Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Phân tích ứng xử giữa đất nền và tường vây hố đào cho công trình khu vực quận quận 1 thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.4 MB, 152 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRẦN HỒNG NGUYÊN

PHÂN TÍCH ỨNG XỬ GIỮA ĐẤT NỀN VÀ TƯỜNG VÂY
HỐ ĐÀO CHO CÔNG TRÌNH KHU VỰC QUẬN 1 - TP.HCM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÀNH XÂY DỰNG DÂN DỤNG VÀ CÔNG NGHIỆP

TP.HCM, Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TP. HỒ CHÍ MINH
--------------------

TRẦN HỒNG NGUYÊN

PHÂN TÍCH ỨNG XỬ GIỮA ĐẤT NỀN VÀ TƯỜNG VÂY
HỐ ĐÀO CHO CÔNG TRÌNH KHU VỰC QUẬN 1 - TP.HCM
Chuyên ngành : Xây dựng dân dụng và công nghiệp
Mã số chuyên ngành: 60 58 02 08

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÂY DỰNG

Người hướng dẫn khoa học
TS. TRẦN THANH DANH


TP. Hồ Chí Minh năm 2018


i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan rằng luận văn “Phân tích ứng xử giữa đất nền và tường vây
hố đào cho công trình khu vực quận 1 – TP. HCM” là bài nghiên cứu của chính
tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong luận văn này,
tôi cam đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của luận văn này chưa từng
được công bố hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong
luận văn này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Luận văn này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các
trường đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.

TP. Hồ Chí Minh, 2018

TRẦN HỒNG NGUYÊN


ii

LỜI CÁM ƠN
Lời cám ơn đầu tiên chân thành gởi đến Thầy TS. Trần Thanh Danh.
Thầy đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong quá trình học và suốt quá trình làm luận
văn. Thầy đưa ra những định hướng và lời khuyên rất hữu ích trong quá trình
nghiên cứu đề tài này. Những định hướng, lời khuyên, sự tận tình của Thầy là

động lực giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Cám ơn các Thầy Cô khoa Xây dựng và Điện trường Đại học Mở TP.
Hồ Chí Minh đã truyền đạt những kiến thức thật sự bổ ích trong toàn bộ quá
trình giảng dạy.
Cám ơn các anh, chị, em và Ban giám đốc Xí Nghiệp 5 – Công ty
Nagecco đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong trong suốt thời gian học tập
và hoàn thành luận văn này.
Cám ơn tất cả người thân trong gia đình và những người bạn đã ủng hộ
tinh thần, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian học tập và hoàn thành luận
văn.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2018

TRẦN HỒNG NGUYÊN


iii

TÓM TẮT
Trong tình hình phát triển đô thị hiện nay việc các công trình cao tầng có tầng
hầm xây chen trong khu vực đô thị ngày càng nhiều, việc thiết kế và thi công các
công trình có tầng hầm phải được thực hiện sao cho đảm bảo độ an toàn, kinh tế và
tăng hiệu quả sử dụng.
Quá trình thiết kế và thi công hố đào sâu là một phân đoạn quan trọng của kỹ
thuật nền móng. Tùy thuộc vào tải trọng công trình, chiều rộng, chiều sâu tầng hầm
và cùng với điều kiện địa chất công trình, để giảm thiểu sự rủi ro trong quá trình thiết
kế và thi công tầng hầm sử dụng tường vây cọc Barrette nhằm đảm bảo mức độ an
toàn trong quá trình thi công có nhiều vấn đề cần đề cập đến.
Vì vậy đề tài luận văn “Phân tích ứng xử giữa đất nền và tường vây hố đào
cho công trình khu vực quận 1 – TP. HCM” này chủ yếu tập trung nghiên cứu
những phương pháp khác nhau để đánh giá hệ số an toàn tổng thể, sự phình trồi của

đất bên trong hố đào và chuyển vị tường vây bằng việc sử dụng các thông số đất nền
cho phương pháp phần tử hữu hạn Plaxis. Từ kết quả đó so sánh với kết quả thực
nghiệm đo đạc tại hiện trường để đánh giá độ tin cậy giữa lý thuyết tính toán và thực
nghiệm. Từ đó rút ra kết luận để ứng dụng cho các công trình tương tự tiếp theo.
Công trình Khách sạn Kỳ Hòa số 39-39A Nguyễn Trung Trực, phường Bến
Thành, quận 01, TP.HCM được mô phỏng trong luận văn này. Qui mô công trình
gồm: 3 tầng hầm, tầng trệt, tầng lửng, 13 lầu. Sử dụng tường vây cọc Barrette, móng
cọc khoan nhồi. Tường vây cọc Barrette D600 dài 24m phần mũi cọc Barret nằm
trong lớp đất cát.
Mũi cọc Barret nằm trong lớp đất cát không nằm trong lớp đất sét nên giải
quyết bài toán này cần phải kiểm tra hệ số ổn định tổng thể và ổn định đáy hố đào
bằng cách tăng – giảm chiều dài cọc Barret sau khi đạt được sự ổn định rồi kiểm tra
chuyển vị tường vây. Sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn của phần mềm tính toán
để kiểm tra và so sánh với chuyển vị thực trong đó mô hình Mohr-Coulomb và


iv

Hardening-Soil là 2 mô hình chính sử dụng để kiểm tra và so sánh với chuyển vị thực
tế. Việc phân tích trên nhằm dự đoán sự an toàn và chuyển vị tường vây.
Kết quả của việc nghiên cứu này là tìm ra thông số độ cứng E50ref lấy bằng Eode
(xác định từ thí nghiệm oedometer) phù hợp áp dụng vào việc tính toán sự biến dạng
của tường vây bằng phương pháp phần tử hữu hạn Plaxis 2D, và bằng việc dùng các
công thức thực nghiệm để tính toán các hệ số an toàn để tìm được chiều dài tường
thích hợp trong khoảng từ 18m đến 30m.
Việc áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn và công thức thực nghiệm giúp
chúng ta hiểu thêm về ảnh hưởng của đất nền lên tường vây từ đó ta có sự lựa chọn
thông số tường vây phù hợp cho việc thiết kế công trình có tầng hầm.
 Từ khóa: hố đào sâu, tường vây, ổn định, chuyển vị, plaxis 2D.



