Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Phân tích vai trò đặt vị thế trị liệu trên bệnh nhân liệt nửa người do Tai biến mạch máu não

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.1 KB, 2 trang )

Phân tích vai trò đặt vị thế trị liệu trên bệnh nhân liệt nửa người do TBMMN
Trả lời
1. Đại cương
- Liệt nửa người, liệt bán thân hay đột quỵ là thuật ngữ dùng để mô tả trường hợp giảm
chức năng đột ngột của não do tổn thương của động mạch não. Khi có tổn thương não,
hoạt động của các neuron ở tủy sống ở trạng thái thoát ức chế, dần xuất hiện mẫu co cứng
và các phản xạ đồng vận ở các chi
- Tiến triển của bệnh nhân liệt nửa người thường tiến triển qua 2 giai đoạn:
+ Giai đoạn đầu là liệt mềm, thường xuất hiện sớm ngay sau khi có tổn thương, biểu
hiện chủ yếu là giảm trương lực cơ, giảm phản xạ gân xương bên liệt, biểu hiện: có
thể thấy tay và chân mềm nhéo, một tay treo mềm ở phía thân và một chân còn tác
dụng của các cơ gập khớp xương hông và đầu gối. Ở vai có dấu khuyết như hình nhát
rìu. Ở giai đoạn này bắt đầu phải tiến hành đặt đúng vị thế để chống lại mẫu co cứng:
đặt tư thế đúng trên giường (nằm ngửa, nằm nghiêng sang bên lành, nằm nghiêng
sang bên liệt), tư thế đúng khi ngồi trên giường, trên ghế hoặc xe lăn… để phòng
ngừa mẫu co cứng. Giai đoạn này thường kéo dài ngắn, một đến vài tuần, có khi đến
6 tuần, vì vậy việc đặt đúng vị thế sớm còn có tác dụng giúp cho bệnh nhân quen với
vị thế, điều chỉnh được vị thế đúng, tạo thuận cho quá trình chuyển từ liệt cứng sang
liệt mềm.
+ Giai đoạn tiếp theo là giai đoạn liệt cứng với tăng trương lực cơ, tăng phản xạ gân
xương, có bệnh lý bó tháp,.. và cuối cùng là các di chứng biểu hiện mất phản xạ chỉnh
thể bên liệt do đó mất khả năng vận động bên đó, co cứng các cơ kháng trọng lực khó
có thể kìm hãm được, rối loạn cảm giác bên liệt làm ức chế vận động. Trong trường
hợp này, liệt cứng thường xảy ra trong những cơ kháng trọng lực; đó là nhóm cơ gập
lại cánh tay và nhóm cơ duỗi chân ra tạo ra tư thế co cứng đặc trưng gọi là tư thế
Wernick-Mann: đầu nghiêng về bên liệt, mặt quay về bên lành; chi trên mẫu co cứng
gấp (xương bả vai bị kéo ra sau, đai vai bị đẩy xuống dưới, khớp vai khép xoay vào
trong. Khớp khuỷu tay gấp, cẳng tay quay sấp. Khớp cổ tay gấp về phía lòng bàn tay
và hơi nghiêng về phía trụ. Ngón tay gấp và khép), thân mình: phía bên liệt bị kéo ra
sau và co ngắn lại hơn so với bên lành; chi dưới mẫu co cứng duỗi (hông bên liệt bị
kéo ra sau và lên trên. Khớp háng duỗi khép và xoay trong. Khớp gối duỗi, khớp cổ


