Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Xây dựng và phát triển ngân hàng đầu tư tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.16 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ MỸ OANH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN THỊ MỸ OANH

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60 34 02 01



Người hướng dẫn khoa học: PGS., TS. NGÔ HƯỚNG
TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


i

TÓM TẮT
Luận văn “Xây dựng và phát triển ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” dựa trên cơ
sở lý luận về hoạt động ngân hàng đầu tư (NHĐT) trên thế giới trước đây và những
thay đổi ở giai đoạn hiện tại – giai đoạn phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn
cầu và thực tiễn của hoạt động tài chính ở Việt Nam để xác định các nghiệp vụ NHĐT
đã xuất hiện ở nước ta hay chưa, việc xây dựng NHĐT có thật sự cần thiết và mô hình
nào phù hợp để xây dựng, phát triển NHĐT tại Việt Nam. Dựa trên phương pháp
nghiên cứu định tính kết hợp với thống kê, mô tả và phân tích các dữ liệu, số liệu liên
quan được thu thập giai đoạn 2010-2015, kết quả nghiên cứu cho thấy:
Về hoạt động của NHĐT tại Việt Nam hiện nay: chưa có một NHĐT chính thức
tiến hành hoạt động cũng như chưa có văn bản pháp lý điều chỉnh và quy định khái
niệm “ngân hàng đầu tư” một cách chính xác, tuy nhiên hoạt động này đang được các
công ty chứng khoán (CTCK), công ty quản lý quỹ (CTQLQ) và ngân hàng thương
mại (NHTM) có các các công ty con là CTCK, CTQLQ thực hiện. Nghiên cứu cho
thấy cơ cấu doanh thu của các CTCK đều bị mất cân đối và thiếu hiệu quả, chưa thể
hiện đúng bản chất hoạt động của NHĐT.
Việc xây dựng và phát triển NHĐT ở Việt Nam là cần thiết vì: (i) xuất phát từ
việc giải quyết nhu cầu vốn của một nước đang phát triển như Việt Nam, (ii) NHĐT sẽ
thúc đẩy TTTC phát triển và (iii) đó cũng là bước phát triển tất yếu của TTTC thế giới
nói chung nếu Việt Nam muốn hội nhập sâu, rộng vào nền tài chính thế giới.
Sau khi phân tích các hướng đi và mô hình có thể xây dựng và phát triển hoạt
động NHĐT ở Việt Nam, luận văn chỉ ra những ưu, nhược điểm của từng mô hình và
lựa chọn xây dựng NHĐT theo mô hình NHĐT chuyên sâu (boutique investment bank)

- một xu hướng NHĐT đang khá hiệu quả trên thế giới và phù hợp với thực tiễn của
Việt Nam hiện nay.


ii

LỜI CAM ĐOAN
Tác giả luận văn có lời cam đoan danh dự về công trình nghiên cứu này của mình, cụ
thể:
Tôi tên: Phan Thị Mỹ Oanh
Ngày sinh: 16/01/1991 – Tại Khánh Hòa
Là học viên cao học khóa 16 của Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Mã học viên: 020116140175
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Ngô Hướng
Luận văn được thực hiện tại Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sĩ tại bất cứ một
trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác giả, kết quả
nghiên cứu là trung thực, trong đó không có các nội dung đã được công bố trước đây
hoặc các nội dung do người khác thực hiện ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy
đủ trong luận văn.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan của tôi.
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2017

Tác giả

PHAN THỊ MỸ OANH



iii

LỜI CẢM ƠN
Tôi xin chân thành cảm ơn giảng viên hướng dẫn PGS. TS Ngô Hướng đã có
những góp ý quan trọng và hướng dẫn tận tình để tôi hoàn thành luận văn này. Đồng
thời, tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Lê Hoài Ân, thầy đã có những giải đáp những vấn
đề liên quan đến hoạt động đầu tư và giúp bài luận văn hoàn thiện hơn.
Cuối cùng, tôi muốn cảm ơn tất cả bạn bè những người công tác tại Sở Giao
dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và tại các CTCK đã giúp tôi hoàn thành
luận văn này.


iv

MỤC LỤC
TÓM TẮT .................................................................................................................................. i
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ................................................................................................................................ iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG.................................................................................................................. x
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................................. xi
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................... xii
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................................................................... xvii
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................... 1
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ ............................................................... 1
1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng đầu tư ........................................................... 1
1.1.1.1. Khái niệm ..................................................................................................................... 1

1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng đầu tư ................................................................................ 2
1.1.2. Các nghiệp vụ và sản phẩm của ngân hàng đầu tư ...................................................... 3
1.1.2.1. Các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư .......................................................................... 3
1.1.2.2. Các sản phẩm của ngân hàng đầu tư........................................................................... 3
1.1.3. Tổ chức hoạt động của ngân hàng đầu tư .................................................................... 4
1.1.4. Những mô hình hoạt động của ngân hàng đầu tư trên thế giới .................................... 6
1.1.4.1. Các tập đoàn nắm giữ công ty con trong đó có ngân hàng đầu tư.............................. 6
1.1.4.2. Các ngân hàng đầu tư đa năng .................................................................................... 8
1.1.4.3. Các ngân hàng đầu tư chuyên sâu:.............................................................................. 8
1.1.5. Phân biệt ngân hàng đầu tư và các định chế khác........................................................ 9
1.1.5.1. Ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại .............................................................. 9
1.1.5.2. Ngân hàng đầu tư và công ty chứng khoán ............................................................... 11
1.1.5.3. Ngân hàng đầu tư và công ty quản lý quỹ ................................................................. 12
1.1.6. Các điều kiện tiền để và lộ trình để xây dựng ngân hàng đầu tư ............................... 12
1.1.6.1. Thị trường vốn: .......................................................................................................... 12
1.1.6.2. Môi trường pháp lý .................................................................................................... 13
1.1.6.3. Môi trường thông tin của NHĐT ............................................................................... 13
1.1.6.4. Kỹ năng và trình độ nhân sự ngân hàng đầu tư ........................................................ 13
1.1.6.5. Công nghệ kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng đầu tư ............................................ 14
1.1.6.6. Mối quan hệ, uy tín và mạng lưới của ngân hàng đầu tư .......................................... 14
1.1.6.7. Lộ trình xây dựng ngân hàng đầu tư ......................................................................... 14
1.2. NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRÊN THẾ GIỚI – LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, PHÁT
TRIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM................................................ 15
1.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng đầu tư trên thế giới .............. 15
1.2.2. Hoạt động ngân hàng đầu tư thế giới trước, sau cuộc khủng hoảng tài chính và bài
học kinh nghiệm cho Việt Nam ................................................................................................ 16
1.2.2.1. Hoạt động ngân hàng đầu tư thế giới trước và sau cuộc khủng hoảng tài chính ..... 16
1.2.2.2. Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng ......................................................................... 20
1.2.2.3. Xu hướng hoạt động ngân hàng đầu tư và những thách thức trong thời gian tới ..... 21



