Tải bản đầy đủ (.doc) (111 trang)

ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (618.66 KB, 111 trang )

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM
SỞ CÔNG THƯƠNG

DỰ THẢO

ĐIỀU CHỈNH CỤC BỘ QUY HOẠCH TỔNG THỂ
PHÁT TRIỂN NGÀNH CÔNG THƯƠNG TỈNH KON TUM
GIAI ĐOẠN 2011 – 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

Kon Tum, năm 2017
MỤC LỤC
i


ii


DANH MỤC CÁC BẢNG

iii


SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH
Tổng kết tình hình phát triển kinh tế 5 năm giai đoạn 2011 - 2015, Nghị
quyết số 08-NQ/ĐH Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Kon Tum đã
khẳng định những thành tựu đáng khích lệ về tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu
kinh tế của tỉnh. Kết quả đánh giá cũng cho thấy những tồn tại, hạn chế trong
tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Kon Tum. Theo đó, mục tiêu phát
triển của Kon Tum trong giai đoạn sắp tới vẫn là khai thác sử dụng có hiệu quả
các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá, gắn với xây dựng nông thôn mới; duy trì tăng trưởng kinh tế hợp lý,


chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả. Các
ngành công nghiệp chế biến và thương mại bán buôn, bán lẻ sẽ là các nền tảng
đột phá cho quá trình tái cơ cấu này của tỉnh.
Quy hoạch phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon tum giai đoạn 2011 –
2020, định hướng đến năm 2020 đã được UBND tỉnh phê duyệt kèm Quyết định
số 54/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 được xem là một cơ sở quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum. Đến nay, sau một thời gian triển khai
thực hiện, một số định hướng, nội dung đã có tính thời điểm, hiện còn không
phù hợp, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế sâu và rộng như hiện
nay.
Bên cạnh đó, ngày 26/6/2016, Bộ Công Thương cũng đã ban hành Quyết
định số 6448/QĐ-BCT phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại
vùng Tây Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 bao hàm nhiều bước
chuyển biến mạnh mẽ về cấu trúc ngành và không gian phát triển các khu, cụm
công nghiệp tập trung, hệ thống chế biến nông, lâm thủy sản; mạng lưới chợ,
siêu thị trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên mà Kon Tum là một hạt nhân động
lực.
Với các lý do đó, việc tổ chức điều chỉnh cục bộ quy hoạch phát triển
ngành Công Thương trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011 - 2020, định
hướng đến năm 2025 đối với một số lĩnh vực (chế biến nông, lâm sản; các cụm
công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp; mạng lưới chợ; mạng lưới xăng dầu) là
việc làm cần thiết nhằm định hướng rõ hơn quá trình phát triển công nghiệp,
thương mại trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, làm cơ sở cho các gành,
các địa phương lập phương án, bố trí không gian phát triển phù hợp cũng như
phục vụ cho nhu cầu phát triển và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

1


CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH

- Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;
- Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê
duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội;
- Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa
đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của
chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã
hội;
- Quyết định số 27/QĐ-TTg ngày 15/02/2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 52/QĐ-TTg ngày 25/4/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt Đề án Quy hoạch phát triển các Khu kinh tế cửa khẩu của Việt
Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 864/QĐ-TTg ngày 9/7/2008 của Thủ tướng Chính phủ về
việc phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Lào đến năm
2020;
- Quyết định số 925/QĐ-TTg ngày 29/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt Nam - Campuchia đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định
hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới;
- Quyết định số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Kon Tum đến năm
2020;
- Quyết định số 2471/QĐ-TTg ngày 28/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng
đến năm 2030;

- Quyết định số 879/QĐ-TTg ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035;

2


- Quyết định số 880/QĐ-TTg ngày ngày 09/6/2014 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp Việt Nam đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 1194/QĐ-TTg ngày 22/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ
phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng Tây Nguyên đến năm 2030;
- Thông tư 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy
hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và
Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố
quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản
phẩm chủ yếu;
- Thông tư số 55/2015/TT-BCT ngày 28/12/2015 Quy định về nội dung,
trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển
ngành công nghiệp và thương mại;
- Quyết định số 12/2007/QĐ-BCT ngày 26/12/2007 của Bộ trưởng Bộ
Công Thương phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển mạng lưới chợ trên phạm
vi toàn quốc đến năm đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
- Quyết định số 3098/QĐ-BCT ngày 24/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển thương mại Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 6184/QĐ-BCT ngày 19/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Công

Thương về Quy hoạch phát triển mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại cả
nước đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;
- Quyết định số 6488/QĐ-BCT ngày 26/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Công
Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp, thương mại vùng Tây
Nguyên đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035;
- Các quy hoạch phát triển ngành khác của Trung ương có liên quan;
- Văn kiện Đại hội Đại biểu lần thứ XV Đảng bộ tỉnh Kon Tum;
- Nghị quyết số 24/2015/NQ-HĐND ngày 10/12/2015 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Kon Tum về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân
bổ vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 tỉnh
Kon Tum;

3


- Nghị quyết số 01/2016/NQ-HĐND ngày 06/5/2016 của Hội đồng nhân
dân tỉnh Kon Tum về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh
giai đoạn 2016 - 2020;
- Quyết định số 54/QĐ-UBND ngày 13/01/2011 của UBND tỉnh Kon
Tum về việc phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh
Kon Tum giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2025;
- Quyết định số 15/QĐ-UBND ngày 13/5/2016 của UBND tỉnh Kon Tum
về việc ban hành Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh giai
đoạn 2016 – 2020;
- Quyết định số 34/QĐ-UBND ngày 30/8/2016 của UBND tỉnh Kon Tum
ban hành quy định một số nội dung về công tác quy hoạch phát triển kinh tế - xã
hội trên địa bàn tỉnh Kon Tum;
- Quyết định số 282/QĐ-UBND ngày 07/6/2016 của UBND tỉnh Kon
Tum phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán điều chỉnh cục bộ quy hoạch
tổng thể phát triển ngành Công Thương tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2020,

định hướng đến năm 2025;
- Nguồn dữ liệu thống kê của Tổng cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư
tỉnh Kon Tum, Sở Công Thương tỉnh Kon Tum, Cục Thống kê tỉnh Kon Tum,
các Sở ngành và các huyện, thành phố thuộc tỉnh.

