Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Vai trò của nguồn nhân lực đối với thu hút đầu tư trong nước tại các địa phương ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN ANH MINH

VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI
THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

TP. Hồ Chí Minh, năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
------------------------------

TRẦN ANH MINH

VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI
THU HÚT ĐẦU TƯ TRONG NƯỚC TẠI CÁC
ĐỊA PHƯƠNG Ở VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế học
Mã số chuyên ngành : 60 03 01 01
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ HỌC

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS Nguyễn Minh Hà


TP. Hồ Chí Minh, năm 2016

ii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
Tên học viên: Trần Anh Minh – Khóa 2013 – Lớp Kinh tế học.
Tên đề tài: Vai trò của nguồn nhân lực đối thu hút đầu tư trong nước tại các địa
phương ở Việt Nam
Nhận xét của giáo viên hướng dẫn:
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Thành phố Hồ Chí Minh, 2016

PGS. TS. Nguyễn Minh Hà

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan rằng Đề tài có tên “Vai trò của nguồn nhân lực đối thu hút đầu
tư trong nước tại các địa phương ở Việt Nam” là bài nghiên cứu của chính tôi.
Ngoại trừ những tài liệu tham khảo được trích dẫn trong đề tài này, tôi cam
đoan rằng toàn phần hay những phần nhỏ của đề tài này chưa từng được công bố
hoặc được sử dụng để nhận bằng cấp ở những nơi khác.
Không có sản phẩm/nghiên cứu nào của người khác được sử dụng trong đề

tài này mà không được trích dẫn theo đúng quy định.
Đề tài này chưa bao giờ được nộp để nhận bất kỳ bằng cấp nào tại các trường
đại học hoặc cơ sở đào tạo khác.
TP. HCM, ngày

tháng

năm 2016

Trần Anh Minh

iv


LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành Đề tài này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban
Giám hiệu và toàn thể giảng viên khoa Đào tạo sau đại học Trường Đại học Mở
Thành phố Hồ Chí Minh. Trong khoảng thời gian tham gia học tập tại trường, Quý
Thầy, Cô đã truyền đạt cho tôi nhiều kiến thức quý báu từ đó tạo điều kiện cho tôi
có những kiến thức để áp dụng trong thực tiễn công tác và hoàn thành Đề tài này.
Tôi xin chân thành gửi lời biết ơn đến thầy PGS. TS Nguyễn Minh Hà, người
hướng dẫn khoa học, người Thầy đã tận tình giảng dạy, hướng dẫn cho tôi nhiều
kiến thức và kinh nghiệm hay trong quá trình học tập và làm Đề tài này.
Bằng những kiến thức được tiếp thu tại nhà trường, đồng thời bản thân đã
vận dụng trong thực tiễn, tôi nhận thấy kiến thức và tầm nhìn của mình còn hạn
chế, cần phải có nhiều thời gian hơn nữa để trao dồi, kiểm nghiệm nên Đề tài chắc
chắn còn nhiều hạn chế và có những điểm sai sót. Rất kính mong quý Thầy, Cô có ý
kiến góp ý để tôi bổ sung và hoàn thiện Đề tài và xem đây là những ý kiến quý báu
để bản thân có thể áp dụng vào trong thực tiễn sau này.
Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn Quý Thầy, Cô. Kính chúc Quý Thầy,

Cô luôn dồi giàu sức khỏe và công tác tốt.

v


TÓM TẮT
Đề tài “Vai trò của nguồn nhân lực đối thu hút đầu tư trong nước tại các địa
phương ở Việt Nam” với mục tiêu nghiên cứu là phân tích thực trạng thu hút đầu tư
trong nước ở các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
(VKTTĐPN), từ đó tập trung phân tích vai trò của nguồn nhân lực đối với thu hút
đầu tư trong nước tại các địa phương nay. Trên kết quả phân tích từ đó có những đề
xuất về giải pháp và kiến nghị đối với việc phát triển nguồn nhân lực của các tỉnh,
thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng địa phía Nam nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư
trong nước giai đoạn tới.
Với phương pháp nghiên cứu sử dụng chủ yếu phương pháp định lượng, cụ
thể là áp dụng phương pháp hồi quy PCSE và phương pháp hồi quy Pooled OLS,
xem xét các kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn nhằm hỗ trợ cho việc
nghiên cứu của đề tài. Sử dụng nghiên cứu định lượng với các biến số có liên quan
để kiểm định các giả thuyết đặt ra và xây dựng mô hình hồi quy đa biến nhằm đánh
giá mức độ tác động của các biến độc lập thông qua phần mềm thống kê. Đề tài sử
dụng dữ liệu bảng (panel data) của các tỉnh thuộc VKTTDPN bao gồm các tỉnh,
thành phố: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Long An, Tây Ninh, Bình Dương, Bà rịa
Vũng tàu, Tiền Giang và Bình Phước trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm
2014.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã xác định được các yếu tố ảnh hưởng tích
cực lên kết quả thu hút đầu tư trong nước tại một địa phương. Cụ thể, địa phương có
nguồn nhân lực lao động dồi giàu sẽ thu hút được nguồn vốn đầu tư trong nước
nhiều hơn, song song đó chất lượng nguồn nhân lực cũng là yếu tốt hết sức quan
trọng, địa phương nào có lực lượng lao động tốt nghiệp đại học, cao đẳng và trung
cấp cao thì dễ dàng thu hút nhà đầu tư đến đầu tư. Thu nhập bình quân đầu người