v

1.2.2.4. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................ 22
1.2.3. Hoạt động ngân hàng đầu tư tại các nước BRICs và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
23
1.2.4. Hoạt động ngân hàng đầu tư tại các nước ASEAN-5 và bài học kinh nghiệm cho Việt
Nam
25
1.3. TÍNH CẤP THIẾT VỀ SỰ XUẤT HIỆN CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI CÁC
THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH ĐANG PHÁT TRIỂN ........................................................... 27
1.3.1. Xuất phát từ nhu cầu vốn để phát triển ...................................................................... 27
1.3.2. Ngân hàng đầu tư ra đời sẽ giúp thúc đẩy thị trường tài chính phát triển.................. 28
1.3.3. Ngân hàng đầu tư ra đời là kết quả tất yếu trong quá trình phát triển của thị trường tài
chính nói chung ......................................................................................................................... 29
1.3.4. Xây dựng ngân hàng đầu tư hiện đại sẽ rút ngắn thời gian hình thành và phát triển
theo con đường truyền thống của những nước phát triển trước đây ......................................... 29
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ
VÀ CÁC CƠ SỞ TIỀN ĐỀ ĐỂ XÂY DỰNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM 31
2.1. TỔNG QUAN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH CỦA VIỆT NAM VÀ VỊ TRÍ CỦA
NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TRONG HỆ THỐNG TÀI CHÍNH HIỆN NAY ....................... 31
2.1.1. Tổng quan về hệ thống tài chính của Việt Nam......................................................... 31
2.1.1.1. Thị trường tài chính: ................................................................................................ 31
2.1.1.2. Các tổ chức tài chính: .............................................................................................. 32
2.1.1.3. Các công cụ tài chính ............................................................................................... 33
2.1.1.4. Cơ sở hạ tầng tài chính ............................................................................................ 33
2.1.2. Ngân hàng đầu tư trong hệ thống tài chính ................................................................ 34
2.1.2.1. Tại các công ty chứng khoán độc lập ....................................................................... 35
2.1.2.2. Tại các ngân hàng thương mại ................................................................................. 36

2.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ Ở TẠI CÁC CÔNG TY
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 38
2.2.1. Tổ chức hoạt động ..................................................................................................... 38
2.2.1.1. Bộ phận quản trị và điều hành ................................................................................. 38
2.2.1.2. Bộ phận kiểm soát, quản trị rủi ro ........................................................................... 39
2.2.1.3. Khối kinh doanh và khối hỗ trợ ................................................................................ 40
2.2.2. Hiệu quả hoạt động tại các công ty chứng khoán – hình thức sơ khai của ngân hàng
đầu tư tại Việt Nam ................................................................................................................... 41
2.2.2.1. Tình hình chung: ...................................................................................................... 41
2.2.2.2. Hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán độc lập...................................... 43
2.2.2.3. Hiệu quả hoạt động của các Công ty chứng khoán trực thuộc ngân hàng thương mại
44
2.2.2.4. Hiệu quả hoạt động các công ty quản lý quỹ: .......................................................... 46
2.2.3. Đánh giá về hiệu quả các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư được thực hiện tại các
công ty chứng khoán hiện nay: ................................................................................................. 47
2.2.3.1. Nghiệp vụ bảo lãnh phát hành: ................................................................................ 47
2.2.3.2. Nghiệp vụ môi giới: .................................................................................................. 48
2.2.3.3. Nghiệp vụ tự doanh: ................................................................................................. 50
2.2.3.4. Nghiệp vụ tư vấn: ..................................................................................................... 53
2.2.3.5. Nghiệp vụ nghiên cứu ............................................................................................... 56


vi

2.2.3.6. Các nghiệp vụ ngân hàng đầu tư khác ..................................................................... 56
2.2.4. Nhận xét và đánh giá về hoạt động ngân hàng đầu tư được thực hiện tại các công ty
chứng khoán hiện nay ............................................................................................................... 57
2.2.4.1. Ưu điểm .................................................................................................................... 57
2.2.4.2. Hạn chế..................................................................................................................... 58
2.2.4.3. Nguyên nhân của hạn chế: ....................................................................................... 59