4


PHẦN THỨ NHẤT
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH KON TUM
I. Điều kiện tự nhiên
1. Vị trí địa lý.
Tỉnh Kon Tum có diện tích tự nhiên 9.676,5 km 2, chiếm 3,1% diện tích
toàn quốc, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam (chiều dài ranh giới 142 km); phía
Nam giáp tỉnh Gia Lai (203 km), phía Đông giáp Quảng Ngãi (74 km), phía Tây
giáp hai nước CHDCND Lào (đường biên giới dài 142,4 km) và Vương quốc
Campuchia (đường biên giới dài 138,3 km). Kon Tum có 10 đơn vị hành chính
cấp huyện, gồm 01 thành phố và 09 huyện.
Với vị trí địa lý nằm tại ngã ba biên giới Việt Nam – Lào – Campuchia,
Kon Tum có vai trò rất quan trọng trong an ninh quốc phòng vùng biên giới. Bên
cạnh đó, nằm ở cửa ngõ của vùng Tây Nguyên và trên tuyến hành lang kinh tế
Đông – Tây tạo cho Kon Tum có một vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình
phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tây Nguyên nói riêng và cả nước nói chung.
2. Địa hình
Phần lớn tỉnh Kon Tum nằm ở phía Tây dãy Trường Sơn, địa hình thấp
dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Độ cao trung bình khoảng 550700m so với mực nước biển, trong đó vùng phía bắc trung bình khoảng 800 1.200 m, vùng phía nam khoảng 500 - 530 m. Địa hình của tỉnh Kon Tum khá đa
dạng, trong đó:
- Địa hình đồi, núi: Đồi, núi chiếm khoảng 40% diện tích toàn tỉnh. Phía
Bắc của tỉnh Kon Tum có đỉnh núi Ngọc Linh cao 2.598 m, là nơi bắt nguồn của
nhiều con sông chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng (sông Thu Bồn, sông Vu Gia),

chảy về Quảng Ngãi (sông Trà Khúc). - Địa hình cao nguyên: Tỉnh Kon Tum có
cao nguyên Konplong nằm giữa dãy An Khê và dãy Ngọc Linh có độ cao 1.100
- 1.300 m, chạy theo hướng tây bắc - đông nam.
- Địa hình thung lũng: Nằm dọc theo sông Pô Kô đi về phía nam của
tỉnh, có dạng lòng máng thấp dần về phía nam, theo thung lũng có những đồi
lượn sóng, như Đăk Uy, Đăk Hà và có nhiều chỗ bề mặt bằng phẳng, như thành
phố Kon Tum.
Nhìn chung, tỉnh Kon Tum có địa hình phức tạp, bị chia cắt bởi hệ thống
các suối, ngòi chằng chịt, đồi núi cao nguyên và vùng trũng xen kẽ nhau; do đó
ảnh hưởng khá lớn đến việc hình thành và phát triển mạng lưới giao thông, phát
triển cơ sở hạ tầng và phân bố dân cư.
3. Khí hậu
5


Tỉnh Kon Tum thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên. Nhiệt
độ trung bình trong năm dao động trong khoảng 22 - 23 0C, biên độ nhiệt độ dao
động trong ngày từ 8 - 90C.
Kon Tum có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa chủ yếu bắt đầu từ tháng 4 đến tháng
11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung bình hàng năm
khoảng 2.121 mm, tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8. Mùa khô, gió chủ
yếu theo hướng đông bắc; mùa mưa, gió chủ yếu theo hướng tây nam.
Độ ẩm trung bình dao động trong khoảng 78 - 87%. Độ ẩm không khí
tháng cao nhất là tháng 8 - 9 (khoảng 90%), thấp nhất là tháng 3 (khoảng 66%).
4. Tài nguyên thiên nhiên
4.1. Tài nguyên khoáng sản
Tỉnh Kon Tum có cấu trúc địa chất và khoáng sản rất đa dạng, bao gồm:
- Nhóm khoáng sản phục vụ sản xuất vật liệu xây dựng: Nhóm này rất đa
dạng, bao gồm sét (gạch ngói), cát xây dựng, cuội sỏi, đá hoa, đá vôi, đá granít...
- Nhóm khoáng sản vật liệu cách âm, cách nhiệt và xử lý môi trường: Bao

gồm diatomit, bentonit, chủ yếu tập trung ở thành phố Kon Tum.
- Nhóm khoáng sản vật liệu chịu lửa: Gồm có silimanit, dolomit, quazit
(tập trung chủ yếu ở các huyện Đăk Glei, Đăk Hà, Ngọc Hồi).
- Nhóm khoáng sản cháy: Than bùn (tập trung chủ yếu ở thành phố Kon
Tum, huyện Đăk Hà, huyện Đăk Tô).
- Nhóm khoáng sản kim loại đen, kim loại màu, kim loại hiếm: Gồm có
măngan (ở Đăk Hà); thiếc, molipden, vonfram, uran, thori (tập trung chủ yếu ở
Đăk Tô, Đăk Glei, Ngọc Hồi, Konplong); bauxit (tập trung chủ yếu ở
Konplong).
- Nhóm khoáng sản đá quý: Gồm có rubi, saphia, opalcalcedon tập trung
ở Đăk Tô, Konplong.
4.2. Tài nguyên đất
Tài nguyên đất của tỉnh Kon Tum gồm 5 nhóm, với 17 loại đất chính:
- Nhóm đất phù sa: Gồm ba loại đất chính là đất phù sa được bồi, đất phù
sa loang lổ, đất phù sa ngoài suối.
- Nhóm đất vàng: Gồm 6 loại chính là đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ
vàng trên mácma axít, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất, đất nâu đỏ trên đá
bazan phong hoá, đất vàng nhạt trên đá cát và đất nâu tím trên đá bazan.

6


- Nhóm đất xám: Gồm hai loại đất chính là đất xám trên mácma axít và
đất xám trên phù sa cổ.
- Nhóm đất mùn vàng trên núi: Gồm 5 loại đất chính là đất mùn vàng
nhạt có nơi Potzon hoá, đất mùn vàng nhạt trên đá sét và biến chất, đất mùn nâu
đỏ trên mácma bazơ và trung tính, đất mùn vàng đỏ trên mácma axít.
- Nhóm đất thung lũng: Chỉ có một loại đất chính là đất thung lũng có sản
phẩm dốc tụ.
4.3. Tài nguyên nước

