Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Thuyết minh biện pháp thi công nhà thép

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.09 KB, 22 trang )

Phần I: NHỮNG CĂN CỨ LẬP BIỆN PHÁP THI CÔNG
-

Căn cứ vào hợp đồng số …………….

-

Căn cứ vào hồ sơ thiết kế được chủ đầu tư phê duyệt

-

Căn cứ vào năng lực cửa nhà thầu

-

Căn cứ các tiêu chuẩn hiện hành

-

Căn cứ vào địa bàn xây dựng và quy mô xây dựng công trình

Phần II: TỔ CHỨC CÔNG TRƯỜNG VÀ NHỮNG THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
I. Khái quát vị trí công trình
- Vị trí công trường thuận lợi…………………..
II. Tổ chức công trường:
1- Sơ đồ tổ chức hiện trường:
BAN GIÁM ĐỐC

BAN AN TOÀN

BAN CHỈ HUY



PHÒNG TÀI

LAO ĐỘNG

CÔNG TRƯỜNG

CHÍNH KẾ TOÁN

TỔ THI CÔNG

TỔ XE MÁY

TỔ THI CÔNG

TỔ XE MÁY

KẾT CẤU 1

THIẾT BỊ 1

KẾT CẤU 2

THIẾT BỊ 2

2- Thuyết minh sơ đồ tổ chức:
a. Sơ đồ tổ chức hiện trường
- Tất cả mọi hoạt động của công trường được dặt dưới sự kiểm tra giám sát của tổng
công ty. Tổng Giám đốc công ty là người đại diện về pháp luật chịu trách nhiệm hoàn toàn về
chất lượng, tiến độ, thẩm mỹ của công trình trước Chủ đầu tư. Giám đốc sẽ điều hành chỉ đạo

trực tiếp đến ban chỉ huy công trường bộ phận chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình thi
công.
- Ban chỉ huy công trường gồm các cán bộ chủ chốt có kinh nghiệm trong quá trình thi
công và sẽ chỉ đạo trực tiếp tới đội thi công và các tổ chuyên môn theo từng công việc được
phân công. Ban chỉ huy công trường, giúp tổng Giám đốc điều hành sản xuất, tham mưu về
mặt chuyên môn cho tổng Giám đốc và đề ra các biện pháp, an toàn, vệ sinh công nghiệp và


phòng chống cháy nổ theo đúng yêu cầu trong suốt thời gian thi công. Chịu trách nhiệm trước
tổng Giám đốc về tiến độ và chất lượng công trình
b. Mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường:
Mối quan hệ giữa trụ sở và việc quản lý ngoài hiện trường là mối quan hệ trực tuyến giữa Tổng
Giám đốc và người phụ trách kỹ thuật công trường và cảc chức năng chuyên môn nghiệp vụ,
còn cảc mối quan hệ khảo là mối quan hệ ràng buộc lẫn nhau để hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao.
c. Trách nhiệm và thẩm quyền được giao cho Chỉ huy tại hiện trường:
Kỹ sư trực tiếp chỉ huy công trường có trách nhiệm hoàn thành mọi công việc được giao theo
hợp đồng đã ký kết đồng thời được phép quan hệ trực tiếp với ban quản lý dự án kỹ thuật giám
sát (bên A) và tư vấn giám sát để giải quyết những công việc cụ thể về kỹ thuật và những
vướng mắc trong suốt quá trình tổ chức thi công, giám sát về chất lượng và công tác an toàn thi
công. Kiểm tra, đôn đốc công tác lập hồ sơ thanh quyết toán sau khi thi công xong công trình.
3-Thời gian thi công :
Nhà thầu sẽ bố trí thời gian làm việc như sau: Buổi sáng 7h 00 - 11h30; Buổi chiều từ 13h30
-18h00 liên tục kể cả chủ nhật. Nêu do yêu cầu tiến độ phải tăng ca để đáp ứng tiến độ công
trình ( Vì do các lý do khách quan ) thì nhà thầu sẽ thông báo cho ban QLDA, TVGS và các
đơn vị liên quan biết trước 24h.
III. Thuận lợi và khó khăn của dự án:
1. Thuận lợi
- Công trình có thiết kế đầy đủ, rõ ràng.
- Vật liệu xây dựng sủ dụng vào công trình thông dụng, dễ khai thác trên thị trường.

- Khôi lượng gói thâu là lắp dựng phần kết câu thép là một thế mạnh của nhà thầu
chúng tôi. Do có đội ngũ cán bộ công nhân chuyên nghiệp và hệ thống trang thiểt bị đầy đủ
phục vụ cho quá trình thi công.
- Đã tham gỉa nhiều gói thầu tương tự nên quan hệ trong công việc rất thuận lợi.
2. Khó khăn:
- Trên mặt bằng thì công có nhỉều hạng mục công trình đang thi công chưa hoàn thành
nên đòi hỏi nhà thầu chúng tôi cần có phương án tổ chức thi công và biện pháp thi công hợp lý,
để không ảnh hưởng dến các hạng mục khác và không gây ảnh hưởng cho nhau.


- Biện pháp thi công phải đảm bảo an toàn, chống ồn, chống bụi, đảm bảo vệ sinh
môi trường, an toàn giao thông và an ninh trật tự xã hội tốt.
- Đối với các công việc thi công gia công, lắp dựng kết cấu thép phải đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật theo TCVN.
- Biện pháp thi công phải tiên tiến, phù hợp với giá thành công trình, đảm bào tiến độ đã
đề ra.
Phần III: BIỆN PHÁP THI CÔNG CHI TIẾT
I. Chuẩn bị các điều kiện thi công
Sau khi nhận mặt bằng, nhà thầu sẽ tiến hành định vị công trình, gừi các mốc tim,
cos vào các điềm cố dịnh không bị thay đổi trong quá trình thi công dựa trên cảc đỉểm mốc chủ
đầu tư bàn giao.
II. Bố trí mặt bằng thi công
Mặt bằng thi công dược xây dựng dựa trên tổng mặt bằng dịnh vị của khu vực được giao thi
công, có chú ý đến các yêu cầu và các quy định về an toàn thi công, vệ sinh môi trường, chống
bụi, chống ồn, chống cháy, an ninh, dảm bảo không gây ảnh hưởng đến đời sống, hoạt động
cùa dân cư trong vùng, đảm bảo mỹ quan đô thị và trật tự an toàn giao thông quanh khu vực thi
công. Sơ đồ bố trí các công trình tạm, thiểt bị phục vụ thi công sẽ được thể hiện cụ thể trong
bàn vẻ mặt bằng tổ chức thi công.
Mặt bằng bố trí lán trại
1. Nhà điều hành, kho.