càng cao và GDP của địa phương càng cao thì tác động tích cực đến thu hút đầu tư
trong nước. Mặc khác, địa phương có thu hút FDI cao thì sẽ có mức canh tranh cao

vi


với thu hút đầu tư trong nước, làm việc thu hút các nhà đầu tư trong nước khó khăn
hơn.
Qua kết quả nghiên cứu, đề tài cũng đã có một số kiến nghị, đề xuất nhằm
gợi ý cho các địa phương có giải pháp thu hút tốt hơn nguồn đầu tư trong nước ở
một số địa phương tại Việt Nam.

vii


PHỤ LỤC
Trang
Lời cam đoan ................................................................................................................... iv
Lời cảm ơn ........................................................................................................................ v
Tóm tắt .. ........................................................................................................................ vi
Phụ lục.... ...................................................................................................................... viii
Danh mục hình và đồ thị.. .............................................................................................. xi
Danh mục bảng… ..........................................................................................................xii
Danh mục từ viết tắt.. .................................................................................................. xiii
Chương 1: GIỚI THIỆU ................................................................................................. 1
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu ............................................................................. 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ......................................................................... 3
1.5 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 4

1.5.1 Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 4
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu ............................................................................................... 4
1.7 Kết cấu đề tài ......................................................................................................... 4
Chương 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT .................................................. 6
2.1 Các khái niệm ........................................................................................................ 6
2.1.1 Đầu tư ................................................................................................................. 6
2.1.2 Đầu tư trong nước ......................................................................................... 7
2.1.3 Nguồn nhân lực .............................................................................................. 8
2.2 Cơ sở lý thuyết .................................................................................................... 10
2.2.1 Lý thuyết về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế ................................... 10
2.2.2 Lý thuyết về đầu tư ..................................................................................... 11
2.3 Các nghiên cứu trước có liên quan...................................................................... 19
2.3.1 Các nghiên cứu trong nước .......................................................................... 19
viii


2.3.2 Các nghiên cứu nước ngoài ........................................................................ 21
Chương 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................. 28
3.1 Quy trình nghiên cứu .......................................................................................... 28
3.2. Mô hình nghiên cứu ........................................................................................... 28
3.3 Đo lường các biến số trong mô hình .................................................................. 29
3.4. Giả thuyết nghiên cứu ........................................................................................ 33
3.5 Dữ liệu nghiên cứu .............................................................................................. 34
3.6 Phương pháp ước lượng ...................................................................................... 35
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ........................................... 38
4.1 Tổng quan về Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.............................................. 38
4.1.1 Đặc điểm địa lý ............................................................................................ 38
4.1.2 Tình hình kinh tế - xã hội ............................................................................ 38
4.2. Phân tích các đặc trưng mẫu nghiên cứu ........................................................... 42

4.3 Phân tích thống kê mô tả ..................................................................................... 46
4.3.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu ............................... 46
4.3.2 Thống kê mô tả theo năm ............................................................................ 47
4.3.3 Đầu tư trong nước qua từng năm ................................................................. 48
4.3.4 Số lao động qua từng năm ........................................................................... 49
4.3.5 Tỷ lệ lao động thành thị, lao động nam, lao động nhập cư, lao động qua đào
tạo theo năm .............................................................................................................. 50
4.3.6 Tỷ lệ lao động có trình độ CĐ ĐH, TC và THPT theo năm ........................ 51
4.4 Phân tích hồi quy................................................................................................. 52
4.4.1. Phân tích ma trận tương quan ..................................................................... 52
4.4.2. Phân tích hồi quy mô hình 1 ....................................................................... 53
4.4.3. Phân tích hồi quy mô hình 2 ....................................................................... 58
4.5. Thảo luận kết quả hồi quy .................................................................................. 62
4.5.1 Kết quả hồi quy ............................................................................................ 62
4.5.2 Thảo luận các biến về nguồn nhân lực ........................................................ 64
4.5.2.1 Nhóm biến có ý nghĩa ........................................................................ 64

ix


4.5.2.2 Nhóm biến không có ý nghĩa ............................................................. 67
4.5.3 Thảo luận các biến khác .............................................................................. 68
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................ 71
5.1 Kết luận ............................................................................................................... 71
5.2 Các giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ........................................... 72
5.3 Kiến nghị ............................................................................................................. 75
5.4. Hạn chế của đề tài và định hướng nghiên cứu tiếp theo .................................... 76
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 77
PHỤ LỤC BẢNG BIỂU ................................................................................................ 81
Phụ lục 1 : Kết quả kiểm định FE mô hình 1 ............................................................ 81

