Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

các loại hình vận động trị liệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (32.59 KB, 3 trang )

các loại hình vận động trị liệu
Trả lời
1. Tập vận động thụ động
- Là động tác tập được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc dụng cụ, không có sự co sơ chủ động
của bệnh nhân ở phần liên hệ
- Mục đích:
+ Ngăn ngừa co rút.
+ Ngăn ngừa tạo kết dính, teo cơ cứng khớp.
+ Tăng cảm giác cảm thụ bản thể.
+ Duy trì độ dài bình thường của cơ
+ Kích thích các phản xạ gấp duỗi
+ Chuẩn bị cho tập chủ động
2. Tập chủ động có trợ giúp
- Là động tác tập do người bệnh tự co cơ nhưng có sự trợ giúp của kỹ thuật viên hay dụng
cụ cơ học. Đây là bước đầu tiên trong tái rèn luyện cơ.
- Chú ý:
+ Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh hiểu rõ về cách tập
+ Chỉ trợ giúp vừa đủ
+ Giảm trợ giúp khi lực cơ tăng dần.
3. Tập chủ động
- Là động tác tập do chính người bệnh hoàn tất không cần có sự trợ giúp của kỹ thuật viên
hay lực kháng trở
- Mục đích: cải thiện chức năng hoạt động, tăng tiến sức mạnh và cải thiện tuần hoàn,
chuyển hóa, tâm lý.
- Chú ý:
+ Giải thích và hướng dẫn cho người bệnh hiểu rõ tầm vận động
+ Động tác tập không quá khó hoặc quá dễ.
+ Phải kiểm soát khi bệnh nhân tập để tránh cử động thay thế.
4. Tập có kháng trở
- Là động tác do chính người bệnh hoàn tất cùng với sức kháng trử của kỹ thuật viên hoặc
dụng cụ.


- Mục đích: làm tăng sức mạnh cơ ở chi thể.
- Chú ý:
+ Áp dụng khi cơ đạt bậc 3,4,5
+ Quan tâm đến góc, trọng lực cơ và sức căng tương đối của cơ
+ Ở đầu và cuối tầm, lực cản được thực hiện ít nhất.
+ Khi có cử động giật tức là sức đề kháng quá lớn.
+ Lực đề kháng được đặt xa khớp cử động.
5. Tập có kháng trở tăng tiến
- Là phương pháp tâp[j tăng dần sức đề kháng cơ học của mỗi nhóm cơ.
- Mục đích: làm tăng sức mạnh, tăng bền bỉ cho cơ (thường sử dụng quả tạ có ghi trọng
lượng và tập ròng rọc).
6. Tập kéo giãn
- Là động tác tập dùng cử động cưỡng bức do kỹ thuật viên hay do dụng cụ cơ học, cũng
có thể do người bệnh vận dụng cơ đối kháng để thực hiện (kéo dãn chủ động).
- Chỉ định: tầm hoạt động của khớp bị giới hạn do mất đàn hồi của mô mềm.


-

Chống chỉ định: không kéo giãn khớp khi giới hạn tầm hoạt động của khớp, bị di lệch
trục của xương, khi khớp đau cấp.


-

Chú ý:
+ Liệu trình phải bền bỉ, kéo dài lêu sẽ có kết quả
+ Phải tập trung đúng lực vùng mong muốn
+ Cơ phải được kéo thư giãn
+ Kéo tứng khớp một

7. Vận động trị liệu chức năng
- Vận động trị liệu chỉ có kết quả khi nó được gắn liền với sinh hoạt chức năng
- Các kỹ thuật bao gồm:
+ Tập trên đệm
+ Tập trong thanh song song
+ Tập thăng bằng với nạng, đi với chân giả.
+ Tập di chuyển, đạp xe đạp, thang thường, xà quay,… và các động tác sinh hoạt
- Những điểm cần lưu ý:
+ Động viên người bệnh
+ Phải có liệu trình tập đúng, đủ theo chỉ định của bác sỹ.
+ Giải thích rõ, gọn, đủ
+ Quan sát kỹ người bệnh, nếu có sai lệch phải chỉnh lại ngay.
+ Theo dõi tai biến, đau, mỏi do tập để điều trị kịp thời
+ Lập chương trình tập ngắn và tập thường xuyên hơn là tập kéo dài.
+ Nên có chương trình tập tiếp theo tại nhà và có sự hợp tác của người nhà với bệnh
nhân.



×