- Do vị trí công trình nằm xen kẽ với các hạng mục khác cũng đang thi công nên nhà
thầu phải tổ chức mặt bằng hợp lý, để không ảnh hưởng đến hoạt động cùa các Công trình trên
đồng thời phải đủ điều kiện để tổ chức thi công công trình đảm bảo chất lượng và tiến độ thi
công.
- Nhà điều hành và kho chứa dụng cụ cầm tay được bố trí trong công trường tại vị trí
thuận lợi, không ảnh hưởng đến công việc thi công của các nhà thầu khác và được sự chấp
thuận của Chủ đầu tư.
2. Điện phục vụ thi công:
- Sử dụng nguồn điện mà chủ đầu tư đang sử dụng tại công trường, được nối bằng dây
dẫn đảm bảo chất lượng và an toàn khi thi công.
- Nhà thầu sẽ bố trí điện chiếu sáng xung quanh khu vực thi công, bố trí hệ thống điện
phục vụ thi công lưu động trên công trường (nếu cần).


3. Nước phục vụ thi công:
- Lắp đặt, kết nối với hệ thống nước đang sử dụng tại công trường.
III. Biện pháp đảm bảo tiến độ thi công.
1.Tiến độ:
- Dựa theo tiến dộ đã lập dược duyệt chính thức chúng tôi sẽ bố trí nhân lực, vật tư, máy
móc phục vụ thi công đảm bảo tiến dộ đúng thời gian quy định. Công ty chúng tôi sẽ tận
dụng tối đa việc cơ giới hoá, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào thực tế sản xuất, nhằm
đấy nhanh tiến độ thi công công trình nhằm đạt mục tiêu đề ra là hoàn thành công trình dạt
tiêu chuẩn kỹ thuật, mỹ thuật, chất lượng cao, giá thành hạ.
- Các công việc được thi công xen kẽ giúp cho việc đẩy nhanh tiến độ, việc bố trí hợp lý
dây chuyền sản xuất sẽ giảm thời gian chờ đợi thi công. Chúng tôi rất chú ý đến vấn đề
cung cấp vật tư hợp lý, các thiết bị hiện đại, đội ngũ công nhân lành nghề đảm bảo thi công
đúng quy định, quy phạm, tổ chức các tổ sản xuất thì công hợp lý, không chồng chéo và
đảm bảo chất lượng của phần việc đã hoàn thành để tiến hành công việc một cách nhanh
chóng mà vẫn đạt chất lượng cao. Ngoài ra chúng tôi còn đẩy nhanh tiến độ thi công bằng
việc phát động thi đua, khen thưởng kịp thời, vận động tăng ca, tăng giờ để đảm bào hoàn

thành tiến độ.
2. Một số giải pháp đẩy nhanh tiến độ thi công
- Nhà thầu sẽ đầu tư và đảp ứng đầy đủ vật , thiết bị trong quá trình thi công.
- Huy động tối đa thiết bị thi công cụ thể : Mảy hàn điện và các thiết bị liên quan như
cẩu chuyên dụng, cẩu tự hành, ô tô chở kểt cắu dáp ứng kịp thời không bị gián đoạn.
- Những công việc thi công bằng thủ công sẽ tổ chức liên tục 2 call ngày. Lợi dụng
thuận lợi về giao thông, dịa hình aẻ thi công. Cụ thể là công tác tập kết các vật tự kết cấu
nhỏ lẻ từ vị trí kho vào vị trí lắp dặt, sơn sửa căn chỉnh có thể thực hiện liên tục trong 2
ca/ngày.
- Có biện pháp che chắn cụ thể khi trời mưa đối với các vật liệu không chịu nước. (như
mải che tạm bằng bạt dứa. . .)
- Phát động thi đua, khuyến khích bằng cách thưởng tiến dộ cho CBCNV
IV. Biện pháp thi công chi tiết tại công trình.
1. Biện pháp lắp đặt định vị Bulông chân cột ( Bulong Móng).


Công tác lắp đặt định vị bu lông móng cho chân cột được kết hợp và tiến hành làm đồng
thời với đơn vị xây dựng để đảm bào được độ chính xảo cao nhất.
Khi thi công dùng máy toàn dạo bắn tọa độ, căn chỉnh trực tiếp trên dưỡng gá bu lông
chân cột đảm bảo thẳng đứng và độ chính xác của bulong. Nhưng vẫn phải đồng thời dùng
thước mét đo kiểm tra khoảng cách bước gian của các tâm bu lông neo theo thiết kế.
Dùng máy thủy bình để kiểm tra lại cao độ đầu bulong đảm bảo yêu cầu thiết kế. Sau đó
hàn định vị chắc chắn với cốt thép cột, trước khi đỗ bê tông.
Khi lắp đặt xong bulong phần ren bulong dược quấn kín bảo vệ trước khi nhà thẳu xây
dựng đổ bê tông.
2. Trình tự lắp đặt bu lông móng như sau:
- Sử dụng máy toàn đạc bình sai xác dịnh tọa dộ tim trục tim hô móng, đồng thời xác
định vị trí bu lông móng.
- Sử dụng máy thủy bình xác định cao độ bulong móng
- Sử dụng dưỡng đã có sẵn định vị vị trí từng con bulong với thép chủ trong dầm cột.

- Bu lông móng phải được đặt vuông góc với mặt phẳng chịu lực thiết kế lý thuyết
- Cố định các con bulong bằng phương pháp hàn sử dụng các đai bulong bằng thép
định vị với nhau.
- Sau khi cố định chẳc chắn dưỡng gá bulong được tháo ra và tiếp tục cho các cụm
bulong còn lại.
- Sau khi định vị cố định vị trí các cụm bulong được bảo vệ phần ren trong quá trình đổ
bê tông bằng cách quấn băng dính, ny lông hoặc vỏ bao…..
- Trình tự xiết bulong
Hình ảnh thi công gá bulong và xiết bu lông
a. Kiểm tra nghiệm thu công tác lắp đặt bulông móng
Lập bảng kiểm tra, nghiệm thu mặt bằng tim, cốt bulong móng đã lắp dựng, sai số được cho
phép trong bảng như sau:
Sai lệch vị trí so với quy định
Sai lệch từ tim đến tim trong một cụm bu long

Sai số cho phép
<= 3mm


Sai lệch từ tim đến tim trong hai cụm bu lông cạnh

<= 6mm

nhau
Tích lũy sai lệch khoảng cách từ tim một cụm bu lông <=6mm cho mỗi 30m, nhưng tổng
đến đường tim trục công trình đi qua nhiều cụm bu

không quá 25mm

lông

Sai lệch khoảng cách từ tim một cụm bu lông đến

<= 3mm

đường tim trục công trình đi qua riêng cụm bulong đó
Sai lệch cao độ giữa các đỉnh bulong neo

