Tải bản đầy đủ (.docx) (26 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp chuyên ngành nhiệt lạnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.65 MB, 26 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................2
CHƯƠNG 1: Khảo sát doanh nghiệp
1. Giới thiệu chung về công ty.....................................................................................3
2 Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý.................................................................................4
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI DỰ ÁN KYOCERA FACTORY B
2.1. Khảo sát chuyên môn
2.1.1 Khảo sát, tìm hiểu hệ thống đơn vị thực tập..................................................5
2.1.2 Nắm bắt sơ bộ qui trình thực hiện hoặc khâu sản xuất trực tiếp tham gia.....5
2.1.3 Tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật, yêu cầu công nghệ..........................................8
2.1.4 Tổng kết........................................................................................................19
CHƯƠNG 3 THỰC TẬP CHUYÊN MÔN
3.1. Khảo sát hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK)....................................................20
3.1.1 Sơ đồ tổng thể vị trí lắp đặt máy và thiết bị..................................................20
3.1.2. Sơ đồ hệ thống máy và thiết bị.....................................................................21
3.1.3 Khảo sát hệ thống điện động lực và điều khiển.............................................21
3.1.4. Vận hành hệ thống lạnh................................................................................22
3.1.5. Sự cố thường gặp.........................................................................................23
3.2 Khảo sát hệ thống Smoke Exhaust.........................................................................23
3.3 Tổng kết................................................................................................................. 25

1


LỜI CẢM ƠN
Trong đợt thực tập sinh viên ngành nhiệt lạnh khóa K10, em đã may mắn có dịp
thực tập tại Công ty cổ phần Xây dựng và Thương mại Sao Bắc- một trong những nhà
thầu lớn hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và cơ điện tại Việt Nam. Quá trình thực tập
tại công ty giúp em tiếp cận được với những kiến thức thực tế bổ ích cho việc làm luận
văn cũng như cho công việc tương lai.
Trước tiên em xin cảm ơn đến Ban giám đốc và các anh chị trong phòng ban


cũng như các anh chị em thi công đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn, giúp em nắm được
quy trình vận hành và lắp đặt của các hệ Plumping, Fire Hydrant, Chiller, Fire
Sprinkler, Air Conditional và cung cấp cho em nhiều bản vẽ, tài liệu cần thiết cho công
trình. Sự chuyên nghiệp, trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng như kinh nghiệm lâu năm
của các anh chị kỹ thuật đã giúp em có được các kiến thức bổ ích và ấn tượng sâu sắc.
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo ngành kĩ thuật nhiệt, các
anh kỹ sư công ty cổ phần xây dựng – thương mại Sao Bắc đã tận tình chỉ bảo, đã cho
em được đi thực tế công trình và giúp đỡ em trong đợt thực tập đầy bổ ích vừa qua.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên viết báo cáo
Lê Minh Đức

2


Chương 1: Khảo sát doanh nghiệp
1.Giới thiệu chung về công ty.
NORTH STAR., JSC được thành lập năm 2004, từ các thành viên, đội ngũ kỹ
sư, công nhân chủ chốt có bề dầy kiến thức và kinh nghiệm, được đào tạo từ các tập
đoàn lớn trong và ngoài nước. Sức mạnh của NORTH STAR được xây dựng trên nền
tảng kết hợp, sàng lọc, phát triển từ kinh nghiệm và kiến thức của mỗi thành viên trong
Công ty.
2. Tìm hiểu sơ đồ bộ máy quản lý
* Sơ đồ bộ máy quản lý:

Hình 1. Sơ đồ tổ chức công ty

* Các lĩnh vực thi công:
Các lĩnh vực thi công chính tham gia trên thị trường bao gồm: Xây dựng các
công trình dân dụng và công nghiệp; tư vấn thiết kế và thi công các hệ thống kĩ thuật:

Hệ thống điện động lực điều khiển; Hệ thông điều hòa thông gió; Hệ thống cấp thoát
nước; Hệ thống phòng cháy chữa cháy; Hệ thống truyền thông; Hệ thống quản lý giám
sát;… Các hệ thống hạ tầng cho khu đô thị và công nghiệp.
3


















Xây dựng
Xây dựng dân dụng và công nghiệp.
Xây dựng cơ sở hạ tầng khu đô thị và công nghiệp.
Thi công hệ thống giao thông và tưới tiêu.
Hệ thống cơ điện.
Hệ thống điều hoà không khí và thông gió.
Hệ thống phòng sạch và khí sạch.
Hệ thống cấp và thoát nước.