Phụ lục 2: Kết quả kiểm định RE mô hình 1 ............................................................ 82
Phụ lục 3: Kết quả kiểm định Hausman mô hình 1 .................................................. 83
Phụ lục 4 : Kết quả hồi quy mô hình 1 theo phương pháp PCSE ............................. 84
Phụ lục 5 : Kết quả kiểm định Fe mô hình 2............................................................. 85
Phụ lục 6: Kết quả kiểm định Re mô hình 2 ............................................................. 86
Phụ lục 7: Kiểm định Hausman để lựa chọn mô hình FE hoặc RE .......................... 87
Phụ lục 8: Kiểm định nhân tử Largrange chọn RE hoặc Pooled OLS ...................... 88
Phụ lục 9: Kết quả hồi quy mô hình Pooled OLS ..................................................... 89

x


DANH MỤC HÌNH VÀ ĐỒ THỊ
Trang
Hình 2.1 ...................................................................................................... 12
Hình 2.2 ...................................................................................................... 16
Hình 2.3 ...................................................................................................... 18
Hình 2.4 ...................................................................................................... 19
Hình 3.1 ...................................................................................................... 29
Đồ thị 4.1 .................................................................................................... 39
Đồ thị 4.2 .................................................................................................... 39
Đồ thị 4.3 .................................................................................................... 40
Đồ thị 4.4 .................................................................................................... 41
Đồ thị 4.5 .................................................................................................... 41
Đồ thị 4.6 .................................................................................................... 42
Đồ thị 4.7 .................................................................................................... 48
Đồ thị 4.8 .................................................................................................... 49
Đồ thị 4.9 .................................................................................................... 50
Đồ thị 4.10 .................................................................................................. 51


xi


DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 .................................................................................................... 24
Bảng 3.1 .................................................................................................... 31
Bảng 4.1 .................................................................................................... 46
Bảng 4.2 .................................................................................................... 47
Bảng 4.3 .................................................................................................... 53
Bảng 4.4 .................................................................................................... 54
Bảng 4.5 .................................................................................................... 54
Bảng 4.6 .................................................................................................... 55
Bảng 4.7 .................................................................................................... 56
Bảng 4.8 .................................................................................................... 56
Bảng 4.9 .................................................................................................... 57
Bảng 4.10 .................................................................................................. 57
Bảng 4.11 .................................................................................................. 58
Bảng 4.12 .................................................................................................. 59
Bảng 4.13 .................................................................................................. 59
Bảng 4.14 .................................................................................................. 60
Bảng 4.15 .................................................................................................. 61
Bảng 4.16 .................................................................................................. 61
Bảng 4.17 .................................................................................................. 62
Bảng 4.18 .................................................................................................. 62
Bảng 4.19 .................................................................................................. 63
Bảng 4.20 .................................................................................................. 63

xii



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt tiếng Anh
FDI

: Đầu tư trực tiếp nước ngoài

FE

: Fixed effects-FE

GDP

: Tổng sản phẩm trong nước

GRDP

: Tổng sản phẩm của địa phương (tỉnh, thành phố)

RE

: Random effects-RE

Từ viết tắt tiếng Việt
CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – hiện đại hóa
KT-XH

: Kinh tế - xã hội

TP. HCM


: Thành phố Hồ Chí Minh

VKTTĐPN : Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

xiii


CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
Chương 1 giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu gồm có: lý do chọn đề
tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, dữ liệu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, phương pháp nghiên cứu và kết cấu đề của đề tài.
1.1 Đặt vấn đề và lý do nghiên cứu
Nhân lực là nhân tố quyết định nhất đối với sự phát triển của mỗi quốc gia.
Trình độ phát triển của nguồn nhân lực là một thước đo chủ yếu cho sự phát triển.
Vì vậy, các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng phát triển nguồn nhân lực. Trong
thế kỷ XX, đã có những quốc gia nghèo tài nguyên thiên nhiên, nhưng do phát huy
tốt nguồn nhân lực nên đã đạt được thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, hoàn thành
công nghiệp hoá và hiện đại hoá chỉ trong vài ba thập kỷ.
Ở nước ta, Nhà nước luôn khẳng định quan điểm coi con người là trung tâm
của sự phát triển, của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, trong điều
kiện đẩy mạnh công nghiệp hoá và hội nhập quốc tế, phát triển nhân lực được coi là
một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế của
đất nước; đồng thời, phát triển nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và
tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia.
Bên cạnh yếu tố con người như đã nói ở trên, yếu tố về nguồn vốn đầu tư
đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng với sự đóng góp của vốn đầu tư trực tiếp
nước ngoài còn có nguồn vốn đầu tư trong nước, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng khá
cao trong cơ cấu nguồn vốn đầu tư, phản ảnh vai trò quan trọng của yếu tố nội lực
quốc gia. Theo Tổng cục Thống kê (2014), tổng vốn đầu tư của khu vực có vốn đầu

