Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

ĐỀ TÀI: HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (904.26 KB, 27 trang )

UBND HUYỆN LONG THÀNH
Đơn vị: Trường THCS Thị Trấn Long Thành
Mã số:…………………

h

HƯỚNG DẪN HỌC SINH
LÀM CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ

Người thực hiện: Phạm Thị Hương Lan
Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:
Phương pháp dạy học bộ môn:
Phương pháp giáo dục:
Lĩnh vực khác: .......................................
Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN
 Mô hình
 Đĩa CD (DVD)
 Phim ảnh  Hiện vật khác
(các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm)

Năm học 2015 - 2016


SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1. Họ và tên: PHẠM THỊ HƯƠNG LAN
2. Ngày tháng năm sinh: 20/10/1980
3. Nam, nữ: Nữ
4. Địa chỉ: 2C Tổ 19 khu Kim Sơn thị trấn Long Thành


5. Điện thoại: 01264000098.
6. Fax:
E-mail:
7. Chức vụ: Tổ trưởng tổ Lý- Năng Khiếu
8. Nhiệm vụ được giao: Giảng dạy môn Vật Lý 7,8,9
9. Đơn vị công tác: Trường THCS Thị Trấn Long Thành.
II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử Nhân Đại Học
- Năm nhận bằng: 2007
- Chuyên ngành đào tạo: Vật Lý
III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Vật Lý
- Số năm có kinh nghiệm : 16 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây :
 Dạy học vật lý theo chủ đề


ĐỀ TÀI:
HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật một hoạt động trải nghiệm được tổ chức
thi hàng năm ở nhiều quốc trên toàn thế giới trong đó có Việt Nam. Cuộc thi mang
đến cho người tham gia những kĩ năng nghiên cứu tìm hiểu về khoa học, sáng tạo
không ngừng và phát huy tối đa khả năng tự học, và làm việc theo nhóm của học
sinh. Cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT được tổ
chức hàng năm từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, rồi đến cấp quốc gia mỗi năm
đều có số lượng dự án tham gia tăng đáng kể. Mặc dù đây là hoạt động của học
sinh, nhưng thành công của các em thì không thể thiếu kinh nghiệm của những giáo
viên hướng dẫn. Bản thân tôi, cũng là một giáo viên nhiều năm liền nhận nhiệm vụ
hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi này. Khi nhận nhiệm vụ, tôi và các em vô

cùng lúng túng, cảm thấy nhiều lúc bế tắc thực sự. Tôi đã cùng học sinh trải nghiệm
hoạt động này ba năm, mặc dù chưa đạt kết quả cao nhưng tôi và các em đã gặt hái
được rất nhiều bài học bổ ích từ hoạt động này.
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, tôi luôn trăn trở làm
sao để kích thích học sinh đưa ra ý tưởng, làm sao để học sinh hiểu và tiếp cận được
hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật dành riêng cho các em. Trước nhiệm vụ
đó, tôi đã gần gũi, trao đổi, tìm hiểu và gắn kết các em có niềm đam mê khoa họcsáng tạo, từ những hoạt động đó tôi đã thành lập được một câu lạc bộ các em yêu
thích khoa học, đam mê tìm tòi khám phá, tạo cơ hội tốt cho các em được bày tỏ và
bộc lộ ý tưởng khoa học của bản thân. Tôi đã tổ chức các em học sinh tự làm đồ
chơi từ những vật liệu đơn giản, thông qua việc hưng phấn của các em sau khi hoàn
thành sản phẩm, tôi giới thiệu đến các em cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật các
cấp hằng năm. Qua đó, tôi tìm ra các em có hứng thú và hướng dẫn các em làm các
sản phẩm kĩ thuật ( hay sản phẩm công nghệ).


II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
Trong thực tế, công tác triển khai nghiên cứu khoa học (NCKH) dành cho
học sinh đã và đang được các nhà trường quan tâm, triển khai, tổ chức thực hiện.
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện không phải trường nào cũng nhận được sự ủng
hộ, thực hiện có hiệu quả trong lực lượng giáo viên và học sinh. Nguyên nhân chủ
yếu là do giáo viên và học sinh chưa hiểu đúng, hiểu đủ nội dung và ý nghĩa mà
cuộc thi mang lại.
Trong giáo dục nhiệm vụ chuyên môn luôn được đặt lên hàng đầu. Để nâng
cao chất lượng chuyên môn, trước tiên phải nâng cao chất lượng người thầy; thầy
tâm huyết sẽ khuyến khích việc học tập của học sinh, từ đó chất lượng giáo dục
(GD) của học sinh sẽ được nâng lên. Việc nâng cao chất lượng người thầy phải
được bắt đầu từ việc đổi mới phương pháp, đổi mới kiểm tra đánh giá hướng đến
mục

tiêu học


sinh

được

giáo

dục

toàn

diện.