- Nguồn nước mặt: Chủ yếu là sông, suối bắt nguồn từ phía Bắc và Đông
Bắc của tỉnh Kon Tum, thường có lòng dốc, thung lũng hẹp, nước chảy xiết:
+ Sông Sê San: Do 2 nhánh chính là Pô Kô và Đăkbla hợp thành. Nhánh
Pô Kô dài 121 km, bắt nguồn từ phía nam của khối núi Ngọc Linh, chảy theo
hướng bắc - nam. Nhánh này được cung cấp từ suối ĐăkPsy dài 73 km, bắt
nguồn phía nam núi Ngọc Linh từ các xã Ngọc Lây, Măng Ri của huyện Đăk Tô.
Nhánh Đăkbla dài 144 km bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Krinh.
+ Các sông, suối khác: Phía đông bắc tỉnh là đầu nguồn của sông Trà
Khúc đổ về Quảng Ngãi; phía bắc của tỉnh là đầu nguồn của 2 con sông Thu
Bồn và Vu Gia chảy về Quảng Nam, Đà Nẵng. Ngoài ra, còn có sông Sa Thầy
bắt nguồn từ đỉnh núi Ngọc Rinh Rua, chảy theo hướng bắc - nam, gần như song
song với biên giới Campuchia, đổ vào dòng Sê San.
- Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở tỉnh Kon Tum có tiềm năng và
trữ lượng công nghiệp cấp C2: 100 nghìn m3/ngày, đặc biệt ở độ sâu 60 - 300 m
có trữ lượng tương đối lớn. Ngoài ra, tại huyện Đăk Tô và huyện Konplong còn
có 9 điểm có nước khoáng nóng, có khả năng khai thác, sử dụng làm nước giải
khát, chữa bệnh và phát triển du lịch.
4.4. Tài nguyên rừng
- Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp của Kon Tum là 660.341 ha, chiếm
68,14% diện tích tự nhiên. Kon Tum với các kiểu rừng chính sau:
+ Rừng kín nhiệt đới hỗn hợp cây và lá rộng: Đây là kiểu rừng điển hình
của tỉnh Kon Tum, phân bố chủ yếu trên độ cao 500 m, có ở hầu hết huyện,
thành phố trong tỉnh.
+ Rừng lá ẩm nhiệt đới: Có hầu hết trong tỉnh và thường phân bố ở ven sông.
+ Rừng thưa khô cây họ dầu (rừng khộp): Phân bố chủ yếu ở huyện Ngọc
Hồi, huyện Đăk Glei (dọc biên giới Việt Nam – Lào, Việt Nam – Campuchia).
+ Rừng kín á nhiệt đới: Phân bố ở vùng núi cao.
7



Nhìn chung, thảm thực vật ở Kon Tum đa dạng, thể hiện nhiều loại rừng
khác nhau trong nền cảnh chung của đới rừng nhiệt đới gió mùa. Hiện nay, nổi
trội nhất vẫn là rừng rậm, trong rừng rậm có quần hợp chủ đạo là thông hai lá,
dẻ, re, pơmu, đỗ quyên, chua. Trong đó, vùng núi Ngọc Linh nổi bật với nguồn
dược liệu quý và phong phú như sâm Ngọc Linh, đẳng sâm, hà thủ….là tiềm
năng phát triển các ngành công nghiệp chế biến.
II. Đặc điểm kinh tế - xã hội
1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tỉnh Kon Tum đạt được vào năm
2015 là 10.442 tỷ đồng (theo giá so sánh năm 2010), tăng 48,9% so với năm
2010, tốc độ tăng trưởng bình quân là 8,1%/năm. Tổng sản phẩm bình quân đầu
người trên địa bàn tỉnh là 29,8 triệu đồng (tăng 1,9 lần so với năm 2010). Thu
nhập bình quân đầu người tăng từ 718 USD/năm (năm 2010) lên 1.555
USD/năm (năm 2015). Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỷ trọng các ngành công
nghiệp – xây dựng tăng từ 24,3% (năm 2010) lên 27,2% (năm 2015); các ngành
thương mại – dịch vụ tăng từ 34,4% (năm 2010) lên 38,1% (năm 2015). Kết quả
phát triển các ngành kinh tế cụ thể như sau:
- Nông nghiệp: Tốc độ tăng trưởng bình quân 7,0%/năm. Diện tích cây
cao su, cà phê, sâm Ngọc Linh tiếp tục được mở rộng, tạo ra các vùng chuyên
canh nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến; dự án phát triển rau, hoa xứ
lạnh bước đầu được đầu tư có kết quả. Nuôi trồng thủy sản tăng trưởng khá, đã
nuôi thử nghiệm thành công cá tầm, bước đầu cho sản phẩm tiêu thụ trên thị
trường. Việc đưa các giống cây trồng, vật nuôi mới vào sản xuất và ứng dụng
tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp được chú trọng, góp phần tăng năng
suất, chất lượng sản phẩm.
- Công nghiệp – xây dựng: Phát triển nhanh về quy mô, tốc độ tăng
trưởng bình quân đạt gần 16,7%/năm; một số ngành công nghiệp có lợi thế được
chú trọng phát triển, tạo sản phẩm có sức tiêu thụ trên thị trường trong và ngoài
nước (cà phê Đăk Hà, rượu sâm Ngọc Linh, cà phê Thanh Hương, cà phê Da
Vàng, đường Kon Tum, đồ gỗ…). Một số nghề thủ công truyền thống được khôi

phục, phát triển.
- Thương mại – dịch vụ: Phát triển nhanh về quy mô, tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng nhanh, bình quân đạt 29,18%/năm; mạng
lưới phân phối hàng hóa đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất, tiêu dùng của nhân
dân, góp phần tham gia bình ổn giá cả hàng hoá thiết yếu. Dịch vụ tài chính,
ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, truyền thông... có bước phát triển
đáng kể. Một số khu, tuyến, điểm du lịch được đưa vào khai thác, góp phần gia
tăng lượng khách du lịch đến với tỉnh.
8


Hội nhập kinh tế quốc tế được chú trọng, chủ động tích cực triển khai các
thỏa thuận, nội dung hợp tác trong khu vực Tam giác phát triển Campuchia-LàoViệt Nam, Chương trình hợp tác Tiểu vùng Mê Kông mở rộng và trong quan hệ
với các tỉnh Đông Bắc Thái Lan, Nam Lào, Đông Bắc Campuchia. Đồng thời,
đã tăng cường liên kết phát triển kinh tế, xã hội với các tỉnh trong khu vực Tây
Nguyên, duyên hải miền Trung và thành phố Hồ Chí Minh.
2. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống kết cấu hạ tầng ngày càng được hoàn thiện. Các quốc lộ 24,
14C, đường Hồ Chí Minh đã đầu tư cơ bản hoàn chỉnh, đường tỉnh lộ được nâng
cấp, hệ thống đường liên xã và giao thông nông thôn cơ bản lưu thông thuận lợi,
thông suốt trong cả hai mùa; công tác tu bổ, sửa chữa các công trình thủy lợi
được thực hiện thường xuyên, đảm bảo cấp nước và an toàn hồ chứa; điện lưới
đã đến 98,66% thôn, tổ dân phố và trên 98,68% số hộ được sử dụng điện; trên
86% hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; hệ thống trường lớp, thiết bị
dạy và học được chuẩn hóa, cơ bản đáp ứng yêu cầu; Bệnh viện Đa khoa tỉnh và
các bệnh viện tuyến tỉnh được đầu tư mở rộng, trang thiết bị hiện đại, các trung
tâm y tế huyện và y tế tuyến xã được quan tâm đầu tư đảm bảo yêu cầu khám
chữa bệnh cho nhân dân; hạ tầng công nghệ thông tin phát triển nhanh, mạng
lưới thông tin phủ sóng rộng khắp; thiết chế văn hóa, công trình thể thao và các
công trình phúc lợi xã hội được quan tâm đầu tư từ ngân sách và xã hội hóa đầu

tư. Kết cấu hạ tầng trung tâm các huyện, xã và cụm xã được đầu tư, mở rộng và
ngày càng khang trang. Các công trình trọng điểm cơ bản hoàn thành, đảm bảo
chất lượng.
3. Dân số và lao động
Theo số liệu tại Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015, dân số
trung bình của tỉnh năm 2015 là 495.876 người (trong đó, nam giới chiếm
53,3%, nữ giới chiếm 46,7%). Tỷ lệ tăng dân số năm 2015 là 2,4%/năm.
Bảng 1.1. Cơ cấu dân số tỉnh Kon Tum phân theo thành thị và nông thôn
Thời gian