<= 3mm

Trước và sau khi đổ bê tông cột, tất cả buloong neo, kích thước, khoảng cách, liên kết,
cao độ, phải được kiểm tra và ký xá nhận của khách hàng và nhà thầu.
b. Kiểm tra bulông neo:
Hình ảnh ghép vào
c. Máy móc thiết bị dùng trong việc thi công bulông móng như sau:
+ Máy toàn đạc: 01 chiếc
+ Máy thủy bình: 01 chiếc
+ Máy hàn 1 pha: 02 chiếc
+ Thước mét: 20 chiếc
3. Biện pháp lắp dựng kết cấu thép:
Giải pháp lắp dựng thi công cuốn chiếu sử dụng cẩu 25T lắp dựng hoàn thiện theo khung
trục từng nhà, đến đâu xong đến đấy.
a. Máy móc thiết bị dùng trong việc thi công trực tiếp tại công trường thười điểm cao
nhất như sau:
+ Cẩu chuyên dụng tải trọng 25T: 1-3 cái tùy vào tình hình thực tế
+ Máy kính vĩ : 1 chiếc
+ Máy thủy bình: 1 chiếc
+ Súng bắn bu lông liên kết: 4 chiếc
+ Súng bắn tôn: 6- 8 chiếc
+ Clê lực : 1 chiếc



+ Máy hàn một pha: 2 chiếc
+ Ô xi+ ga + mỏ hơi, mỏ cắt: 2 bộ
+ Ngoài ra các thiết bị phục vụ lắp dựng khác như dây cứu sinh, cọc cứu sinh, lưới cứu
sinh và vật tư đảm bảo an toàn.
b. Giới thiệu sơ bộ về thông số cẩu 25T và biện pháp cẩu:
Khi sử dụng cẩu và các thiết bị nâng trên công trường để tiến hành việc lắp dựng hoặc
nâng cấu kiện , cần coi việc tuyệt đối tuân thủ những quy định an toàn như là việc tuân thủ
pháp lý và những chính sách cửa công ty.
+ Tất cả máy cẩu và các thiết bị nâng phải có giấy kiểm định an toàn hàng năm bởi cơ
quan có thẩm quyền.
+ Người vận hành phải có giấy pháp láy láy cẩu ( bằng lái cẩu)
+ Tất cả các thiết bị nâng phải được kiểm tra bởi chuyên gia an toàn CPT trước khi đưa
vào sử dụng trên công trường.
+ Người hổ trợ chằng buộc, hiệu lệnh là người có chuyên môn và năng lực.
+ Tất cả công nhân lắp ráp, hổ trợ cẩu khi làm việc trên cao phải mang trang thiết bị bảo
hộ lao động: Dây an toàn, dây cáp cứu sinh, đây đai, dây cấp phải được kiểm tra đủ điều kiện
sử dụng
+ Phải tiến hành kiểm tra trọng lượng của vật nâng trước khi tiến hành công việc nâng.
+ Tải trọng của vật nâng không được vượt quá tải trọng an toàn của thiết bị nâng.
+ Máy cẩu phải ăn khớp với khóa chốt an toàn để hạn chế thiệt hại hoặc ngăn ngừa tình
trạng vượt quá dung sai độ bền thiết kế.
+ Tất cả các thiết bị nâng và phụ kiện phải có chứng chỉ kiểm định
+ Cần phải để riêng dây kéo, và dây xích để dể dàng phân biệt loại nào có thế sử dụng
vào việc nâng hạ
+ Không sử dụng các thiết bị nâng và chằng buộc vào mục đích kéo
+ Đảm bảo rằng xung quanh khu vực cẩu đang hoạt động phải được trang bị dây cờ
cảnh báo cách ly và biển báo an toàn
+ Tuân thủ tuyệt đối từ nhân viên lắp rắp và tín hiệu của người chỉ huy
+ Không sử dụng thiết bị nâng không rõ nguồn gốc



+ Không vận hành cẩu cẩu trong điều kiện không ổn định
+ Không nâng vật nâng , tải trọng qua đầu người khác
+ Không rời cabin đang vận hành cẩu
+ Không được phép sử dụng thiệt bị nâng tự chế
+ Đảm bảo máy cẩu trong tình trạng không tải trước khi tắt máy
+ Hiểu rõ các phương pháp nâng
+ Nâng tải trọng/ vật nâng lên cao và giữ lại, dừng lại ngay nếu phát hiện ra các điều
kiện không an toàn.
Hình ảnh khái quát cẩu 25 t
c. Chuẩn bị mặt bằng - Giao nhận vật tư kết cấu thép
- Dùng may thuỷ bình để kiểm tra lại cốt của từng mặt bu lông, dùng dây tim, thước m
để tra lại tim móng theo 2 phương ( phương dọc nhà và phương vuông góc nhỏ ).
-Tất cả dung sai về tim và cốt của từng móng được ghi vào bản vẽ mặt bằng móng để
kỹ sư giám sát kỹ thuật có biện pháp xử lý kỹ thuật khi lắp cột.
- Làm công tác vệ sinh mặt móng. Chổ nào cao phải đục rồi mài nhẳn. Phải bôi trơn
dầu mở vào các bulong móng, vặn đều Ecu móng được dể dàng.
- Kiểm tra gia nhận thiết bị kết cấu phục vụ lắp đặt khi tập kết vào vị trí hoặc hạ hàng
từ trên xe xuống phải xếp gọn gàng và dùng gỗ kê phia dưới.
- Chuẩn bị dụng cụ đồ nghề, vật tư thi công cho mỗi công đoạn tương ứng. Tất cả các
côg việc trên tạo cho bước lắp ráp kết cấu thép của toàn công trình được chính xác và nhanh
chóng.
Hình ảnh cẩu hạ hàng

d. Quy trình kỹ thuật lẳp dựng kểt cẩu-thép
* Cơ bản quy trình lắp dựng kết cấu thép của dự án điều hành theo trình tự như sau:
Thứ 1: Lắp dựng cột, giằng cột, xà gỗ thưng (nểu có)
Thứ 2: Tổ hợp các đốt kèo tại mặt đất trong nền nhà xưởng
Thứ 3: Lắp dựng khung kèo, xà gồ mái và hoàn thiện khung kểt cấu