v

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CÁM ƠN.. ......................................................................................................... ii
TÓM TẮT…… ........................................................................................................ iii
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ...................................................................................1
1.1 GIỚI THIỆU ................................................................................................1
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................3
1.3 Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI. ..............................5
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..................................................................................6
2.1 BỐI CẢNH....................................................................................................6
2.2 MỘT SỐ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .........................................7
CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ....................................................................15
3.1 TƯỜNG CHẮN ĐẤT ................................................................................15
3.1.1 Tường chắn bằng cọc chống thép (Soldier piles). .............................16
3.1.2 Tường chắn bằng cọc bản thép (Sheet piles). ...................................18
3.1.3 Tường chắn bằng cọc nhồi bê tông cốt thép (Column pile). ............19
3.1.4 Tường chắn liên tục trong đất (Diaphragm walls). ..........................22
3.2 ÁP LỰC ĐẤT .............................................................................................24
3.2.1 Áp lực đất tĩnh .....................................................................................25
3.2.2 Lý thuyết áp lực đất Rankine (1857). ................................................26
3.2.3 Lý thuyết áp lực đất Coulomb (1776). ...............................................28
3.3 PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH.............................................................................31
3.3.1 Kiểm tra ổn định chống lật (Chang-Yu Ou, 2006) ...........................32
3.3.2 Kiểm tra ổn định trồi (bùng) đáy hố đào (Chang-Yu Ou, 2006) ....34
3.3.3 Tính toán hệ số khi đòng thời xem xét c và j (Nguyễn Bá Kế, 2002)
...............................................................................................................36



vi

3.3.4 Tính toán hệ số theo qui trình hố móng Thượng Hải (Nguyễn Bá
Kế, 2002) ...............................................................................................38
3.3.5 Kiểm tra ổn định đáy hố đào trong đất cát (Nguyễn Bá Kế, 2006) 40
3.3.6 Kiểm tra ổn định dòng thấm không có áp của đáy hố đào (Nguyễn
Bá Kế, 2006) .........................................................................................41
3.3.7 Tính toán ổn định trong Plaxis (Phi/c reduction) (Nguyễn Viết
Trung, 2009) .........................................................................................44
3.4 MÔ HÌNH ĐẤT NỀN TRONG PHƯƠNG PHÁP PHẦN TỬ HỮU
HẠN (PLAXIS Version 8 Material Models Manual) .............................45
3.4.1 Mô hình Mohr – Coulomb (MC)........................................................45
3.4.2 Mô hình Hardening Soil (HS).............................................................48
3.4.3 Một số công thức thực nghiệm xác định chỉ tiêu cơ lý của đất: ......52
CHƯƠNG 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................................................57
4.1 GIỚI THIỆU ..............................................................................................57
4.2 BỐI CẢNH VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................57
4.3 QUI TRÌNH NGHIÊN CỨU .....................................................................67
CHƯƠNG 5. KẾT QUẢ TÍNH TOÁN VÀ PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH HỐ ĐÀO
.........................................................................................................69
5.1 PHÂN TÍCH LỰA CHỌN THÔNG SỐ ĐỘ CỨNG CỦA ĐẤT NỀN. 69
5.2 KIỂM TRA ỔN ĐỊNH HỐ ĐÀO. ............................................................73
5.2.1 Trường hợp 1 chiều dài tường 18m ...................................................73
5.2.2 Trường hợp 2 chiều dài tường 20m ...................................................79
5.2.3 Trường hợp 3 chiều dài tường 22m ...................................................85
5.2.4 Trường hợp 4 chiều dài tường 24m ...................................................91
5.2.5 Trường hợp 5 chiều dài tường 26m ...................................................97
5.2.6 Trường hợp 6 chiều dài tường 28m .................................................103
5.2.7 Trường hợp 7 chiều dài tường 30m .................................................109



vii

5.2.8 Hệ số ổn định trong phương pháp phân tích phần tử hữu hạn: ...115
5.3 KIỂM TRA CHUYỂN VỊ TƯỜNG VÂY..............................................122
CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ ........................................................133
6.1 KẾT LUẬN ...............................................................................................133
6.2 KIẾN NGHỊ ..............................................................................................133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................135
PHỤ LỤC……. ......................................................................................................138
Số liệu đo đạc biểu đồ chuyển vị ngang tường vây. .......................................138


viii

DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
HÌNH 2. 1: BIỂU ĐỒ THỰC NGHIỆM ĐỂ DỰ TÍNH ĐỘ LÚN CỦA ĐẤT QUANH HỐ MÓNG (PECK,
1969) ..............................................................................................................7
HÌNH 2. 2: QUAN HỆ GIỮA CHUYỂN DỊCH NGANG VÀ CHUYỂN DỊCH THẲNG ĐỨNG VỚI HỆ SỐ
BIẾN DẠNG (O’ROURKE, 1981)............................................................................9
HÌNH 2. 3: PHƯƠNG PHÁP BÁN KINH NGHIỆM ĐỂ DỰ TÍNH ĐỘ LÚN TRONG CÁT BAUER (1984) 10
HÌNH 3. 1: CỌC CHỐNG THÉP: (A) MẶT TRƯỚC VÀ (B) MẶT CẮT
HÌNH 3. 2: PHƯƠNG PHÁP THI CÔNG CỌC CHỐNG THÉP.