STT Chỉ tiêu

Đơn
vị
tính

2005

2010

2011

2012

2013

2014

2015


1

Thành thị

%

33,0

34,0

34,5

35,0

35,1

35,3

35,2

2

Nông thôn

%

67,0

66,0


65,5

65,0

94,9

64,7

64,8

3

Tổng số

%

100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0 100,0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum 2015

9


Mật độ dân số của tỉnh hiện nay là 51 người/km 2. Phân bố dân cư có sự
chênh lệch lớn giữa các huyện, thành phố trong tỉnh. Thành phố Kon Tum có
mật độ dân số cao nhất (372 người/km2), tiếp đến là huyện Đắk Tô (86
người/km2), huyện Đắk Hà (81 người/km2). Huyện Ia H’Drai có tỷ lệ dân số
thấp nhất (chỉ 07 người/km2), tiếp đến là huyện Kon Rẫy (27 người/km2).
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum hiện nay có 25 dân tộc cùng sinh sống; trong
đó, dân tộc Kinh chiếm tỷ lệ cao nhất (46,8%). Có 06 dân tộc ít người sinh sống

lâu đời, bao gồm: Xơ Đăng, Ba Na, Giẻ Triêng, Gia Rai, Brâu và Rơ Măm,...
Tổng số lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên của tỉnh Kon Tum năm 2015
là 293.238 người, chiếm 59,1% dân số của toàn tỉnh. Trong đó, tỷ lệ lao động
nam chiếm 54,3%, tỷ lệ lao động nữ là 45,7%; lao động tại thành thị chiếm
36,3%, lao động tại nông thôn chiếm 63,7%.
Tỷ lệ thất nghiệp của lực lượng lao động năm 2015 là 0,85%. Trong đó, tỷ
lệ lao động nam thất nghiệp là 0,94%, lao động nữ la 0,74%. Tỷ lệ thất nghiệp ở
thành thị là 1,36%, thất nghiệp ở nông thôn là 0,56%.
4. Các vấn đề văn hóa – xã hội
Chất lượng giáo dục – đào tạo được nâng lên, nhất là ở vùng dân tộc thiểu
số; kết quả phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và giáo dục trung học cơ sở
được duy trì và nâng cao; đã hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5
tuổi. Công tác đào tạo nghề được triển khai tích cực, góp phần nâng tỷ lệ lao
động qua đào tạo chung từ 33% lên 42%. Đã tích cực tạo việc làm cho lao động
nông thôn và sinh viên dân tộc thiểu số sau khi tốt nghiệp giáo dục chuyên
nghiệp (đại học, cao đẳng, trung cấp...).
Đời sống người có công, người nghèo, các đối tượng chính sách xã hội
ngày càng được cải thiện. Nhà ở, đất ở, đất sản xuất của nhân dân phần lớn được
đảm bảo. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh từ 33,36% cuối năm 2010 xuống 11,5%
vào cuối năm 2015 (Trong đó, tỷ lệ hộ nghèo là người dân tộc thiểu số/tổng số
hộ dân tộc thiểu số giảm từ 56,5% năm 2010 xuống còn 19,87% vào cuối năm
2015), bình quân mỗi năm giảm 4,37%. Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình,
chăm sóc, bảo vệ sức khỏe nhân dân đạt nhiều kết quả.
5. Ngân sách và vốn đầu tư xã hội
Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng từ 2.644 tỷ đồng
năm 2010 lên 3.372 tỷ đồng năm 2015 (tăng 27,5%), tăng bình quân 4,6%/năm.
Năm 2015, thu nội địa đạt 1.644 tỷ đồng (chiếm 48,8% tổng thu ngân sách nhà
nước); thu hải quan khoảng 306,3 tỷ đồng (chiếm 9,1% tổng thu ngân sách).
Cũng trong giai đoạn 2010 – 2015, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn
tỉnh Kon Tum có bước tăng trưởng khá mạnh, tăng từ 5.659 tỷ đồng lên 8.876 tỷ

10


đồng, tốc độ tăng bình quân là 9,5%/năm. Năm 2015, chi đầu tư phát triển đạt
1.081 tỷ đồng (chiếm 12,2% tổng chi ngân sách nhà nước), chi thường xuyên là
3.871 tỷ đồng (chiếm 43,6 tổng chi ngân sách).
Bảng 1.2. Thu, chi ngân sách nhà nước và tổng sản phẩm trên địa bàn
tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 - 2015
Chỉ tiêu

ĐVT

Thu NSNN
Chi NSNN
Tổng sản phẩm trên địa bàn
(theo giá so sánh 2010)
Tổng sản phẩm trên địa bàn
bình quân đầu người

Tỷ đồng
Tỷ đồng

Năm
2010 2012 2013 2014 2015
2.644 3.480 3.419 3.312 3.372
5.659 8.813 8.535 8.609 8.876

Tỷ đồng

7.013 8.338 8.987 9.640 10.442


Triệu
đồng

15,86 23,82 25,72 27,49 29,81

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum
Tổng vốn đầu tư năm 2015 đạt 8.560 tỷ đồng, tăng 53,4% so với năm
2010. Tốc độ tăng trưởng vốn đầu tư bình quân giai đoạn 2010 – 2015 là
8,9%/năm. Vốn khu vực Nhà nước vẫn giữ vai trò chủ đạo, chiếm khoảng
52,3% tổng vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum (năm 2015).
Bảng 1.3. Vốn đầu tư trên địa bàn tỉnh Kon Tum giai đoạn 2010 – 2015
phân theo nguồn vốn
Chỉ tiêu

ĐVT

Tổng số
1. Vốn khu vực Nhà nước

Năm
2010

2012

2013

2014

2015


Tỷ đồng

5.57
9

6.30
2

6.92
8

7.71
7

8.560

Tỷ đồng

4.024 4.276 4.263 4.572 4.476

2. Vốn khu vực ngoài Nhà
Tỷ đồng
nước

1.545 2.017 2.663 3.144 4.083

3. Vốn khu vực đầu tư trực
Tỷ đồng
tiếp nước ngoài


9,75

8,389 2,801 1,12

0,9

4. Vốn khác

0

0

0

Tỷ đồng

0

0

Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Kon Tum
Vốn đầu tư của khu vực ngoài Nhà nước ngày càng chiếm tỷ trọng cao
trong tổng vốn đầu tư của tỉnh (tăng từ 27,7% năm 2010 lên 47,7% năm 2015).
11


