Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

triệu chứng lâm sàng đau thần kinh tọa. Các xét nghiệm cần làm trước bệnh nhân đau thần kinh tọa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.37 KB, 3 trang )

triệu chứng lâm sàng đau thần kinh tọa. Các xét nghiệm cần làm trước bệnh nhân
đau thần kinh tọa
Trả lời
Định nghĩa: Đau thần kinh tọa (sciatica pain) còn được gọi là đau thần kinh hông to,
được biểu hiện bởi cảm giác đau dọc theo đường đi của thần kinh tọa: đau tại cột sống
thắt lưng lan tới mặt ngoài đùi, mặt trước ngoài cẳng chân, mắt cá ngoài và tận ở các
ngón chân. Tùy theo vị trí tổn thương mà hướng lan của đau có khác nhau.
I. Triệu chứng lâm sàng
1. Triệu chứng cơ năng
-

Đau:
+

Vị trí: Lúc đầu đau lưng, sau đau lan xuống mông, mặt sau đùi, cẳng chân,
bàn chân và ngón chân (tùy theo rễ L5 hoặc S1 bị kích thích).

+

Tính chất: đau như cắt, như điện giật, đau tăng khi đứng lâu, ngồi lâu, ho,
hắt hơi; giảm khi nằm yên, có thể đau một hoặc hai bên (thường gặp đau một
bên). Có thể đau âm ỉ hoặc đau dữ dội tùy thuộc NN.

-

Rối loạn cảm giác: tê bì, dị cảm vùng mặt sau đùi, cẳng chân, bàn chân, ngón
chân …

-

Rối loạn cơ tròn (Hội chứng đuôi ngựa).



-

Teo cơ: cơ mông, mặt sau đùi, khối cơ cẳng chân (trước hoặc sau) tùy theo mức độ
và vị trí tổn thương.

-

Một số triệu chứng khác: giảm tiết mồ hôi, rối loạn vận mạch, rối loạn dinh dưỡng
da….ở bên tổn thương.

2. Triệu chứng thực thể
-

Cột sống:
+

Tư thế chống đau: người lệch sang bên lành do co cứng các cơ cạnh sống
→ cột sống mất đường cong sinh lý hoặc gù, vẹo…

+

Co cứng cơ cạnh sống thắt lưng: cơ co cứng sẽ nổi vồng lên, khám thấy
khối cơ căng chắc.


-

+


Điểm đau cột sống: L4 , L5 và S1 ).

+

Độ giãn cột sống thắt lưng (khoảng Schober) giảm dưới 14/10.

Triệu chứng đau rễ và dây TK tọa:
+

Dấu hiệu “bấm chuông”: ấn dọc hai bên cột sống thắt lưng - cùng cách
điểm giữa cột sống 2cm, ngang mức khớp của hai đốt sống → đau nhói dọc
theo đường đi của dây TK tọa lan xuống bàn chân.

+

Điểm đau Valleix: ấn sâu vào các điểm (giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn;
điểm giữa nếp lằn mông; điểm giữa mặt sau đùi; điểm giữa nếp khoeo và điểm
giữa cung cơ dép) → BN sẽ đau nhói.

+
-

Dấu hiệu Laségue; Bonnet; Neri (+)

Các triệu chứng tổn thương rễ thần kinh:
+

Rối loạn cảm giác: thường XH sau giai đoạn kích thích rễ, biểu hiện tê bì,
dị cảm, giảm cảm giác nông (đau, nóng, lạnh, xúc giác) ở khu vực khoanh da
tương ứng với rễ thần kinh bị tổn thương.


+

Phản xạ gân xương: giảm hoặc mất phản xạ gân gối hoặc gót (chủ yếu gặp
giảm hoặc mất phản xạ gân gót do tổn thương rễ S1).

+

Giảm vận động chi dưới:
Tổn thương rễ L5: giảm sức cơ nhóm cơ trước ngoài cẳng chân=>



không đứng được bằng gót chân.
Tổn thương rễ S1 gây giảm sức cơ khu sau cẳng chân => không đứng



trên mũi bàn chân.
+

Nếu tổn thương nhiều rễ thần kinh thắt lưng cùng sẽ gây bại hoặc liệt hai
chân kèm theo rối loạn cảm giác “yên ngựa” và rối loạn cơ tròn (H/C đuôi
ngựa).

+

Có thể giảm trương lực cơ; teo cơ bên tổn thương (cơ mông, mặt sau đùi,
khối cơ cẳng chân trước hoặc sau) tùy theo mức độ tổn thương.


+

Ngoài ra có thể có các rối loạn khác như: da khô...

II. Các xét nghiệm cần làm trước bệnh nhân đau thần kinh tọa


-

CTM – máu lắng: Các xét nghiệm về dấu hiệu viêm trong xét nghiệm máu âm
tính, các chỉ số sinh hóa thông thường không thay đổi. Tuy nhiên cần chỉ định xét
nghiệm bilan viêm, các xét nghiệm cơ bản nhằm mục đích loại trừ những bệnh lý
như viêm nhiễm, ác tính và cần thiết khi chỉ định thuốc.

-

Chụp cột sống thường qui: thẳng, nghiêng, chếch ¾: Ít có giá trị chẩn đoán nguyên
nhân. Đa số các trường hợp X quang thường quy bình thường hoặc có dấu hiệu
thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt đốt sống. Chỉ định chụp X quang thường quy
nhằm loại trừ một số nguyên nhân (viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng hủy đốt sống
do ung thư…)

-

Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng: Đây là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh quan
trọng và có giá trị nhất nhằm xác định chính xác dạng tổn thương cũng như vị trí
khối thoát vị, mức độ thoát vị đĩa đệm, đồng thời có thể phát hiện các nguyên nhân
ít gặp khác (viêm đĩa đệm đốt sống, khối u, …).

-


Chụp cắt lớp vi tính do hiệu quả chẩn đoán kém chính xác hơn nên chỉ được chỉ
định khi không có điều kiện chụp cộng hưởng từ.

-

Chụp bao rễ thần kinh: xác định thoát vị đĩa đệm giữa và sau bên, ngoài ra xđ
nguyên nhân khác như u dây tk, u đuôi ngựa…

-

Ghi điện cơ: giúp phát hiện và đánh giá tổn thương các rễ thần kinh.



×