2.3. ĐÁNH GIÁ CÁC ĐIỀU KIỆN TIỀN ĐỀ KHÁC ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM .............................................................. 59
2.3.1. Đánh giá về trình độ phát triển kinh tế và thị trường vốn .......................................... 59
2.3.1.1. Về trình độ phát triển kinh tế.................................................................................... 59
2.3.1.2. Về trình độ phát triển của thị trường vốn................................................................. 60
2.3.2. Đánh giá về cơ sở pháp lý .......................................................................................... 64
2.3.3. Đánh giá về nguồn nhân lực ...................................................................................... 65
2.3.4. Đánh giá về ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin trong hoạt động chứng
khoán hiện nay .......................................................................................................................... 67
2.3.5. Những điều kiện khác ................................................................................................ 69
2.3.5.1. Môi trường thông tin .................................................................................................. 69
2.3.5.2. Mạng lưới, uy tín của các CTCK hiện nay ................................................................ 69
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2: ...................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ Ở
VIỆT NAM
71
3.1. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGHIỆP VỤ NGÂN HÀNG
ĐẦU TƯ HIỆN TẠI ................................................................................................................ 71
3.1.1. Giải pháp phát triển nghiệp vụ bảo lãnh phát hành ................................................... 71
3.1.2. Hoạt động nghiệp vụ môi giới và tự doanh ............................................................... 72
3.1.3. Giải pháp phát triển hoạt động tư vấn ........................................................................ 73
3.1.4. Hoạt động nghiên cứu và hoạt động ngân hàng đầu tư khác ..................................... 74
3.2. ĐỀ XUẤT CÁC MÔ HÌNH NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ XÂY DỰNG, PHÁT
TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ THEO MÔ HÌNH ĐƯỢC LỰA CHỌN........................ 74
3.2.1. Đề xuất những hướng đi xây dựng mô hình ngân hàng đầu tư.................................. 74
3.2.1.1. Các ngân hàng đầu tư nước ngoài thành lập các chi nhánh ngân hàng đầu tư tại Việt
Nam
75
3.2.1.2. Sự phát triển của các công ty tài chính, quản lý quỹ trong nước hình thành nên các
hoạt động ngân hàng đầu tư. .................................................................................................... 75

3.2.1.3. Các công ty chứng khoán phát triển hình thành nên các ngân hàng đầu tư ............. 76
3.2.2. Đề xuất các mô hình hoạt động và lựa chọn mô hình để xây dựng và phát triển ngân
hàng đầu tư ................................................................................................................................ 76
3.2.2.1. Ngân hàng thương mại đóng vai trò là tập đoàn tài chính sở hữu ngân hàng đầu tư
77
3.2.2.2. Mô hình ngân hàng đầu tư đa năng đầy đủ ............................................................... 77
3.2.2.3. Mô hình ngân hàng đầu tư chuyên sâu ...................................................................... 78
3.2.3. Xây dựng mô hình ..................................................................................................... 78
3.2.3.1. Mô hình tổ chức và quản trị ....................................................................................... 78
3.2.3.2. Các sản phẩm và dịch vụ cung ứng đề xuất............................................................... 81
3.2.3.3. Lộ trình xây dựng ....................................................................................................... 82


vii

3.3. NHẬN ĐỊNH NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC
ĐỐI VỚI VIỆC XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ THEO MÔ
HÌNH ĐƯỢC LỰA CHỌN .................................................................................................... 83
3.3.1. Thuận lợi .................................................................................................................... 83
3.3.2. Khó khăn: ................................................................................................................... 83
3.3.3. Cơ hội: ....................................................................................................................... 84
3.3.4. Thách thức: ................................................................................................................ 84
3.4. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ ĐỂ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THÀNH
CÔNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM ............................................................... 85
3.4.1. Đối với cơ quan quản lý ............................................................................................. 85
3.4.2. Đối với các chủ thể trên thị trường chứng khoán ...................................................... 87
3.4.3. Đề xuất những giải pháp hoàn thiện các điều kiện tiền đề khác để xây dựng thành
công ngân hàng đầu tư tại Việt Nam ........................................................................................ 87
3.4.3.1. Về thị trường .............................................................................................................. 87
3.4.3.2. Về pháp lý .................................................................................................................. 88

3.4.3.3. Về cải thiện môi trường thông tin của ngân hàng đầu tư: ......................................... 88
3.4.3.4. Về nhân sự.................................................................................................................. 89
3.4.3.5. Về công nghệ, kỹ thuật trong hoạt động ngân hàng đầu tư ....................................... 90
3.4.3.6. Về mối quan hệ, uy tín và mạng lưới của ngân hàng đầu tư ..................................... 90
SƠ KẾT CHƯƠNG 3: ............................................................................................................ 91
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................................ 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................... xviii
PHỤ LỤC xviii


viii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt
ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

BCTC

Báo cáo tài chính

BCTN

Báo cáo thường niên

BRICs
CIC

Từ gốc Tiếng Anh


Diễn giải

(nếu có)
Association of
Southeast Asian Nations

Những nước có nền kinh tế mới nổi như

Brazil, Russia, India and

Brasil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc

China

Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia
Việt Nam

Credit Information Center

CK

Chứng khoán

CNTT

Công nghệ thông tin

CTCK


Công ty chứng khoán

CTQLQ

Công ty quản lý quỹ

DN

Doanh nghiệp

FED

Tổng Cục dữ trữ liên bang Mỹ

Federal Reserve System

GDP

Tổng sản phẩm trong nước

Gross Domestic Product

IPO





Phát hành chứng khoán lần đầu ra công
chúng


M&A

Mua bán, hợp nhất và sáp nhập

NHĐT

Ngân hàng đầu tư

NHNN

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHTM

Ngân hàng thương mại

OTC

Giao dịch phi tập trung

Initial Public Offering
Mergers and acquisitions




Over the counter



ix

QLRR

Quản lý rủi ro

TCTD

Tổ chức tín dụng

TPCP

Trái phiếu chính phủ

TPDN

Trái phiếu doanh nghiệp

TTCK

Thị trường chứng khoán

TTTC

Thị trường tài chính

UBCK

Ủy ban chứng khoán nhà nước



x

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lĩnh vực kinh doanh của các NHĐT nhóm ngân hàng tổng hợp ........................... 7
Bảng 1.2. Lĩnh vực kinh doanh của các NHĐT nhóm NHĐT đa năng .................................. 8
Bảng 1.3. Lĩnh vực kinh doanh của các NHĐT nhóm ngân hàng chuyên sâu........................ 9
Bảng 1.4. So sánh giữa ngân hàng đầu tư và ngân hàng thương mại.................................... 10
Bảng 1.5. Quy mô hoạt động của 5 ngân hàng đầu tư độc lập năm 2006 ............................. 16
Bảng 1.6. Quy mô nghiệp vụ NHĐT toàn cầu ...................................................................... 18
Bảng 1.7. Bảng xếp hạng 5 NHĐT lớn nhất năm 2015 ........................................................ 20
Bảng 2.1. Các nghiệp vụ NHĐT tại các CTCK, CTQLQ và NHTM ................................... 35
Bảng 2.2. Lợi nhuận của một số CTCK độc lập năm 2010-2015(Trđ) ................................. 43
Bảng 2.3. Tỷ lệ đầu tư tài chính của các công ty chứng khoán năm 2015 ............................ 52
Bảng 2.4. Kết quả chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng của một số công ty năm 2015 . 55


xi

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1.

Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng đầu tư .................................................. 5

Hình 1.2.

Cơ cấu doanh thu ròng của các khối nghiệp vụ .................................................... 17

Hình 1.3.


Doanh thu phí từ hoạt động NHĐT toàn cầu qua các năm ................................... 19

Hình 1.4.

Doanh thu phí nghiệp vụ NHĐT theo sản phẩm................................................... 19

Hình 2.1.

Vị trí của hoạt động NHĐT tại các CTCK hiện nay ............................................. 36

Hình 2.2.

Vị trí hoạt động của NHĐT tại các NHTM hiện nay ............................................ 37

Hình 2.3.

Tổ chức hoạt động của các CTCK theo hình thức công ty cổ phần ..................... 38

Hình 2.4.

Biểu đồ tăng trưởng doanh thu của các CTCK năm 2014-2015 ........................... 41

Hình 2.5.

Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của các CTCK năm 2014-2015 ........................... 42

Hình 2.6.

Cơ cấu doanh thu của các CTCK năm 2015 ......................................................... 42


Hình 2.7.

Lợi nhuận của các CTCK độc lập qua các năm .................................................... 43

Hình 2.8.

Cơ cấu doanh thu các CTCK độc lập năm 2015 ................................................... 44

Hình 2.9.

Lợi nhuận các CTCK trực thuộc NHTM qua các năm ......................................... 45

Hình 2.10. Cơ cấu doanh thu các CTCK trực thuộc NHTM năm 2015 ................................. 45
Hình 2.11. Lợi nhuận hoạt động của các CTQLQ qua các năm ............................................. 46
Hình 2.12. Doanh thu bảo lãnh phát hành của 10 CTCK có doanh thu cao nhất năm 2015 .. 47
Hình 2.13. Doanh thu môi giới của 10 CTCK có doanh thu cao nhất năm 2015 ................... 49
Hình 2.14. Thị phần môi giới chứng khoán năm 2015 ........................................................... 49
Hình 2.15. Doanh thu tự doanh của 10 CTCK có doanh thu cao nhất năm 2015 .................. 51
Hình 2.16. Doanh thu tư vấn của 10 CTCK có doanh thu cao nhất năm 2015 ...................... 53
Hình 2.17. Tăng trưởng GDP bình quân của Việt Nam qua các năm .................................... 60
Hình 2.18. Quy mô thị trường chứng khoán Việt Nam qua các năm ..................................... 61
Hình 2.19. Hoạt động cổ phần hóa trên TTCK Việt Nam qua các năm ................................. 62
Hình 2.20. Quy mô tài khoản nhà đầu tư nước ngoài trên TTCK Việt Nam .......................... 63
Hình 2.21. Kết quả đào tạo người hành nghề chứng khoán qua các năm ............................... 66
Hình 3.1.

Cơ cấu tổ chức và quản trị của mô hình ngân hàng đầu tư đề xuất ...................... 79


xii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Cơ sở khoa học của vấn đề nghiên cứu:
Về mặt lý luận:
Theo quan điểm truyền thống, NHĐT được hiểu là một chủ thể “trung gian” với
chức năng chính là tư vấn và thực hiện huy động nguồn vốn trên thị trường vốn cho các
khách hàng. Các nguồn vốn trên thị trường vốn chủ yếu mang tính chất trung và dài
hạn trong khi các nguồn vốn ngắn hạn thường được huy động trên thị trường tiền tệ
thông qua hệ thống NHTM.
Trong quá trình phát triển hoạt động của mình, các doanh nghiệp luôn cần các
nguồn vốn, đặc biệt các nguồn vốn trung và dài hạn để tài trợ cho quá trình sản xuất
kinh doanh; và chính phủ cũng cần huy động các nguồn vốn nhàn rỗi để bù đắp thiếu
hụt ngân sách nhà nước, đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng hay đầu tư cho y tế, giáo dục,
văn hóa. NHĐT xuất hiện đóng vai trò là chủ thể trung gian quan trọng trên thị trường
vốn làm nhiệm vụ giúp các doanh nghiệp, chính phủ phát hành các loại chứng khoán ra
thị trường nhằm huy động các nguồn vốn cần thiết. Các loại chứng khoán phát hành có
thể bao gồm cổ phiếu (chứng khoán vốn) hoặc trái phiếu (chứng khoán nợ). Các mảng
kinh doanh chính của một NHĐT hiện đại ngoài nghiệp vụ NHĐT cốt lõi (bao gồm
dịch vụ phát hành chứng khoán và tư vấn mua bán, sáp nhập doanh nghiệp), còn có
hoạt động đầu tư, nghiên cứu, quản lý đầu tư, ngân hàng bán buôn và nghiệp vụ nhà
môi giới chính. Như vậy về cơ bản NHĐT thực chất là một CTCK nhưng ở mức độ
phát triển cao với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn.
Về mặt thực tiễn:
Về góc độ chính sách: Trên thế giới, NHĐT được biết đến như một định chế
đóng vai trò quan trọng làm nên thành công của nhiều nước, nguồn huy động vốn trung
và dài hạn phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là nguồn vốn trên thị trường quốc tế.
Đồng thời cũng là một trong những định chế hoạt động có nguồn lợi nhuận khổng lồ