Điều này chứng tỏ khả năng thu hút vốn đầu tư ngoài Nhà nước trên địa bàn tỉnh
đang có những chuyển biến tích cực, đóng góp ngày càng nhiều hơn vào quá
trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Vốn của khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài còn rất nhỏ bé và ngày càng
có xu hướng giảm (từ 9,75 tỷ đồng năm 2010 giảm xuống còn 0,9 tỷ đồng năm
2015). Trong vòng 25 qua (1990 – 2015), toàn tỉnh Kon Tum chỉ thu hút được 3
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (thấp nhất trong cả nước).
III. Đánh giá chung
1. Thuận lợi
- Các chủ trương, chính sách của Trung ương đối với Tây Nguyên nói
chung, tỉnh Kon Tum nói riêng tiếp tục được thực hiện và phát huy hiệu quả tích
cực. Quan hệ hợp tác phát triển giữa tỉnh Kon Tum với thành phố Hồ Chí Minh,
thành phố Đà Nẵng và các tỉnh, thành phố trong nước ngày càng được mở rộng.
Hợp tác giữa tỉnh Kon Tum với các tỉnh trong khu vực Tam giác phát triển
Campuchia - Lào - Việt Nam được củng cố, tăng cường.
- Kon Tum là tỉnh có dân số trẻ, dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ
trọng cao (khoảng 59%). Trình độ văn hóa, chuyên môn kỹ thuật, ý thức kỷ luật
và kỹ năng lao động của lực lượng lao động đang từng bước được nâng lên. Tỷ
lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị và tỷ lệ thiếu việc ở khu vực nông thôn tương
đối thấp. Cơ cấu lao động có sự chuyển dịch theo hướng tích cực.
- Nhiều dự án đầu tư quan trọng có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế
- xã hội đang triển khai; hoạt động xúc tiến kêu gọi đầu tư được quan tâm, tạo
môi trường thông thoáng, thuận lợi hơn; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh
ngày càng được cải thiện... sẽ tác động lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh.
2. Khó khăn
- Điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh có điểm xuất phát thấp, quy mô dân
số ít và sinh sống phân tán, trình độ dân trí chưa cao; các vùng nguyên liệu phục
vụ công nghiệp chế biến còn gặp nhiều khó khăn; nguồn vốn đầu tư phát triển
hạn chế.
- Một bộ phận đồng bào dân tộc thiểu số có nhận thức chưa chuyển biến
mạnh, chậm tiếp thu tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất; tình trạng khai
thác, vận chuyển lâm sản trái phép, phá rừng làm nương rẫy, tình trạng thanh

thiếu niên hư, vi phạm pháp luật, vi phạm trật tự an toàn giao thông... đang là
thách thức đối với tỉnh.
- Chất lượng giáo dục của tỉnh chưa cao; tình trạng học sinh dân tộc thiểu
số bỏ học chưa được khắc phục triệt để; cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học
12


còn thiếu và chưa đồng bộ; công tác xã hội hóa giáo dục – đào tạo chưa mạnh và
còn gặp nhiều khó khăn.
- Nguồn nhân lực của tỉnh Kon Tum vừa thiếu cả đội ngũ chuyên gia, cán
bộ quản lý lẫn công nhân kỹ thuật lành nghề. Lao động trong các ngành công
nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ chủ yếu chuyển dịch từ ngành nông
nghiệp sang, phần lớn chưa được đào tạo, bồi dưỡng nên các kỹ năng, kỹ thuật
lao động còn hạn chế. Một bộ phận lao động nông thôn, nhất là đồng bào dân
tộc thiểu số còn chịu ảnh hưởng nhiều bởi phong tục, tập quán nên chưa có tác
phong công nghiệp trong lao động. Lao động trong ngành nông nghiệp có kỹ
năng thấp, ứng dụng khoa học – công nghệ vào sản xuất còn hạn chế, phương
pháp sản xuất còn lạc hậu. Chuyển dịch cơ cấu lao động còn chậm, do chưa tạo
được nhiều ngành nghề mới ở nông thôn và chuyển dịch trong nội bộ từng nhóm
ngành công nghiệp – xây dựng và thương mại – dịch vụ còn chậm.

PHẦN THỨ HAI
13


THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN MỘT SỐ LĨNH VỰC CÔNG THƯƠNG
TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
I. Thực trạng về quy mô, năng lực sản xuất công nghiệp
1. Về cơ sở sản xuất
Trong giai đoạn 2010 – 2015, số cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Kon Tum tăng từ 3.067 cơ sở lên 3.617 cơ sở của 03 phân ngành công
nghiệp chủ yếu gồm khai khoáng; công nghiệp chế biến, chế tạo; sản xuất và
phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí.
Các cơ sở khai khoáng tăng từ 33 cơ sở (năm 2010) lên đến 50 cơ sở (năm
2014). Tuy nhiên, đến năm 2015, số lượng các cơ sở khai khoảng giảm xuống
chỉ còn 19 cơ sở.
Số lượng cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo có tốc độ tăng ổn định trong
giai đoạn 2010 – 2015, tăng từ 3.034 cơ sở lên 3.577. Tính đến hết năm 2015, số
lượng cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm đến 98,9% số cơ sở sản xuất
công nghiệp trên địa bàn tỉnh Kon Tum.
Phân ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và
điều hòa không khí có số lượng cơ sở tương đối ổn định trong giai đoạn 2010 –
2015, dao động từ 17 cơ sở đến 23 cơ sở/năm.
Bảng 2.1. Số lượng cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo ngành công
nghiệp giai đoạn 2010 - 2015
(ĐVT: Cơ sở)
Năm
Tổng số
- Khai khoáng
- Công nghiệp chế biến, chế tạo
- Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước
và điều hòa không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản
lý và xử lý rác thải, nước thải

2010
3.067
33
3.034


2012
3.337
40
3.274

2013
3.470
43
3.404

2014
3.545
50
3.474

2015
3.617
19
3.577

17

23

23

21

21


0

0

0

0

0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
2. Về lao động
Trong giai đoạn 2010 – 2015, lao động hoạt động trong các cơ sở sản xuất
công nghiệp có sự giảm sút đáng kể (giảm từ 11.126 người xuống còn 6.675
người). Trong đó, ngành khai khoáng và công nghiệp chế biến, chế tạo là 02
phân ngành có số lượng lao động giảm.
14


Mặc dù có số lao động giảm từ 10.963 người (năm 2010) xuống còn 6.571
người (năm 2015), nhưng tính đến hết năm 2015, số lượng lao động làm việc
trong các cơ sở công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn chiếm đến 98,4 tổng số lao
động ngành công nghiệp của tỉnh.
Số lượng lao động làm việc trong các cơ sở khai khoáng giảm mạnh, giảm
từ 163 người năm 2010 (chiếm tỷ lệ 1,5% tổng số lao động) xuống chỉ còn 56
người năm 2015 (chiếm tỷ lệ 0,9%).
Khác với 02 phân ngành trên, phân ngành sản xuất và phân phối điện, khí
đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí vẫn giữ được số lao động tương
đối ổn định trong giai đoạn 2010 – 2015.

