Tải bản đầy đủ (.pdf) (165 trang)

Tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.27 MB, 165 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ VĂN QUỐC DƯỢC

TÁC ĐỘNG TRUYỀN DẪN
CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỖ VĂN QUỐC DƯỢC

TÁC ĐỘNG TRUYỀN DẪN
CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số: 60.34.02.01



Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Trần Phúc

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2017


TÓM TẮT
Nghiên cứu này sử dụng mô hình véc-tơ tự hồi quy (VAR) để ước tính tác động
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam trong giai đoạn từ quý 1
năm 1995 đến quý 4 năm 2016; ngoài ra ảnh hưởng của các cú sốc của các biến kinh
tế vĩ mô khác, bao gồm: giá dầu thế giới, chênh lệch sản lượng tiềm năng, cung tiền
và giá nhập khẩu đến lạm phát tại Việt Nam trong cùng thời kỳ cũng được xem xét.
Thông qua hàm phản ứng xung và chức năng phân rã phương sai, kết quả nghiên
cứu cho thấy hệ số truyền dẫn lớn nhất của tỷ giá hối đoái vào chỉ số giá nhập khẩu
là 0,76 sau 4 quý và vào chỉ số giá tiêu dùng là 0,46 sau 5 quý kể từ tác động của cú
sốc tỷ giá đầu tiên. Đồng thời, hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái trong giai đoạn
sau khi Việt Nam gia nhập WTO là cao hơn so với giai đoạn trước đó. Ngoài ra, kết
quả phân tích theo mô hình VAR cũng cho thấy lạm phát còn bị ảnh hưởng bởi các
yếu tố khác như giá dầu, chênh lệch sản lượng, cung tiền và giá nhập khẩu. So sánh
với kết quả của các nghiên cứu trước đây ở Việt Nam cũng như một số quốc gia trong
khu vực, có thể thấy hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát của Việt Nam
ở mức cao.
Bên cạnh tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái, kết quả nghiên cứu cũng cho
thấy cú sốc giá dầu thế giới, chỉ số giá nhập khẩu và cung tiền rộng (M2) là những
nhân tố quan trọng giải thích biến động của lạm phát tại Việt Nam. Tỷ giá hối đoái
giải thích khoảng 15,5% những biến động của lạm phát. Thông qua kết quả ước lượng
này, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách trong công tác điều hành kinh tế vĩ mô
nhằm góp phần kiểm soát lạm phát ở nước ta.



LỜI CAM ĐOAN
Luận văn này chưa từng được trình nộp để lấy học vị thạc sỹ tại bất cứ
một trường đại học nào. Luận văn này là công trình nghiên cứu riêng của tác
giả, dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Trần Phúc - giảng viên Đại học Ngân
hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Kết quả nghiên cứu là trung thực, trong đó
không có các nội dung đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người
khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn.
Đỗ Văn Quốc Dược


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành và sâu sắc tới Tiến sỹ
Nguyễn Trần Phúc - Đại học Ngân hàng Thành phố HCM về sự giúp đỡ, hướng dẫn
tận tình và quý báu của Thầy, cùng với những định hướng, góp ý xác đáng cho nội
dung của luận văn, là một trong những nhân tố quan trọng để tôi có thể hoàn thành
luận văn này.
Trước khi thực hiện luận văn Thạc sỹ, trong quá trình học tập chương trình cao
học, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, truyền đạt kiến thức nhiệt tình của Quý
Thầy, Cô của trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh. Nhân đây, tôi xin
bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến Quý Thầy, Cô.
Tôi cũng gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình - những người luôn quan tâm, chia
sẻ, động viên và hỗ trợ để tôi có thể hoàn thành chương trình học và luận văn này.
Trân trọng !
Đỗ Văn Quốc Dược


MỤC LỤC
TÓM TẮT ...................................................................................................................i
LỜI CAM ĐOAN ......................................................................................................ii
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... iii

MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................ x
DANH MỤC CÁC HÌNH ........................................................................................xi
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU .................................... 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................1
1.2 Mục tiêu của đề tài ...........................................................................................3
1.2.1 Mục tiêu tổng quát.................................................................................... 3
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 3
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..........................................................................................4
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................................4
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu .............................................................................. 4
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu ................................................................................. 4
1.5 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................4
1.6 Phương pháp nghiên cứu ................................................................................5
1.7 Đóng góp của đề tài..........................................................................................5
1.8 Bố cục của luận văn .........................................................................................7
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI
ĐOÁI ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ..... 9
2.1 Khái niệm về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái .................................................9
2.2 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ..................................10
2.2.1 Kênh truyền dẫn trực tiếp ...................................................................... 11
2.2.2 Kênh truyền dẫn gián tiếp ...................................................................... 12
2.2.2.1 Tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái thông qua tổng cầu ......... 13


2.2.2.2 Tác động truyền dẫn của tỷ giá thông qua cán cân thanh toán và
cung tiền .......................................................................................................13
2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái ......14
2.3.1 Yếu tố vi mô............................................................................................. 15

