Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Đề thi học sinh giỏi môn sử 9 huyện khoái châu năm học 2018 2019 có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (368.37 KB, 7 trang )

UBND HUYỆN KHOÁI CHÂU
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN
NĂM HỌC 2018- 2019
Môn: Lịch sử - Lớp 9
Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề)

ĐỀ CHÍNH THỨC

Câu 1: (3,0 điểm)
Vì sao Liên Xô phải khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ hai? Những
thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh tế ?
Câu 2 (5,0điểm).
Nêu hoàn cảnh, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động của ASEAN? Những đóng góp
của Việt Nam trong sự phát triển của tổ chức này?
Câu 3: (4.0điểm).
Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật Bản trong những
năm 70 của TKXX? Từ sự phát triển của Nhật Bản có thể rút ra bài học gì cho Việt
Nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?
Câu 4: (3,0điểm)
Hãy cho biết những biến đổi của thế giới sau Chiến tranh lạnh? Thời cơ và thách
thức của Việt Nam trước những biến đổi đó?
Câu 5: (5,0 điểm)
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay đã và đang có tác động như thế nào
đối với cuộc sống con người? Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển
của nền khoa học- kĩ thuật nước nhà? Là học sinh em phải làm gì để hạn chế tác động
tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để lại?
.........Hết........
Họ và tên thí sinh:..................................................Số báo danh....................
Chữ kí của giám thị 1:.............................................................


Ghi chú:
+ Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
+ Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm


CÂU
Câu 1
(3điểm)

HƯỚNG DẪN CHẤM - THANG ĐIỂM
Vì sao Liên Xô phải khôi phục kinh tế sau Chiến tranh thế giới thứ
hai? Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục
kinh tế ?
* Hoàn cảnh: 1 điểm
– Gánh chịu những tổn thất nặng nề: trên 27 triệu người chết, 1.710
thành phố, 70 ngàn làng mạc bị tàn phá và tiêu huỷ, đời sống nhân dân
gặp nhiều khó khăn. Hơn 5 năm chiến tranh chống phát xít làm đất
nước này bị chậm lại khoảng 10 năm trong công cuộc phát triển kinh
tế.. (0,5đ)
– Các nước phương Tây (do Mĩ cầm đầu) đã thực hiện chính sách thù
địch với Liên Xô bao vây kinh tế, phát động “chiến tranh lạnh” chạy
đua vũ trang, chuẩn bị cuộc chiến tranh tổng lực nhằm tiêu diệt Liên
Xô và các nước theo chế độ xã hội chủ nghĩa.. (0,5đ)
* Những thành tựu của Liên Xô trong công cuộc khôi phục kinh
tế (2 điểm)
+ Công nghiệp được phục hồi vào năm 1947. Đến năm 1950, tổng
sản lượng công nghiệp tăng 73% so với mức trước chiến tranh (kế
hoạch dự kiến là 48%) hơn 6200 xí nghiệp được phục hồi hoặc xây
dựng mới đi vào hoạt động. (0,5đ)
+ Sản xuất nông nghiệp năm 1950 đã đạt mức trước chiến tranh.

Đời sống nhân dân được cải thiện (0,5đ)
+ Khoa học - kĩ thuật phát triển nhanh chóng. Năm 1949, Liên Xô
đã chế tạo thành công bom nguyên tử, phá thế độc quyền vũ khí
nguyên tử của Mĩ. (0,5đ)

Câu2
(5,0điểm).

Nêu hoàn cảnh, sự thành lập, mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
của ASEAN? Những đóng góp của Việt Nam trong sự phát triển
của tổ chức này?
 Hoàn cảnh ra đời.
- Sau khi giành được độc lập, đứng trước những yêu cầu phát
triển kinh tế, xã hội của đất nước, một số quốc gia ĐNA đã chủ trương
thành lập một tổ chức liên minh khu vực, nhằm cùng nhau hợp tác phát
triển. (0,5đ)
- Mặt khác, để hạn chế những ảnh hưởng của các cường quốc từ


bên ngoài đối với khu vực nhất là khi cuộc chiến tranh của Mĩ ở Đông
Dương ngày càng không thuận lợi, khó tránh khỏi thất bại. (0,5đ)
 Sự thành lập: Ngày 8/8/1967 tại Băngcôc Thái Lan, Hiệp hội
các quốc gia ĐNA đã ra đời với sự tham gia của 5 nước: Inđônêxia,
Malaixia, Philipin, Thái Lan, Singapo. (0,5đ)
 Mục tiêu hoạt động: Thông qua bản tuyên bố Băng Cốc đã nêu
rõ mục tiêu hoạt động của ASEAN là phát triển kinh tế văn hóa thông
qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên trên tinh
thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực. (1,0đ)
 Nguyên tắc hoạt động: (1,0đ)
+ Tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ.