Bảng 2.2. Lao động trong các cơ sở sản xuất công nghiệp phân theo
ngành công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015
(ĐVT: Người)
Năm

2010
11.12
Tổng số
6
- Khai khoáng
163
- Công nghiệp chế biến, chế tạo 10.963
- Sản xuất và phân phối điện,
khí đốt, nước nóng, hơi nước 30
và điều hòa không khí
Cung cấp nước; hoạt động quản
0
lý và xử lý rác thải, nước thải

2012

2013

2014

2015

6.747
130
6.567


6.883
135
6.698

6.655
143
6.476

6.675
56
6.571

50

50

36

48

0

0

0

0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum

3. Về giá trị sản xuất công nghiệp
3.1. Phân theo loại hình kinh tế
Trong giai đoạn 2010 – 2015, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện
hành trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng từ 1.847,58 tỷ đồng lên 4.582,84 tỷ đồng.
Tính đến hết năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp của khu vực kinh tế Nhà
nước đạt 486,28 tỷ đồng (chiếm tỷ lệ 10,6%) , giá trị sản xuất công nghiệp của
khu vực kinh tế ngoài Nhà nước đạt 4.096,56 tỷ đồng (tỷ lệ 89,4%).

15


Bảng 2.3. Giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo loại
hình kinh tế
(ĐVT: Tỷ đồng)
Năm
Tổng số
1. Kinh tế Nhà nước
- Trung ương
- Địa phương
2. Kinh tế ngoài Nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
3. Khu vực FDI

2010
1.847,58
613,60,
575,95
37,66

1.158,66
6,97
609,44
542,25
75,32

2012
3.046,35
1.167,09
1.113,87
53,22
1.879,26
11,02
1.167,28
700,96
0

2013
3.477,88
862,14
795,09
54,63
2.615,74
6,93
1.728,31
880,51
0

2014
3.797,52

627,14
570,57
56,57
3.170,38
9,72
2.216,82
943,84
0

2015
4.582,84
486,28
421,50
64,78
4.096,56
12,00
3.167,3
917,31
0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
Năm 2015, trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp phân theo loại hình
kinh tế, thành phần kinh tế tư nhân chiếm tỷ trọng cao nhất (69,1%), tiếp đến là
thành phần kinh tế tập thể (20,0%), khu vực kinh tế Nhà nước do Trung ương
quản lý (9,2%).
Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 4,1% trong cơ cấu giá trị
sản xuất công nghiệp của tỉnh trong năm 2010. Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2012,
khu vực kinh tế này không cc̣n đóng góp cho giá trị sản xuất công nghiệp trên địa
bàn tỉnh Kon Tum.
Bảng 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân theo

loại hình kinh tế
(ĐVT: %)
Năm
1. Kinh tế Nhà nước
- Trung ương
- Địa phương
2. Kinh tế ngoài Nhà nước
- Tập thể
- Tư nhân
- Cá thể
3. Khu vực FDI

2010
32,2
31,2
2,0
62,7
0,4
33,0
29,4
4,1

2012
38,3
36,6
1,8
61,7
0,4
38,3
23,0

0

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
16

2013
24,8
22,9
1,6
75,2
0,2
49,7
25,3
0

2014
16,5
15,0
1,5
83,5
0,3
58,4
24,9
0

2015
10,61
9,2
1,4
89,4

0,3
69,1
20,0
0


3.2. Phân theo ngành công nghiệp
Trong cơ cấu giá trị sản xuất phân theo ngành công nghiệp, ngành công
nghiệp chế biến, chế tạo luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất. Giá trị sản xuất của ngành
này năm 2015 đạt 3.507,7 tỷ đồng (chiếm 76,5 tổng giá trị sản xuất ngành công
nghiệp), tiếp đến là ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi
nước và điều hòa không khí trong năm 2015 là 817.61 tỷ đồng (chiếm 17,8%).
Ngành cung cấp nước; hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải có
giá trị sản xuất thấp nhất, chỉ đạt 62,66 năm 2015 (chiếm 1,4%).
Bảng 2.5. Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp theo giá hiện hành phân
ngành công nghiệp
(ĐVT: %)
Năm
Tổng số
- Khai khoáng
- Công nghiệp chế biến, chế
tạo
- Sản xuất và phân phối
điện, khí đốt, nước nóng,
hơi nước và điều hòa không
khí
Cung cấp nước; hoạt động
quản lý và xử lý rác thải,
nước thải


2010
1.847,58
105,18

2012
3.046,35
156,92

2013
3.477,88
261,82

2014
3.797,52
225,97

2015
4.582,84
194,87

1.422,45

2.263,04

2.395,28

2.697,53

3.507,7


283,07

574,32

767,41

818,19

817,61

36,89

52,07

53,37

55,83

62,66

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
II. Thực trạng hoạt động một số ngành công nghiệp chế biến chủ yếu
1. Công nghiệp chế biến nông sản
1.1. Tình hình sản xuất một số nông sản chủ lực
1.1.1. Ngành trồng cây hàng năm
Trong những năm qua, ngành trồng cây hàng năm của tỉnh phát triển
tương đối ổn định, cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tích cực; diện tích,
năng suất, sản lượng của một số cây trồng chính (ngô, sắn, mía, lúa, rau quả…)
có xu hướng tăng lên, góp phần đảm bảo nhu cầu lương thực, thực phẩm của
người dân, đáp ứng một phần nhu cầu phát triển chăn nuôi và ngành công

nghiệp chế biến nông, lâm sản của tỉnh. Năm 2015, giá trị sản xuất ngành trồng
cây hàng năm đạt 2.345 tỷ đồng (tăng gấp 2 lần so với năm 2010); tỷ trọng
ngành trồng cây hàng năm trong giá trị sản xuất của toàn ngành trồng trọt là
34,3%. Tuy nhiên, việc phát triển cây hàng năm trên địa bàn tỉnh vẫn còn khá
17


manh mún, chưa phù hợp với quy hoạch, năng suất cây trồng chưa cao, khả
năng chống chịu với sâu bệnh và chất lượng sản phẩm còn thấp.
Thực trạng phát triển sản xuất của một số cây hàng năm cụ thể như sau:
a/ Cây mía
Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích trồng mía của tỉnh Kon Tum giảm
từ 1.898 ha xuống còn 1.816 ha. Nguyên nhân làm diện tích mía giảm là do giá
cả thiếu ổn định làm cho người nông dân chưa an tâm, duy trì và mở rộng diện
tích canh tác cây mía; một phần diện tích trồng mía đã được người dân chuyển
sang trồng sắn (do giá sắn tăng cao những năm gần đây).
Tuy nhiên, nhờ áp dụng một số tiến bộ vào sản xuất nên năng suất cây mía
của tỉnh tăng từ 48,2 tấn/ha (năm 2010) lên 51,9 tấn/ha (năm 2015); sản lượng
mía cũng tăng từ 91.391 tấn lên 94.204 tấn.
Do năng suất và sản lượng mía tăng lên nên sản phẩm đường kết tinh
trong giai đoạn này có bước tăng trưởng khá mạnh, từ 10.100 tấn (năm 2010)
lên 17.778 (năm 2015).
Bảng 2.6. Diện tích mía, sản lượng mía và sản phẩm đường kết tinh giai
đoạn 2010-2015
Chỉ tiêu