(Trong quá trình thi công các công đoạn các bước có thể đan xem nhau và đồng
thời cùng triển khai )
Chi tiết quá trình như sau:
Thứ 1- Lắp dựng cột, giằng cột, xà gồ thưng theo trình tự sau:
+ Kiểm tra độ chính xác bu lông móng
+ Sử dụng máy thủy bình xác định cao độ bulong móng và vặn ecu căn chỉnh
bên dưới đảm bảo đúng cao độ bích chân cột.
+ Vệ sinh sơn dặm cấu kiện trước khi lắp đặt
+ Dùng cẩu 25T đưa các cột về vị trí cần lắp và tiến hàng dựng cột và giằng đầu
cột
+ Sau khi cột đã được căn chỉnh và xiết bu lông trên của chân cột mới tiến hành
rút cẩu
+ Các cột sẽ được lắp nối tiếp nhau và liên tục theo hướng thi công
+ Đồng thời trong quá trình lắp cột các giằng đầu cột sẽ được đưa lên lắp đặt
đảm bảo độ ổn định và giằng an toàn cho các cột đã lắp.
+ Sau khi lắp hệ xà gồ thưng sẽ lắp đặt bằng phương pháp kéo thủ công theo
từng trục cột, giằng lắp đến đâu xà gồ kéo lắp đến đó.
+ Cuối cùng là công tác kiểm tra nghiệm thu độ thẳng đứng, độ vuông góc và
cao độ toàn bộ hệ cột bằng dọi từ, máy kinh vĩ….
Hình ảnh thi công cột
Thứ 2: Tổ hợp đốt kèo tại mặt đất trong nền nhà xưởng trình tự như sau:
+ Kiềm tra độ chính xảo và vị trí lắp các đoạn kèo cần tổ hợp dư từng vị trí cần
phải lắp.
+ Dùng cẩu 25 tấn tổ hợp cảc đốt kèo lại với nhau. Kiểm tra bằng cà lê lực.
+ Lắp chống lật xà gồ vào vị trí.
+ Lắp cọc cứu sinh và dây cứu sinh lên vì kèo đã tổ hợp đây
+ Vệ sinh sơn dặm trước khi lên kèo
+ Kiếm tra, nghiệm thu sau khi tổ hợp kèo: + Kiểm tra dộ thẳng và vuông của vì

kèo


Hình ảnh thi công tổ hợp kèo và lắp dựng kèo kiểm tra Cle lực
Thứ 3: Lắp dựng khung kèo, xà gồ mải và hoàn thiện khung kểt cấu trình tự như sau:
+ Dùng cấu 25 tấn cấu đưa cảc khung kèo đã tổ hợp vào vị trí liên kết với cột.
người công nhân sẽ dùng thang dây leo lên vị trí liên kết và đứng trên xà gồ thưng móc
dây an toàn để lắp đặt
+ Sau khi liên kết các vị trí cột + kèo người công nhân leo lến trên kèo móc dây
an toàn vào dây cứu sinh đã lắp đặt sẵn và tiến hành kéo lắp xà gồ liên kểt mái.
+ Xà gồ liên kết mái lắp đặt được 40% thì tiến hành rút cấu chuyến sang lắp đặt
các kèo tiếp theo
+ Khi kết thúc ca làm việc các xà gồ liên kết mái phải được lắp đặt tối thiểu 80%
số lượng tại các gian đã lên vì kèo
+ Khi xà gổ các gian đã lắp đặt 100% và giằng mái được lắp đặt vào cảc gian có
giằng thì tiến hành lắp đặt và treo lưới an toàn chống vật rơi
+ Các gian đã được căng lưới an toàn sẽ tiến hành lắp đặt ty giằng xà gồ hoàn
thiện cuối cùng là công tác kiểm tra nghiệm thu lắp đặt hoàn thỉện khung kết cấu. Kiểm
tra độ chính xác cảc khung kết cấu, độ vuông góc, độ lệch, độ thẳng hàng ….
(Có bản vẽ quy trình lắp dựng kèm theo)
Hình ảnh lắp dựng giằng mái, xà gồ mái
4. Biện pháp thi công tôn lợp:
Chuẩn bị đia điểm cán tôn: (nếu cần cán tại công trường)
+ Khu vực làm việc cho máy cán tôn phải được san bằng, dầm chặt
+ Sử dụng ruy băng để khoanh vùng khu vực an toàn
+ Bố trí băng tải theo hướng dễ dàng tiếp cận mái của toàn nhà
+ Sử dụng giá đỡ bằng gỗ tại khu vực làm việc nơi đặt tấm lợp hoàn thiện
+ Đảm bảo đầy đủ nhân lực để xử lý đúng cách các tấm lợp

+ Chuẩn bị đầy đủ vật liệu ( mặt bằnng máy cán tôn có sơ đô và vị trí kèm theo)

Cấm vận hành:


+ Hoạt động cuộn cán bị cẩm trong các trường hợp sau:
+ Thời gian khi nhiệt độ môi trường xung quanh dưới 10°C .
+ Khi có khả năng mưa trong khi tiến hành cuộn cán.
+ Khi phát hiện có bụi, cát và các vật lạ trên bề mặt tấm.
+ Trong khi trời mưa.
Kiểm tra quá trình:
+ Kiểm tra kích thước của cuộn đầu tiên Xác minh kích thước thực, chiều cao,
chiều dài
+ Kiểm tra bề mặt của con lăn dế đảm bào không bị trầy xước khi cuộn cán
Hình ảnh minh họa vận hành máy
Bước 1: Lắp tấm mái ( nâng và lắp dựng tấm mái)
Nâng tấm mái:
+ Di chuyển tấm mái ra vị trí đã thiết lập, sử dụng dụng dây để cố định tấm
+ nâng tấm mái bằng cẩu, sử dụng hệ đở phụ để không hỏng tấm khi nâng hạ
+ Có công nhân sẵn sàng để tiếp nhận hàng hóa trên mái
Di chuyển tấm mái:
+ Sử dụng xe gòng để di chuyển tấm mái tới vị trí lắp
Lắp dựng tấm cách nhiệt và tấm mái
+ Dải tấm cách nhiệt và cố định tại các vị trí xà gồ, sau đó đặt tấm lợp mái lên
cố định bằng đai kẹp tôn.
Hình ảnh tập kết tôn lợp tôn……………
Phần IV: AN TOÀN LAO ĐỘNG, PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ VÀ VỆ SINH
MÔI TRƯỜNG.
Cơ cấu quản lý an toàn lao động trong công trường được chúng tôi bố trí như sau:

KỸ SƯ CHUYÊN TRÁCH ATLĐ
THUỘC BAN CHỈ HUY CÔNG TRƯỜNG



CÁN BỘ ATLĐ

CÁN BỘ ATLĐ

CẤP TỔ ĐỘI

CẤP TỔ ĐỘI

CÁN BỘ ATLĐ
CẤP TỔ ĐỘI

I. QUY ĐỊNH VỀ TRANG THIẾT BỊ BẢO HỘ LAO ĐỘNG
1. Các trang thiết bị bảo hộ lao động tối thiểu được yêu cầu cho tất cả công việc như
sau:
+ Mũ cứng an toàn.
+ Giày đế mềm đối với công nhân làm việc trên cao hoặc trên các kết cấu. Giày an toàn
đối với công nhân làm việc trên mặt đất.
+ Đồng phục của CPT có vạch phán quang.
2. Các trang thiết bị báo hộ lao động cụ thể được yêu cầu cho từng công việc như sau:
+ Đeo dây an toàn (cho tất cả công nhân làm việc trên cao và phải móc vào cáp cứu sinh
trong suôt thời gian).
+ Găng tay an toàn khi mang thép.
+ Mặt nạ bảo vệ (khi hàn, cắt ...).
3.Yêu cầu thêm
+Thẻ cho phép làm việc được đeo bởi tẩt cả mọi người làm việc tại công trường. Thẻ
khách cho khách thăm quan
II. AN TOÀN TRONG THI CÔNG:
+ Khu vực thi công phải được che chắn, gắn biến báo hiệu.

+ Tuyệt đối phải mang thỉết bị bảo hộ lao động trong quá trình thi công.
+ Tuyệt đối tuân thủ nội quy an toàn liên quan đến chủ trương của nhà thầu đưa ra.
+ Các tổ trưởng, ban an toàn phải kiểm tra thường xuyên công tác an toàn lao động.
không được đồng thời làm việc ở hai vị trí cao độ khác nhau trong khi cẩu, dựng kèo.
+ Kiểm tra thật kỹ các thiết bị điện, thiết bị an toàn trước khi thi công.
+ Có kế hoạch lắp dựng giàn giáo phù hợp.
+ Công nhân được bố trí công việc đúng theo tay nghề của mình.
-

Biện pháp tổng thể đảm bảo an toàn khi lắp dựng trên cao là sử dựng dây cứu sinh:
Dây cứu sinh được nối vào cọc cứu sinh, cọc cứu sinh thì được bắt vào các cánh
kèo.

+ Dây cáp cứu sinh được sử dụng để đảm báo các điểm treo móc an toàn cho dây đeo an
toàn khi công nhân làm việc trên cao.


+ Dây cáp cửu sinh phăí được lẳp đặt và tháo dỡ bới ngưởi có kinh nghiệm chuyên
môn.
Yêu cầu tối thiểu:
+ Cáp cứu sinh phải được treo móc vào cột bằng vòng móc
+ Sử dụng 2 khoá cáp ở môi đỉếm nối sử dụng tăng đơ với hai đầu kín
+ Khoảng cách các cột tối đa là 20m đường kính dăy cáp thép tối thiếu 6mm.
+Sức căng: độ võng 1% đến 3% khoảng cách giữa hai cột
+ Hệ thổng lưới cứu sinh:]ướì cứu sinh được dùng dây buộc trực tiêp lên kèo với bước
bằng bước xà gồ mái, đảm bảo tải tối thiểu 60kg.
+ Lưới an toàn được vận dụng để đảm bảo phòng tránh tai nạn cho các công nhân làm
việc trên cao.
+ Lưới phải được lắp đặt bởi những người có kinh nghiệm chuyên môn.
+ Lưới an toàn phải được buộc vào công trình cố định bởi dây cáp thích hợp.

a) Thiết lập sơ đồ tổ chức hệ thống kiểm tra công tác an toàn lao động
CÁN BỘ PHỤ TRÁCH AN TOÀN LAO ĐỘNG
THUỘC PHÒNG AN TOÀN

CÁN BỘ CÔNG TRƯỜNG KIÊM PHỤ TRÁCH
ATLĐ THUỘC BAN CHUYÊN TRÁCH CÔNG TRƯỜNG
+ Cán bộ phụ trách an toàn là kỹ sư, hoặc kỹ thuật viên chỉ đạo thi công.
b) An toàn cho công nhân thi công
1./ Cán bộ, công nhân viên chức làm việc trong khu vực thi công đều được đảo tạo cơ
bản về an toàn lao động và kiếm tra về trình độ, ý thức giữ gìn an toàn lao động cho mình và
cho xung quanh.
2./ Máy móc phương tiện, thiết bị thi công đưa vào sử dụng đều phải kiểm tra đảm bảo
an toàn thiết bị.
3./ Cán bộ công nhân viên được kiểm tra sức khoẻ tay nghề, dễ phân công nhiệm vụ phù
hợp với từng loại công việc. Những người chưa qua đào tạo sẽ không được vận hành các máy
móc thiết bị yêu cầu trinh độ chuyên môn.


4./ Trước khi thi công cảc bộ phận công việc, phải cho công nhân học tập về thao tảc an
toàn dối với công việc đó. , _
5./ Tổ chức an toàn cho từng công tác, bộ phận và phổ biến an toàn cho cảc công tảc đó
theo qui định về an toàn lao động của Nhà nước:
* An toàn trong di chuyển, đi iại, vận chuyển vật tư thiết bị.
* An toàn vận chuyển lên cao.
* An toàn thì công trên cao, thì công lắp ghép, và thi công nhiều tầng nhiều lớp với các
công việc cụ thể.
* An toàn điện máy..
6./ Tất cả Công nhân khi vào tham gia thi công trên công trường bắt buộc phâi mang
đầy đủ trang bị bảo hộ theo dúng chuyên nghiệp thợ đã được cấp phát.
7./ Những người bị bệnh tim, huyết áp cao không được bố trí làm việc ở trên cao.

8./ Công nhân làm việc trên cao phải đeo đây an toàn, đội mũ bảo hộ lao động, không
được dùng loại dép không có quai hậu, để trơn. Không được chạy nhày cười đùa. Không ngồi
trên thành lan can, không leo ra bên ngoài lan can.
9./ Khi có mưa tơ gió lớn hơn clip 6. sương mù dày đặc thì ngừng không làm việc trên
c. An toàn cho máy móc.
1./ Trước khi tiến hành thi công phải kiểm tra lại toàn bộ hệ thống an toàn của xe, máy,
thiết bị và trang bi phòng hộ lao động, đàm bào an toàn mới tổ chức thi công. Khi thi công về
ban dêm phài đâm bào đủ ánh sáng.
2./ Đối với công nhân tham gia thi công không chuyên về điện phải được phổ biến để có
một số hiểu biến toàn về điện.
3./ Nơi có biển báo nguy hiếm nếu có việc cần phải tuân theo sự hướng dẫn của nguời
có trách nhiệm
4./ Thơ vận hành máy thi công dùng điện tại công trường phải được đào tạo và có
chứng chỉ đã được kiễm tra. Không mắc cảc bệnh tim, phổi, thần kinh, tai, mắt.
5./ Trong qúa trình thi công trình người sử dụng các loại máy móc cần được phổ biến
đẩy đủ các quy định về an toàn theo luật hiện hành.