Đối với học sinh(Hs) việc khuyến khích nghiên cứu khoa học học sinh là
một việc làm cần thiết. Giúp học sinh sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng
kiến thức đã họcvào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
Đối với giáo viên(Gv) khi tham gia hướng dẫn học sinh NCKH tức là đã
đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học; đổi mới hình thức và phương pháp
đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh; nâng cao chất lượng dạy
học trong các cơ sở giáo dục trung học. Đây chính là cơ hội tốt nhất giáo viên tự
bồi dưỡng năng lực bản thân.
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của cuộc thi học sinh
với NCKH, từ đó tôi đã rút ra được một số kinh nghiệm cần thiết cần có ở một
giáo viên hướng dẫn để đưa ra những định hướng đúng đắn khi hướng dẫn học
sinh tham gia cuộc thi sáng tạo KHKT. Nghiên cứu lý luận về cuộc thi sáng tạo
KHKT từ đó thấy được vai trò của giáo viên hướng dẫn như thế nào trong công tác
NCKH. Đề ra những giải pháp hiệu quả và cụ thể việc áp dụng nhằm nâng cao chất


lượng các bài thi của học sinh. Tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm từ

việc trải nghiệm thực tế.
Nhận thấy cuộc thi sáng tạo KHKT dành cho học sinh Trung học cơ
sở(THCS) và Trung học phổ thông (THPT) vẫn còn mới mẻ với cả học sinh, giáo
viên và nhà quản lý giáo dục; nhiều giáo viên vẫn chưa nắm được nội dung, cách
thức và thể lệ của cuộc thi, còn lúng túng trong cách thức hướng dẫn cụ thể giúp
học sinh đạt kết quả cao như mong muốn khi tham gia cuộc thi. Từ những lí do trên
thôi thúc tôi đưa ra giải pháp “HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC SẢN PHẨM
CÔNG NGHỆ”
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP:
1.

HÌNH THÀNH Ý TƯỞNG, CHỌN LỰA Ý TƯỞNG

VÀ SÀNG LỌC Ý TƯỞNG.
Ý tưởng nghiên cứu là yếu tố đầu tiên cần có để thực hiện một dự án
NCKHKT. Ý tưởng nghiên cứu càng độc đáo, càng sáng tạo thì dự án càng được
đánh giá cao. Thực tiễn cho thấy, những dự án có ý tưởng nghiên cứu là của học
sinh luôn nhận được sự đánh giá cao của ban giám khảo. Trong nhà trường, có thể
hình thành ý tưởng nghiên cứu thông qua các hoạt động dưới đây:
Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu Để có được những ý tưởng nghiên
cứu có tính mới mẻ và sáng tạo, có thể tổ chức các hoạt động sau đây để giúp học
sinh có được ý tưởng nghiên cứu KHKT:
- Tập thói quen nghiên cứu cho học sinh thông qua việc tổ chức cho các em
tạo những sản phẩm đơn giản từ những bài học mà các đã được học như: bình chia
độ, cân xách, lực kế, ròng rọc, mô hình đàn tam thập lục, bình thông nhau, máy biến
thế, nam châm điện, …….. từ những vật liệu đơn giản.
- Tổ chức cuộc thi/thuyết minh "Ý tưởng khoa học kĩ thuật" cho học sinh
trong trường.



- Giáo viên trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự, khoa học, những
vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu
hỏi về những tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác
định vấn đề cần tìm tòi, khám phá.
- Giáo viên trao đổi trong tổ bộ môn về các ý tưởng nghiên cứu, những đề
xuất cải tiến.
- Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quan sát thực tế.
- Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài báo, công trình khoa học, trao đổi với
nhà khoa học, chuyên gia để tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến.
- Gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình
huống thực tiễn để có thêm các ý tưởng cho dự án nghiên cứu.
- Giới thiệu cho học sinh theo dõi những trang web khoa học trên mạng
internet.
Bước 2: Lựa chọn ý tưởng và sàng lọc ý tưởng nghiên cứu:
Sau khi đã có những ý tưởng nghiên cứu, cần tổ chức lựa chọn ý tưởng để
tiến hành triển khai.
Đây là yếu tố quyết định thành công của dự án nghiên cứu. Khi xem xét các
ý tưởng của học sinh cần có các giáo viên có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm
nghiên cứu khoa học. Nếu có điều kiện thì nên mời chuyên gia, nhà khoa học ở
những lĩnh vực dự kiến nghiên cứu để lựa chọn ý tưởng nghiên cứu. Bởi vì thực tế
cho thấy việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu là một việc làm khó và người thực hiện
việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu phải cần biết cách "gạn đục, khơi trong" và đôi
khi là "đãi cát tìm vàng". Ví dụ, người lựa chọn ý tưởng cần có kiến thức sâu rộng
về lĩnh vực nghiên cứu, cần biết được những gì đã nghiên cứu, đã có hay nhu cầu
hiện tại về khoa học, kĩ thuật để xác định tính mới, tính sáng tạo của một dự án
nghiên cứu. Nhiều khi một ý tưởng mới nghe rất hay, rất thú vị và có thể là rất hữu