...........................................16

...................................................17

HÌNH 3. 3: CÁC LOẠI CỌC BẢN THÉP.................................................................................18

HÌNH 3. 4: PHƯƠNG PHÁP BỐ TRÍ CỌC BẢN THÉP ..............................................................19
HÌNH 3. 5: CÁC CÁCH BỐ TRÍ CỌC NHỒI LÀM TƯỜNG CHẮN ĐẤT. .........................................20
HÌNH 3. 6: TRÌNH TỰ THI CÔNG CỌC NHỒI. .......................................................................21
HÌNH 3. 7: TƯỜNG CHẮN CỌC NHỒI BÊ TÔNG CỐT THÉP ....................................................21
HÌNH 3. 8: QUI TRÌNH THI CÔNG TẤM PANEL TƯỜNG VÂY: ..................................................22
HÌNH 3. 9: QUI TRÍNH THI CÔNG TƯỜNG VÂY: ...................................................................23
HÌNH 3. 10: TƯỜNG LIÊN TỤC TRONG ĐẤT VÀ HỆ THỐNG GIẰNG CHỐNG ..............................24
HÌNH 3. 11: BA LOẠI ÁP LỰC ĐẤT .....................................................................................25
HÌNH 3. 12: VÒNG TRÒN ỨNG SUẤT Ở ĐIỀU KIỆN CÂN BẰNG GIỚI HẠN .................................26
HÌNH 3. 13: ÁP LỰC ĐẤT CHỦ ĐỘNG RANKINE ...................................................................27
HÌNH 3. 14: ÁP LỰC ĐẤT BỊ ĐỘNG RANKINE.......................................................................28
HÌNH 3. 15: ÁP LỰC ĐẤT CHỦ ĐỘNG COULOMB .................................................................29
HÌNH 3. 16: ÁP LỰC ĐẤT BỊ ĐỘNG COULOMB

....................................................................30

HÌNH 3. 17: PHÂN TÍCH ỔN ĐỊNH CHỐNG LẬT THEO PHƯƠNG PHÁP ÁP LỰC TỔNG ................32
HÌNH 3. 18: LỰC ĐẤT BÊN NGOÀI HỐ ĐÀO LỚN LÀM CHÂN TƯỜNG BỊ DỊCH CHUYỂN VÀO BÊN
TRONG

.........................................................................................................33

HÌNH 3. 19: MÔ TẢ HIỆN TƯỢNG BÙNG ĐÁY HỐ ĐÀO ..........................................................34
HÌNH 3. 20: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH TRỒI ĐÁY HỐ ĐÀO CỦA TERZAGHI............................35
HÌNH 3. 21: PHÂN TÍCH CHỐNG TRỒI KHI ĐỒNG THỜI XEM XÉT C VÀ j.................................37


ix

HÌNH 3. 22: PHÂN TÍCH CHỐNG TRỒI THEO QUI TRÌNH THƯỢNG HẢI ...................................38

HÌNH 3. 23: ĐỘ SÂU CẦN THIẾT CỦA CHÂN TƯỜNG CHẮN ĐỂ NGĂN NGỪA KHẢ NĂNG PHÁ HỦY
THỦY LỰC DƯỚI ĐÁY HỐ ĐÀO (US NAVY) ..........................................................40
HÌNH 3. 24: SƠ ĐỒ KIỂM TRA PHUN TRÀO ĐÁY HỐ ĐÀO DO DÒNG THẤM. ..............................41
HÌNH 3. 25: SƠ ĐỒ KIỂM TRA PHUN TRÀO ĐÁY HỐ TƯỜNG CHẮN .........................................42
HÌNH 3. 26: KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA MÔ HÌNH ĐÀN DẺO LÝ TƯỞNG .....................................46
HÌNH 3. 27: CÁC MẶT PHÁ HOẠI MC TRONG KHÔNG GIAN ỨNG SUÂT ...................................46
HÌNH 3. 28: XÁC ĐỊNH E0 VÀ E50 TỪ THÍ NGHIÊM NÉN BA TRỤC THOÁT NƯỚC ........................47
HÌNH 3. 29: QUAN HỆ ỨNG SUẤT - BIẾN DẠNG HYPERBOLIC LÚC GIA TẢI SƠ CẤP CỦA THÍ
NGHIỆM BA TRỤC THOÁT NƯỚC ......................................................................50
HÌNH 3. 30: XÁC ĐỊNH

TỪ BIỂU ĐỒ KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM NÉN CỐ KẾT KHÔNG NỞ HÔNG

(OEDOMETER) ...............................................................................................51
HÌNH 4. 1: PHỐI CẢNH CÔNG TRÌNH .................................................................................58
HÌNH 4. 2: MẶT CẮT NGANG CÔNG TRÌNH .........................................................................59
HÌNH 4. 3: MẶT BẰNG BỐ TRÍ VÁCH HẦM...........................................................................60
HÌNH 4. 4: MẶT CẮT ĐỊA CHẤT CÔNG TRÌNH ......................................................................61
HÌNH 4. 5: SƠ ĐỒ BỐ TRÍ HỐ QUAN TRẮC ..........................................................................66
HÌNH 5. 1: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X1 .............................................................69

HÌNH 5. 2: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X2 .............................................................69

HÌNH 5. 3: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X4 .............................................................70


HÌNH 5. 4: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X6 .............................................................70

HÌNH 5. 5: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X8 .............................................................71

HÌNH 5. 6: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG KHI

X10 ...........................................................71

HÌNH 5. 7: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 18M, MÔ HÌNH MC ........

115

HÌNH 5. 8: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 20M, MÔ HÌNH MC ........

115

HÌNH 5. 9: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 22M, MÔ HÌNH MC ........