Hệ thống phòng cháy và chữa cháy.
Hệ thống khí nén.
Hệ thống N2,H2 và CO2.
Hệ thống điện dự phòng.
Hệ thống trạm biến áp.
Hệ thống điều khiển tự động cho các máy công nghệ.
Hệ thống báo cháy, báo khói, hút khói.
Hệ thống Tivi, điện thoại, LAN, internet.
Hệ thống điện nhẹ khác CCTV, PA, AC, ....
* Sự phát triển công ty
Sao Bắc là công ty được thành lập năm 2004, từ các thành viên, đội ngũ kỹ sư,
công nhân chủ chốt có bề dầy kiến thức và kinh nghiệm, được đào tạo từ các tập đoàn
lớn trong và ngoài nước. Sức mạnh của NORTH STAR được xây dựng trên nền tảng
kết hợp, sàng lọc, phát triển từ kinh nghiệm và kiến thức của mỗi thành viên trong
Công ty.

4


CHƯƠNG 2: NỘI DUNG THỰC TẬP TẠI DỰ ÁN KYOCERA FACTORY B
2.1. Khảo sát chuyên môn
2.1.1 Khảo sát, tìm hiểu hệ thống đơn vị thực tập
Dự án KYOCERA Document Technology Vietnam Company Limited Factory B
là dự án lớn ở Hải Phòng được công ty Sao Bắc trúng thầu và thi công từ tháng 7 năm
2018 và công trình này đòi hỏi một chế độ vận hành nghiêm ngặt. Vì vậy hệ thống điều
hòa không khí ở đây được sử dụng là các hệ thống :Chiller, VRV, hệ âm trần nối ống
gió, hệ cục bộ. Thêm vào đó là hệ thống cấp gió tươi, hệ hút khói Smoke Exhaust, thải
gió.
2.1.2 Nắm bắt sơ bộ qui trình thực hiện hoặc khâu sản xuất trực tiếp tham gia
a. Hàn và cắt,loe ống đồng

* Hàn
- Là quá trình gắn kết các cố định các kim loại kim loại chất liệu là đồng.Bằng sự hàn
nóng cháy có thể liên kết được hầu hết các kim loại với chiều dày bất kỳ
- Nguyên lý hàn: khi hàn nóng chảy kim loại ở chỗ hàn đạt tới trạng thái lỏng. Sự nóng
chảy cục bộ của kim loại được thực hiện tại các mép của phần tử ghép. Khi tắt nguồn
đốt nóng kim loại lỏng nguội và đông đặc kết tinh, sau khi bề mặt mối hàn kết tinh tạo
thành khối với cấu trúc liên kết hai chi tiết làm một là kết thúc quá trình hàn ống.

Hình 2.1. Công việc hàn ống đồng
* Cắt,loe ống đồng
- Cắt ống đồng: Đặt đoạn ống đồng cần cắt vào giữa bánh xe lăn và lưỡi cắt, sau đó vặn
tịnh tiến lưỡi dao đi xuống để lưỡi dao ăn nhẹ vào thành ống, giữ dao và quay dao
quanh trục ống. Vừa quay dao vưa quay núm vặn và làm liên tục cho đến khi đứt ống.
5