xiii


nhất trên TTTC. Việt Nam đặt mục tiêu năm 2020, nước ta cơ bản trở thành nước công
nghiệp định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính vì vậy, giải quyết vấn đề nguồn vốn cho
phát triển công nghiệp hiện đại gắn với phát triển thị trường vốn là một yêu cầu cấp
thiết đặt ra; thừa nhận vai trò quan trọng của việc phát triển thị trường vốn, chính là
khẳng định tầm quan trọng của NHĐT.
Về góc độ học thuật: Trên thế giới và trong nước đều có những nghiên cứu về
NHĐT và các nghiệp vụ NHĐT làm cơ sở để áp dụng và gia tăng hiệu quả hoạt động
của TTTC, đặc biệt là thị trường vốn.
Nhu cầu xã hội của vấn đề nghiên cứu: Vốn luôn là vấn đề muôn thuở của việc
cải cách kinh tế, đặc biệt là đối với một nền kinh tế nông nghiệp muốn chuyển đổi qua
một nước công nghiệp như Việt Nam. Ngoài ra, khi thị trường trái phiếu phát triển, nhu
cầu huy động vốn trên thị trường quốc tế nhiều hơn, đòi hỏi một đơn vị đủ chuyên
nghiệp, đủ quy mô và uy tín để thực hiện tư vấn, bảo lãnh phát hành - chính là các
NHĐT.
2. Lý do chọn đề tài:
Với sự ra đời của Nghị định 42/2015/NĐ-CP ngày 05/5/2015 của Chính Phủ
Quy định về Chứng khoán phái sinh và Thị trường chứng khoán phái sinh, cùng với sự
hoàn thiện về khung pháp lý cho hoạt động đầu tư tài chính, cho thấy thị trường tài
chính - tiền tệ của Việt Nam ngày càng được hoàn thiện và phát triển. Việc Việt Nam
gia nhập TPP và Cộng đồng đồng kinh tế ASEAN 2015 cho thấy xu hướng tự do hóa
tài chính và quá trình toàn cầu hóa biểu hiện ngày càng rõ nét hơn, TTTC sẽ trở nên sôi
động và cạnh tranh hơn rất nhiều, đặc biệt sự phát triển của thị trường vốn ngày càng
cao và sẽ tiến xa hơn trong tương lai. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn thiếu một định
chế tài chính đủ tính chuyên nghiệp, đủ tiềm lực tài chính để tham gia sân chơi mới đầy
cạnh tranh trên thị trường quốc tế, chính là NHĐT.
Sau cuộc khủng hoảng tồi tệ nhất trong lịch sử ngành NHĐT 2008, làm xóa sổ 3
NHĐT Lehman Brothers, Bear Stearns và Merry Linch, 02 NHĐT độc lập còn lại tái
cơ cấu thành NHĐT đa năng, dường như những nhà kinh tế trên thế giới đều e ngại với



xiv

mô hình NHĐT độc lập. Cuối năm 2015, các NHĐT trên thế giới đều có những chuyển
đổi và cơ cấu lại phù hợp với tình hình hiện tại. Vậy đâu là xu hướng phát triển của
ngành NHĐT thế giới, và bài học kinh nghiệm Việt Nam cần rút ra là gì và làm thế nào
để xây dựng và phát triển NHĐT ở Việt Nam? Đây chính là vấn đề mà tác giả muốn
nghiên cứu và tìm hiểu qua đề tài “Xây dựng và phát triển ngân hàng đầu tư tại
Việt Nam”.
Việc xây dựng và phát triển NHĐT đòi hỏi một quá trình nghiên cứu, xây dựng,
phát triển và hoàn thiện lâu dài. Khi xem lại lịch sử phát triển của ngành NHĐT trên
thế giới trải qua hàng trăm năm, hoạt độngliên tục được hoàn thiện và cơ cấu lại thông
qua mua bán, sáp nhập thì ngành NHĐT trên thế giớ mới phát triển như ngày nay.
Chính vì vậy, nghiên cứu và xây dựng về NHĐT là vấn đề thực sự cấp thiết tại Việt
Nam.
3. Mục tiêu và mục đích nghiên cứu:
Mục tiêu tổng quát:
Tìm ra hướng đi để xây dựng và phát triển nghiệp vụ NHĐT tại Việt Nam.
Mục tiêu cụ thể:
-

Sự cần thiết phải xây dựng NHĐT.

-

Phân tích thực trạng các nghiệp vụ NHĐT hiện tại để phát triển NHĐT tại Việt

Nam.
-


Lựa chọn mô hình NHĐT và cần làm gì để ứng dụng vào Việt Nam.

4. Câu hỏi nghiên cứu:
-

Thực trạng hoạt động nghiệp vụ NHĐT ở Việt Nam hiện nay diễn ra như thế

nào? Có mang lại hiệu quả hay không?
-

Tại sao phải xây dựng NHĐT tại Việt Nam?

-

Các nước trên thế giới và trong khu vực xây dựng, phát triển hoạt động NHĐT

như thế nào, xu hướng điều chỉnh hoạt động NHĐT thế giới sau khủng hoảng kinh tế
và bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là gì?


xv

5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
-

Đối tượng nghiên cứu: xây dựng và phát triển nghiệp vụ NHĐT.