ích nhưng nếu tiến hành triển khai thì không mang lại giá trị về mặt khoa học hay
không có sự sáng tạo nào về kĩ thuật, công nghệ - dự án như vậy có thể chỉ đơn giản

là dự án triển khai mà không phải là dự án NCKH-KT, hoặc đó chỉ là yêu thích công
nghệ đơn thuần mà không phải là sự khéo léo, sáng tạo. Cũng có thể những ý tưởng
của các em nghe có thể mới lạ nhưng thực tế đã có những nghiên cứu hoặc tồn tại
sản phẩm KHKT tương tự hoặc tối ưu hơn. Ngược lại, một số ý tưởng thoạt nghe
không gây ấn tượng nhiều, nhưng với kinh nghiệm, kiến thức của những nhà chuyên
môn có kinh nghiệm thì tiềm ẩn trong đó là một sự án triển khai mang lại ý nghĩa
khoa học hay sự cải tiến, sáng tạo về công nghệ, kĩ thuật. Khi lựa chọn ý tưởng
nghiên cứu cần xem xét các vấn đề sau:


Tính mới, tính sáng tạo về khoa học, kĩ thuật, công nghệ;



Đảm bảo khả thi trong khuôn khổ thời gian quy định của cuộc thi (tổng

thời gian nghiên cứu không quá 12 tháng),


Vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông (chỉ những gì

chính học sinh thực hiện mới được đánh giá trong cuộc thi)


Điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực

nghiệm và trong khuôn khổ tài chính cho phép


Dự án nghiên cứu có thực nghiệm, thí nghiệm hoặc điều tra thực tế


(những dự án nghiên cứu lí thuyết không được khuyến khích trong cuộc thi)


Dự án nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng; phạm vi nghiên cứu

không quá rộng, quá tổng quát nhưng không quá hẹp…


Cần đối chiếu với các văn bản hướng dẫn, quy chế của cuộc thi để đảm

bảo dự án nghiên cứu được lựa chọn nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu được quy
định và không thuộc loại bị cấm.
2.
CỨU

LẬP KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI DỰ ÁN NGHIÊN


Sau khi đã có ý tưởng nghiên cứu, hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển
khai dự án nghiên cứu khoa học.


Lập kế hoạch triển khai dự án NCKH gồm: Tìm hiểu thực trạng, viết

đề cương nghiên cứu, triển khai dự án, viết báo cáo, và trình bày bảo vệ kết quả
nghiên cứu.
- Tìm hiểu thực trạng:
Tôi hướng dẫn học sinh tìm hiểu thực trang đề tài qua các câu hỏi.



Ý tưởng này đã có người nào thực hiện chưa? Nếu có thì người đó đã

nghiên cứu vấn đề này như thế nào?


Vậy ý tưởng của em có gì giống và khác với ý tưởng của người đã

nghiên cứu ( về tính mới, về lợi ích kinh tế, nguyên tắc hoạt động……)


Ý tưởng này ứng dụng những kiến thức vật lý nào?



Ý tưởng này thuộc lĩnh vực nào trong 17 lĩnh vực yêu cầu



Trên cơ sở các ý tưởng đã được phân loại, tôi xây dựng kế hoạch chi

tiết cho từng nhóm nghiên cứu; trang bị các kiến thức khoa học, kỹ năng thực hành
cần thiết và giao nhiệm vụ cho các nhóm tự nghiên cứu dựa trên định hướng của
giáo viên; dự liệu các khó khăn gặp phải, phương án giải quyết. Trong quá trình học
sinh tự nghiên cứu, tôi thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tiến độ và tháo gỡ kịp thời
những khó khăn mà các em gặp phải.
Trước tiên, cần làm rõ ràng ý tưởng nghiên cứu và xác định những mục tiêu
chính, những nội dung chính của dự án nghiên cứu. Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng
về dự án nghiên cứu việc tiếp theo là lập kế hoạch thực hiện bao các phần việc
chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện

một cách khoa học. Kế hoạch có vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và
dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất di bất dịch.




Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân bổ khung

thời gian cho mỗi phần việc, tính toán chi phí, dự kiến trang thiết bị thí nghiệm, cơ
sở vật chất; Kế hoạch cần chi tiết và có phân công rõ ràng (đặc biệt là với dự án tập
thể); Cần lưu ý đến các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu
như đối tượng nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu...


- Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu và chia sẻ với những người

khác để làm giàu kiến thức; khuyến khích học sinh khám phá, tự tin và tích cực
trong nghiên cứu, không nản chí khi gặp khó khăn, bế tắc. Rèn luyện khả năng phân
tích và phản biện, tinh thần vượt khó, kiên nhẫn, trung thực và đúng mực, tính kỷ
luật.