+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.
+ Không sử dụng và đe doa bằng vũ lực với nhau.
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình.
+ Hợp tác phát triển có hiệu quả trong k.tế, vhóa, xh.

Những đóng góp của Việt Nam trong sự phát triển của tổ
chức này (1,5 đ)
Học sinh thể hiện hiểu biết của mình để trình bày. Giáo viên cần linh hoạt khi
chấm. Nên khuyến khích những hiểu biết thực tế của học sinh.
Gợi ý:

- Tháng 7/1995 VN trở thành viên chính thức của ASEAN (0,25đ)
- Từ khi tham gia ASEAN đến nay VN có một vai trò quan trọng
trong sự phát triển của tổ chức này. Điều này được khẳng định bằng
một số sự kiện cụ thể:
+ Đóng góp trong việc mở rộng ASEAN đưa ASEAN từ 6 nước
thành cộng đồng ngày nay gồm 10 nước. (0,25đ)
+ Đóng góp tích cực trong việc xây dựng cộng đồng ASEAN thông
qua các sáng kiến đề xuất như chương trình hành động ASEAN.
(0,25đ)
+ Giữ vai trò điều phối kết nối, mở rộng làm sâu sắc cơ chế hợp tác
giữa ASEAN với các đối tác, điển hình là với Trung quốc, EU, Ấn
Độ….(0,25đ)
+ Hoàn thành tốt vai trò chủ tịch ASEAN 2 lần vào năm 1997 và
2010. (0,25đ)
+ Góp phần duy trì ổn định khu vực biển Đông khi xây dựng tuyên
bố của các bên về ứng xử ở biển Đông. (0,25đ)
Câu 3
(4.0 điểm)


Trình bày nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh
tế Nhật Bản trong những năm 70 của TKXX? Từ sự phát triển


của Nhật Bản có thể rút ra bài học gì cho Việt nam trong quá trình
xây dựng và phát triển đất nước?
* Nguyên nhân dẫn đến sự phát triển thần kì của nền kinh tế Nhật
Bản trong những năm 70 của TKXX (2,0đ)
- NB biết lợi dụng vốn của nước ngoài để tập trung vào những
ngành sản xuất then chốt nhất như : cơ khí; luyện kim, hóa chất, điện
tử.. (0,25đ)
- Nhật Bản biết áp dụng những thành tựu mới nhất của cuộc
cách mạng khoa học kĩ thuật vào sản xuất để tăng năng suất, cải tiến kĩ
thuật, hạ giá thành sản xuất. (0,25đ)
-Truyền thống văn hoá, giáo dục lâu đời của người Nhật - sẵn
sàng tiếp thu những giá trị tiến bộ của thế giới nhưng vẫn giữ được bản
sắc dân tộc ; (0,25đ)
- Hệ thống tổ chức quản lí có hiệu quả của các xí nghiệp, công ti
Nhật Bản (0,25đ)
- Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc đề ra các chiến lược phát
triển, nắm bắt đúng thời cơ và sự điều tiết cần thiết để đưa nền kinh tế
liên tục tăng trưởng ; (0,5đ)
- Con người Nhật Bản được đào tạo chu đáo, có ý chí vươn lên, cần cù
lao động, đề cao kỉ luật và coi trọng tiết kiệm. (0,5đ)
* Bài học cho Việt nam trong quá trình xây dựng và phát triển đất
nước: (2,0đ)
- Biết tận dụng những thành tựu của cuộc c/m KH-KT thế giới.
- Biết len lỏi để thâm nhập thị trường.
- Biết sửa đổi xóa bỏ những ràng buộc cũ cho phù hợp.
- Đặc biệt chú trọng yếu tố con người. Tăng cường đào tạo nguồn nhân

lực trình độ cao để áp dụng KH-KT vào sản xuất.
- Biết tận dụng nguồn vốn để phát triển.
- Phát huy tinh thần sáng tạo và cần kiệm của nhân dân
- Tăng cường công tác quản lí điều tiết nền kinh tế.
Câu 4
(3.0 điểm)

Hãy cho biết những biến đổi của thế giới sau Chiến tranh lạnh?
Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước những biến đổi đó?
* Những biến đổi quan trọng của tình hình thế giới sau Chiến
tranh lạnh: 1,25đ
+ Xuất hiện xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.(0.25đ)
+ Đang xác lập một Trật tự thế giới mới đa cực, nhiều trung tâm.
(0.25đ)
+ Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm
trọng
điểm.
(0.25đ)


+ Đầu những năm 90 của thế kỉ XX, ở nhiều khu vực lại xảy ra những
vụ xung đột quân sự hoặc nội chiến giữa các phe phái. (0.25đ)
=>Xu thế chung của thế giới ngày nay là hòa bình ổn định và hợp tác
phát triển kinh tế. (0.25đ)
* Thời cơ và thách thức của Việt Nam trước những biến đổi
đó?(1,75đ)

Câu 5
(5,0 điểm)