2.3.2 Yếu tố vĩ mô............................................................................................. 16
2.4 Tổng quan kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây .............................19
2.4.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài................................................................ 20
2.4.1.1 Đối với các nền kinh tế phát triển .................................................... 20
2.4.1.2 Đối với các nền kinh tế mới nổi ....................................................... 22
2.4.2 Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................... 24
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 31
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU .......................... 33
3.1 Phương pháp nghiên cứu ..............................................................................33
3.2 Lựa chọn mô hình phân tích .........................................................................33
3.3 Lý thuyết về mô hình VAR ...........................................................................34
3.3.1 Giới thiệu về mô hình VAR .................................................................... 35
3.3.2 Các dạng mô hình VAR ......................................................................... 37
3.3.3 Ứng dụng của mô hình VAR ................................................................. 39
3.3.4 Những điểm mạnh và hạn chế của mô hình VAR ................................ 39
3.4 Lựa chọn các biến và thứ tự các biến trong mô hình .................................41
3.4.1 Lựa chọn các biến .................................................................................. 41
3.4.2 Thứ tự các biến trong phân rã Cholesky ............................................... 44
3.5 Trình tự các bước thực hiện .........................................................................47
3.6 Dữ liệu nghiên cứu .........................................................................................52
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ........................................................................................ 55
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .............................. 56
4.1 Tổng quan diễn biến tỷ giá hối đoái và lạm phát của Việt Nam ...............56
4.1.1 Biến động tỷ giá hối đoái của Việt Nam (1995 – 2016) ........................ 56
4.1.2 Diễn biến lạm phát của Việt Nam (1995 – 2016) .................................. 61


4.1.3 Tỷ giá hối đoái và chỉ số giá nhập khẩu ................................................ 63
4.1.4 Tỷ giá hối đoái và lạm phát CPI ............................................................ 66
4.2 Kiểm định yếu tố mùa vụ ..............................................................................68

4.3 Phân chia giai đoạn nghiên cứu ....................................................................68
4.4 Kiểm định tính dừng của các chuỗi dữ liệu .................................................70
4.5 Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình và kiểm định loại bỏ trễ ...................71
4.6 Kiểm định sự phù hợp của mô hình .............................................................72
4.6.1 Kiểm định tính ổn định của mô hình .................................................... 72
4.6.2 Kiểm định tính dừng và hiện tượng tự tương quan của phần dư ........ 74
4.6.3 Kiểm định phương sai thay đổi .............................................................. 75
4.7 Hàm phản ứng xung ......................................................................................76
4.7.1 Phản ứng của giá cả đối với cú sốc của tỷ giá ...................................... 76
4.7.2 Ước tính hệ số truyền dẫn ...................................................................... 80
4.7.3 Tác động của các biến số vĩ mô khác tới lạm phát ............................... 89
4.7.3.1 Tác động của cú sốc giá dầu ............................................................ 89
4.7.3.2 Tác động của cú sốc chênh lệch sản lượng tiềm năng..................... 90
4.7.3.3 Tác động của cú sốc trong chính sách tiền tệ .................................. 91
4.7.3.4 Tác động của cú sốc giá nhập khẩu ................................................. 92
4.8 Kiểm định tính vững chắc (robustness) của mô hình .................................93
4.9 Phân rã phương sai ........................................................................................95
KẾT LUẬN CHƯƠNG IV ................................................................................... 101
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................... 104
5.1 Tóm lược những kết quả nghiên cứu .........................................................104
5.2 Những hàm ý về chính sách ........................................................................108
5.3 Những hạn chế của nghiên cứu ..................................................................112
5.3.1 Về mặt số liệu........................................................................................112
5.3.2 Về mô hình nghiên cứu ........................................................................113
5.4 Đề xuất hướng nghiên cứu trong tương lai ...............................................114
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 115


PHỤ LỤC ............................................................................................................... 121
PHỤ LỤC 1. Cách tính giá trị của biến NEER ...............................................121

PHỤ LỤC 2. Mức độ phụ thuộc nhập khẩu và độ mở của nền kinh tế Việt Nam
so với một số quốc gia trong khu vực ...............................................................124
PHỤ LỤC 3. Kiểm định tính mùa vụ của các biến .........................................126
PHỤ LỤC 4. Chi tiết kiểm định tính dừng của các biến ................................129
PHỤ LỤC 5. Tổng hợp kết quả kiểm định tính dừng của các biến ..............141
PHỤ LỤC 6. Lựa chọn độ trễ tối ưu cho mô hình VAR ................................144
PHỤ LỤC 7. Kiểm định sự phù hợp của mô hình ..........................................147