Phê duyệt kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học Hội đồng khoa học

cấp trường do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, bao gồm 01 lãnh đạo
nhà trường, giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực của dự án nghiên cứu và có thể
mời thêm một số nhà khoa học, chuyên gia khi cần thiết (ví dụ có thể mời thêm bác
sĩ chuyên khoa đối với dự án liên quan đến y khoa). Hội đồng khoa học cấp trường
có trách nhiệm thẩm định và cấp phép triển khai dự án nghiên cứu khoa học. Chỉ
những dự án nghiên cứu được sự cấp phép của hội đồng khoa học cấp trường mới

được triển khai thực hiện.
3.


CHẾ TẠO SẢN PHẨM
Giáo viên yêu cầu học sinh lập bảng dự trù kinh phí hết sức chi tiết

những trang thiết bị cần mua sắm.


Giáo viên giúp học sinh huy động kinh phí từ nhà trường, phụ huynh

và các nhà hảo tâm.


Yêu cầu học sinh viết nhật kí nghiên cứu để theo dõi và hệ thống lại

quá trình nghiên cứu để dễ dàng xử lí rủi ro




Nếu dự án vượt quá sức về chuyên môn, giáo viên cần tìm thêm

chuyên gia để hổ trợ cho các em, giáo viên cần liên hệ với gia đình của các em để
tạo điều kiên tốt nhất về mặt sức khoẻ, tâm sinh lí của các em trong suốt quá trình
nghiên cứu.


Thường xuyên theo dõi quá trình thực hiện để động viên tinh thần cho


các em.


Định kỳ yêu cầu học sinh báo cáo để đánh giá quá trình nghiên cứu,

tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và kịp thời khắc phục những sai sót hoặc
chệch hướng nghiên cứu. Trong quá trình hướng dẫn nghiên cứu cần lưu ý hướng
dẫn từng giai đoạn một, đồng thời kiểm tra liên tục để điều chỉnh hướng nghiên cứu
khi cần thiết. Cần lưu ý sâu sát các khâu như:
- Hướng dẫn chọn mẫu, viết phiếu điều tra, lấy phiếu điều tra, ghi chép số
liệu, ghi kết quả thực nghiệm...
- Giúp liên hệ phòng thí nghiệm, theo dõi và giúp đỡ trong quá trình thực
nghiệm, đảm bảo an toàn khi thực hiện các thí nghiệm;
4.

KIỂM CHỨNG ĐỀ TÀI

Sau khi tiến hành chế tạo sản phẩm, hoàn thiện dự án, giáo viên cần kiểm tra
lại các yêu cầu kỹ thuật, an toàn sản phẩm trước khi vận hành chạy thử, sau khi đã
đảm bảo các điều kiện an toàn, nhóm nghiên cứu tiến hành kiểm chứng thực
nghiệm, kiểm tra các thông số kỹ thuật và ghi chép vào nhật ký. Trong bước này
nếu sản phẩm có các thông số không đáp ứng được các yêu cầu nghiên cứu cần tiếp
tục điều chỉnh, tìm kiếm lỗi mới và chỉnh sửa, hoàn thiện.
- Hướng dẫn thí sinh thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu.
- Hướng dẫn học sinh viết báo cáo đề tài, viết tóm tắt, chuẩn bị gian trưng
bày (bắt buộc theo qui định), chuẩn bị bài trình bày, tác phong trình bày, trả lời
phỏng vấn (tập luyện cho học sinh)...



- Yêu cầu học sinh cần lưu ý đến từng chi tiết nhỏ, thể hiện tư duy của học
sinh, nghiêm túc, cần cù, tỉ mỉ.
- Luôn hướng đến kiểm thử giả thuyết đã đặt ra và kết quả, số liệu nghiên
cứu phải trung thực. Kết luận phải được rút ra một các thuyết phục và trả lời cho giả
thuyết nghiên cứu
5.


BÁO CÁO VÀ TRÌNH BÀY DỰ ÁN
Báo cáo được trình bày theo bố cục như một luận văn, sáng kiến kinh

nghiệm: Đặt vấn đề; giải pháp; kết luận và kiến nghị.


Trình bày dự án nghiên cứu trên POSTER thể hiện được những nội

dung: Tên đề tài; Quy trình nghiên cứu; Cách thức tiến hành; Kết quả và kết luận.


Gian trưng bày sản phẩm được sắp xếp ngăn nắp, hợp lí, thể hiện tính

khoa học và tính thẩm mỹ làm nổi bật được nội dung chính của đề tài
IV.

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI:

Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng
thuận hợp tác của các bạn đồng nghiệp, sự ủng hộ tích cực của Ban giám hiệu
đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc hướng dẫn học sinh tham gia sáng tạo
KHKT thể hiện ở các kết quả sau:

-

Giúp học sinh hiểu được mục đích, vai trò của của cuộc thi. Lôi cuốn

được rấtnhiều học sinh quan tâm và giáo viên mong muốn được tham gia hướng
dẫn.Học sinh đã hiểu, nắm được các nội dung cơ bản khi tham gia cuộc thi. tác động
tích cực của cuộc thi đến cả học sinh và giáo viên trong việc dạy và học. Chất lượng
giáo dục được tăng lên rõ rệt.
-

Chất lượng sản phẩm được tăng lên sau mỗi năm nhờ vào sự nhiệt tình

của giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp, sự quan tâm và chỉ đạo và động viên kịp thời
từ ban lãnh đạo nhà trường.