2010

2012


2013

2014

2015

- Diện tích mía (ĐVT: ha)

1.898

1.823

1.839

1.855

1.816

- Sản lượng mía (ĐVT: tấn) 91.391

89.340

92.877

94.627

94.204

- Sản phẩm đường kết tinh
10.100

(ĐVT: tấn)

20.876

18.085

16.503

17.778

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
b/ Cây sắn
Trong giai đoạn 2010 - 2015, diện tích trồng sắn có tốc độ tăng tương đối
ổn định, không có nhiều đột biến, tăng từ 37.688 ha lên 39.486 ha; sản lượng sắn
tăng từ 563.432 tấn lên 591.952 tấn. Năng suất của cây sắn hầu như không có
nhiều thay đổi, chỉ tăng từ 149,50 tạ/ha (năm 2010) lên 151,36 tạ/ha (năm 2013)
và giảm xuống còn 149,91 tạ/ha (năm 2015). Bên cạnh việc cung cấp một phần
cho các tỉnh lân cận, sản phẩm sắn tươi là nguyên liệu phục vụ cho công nghiệp
chế biến tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh, góp phần trong việc nâng cao kim ngạch
xuất khẩu nông sản của tỉnh. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích mang lại, cây sắn là
cây trồng làm kiệt tài nguyên đất nhanh, trồng sắn nhiều năm trên một diện tích
đất cố định mà không được bón phân sẽ làm cho đất bị nghèo kiệt; trồng sắn trên
đất dốc không theo đường đồng mức, không có băng chống xói mòn làm cho đất
18


dễ bị rửa trôi, xói mòn… Bên cạnh đó, ngành chế biến tinh bột sắn gây ô nhiễm
môi trường do lượng chất thải, nước thải khó xử lý.
c/ Cây ngô
Bên cạnh cây lúa, cây ngô cũng là một trong những cây lương thực quan

trọng và là sản phẩm chủ yếu phục vụ ngành chăn nuôi và ngành chế biến nông
sản của tỉnh.
Diện tích trồng ngô trên địa bàn tỉnh Kon Tum giảm từ 7.971 ha (năm
2010) xuống còn 6.660 ha (năm 2015). Trong thời gian đó, sản lượng ngô cũng
giảm từ 28.410 tấn xuống còn 24.243 tấn.
Do áp dụng những kỹ thuật canh tác tiến bộ và đưa vào sản xuất nhiều
giống mới, nên năng suất của cây ngô trên địa bàn tỉnh Kon Tum liên tục tăng,
từ 35,64 tạ/ha (năm 2010) lên 38,11 tạ/ha (năm 2015).
1.1.2. Ngành trồng cây lâu năm
Kon Tum có điều kiện đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu rất phù hợp cho việc
trồng một số loại cây lâu năm (cao su, cà phê, cây ăn quả…). Giá trị sản xuất
ngành trồng cây lâu năm của tỉnh tăng từ 1.733 tỷ đồng (năm 2010) lên 4.505 tỷ
đồng (năm 2015), tăng gấp gần 03 lần. Năm 2015, giá trị sản xuất của ngành này
chiếm 65,8% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành trồng trọt tỉnh Kon Tum.
Các loại cây lâu năm trên địa bàn (chủ yếu là cây cao su, cà phê) đang
được phát triển với nhiều loại hình, như kinh tế nông lâm trường, kinh tế hộ gia
đình, kinh tế vườn đồi, kinh tế trang trại… hình thành nên các vùng chuyên canh
cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, như vùng chuyên canh sản xuất cà phê tại
huyện Đắk Hà, vùng chuyên canh cao su tại thành phố Kon Tum, các huyện Sa
Thầy, Ngọc Hồi, Đăk Hà…Cụ thể:
a/ Cây cao su
Cây cao su được xác định là một trong những cây công nghiệp quan trọng
và lâu dài của tỉnh. Trong thời gian qua, công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về
giống, canh tác, phân bón, khai thác… phục vụ phát triển cây cao su được chú
trọng; do đó, diện tích, năng suất và sản lượng cao su không ngừng tăng lên. Loại
hình kinh tế trồng cây cao su cũng phát triển đa dạng gồm: Loại hình cao su
doanh nghiệp, nông trường có sự liên kết với nông dân; loại hình cao su hộ gia
đình, trang trại;…

19



Bảng 2.7. Diện tích, năng suất, sản lượng cao su giai đoạn 2010 – 2015
Năm
2010
2012
2013
2014
2015
Tổng diện tích
Ha
43.847
67.598
72.870 71.917 74.776
Diện tích thu hoạch Ha
17.474
21.780
24.270 25.280 31.606
Năng suất
Tạ/ha 13,58
14,97
15,33
14,68
14,69
Sản lượng mủ
Tấn 23.730
32.615
37.206 37.099 46.432
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
Trong giai đoạn 2010 - 2015, tổng diện tích trồng cây cao su tăng từ

43.847 ha lên 74.776 ha (tăng 70,5%), diện tích thu hoạch tăng từ 17.474 ha lên
31.606 ha (tăng 80,9%), sản lượng mủ tăng từ 23.730 tấn lên 46.432 tấn (tăng
95,7 %). Nguyên nhân cây cao su của tỉnh phát triển mạnh trong giai đoạn này là
do tỉnh đã thực hiện các chính sách để phát triển cao su đa thành phần kinh tế,
chuyển quỹ đất đồi trồng sắn đã bạc màu sang trồng cao su, lập dự án quy hoạch
diện tích trồng cao su trên địa bàn tỉnh, tạo các điều kiện thuận lợi để người dân,
doanh nghiệp mở rộng diện tích trồng cây cao su.
b/ Cây cà phê
Trong giai đoạn 2000 - 2015, diện tích trồng cây cà phê của tỉnh Kon Tum
có nhiều biến động. Diện tích cà phê giảm từ 14.404 ha (năm 2000) xuống còn
9.850 ha (năm 2006), sau đó tăng trở lại và đạt 11.502 ha (năm 2010). Từ năm
2010 trở đi, diện tích cây cà phê trên địa bàn tỉnh Kon Tum tăng đều qua các
năm và đạt 15.265 ha vào năm 2015 (tăng 32,7% so với năm 2010). Bên cạnh
đó, diện tích thu hoạch cà phê tăng từ 10.008 ha (năm 2010) lên 12.910 ha (năm
2015), tăng 29,0%.
Mặc dù diện tích thu hoạch cà phê của tỉnh giai đoạn 2010 – 2015 tăng
chậm, nhưng do người trồng cà phê đã chú trọng đầu tư thâm canh, năng suất
tăng mạnh (từ 21,19 tạ/ha năm 2010 lên 27,84 tạ/ha năm 2015) nên sản lượng cà
phê nhân của tỉnh tăng lên đáng kể (từ 21.206 tấn năm 2010 lên 35.941 năm
2015, tăng 69,5%).
Bảng 2.8. Diện tích, năng suất, sản lượng cà phê giai đoạn 2010 – 2015
Chỉ tiêu