-

Phạm vi nghiên cứu: nghiệp vụ NHĐT tại Việt Nam hiện nay, bao gồm các


NHTM hoạt động NHĐT qua công ty con (gồm CTCK và CTQLQ), CTCK và
CTQLQ độc lập có tiến hành hoạt động nghiệp vụ NHĐT. Nghiên cứu thực hiện trên
81 CTCK và 43 CTQLQ đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 6 năm từ 2010
đến 2015.
Theo đó nhóm công ty phụ thuộc NHTM gồm 08 CTCK do NHTM sở hữu trên
50% vốn điều lệ, các nhóm công ty còn lại được xem là nhóm công ty độc lập.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn được thực hiện dựa trên phương pháp nghiên cứu định tính, nhằm nêu
ra những thực trạng về hoạt động nghiệp vụ NHĐT tại các CTCK, CTQLQ. Dựa trên
số liệu thu thập từ báo cáo tài chính của các công ty trên, tác giả tổng hợp, thống kê và
phân tích nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra.
7. Đóng góp của đề tài:
So với những đề tài trước đó, luận văn mang tính cập nhật hơn về mặt lý luận
của NHĐT phù hợp với thời kỳ sau khủng hoảng đến nay. Đề tài cũng khái quát những
thay đổi của ngành NHĐT thế giới trongg thời gian gần đây từ đó cho thấy hướng đi
phù hợp với NHĐT tại Việt Nam hơn.
Thứ hai, đề tài cũng phân tích được những kinh nghiệm xây dựng và phát triển
NHĐT của các nước trên thế giới, đặc biệt là những nước có sự tương đồng về trình độ
kinh tế và những nước trong khu vực ASEAN, điều này mang đến sự khác biệt và có
cơ sở hơn so với việc lựa chọn mô hình và hướng đi xây dựng của các đề tài trước đây.
Thứ ba, đề tài làm rõ hiệu quả của các nghiệp vụ NHĐT hiện tại (hình thức sơ
khai là các nghiệp vụ chứng khoán), từ đó có hướng giải pháp cải thiện hoạt động và
lựa chọn nghiệp vụ để phát triển tại các NHĐT được xây dựng trong tương lai.
Thứ ba, dựa trên so sánh và phân tích tình hình hoạt động của cả hai nhóm mô
hình hoạt động CTCK phụ thuộc và độc lập so với NHTM, từ đó có những kết luận về


xvi


hiệu quả hoạt động của các mô hình hiện tại và là cơ sở nền tảng để chọn mô hình phát
triển trong tương lai.
Cuối cùng, việc phát triển NHĐT từ các CTCK vẫn là hướng đi chính của đề tài,
tuy nhiên việc lựa chọn NHĐT chuyên sâu (hay còn được gọi là boutique investment
bank) để xây dựng và phát triển cũng là điểm mới trong đề tài.
8. Cấu trúc luận văn và tóm lược các chương của luận văn
Bố cục luận văn gồm 03 chương và được trình bày với những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận
Chương này trình bày những lý luận cơ bản nhất về NHĐT, quá trình hình thành
và phát triển ngành NHĐT thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và phân tích về
tính cấp thiết phải xây dựng NHĐT.
Chương 2: Thực trạng hoạt động nghiệp vụ ngân hàng đầu tư và cơ sở tiền đề để
xây dựng ngân hàng đầu tư tại Việt Nam.
Chương 2 trình bày tổng quan hệ thống tài chính của Việt Nam, chỉ ra vị trí của
nghiệp vụ NHĐT trong hệ thống tài chính hiện nay. Đồng thời nêu lên thực trạng các
nghiệp vụ NHĐT hiện tại và các cơ sở tiền đề để xây dựng và phát triển NHĐT.
Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển ngân hàng đầu tư ở Việt Nam
Dựa trên cơ sở nền tảng lý thuyết ở Chương 1, những thực trạng và tiền đề ở
chương 2, chương 3 sẽ trình bày những giải pháp nhằm xây dựng và phát triển NHĐT
tại Việt Nam.


xvii

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trên thế giới, ngành NHĐT đã trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm với rất
nhiều nghiên cứu và tài liệu cơ sở liên quan. Nghiên cứu của D. Morrison và J.
Wilhelm (2007), “Investment Banking: Past, Present, and Future” phân tích quá trình
hình thành và phát triển của ngành NHĐT trong quá, khứ diễn biến và xu hướng trong
tương lai của hoạt động NHĐT thế giới.

Nghiên cứu về những nghiệp vụ của NHĐT, những thay đổi về mô hình tổ chức,
xu hướng trong tương lai, những cơ hội và thách thức của hoạt động NHĐT trên thế
giới được tác giả Liaw và K. Thomas (2011) trình bày trong cuốn sách “The Business
of Investment Banking: A Comprehensive Overview”.
Một nghiên cứu khác của Brian DeChesare và Daniel Schäfer (2014) "Small
proves beautiful at boutique banks” cho thấy những hiệu quả tích cực từ mô hình
NHĐT chuyên sâu quy mô nhỏ trên thế giới hiện nay.
Những nghiên cứu này đều là cơ sở nền tảng cho hoạt động NHĐT trên thế giới
nhưng chưa đề cập và nghiên cứu chi tiết về hoạt động NHĐT ở những nước đang phát
triển như Việt Nam.
Tại Việt Nam, khái niệm NHĐT không còn là quá mới vì hiện nay các CTCK
dần mở rộng và cung cấp các dịch vụ NHĐT, tuy nhiên những nghiên cứu về lĩnh vực
này còn hạn chế. Nguồn cơ sở lý luận để nghiên cứu về NHĐT và làm cơ sở triển khai
các hoạt động của nghiệp vụ NHĐT còn thiếu.
Hiện nay, nguồn cơ sở chủ yếu chính là cuốn Cẩm nang về ngân hàng đầu tư
(2009) của tác giả Mạc Quang Huy, trình bày tổng quát các nội dung cơ bản nhất về
NHĐT. Trong cuốn cẩm nang này, cũng chỉ ra những tiềm năng để xây dựng và phát
triển NHĐT tại Việt Nam. Tuy nhiên nguồn dữ liệu chưa được cập nhật trong khi
TTTC toàn cầu và ngành NHĐT lại chuyển động và phát triển không ngừng trong thời
gian qua. Chính vì vậy, việc nghiên cứu và cập nhật liên tục về NHĐT là điều hoàn
toàn cần thiết.