-

Sau cuộc thi giá trị của người thầy hướng dẫn được nâng nên rõ rệt.

Học sinh tin tưởng, giáo viên đồng thuận, cha mẹ học sinh hết sức ủng hộ, được các
cấp ngành và ban lãnh đạo quan tâm, động viên khích lệ


Để hoạt động nghiên cứu khoa học và tổ chức Hội thi khoa học kỹ

thuật cho học sinh trung học đạt kết quả tốt cần có một số yếu tố sau đây:


Ban Giám hiệu các trường phải quan tâm tạo mọi điều kiện cho học


sinh trong học tập và nghiên cứu, phải chỉ đạo các tổ chuyên môn cử giáo viên có
năng lực hướng dẫn và giúp đỡ học sinh trong quá trình tìm tòi và nghiên cứu các
đề tài. Cần phải thành lập Hội đồng khoa học, phân công nhiệm vụ cụ thể cho
các thành viên giám sát quá trình nghiên cứu từng đề tài cụ thể và thành viên đó
chịu trách nhiệm phản biện đề tài. Khâu đánh giá đúng mục đích và ý nghĩa của Hội
thi. Nêu cao vai trò hoạt động của các câu lạc bộ theo sở thích. Từ đó tìm ra được
các học sinh có cùng niêm đam mê, phát huy tối đa sự sang tạo của các em.


Giáo viên hướng dẫn phải tâm huyết, nhiệt tình, sang tạo và ham học

hỏi. Phải tập huấn sớm cho học sinh về phương pháp nghiên cứu Khoa học, để các
em có định hướng và phương pháp nghiên cứu ngay từ đầu khi thực hiện đề tài.


Hãy đặt niềm tin ở khả năng của học sinh, xác định rằng tổ chức Hội

thi để đạt được mục đích về rèn luyện của giáo viên và học sinhCông tác tuyên
truyền bằng nhiều hình thức như: xem hình ảnh Hội thi, lồng ghép triển khai hội
nghị chuyên môn, sử dụng CNTT để tuyên truyền về đề tài dự thi.


Phải biết huy động và kêu gọi các tổ chức xã hội, phụ huynh học sinh

hỗ trợ cho học sinh về vật chất và động viên các em tạo điều kiện tốt nhất để các em
thựchiện ý tưởng của mình.


Chia kế hoạch thành các giai đoạn nhỏ để thực hiện và tham gia cuộc


thi, điều này giúp cho người tham gia thấy đơn giản và không bị băn khoăn
vướng mắc trong qua trình thực hiện, đây là yếu tố góp phần tạo nên sự thành công
của cuôc thi.




Để các đề tài đi đến thành công, thì cần phải có ý tưởng độc đáo, kết

luận vững chắc, phương pháp khoa học, bài trình bày rõ ràng và tổ chức tốt, hiểu rõ
nền tảng thông tin và có thể giải thích kết quả một cách chắc chắn.
Sau đây là một dự án đã được học sinh Phan Lê Bảo Trân lớp 9/5 trường
THCS Thị Trấn Long Thành thực hiện tham gia hội thi khoa học kĩ thuật cấp Tỉnh
năm 2015, một trong những dự án mà tôi đã hướng dẫn.
Dự án dự thi:

MÔ HÌNH MÁY NÉN THUỶ
LỰC

I. TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN
Có người đã nói rằng: “ Nếu thiếu các thiết bị thủy lực-khí nén nền văn minh
nhân loại không thể phát triển được”. Nếu bạn cũng như mình khi chưa biết nhiều
về Thủy Lực chắc hẳn sẽ không thể hình dung được sự hiện diện của Thủy Lực
trong đời sống. Càng tìm tòi, càng nghiên cứu nhiều về thủy lực càng thấy những
ứng dụng to lớn đối với đời sống con người.
Khi nền công nghiệp nhân loại phát triển, ngành nghiên cứu ứng dụng thủy
lực cũng từ từ phát triển theo, và có những ứng dụng vô cùng thiết thực: như là việc
phát minh động cơ hơi nước, việc sử dụng các xylanh động cơ, ứng dụng thủy lực
trong đóng tàu, ….