tư trong nước chiếm tỷ trọng 38,4% trong tổng vốn đầu tư. Nguồn vốn đầu tư trong
nước đã góp phần quan trọng trong thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, trong giải quyết
việc làm, phát triển nguồn nhân lực, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,...
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (gồm thành phố Hồ Chí Minh và 07 tỉnh:
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tiền


Giang), được Chính phủ xác định đây là Vùng kinh tế phát triển năng động, có tốc
độ tăng trưởng kinh tế cao, bền vững, đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước, là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước; là địa bàn có vai trò cầu
nối với các khu vực đồng bằng sông Cửu Long và khu vực Tây Nguyên; đi đầu
trong hội nhập, mở rộng giao thương, hợp tác kinh tế có hiệu quả với các nước
trong khu vực Đông Nam Á và thế giới. Theo Tổng cục Thống kê (2014), tính đến
cuối năm 2014 nguồn vốn đầu tư trong nước thuộc Khu vực Vùng kinh tế trọng
điểm phía Nam là 239.218 tỷ đồng, chiếm 19,6% trên tổng vốn đầu tư cả nước, điều
này chứng tỏ sức hấp dẫn của nền kinh tế thuộc Khu vực VKTTĐPN.
Đạt được kết quả nêu trên đòi hỏi từng tỉnh, thành phố trong Vùng kinh tế
trọng điểm phía Nam đã có sự nổ lực phấn đấu trong thúc đẩy tăng trường kinh tế
của từng địa phương, đặc biệt trong thu hút, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
nhằm từng bước đáp ứng được yêu cầu của nhà đầu tư.
Ở góc độ đề tài, tập trung nghiên cứu về yếu tố lao động hay nguồn nhân lực
cùng với các yếu tố khác để phân tích, làm sáng tỏ thêm vai trò của nguồn nhân lực
ảnh hưởng đến kết quả thu hút đầu trong nước, với phạm vi nghiên cứu trong 8 tỉnh,
thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam từ năm 2006 đến năm 2014. Vì
vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Vai trò của nguồn nhân lực đối thu hút đầu tư
trong nước tại Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam ở Việt Nam” là cần thiết. Trên cơ
sở nghiên cứu thực trạng thu hút đầu tư của 8 tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2014, để xác định các yếu tố
ảnh hưởng đến thu hút đầu tư trong nước mà trong đó đặc biệt nghiên cứu sự tác
động của yếu tố chất lượng nguồn lực nhân lực; từ đó đề xuất các định hướng và

giải pháp nhằm phát huy nguồn lực này trong việc đẩy nhanh thu hút đầu tư trong
nước ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn tới.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm giải quyết các mục tiêu sau:

2


- Phân tích thực trạng thu hút đầu tư trong nước ở các tỉnh, thành phố thuộc
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
- Vai trò của nguồn nhân lực đối với thu hút đầu tư trong nước các tỉnh,
thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam giai đoạn 2006-2014.
- Những đề xuất các giải pháp và kiến nghị đối với việc phát triển nguồn
nhân lực của các tỉnh, thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam nhằm
thúc đẩy thu hút đầu tư trong nước giai đoạn tới.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu trên, đề tài giải quyết các câu hỏi
nghiên cứu sau:
- Thực trạng thu hút đầu tư trong nước và nguồn nhân lực ở các tỉnh, thành
phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thế nào ?
- Vai trò của nguồn nhân lực đối với thu hút đầu tư trong nước tại các tỉnh,
thành phố thuộc Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam như thế nào?
- Những đề xuất các giải pháp nào và kiến nghị gì đối với việc phát triển chất
lượng nguồn nhân lực nhằm thúc đẩy thu hút đầu tư trong nước giai đoạn tới ?
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lực lượng lao động, ảnh hưởng của nguồn nhân lực đối với
đầu tư trong nước, tập trung làm rõ vấn đề phát huy nguồn nhân lực đối với đầu tư
trong nước.
Phạm vi nghiên cứu là các tỉnh, thành phố thuộc Vùng kinh tế trọng điểm
phía Nam.

Thời gian nghiên cứu giai đoạn 2006-2014.