115

HÌNH 5. 10: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 24M, MÔ HÌNH MC .......

116

HÌNH 5. 11: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 26M, MÔ HÌNH MC .......


116

HÌNH 5. 12: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 28M, MÔ HÌNH MC .......

116


x

HÌNH 5. 13: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 30M, MÔ HÌNH MC .......

116

HÌNH 5. 14: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 18M, MÔ HÌNH HS ........

117

HÌNH 5. 15: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 20M, MÔ HÌNH HS ........

117

HÌNH 5. 16: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 22M, MÔ HÌNH HS ........

117

HÌNH 5. 17: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 24M, MÔ HÌNH HS ........

118


HÌNH 5. 18: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 26M, MÔ HÌNH HS ........

118

HÌNH 5. 19: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 28M, MÔ HÌNH HS ........

118

HÌNH 5. 20: HỆ SỐ ỔN ĐỊNH TƯƠNG ỨNG TRƯỜNG HỢP TƯỜNG DÀI 30M, MÔ HÌNH HS ........

118

HÌNH 5. 21: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN ÁP LỰC TỔNG (PUSH-IN) VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU ..............

119

HÌNH 5. 22: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN TERZAGHI VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU ..................................

119

HÌNH 5. 23: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN U_B_GIÁM VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU .................................

120

HÌNH 5. 24: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN THƯỢNG HẢI VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU..............................

120

HÌNH 5. 25: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN US_NAVY VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU ...................................


120

HÌNH 5. 26: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN DÒNG THẤM KHÔNG ÁP VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU ..............

120

HÌNH 5. 27: SO SÁNH HỆ SỐ AN TOÀN CHỐNG PHUN TRÀO VÀ HỆ SỐ YÊU CẦU ....................

121

HÌNH 5. 28: SO SÁNH HỆ SỐ AN MC_MODE VÀ HS_MODE ..................................................

121

HÌNH 5. 29: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 18M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

122

HÌNH 5. 30: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 18M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

122

HÌNH 5. 31: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 20M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

123

HÌNH 5. 32: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 20M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

123


HÌNH 5. 33: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 22M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

124

HÌNH 5. 34: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 22M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

124

HÌNH 5. 35: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 24M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

125


xi
HÌNH 5. 36: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 24M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

125

HÌNH 5. 37: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 26M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

126

HÌNH 5. 38: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 26M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

126

HÌNH 5. 39: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 28M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

127


HÌNH 5. 40: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 28M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

127

HÌNH 5. 41: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 30M, MÔ HÌNH MOHRCOULOMB ..................................................................................................

128

HÌNH 5. 42: CHUYỂN VỊ NGANG VÀ CHUYỂN VỊ ĐỨNG TƯỜNG DÀI 30M, MÔ HÌNH HARDENINGSOIL ..........................................................................................................

128

HÌNH 5. 43: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG ỨNG VỚI TƯỜNG TRƯỜNG HỢP CHIỀU DÀI TƯỜNG
THEO MÔ HÌNH MOHR-COULOMB .................................................................

129

HÌNH 5. 44: CHUYỂN VỊ NGANG TƯỜNG ỨNG VỚI TƯỜNG TRƯỜNG HỢP CHIỀU DÀI TƯỜNG
THEO MÔ HÌNH HARDENING SOIL .................................................................

129


xii

DANH MỤC BẢNG
BẢNG 3. 1: CHỌN SƠ BỘ KẾT CẤU CHẮN GIỮ (NGUYỄN BÁ KẾ, 2002) .....................................15
BẢNG 3. 2: MỐI QUAN HỆ CU , j VÀ N (SPT) THEO MỘT SỐ CÔNG THỨC THỰC NGHIỆM ..........52
BẢNG 3. 3: THANG ĐO HỆ SỐ POISSON (DUNCAN, 1980) .......................................................52
BẢNG 3. 4: HỆ SỐ MK THEO HỆ SỐ RỖNG VÀ LOẠI ĐẤT (TCVN 4200:2012) ...............................54

BẢNG 3. 5: CÔNG THỨC KINH NGHIỆM CỦA BOWLES (1988) MỐI LIÊN HỆ GIỮA MODUL BIẾN
DẠNG E CỦA ĐẤT THEO SPT VÀ CPT (CHANG-YU OU, 2006) ..................................54
BẢNG 3. 6: THANG ĐO MODUL BIẾN DANG E CỦA CÁC LOẠI ĐẤT KHÁC NHAU (BOWLES, 1988).55
BẢNG 3. 7: HỆ SỐ THẤM CỦA MỘT SỐ LOẠI ĐẤT (HOÀNG VIỆT HÙNG, 2016) ...........................56
BẢNG 4. 1: ĐẶC TRƯNG CƠ LÝ CỦA CÁC LỚP ĐẤT ..............................................................62
BẢNG 4. 2: CHIỀU DÀY CÁC LỚP ĐẤT ................................................................................63
BẢNG 4. 3: THÔNG SỐ ĐỊA CHẤT SỬ DỤNG CHO MÔ HÌNH MOHR - COULOMB........................64
BẢNG 4. 4: THÔNG SỐ ĐỊA CHẤT SỬ DỤNG CHO MÔ HÌNH HARDENING SOIL .........................64
BẢNG 4. 5: THÔNG SỐ TƯỜNG VÂY ...................................................................................65
BẢNG 4. 6: THÔNG SỐ HỆ SHORING TẦNG 1 VÀ 2 ................................................................65
BẢNG 4. 7: THÔNG SỐ HỆ SHORING TẦNG 3 .......................................................................65
BẢNG 4. 8: CÁC TRƯỜNG HỢP CHIỀU DÀI TƯỜNG VÂY ........................................................65
BẢNG 5. 1: SO SÁNH KẾT QUẢ CHUYỂN VỊ NGANG LỚN NHẤT CỦA TƯỜNG KHI QUAN TRẮC GIAI
ĐOẠN CUỐI VÀ SỰ TĂNG DẦN