- Loe ống:
 Bước 1: làm sach đầu ống bao gồm nạo ba via,dũa và làm bằng đầu ống
 Bước 2 : đặt đoạn ống cần loe vào lỗ phù hợp trên giá kẹp đầu ống nhô lên bằng
mặt kẹp.
 Bước 3 : xiết chặt hai tai hồng để kẹp chặt ống
 Bước 4 : đặt đầu côn vào giá kẹp sao cho đầu côn nằm đúng tâm ống, vặn tịnh
tiến đầu côn đi xuống, đầu côn sẽ làm rộng từ từ đầu ống, vặn cho đến khi chặt
ống thì dừng lại.
 Bước 5 : vặn tịnh tiến đầu côn đi lên và vặn hai tai hồng để đưa ống ra.
b. Thử kín,vệ sinh ống đồng,hút chân không và nạp gas
* Thử kín ống đồng
Để đảm bảo cho hệ thống không có sự cố về rò rỉ môi chất thì sau khi kết nối ống
đồng vào hệ thống bước tiếp theo không thể thiếu đó là thử kín đường ống.
 Sau khi hệ thống đã được kết nối giữa dàn nóng và dàn lạnh thì chúng ta dùng

nito nạp vào hệ thống khoảng 30psi và ngâm trong vòng khoảng 8h, nếu kim
đồng hồ không thay đổi (áp suất không giảm) thì hệ thống đảm bảo kín
* Vệ sinh đường ống đồng
 Công việc vệ sinh đường ống đồng là phần công việc rất quan trọng trong quá
trình lắp đặt hệ thống vì trong quá trình chúng ta hàn cắt ống đồng thường để lại
các loại mạt xỉ đồng và các loại mạt xỉ đồng này trong quá trình vận hành hệ
thống sẽ làm mài mòn các chi tiết cơ học vì vậy quá trình vệ sinh đường ống là
rất cần thiết.
 Để vệ sinh đường ống đồng thì chúng ta dùng khí nito nén với áp suất lớn vào
một đầu của đường ống đồng và cho khí đi ra đầu kia của đường ống để mạt, xỉ
đồng cuốn theo và đi ra ngoài khỏi hệ thống.

* Hút chân không.
Để đảm bảo về yêu cầu về kĩ thuật thì công việc hút chân không là công việc bắt
buộc phải làm đối với một hệ thống lạnh. Vì trong quá trình thi công trong hệ thống
chứa một lượng khí không ngưng làm ảnh hưởng đến chế độ vận hành,làm việc của hệ
thống như: áp suất hút,nén tăng cao,áp suất ngưng tụ tăng,... Vì vậy quá trình hút chân
không là bước tiếp theo không thể thiếu.
 Bước 1: lắp ống nạp gas vào hệ thống

6


 Bước 2: cắm điện cho bơm hoạt động, đóng van bên phải và mở lớn van bên trái
của đồng hồ nạp gas, theo dõi đồng hồ phía bên áp suất thấp. Nếu áp suất nằm
trong khoảng 750-760mmhg thì khóa van trái và dừng bơm.
 Bước 3: theo dõi hệ thống khoảng 2h mà kim đồng hồ không nhúc nhích thì hệ
thống đủ kín và chuyển sang giai đoạn nạp gas

* Nạp gas vào hệ thống lạnh

 Bước 1: Nối bình môi chất vào đầu hút máy nén qua bộ đồng hồ áp suất
 Bước 2: Dùng môi chất lạnh đuổi hết không khí trong hệ thống ống nối
 Bước 3: Mở từ từ van nối để môi chất đi theo đường ống hút đi vào hệ thống

c. Kẹp dòng hệ thống lạnh
 Kiểm tra dòng khởi động: ta dùng ampe kìm kẹp vào dây động lực cấp vào dàn
nóng và xem đồng hồ hiện thị khi máy bắt đầu chạy
 Kiểm tra dòng làm việc của hệ thống: khi ta kẹp ampe kìm vào dây động lực rồi
cho máy chạy một lúc đến khi hệ thống chạy ổn định thì ta xem kết quả hiện thị
trên đồng hồ ampe.