3


1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Mẫu nghiên cứu
Đề tài sử dụng dữ liệu bảng, gồm 8 đơn vị chéo tương ứng với 8 tỉnh, thành
phố trong khu vực Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và 09 đơn vị thời gian từ năm
2006 đến 2014 bao gồm 936 quan sát. Nguồn dữ liệu thứ cấp, được tổng hợp từ bộ
dữ liệu thống kê hàng năm của Tổng Cục thống kê, Cơ sở dữ liệu về lao động và
việc làm của Tổng cục Thống kê, Niên giám thống kê các tỉnh, thành phố, …
1.5.2 Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện nghiên cứu, đề tài sử dụng chủ yếu phương pháp định lượng, cụ
thể là áp dụng phương pháp hồi quy PCSE và phương pháp hồi quy Pooled OLS,
xem xét các kết quả nghiên cứu về lý thuyết và thực tiễn nhằm hỗ trợ cho việc
nghiên cứu của đề tài. Sử dụng nghiên cứu định lượng với các biến số có liên quan
để kiểm định các giả thuyết đặt ra và xây dựng mô hình hồi quy đa biến nhằm đánh
giá mức độ tác động của các biến độc lập thông qua phần mềm thống kê.
1.6 Ý nghĩa nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài đánh giá tác động của chất lượng nguồn nhân lực đến thu
hút đầu tư trong nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, qua đó đóng
góp thêm bằng chứng thực nghiệm cho mối quan hệ này. Từ đó đề xuất các định
hướng và giải pháp nhằm phát huy nguồn lực này trong việc đẩy nhanh thu hút đầu
tư trong nước ở các tỉnh, thành phố tại Việt Nam giai đoạn tới.
1.7 Kết cấu đề tài
Kết cấu đề tài được chia thành năm Chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu: Trình bày tóm lược vấn đề nghiên cứu, mục tiêu
nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu,
những điểm nổi bật của đề tài và kết cấu đề tài.

Chương 2: Tổng quan về cơ sở lý thuyết: Chương này tập trung trình bày
phần cơ sở lý thuyết của nghiên cứu bao gồm các nội dung như lý thuyết về đầu tư

4


trong nước, lý thuyết về nguồn nhân lực, đặc điểm nguồn nhân lực, lý thuyết về
nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế, lý thuyết về đầu tư. Cuối cùng là các nghiên
cứu trước có liên quan đến đề tài.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở mục tiêu nghiên cứu, trình
bày quy trình và phương pháp nghiên cứu, mô hình nghiên cứu và dữ liệu nghiên
cứu sử dụng trong đề tài.
Chương 4: Phân tích kết quả nghiên cứu: Để có cơ sở phân tích nghiên cứu
Chương này bắt đầu từ phần giới thiệu tổng quan tình hình kinh tế - xã hội của
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Tiếp đến đi sâu phân tích về kết quả nghiên
cứu phân tích dữ liệu, xác định rõ các biến có tác động đến kết quả thu hút vốn đầu
tư trong nước.
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị: Trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu
đạt được. Từ lý thuyết đưa ra ở Chương 2, mô hình nghiên cứu Chương 3 và kết
quả phân tích từ Chương 4, đề tài đưa ra những kết luận và khuyến nghị cụ thể đối
với các chính sách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút tốt hơn nguồn
vốn đầu tư trong nước. Cuối cùng Đề tài đưa ra những hạn chế và những gợi ý
nghiên cứu tiếp theo.

5


CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Chương 2 trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết được bắt đầu bằng các khái
niệm như: đầu tư, đầu tư trong nước, đầu tư trực tiếp nước ngoài, nguồn nhân lực,

… các cơ sở lý thuyết liên quan đến đềi tài. Cuối chương trình bày các nghiên cứu
trước, bao gồm các nghiên cứu trong nước và ngoài nước.
2.1 Các khái niệm
2.1.1 Đầu tư
Keynes (1936) cho rằng đầu tư là hoạt động mua sắm tài sản cố định để tiến
hành sản xuất hoặc có thể là mua tài sản tài chính để thu lợi nhuận.
Theo Samuelson và Nordhaus (1997), “Đầu tư là hoạt động tạo ra vốn tư bản
thật sự, theo các dạng nhà ở, đầu tư vào tài sản cố định của doanh nghiệp như máy
móc, thiết bị, nhà xưởng và tăng thêm hàng tồn kho. Đầu tư cũng có thể dưới dạng
vô hình như giáo dục, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nghiên cứu, phát minh”.
Sachs - Larrain (1993) định nghĩa tổng quát về đầu tư như: "Đầu tư là phần
sản lượng được tích luỹ để tăng năng lực sản xuất trong thời kỳ sau của nền kinh
tế".
Theo Đinh Phi Hổ và ctg (2009), vốn sử dụng trong hoạt động đầu tư được
gọi là vốn đầu tư. Tổng vốn đầu tư được hình thành từ nguồn đầu tư trong nước và
đầu tư nước ngoài. Trong đó, vốn đầu tư trong nước có được từ tiết kiệm trong
nước, bao gồm: tiết kiệm từ ngân sách chính phủ, doanh nghiệp và dân cư.
Tại Việt Nam theo Luật Đầu tư (2005), đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng
các loại tài sản hữu hình hoặc vô hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động
đầu tư theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Như vậy có thể khái quát, đầu tư được hiểu là việc sử dụng một lượng giá trị,
nguồn lực vào việc tạo ra giá trị hoặc tăng cường cơ sở vật chất cho nền kinh tế
nhằm thu được các kết quả trong tương lai lớn hơn lượng giá trị đã bỏ ra.