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Việt
Từ viết đầy đủ

Từ viết tắt
ĐVT

Đơn vị tính

NHNN

Ngân hàng Nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

NHTW

Ngân hàng Trung ương
Việt Nam Đồng


VND

Từ viết tắt tiếng Anh
Từ viết tắt

Từ viết đầy đủ

Dịch nghĩa tiếng Việt

ADB

Asia Development Bank

Ngân hàng Phát triển Châu Á

AIC

Akaike Info Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Akaike

ADF

Augmented Dickey - Fuller

CPI

Consumer Price Index


Chỉ số giá tiêu dùng

DOTs

Direction of Trade Statistics

Chỉ dẫn thống kê thương mại

FED

Federal Reserve System

Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GSO

General Statistics Office

Tổng cục Thống kê

Kiểm định Dickey - Fuller mở
rộng

International Financial

IFS

Statictics

Thống kê tài chính quốc tế

IMF

International Monetary Fund

Quỹ Tiền tệ quốc tế

IMP

Import Price Index

Chỉ số giá nhập khẩu

IRF

Impulse Response Function

Hàm phản ứng xung

M2

Cung tiền rộng


NEER

REER

Norminal Effective Exchange

Tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh

Rate

nghĩa

Real Effective Exchange Rate

Tỷ giá hối đoái hữu hiệu thực
Bình phương nhỏ nhất thông

OLS

Ordinary Least Square

thường

Output Gap

Chênh lệch sản lượng

PP

Phillips - Perron

Kiểm định Phillips - Perron


SIC

Schwarz Info Criterion

Tiêu chuẩn thông tin Schwarz

VAR

Vector Auto-regression Model

Mô hình tự hồi quy véc-tơ

VECM

Vector Error Correction Model

Mô hình véc-tơ hiệu chỉnh sai số

World Trade Organization

Tổ chức Thương mại Thế giới

OPGAP

WTO


DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 3.1 Tổng hợp các biến sử dụng trong mô hình ............................................... 52
Bảng 4.1 Những điều chỉnh tỷ giá chính thức của Việt Nam (1995 – 2015) .......... 59
Bảng 4.2 Kết quả kiểm định tính mùa vụ của các biến ............................................ 68
Bảng 4.3 Kết quả hồi quy chuỗi CPI theo phương pháp LS với 2 điểm gãy ........... 69
Bảng 4.4 Hệ số truyền dẫn của tỷ giá đến lạm phát ................................................. 81
Bảng 4.5 So sánh hệ số truyền dẫn của Việt Nam với một số nước khu vực Châu Á
................................................................................................................................... 88
Bảng 4.6 Hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái khi thay đổi thứ tự các biến trong mô
hình VAR ................................................................................................................. 95
Bảng 4.7 (a) Phân rã phương sai của CPI, giai đoạn 1995Q1 - 2016Q4 ................. 96
Bảng 4.7 (b) Phân rã phương sai của CPI, giai đoạn 1995Q1 - 2007Q1 ................. 96
Bảng 4.7 (c) Phân rã phương sai của CPI, giai đoạn 2007Q2 - 2016Q4 ................. 97
Bảng 4.8 Mục tiêu và tăng trưởng M2, giai đoạn 2000 – 2015 (%/năm) .............. 100


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ................................. 11
Hình 2.2 Mô hình IS - LM ....................................................................................... 13
Hình 4.1 Biến động tỷ giá danh nghĩa USD/VND (1995Q1 đến 2016Q4) ............. 57
Hình 4.2 Biến động tỷ giá danh nghĩa USD/VND và .............................................. 60
tỷ giá hữu hiệu danh nghĩa của Việt Nam, 1995Q1 – 2016Q4 ................................ 60
Hình 4.3 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam, giai đoạn 1995 – 2016 .............................. 61
Hình 4.4 Chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam và một số quốc gia Châu Á ............... 63
Hình 4.5 Tỷ trọng kim ngạch nhập khẩu so với GDP (%) của Việt Nam và một số
quốc gia Đông Nam Á .............................................................................................. 64
Hình 4.6 Độ mở của nền kinh tế Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á ........ 65
Hình 4.7 Diễn biến tỷ giá hối đoái (NEER) và chỉ số giá nhập khẩu ...................... 66
Hình 4.8 Tỷ giá hối đoái danh nghĩa và lạm phát tại Việt Nam (1995 – 2016) ...... 67
Hình 4.9 (a) Tính ổn định của mô hình giai đoạn 1995Q1 - 2016Q4 ...................... 73
Hình 4.9 (b) Tính ổn định của mô hình giai đoạn 1995Q1 - 2007Q1 ...................... 73

Hình 4.9 (c) Tính ổn định của mô hình giai đoạn 2007Q2 - 2016Q4 ...................... 74
Hình 4.10 (a) Phản ứng của CPI đối với cú sốc ....................................................... 76
một lần độ lệch chuẩn của tỷ giá hối đoái, giai đoạn 1995Q1 - 2016Q4 ................. 76
Hình 4.10 (b) Phản ứng của CPI trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của tỷ giá hối
đoái, giai đoạn 1995Q1 - 2007Q1 ............................................................................ 77
Hình 4.10 (c) Phản ứng của CPI trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của tỷ giá hối
đoái, giai đoạn 2007Q2 - 2016Q4 ............................................................................ 77
Hình 4.11 (a) Phản ứng của tỷ giá trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của chính nó,
giai đoạn 1995Q1 – 2016Q4 .................................................................................... 79
Hình 4.11 (b) Phản ứng của tỷ giá trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của chính nó,
giai đoạn 1995Q1 - 2007Q1 ..................................................................................... 79
Hình 4.11 (c) Phản ứng của tỷ giá trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của chính nó,
giai đoạn 2007Q2 – 2016Q4 .................................................................................... 80