Trong cuộc sống ngày nay, chúng ta có thể bắt gặp một thiết bị thủy lực ở bất
kỳ nơi đâu. Trong cấp nước sinh hoạt không thể thiếu những máy bơm, những
đường ống, những van khóa nước, và cả đồng hồ đo lưu lượng nữa; trong cấu tạo ô


tô, xe máy không thể thiếu các động cơ đốt trong, các xylanh công tác, các đường
ống dẫn xăng, van phân phối, các cơ cấu truyền động thủy lực; trong thủy nhiệt điện
không thể thiếu các tuabin; các máy thi công trong xây dựng như máy xúc, máy cẩu,
máy đổ bê tông, ép cọc đều làm việc dựa trên các hệ thống thủy lực. Hoặc các thiết
bị nhỏ hơn cũng được ứng dụng rộng rãi như cửa thủy lực, khóa thủy lực, phanh
thủy lực, giảm sóc thủy lực,….. Không những vậy các thiết bị thủy lực- khí nén còn
được ứng dụng trong các ngành công nghiệp chính xác như hàng không-vũ trụ,
robot tự động, máy gia công, chế tạo, …Và ngay trong cơ thể mỗi người chúng ta,
trái tim cũng tương đương như một bơm thủy lực hoạt động bền bỉ ngót 100 năm,
với các mạch máu như các ống dẫn thủy lực lớn nhỏ,..

Máy ép nhựa thủy lực

Máy ép cọc thủy lực


Với những ứng dụng rộng rãi các thiết bị Thủy lực-khí nén là thành phần
không thể thiếu trong đời sống.
Việc nghiên cứu ứng dụng thủy lực vào đời sống luôn có ý nghĩa lớn trong
thực tiễn. Thế mà trong học tập, nhất là bộ môn Vật lí, chúng em cũng được học
về máy nén thủy lực nhưng chỉ học lí thuyết và thấy hình trong sách giáo khoa
chứ chưa được thực hành và sử dụng nó. Sau khi học bài này, em giáo được giáo
viên hướng dẫn tự làm đồ dùng học tập mô hình máy nén thuỷ lực như hình sau.

Sau khi làm mô hình trên, em có một chút thất vọng vì đây chỉ là một

bình thông nhau hai nhánh . Em tự hỏi rằng tại sao người ta lại chế tạo ra những
chiếc máy nén thủy lực to lớn để phục vụ cho công việc mà không làm ra mô
hình thu nhỏ để phục vụ cho việc học của các em học sinh?
Vì thế mà em đã thảo luận cùng với gia đình và thầy cô về việc sáng
tạo ra mô hình máy nén thủy lực này để góp phần làm cho việc học của em nói
riêng và các bạn học sinh nói chung trở nên hay hơn và thú vị hơn.

II GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ MỘT SỐ LINH
KIỆN CÓ TRONG DỰ ÁN:
1.

Nguyên tắc hoạt động
- Chất lỏng chứa đầy một bình kín có khả năng truyền nguyên vẹn áp

suất bên ngoài tác dụng lên nó.


2.

Cấu tạo

Kích thủy lực hoạt động phụ thuộc vào lực tạo ra bởi áp lực. Kết nối hai xi
lanh (một lớn và một nhỏ), sau đó áp dụng lực cho xi lanh một, áp suất tạo ra trong
cả hai xi lanh là bằng nhau. Do một xi lanh có diện tích lớn hơn, nên dù áp lực trong
xi lanh vẫn như cũ nhưng lượng xi lanh lớn hơn sẽ sản xuất cao hơn.
Kích thủy lực dựa vào nguyên tắc này để nâng vật nặng: sử dụng pittông
bơm chuyển dầu qua hai xi-lanh. Pít tông là lần đầu tiên được vẽ lại, mà mở van hút
trong bóng và hút dầu vào buồng bơm. Khi pít tông được đẩy về phía trước, dầu di



chuyển qua một van xả bên ngoài vào trong buồng xi lanh và van hút đóng lại, kết
quả thu được trong việc xây dựng áp suất bên trong xi lanh.
Xylanh thủy lực: là một trục thủy lưc dùng để nâng và hạ. Cấu tạo của
cylinder gồm 7 phần:
-Barrel: Vỏ xy lanh
- Piston: Quả piston
- Cylinder rod: Cán xy lanh
- Gland: Cổ xy lanh
- Pin eye / Clevis: Tai lắp ghép
- Ports: Đường dầu cấp vào/ra xy lanh
- Piston seal; Rod seal, Wear ring; O-ring; Wiper...: Bộ gioăng phớt làm kín
Ống dẫn dầu : dẫn dầu từ kích thuỷ lực đến xylanh thuỷ lực
Van xả: dùng để trả piston và lượng chất lỏng trở về ban đầu
Lỗ thông: dùng để bơm chất lỏng vào


- Nguyên lí hoạt động: khi gạc đòn bẩy lên xuống(trong điều kiện đã khóa
van xả), piston bơm sẽ ép lên đẩy chất lỏng sang ống có piston kích tạo ra áp
suất, piston kích sẽ được đẩy lên.
+ Cách sử dụng van xả: khi muốn sử dụng máy nén thủy lực cần khóa chặt
thì mới sử dụng được. Khi muốn trả piston kích và lượng chất lỏng về ban đầu, ta
phải mở khóa van xả, có thể dùng tay ấn piston kích xuống để quá trình này xảy
ra nhanh hơn

III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC VÀ PHÁT BIỂU
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
1. Giả thuyết khoa học: có thể làm đồ dùng để làm thực hành trong bộ
môn Vật lí
2. Mục đích nghiên cứu:làm đồ dùng học tập


IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Dựa trên nền tảng kiến thức đã học; tìm hiểu, thu nhập thêm thông tin trên
mạng, từ đó hình thành dữ liệu để phát triển, xây dựng và hoàn thành dự án.