xviii

Luận văn thạc sĩ của tác giả Đoàn Thị Việt Hà (2013) “Xây dựng mô hình ngân
hàng đầu tư tại Việt Nam” đưa ra những nhận định về tình hình hoạt động nghiệp vụ
NHĐT tại CTCK và phát triển mô hình NHĐT chuyên sâu từ các CTCK. Tuy nhiên,
đề tài này chưa làm rõ tính cấp thiết phải xây dựng NHĐT và chưa đề cập đến tính hiệu
quả của từng loại mô hình: như thành lập các công ty con tham gia hoạt động nghiệp

vụ ngân hàng đầu tư, thành lập nên những tập đoàn tài chính, chưa đề cập về CTQLQ
và NHTM có tham gia hoạt động NHĐT để đánh giá chính xác và bao quát hơn về
thực tế tình hình hoạt động và hướng đi trong tương lai của NHĐT tại Việt Nam.
Nghiên cứu của tác giả Tạ Hoàng Hà (2014) “Bàn về mô hình tổ chức hoạt động
của ngân hàng đầu tư tại Việt Nam” chỉ ra hai mô hình hoạt động chính của ngân hàng
đầu tư tại Việt Nam hiện nay là CTCK và ngân hàng tổng hợp kiểu Anh với NHTM sở
hữu công ty con. Nghiên cứu này cho thấy hiện tại hoạt động kinh doanh của cả hai
loại hình CTCK kể trên đều mất cân bằng với cơ cấu doanh thu không ổn định và chưa
phát triển được các loại hình dịch vụ cơ bản của ngân hàng đầu tư là môi giới và bảo
lãnh phát hành, thể hiện ở tỷ trọng doanh thu thấp của các dịch vụ trên. Tuy nhiên,
nghiên cứu không chỉ ra giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả hoạt động NHĐT
cũng như chưa đưa ra hướng đi trong thời gian tới.
Dựa trên nền tảng lý luận chung về NHĐT trên thế giới, tác giả nhận thấy cần
xem xét hoạt động của NHĐT theo các mô hình có thể phát triển, phân tích những mặt
thuận lợi, cũng như hạn chế của từng loại mô hình và dựa trên thực tế điều kiện cụ thể
của Việt Nam để lựa chọn hướng đi phù hợp sẽ khả thi hơn và đây không còn là vấn đề
quá muộn để nghiên cứu vì thực về mặt thực tiễn cũng cho thấy việc nghiên cứu và xây
dựng NHĐT là hoàn toàn cấp thiết.


1

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Phần đầu chương sẽ trình bày những lý luận cơ bản nhất về NHĐT, sau đó nêu
lên quá trình hình thành và phát triển ngành NHĐT thế giới, phân tích tình hình hoạt
động, hiệu quả hoạt động của các NHĐT thế giới trước và sau khủng hoảng kinh tế;
đồng thời rút ra bài học kinh nghiệm xây dựng và phát triển NHĐT từ các nước trong
khu vực cũng như trên thế giới. Phần cuối chương phân tích về tính cấp thiết phải xây
dựng NHĐT tại Việt Nam.
1.1. TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ

1.1.1. Khái niệm và chức năng của ngân hàng đầu tư
1.1.1.1. Khái niệm
Theo Mạc Quang Huy (2009), đứng trên quan điểm truyền thống: NHĐT được hiểu
là một chủ thể trung gian với chức năng chính là tư vấn và thực hiện huy động nguồn
vốn trên thị trường vốn trung, dài hạn cho khách hàng (bao gồm các doanh nghiệp
cũng như các chính phủ).
Theo Liaw, K. Thomas (2011), NHĐT gắn liền với các giao dịch trên thị trường tư
nhân và thị trường công chúng cho các công ty, chính phủ và các nhà đầu tư. Các giao
dịch này bao gồm mua bán, sáp nhập, phát hành riêng lẻ cổ phiếu, chứng khoán vốn
hoặc kết hợp cả hai.
Theo những khái niệm trên, có thể thấy NHĐT hiện đại mặc dù có nhiều thay đổi,
mở rộng đối tượng và khá đa dạng về sản phẩm dịch vụ, tuy nhiên vẫn là một định chế
tài chính trung gian chuyên về các nghiệp vụ hỗ trợ huy động vốn trung và dài hạn
thông qua các nghiệp vụ phức tạp và có quy mô lớn như bảo lãnh phát hành, tư vấn
mua bán, sáp nhập, tái cấu trúc và hoạt động như một nhà tạo lập thị trường.
Hay nói cách khác, về cơ bản NHĐT thực chất là một CTCK nhưng phát triển ở
mức độ cao với các loại nghiệp vụ đa dạng và phức tạp hơn. (Mạc Quang Huy, 2009).


2

Những ngân hàng lớn và phổ biến bao gồm: Barclays, Goldman Sachs, Deutsche
Bank, JP Morgan Chase, BUS, Credit Suisse, Citibank và Lazard. Một số NHĐT
chuyên về phần lớn là khách hàng doanh nghiệp. Nhiều NHĐT cũng cấp dịch vụ bán lẻ
phục vụ cho các khách hàng nhỏ và khách hàng cá nhân.
1.1.1.2. Chức năng của ngân hàng đầu tư
Theo Mạc Quang Huy (2009), NHĐT có các chức năng chính:
Chức năng nhà đầu tư và tạo lập thị trường: NHĐT thông qua nghiệp vụ đầu tư
cho khách hàng (đầu tư thụ động) thực hiện chức năng nhà tạo lập thị trường. Ngoài ra,
ngân hàng đầu tư còn thực hiện nghiệp vụ tự doanh (đầu tư chủ động), tức là việc ngân