chân gấp lòng. Các ngón chân gấp, khép, bàn chân nghiêng trong).
Vì vậy, cần đặt vị thế của bệnh nhân khi nằm trên giường chống lại mẫu co cứng như sau:
Thường đặt ở 3 vị thế:
- Nằm nghiêng về bên liệt: tác dụng: làm tăng cảm giác nhận biết của phần cơ thể bên liệt
và làm giảm co cứng do các cơ bên liệt được kéo dài ra, tay lành được tự do và tầm vận
động được thực hiện rộng rãi, thoải mái.
+ Đầu: có gối đỡ chắc chắn, hơi gấp đốt sống cổ phía trên, đầu không được ngả ra phía
sau. Giúp cho đầu giữ ở vị trí cố định, chống lại được mẫu co cứng.
+ Thân mình: dùng gối đỡ ở lưng, tư thế hơi ngả về phía sau. Giúp cố định tư thế của
bệnh nhân, gối đỡ giúp cho bệnh nhân không bị ngửa ra sau khi nằm giúp tăng dần
phản xạ.
+ Tay liệt: khớp vai, xương bả vai được kéo ra trước tạo với thân một góc 90 o. Khớp
khuỷu duỗi, cẳng tay xoay ngửa, cổ tay gấp phía mu, các ngón tay duỗi, dạng. Tác
dụng chống lại mẫu co cứng.


-

-

-

+ Chân liệt: Khớp háng duỗi, khớp gối hơi gấp. Tác dụng chống lại mẫu co cứng, ngăn
ngừa co cứng cơ, dính khớp, giảm hậu quả sau tai biến cho bệnh nhân
+ Tay lành: để ở vị trí thoải mái trên thân mình hoặc trên gối phía sau lưng: tay lành
được tự do, tầm vận động rộng, có thể thực hiện được các động tác khác thoải mái.
+ Chân lành: có gối đỡ ở ngang với thân, khớp háng và khớp gối gấp. Nhằm hạn chế tì
đè, giúp cho chân lành vẫn có thể cử động bình thường.
Nằm nghiêng bên lành: Vị trí này có thể cho phép tiến hành tập vận động bên bị ảnh
hưởng nếu có thể.

+ Đầu: có gối đỡ chắc chắn, giúp cho đầu được giữ ở vị trí cố định, bệnh nhân dễ cử
động, đầu không bị quá ngả ra sau, giúp cho lưu thông đường thở, không bị ứ đọng
đờm rãi.
+ Thân mình: nằm vuông góc với mặt giường, có gối đỡ sau lưng
+ Tay liệt: có gối đỡ mức ngang thân, tay liệt ở tư thế duỗi tạo với thân một góc khoảng
100o, có tác dụng chống lại mẫu co cứng, giúp dễ dàng tập vận động khi có thể.
+ Chân liệt: có gối đỡ phía trước ở ngang mức thân, khớp háng và khớp gối gấp. Có tác
dụng chống lại mẫu co cứng
+ Tay lành: để ở vị trí thoải mái, dễ chịu, tạo tư thế thoải mái cho người bệnh
+ Chân lành: để ở tư thế duỗi khớp háng và hơi gấp khớp gối.
Nằm ngửa: có thể không cần nằm vị trí này nếu người bệnh không thoải mái.
+ Đầu: có gối đỡ chắc chắn, mặt quay sang phía bên liệt: tác dụng chống lại mẫu co
cứng, hạn chế ứ đọng đỡm rãi.
+ Vai, tay bên liệt: có gối đỡ dưới xương bả vai để đưa xương bả vai và khớp vai ra
phía trước, dùng gối đỡ tay liệt ở tư thế duỗi khuỷu, cổ tay duỗi và dạng các ngón tay.
Tay liệt có thể duỗi dọc theo thân mình hoặc để duỗi thẳng qua đầu. Có tác dụng đưa
xương bả vai, đai vai lên trên ra trước, dạng và xoay khớp vai ra ngoài, giữ cho cơ thể
bệnh nhân ở tư thế cố định
+ Chân liệt: dùng gối kê dưới hông và đùi để đưa hông ra trước và giữ chân ở tư thế gấp
khớp háng và khớp gối, đồng thời dùng gối kê ở phái ngoài và phía lòng bàn chân để
bàn chân khỏi bị đổ ra ngoài và gấp mặt lòng. Có tác dụng chống lại mẫu co cứng và
dễ dàng tập vận động cả 2 bên khi cần thiết.
Những điều cần chú ý khi đặt BN trên giường:
+ Thay đổi tư thế thường xuyên 2-3h/lần
+ Mặt giường phẳng, đệm chắc, không kê đầu bệnh nhân quá cao
+ Không đặt vào lòng bàn tay, chân bất cứ đồ vật gì sẽ kích thích gây co cứng.




×