V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Ưu điểm
- Dùng một lực nhỏ có thể nâng được vật nặng lên cao
- Dễ sử dụng
- Không sử dụng điện, tiết kiệm năng lượng, thân thiện với môi trường
- Có thể lắp lực kế để đo cường độ của lực tác dụng
- Nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển


- Có độ bền cao, chắc chắn, các bộ phận thành phần rất khó hư hỏng
2. Nhược điểm
- Độ cao khi nâng vật có giới hạn
- Phải thường xuyên kiểm tra mức chất lỏng
- Có thể bị gỉ sét
- Học sinh không quan sát thấy được diện tích đáy của hai nhánh.

VI. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
1.Thảo luận
- Trong quá trình làm sản phẩm và nghiên cứu nó, đôi khi cũng gặp không
ít khó khăn như làm sao điều khiển chất lỏng trong hai bình theo mình…
-Hệ thống máy nén thủy lực thu nhỏ đã được thí nghiệm theo mục đích
nghiên cứu và đã đạt được kết quả nhất định.
Sau 2 tuần hình thành ý tưởng và thực hiện nghiên cứu, em đã đạt được
kết quả sau:
+ Máy thủy lực rất phù hợp trong việc học tập của học sinh.
+ Chứng minh được nguyên lí pascal

Hướng phát triển mục đích
+ Có thể sử dụng trong học tập
+ Giúp thay đổi hệ thống trong nhà, sân khấu, nhà hàng
2. Kết luận


Được học lí thuyết song song với thực hành rất thú vị sẽ làm học sinh hiểu
bài sâu hơn. Có thể nói chiếc máy nén thủy lực này là một trong những giải pháp
giúp chúng em nắm chắc bài hơn và thầy cô cũng sẽ thấy thuận tiện và dễ dàng
hơn trong việc thực hiện đổi mới phương pháp dạy học của bộ giáo dục.
Hơn nữa, qua dự án nghiên cứu này, em còn nhận thấy rằng kiến thức em
học được hằng ngày không là những kiến thức suông qua sách vở mà trong thực
tiễn nếu ta biết ứng dụng, chúng sẽ rất giúp ích trong công việc, trong học tập và
cả trong sinh hoạt hằng ngày của chúng ta, đáp ứng được nhu cầu trong cuộc
sống



làm

cho

cuộc

sống

tốt

đẹp


hơn.


Long Thành, ngày 26 tháng 04 năm 2016
Người viết sáng kiến

Phạm Thị Hương Lan


BM04-NXĐGSKKN
UBND huyệnLONG THÀNH
Đơn vị THCS TT LONG THÀNH
–––––––––––

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
––––––––––––––––––––––––
Long Thành., ngày 26 tháng 04 năm 2016

PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học: 2015-2016
–––––––––––––––––
Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Hướng dẫn học sinh làm các sản phẩm công nghệ”


Họ và tên tác giả: PHẠM THỊ HƯƠNG LAN Đơn vị ( Tổ ) : Lý- Năng khiếu
Đơn vị: THCS Thị Trấn Long Thành.
Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác)
- Quản lý giáo dục
- Phương pháp dạy học bộ môn: ............................... 

- Phương pháp giáo dục - Lĩnh vực khác: ........................................................ 
Sáng kiến kinh nghiệm đã được triển khai áp dụng: Tại đơn vị  Trong Ngành 
1. Tính mới (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô dưới đây)
-Đề ra giải pháp thay thế hoàn toàn mới, bảo đảm tính khoa học, đúng đắn

-Đề ra giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, bảo đảm tính khoa học, đúng
đắn 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
2. Hiệu quả (Đánh dấu X vào 1 trong 5 ô dưới đây)
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện trong toàn ngành có hiệu
quả cao 
-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện trong toàn
ngành có hiệu quả cao 
-Giải pháp thay thế hoàn toàn mới, đã được thực hiện tại đơn vị có hiệu quả cao