...................................................................72

BẢNG 5. 2: TỔNG HỢP CÁC TRƯỜNG HỢP HỆ SỐ AN TOÀN ...............................................
BẢNG 5. 3: TỔNG HỢP MỐI LIÊN HỆ GIỮA CHIỀU DÀI TƯỜNG VÀ CHUYỂN VỊ

119

..................... 130


1

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
1.1 GIỚI THIỆU
Trong quá trình phát triển, nhu cầu về xây dựng các công trình nhà cao tầng có

tầng hầm trong khu vực đô thị ngày càng tăng cao. Việc thi công đào đất tầng hầm
cho các công trình xây chen, ảnh hưởng biến dạng của tường vây và đất nền trong
quá trình thi công nếu không khảo sát và tính toán không hợp lý sẽ dẫn đến các hậu
quả là làm hư hại các công trình lân cận và công trình đang thi công làm ảnh hưởng
đến chức năng kết cấu liên quan, hiệu suất và độ bền của chính công trình. Đề tài về
hố đào sâu đã được các tài liệu, sách vở và các bài bào viết khá nhiều, sự kết hợp các
thông số thực nghiệm, kỹ thuật thi công và phương pháp tính toán thiết kế mới để
diễn tả sự tương tác giữa đất và kết cấu cho các công trình ngầm. Yếu tố an toàn trong
việc thi công hố đào sâu được đưa lên hàng đầu, nhằm tránh nguy cơ thiệt hại có thể
xảy ra, làm tăng hiệu quả kinh tế. Trong khu vực nội thành, xây chen việc quan trắc
biến dạng vô cùng quan trọng, vì vậy biện pháp thi công phải được thiết kế và kiểm
tra chặt chẽ, một khi biến dạng quá mức sẽ làm hư hại các công trình lân cận, ảnh
hưởng đến kết cấu và khả năng chịu lực tường vây trong thời gian dài. Việc quan
trọng nữa đó là áp lực đất tác động lên tường chắn có thể được tính toán một cách tin
cậy để đạt mức độ an toàn chống lại sự phá hoại. Ngoài ra, sự am hiểu những mô hình
cơ bản của đất nền cũng hết sức quan trọng khi mà những công cụ số, cũng như là
phương pháp phần tử hữu hạn (FE-method) được sử dụng.
Đối với hố đào sâu sự phá hoại hoặc sụp đổ khi thi công là một tai họa tại khu
vực này, điều tai hại nhất là nó có thể gây nguy hiểm cho người đang làm việc và tài
sản tại hố đào và xung quanh nó. Nếu việc phá hoại hoặc sụp đổ của hố đào xảy ra
thì phạm vi ảnh hưởng của nó thường rất lớn. Điều này có thể nhận biết sớm qua việc
phân tích sự biến dạng của đất bên trong và bên ngoài tường chắn kết hợp với việc
khảo sát đo đạc độ lún của đất nền bên trên và các công trình hiện hữu xung quanh
nó. Sự biến dạng bất thường của nó không chỉ ảnh hưởng đến tường chắn mà còn ảnh
hưởng đến các sự việc tiếp theo. Đối với khả năng chịu lực của hố đào nó còn liên


2

quan đến hệ thống chống đỡ, thời điểm nguy hiểm nhất trong quá trình thi công. Vì

tầm ảnh hưởng lớn nên để tránh sự phá hoại hoặc sụp đổ của hố đào cần phải tính
toán sao cho hố đào đạt được sự ổn định cần thiết.
Nhu cầu phát triển công trình ngầm đô thị ngày càng nâng cao do sự phát triển
kinh tế xã hội ngày càng tăng, quỹ đất phục vụ xây dựng trong đô thị ngày càng giảm
nên nhu cầu xây dựng các công trình có tầng hầm ngày càng phát triển. Vì vậy đối
với việc thiết kế và thi công công trình hố đào sâu trong nội thành, địa chất bao gồm
các lớp đất sét, cát, trầm tích tất cả không tránh khỏi sự biến dạng của nền đất khi khi
dụng công trình mới và các công trình lân cận.
Khi thi công hố đào sâu lớp đất trong hố đào bị mất đi điều này làm thay đổi
ứng suất và biến dạng của đất dẫn đến sự mất ổn định của nền đất như đất bị trượt,
đáy hố đào bị vồng lên và hiện tượng cát chảy…. Do đó khi thiết kế tường chắn giữ
hố đào cần kiển tra sự ổn định của hố đào cần thiết phải có thêm biện pháp gia cường
để tăng sự ổn định của hố đào. Nếu thiết kế hoặc thi công không đúng hố đào sẽ mất
ổn định và phá hoại. Sự phá hoại này có thể xảy ra đột ngột hoặc cũng có thể xảy ra
chậm chạp do một số nguyên nhân tác động như sự rung động, mưa bão, tải trọng do
con người gây ra và cũng có nguyên nhân không rỏ ràng như thiếu độ an toàn khi
thiết kế hoặc thi công không đúng kỹ thuật.
Giải pháp thiết kế biện pháp thi công hố đào sâu thường dựa trên các công thức
thực nghiệm. Tuy nhiên nếu chiều sâu vượt quá giới hạn thiết kế thông thường, trong
điều kiện xây dựng hiện đại, địa chất phức tạp theo những trình tự thi công khác nhau,
có hệ thống chống hoặc neo hay kết hợp vừa chống vừa neo, sự hình thành và phát
triển áp lực nước lỗ rỗng thì phương pháp dự đoán áp lực đất bên ngoài và biến dạng
thì độ tin cậy giải pháp thiết kế bị giảm đi nên kết hợp với biện pháp quan trắc.
Vì vậy vấn đề chính liên quan đến giải pháp thiết kế thi công hố đào sâu trong
khu vực nội thành là:
1. Thiết kế biện pháp thi công hố đào sâu có hệ thống chống hoặc neo hoặc kết
hợp cả hai.