6./ Xe máy thiểt bị đều phải có đủ hồ sơ kỹ thuật trong đó nêu rõ các thông số kỹ thuật,
hướng dẫn lắp đặt, vận chuyển, bảo quản, sử dụng và sửa chữa. Có số theo dõi tình trạng, số
giao ca.
7./ Niêm yết tại vị trí thiết bị bằng nội quy sử dụng thiểt bị đó. Băng nội dung kẻ to, rõ
ràng
8/ Những xe máy có dẫn điện động phải được:
+ Bọc cảch diện hoặc che kin phần mang điện.
+ Nối đất bảo vệ phần kim loại không mang điện của xe máy.
9./ Kiểm tra thiết bị xe mảy và dây cáp buộc vật cẩu trước khi thi công. Có rào chắn tạm
không cho người không có nhiệm vụ vào khu vực đang cẩu lắp. Khi cẩu lắp phải tuân theo
hiệu lệnh của người chỉ huy(hiệu lệnh bằng còi, cờ hiệu, bộ đàm...). Thợ lắpp ráp cũng như
công nhân bên sản xuất không được đứng dưới cẩu, dưới vật cẩu khi máy đang cẩu lắp.

10./ Tất cả các trang thiết bị xe máy, dụng cụ máy cầm tay trước khi đưa vào làm việc
hay sử dụng đều phài kiếm tra tĩnh. Nếu đảm bảo An toàn mới được dùng thì công.
d) An toàn ngoài công trường.
- Toàn bộ khu xây dựng được bố trí hệ thống kho tàng vật tư, thìểt bị ngăn cách bằng
hàng rào tạm được bố trí hệ thống điện chiếu sáng ban đêm và bảo vệ gác 24/24.
- Ngoài ra chúng tôi còn kết hợp chặt chẽ với các cơ quan địa phương trên đi bàn(Cảnh
sát, Công an phường) để duy trì trật tư cho công trường và gìải quyết mọi vướng mắc xảy ra
khi cần thiết.
- Công nhân, cán bộ trong công trường phải được mặc đồng phục có biển hiện của Công
ty, có thẻ dán và ghi tên cụ thể.
e) An toàn chúy, nổ: (TCVN 3254- 89 , 3255- 86).
- Với phương châm phòng hơn chống chúng tôi chú ý biện pháp giáo dục phòng ngừa
bằng mọi cách tuyên truyền phổ biến, kiểm tra đôn đốc thường xuyên và có các hình thức
xử lý, kỷ luật thích đáng cụ thể như:
+ Cấm không sử dung hoặc gây phát lửa bừa bãi trên công trường.

+ Hàng ngày sau khi hết giờ làm việc phải kiếm tra cắt điện các khu vực không cần thiết


+ Không sử dụng điện tuỳ tiện câu móc bừa bãi, đun nấu trên công trường, dùng điện
không có phích và ổ cắm.
+ Không để chất dễ cháy gần cảc khu vực có dây điện bảng diện.
+ Xẳp xếp vật tư gọn gàng khoa học từng loại.
+ Không để các chướng ngaị vật trên các đường đi chính đã được thiết kế yêu cầu cho
phòng hoả.
+ Xe máy ra vào cổng và đề lại trên công trường phài xếp gọn tắt khoá điện và quay dầu
ra ngoài.
+ Các phương tiện phòng cháy chữa cháy phải aẻ ở nơi dễ thấy, có dù bình bọt và máy
bơm, bể nước cứu hoả dự phòng.
+ Lập hệ thống biển cấm, biển báo, có phương án và thực tập kiềm tra ứng cứu khi có

sự cố.
+ Quản lý chặt chẽ vật liệu dễ cháy nổ. Không cho bất kỳ ai tự ý mang vật lỉệu dễ cháy
nổ vào khu vực thi công.
+ Thường xuyên kiếm tra đường điện, cần dao điện, các thiết bị dùng điện và phố biển
cho công nhân có ý thức trong công việc dùng điện, dùng lửa để phòng cháy. Có bể nước, bình
bọt và máy bơm nước đề phòng dập lửa khi có hòa hoạn xày ra.
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định, biện pháp thi công hàn hơi và cẳt hơi v.v...
+ Đường ra vào và mặt bằng trong khu vực phải thông thoáng, không có vật cản trở
đảm bảo xe cứu hỏa của khu vực vào thuận lợi khi có hỏa hoạn xẩy ra.
f) An toàn cho đối tượng thứ 3.
- Các cổng ra vào công trường phải đặt biến báo, bằng nội quy nêu các quy định về An
toàn chung của công trường, bố trí các đèn bảo vệ tại cổng và các góc khu vực thi công(nếu
cần).
- Nghiêm cấm đùa ném các vật nặng từ trên tầng thi công xuống. Khi di chuyển thiết bị,
cẩu nhấc di chuyển kết cấu tránh ảnh hưởng dến người khác.
g) An toàn điện:

Những người làm việc với thiết bị điện phải có chứng chỉ thích hợp
+ Các thiết bị điện phải được kiếm tra hàng ngày và được đính thẻ an toàn.


+ Các thiết bị đỉện hóng phăi đuợc sửa chữa hoặc di dời khói khu vực làm việc. Không
ai ngoài thợ điện có chứng chỉ hoặc được ủy quyền mới được sửa chữa thiết bị điện. Khi kết
nối hoặc ngắt kết nối các dụng cụ từ nguồn điện phải đảm bảo công tắc của nguồn điện đang
ởvị trí "Tắt" “ OFF " ,
+ Thiết bị chống dòng rò RCD/ELCB phải được lắp đặt cho tất cả dây và dụng cụ
điện.
h) An toàn hàn cắt:
- Chỉ có những công nhân đã qua huấn luyên kỹ thuật an toàn về công tác hàn cẳt và đã
có chứng chỉ mới được tiến hành công việc hàn cẳt tại công trường. Mang trang thiết bị bảo hộ