7


Hình 2.2 Công việc kẹp kiểm tra dòng
2.1.3 Tìm hiểu các yếu tố kỹ thuật, yêu cầu công nghệ…
a. Hệ thống điều hòa không khí
Đối với hệ thống điều hòa không khí, khi thi công lắp đặt cần phải đảm bảo yếu tố kĩ
thuật như:
* Lắp đặt outdoor
 Khoảng cách tối thiểu của vật cản phía trên cho đến dàn nóng tối thiểu là 500
mm, khoảng cách phía sau dàn nóng cách tường là 200mm.
 Khi hai bên dàn nóng có vật cản, bạn phải đảm bảo rằng khoảng cách vật cản
bên trái cho đến dàn nóng tối thiểu là 200mm, khoảng cách vật cản bên phải đến
dàn nóng là 300mm. Khoảng cách phía sau tường đến dàn nóng là 200mm.
 Khoảng cách vật cản phía trước dàn nóng phải đảm bảo tối thiểu là 500mm. Nên
chừa một khoảng trống phía trước máy để có thể bảo trì một cách dễ dàng. Kích
thước khoảng trống phía trước máy 500mm x 500mm.
 Khoảng cách mặt tường phía trước dàn nóng phải cách xa thiết bị tối thiểu là
1000mm, phía sau dàn nóng khoảng cách tối thiểu là 200mm.


8


Hình 2.3 Lắp đặt outdoor
* Lắp đặt indoor
 Mặt lạnh treo tường:
 Không lắp cục lạnh nơi có ánh nắng mặt trời trực tiếp chiếu vào
 Lắp cục lạnh ở nơi có thể nối với cục nóng bên ngoài một cách dễ nhất
 Chiều cao cục lạnh nên cao tối thiểu là 2.5 m tính từ sàn và cách trần ít nhất
là 50mm
 Lắp cục lạnh ở nơi đường ống thoát nước có thể lắp đặt dễ dàng và tấm lọc
khí có thể tháo ra để bảo dưỡng,
 Đường thoát nước ở cục lạnh phải dốc.
 Không gắn cục lạnh ở góc phòng : Không khí lạnh sẽ không phân bổ đều
phòng
 Không lắp cục lạnh sát nền nhà : Đây là lỗi khá phổ biến, lắp theo cách này
thì bạn sẽ thấy hiện tượng chân thì lạnh đầu thì nóng. Không khí nóng có xu
hướng bốc lên cao, không khí lạnh chìm xuống dưới
 Không nên lắp cục lạnh trong nhà bếp : Môi trường không khí trong bếp
thường có nhiều dầu mỡ, hơi muối….. nên dễ gây cho máy lạnh bị nghẹt và
rỉ sét. Để cho phòng ăn có không khí lạnh khi ăn bạn nên ngăn phòng bếp và
phòng ăn nếu muốn sử dụng máy lạnh. Còn cách tốt nhất là phòng ăn nên
dùng không khí tự nhiên là tốt nhất.
9


 Mặt lạnh casset
Vị trí lắp mặt lạnh của điều hòa âm trần nên lắp ở vị trí thoáng,không có ngoại
vật chắn đằng trước để đảm bảo điều hòa làm mát đều cả phòng.Mặt lạnh nên

lắp vị trí tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào. Lắp đặt dàn lạnh sao cho hợp lý và
thẩm mỹ với không gian lắp đặt. Với điều hòa âm trần chiều dài ống đồng nối
giữa dàn nóng với dàn lạnh tối thiểu là 3m và tối đa 30m.

Hình 2.4 Công việc lắp đặt indoor
* Lắp đặt đường ống đồng
 Theo tiêu chuẩn của daikin thì khoảng cách giá đỡ của những ống gas nằm
ngang có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 9,5mm thì 1,5m/giá đỡ. Đường kính
lớn hơn hoặc bằng 12,7mm thì 2m/1 giá đỡ.

10


Hình 2.5 Lắp đặt đường ống gas sử dụng xe nâng
* Lắp đặt đường ống thoát nước ngưng
 Theo tiêu chuẩn của daikin thì khoảng cách giá đỡ của ống nước ngưng ngang
có đường kính nhỏ hơn hoặc bằng 44mm thì 1,2m/ giá đỡ, đường kính lớn hơn
hoặc bằng 56mm thì 1,5m/giá đỡ.
Đối với ống dọc thì theo tiêu chuẩn kích thước đường kính ống nhỏ hơn hoặc
bằng 44mm là nhỏ hơn hoặc bằng 1,5m/giá đỡ. Đối với đường kính ống lớn hơn
hoặc bằng 56mm thì tối thiểu một tầng một giá đỡ.