Hình 4.12 (a) Hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát, giai đoạn 1995Q1 2016Q4 ..................................................................................................................... 82
Hình 4.12 (b) Hệ số truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát, giai đoạn 1995Q1 2007Q1 ..................................................................................................................... 82
Hình 4.13 Hệ số truyền dẫn của giá dầu đến lạm phát, giai đoạn 1995Q1 - 2016Q4
................................................................................................................................... 90
Hình 4.14 Phản ứng tích lũy của CPI đối với cú sốc một lần độ lệch chuẩn của chênh
lệch sản lượng tiềm năng .......................................................................................... 91
Hình 4.15 Phản ứng của CPI trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của cung tiền .... 92
Hình 4.16 Phản ứng của CPI trước cú sốc một lần độ lệch chuẩn của giá nhập khẩu
................................................................................................................................... 93


1

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Tỷ giá hối đoái là một loại giá cả có tầm quan trọng đặc biệt đối với nền kinh
tế, nhất là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. Tỷ giá có thể ảnh
hưởng đến nền kinh tế thông qua các lĩnh vực khác nhau như thương mại, giá cả và
ngân sách. Trong môi trường hội nhập kinh tế quốc tế, mức độ toàn cầu hóa và quốc
tế hóa diễn ra nhanh chóng đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế, do
vậy, vai trò của tỷ giá hối đoái ngày càng trở nên quan trọng. Từ những năm 1970,
các nhà kinh tế học đã bắt đầu nghiên cứu những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ giá hối
đoái và ngược lại, tác động của những biến động tỷ giá hối đoái đến giá cả trong
nước. Qua thực tế cho thấy, tỷ giá hối đoái biến động lớn sau cuộc khủng hoàng tài
chính quốc tế năm 1998 và cuộc khủng hoảng nợ quốc tế đã làm tăng sự chú ý đối
với truyền dẫn của tỷ giá hối đoái. Cho đến nay, đã có một số lượng lớn các công
trình nghiên cứu lý thuyết cũng như thực nghiệm về các yếu tố quyết định, động lực
và mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái ở các quốc gia, các ngành và trên từng sản
phẩm khác nhau. Như vậy, vấn đề truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến giá cả đã được
công nhận là một kênh truyền dẫn quan trọng và phức tạp. Một trong những ảnh
hưởng mà kênh truyền dẫn này gây ra đối với nền kinh tế là tác động đến lạm phát,
hay nói rộng ra là tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát.
Đối với nước ta, lạm phát luôn là vấn đề thu hút sự quan tâm của cả xã hội, từ
người dân, các doanh nghiệp, các ngân hàng, đến các nhà nghiên cứu và nhà hoạch
định chính sách. Việt Nam đã trải qua những thời kỳ lạm phát cao, chẳng hạn trong
những năm 1989 – 1991 với tỷ lệ trung bình hàng năm là 57%. Đến năm 1995, tỷ lệ
lạm phát đã được kiềm chế ở mức 12,9%, sau đó giảm về mức thấp nhất với tỷ lệ là
-0,5% vào năm 2000 (Tô Thị Ánh Dương và ctg, 2012). Tuy nhiên, diễn biến lạm
phát trong các năm qua cho thấy nguy cơ lạm phát cao vẫn còn tiềm ẩn, đe dọa sự ổn
định và tăng trưởng kinh tế bền vững của nước ta trong tương lai. Lạm phát thường


2


gắn với thuật ngữ đồng tiền bị mất giá, và khi lạm phát càng tăng cao thì đồng tiền
Việt Nam càng bị mất giá mạnh. Câu hỏi đặt ra là, trong mối quan hệ theo chiều
ngược lại, sự mất giá của nội tệ so với ngoại tệ sẽ tác động như thế nào đến lạm phát
? Vấn đề này đã được nhiều tác giả ngoài nước cũng như trong nước quan tâm nghiên
cứu và được khái quát hóa thành nội dung truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm
phát. Lian An (2006) cho rằng sự hiểu biết thấu đáo về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
là quan trọng, vì một số lý do:
Thứ nhất, các kiến thức về mức độ và thời gian của truyền dẫn là rất cần thiết
cho việc đánh giá đúng đắn của truyền tải chính sách tiền tệ vào giá cũng như dự báo
lạm phát.
Thứ hai, việc áp dụng mục tiêu lạm phát đòi hỏi kiến thức về độ lớn và tốc độ
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vào lạm phát.
Cuối cùng, mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái có ý nghĩa quan trọng đối với
hiệu ứng “dịch chuyển chi tiêu” (expenditure-switching) từ tỷ giá hối đoái.
Đối với Việt Nam, Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 – 2020
(Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011) nêu rõ: “Chính sách tiền tệ phải chủ động và linh
hoạt, thúc đẩy tăng trưởng bền vững, kiểm soát lạm phát, ổn định giá trị đồng tiền”.
Do vậy, hiểu và giải quyết vấn đề truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát có ý
nghĩa rất quan trọng, có thể giúp cho các quyết định điều chỉnh tỷ giá hối đoái của
Ngân hàng Nhà nước trở nên chính xác hơn, từ đó góp phần cùng với các công cụ
khác của chính sách tiền tệ nhằm kiểm soát tốt mục tiêu lạm phát và ổn định kinh tế
vĩ mô.
Trong khi đó, ở Việt Nam, các nghiên cứu chuyên sâu về tác động truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái đến lạm phát là không nhiều, một số nghiên cứu tập trung vào truy
tìm nguồn gốc của lạm phát hoặc các yếu tố quyết định đến lạm phát (trong đó có tỷ
giá hối đoái) như: IMF (2003, 2006); Nguyễn Thị Thu Hằng và Nguyễn Đức Thành
(2010); Ulrich Camen (2006). Mặc khác, trong một số nghiên cứu, chẳng hạn như
Nguyễn Văn Minh (2009), việc tính giá trị của biến NEER chỉ dựa trên “rổ” tiền tệ
của 10 đối tác thương mại, chiếm 73,9% tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu của Việt