lao động phù hợp trong suốt quá trình hàn cắt như: Kính hàn. Giày da, găng tay da và mũ cứng
an toàn.
- Khi hàn cắt hơi thợ hàn phải luôn để sẵn bình cứu hỏa cạnh gần khu vưc hàn đế phỏng
tránh hỏa hoạn.
-Trước khi thực hiên các công việc hàn cắt phải kiểm tra và cấp giấy phép và được sự
cho phép cúa phụ trách công trường.
i) Bình khí Ga và bình khí nén:
Trong trường họp khí ga được sử dụng tại công trường cho vỉệc hàn cắt như là một phẫn
công việc sửa chữa. Việc sử dụng khí ga phải tuân thủ những yêu cầu sau:
- Khi không sử dụng, bình ga sẽ được chi chuyển khỏi nơi làm việc và lưu giữ vào
-đúng vị trí kho như đã quy định
- Bình ga sẽ luôn được giữ ở vị trí thắng đứng và buộc chặt với vật liệu không dễ cháy.
…Bình khí ga phải di chuyến khỏi khu vực làm việc khi đã dùng hết khí.
- Bình ga phải được khóa lại khi không sử dụng.
- Bình khí không được đặt gần những vị trí mà làm cản trở lối đi lại …Bình khí được
cất giữ cách xa các thiết bị điện.
- Khi di chuyến bình ga phải đảm bảo bình khí ga được giữ luôn thẳng đứng hoặc được
vào giá đỡ di chuyền đã được phê duyệt.
- Bình khí ga không được vận chuyến bên trong cabin của xe tài.
- Giữ việc lắp ráp bình ga không có giàu, mỡ hoặc các chất gây ô nhiễm khác;
- Chỉ có những người có chuyên môn được phép sử dụng bình khí ga


- Luôn giữ bình cứu hỏa bên cạnh bình khí gas trong quá trình vận hành bình khí gas
Phần V : BIỆN PHÁP QUẢN LÝ VÀ ĐẢM BẢO KỸ THUẬT, CHẤT LƯỢNG
CÔNG TRÌNH.
* Nhà thầu sẽ thực hiện quản lý chất lượng xây lắp theo diều lệ quản lý XDCB của Bộ
Xây dựng và chịu trảch nhiệm chất lượng trước Chủ đầu tư và pháp luật về chất lượng công
trình theo quyết dịnh số 18/ BXD…QĐ ngày 27/6/2003 của Bộ Xây dựng ; nghị định số
209/2004 NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ.

* Áp dụng các tiêu chuẩn sau trong công tác quản lý chất lượng:
- TCVN 5637 91: Quản lý chất lượng xây lắp.
- TCVN 4091-85 : Nghiệm thu các công trình xây dựng.
* Tổ chức hệ thống cán bộ quản lý kỹ thuật và cán bộ thi công đầy đủ, liên tục trong
suốt quá trình thi công.
* Bố trí lực lượng công nhân có tay nghề cao và chuyên nghỉệp để gia công kết cấu
thép và lắp ráp kết cấu. Trong công tác gia công kểt cấu, thưc hiện khâu 3 kiểm: Công nhân
kiểm; Đội thi công kiễm; và Ban chỉ huy Công trường kiểm. Trong công tác lắp ráp tại
công trình, phải đo đạc kiểm tra dung sai trong từng bước lắp ráp. Có sổ ghi nhật ký công
trình, có biện pháp thi công lắp ráp được A duyệt, có biện pháp xử lý kỹ thuật tại hiện trường
dược bên A chấp nhận.
* Thi công đúng bản vẽ thiết kế, đúng biện pháp thi công đã được duyệt, khi gặp vướng
mắc báo Chủ đầu tư biết để giải quyết kịp thời.
* Chịu sự giám sát và kiểm tra chất lượng của chủ đầu tư, cơ quan thiết kế và cơ quan
giám định chất lượng về chất lượng công trình.
* Lập sổ nhật ký công trình, ghi chép nhật ký công trình đầy đủ theo mẫu của TCVN5637-91
I. Công tác hệ thống quản lý chất lượng:
Doanh nghiệp chúng tôi đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng xây dựng. Việc kiểm
tra chất lượng là một công việc quan trọng nhất trong kế hoạch chất lượng của Nhà thầu nhằm
thực hiện các cam kết trong hợp đồng giao nhận giữa chủ công trình và Nhà thầu. Việc kiểm
tra chất lượng là trách nhiệm của nhà thầu. Nhà cung ứng vật tư và trang thiết bị nhằm cung
cấp cho Chủ đầu tư một sản phẩm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra mà đầu tiên phải là chất lượng.


Yêu cầu đốii với chương trình kiểm tra chất lượng phải được nêu cụ thể trong các tài liệu của
hợp đồng. Để có hiệu quả công việc kiêm tra chất lượng phải thường xuyên Và Chủ động
không gián đoạn và bị động. Chủ công trình cẩn được đảm bảo rằng chương trinhf kiểm tra
chất lượng của Nhà thầu là toàn diện và được thực hiện liên tục. Nếu chương trình kiềm tra
chất lượng của Nhà thầu chỉ là đối phó trước chương trình bảo đảm chất lượng của Chủ dẩn tư
chấp nhận nghiệm thu thì đó là không đúng và không được phép. Nhà thầu đã thỏa thuận là

tạo ra một sản phẩm cuối cùng phù hợp với mọi yêu cầu của các văn bản hợp đồng. Đó là trách
nhiệm và nghĩa vụ riêng của mỗi Nhà thầu.
Các đơn vị thi công phải thiết lập chế độ trách nhiệm mé hỉện trong hệ thống quản lý
chất lượng. Hệ thống quản lý chẩt lượng không chỉ nhằm kiểm soát chẩt lượng nguyên vật liệu
dẫn vào, kiểm soát dây chuyển sản xuất, kiểm sóat thao tác, kiểm tra các bước công việc mà
phài gồm chế dộ lấy mẫu kiểm nghiệm. Công việc kiểm nghiệm các loại vật liệu chủ yếu, các
bán thành phẩm, thành phẩm, cấu kiện xây dựng, dụng cụ và thiết bị lắp đặt vào công trình,
việc nhận xét về sự phù hợp với các tiêu chuẩn kỹ thuật để thực hiện các công việc tiếp theo là
hoạt dộng kiểm định của Nhà thầu.
* Chúng tôi lập thành mô hinh quản lý chất lượng từ trên Doanh nghiệp xuống các bộ
phận thi công tuần tự như sau:
Có cán bộ chuyên theo dõi về chất lượng công trình và thông báo cho lãnh dạo Doanh
nghiệp qua những cuộc họp.
Tại công trình có các Kỹ sư kiểm tra chất lượng toàn bộ các hạng mục của công trình
đang tham gia lắp dựng.
Tại từng tổ: Tổ trưởng chịu trách nhỉệm trực tiểp công việc của tổ mình làm trước kỹ
sư kỉểm tra chất lượng.
Người công nhân chịu trách nhiệm về chất lượng trước sản phẫm mình làm. Doanh
nghiệp có chế độ thưởng, phạt về chất lượng tới từng công nhân.
Quản lý chất lượng là quá trình thỉết lập, bảo quản và duy trì mức độ cần thiết trong gia
công, lắp dựng, thì công đưa vào sử dụng. Quá trình này chúng tôi thực hiện bằng cách kiểm
tra, thanh tra giám sát thi công theo đúng bản vẽ, thực hiện đúng các quy dịnh, tiêu chuẩn,
thông số và các tác dộng có ảnh hưởng tới chất lượng, tiến hành nghiệm thu đầu vào, từng
phần từng công đoạn cho công việc cụ thể.
Hệ thống quản lý tài liệu và cảc thông số kỹ thuật thiết kế, các chi tiêu kỹ thuật được sử
dụng và đưa vào công trình, kiểm tra định kỳ công tác kỹ thuật xây lắp, thanh tra kỹ thuật, An
toàn lao động. Quá trình kiểm tra, giám sát có sự tham gia của bản thân người lao động, kỹ