6


Căn cứ vào tính chất thì đầu tư được chia làm 02 loại: đầu tư trực tiếp và đầu
tư gián tiếp. Theo Luật Đầu tư (2005), Đầu tư trực tiếp là hình thức đầu tư do nhà
đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư ; Đầu tư gián tiếp là hình

thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá
khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông qua các định chế tài chính trung gian khác
mà nhà đầu tư không trực tiếp tham gia quản lý hoạt động đầu tư; Vốn đầu tư là tiền
và các tài sản hợp pháp khác để thực hiện các hoạt động đầu tư theo hình thức đầu
tư trực tiếp hoặc đầu tư gián tiếp.
Ở góc độ phạm vi cấp quốc gia, nguồn vốn đầu tư được chia thành 02 nguồn:
- Nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có ưu thế là bổ sung nguồn vốn đầu tư
phát triển KT-XH, giúp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đây là dòng vốn lưu
chuyển quốc tế (international capital flows), là cầu nối quan trọng giữa kinh tế Việt
Nam với nền kinh tế của thế giới.
- Nguồn vốn đầu tư trong nước (DI): Nguồn vốn đầu tư trong nước thể hiện
sức mạnh nội lực của một quốc gia, có ưu điểm là bền vững, ổn định, chi phí thấp,
rủi ro ít và tránh được các hậu quả gây ra từ bên ngoài. Nguồn vốn trong nước bao
gồm vốn Nhà nước, vốn tín dụng, vốn của khu vực doanh nghiệp tư nhân và dân cư
chủ yếu được hình thành từ các nguồn tiết kiệm trong nền kinh tế.
2.1.2 Đầu tư trong nước
Word Bank (2013), Đầu tư trong nước được đại diện bởi tổng vốn cố định
(GFCF), bao gồm cải tạo đất, nhà máy, máy móc, mua sắm thiết bị và xây dựng
đường giao thông, đường sắt, nhà ở dân cư tư nhân, các tòa nhà thương mại và công
nghiệp không bao gồm tất cả các loại tài sản tài chính.
Theo Luật Đầu tư (2005), đầu tư trong nước là việc nhà đầu tư trong nước bỏ
vốn bằng tiền và các tài sản hợp pháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư tại Việt
Nam.

7


Đầu tư trong nước bao gồm vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước, vốn của
doanh nghiệp nhà nước, vốn của tổ chức, doanh nghiệp ngoài nhà nước và vốn đầu
tư của hộ kinh doanh gia đình.

2.1.3 Nguồn nhân lực
2.1.3.1 Khái niệm
Theo Phạm Minh Hạc (2001), nguồn lực con người cần được hiểu là số dân
và chất lượng con người bao gồm: cả thể chất và tinh thần, sức khỏe và trí tuệ, năng
lực và phẩm chất.
Đoàn Văn Khái và ctg (2001), nguồn lực con người là khái niệm chỉ số dân,
cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc điểm và sức mạnh của
nó trong sự phát triển xã hội.
Bộ luật Lao động (2012) qui định, người lao động là người đủ từ 15 tuổi trở
lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng, được trả lương và chịu sự quản
lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Theo Tổ chức lao động quốc tế (ILO): nguồn lực con người hay nguồn nhân
lực là toàn bộ những người trong độ tuổi có khả năng tham gia lao động. Nguồn lực
con người được hiểu theo hai nghĩa. Theo nghĩa rộng, nguồn lực con người là
nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người
cho sự phát triển, do đó, nó bao gồm toàn bộ dân cư có thể phát triển bình thường.
Ở nghĩa hẹp, nguồn lực con người là khả năng lao động của xã hội, là nguồn lực
cho sự phát triển kinh tế xã hội, bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động,
có khả năng tham gia vào quá trình lao động sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá
nhân có thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về trí lực, thể
lực, tâm lực của họ được huy động vào quá trình lao động.
Như vậy, hầu hết các nhà khoa học khi nghiên cứu về vấn đề con người tuy ở
nhiều góc độ khác nhau song đều thống nhất khái niệm nguồn lực lao động bao
gồm những người có việc làm (trong độ tuổi lao động và trên tuổi lao động) và
những người chưa có việc làm nhưng đang tìm việc làm (đang thất nghiệp). Lực
lượng lao động không bao gồm những người trong tuổi lao động nhưng nằm trong
8