3

Nam và bỏ qua một số đối tác thương mại lớn, chẳng hạn Đài Loan, chiếm gần 8%
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu, có thể làm cho việc tính toán biến này có độ chính
xác không cao. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và các tác giả (2010) nhận
thấy rằng tỷ giá hối đoái có thể không kiềm chế được lạm phát, trừ khi cung tiền và
tăng trưởng tín dụng được kiểm soát. Tuy nhiên nghiên cứu này không ước tính mức
độ truyền dẫn những thay đổi của tỷ giá hối đoái đến lạm phát; hay nghiên cứu của
các tác giả Nguyễn Đình Minh Anh, Trần Mai Anh, Võ Trí Thành (2010) với biến tỷ
giá được sử dụng là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương giữa USD và VND, trong
đó VND được neo gần như cố định so với USD, nên nó hầu như không phản ánh
được các hiệu ứng đối với nền kinh tế.
Bên cạnh đó, một số nghiên cứu như Võ Văn Minh (2009), IMF (2003, 2006)
sử dụng dữ liệu trong một khoảng thời gian ngắn và cách đây đã lâu, chẳng hạn như
Võ Văn Minh (2009), dữ liệu sử dụng theo tháng từ năm 2001 đến năm 2007, nên
không phản ánh được những biến động của tỷ giá hối đoái tác động như thế nào đến
lạm phát trong thời gian gần đây, nhất là sau khi Việt Nam gia nhập WTO.
Từ ý nghĩa và tình hình thực tế đó, đề tài: “Tác động truyền dẫn của tỷ giá
hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu để làm luận văn
thạc sỹ.
1.2 Mục tiêu của đề tài
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu này là đánh giá tác động truyền dẫn của tỷ
giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam. Ngoài ra, nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng
của những biến số kinh tế vĩ mô khác như: giá dầu thế giới, chênh lệch sản lượng
tiềm năng, cung tiền và giá nhập khẩu đến lạm phát. Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm
ý chính sách trong điều hành kinh tế vĩ mô.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Trong đề tài này, tác giả hướng tới các mục tiêu cụ thể như sau:

Một là, ước tính mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát ở Việt
Nam.


4

Hai là, đánh giá mức độ tác động của các biến kinh tế vĩ mô khác, bao gồm: giá
dầu thế giới, chênh lệch sản lượng tiềm năng, cung tiền và giá nhập khẩu đến lạm
phát tại Việt Nam.
Từ đó, tác giả đưa ra một số hàm ý chính sách trong điều hành kinh tế vĩ mô
nhằm hướng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô như
chủ trương của Chính phủ những năm gần đây và trong thời gian tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để hướng đến mục tiêu thứ nhất, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra là: cú sốc tỷ
giá ảnh hưởng như thế nào đến lạm phát tại Việt Nam, cụ thể:
- Trong trường hợp giả định các yếu tố khác không đổi, khi tỷ giá hối đoái tăng
1% (VND mất giá) thì lạm phát tăng bao nhiêu phần trăm ?
- Có sự khác nhau về mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát giữa
hai giai đoạn: trước và sau khi Việt Nam gia nhập WTO hay không ?
Để giải quyết mục tiêu thứ hai, câu hỏi được đặt ra là: ngoài tỷ giá hối đoái, cú
sốc của các biến số kinh tế vĩ mô khác (giá dầu thế giới, chênh lệch sản lượng tiềm
năng, cung tiền và giá nhập khẩu) tác động như thế nào đến lạm phát tại Việt Nam ?
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái
đến lạm phát tại Việt Nam thông qua chỉ số giá nhập khẩu (IMP) và chỉ số giá tiêu
dùng (CPI).
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian nghiên cứu: tại Việt Nam
- Về thời gian: Giai đoạn được lựa chọn nghiên cứu từ quý 1 năm 1995 đến quý

