máy
Công nghệ
kỹ thuật hóa
học

150

122

0

0

Công nghệ
thực phẩm
Công nghệ
chế biến
thủy sản

300


315

0

0

150

Năm 2013

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

145

200

215

200


0

0

0

250

100

89

200

187

150

215

300

289

250

200
300

354


400

430

400

78

200

178

200

100
0

Công nghệ
sinh học
Công nghệ
kỹ thuật môi
trường

150

242

0


0

Quản trị
kinh doanh
Đảm bảo
chất lượng
và an toàn
thực phẩm

200

187

0

0

Tài chính Ngân hàng

0

0

800

866

Tổng cộng

Chỉ

tiêu

Năm 2012

0

0

Kế toán

Năm 2011

200
200

245

300

334

150

146

300

294

250


0

0

0

150

0
150

178

300

352

200

121

300

257

150

150
150

1700

167

300

329

150

1738

2800

2865

2500

21

Năm 2014

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển


190

300

303

305

200

162

195

200

214

225

250

250

428

400

398


177

200

180

144

200

197

224

250

216

156

200

208

232

200

236


143

150

149

144

150

199

2700

2712

2563


2.2.

Bậc cao đẳng

STT

Ngành đào tạo

Năm 2010


1
2
3

Công nghệ thông tin
Công nghệ kỹ
thuật điện, điện tử
Công nghệ cơ khí

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

Chỉ

tiêu

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

Chỉ
tiêu

Thực
tuyển

80

98

80

89

120

124

80


50

80

64

80

84

80

78

120

107

80

94

60

55

80

95


80

65

120

104

80

84

60

92

4

Công nghệ kỹ
thuật hóa học

140

125

80

101


120

137

100

107

80

72

5

Công nghệ thực
phẩm

140

180

130

156

250

347

100


150

80

131

6

Công nghệ chế
biến thủy sản

140

120

80

78

110

107

100

35

80


60

80

130

80

145

200

277

80

108

80

137

7

Kế toán

8

Công nghệ sinh
học


140

128

80

87

120

99

100

110

80

155

9

Công nghệ kỹ
thuật môi trường

140

133


80

78

120

88

100

103

80

80

80

65

80

56

110

80

80


130

60

72

80

61

80

45

100

87

80

50

60

70

80

129


80

110

200

254

80

90

80

78

80

97

80

86

110

109

80


115

80

52

80

40

80

37

100

70

80

89

60

33

80

56


80

45

100

64

80

28

80

0

1500

1541

1250

1256

2000

2054

1300


1343

1100

1151

10
11
12
13
14
15

Công nghệ may
Công nghệ da giày
Quản trị kinh
doanh
Việt Nam học
Công nghệ kỹ
thuật nhiệt lạnh
Công nghệ Vật liệu
Tổng cộng

22


PHỤ LỤC 3
DANH MỤC CÁC NGÀNH ĐÀO TẠO
STT



Ngành học

A

Hệ Đại học chính quy

1

Quản trị kinh doanh

ngành

D340101

- Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh tổng hợp.
- Chuyên ngành: Quản trị Marketing.
2

Tài chính - Ngân hàng

D340201

- Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp.
- Chuyên ngành: Tài chính nhà nước.
- Chuyên ngành: Ngân hàng.
3

Kế toán


D340301

- Chuyên ngành: Kế toán doanh nghiệp.
- Chuyên ngành: Kế toán kiểm toán.
- Chuyên ngành: Kế toán ngân hàng.
4

Công nghệ sinh học

D420201

5

Công nghệ thông tin

D480201

- Chuyên ngành: Công nghệ phần mềm.
- Chuyên ngành: Hệ thống thông tin.
- Chuyên ngành: Mạng máy tính & truyền thông.
- Chuyên ngành: Thương mại điện tử.
6

Công nghệ chế tạo máy

D510202

7

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử


D510301

- Chuyên ngành: Điện tử.
- Chuyên ngành: Điện công nghiệp.
- Chuyên ngành: Hệ thống năng lượng công nghiệp.
- Chuyên ngành: Viễn thông.
- Chuyên ngành: Tự động hóa điều khiển.
8

Công nghệ kỹ thuật hóa học

D510401

- Chuyên ngành: Kỹ thuật phân tích và quản lý chất lượng.
- Chuyên ngành: Hóa-Mỹ phẩm.
- Chuyên ngành: Hữu cơ – Dầu khí.
- Chuyên ngành: Vô cơ – Silicat.
- Chuyên ngành: Quá trình và thiết bị.
9

Công nghệ kỹ thuật môi trường

D510406

23

Ghi chú



10

Công nghệ thực phẩm

D540101

11

Công nghệ chế biến thủy sản

D540105

- Chuyên ngành: Kỹ thuật chế biến thủy sản.
- Chuyên ngành: Công nghệ chế biến sản phẩm giá trị gia
tăng.
- Chuyên ngành: Kiểm tra chất lượng sản phẩm thủy sản.
12

Đảm bảo chất lượng và an toàn thực phẩm

D540110

B

Hệ cao đẳng chuyên nghiệp

1

Việt Nam học (chuyên ngành Du lịch)


C220113

2

Quản trị kinh doanh

C340101

3

Kế toán

C340301

4

Công nghệ sinh học

C420201

5

Công nghệ thông tin

C480201

6

Công nghệ kỹ thuật cơ khí


C510201

7

Công nghệ kỹ thuật nhiệt (điện lạnh)

C510206

8

Công nghệ kỹ thuật điện, điện tử

C510301

9

Công nghệ kỹ thuật hóa học

C510401

10

Công nghệ vật liệu (Polymer và composite)

C510402

11

Công nghệ kỹ thuật môi trường


C510406

12

Công nghệ thực phẩm

C540102

13

Công nghệ chế biến thủy sản

C540105

14

Công nghệ may

C540204

15

Công nghệ da giày

C540206

PHỤ LỤC 4
Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường và cơ sở vật chất
Đội ngũ cán bộ giảng viên của trường
Học hàm,

Học vị

Phó Giáo sư

Tiến sĩ

Thạc sĩ

24

Đại học

Tổng
số


Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

Thực
tế


Quy
đổi

Thực
tế

Quy
đổi

04

08

30

45

282

282

216

173

Số lượng

508


Cơ sở vật chất
Diện tích sàn (m2)
27.225
485
13.818
5.472
225
47.225

Hạng mục
Giảng đường, nhà làm việc
Thư viện
Phòng thí nghiệm, Xưởng trường
Ký túc xá
Sân đa năng
Tổng cộng

Phụ lục 5
THÔNG TIN TUYỂN SINH ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HỆ CHÍNH QUY NĂM 2015
STT

Tên trường

Ký hiệu



Ngành học

trường


ngành

25

Khối xét tuyển

Chỉ tiêu
(Dự kiến)


×