3


2. Thiết kế biện pháp sao cho ngăn ngừa và giảm thiệt hại đến mức tối đa cho
công trình xây dựng và các công trình lân cận.
3. Thiết kế biện pháp thi công sao cho đạt hiệu quả kinh tế nhất, ứng dụng các
phần mềm tính toán gần đúng với thực tế thi công.
Vấn đề giải quyết khó khăn liên quan đến thiết kế thi công hố đào sâu hiện nay
là sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn. Bởi vì phương pháp này cung cấp khả năng
nhận xét và đánh giá biến dạng của tường vây do ảnh hưởng của áp lực đất theo thời
điểm thi công và phát triển biến dạng lâu dài.
Việc sử dụng phương pháp phần tử hữu hạn cho phân tích địa kỹ thuật yêu cầu
một mô hình gần như chính xác của ứng xử đất. Sự chọn lựa mô hình cơ bản nào
trong phân tích phần tử hữu hạn cũng phải xem xét đến vấn đề như là kiểu của mô
hình cơ bản, trình tự thi công, điều kiện đất và độ cứng của tường trước khi phân tích.
Lựa chọn mô hình tính toán thích hợp nhất sao cho bảo đảm sự an toàn và kinh tế.
Các phương pháp phần tử hữu hạn thường được sử dụng nhất trong thiết kế địa
kỹ thuật như:GEO-SLOPE, MSHEET và PLAXIS. Các chương trình này đòi hỏi
những thông số đầu vào khác nhau nhận được từ những thí nghiệm khác nhau. Tuy
nhiên Plaxis là một trong những phần mềm phổ biến kết hợp những mô hình cơ bản
với những thông số có thể nhận được trực tiếp hay gián tiếp từ những thí nghiệm đơn
giản trong phòng như thí nghiệm ba trục và nén cố kết.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Việc thiết kế và thi công hố đào sâu, toàn bộ tường vây nằm xây chen giữa các
công trình khác nên tường vây bị tác động bởi các lớp đất xung quanh nó gây ra
chuyển vị tường. Tất cả các yếu tố gây ảnh hưởng lên tường vây đó là sự làm việc
của đất, mối quan hệ ứng suất biến dạng trong quá trình thi công tầng hầm, tất cả quá
trình làm việc của đất đều ảnh hưởng lên tường chắn. Một số các yếu tố khác gây ảnh
hưởng đến việc thi công hố đào:
+ Loại và đặc trưng của hố đào.
+ Chiều sâu, chiều dày, cường độ tường vây.



4

+ Các công trình lân cận (kiểu móng, chiều cao tầng, khoảng cách.)
+ Biện pháp thi công, chất lượng thi công.
+ Thời tiết trong quá trình thi công (có thể được xét đến)
Tất cả các yếu tố trên đều ảnh hưởng lên tường vây và có khả năng gây ra chuyển
vị tường. Vì vậy trong quá trình thiết kế người thiết kê phải lường trước tất cả các
yếu tố có thể gây bất lợi cho công trình.
Mục đích của việc nghiên cứu ảnh hưởng của đất nền đối với hố đào sâu làm
tăng thêm kiến thức chuyên môn cho các kỹ sư thiết kế làm tăng khả năng sử dụng
các phần mềm phân tích bằng phương pháp phần tử hữu hạn và so sánh với số liệu
thực tế đã được đo đạc được bằng công trình thực tế. Từ đó so sánh và rút ra kinh
nghiệm cho các dự án tiếp theo.
Mục đích chính của việc nghiên cứu gồm:
+ Mục tiêu 1: Thu thập và phân tích số liệu địa chất để tìm ra thông số độ
cứng đất nền thích hợp cho việc mô phỏng bài toán chuyển vị
tường vây và ổn định hố đào bằng phương pháp phần tử hữu
hạn.
+ Mục tiêu 2:
 Dùng các công thức thực nghiệm để tính toán và kiểm tra các hệ số
ổn định cho hố đào với nhiều chiều dài tường thay đổi từ 18 – 30m.
 Phân tích chuyển vị tường vây bằng phương pháp phần tử hữu hạn
phần mềm Plaxis 2D. Sử dụng 2 mô hình Mohr-Coulomb và
Hardening-Soil để tính toán với chiều dài tường thay đổi từ 18 – 30m.
+ Mục tiêu 3: Kiểm tra và so sánh chuyển vị của tường vây giữa số liệu thực
tế đo đạc và lý thuyết tính toán. So sánh các hệ số an toàn của
hố đào sâu với chiều dài tường thay đổi từ 18 – 30m.
Phạm vi việc nghiên cứu này ứng dụng với công trình Khách sạn Kỳ Hòa số 3939A Nguyễn Trung Trực, phường Bếnh Thành, quận 01, TP. Hồ Chí Minh. Qui mô
công trình gồm 3 tầng hầm, kèm với số liệu quan trắc đo đạc trong thời gian thi công.



5

1.3 Ý NGHĨA VÀ GIÁ TRỊ THỰC TIỂN CỦA ĐỀ TÀI.
Ý nghĩa khoa học: Tìm hiểu các nguyên nhân trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra
chuyển vị của tường vây và gây sự mất ổn định của đất nền bên trong và bên ngoài
hố đào. Từ đó hiểu thêm về sự làm việc của đất nền trong quá trình thi công hố đào
sâu.
Ý nghĩa thực tiễn của việc nghiên cứu: Hiểu thêm về sự làm việc của đất nền
ảnh hưởng của nó tác động lên hố đào thông qua việc phân tích và so sánh giữa số
liệu quan trắc hiện trường lý thuyết ứng dụng trong việc giải quyết bài toán bằng
phương pháp phần tử hữu hạn. Tìm ra hệ số an toàn hợp lý cho việc thiết kế và thi
công hố đào sâu với nhiều loại chiều dài tường vây khác nhau trong điều kiện địa chất
phức tạp từ đó tìm ra chiều dài tường vây hay chiều sâu của tường cắm trong đất là
thích hợp đảm bảo an toàn và kinh tế.