11


Hình 2.6 Lắp đặt đường ống thoát nước ngưng

b.Hệ thống ống gió
Hệ thống ống gió trong nhà máy thường được chia làm 4 nhóm chính
 Hệ thống hút khói Smoke Exhaust

 Hệ thống cấp gió tươi
 Hệ thống cấp gió lạnh
 Hệ thống hút gió
Đối với hệ thống ống gió trong quá trình thi công cần phải nắm rõ được các yêu cầu kĩ
thuật như:
* Khoảng cách treo giá đỡ
 Kích thước ống gió cạnh lớn nhất dưới 600mm dùng ty treo ϕ8, khoảng cách lớn
nhất giữ hai giá đỡ là 2500mm

12


 Kích thước ống gió cạnh lớn nhất từ 650mm đến 1450mm dùng ty treo ϕ10,
khoảng cách lớn nhất giữa hai ty treo là 2500mm
 Kích thước ống gió cạnh lớn nhất từ 1500m đến 2000mm dùng ty treo ϕ10,
khoảng cách lớn nhất giữa hai ty treo là 1500mm
 Kích thước ống gió cạnh lớn hơn 2000mm dùng ty treo ϕ12, khoảng cách lớn
nhất giữ hai ty treo là 1000mm

Hình 2.7 Lắp đặt ống gió
* Các mối nối
Việc lắp đối với mối nối mặt bích nằm ngang phải có kèm miếng đệm hoặc vật liệu
khác với độ dày không nhỏ hơn 5mm
Các điểm ghép nối phải dùng nẹp để đảm bảo độ chắc chắn cho mối nối
Tất cả các vị trí mối nối cần được phải bơm silicon
* Riêng đối với hệ cấp gió lạnh, ta cần bọc bảo ôn ống gió để tránh hiện tượng đọng
sương trên vách

13



Hình 2.8 Công nhân đang bọc bảo ôn ống gió

14


c. Hệ thống Chiller
Một số hình ảnh về hệ thống chiller ở dự án Kyocera Factory B

Hình 2.9 Cụm chiller được cẩu vào phòng máy

Hình 2.10 Công nhân gia công ống trong phòng chiller
15


Hình 2.11 Phòng chiller

Hình 2.12 Lắp đặt tháp giải nhiệt
16


Hình 2.13 Tháp giải nhiệt sau khi hoàn thiện
d. Hệ thống cấp thoát nước
Hệ thống cấp thoát nước là một trong những hệ thống quan trọng nhất của một công
trình. Về căn bản, hệ thống sẽ được chia làm 2 phần
 Hệ thống cấp nước
 Hệ thống thoát nước
Trong đó, mỗi hệ thống lại được chia làm các hệ thống nhỏ khác nhau
Ví dụ: Hệ thống thoát nước được chia làm 2 phần chính là
1. Hệ thống thoát nước trong nhà bao gồm :

 Hệ thống thoát nước thải nhà vệ sinh
 Hệ thống thoát nước ngưng điều hòa
 Hệ thống thoát nước ngưng cụm chiller
2. Hệ thống thoát nước thải ngoài nhà
 Hệ thống thoát nước mưa
 Hệ thống đường ống dẫn ra bể xử lý
 Hệ thống đường ống băng qua đường nơi có xe trọng tải nặng đi qua

17


Hình 2.14 Hệ thống thoát nước trong nhà

Hình 2.15 Hệ thống thoát nước băng qua đường
18


2.1.4 Tổng kết
Trong quá trình thực tập, em đã được tiếp cận với các hệ thống cơ, áp dụng được các
kiến thức chuyên ngành khi ngồi trên ghế nhà trường, biết được cách lắp đặt các hệ
thống, bố trí sao cho hệ thống đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật, thẩm mỹ, vận hành đạt hiệu
quả nhất. Em đã có được cái nhìn tổng quan về tất cả các hệ thống trong một công trình
nhà máy, tuy chưa đầy đủ và chi tiết nhưng em hy vọng sẽ được các thầy giáo bộ môn
và các anh chị khóa trước chỉ bảo, giúp em tích lũy thêm được nhiều kiến thức hơn
nữa. Em xin chân thành cảm ơn.