4 năm 2016.
1.5 Nội dung nghiên cứu
Những nội dung nghiên cứu chính trong luận văn bao gồm: tìm hiểu các lý
thuyết về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và khảo lược một số nghiên cứu
trước đây của các tác giả ngoài nước cũng như trong nước có liên quan đến vấn đề


5

nghiên cứu, qua đó xây dựng mô hình nghiên cứu, ước lượng mô hình và phân tích
những kết quả để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Từ đó tác giả đưa ra một
số hàm ý trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô.
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Để trả lời các câu hỏi nghiên cứu đặt ra, dựa trên các kết quả nghiên cứu trước
đây, tác giả xây dựng mô hình kinh tế lượng dưới dạng tự hồi quy véc-tơ (Vector
Auto-regression Model - VAR) với sự hỗ trợ của phần mềm kinh tế lượng Eviews,
phiên bản 9.5. Việc sử dụng mô hình VAR, thông qua chức năng hàm phản ứng xung,
cho phép tác giả ước tính độ lớn và thời gian truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm
phát cũng như đánh giá mức độ tác động của các biến vĩ mô khác (giá dầu, chênh
lệch sản lượng, cung tiền, giá nhập khẩu) đến lạm phát tại Việt Nam. Bên cạnh đó,
chức năng phân rã phương sai cho biết tầm quan trọng của các biến trong việc giải
thích những biến động của lạm phát ở nước ta.
Chi tiết về phương pháp nghiên cứu sẽ được tác giả trình bày trong chương 3
của luận văn.
Ngoài ra, để làm rõ một số vấn đề liên quan trong quá trình nghiên cứu, tác giả
còn sử dụng các phương pháp khác như:
- Phương pháp thống kê - mô tả, dùng để phân tích, mô tả các biến trong mô
hình.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu: So sánh giữa lý thuyết và thực tế; so sánh
giữa kết quả nghiên cứu của tác giả với kết quả nghiên cứu ở những quốc gia khác

được lựa chọn và ở Việt Nam để rút ra những nhận xét, kết luận.
1.7 Đóng góp của đề tài
Thứ nhất, các nghiên cứu trước đây về vấn đề truyền dẫn của tỷ giá hối đoái vẫn
còn một số nội dung cần tiếp tục được hoàn thiện. Chẳng hạn, nghiên cứu của tác giả
Võ Văn Minh (2009) đã chỉ ra rằng tác động truyền dẫn của tỷ giá hối đoái tại Việt
Nam đang ở mức độ trung bình so với các nền kinh tế khác. Mặc dù vậy, bài nghiên
cứu này lại không đưa ra cách giải thích về thứ tự của các biến trong phân rã Cholesky.
Nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hằng và các tác giả (2010) đã chỉ ra rằng chính sách


6

tỷ giá hối đoái có thể không kiềm chế được lạm phát, trừ khi lượng cung tiền và tỷ lệ
tăng trưởng tín dụng được kiểm soát. Tuy nhiên, nghiên cứu này lại không ước tính
cụ thể mức độ và thời gian thay đổi của lạm phát trước cú sốc của tỷ giá hối đoái. Tác
giả cố gắng bổ sung và hoàn thiện thêm các nội dung trên trong luận văn của mình.
Thứ hai, trong một số nghiên cứu trước, chẳng hạn của các tác giả Nguyễn Đình
Minh Anh, Trần Mai Anh, Võ Trí Thành (2010) biến tỷ giá được sử dụng trong mô
hình là tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương USD/VND, trong đó VND được neo
khá cứng nhắc so với USD trong một số giai đoạn nên có những hạn chế nhất định
trong việc phản ánh những biến động của VND so với tiền tệ của các đối tác thương
mại của Việt Nam. Một số nghiên cứu, chẳng hạn như của Võ Văn Minh (2009) sử
dụng biến tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa (NEER) thay cho tỷ giá USD/VND
nhưng việc tính NEER chỉ dựa trên rổ tiền tệ của 10 đối tác thương mại, chiếm 73,9%
tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu của Việt Nam và bỏ qua một số đối tác thương mại
lớn, chẳng hạn như Đài Loan, chiếm gần 8% tổng kim ngạch xuất - nhập khẩu, có
thể làm cho việc tính toán biến này có độ chính xác không cao. Do vậy, trong luận
văn này, biến tỷ giá hối đoái được sử dụng là tỷ giá hối đoái hữu hiệu danh nghĩa
(NEER), được tác giả tính toán dựa trên “rổ” tiền tệ của 35 quốc gia và vùng lãnh
thổ, chiếm tỷ trọng 93,8% trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam (tính

trung bình trong giai đoạn từ quý 1 năm 1995 đến quý 4 năm 2016), do vậy sẽ có mức
độ chính xác cao hơn so với những nghiên cứu trước đây.
Thứ ba, trong một số ít nghiên cứu trước đây, khi so sánh mức độ truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam giữa hai giai đoạn trước và sau khi
nước ta trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức WTO, thường lấy mốc thời gian vào
năm 2006, là thời điểm Việt Nam ký kết hiệp định gia nhập tổ chức này. Trong nghiên
cứu của mình, tác giả xác định và lựa chọn thời điểm là quý 1 năm 2007, là kết quả
hồi quy với điểm gãy của chuỗi dữ liệu CPI, có độ trễ nhất định so với các nghiên
cứu trước.
Thứ tư, một số nghiên cứu trước đây sử dụng dữ liệu trong một khoảng thời
gian tương đối ngắn và chưa được cập nhật trong những năm gần đây. Do vậy, trong