tình trạng: làm nội trợ chính trong gia đình, học sinh, sinh viên, những người không

có nhu cầu làm việc, …
2.1.3.2 Một số đặc điểm của lực lượng lao động
Theo Đỗ Thị Xuân Phương (2000) cho rằng, chất lượng lực lượng lao động là
trạng thái nhất định của nguồn nhân lực, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu
thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ
tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống của người dân trong một xã hội
nhất định. Chất lượng lực lượng lao động được thể hiện thông qua một hệ thống các
chỉ tiêu.
Chất lượng nguồn lực con người là động lực trực tiếp cho sự phát triển kinh tế xã hội. Đó là yếu tố tổng hợp của nhiều yếu tố bộ phận như trí tuệ, trình độ, sự hiểu
biết, đạo đức, kĩ năng, sức khỏe, thẩm mỹ... của người lao động. Trong các yếu tố
ấy thì trí lực và thể lực là hai yếu tố quan trọng trong việc xem xét, đánh giá chất
lượng nguồn nhân lực.
Thể lực là năng lực thể chất của nguồn nhân lực, đây là tiêu chí khá quan trọng
về chất lượng nguồn nhân lực, thường bao gồm tiêu chí về tình trạng sức khỏe của
con người như: chiều cao, cân nặng, bệnh tật, tuổi thọ, trạng thái thoải mãi về tinh
thần cũng như thể chất và xã hội của con người. Chính vì các tiêu chí này, thể lực
nguồn nhân lực phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phân phối thu
nhập cũng như chính sách xã hội trước mắt và lâu dài của mỗi quốc gia, nếu như
các vấn đề liên quan đến sức khỏe, dinh dưỡng không được giải quyết tốt sẽ ảnh
hưởng tiêu cực đến chất lượng nguồn lực con người cả về thể lực lẫn trí tuệ. Các
điều kiện sống tốt sẽ giúp nâng cao tuổi thọ trên cơ sở tăng cường thể lực cùng với
cải thiện nhanh về hình thể, trước hết là chiều cao và trọng lượng người lao động.
Trí lực biểu hiện ở trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chuyên
môn kỹ thuật của nguồn nhân lực, tinh thần, thái độ, tác phong làm việc...đây là một
tiêu chí có vai trò quan trọng trong đánh giá chất lượng nguồn nhân lực. Chất lượng
nguồn lực con người là trừu tượng, tuy nhiên, theo C.Mác: “Muốn cải tạo bản tính

9



chung của con người để làm cho nó có được kiến thức và những thói quen khéo léo
trong một ngành lao động nhất định,nghĩa là muốn trở thành một sức lao động phát
triển và đặc thù, thì cần phải có một trình độ học vấn hay giáo dục nào đó.. ”.
Tóm lại, nguồn nhân lực là khái niệm tổng hợp bao gồm các yếu tố số lượng,
chất lượng và cơ cấu phát triển người lao động nói chung ở cả hiện đại cũng như
trong tương lai tiềm năng của mỗi tổ chức, mỗi địa phương, mỗi quốc gia, khu vực
và thế giới.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1 Lý thuyết về nguồn nhân lực và tăng trưởng kinh tế
Theo Nguyễn Văn Ngọc (2011), vốn nhân lực là một khái niệm phức tạp
hàm chứa rất nhiều những kỹ năng, tri thức, khả năng lao động, những giá trị của
con người. Theo đó, vốn nhân lực cũng giống như vốn vật chất, nó có thể được đầu
tư thông qua giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, … và thu nhập của loại vốn này cũng
tùy thuộc vào “số lượng” vốn mà một cá nhân sở hữu. Vốn nhân lực là thứ vốn mà
không thể thay thế hoàn toàn được bởi vốn vật chất, đất đai và lao động, … mặc dù
nó có thể thay thế với các loại vốn khác theo một tỷ lệ cho phép nào đó. Vốn nhân
lực có khả năng tự tăng lên và tư sinh ra khi sử dụng, có khả năng di chuyển và chia
sẻ.
Mô hình lý thuyết về vốn nhân lực và tăng trưởng là một trong những nhánh
triển khai của nhóm lý thuyết tăng trưởng mới hay còn gọi là tăng trưởng nội sinh
(endogenous growth theory).
Thứ nhất, theo Nelson và Phelps (1966), Paul Romer (1990), Grossman và
Helpman (1991) và Aghion và Hawitt (1992). Nhóm này xem vốn nhân lực như là
một chất xúc tác để thúc đẩy cải tiến công nghệ và làm cho quốc gia chuyển giao
công nghệ một cách dễ dàng. Nói cách khác, họ xem vốn nhân lực như là một điều
kiện để thay đổi công nghệ.
Thứ hai, là các mô hình về vốn nhân lực được phát triển bởi Lucas (1988),
Azariadion và Drazen (1990), Rebelo (1991), Kremer và Thompson (1994),
10