thuật hiện trường, chủ nhiệm công trình, cán bộ giám sát chất lượng của Doanh nghiệp nhằm

ngăn ngừa và loại trừ hư hỏng, phế phẩm và sự cố đối với Công trình trong mọi chi tiết mọi
công đoạn.
Chúng tôi đưa vào công trình những kỹ sư giỏi, có kinh nghiệm thi công và giám sát.
đội gũ công nhân lành nghề đã thi công nhiều công trình công việc đạt chẩt lượng cao.
II. Công tác quản lý về con người.
Ban hành qui định về chất lượng trong quá trình thi công trong công trình và phố biển
kỹ lưõng đến từng người thợ.
Sử dụng đội ngũ thợ có tay nghề cao, các cán bộ kỹ thuật có nhiếu kinh nghiệm trong
thi công
Công nhân trực tiếp đều là lực lượng thợ lành nghề đã được thử thách qua nhiều công
ưình nhà cao tầng, có sức khoẻ, ý thức kỷ luật tốt. Lưc lượng thi công được tổ chức thành các
tổ đội có tính chuyên môn hoá cao để phát huy tối đa năng suất và chất lượng sản phẩm. Thực
hiện chế độ thưởng phạt nghiêm minh để đảm bảo yêu cầu kỹ thuật và kích thích sản xuất, tăng
năng suất lao động.
Bố trí đầy đủ lực lượng cán bộ kỹ thuật là các kỹ sư xây dựng, kỹ sư cơ khí, kỹ sơ điện,
và các kỹ sư thiết bị chuyên ngành có đủ kinh nghiệm, sức khoẻ và nhiệt tình công tác để chỉ
huy giám sát thi công.
Nâng cao về mặt trách nhiệm pháp lý cũng như kinh tế của các cán bộ kỹ thuật làm
công tác KCS. Đồng thời đầu tư cho tổ KCS các thiết bị kiểm tra chất lượng.
III. Công tác nghiệm thu
* Nhà thầu tham gia cùng Chủ đầu tư và các tổ chức chức năng khác trong công tác
nghiệm thu theo quyết định sô 18/ BXDQĐ ngày 27/6/2003 của Bộ Xây dựng và chịu trách
nhiệm chất lượng trước Chủ đầu tư và pháp luật vê chất lượng công trình.
Thực hiện đầy đủ công tác thí nghiệm vật liệu xây lắp nói chung, phải lập đủ hồ sơ thí
nghiệm, vật liệu phải có nguôn gôc xuất sứ.
Cụ thể phải thực hiên một số điểm sau:
* Công tác nghiệm thu kết cấu thép được tiến hành ngay sau khi kiểm tra các quá trình
gia công tổ hợp và lắp ráp kết cấu ở các giai đoạn:
+ Gia công chi tiết kết cấu.
+ Hàn và lắp bu lông.



+ Đánh gỉ bề mặt kết cấu để sơn.
+ Sơn lót và sơn phủ.
+ Tô hợp đồng bộ và lắp đặt kết cấu tại công trường
Dung sai chế tạo và lắp ráp để căn cứ nghiệm thu lấy theo TCXD 170 -89
* Hồ sơ nghiệm thu kết cấu thép gồm có:
+ Bản vẽ kết cấu và bản vẽ kết cấu chi tiết hoàn công.
+ Văn bản thay đổi thiết kê khi gia công và lắp ráp
+ Các chứng chỉ về vật liệu thép, về vật liệu hàn. sơn.
+ Văn bản đánh gỉ trước khi hàn.
+ Văn bản kiềm tra kêt quả chất lượng môi hàn.
+ Văn bản hoàn công (sai lệch kích thước, độ cong, vênh, độ võng).
+ Văn bản kiềm tra chất lượng sơn.
Chúng tôi cam kết sẽ thực hiện đúng các biện pháp như đã nêu trên để đề Công trình
đảm bảo tiển độ đã đề ra, đạt chất lượng cao nhất về kỹ thuật cũng như mỹ thuật.
Ngoài ra nhà thầu chúng tôi tổ chức mua bảo hiểm cho vật tư thiết bị, nhà xưởng phục
vụ thi Công. Bảo hiểm tai nạn con người theo như quy định tại khoản 3 điêu 55 quy chế quản
lý đầu tư XD sô 52/CP và thông tư sô 137/TT-BTC ngày 19/11/1999 của Bộ tài chính hương
dẩn bảo hiểm công trình.
Trong quá trình thi công, chúng tôi tiến hành các biện pháp hợp lý, tránh làm hư hỏng
các công trình xung quanh như : Công trình kiến trúc văn hoá, hệ thống thuỷ lợi, mạng lưới
đường dây điện thông tin liên lạc, đường xá, cầu cống, nhà cửa, tài sản của nhân dân; Trong
trường hợp bât khả khảng Nhà thầu sẽ báo cáo Chủ đầu tư có biện pháp kịp thời để khăc phục
PhầnVI - KẾT LUẬN.
Trên đây là biện pháp thi công chủ yếu của chúng tôi nhằm thi công công trình với chất
lượng tốt nhất, tiến đô nhanh nhất, chúng tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm trong thi công lắp
dựng nhà thép tiền chế.
Ngoài việc tuân theo quy phạm của Nhà nước, chúng tôi chấp nhận toàn bộ điều kiện
kỹ thuật như đã nêu trong hồ sơ thiêt kế.



CÔNG TY CỔ PHẦN
CƠ KHÍ XÂY DỰNG CPT VIỆT NAM



×