7

luận văn này, tác giả nghiên cứu với mẫu dữ liệu trong khoảng thời gian dài hơn và
cập nhật đến thời điểm mới nhất có thể (từ 1995Q1 đến 2016Q4).
Thứ năm, trong việc kiểm định mô hình VAR, thường trong các nghiên cứu
trước, việc xác định độ trễ của mô hình chỉ dựa trên các tiêu chí đưa ra bởi mô hình,
chưa có kiểm định loại bỏ trễ (Lag Exclution Tests) nhằm loại bỏ các biến trễ không
có ý nghĩa thông kê khỏi mô hình. Trong nghiên cứu của mình, bên cạnh việc căn cứ
các tiêu chí lựa chọn độ trễ, tác giả còn kiểm định để xem một độ trễ nào đó có ý
nghĩa thống kê hay không, nếu không có ý nghĩa thống kê (với mức ý nghĩa 5%) sẽ
bị loại bỏ, còn nếu có ý nghĩa thống kê thì sẽ được thêm vào.
Thứ sáu, thông qua kết quả của nghiên cứu này, tác giả kỳ vọng cung cấp thêm
bằng chứng thực nghiệm về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt Nam,
từ đó đưa ra một số hàm ý về chính sách nhằm đảm bảo mục tiêu chung hướng đến
kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô theo chủ trương của Chính phủ những năm
gần đây và trong thời gian tới.
1.8 Bố cục của luận văn

Bố cục của luận văn bao gồm 5 chương, trong đó:
Chương 1. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
Trong chương này, tác giả giới thiệu tổng quan về nghiên cứu như: xác định
vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu hướng đến của
đề tài, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, nội dung nghiên cứu,
phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của luận văn và bố cục của luận văn.
Chương 2. Cơ sở lý thuyết về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát
và tổng quan các nghiên cứu trước
Chương 2 trình bày một số khái niệm và cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái,
các yếu tố ảnh hưởng lên truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và tổng quan
một số kết quả nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới cũng như ở Việt Nam.
Mục đích của chương 2 là xây dựng nền tảng lý thuyết có liên quan đến vấn đề
nghiên cứu, từ đó có thể luận giải những kết quả nghiên cứu trong chương 4. Đồng
thời, thông qua việc tổng quan các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài và trong nước


8

có liên quan đến vấn đề truyền dẫn của tỷ giá hối đoái, tác giả rút ra những vấn đề
còn hạn chế, từ đó làm rõ sự cần thiết của đề tài và trên cơ sở kế thừa những kết quả
nghiên cứu trước, tác giả lựa chọn phương pháp và mô hình nghiên cứu phù hợp.
Chương 3. Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Trong chương 3, tác giả trình bày những phương pháp được sử dụng để nghiên
cứu, lựa chọn mô hình phân tích, những nội dung cơ bản về mô hình VAR, lựa chọn
các biến và thứ tự các biến trong mô hình, trình tự các bước thực hiện nghiên cứu và
những nội dung về dữ liệu nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 4 trình bày kết quả phân tích từ mô hình thực nghiệm và những thảo
luận về kết quả đó.
Trước hết là phần tổng quan những diễn biến của tỷ giá hối đoái, giá nhập khẩu

và lạm phát để xem xét xu hướng biến động và mối quan hệ giữa chúng trong giai
đoạn nghiên cứu; tiếp theo là thực hiện các bước cụ thể đã được trình bày trong
chương 3 để ước tính mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát tại Việt
Nam, cũng như mức độ tác động của các biến số vĩ mô khác (giá dầu, chênh lệch sản
lượng tiềm năng, cung tiền và giá nhập khẩu) đến lạm phát và thực hiện chức năng
phân rã phương sai để xem xét mức độ giải thích của các biến kinh tế vĩ mô đối với
những biến động của lạm phát tại Việt Nam.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Chương 5 trình bày tóm lược những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những gợi
ý trong việc hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô. Bên cạnh đó, chương này cũng đề
cập đến những điểm còn hạn chế của nghiên cứu và hướng phát triển của đề tài trong
tương lai nếu tác giả có điều kiện nghiên cứu sâu hơn.