Mankiw, D.Romer và Weil (1992). Ngược lại với nhóm thứ nhất, các tác giả ở khảo
hướng thứ hai nhìn nhận vốn nhân lực như là một yếu tố đầu vào trong quá trình sản
xuất và tách biệt với công nghệ (chứ không phải là điều kiện để công nghệ phát
triển).
Mô hình của Mankiw – Romer – Weil (1992) là mô hình mở rộng từ mô hình
tăng trưởng của Solow. Thay vì đơn giản như mô hình Solow, lao động (thô) và
công nghệ quyết định tăng trưởng, các nhà kinh tế học trên đã đưa thêm biến số đại
diện cho vốn nhân lực vào mô hình với hàm số tăng trưởng quen thuộc CobbDouglas với giả thiết hiệu suất không đổi theo quy mô (constant returns to scale) và
sản phẩm biên đối với vốn, lao động và vốn nhân lực vẫn đúng theo giả thiết là tăng
nhưng giảm dần. Tất cả các thị trường (thị trường sản phẩm đầu ra lẫn nhập lượng
đầu vào) đều là cạnh tranh hoàn hảo.
2.2.2 Lý thuyết về đầu tư
Cũng theo Nguyễn Văn Ngọc (2011), mô hình chuẩn về đầu tư cố định vào
kinh doanh được gọi là mô hình tân cổ điển về đầu tư. Mô hình tân cổ điển xem xét
ích lợi và chi phí của các doanh nghiệp sở hữu hàng đầu tư. Mô hình chỉ ra phương
thức liên kết mức đầu tư – tức phần bổ sung vào khối lượng tư bản – với sản phẩm
cận biên của tư bản, lãi suất và các quy định về thuế ảnh hưởng tới doanh nghiệp.
Để phát triển mô hình có hai loại doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các doanh
nghiệp sử dụng tư bản mà họ thuê để sản xuất hàng hóa và dịch vụ. Các doanh
nghiệp cho thuê thực hiện toàn bộ các công trình đầu tư trong nền kinh tế họ mua
hàng đầu tư và cho các doanh nghiệp sản xuất thuê. Dĩ nhiên hầu hết các doanh
nghiệp trong nền kinh tế đều thực hiện hai chức năng này, họ sản xuất hàng hóa và
dịch vụ, cũng như đầu tư vào tư bản phục vụ cho quá trình sản xuất tương lai. Song
để phục vụ cho mục đích của mình chúng ta tách 02 hoạt động này ra khỏi nhau
bằng cách tưởng tượng ra rằng chúng diễn ra ở các doanh nghiệp khác nhau.

11



Giá thuê:
Xem số tiền mà doanh nghiệp quyết định thuê được xác định trên cơ sở so
sánh chi phí và lợi ích. Doanh nghiệp đi thuê ở mức tiền thuê R và bán sản phẩm
của mình với giá P; chi phí thực tế để thuê một đơn vị tư bản của doanh nghiệp sản
xuất là R/P. Ích lợi thực tế là sản phẩm cận biên của tư bản MPK – tức phần sản
lượng tăng thêm do đơn vị tư bản tăng thêm sản xuất ra. Sản phẩm cận biên giảm
khi giá thuê tăng: doanh nghiệp càng bỏ ra nhiều tiền thuê, thì lợi nhuận tăng thêm
càng đóng góp ít hơn vào quá trình sản xuất.
Hình 2.1 Giá cho thuê
R/P

Cung về tiền

Giá thuê thực tế
Cầu tiền

K

Hình trên chỉ ra

Kh
ối Văn Ngọc, 2011
Nguồn: Nguyễn
lượ
ng
trạng thái cân bằng
tư trên thị trường. Vì
bản

K


lý do vừa nêu ở trên,

sản phẩm cận biên của lợi nhuận quyết định đường cầu. Đường cầu dốc xuống vì
sản phẩm cận biên thấp khi khối lượng của tiền ở mức cao. Do tại bất kỳ tại thời
điểm nào, khối lượng tiền trong nền kinh tế cũng cố định, cho nên đường cung là
đường thẳng đứng. Giá thuê thực tế điều chỉnh để cân bằng cung và cầu.
Để hiểu được những biến số nào tác động đến giá thuê cân bằng, chúng ta
cần xem xét một hàm sản xuất cụ thể.
Hàm sản xuất Cobb- Douglas có dạng:
Y = AKαL1-α

12


×