-Giải pháp thay thế một phần giải pháp đã có, đã được thực hiện tại đơn vị có
hiệu quả 
-Giải pháp mới gần đây đã áp dụng ở đơn vị khác nhưng chưa từng áp dụng ở
đơn vị mình, nay tác giả tổ chức thực hiện và có hiệu quả cho đơn vị 
3. Khả năng áp dụng (Đánh dấu X vào 1 trong 3 ô mỗi dòng dưới đây)
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính
sách:
Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong
ngành 
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị có khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ
đi vào cuộc sống: Trong Tổ/Phòng/Ban  Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở GD&ĐT 
Trong ngành 
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc có khả năng áp dụng đạt hiệu quả trong

phạm vi rộng:
Trong Tổ/Phòng/Ban 
Trong cơ quan, đơn vị, cơ sở
GD&ĐT 
Trong ngành 
Xếp loại chung: Xuất sắc  Khá 
Đạt 
Không xếp loại

Tôi viết sáng kiến kinh nghiệm cam kết và chịu trách nhiệm không sao chép tài
liệucủa người khác hoặc sao chép lại nội dung sáng kiến kinh nghiệm cũ của mình.
NGƯỜI THỰC HIỆN
SKKN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

XÁC NHẬN CỦA TỔ
CHUYÊN MÔN
(Ký tên và ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
(Ký tên, ghi rõ
họ tên và đóng dấu)


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------------BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN
Năm 2016

Kính gởi: Hội đồng Thẩm định Sáng kiến huyện Long Thành



Họ và tên:PHẠM THỊ HƯƠNG LAN. Năm sinh:1980.
Chức vụ :Tổ trưởng tổ Lý – Năng khiếu.
Đơn vị: THCS THỊ TRẤN LONG THÀNH.
Tên nội dung sáng kiến :HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM CÁC SẢN PHẨM CÔNG NGHỆ
I/ Xuất xứ:
Nghiên cứu khoa học kĩ thuật một hoạt động trải nghiệm được tổ chức thi hàng năm trên toàn thế giới
trong đó có Việt Nam. Cuộc thi mang đến cho người tham gia những kĩ năng nghiên cứu tìm hiểu về khoa học, sáng
tạo không ngừng và phát huy tối đa khả năng tự học, và làm việc theo nhóm của học sinh. Cuộc thi sáng tạo khoa
học kĩ thuật dành cho học sinh THCS và THPT được tổ chức hàng năm từ cấp trường, cấp huyện, cấp tỉnh, rồi đến
cấp quốc gia mỗi năm đều có số lượng dự án tham gia tăng đáng kể. Mặc dù đây là hoạt động của học sinh, nhưng
thành công của các em thì không thể thiếu kinh nghiệm của những giáo viên hướng dẫn. Bản thân tôi, cũng là một
giáo viên nhiều năm liền nhận nhiệm vụ hướng dẫn học sinh tham gia cuộc thi này. Khi nhận nhiệm vụ, tôi và các
em vô cùng lúng túng, cảm thấy nhiều lúc bế tắc thực sự. Tôi đã cùng học sinh trải nghiệm hoạt động này ba năm,
mặc dù chưa đạt kết quả cao nhưng tôi và các em đã gặt hái được rất nhiều bài học bổ ích từ hoạt động này
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, tôi luôn trăn trở làm sao để kích thích học sinh đưa
ra ý tưởng, làm sao để học sinh hiểu và tiếp cận được hoạt động nghiên cứu khoa học - kỹ thuật dành riêng cho các
em. Trước nhiệm vụ đó, tôi đã gần gũi, trao đổi, tìm hiểu và gắn kết các em có niềm đam mê khoa học-sáng tạo, từ
những hoạt động đó tôi đã thành lập được một câu lạc bộ các em yêu thích khoa học, đam mê tìm tòi khám phá, tạo
cơ hội tốt cho các em được bày tỏ và bộc lộ ý tưởng khoa học của bản thân. Tôi đã tổ chức các em học sinh tự làm
đồ chơi từ những vật liệu đơn giản, thông qua việc hưng phấn của các em sau khi hoàn thành sản phẩm, tôi giới
thiệu đến các em cuộc thi sáng tạo khoa học kĩ thuật các cấp hằng năm. Qua đó, tôi tìm ra các em có hứng thú và
hướng dẫn các em làm các sản phẩm kĩ thuật ( hay sản phẩm công nghệ).
II/ Phương pháp triển khai:
1/ Các bước thực hiện: Sau nhiều năm hướng dẫn học sinh, tôi rút ra quy trình thực hiện các bước cơ bản sau:


Bước 1: Hình thành ý tưởng, chọn lựa ý tưởng và sàng lọc ý tưởng:




Bước 2: Lập kế hoạch triển khai dự án NCKH



Bước 3: Chế tạo sản phẩm.



Bước 4: Kiểm chứng đề tài:



Bước 5: Báo cáo và trình bày dự án:
2/ Hiệu quả:
Từ những cố gắng nghiên cứu tài liệu, kinh nghiệm của bản thân, sự đồng thuận hợp tác của các bạn đồng

nghiệp, sự ủng hộ tích cực của Ban giám hiệu đã giúp tôi đạt được một số kết quả trong việc hướng dẫn học sinh tham
gia sáng tạo KHKT thể hiện ở các kết quả sau:


×