9

CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TRUYỀN DẪN CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI
ĐẾN LẠM PHÁT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC
Mục tiêu của chương 2 là trình bày những cơ sở lý thuyết về truyền dẫn của tỷ
giá hối đoái đến lạm phát, trong đó làm rõ những nội dung về khái niệm truyền dẫn
của tỷ giá hối đoái, cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát và những yếu
tố ảnh hưởng đến mức độ truyền dẫn. Đây là cơ sở để tác giả có thể luận giải những
kết quả nghiên cứu trong chương 4. Đồng thời, trong chương này cũng trình bày tổng
quan các nghiên cứu trước đây ở nước ngoài và trong nước có liên quan đến vấn đề
truyền dẫn của tỷ giá hối đoái và rút ra những vấn đề còn hạn chế của nó, từ đó làm
rõ sự cần thiết của đề tài. Bên cạnh đó, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu
trước, tác giả xây dựng phương pháp, mô hình nghiên cứu phù hợp và bổ sung, hoàn
thiện những vấn đề còn hạn chế trong nghiên cứu của mình.
2.1 Khái niệm về truyền dẫn của tỷ giá hối đoái

Cụm từ “pass - through” - truyền dẫn, lần đầu tiên được sử dụng trong ngôn ngữ
kinh tế bởi Magee vào năm 1973 (Bhagawati, 1991) trong bài báo của ông khi giải
thích sự tác động của giảm giá tiền tệ. Kể từ đó, thuật ngữ này được sử dụng rộng rãi
trong kinh tế. Tùy theo mục tiêu nghiên cứu mà khái niệm này được hiểu có đôi chút
khác biệt.
Trong bài nghiên cứu của Goldberg và Knetter (1996) hay Olivei (2002), mức
truyền dẫn tỷ giá hối đoái được định nghĩa là phần trăm thay đổi trong giá nhập khẩu
tính bằng nội tệ do 1% thay đổi tỷ giá hối đoái giữa quốc gia nhập khẩu và quốc gia
xuất khẩu gây ra.
Nghiên cứu của tác giả McCarthy (2000) thì xem xét truyền dẫn của tỷ giá hối
đoái dưới góc độ là mức chuyển của tỷ giá hối đoái và giá nhập khẩu đến giá cả sản
xuất nội địa - PPI và giá tiêu dùng - CPI.


10

Trong một số bài nghiên cứu khác như của Lian An (2006) và Mwase (2006),
khái niệm về truyền dẫn tỷ giá hối đoái thường được hiểu rộng hơn, đó là mức chuyển
của cú sốc tỷ giá vào các chỉ số giá, bao gồm chỉ số giá nhập khẩu, chỉ số giá sản xuất
và chỉ số giá tiêu dùng.
Một khái niệm được sử dụng rộng rãi trong bài nghiên cứu của các tác giả ở
nhóm nước đang phát triển, tiêu biểu là Ito và Sato (2006), theo đó: “truyền dẫn tỷ
giá hối đoái là phần trăm thay đổi của các chỉ số giá trong nước khi tỷ giá hối đoái
danh nghĩa thay đổi 1%”. Khái niệm “truyền dẫn tỷ giá hối đoái” trên góc độ này phù
hợp với Việt Nam, là một quốc gia nằm trong nhóm nước đang phát triển.
Trên cơ sở đó, truyền dẫn của tỷ giá hối đoái trong luận văn này được hiểu là
ảnh hưởng của biến động tỷ giá hối đoái đến tỷ lệ lạm phát trong nước, cụ thể là: khi
tỷ giá hối đoái tăng 1% thì lạm phát sẽ tăng bao nhiêu phần trăm.
Mức độ truyền dẫn của tỷ giá hối đoái có thể diễn ra một cách hoàn toàn
(complete), không hoàn toàn (incomplete) hoặc không xảy ra tùy vào đặc điểm kinh

tế của từng quốc gia. Khi tỷ giá hối đoái thay đổi 1% làm cho giá cả nội địa thay đổi
1% thì mức độ truyền dẫn là hoàn toàn. Trường hợp tỷ giá hối đoái thay đổi 1% làm
cho giá cả trong nước thay đổi ít hơn 1% thì mức độ truyền dẫn là không hoàn toàn.
Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi nhưng không làm thay đổi giá cả tính bằng nội tệ, thì vấn
đề truyền dẫn của tỷ giá hối đoái không xảy ra.
2.2 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát
Những thay đổi trong tỷ giá hối đoái có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát trong
nước theo hai kênh là trực tiếp và gián tiếp (Nicoleta, 2007), như được mô tả qua sơ
đồ như hình 2.1 dưới đây.


11

Nội tệ
giảm giá

Kênh
trực tiếp

Giá NVL nhập
khẩu tăng

Giá hàng hóa
nhập khẩu tăng

Chi phí sản
xuất tăng

Kênh
gián tiếp


Cầu hàng hóa
trong nước tăng

Cầu hàng hóa
XK tăng

Nhu cầu lao
động tăng

Xuất khẩu
ròng tăng

Tiền
lương tăng

Giá bán sản
phẩm tăng

Tổng
Cầu tăng

Cán cân thanh
toán thặng dư

Cung tiền
tăng

Giá cả tiêu dùng trong nước tăng
Hình 2.1 Cơ chế truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến lạm phát

Nguồn: Klodiana Istrefi and Valentina Semi (2007) và tổng hợp của tác giả.
2.2.1 Kênh truyền dẫn trực tiếp
Trong kênh trực tiếp, truyền dẫn của tỷ giá hối đoái đến từ phạm vi bên ngoài
quốc gia, thông qua giá hàng hóa nhập khẩu.


×