- Thời cơ: Từ sau Chiến tranh lạnh, bối cảnh chung của thế giới là
ổn định nên các nước trong đó có VN có cơ hội thuận lợi trong việc
xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các
liên minh kinh tế khu vực. Bên cạnh đó, là nước đang phát triển VN
có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học-kỹ thuật của thế giới và khai
thác nguồn vốn đầu tư nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và
phát triển đất nước.(0,75đ)
- Thách thức: VN là các nước đang phát triển , có điểm xuất phát
thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực còn
nhiều hạn chế, sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới, việc sử
dụng có hiệu quả các nguồn vốn vay bên ngoài. Việc giữ gìn bảo vệ
bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữ các yếu tố truyền
thống và hiện đại.Nếu nắm bắt được thời cơ thì kinh tế, xã hội của đất
nước phát triển. Nếu năm bắt được thời cơ nhưng không có đường lối
chính sách đúng đắn, phù hợp thì đánh mất bản sắc dân tộc. Vì vậy VN
cần có chính sách, đường lối phù hợp để phát triển kinh tế – xã hội của
đất nước nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Trong những
năm qua, Đảng và nhà nước đã có những chính sách đường lối phù
hợp. Nhờ đó, đất nước ta từng bước phát triển hòa nhập và đời sống
khu vực và thế giới(1,0đ)
Cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật hiện nay đã và đang có tác
động như thế nào đối với cuộc sống con người? Liên hệ trách
nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của nền khoa học- kĩ
thuật nước nhà? Là học sinh em phải làm gì để hạn chế tác động
tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để lại?
* Tác động: 3.5 đ
- Tác động tích cực: 1điểm
+ Cuộc cách mạng KH-KT đã làm thay đổi cơ bản các yếu tố của
sản xuất, tạo ra bước nhảy vọt chưa tưng thấy của lực lượng sản
xuất và năng suất lao động, sản xuất ra khối lượng hàng hóa đồ sộ,



tiện nghi hiện đại. Vì vậy đời sống của con người không ngừng
được cải thiện, mức sống ngày càng được nâng cao. (0.25đ)
+ Đưa tới những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động theo hướng
tỷ lệ dân cư lao động trong nông nghiệp và công nghiệp giảm dần,
tỷ lệ dân cư lao động trong các ngành dịch vụ ngày càng tăng lên.
(0.25đ)
+ Loài người chuyển sang một nền văn minh mới: sau văn minh
nông nghiệp, văn minh công nghiệp đó là văn minh trí tuệ, lấy vi
tính điện tử thông tin và khoa sinh hóa làm cơ sở. (0.25đ)
+ Làm cho sự giao thoa văn hóa, KH-KT ngày càngđược quốc tế
hóa cao. Một thị trường thế giới đang hình thành bao gồm tất cả các
nước có chế độ xã hội khác nhau, vừa hợp tác vừa đấu tranh với
nhau, cùng chung sống hòa bình. (0.25đ)
- Tác động tiêu cực: (1,5đ) Mỗi ý 0,25đ
+Chế tạo nhiều vũ khí và phương tiện quân sự có sức tàn phá hủy diệt
sự sống của loài người.
+ Ô nhiễm môi trường: ô nhiễm không khi, nguồn nước và đất…
+ Tai nạn lao động,
+ Tai nạn giao thông.
+ Xuất hiện nhiều bệnh dịch mới.
+ Đe dọa về đạo đức xã hội và an ninh đối với con người.
* Liên hệ trách nhiệm của bản thân đối với sự phát triển của nền
khoa học- kĩ thuật nước nhà? Là học sinh em phải làm gì để hạn
chế tác động tiêu cực mà cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật để lại.
(2.5 điểm)
Học sinh thể hiện hiểu biết của mình để trình bày. Giáo viên cần linh hoạt khi
chấm. Nên khuyến khích những hiểu biết thực tế của học sinh.


- Nhận thức đúng đắn về vai trò vị trí của cuộc cách mạng KH-KT đối
với cuộc sống nói chung và sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước nói riêng hiện nay.(0.5đ)
- Ra sức học tập rèn luyện tu dưỡng để chiếm lĩnh những đỉnh cao tri
thức của nhân loại. (0.5đ)
- Nâng cao khả năng vận dụng kiến thức được học áp dụng vào cuộc
sống, học đi đôi với hành. (0.25đ)
- Tích cực tham gia các hoạt động xã hội phù hợp với lứa tuổi để bảo
vệ hòa bình, chống chiến tranh, bảo vệ môi trường sống.. (0.5đ)
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật an toàn giao thông. (0.25đ)


- Tuyên truyền vận động những người thân trong gia đình, làng xóm,
nhân dân nơi cư trú sử dụng các thành tựu KHKT có ý nghĩa tích cực
và tích cực bảo vệ môi trường sống xung quanh. (0.5đ)



×