ĐVT

Năm
2010
Tổng diện tích
Ha
11.502

Diện tích thu hoạch Ha
10.008
Năng suất
Tạ/ha 21,19
Sản lượng cà phê Tấn
21.206
nhân
Chỉ tiêu

ĐVT

2012
12.752
10.650
26,72

2013
13.381
11.122
27,00

2014
14.107
11.696
27,88

2015
15.265
12.910
27,84


28.452

30.027

32.603

35.941

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
20


Hiện nay, các ngành, địa phương đang tiếp tục triển khai kế hoạch thực
hiện Đề án hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh với diện tích thực hiện 233,2 ha;
đã tổ chức tập huấn được 74 lớp cho 1.954 hộ (trồng mới, chăm sóc cà phê) tại
các huyện Đắk Glei, Kon Plong và Tu Mơ Rông.
c/ Cây sâm Ngọc Linh
Cây sâm Ngọc Linh được tỉnh Kon Tum xác định là cây hàng hóa chủ lực,
có lợi thế cạnh tranh cao trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, tỉnh Kon Tum đã phối hợp với các nhà khoa học triển khai
nhiều đề tài, dự án nghiên cứu việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh.
Ngày 17/4/2013, UBND tỉnh Kon Tum đã ban hành Quyết định số
269/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển Sâm Ngọc linh tỉnh Kon
Tum giai đoạn 2012-2020, tầm nhìn đến năm 2025. Theo đó, tổng diện tích quy
hoạch phát triển sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh là 31.742,8 ha thuộc địa bàn
02 huyện Đắk Glei và Tu Mơ Rông (trong đó, quy hoạch vùng đệm có diện tích
là 14.754,5 ha có độ cao từ 1.200m - 1.500m, quy hoạch vùng lõi là 16.988,3 ha
có độ cao từ 1.500m trở lên). Mục tiêu cụ thể: đến năm 2020, diện tích trồng
trên địa bàn tỉnh đạt 1.000 ha, với sản lượng ước tính 190 tấn, tạo thương hiệu

quốc gia về sâm Ngọc Linh; tầm nhìn đến năm 2025, trồng hết diện tích khoảng
9.343,6 ha theo quy hoạch với quy mô công nghiệp, hàng năm khai thác bình
quân 800 ha, đưa cây sâm Ngọc Linh trở thành cây mũi nhọn trong việc phát
triển kinh tế của tỉnh Kon Tum.
Bên cạnh việc bảo tồn và phát triển cây sâm Ngọc Linh, từ năm 2006, tỉnh
Kon Tum đã liên hệ với Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) để
được hướng dẫn các thủ tục thực hiện dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý "Ngọc
Linh" cho sản phẩm sâm củ của địa phương. Năm 2014, tỉnh Quảng Nam cũng
đã hoàn thiện dự án xây dựng chỉ dẫn địa lý "Ngọc Linh" cho sản phẩm sâm củ
của tỉnh. Sau khi hoàn thành dự án, tỉnh Kon Tum và tỉnh Quảng Nam đã đề
xuất Bộ Khoa học và Công nghệ có chủ trương hợp nhất hai dự án thành một hồ
sơ đăng ký đứng tên hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam; đến nay các thủ tục đã
hoàn chỉnh và đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) cấp
Giấy Chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý “Ngọc Linh” số 00049 cho sản phẩm
sâm củ tại khu vực địa lý các xã Măng Ri, Ngọc Lây (huyện Tu Mơ Rông, tỉnh
Kon Tum) và xã Trà Linh (huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam); chỉ dẫn địa lý
này được bảo hộ vô thời hạn trên lãnh thổ Việt Nam kể từ ngày ký.
1.1.3. Ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây, tình hình dịch bệnh trên gia súc, gia cầm diễn
ra thường xuyên và có những diễn biến phức tạp: Cúm gia cầm, lở mồm long
móng trên gia súc, hội chứng rối loạn hô hấp và sinh sản ở lợn (bệnh tai xanh)…
21


Đây là những bệnh nguy hiểm, liên tục bùng phát, lây lan trên diện rộng, đã ảnh
hưởng lớn đến ngành chăn nuôi nói chug và các hộ chăn nuôi nói riêng trên địa
bàn tỉnh. Tuy nhiên, do làm tốt công tác tiêm phòng, phòng chống dịch bệnh, tập
huấn về kỹ thuật chăn nuôi… nên đã góp phần hạn chế tình hình dịch bệnh trên
đàn gia súc, gia cầm, bước đầu đã hình thành được vùng sản xuất chăn nuôi tập
trung, các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn như các trang trại chăn nuôi lợn

giống, lợn thịt tại Đắk Hà, Kon Rẫy, chăn nuôi bò tại Đắk Tô, Sa Thầy…
Bảng 2.9. Một số chỉ tiêu ngành chăn nuôi tỉnh Kon Tum
Chỉ tiêu

ĐVT

Giá trị
sản xuất

Năm
2010

2011

2012

2013

2014

2015

Triệu
đồng

670.80
6

876.33
2


933.017

1.019.12
6

1.082.63
2

1.253.581

-Trâu, bò

Triệu đồng

130.780 236.073 221.304 251.137

249.957

367.885

- Lợn

Triệu đồng

408.109 530.410 569.252 605.157

668.240

715.198


-Gia cầm

Triệu đồng

28.122

96.242

126.437

139.802

142.790

145.250

- Trâu

Con

21.079

20.413

20.637

20.957

21.510


22.590

- Bò

Con

74.063

68.780

63.399

62.223

60.010

62.340

- Lợn

Con

129.777 120.252 125.157 124.993

130.163

131.750

- Dê


Con

8.189

6.383

6.304

5.987

5.667

6.010

- Cừu

Con

0

0

0

0

7.000

7.000


794.590

850.000

Số
lượng

-Gia cầm Con

696.500 705.636 717.210 812.657

Nguồn: Sở NN&PTNT và Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi tăng từ 670.806 triệu đồng (năm 2010)
lên 1.253.581 triệu đồng (năm 2015), tăng 86,9% (tăng trưởng bình quân
17,4%/năm). Mặc dù giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong giai đoạn 2010 –
2015 tăng lên, tuy nhiên tỷ trọng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi trong tổng
giá trị sản xuất của toàn ngành nông nghiệp có xu hướng giảm (từ 17,97% năm
2010 xuống còn 15,28% năm 20105).
22


×