19


CHƯƠNG 3 THỰC TẬP CHUYÊN MÔN

3.1. Khảo sát hệ thống điều hòa không khí (ĐHKK)
3.1.1 Sơ đồ tổng thể vị trí lắp đặt máy và thiết bị

Hình 3.1. Sơ đồ tổng thể vị trí lắp đặt hệ thống lạnh

20


3.1.2. Sơ đồ hệ thống máy và thiết bị

Hình 3.2.a. Sơ đồ hệ thống máy và thiết bị

Hình 3.2.b. Sơ đồ hệ thống máy và thiết bị

3.1.3 Khảo sát hệ thống điện động lực và điều khiển
Hệ thống điện động lực của hệ thống điều hòa không khí là hệ thống điện 3 pha, 5
dây, tần số 50hz. Trong đó là 3 dây pha,1 dây trung tính và 1 dây nối đất

21


Hình 3.3.Điện động lực cấp cho điều hòa
3.1.4. Vận hành hệ thống lạnh
Ta chỉ cần bật nguồn ở bảng điều khiển gắn tường thì dây liên động giữa dàn lạnh
và dàn nóng sẽ gửi tín hiệu đến đến dàn nóng và cho hệ thống chạy. Lúc đó ta chỉ
cần tăng giảm nhiệt độ trên bảng điều khiển đến nhiệt độ yêu cầu

Hình 3.4. Bảng điều khiển điều hòa không khí
22



3.1.5. Sự cố thường gặp
* Các sự cố thường gặp trong thi công, lắp đặt hệ thống máy và thiết bị nhiệt – lạnh.
Quá trình thi công hệ thống lạnh là một quá trình khá phức tạp đòi hỏi người thi
công cần phải có một tay nghề và kinh nghiệm thi công nhất định. Lắp đặt hệ thống
lạnh yêu cầu phải đúng kĩ thuật thì hệ thống vận hành mới đạt yêu cầu. Tuy nhiên
trong quá trình thi công thường có một số sự cố thường gặp như:
 Các mối hàn bị hở
 Trong quá trình thi công đường ống bị gập, bị bẹp ống
 Các điểm bắt rắc không kín
 Hệ thống thoát nước ngưng không đủ độ dốc hoặc các mối nối không kín
* Sự cố thường gặp trong vận hành hệ thống máy và thiết bị lạnh.
Trong quá trình vận hành hệ thống lạnh thì vấn đề gặp sự cố cũng không ngoại lệ.
Một số sự cố thường gặp khi vận hành hệ thống lạnh như:
 Hệ thống lạnh không đạt yêu cầu về nhiệt độ
 Các mặt lạnh đọng sương, bám tuyết
 Outdoor đóng ngắt liên tục
 Áp suất hút thấp,áp suất nén cao
 Dòng làm việc quá cao
3.2 Khảo sát hệ thống Smoke Exhaust

23


Hình 3.5 Sơ đồ tổng thể hệ thống

Hình 3.6 Sơ đồ lắp đặt ống Smoke zone A

Hình 3.7 Sơ đồ lắp đặt ống Smoke zone B


24


Hình 3.8 Sơ đồ lắp đặt ống Smoke zone C

Hình 3.9 Sơ đồ lắp đặt ống Smoke zone D
3.3 Tổng kết
Qua quá trình thực tập liên quan đến các hệ thống chuyên ngành, em đã tích lũy được
nhiều kinh nghiệm khi thi công, lắp đặt, biết cách khắc phục các lỗi vận hành hệ thống
điều hòa không khí, nắm được quy trình để lên hệ thống gió,… Một lần nữa em xin
chân thành cảm ơn nhà trường và đơn vị tiếp nhận đã tạo điều kiện thuận lợi nhất để
em hoàn thành kỹ thực này.

25


×