6

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1 BỐI CẢNH
Trong công tác nghiên cứu thiết kế và thi công hố đào sâu việc quan trọng liên
đến hai vấn đề đó là sự ổn định và biến dạng của hố đào, biến dạng đất nền bên trong
và bên ngoài. Tường vây ổn định là tường vây không bị phá hoại bới các ngoại lực
tác động lên nó. Sự ổn định và biến dạng luôn luôn đi cùng nhau. Nếu sự biến dạng
lớn thì nguy cơ sụp đổ càng cao, vì vậy việc xác định hệ số an toàn cho việc thiết kế
tầng hầm sao cho hợp lý.
Việc thiết kế hố đào sâu nhằm ổn định, chống lại sự biến dạng do tác động các
lớp đất và các công trình xung quanh nó, phụ thuộc vào độ cứng của tường vây, biện

pháp thi công và chuyển động của đất xung quanh trong quá trình thi công.
Sau khi hoàn thành công trình ứng suất trong đất nền bên dưới công trình cũng
gia tăng và có thể gây ảnh hưởng đến các công trình lân cận.
Quá trình thi công đào đất tầng hầm ảnh hưởng của các tải trọng xung quanh,
chiều sâu đào, chỉ tiêu cơ lý của đất nền, mực nước ngầm, loại kết cấu tường vây,
biện pháp thi công gây ra:
+ Loại chuyển vị ;
+ Tốc độ chuyển vị ;
+ Độ lớn, sự phân bố cũng như dạng chuyển vị.
Một trong những quan trọng của việc thiết kế ổn định là hệ số an toàn. Hệ số
an toàn càng lớn ổn định càng cao tuy nhiên nó lại ảnh hưởng chi phí dự án, hệ số
nhỏ có thể tiết kiệm chi phí nhưng nguy cơ mất an toàn cao. Phân tích ổn định tổng
thể bao gồm: phân tích sự phá hoại tổng thể, phân tích sự phun trào có thể xuất hiện
đối với cát chảy, phân tích sự trồi (bùng) đáy hố móng. Vì vậy việc thiết kế hệ số an
toàn sao cho độ cứng của tường vây phù hợp với điều kiện địa chất và các công trình
lân cận không bị ảnh hưởng phải được các kỹ sư thiết kế tính đến. Mặc dù vậy biến
dạng đất nền thường khó dự đoán nên việc áp dụng phương pháp phần tử hữu hạn
trong thiết kế hố đào sâu là cần thiết áp dụng.


7

2.2 MỘT SỐ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
Kết quả thực tế được kiểm tra và so sánh thực nghiệm đã được các nhà nghiên
cứu trước đây thiết lập dựa trên mối quan hệ giữa chuyển vị tường vây được đo đạc
thực tế tại hiện trường và với những thông số các công trình tương tự. Tuy nhiên chỉ
là giả định nhưng nó cũng được làm cơ sở để áp dụng trong việc tính toán sơ bộ.
Một số phương pháp kinh nghiệm và bán kinh nghiệm của nước ngoài về hố
đào sâu:
-


Phương pháp của Peck (1969): Peck đã xem xét những hố đào sâu là những
hố đào thẳng đứng có các hệ thống chống đỡ. Biến dạng của đất nền xung
quanh hố đào, biến dạng đất nền (phình trồi) đáy hố đào, đưa ra biện pháp
là giảm sự mất ổn định của đất nền xung quanh hố đào và các biểu đồ áp
lực đất phục vụ cho công tác thiết kế hố đào. Biểu đồ được vẽ theo khoảng
cách từ hố đào đến nơi xảy ra độ lún. Tuy nhiên, nhận xét trên của Peck
những trường hợp nghiên cứu đã xuất bản và kinh nghiệm cá nhân. Có 3
nguyên nhân chính ảnh hưởng đến biến dạng của đất đối với việc thi công
hố đào sâu. Thứ nhất đó là tính chất cơ lý (loại) của đất, biện pháp hay công
nghệ thi công. Thứ hai là chiều sâu hố đào. Thứ ba mà Peck gọi là “tay nghề
công nhân” trong việc kiểm soát chuyển vị đất nền.

Hình 2. 1: Biểu đồ thực nghiệm để dự tính độ lún của đất quanh hố móng
(Peck, 1969)


8

Vùng I: Cát và sét từ mềm tới cứng (Cu > 30kPa), trình độ thi công trung
bình;
Vùng II: Sét rất mềm tới mềm (Cu < 30kPa);
Vùng III: Sét rất mềm tới mềm ở độ sâu dưới đáy hố móng.
H – Độ sâu hố móng; S – khoảng cách từ điểm dự tính lún tới vách hố
móng;  - độ lún cần tính.
-