hàng chủ động nắm gữa trạng thái “trường“ hoặc “đoản” đối với các sản phẩm khác
nhau.
Chức năng tư vấn: đây là chức năng chủ yếu của NHĐT. Ngoài việc cung cấp các
dịch vụ tư vấn phát hành chứng khoán, NHĐT còn tham gia tư vấn mua bán, sáp nhập
doanh nghiệp, tư vấn chiến lược. Với chức năng này, NHĐT đóng vai trò giúp khách
hàng phân bổ tài sản đầu tư hợp lý và hoạt động hiệu quả hơn.
Chức năng nhà cung cấp dịch vụ: với chức năng này, NHĐT giúp các quỹ đầu cơ
thực hiện các giao dịch với nhà môi giới phụ, thu xếp vốn, thanh toán và đóng vai trò là
nhà môi giới chính cho các quỹ này.
Chức năng môi giới: NHĐT là chủ thể trung gian giữa người mua và người bán,
chịu trách nhiệm tìm kiếm thông tin và kết nối bên mua, bên bán với nhau, qua đó
hưởng một khoản phí. Bởi vì với chức năng này, NHĐT không sở hữu chứng khoán
nên không chịu rủi ro biến động giá, không cần sử dụng vốn ngân hàng và có mức độ
rủi ro thấp.
Chức năng nhận ủy thác: NHĐT có thể thay mặt khách hàng thực hiện các giao
dịch do khách hàng quyết định và quản lý đầu tư cho khách hàng.


3

1.1.2. Các nghiệp vụ và sản phẩm của ngân hàng đầu tư
1.1.2.1. Các nghiệp vụ của ngân hàng đầu tư
Hai nghiệp vụ chính của NHĐT chính là tư vấn mua bán, sáp nhập và bảo lãnh
phát hành chứng khoán (chứng khoán vốn – cổ phiếu, chứng khoán nợ hoặc kết hợp cả
hai).
NHĐT hỗ trợ khách hàng huy động vốn thông qua việc mua toàn bộ chứng
khoán từ đơn vị phát hành và phân phối lại cho các nhà đầu tư cá nhân và tổ chức.
NHĐT sẽ nhận được khoản thu từ chênh lệch giữa giá mua và giá bán.
Nghiệp vụ cốt lõi thứ hai của NHĐT chính là tư vấn chiến lược hoạt động dựa
trên mua, bán sáp nhập. Những dịch vụ chủ yếu cung cấp chính là tư vấn tái cấu trúc,

thực hiện các giao dịch trong các thương vụ mua, bán, tách rời, sáp nhập và chống lại
thâu tóm. Phí tư vấn thường được thương lượng, và đây là một trong những nghiệp vụ
hấp dẫn vì nếu thắng hay thua các NHĐT vẫn nhận được khoản phí nhất định.
Những nghiệp vụ khác của NHĐT chính là tự doanh và ngân hàng bán buôn.
NHĐT còn có thể sử dụng vốn của mình để kinh doanh hoặc đầu tư vốn của chính
mình cũng từ các quỹ gia tăng từ bên ngoài và của các nhà đầu tư bất động sản.
Quản lý đầu tư cũng là một phần của các nghiệp vụ NHĐT, theo đó các NHĐT
sẽ cung cấp các nghiệp vụ chính là quản lý danh mục đầu tư cho khách hàng và quản lý
gia sản. Đây được xem là một nghiệp vụ hấp dẫn hơn vì ít chịu rủi ro hơn và đóng góp
bền vững vào trong tổng doanh thu của NHĐT. Ngoài ra, NHĐT cũng giúp khách hàng
thực hiện các giao dịch chứng khoán qua nghiệp vụ môi giới, cho vay mua chứng
khoán.
1.1.2.2. Các sản phẩm của ngân hàng đầu tư
Có nhiều cách phân loại khác nhau về sản phẩm của NHĐT, tuy nhiên nhìn
chung sản phẩm chủ yếu mà các NHĐT cung cấp chính là cổ phiếu, trái phiếu, các sản
phẩm phái sinh từ chứng khoán và các sản phẩm mới như đầu tư bất động sản, đầu tư


4

vốn tư nhân, các sản phẩm tài trợ vốn và các sản phẩm phái sinh từ hàng hóa cơ bản.
Tùy theo mục đích của và mức độ chấp nhận rủi ro của khách hàng mà khách hàng có
thể lựa chọn các sản phẩm này theo các dòng sản phẩm có thu nhập cố định hay dòng
sản phẩm chứng khoán vốn có giá biến động theo thị giá của cổ phiếu.
1.1.3. Tổ chức hoạt động của ngân hàng đầu tư
Tổ chức hoạt động của NHĐT cũng như các tổ chức tài chính khác được chia làm
các bộ phận chức năng và chia thành các phòng nghiệp vụ dựa trên các sản phẩm dịch
vụ mà NHĐT cung cấp. Một NHĐT đa năng (điển hình như Morgan Stanley và
Goldman Sachs) tổ chức thành các phòng ban với tên gọi khác nhau nhưng nhìn chung
được chia làm 03 bộ phận với các khối nghiệp vụ được mô tả theo Hình 1.1.



5

Khối ngân hàng đầu tư (Investment banking)
Khối đầu tư (Sale & Trading)

Ngân hàng đầu tư

Bộ phận kinh
doanh
(Front office)

Khối nghiên cứu (Research)
Khối quản lý đầu tư (Investment Management)
Khối ngân hàng bán buôn (Merchant banking)
Khối nhà môi giới chính (Prime brogerage)
Khối pháp chế ( Legal and Compliance)

Bộ quản lý rủi ro
(Middle office)

Khối kiểm soát, kiểm toán nội bộ
(Internal Audit)

Bộ phận vận hành
(Back Office)

Khối công nghệ thông tin (Technology)
Khối quản lý nhân sự, cơ sở hạ tầng

(Human resources and Operation)

Hình 1.1. Mô hình tổ chức hoạt động của ngân hàng đầu tư
Nguồn: Liaw, K. Thomas (2011)
Bộ phận kinh doanh: cung cấp các sản phẩm cho khách hàng, chịu trách nhiệm về
tạo ra doanh thu và lợi nhuận cho các NHĐT.
Bộ phận quản lý rủi ro: Bộ phận này thường trực thuộc ban điều hành, định
hướng và giúp NHĐT đi đúng hướng, hạn chế rủi ro trong quá trình hoạt động.


×