Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lao phổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.07 KB, 3 trang )

Triệu chứng lâm sàng, cận lâm sàng của bệnh lao phổi
Trả lời
I. Triệu chứng lâm sàng
1. Thời kì bắt đầu
1.1. Đa số trường hợp bệnh bắt đầu một cách từ từ với các dấu hiệu
- Triệu chứng toàn thân: mệt mỏi, giảm khả năng làm việc, ăn kém, gầy sút, sốt nhẹ về
chiều tối (37°5 đến 38°C) kèm theo ra mồ hôi về ban đêm, da xanh…
- Triệu chứng cơ năng:
+ Triệu chứng hay gặp nhất là ho khạc đờm: đờm nhầy, màu vàng nhạt, có thể màu xanh
hoặc mủ đặc.
+ Ho ra máu: khoảng 10% BN bị bệnh bắt đầu biểu hiện bằng triệu chứng ho ra máu,
thường ho ra máu ít, có đuôi khái huyết.
+ Đau ngực: không gặp thường xuyên, thường đau khi trú
+ Khó thở: chỉ gặp khi tổn thương rộng ở phổi, phát hiện muộn.
- Triệu chứng thực thể: ở giai đoạn đầu, các dấu hiệu thực thể nghèo nàn, khi khám
(nhìn, sờ, gõ, nghe), có thể nghe thấy rì rào phế nang giảm ở vùng đỉnh phổi hoặc vùng
liên bả - cột sống, ran nổ cố định ở một vị trí
1.2. Khởi bệnh cấp tính (10 – 20%): sốt cao, ho, đau ngực nhiều, kèm khó thở, thường
gặp trong thể viêm phổi bã đậu hoặc phế quản – phế viêm do lao.
2. Thời kì toàn phát. Các triệu chứng lâm sàng ở thời kỳ bắt đầu nặng dần lên và diễn
biến từng đợt, có thời gian giảm sau đó lại trở lại mức độ nặng hơn.
- Triệu chứng toàn thân: Người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về
chiều và tối.
- Triệu chứng cơ năng
+ Ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu.
+ Đau ngực liên tục.
+ Khó thở cả khi nghỉ ngơi.
- Triệu chứng thực thể
+ Nhìn thấy lồng ngực bị lép bên tổn thương do các khoang liên sườn hẹp lại.
+ Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương ở giai đoạn muộn và tổn thương rộng,
nghe có nhiều ran nổ, ran ẩm,… có thể có tiếng thổi hang


II. Cận lâm sàng
1. Xét nghiệm đờm tìm AFB
Tất cả những người có triệu chứng nghi lao phải được XN đờm phát hiện lao phổi, ít nhất
là 2 mẫu đờm được lấy đúng cách, thời điểm lấy mẫu 1 và mẫu 2 phải cách nhau trên 2
giờ.
2. Nuôi cấy tìm vi khuẩn lao
- Môi trường đặc (LJ) cho KQ sau 6-8 tuần.
- Môi trường lỏng (BACTEC-MGIT), KQ: 1-2 tuần.
3. Xpert MTB/Rif


Xpert MTB/RIF là kỹ thuật tự động dựa trên phản ứng khuyếch đại gen để phát hiện VK
lao và tính kháng thuốc của nó với RMP trực tiếp từ đờm trong vòng 2 giờ
4. Kỹ thuật Genotype MTBDRplus (HainTest)
- Kỹ thuật Genotype MTBDRplus (HainTest): dựa trên công nghệ LPA (Line probe
assay) bao gồm kĩ thuật nhân gen PCR và gắn kết các đoạn gen sau khi đươc nhân lên
vào màng lai (STRIP) đã gắn sẵn các mẫu dò chuyên biệt (oligonucleotid probes).
- Tính kháng rifampicin: đột biến gen rpoB (mã hóa cho tiểu phần β của RNA
polymerase).
- Tính kháng isoniazid ở mức độ cao trên gen kat G (gen mã hóa cho enzym catalase –
peroxydase); ở mức độ thấp trên gen inhA (mã hóa cho một NADH enoyl ACP
reductase).
5. Chẩn đoán hình ảnh
X quang phổi chuẩn
- Không thể chẩn đoán xác định lao phổi khi chỉ dựa vào Xquang đơn thuần.
- Tính đặc hiệu không cao (các hình ảnh TT trên phim Xquang của lao phổi không chỉ
gặp riêng trong lao mà còn gặp trong nhiều bệnh lý khác ).
- Mọi hình thái và đặc điểm TT không phải lúc nào cũng gặp đầy đủ trên một BN
- Ở người có HIV:
+ HIV (CD4 > 200): thường không có sự khác biệt

+ AIDS (CD4 < 200):
Tổn thương hang: rất ít gặp.
Tổn thương vùng cao không còn phổ biến, thay thế vào đó tổn thương có tính lan toả,
thường ở vùng thấp của phổi.
Ít gặp hình ảnh đan xen giữa các hình thái tổn thương ổn định và tổn thương tiến triển
- Xquang trong sàng lọc lao phổi:
+ Xquang là kỹ thuật có độ nhạy cao nên được sử dụng rộng rãi trong sàng lọc người
nghi lao phổi
+ Chỉ định: Tất cả người bệnh có triệu chứng hô hấp (ho, khạc đờm, khó thở… kể cả thời
gian xuất hiện triệu chứng trên 2 tuần và dưới 2 tuần)
Tổn thương trên X quang phổi
(Hội lồng ngực Mỹ ATS (1961) được TCYTTG và HHCLBPQT áp dụng (1988)).
ĐỘ I: Tổn thương tối thiểu không hang, độ lan rộng của tổn thương không vượt quá
khối lượng tổ chức phổi nằm trên khớp ức sườn thứ 2 và gai sống lưng 4.
ĐỘ II: Tổn thương vừa phải, gián đoạn rải rác, không vượt quá khối lượng một phổi
hoặc đậm độ đồng nhất không vượt quá 1/3 khối lượng 1 phổi, tổng đường kính các hang
< 4cm.
10


ĐỘ III: Tổn thương rất quan trọng, rộng hơn độ II, tổng các đường kính hang > 4cm.
Chụp cắt lớp vi tính (CT scanner): khả năng phát hiện tổn thương sẽ chính xác hơn,
nhất là xác định vị trí tổn thương. Sử dụng khi TT không rõ trên phim Xquang phổi chuẩn
hoặc khi cần chẩn đoán phân biệt lao phổi với các bệnh khác.
6. Xét nghiệm khác
- Phản ứng Tuberculin (Mantoux). BN lao HIV(+): tỷ lệ phản ứng (-) chiếm nhiều hơn.
- Sinh thiết: PQ, xuyên PQ, HDCT ngực,v.v...
- Xác định Quanterferon
- KT huyết thanh học (ELIA, …)
- Xét nghiệm công thức máu

- Chức năng hô hấp
- Điện tâm đồ



×