Phương pháp của O’Rourke (1981): O’Rourke nghiên cứu chuyển vị đất
nền gây ra bởi hố đào sâu có giằng chống và những hoạt động thi công liên
quan. Ông đã chỉ ra sự quan trọng của hoạt động chuẩn bị công trường lên

chuyển vị đất nền, và cũng đã liệt kê ra sự bố trí lại và việc hạ mực nước
ngầm, thi công tường vây, thi công hố móng sâu cũng như là những hoạt
động chuẩn bị của công trường có thể gây ra chuyển vị đất nền. Tác giả
cũng nghiên cứu quan hệ giữa hình dạng chuyển vị của tường hố đào và tỉ
số chuyển vị ngang và đứng của mặt đất nền bằng cách xem xét dữ liệu thực
hiện từ bảy trường hợp nghiên cứu. O’Rourke cũng kết luận từ những phân
tích rằng tỉ số chuyển vị ngang trên chuyển vị đứng là 1.6 đối với biến dạng
công sôn thuần túy và 0.6 đối với biến dạng phình trồi thuần túy của tường
vây. Ngoài ra, O’Rourke cũng đã nêu ra những kết luận về tác động của độ
cứng giằng chống, việc ứng suất trước của giằng chống, và sự tính toán thời
gian của việc lắp đặt chống. Tác giả nhận xét rằng độ cứng hữu hiệu của
chống có thể thấp hơn 2% so với độ cứng chuẩn (AE/L) do hiệu ứng nén tại
vị trí liên kết và hiệu ứng uốn của giằng chống.


9

Hình 2. 2: Quan hệ giữa chuyển dịch ngang và chuyển dịch thẳng đứng với hệ
số biến dạng (O’Rourke, 1981)

-

Phương pháp của Bauer (1984): là một trong những phương pháp bán kinh
nghiệm. Phương pháp này có khả năng áp dụng cho các hố móng trong
cát, đã cho thấy sự hợp lí giữa các số liệu lún tính toán và các dịch chuyển
hiện trường, mặc dù độ rộng vùng ảnh hưởng lún tính toán được xuất hiện
có giới hạn độ mở rộng theo phương ngang nhỏ hơn độ sâu hố đào.


10


Hình 2. 3: Phương pháp bán kinh nghiệm để dự tính độ lún trong cát Bauer (1984)
a) Độ lún của đất xung quanh tường;
b) Sự biến đổi của hệ số lún theo đặc tính của đất nền.

Một số đề tài luận văn thạc sĩ trước đây nghiên cứu về hố đào sâu:
-

Đề tài “Phân tích ổn định của tường vây cọc Barrette khi đào sâu trong đất yếu”
của Mai Anh Tuấn (2016) trường Đại học Bách Khoa. Nghiên cứu ổn định và
chuyển vị của tường vây trong đất yếu, tác giả chỉ ra một số việc nghiên cứu
bằng phương pháp phần tử hữu hạn, tìm hiểu thông số quan trắc, đánh giá số
liệu. Theo tác giả việc chưa đưa ra đầy đủ số liệu về quan trắc trong toàn bộ quá
trình thi công nên chưa thể so sánh một cách tổng quát, chưa xét đến biến dạng
đất xung quanh hố đào. Mặc dù theo tác giả đây là nền đất yếu. Có kiểm tra tính
toán phình trồi nhưng kết quả không đáng kể do nền bên dưới được gia cố bằng
cọc xi măng đất.


11

-

Đề tài “Phân tích ổn định hệ tường vây kết hợp Barrette trong quá trình thi công
hố đào bằng mô hình Plaxis 3D” của Nguyễn Thanh Nam (2015) trường Đại học
Bách Khoa. Nghiên cứu chuyển vị của tường vây bằng phương pháp phần tử
hữu hạn Plaxis 2D và 3D và giới hạn trong mô hình Mohr-Coulomb, so sánh 2
mô hình này, và so sánh với kết quả thực nghiệm,việc nghiên cứu vẫn chưa thấy
nhắc đến sự ổn định của đất bên trong hố đào mặc dù trước đó có đề cập đến.


-

Đề tài “Phân tích chuyển vị ngang của tường vây trong thi công hố đào bằng
phương pháp phần tử hữu hạn” của Võ Phước Đạt (2014) trường Đại học Bách
Khoa. Đề tài nêu khá rõ ràng về các quá trình thi công và kiểm tra. Nghiên cứu
chuyển vị của hố đào bằng phương pháp phần tử hữu hạn và so sánh với số liệu
thực tế, đề tài cũng nói về sự phình trồi của đất tại đáy hố móng nhưng kết quả
sau khi giải bài toán lại không đề cập đến chuyển vị đáy hố đào do mô hình tính
toán là ½ hố đào.

-

Đề tài “Nghiên cứu chuyển vị và ổn định của tường vậy trong quá trình thi công
hố đào sâu” của Nguyễn Đình Phi (2011) trường Đại học Bách Khoa. Đề tài
nghiên cứu đầy đủ về chuyển vị của hố đào: tường vây, đất bên trong và ngoài
hố đào, sự phình trồi của lớp đất trong giai đoạn đào từng lớp.

-

Đề tài “Nghiên cứu phương pháp tính áp lực đất phù hợp cho tường vây hố đào
sâu” của Nguyễn Bửu Anh Thư (2013) trường Đại học Bách Khoa. Tác giả
nghiên cứu các phương pháp tính áp lưc đất lên tường chắn bằng phương pháp
giải tích, tính phình trồi đáy hố đào, chuyển vị của tường chắn bằng phương pháp
phần tử hữu hạn và so sánh tất cả với số liệu quan trắc thực tế công trình.

-

Đề tài “Ứng dụng giải pháp xử lý đất yếu dưới đáy hố đào để ổn định tường vây
cho nhà cao tầng” của Khổng Hồ Tố Trâm (2015) trường Đại học Bách Khoa.
Tác giả nghiên cứu giải pháp phụt vữa áp lực cao để xử lý nền đất yếu nhằm hạn

chế sự mất ổn định của đất xung quanh và đáy hố đào. Tác giả cũng tính toán và
đưa ra một số biện pháp phun phụt vữa để ổn định đất nền xung quanh và đáy
hố đào.
Một số bài báo nghiên cứu liên quan đến quá trình thiết kế hố đào sâu như:


×