Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN của các NHTM ở an giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (362.65 KB, 26 trang )

ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH DUY ANH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở AN GIANG
CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

NgườI hướng dẫn: Th.s Nguyễn Lan Duyên

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010


ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUYÊN ĐỀ NĂM 3

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN
CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Ở AN GIANG

Chuyên ngành : TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

HUỲNH DUY ANH
Lớp: DH8NH
MSSV: DNH073231


Người hướng dẫn: Th.s Nguyễn Lan Duyên

Long Xuyên, tháng 5 năm 2010




MỤC LỤC
CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU................................................................................................1
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:.........................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:..............................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu:......................................................................................1
1.4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.................................................................................3
2.1. Khái niệm................................................................................................................3
2.2. Các mặt hoạt động của NHTM..............................................................................3
2.2.1. Huy động vốn (HĐV):.......................................................................................3
2.2.2. Hoạt động tín dụng (HĐTD)..............................................................................3
2.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.......................................................4
2.2.4. Hoạt động khác..................................................................................................4
2.3. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM....................4
2.3.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn........................................................................................4
2.3.2. Vòng quay vốn tín dụng....................................................................................4
2.3.3. Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận với tổng tài sản – gọi là hệ số ROA (Return on
Asset)...........................................................................................................................5
2.3.4. Chỉ tiêu so sánh lợi nhuận thuần với vốn tự có bình qn của ngân hàng........5
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG....6
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng ở Việt Nam.................6
3.2. Bản chất của NHTM...............................................................................................6
3.3. Hệ thống NHTM Việt Nam....................................................................................6

3.4. Chức năng, nhiệm vụ và vai trò của NHTM........................................................7
3.5. Giới thiệu về 3 NHTM đại diện mà đề tài sẽ phân tích.......................................8
3.5.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB):...............................................8
3.5.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (EAB):..............................................9
3.5.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TRUSBank):..................................10
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI Ở AN GIANG..........................................................................11
4.1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng.............................................................11
4.1.1. Tình hình chung của ngân hàng Á Châu.........................................................11


4.1.2. Tình hình chung của ngân hàng Đơng Á.........................................................11
4.1.3. Tình hình chung của ngân hàng Đại Tín.........................................................11
4.1.4. Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng ở An Giang........................12
4.4. Nguyên nhân dẫn đến tình hình hoạt động kém hiệu quả của các ngân hàng
và biện pháp khắc phục...............................................................................................16
4.4.1. Nguyên nhân:...................................................................................................16
4.4.2. Biện pháp:........................................................................................................16
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ.....................................................................17
5.1. Kết luận..................................................................................................................17
5.2. Kiến nghị................................................................................................................17
Phụ lục: Bảng xếp hạng các ngân hàng Việt Nam (2009) ……………………………...18


DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1 Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu chính của 3 ngân hàng....................................12
Bảng 4.2 Mức độ hồn thành chỉ tiêu của các ngân hàng.................................................13
Bảng 4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động kinh doanh của 3 ngân hàng......................14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 So sánh chỉ tiêu của 3 ngân hàng..................................................................12
Biểu đồ 4.2 So sánh chỉ tiêu của 3 ngân hàng dựa vào mức độ hoàn thành chỉ tiêu……13


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

CHƯƠNG 1 : MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành đề tài:
Trong bối cảnh khó khăn khi vừa trải qua cơn khủng hoảng kinh tế năm 2008 nói
chung và ngành tài chính nói riêng đã làm cho nhiều ngân hàng (NH) quốc tế thua lỗ
nặng nề, các ngân hàng ở Việt Nam cũng bị ảnh hưởng không nhỏ từ cuộc khủng hoảng
đó. Nhưng nhìn chung thì các ngân hàng vẫn có sự chuyển biến tích cực trong hầu hết các
hoạt động của mình. Bằng nhiều chế tài tín dụng hợp lý và các chính sách kinh doanh
hiệu quả trong những năm qua đã góp phần quan trọng nâng cao vị trí của các ngân hàng
hơn. Cuối năm 2009 nhiều ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam mà cụ thể là ở
tỉnh An Giang đã thông báo những con số lợi nhuận rất ấn tượng, khiến cho các nhà đầu
tư càng tin tưởng hơn về một tương lai tốt đẹp của ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh
tế nói chung.
Việc tìm hiểu sâu hơn về tình hình hoạt động của các ngân hàng ở An Giang sẽ
giúp cho người sử dụng thông tin nhất là các doanh nghiệp và các nhà đầu tư có một cái
nhìn tổng quát hơn khi ra quyết định đầu tư. Vì thế, tơi chọn đề tài “Phân tích thực
trạng phát triển của các ngân hàng thương mại ở An Giang”
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Việc phân tích thực trạng phát triển của các ngân hàng ở tỉnh An Giang nhằm
hướng đến những mục tiêu sau:
- Phân tích báo cáo tài chính của các ngân hàng qua các năm để phản ánh
mức tăng trưởng của ngành ở An Giang.

- Từ đó, đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các
ngân hàng.
1.3. Phương pháp nghiên cứu:
Chuyên đề này có thể thực hiện thơng qua một số phương pháp nghiên cứu sau:
-

Phương pháp thu thập thông tin từ:

+ Các báo cáo tài chính, báo cáo kết quả họat động kinh doanh trong
năm 2009; các quyết định của một số NHTM đang đứng đầu trong bảng xếp hạng các
ngân hàng phát triển Việt Nam năm 2009 và có chi nhánh ở An Giang.
+ Ngồi ra cịn tham khảo các tài liệu cập nhật thơng tin từ sách, báo,
tạp chí, internet….
- Phương pháp phân tích, tổng hợp số liệu theo chỉ tiêu tuyệt đối và tương
đối để tìm ra nguyên nhân tạo sự phát triển của các NHTM.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
 Không gian nghiên cứu: đề tài nghiên cứu về NHTM có chi nhánh tại An
Giang và có mặt trong bảng Báo Cáo Xếp Hàng Ngân Hàng Việt Nam năm 2009 do
Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Thơng tin tín nhiệm và xếp hạng doanh nghiệp Việt Nam
SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 1


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

(Vietnam Credit), công bố ngày 09/12/2009 tại Hà Nội. Bảng xếp hạng dựa trên sự tổng

hợp 18 chỉ tiêu trọng yếu về khả năng thanh khoản, hiệu quả kinh doanh, thương hiệu…
của các ngân hàng.
 Đối tượng nghiên cứu:
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) thuộc nhóm A: nhóm
ngân hàng có mức độ rủi ro trong giao dịch rất thấp.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đơng Á (EAB) thuộc nhóm B: nhóm
các ngân hàng trở nên tổn thương rõ ràng khi các yếu tố như điều kiện kinh doanh, tài
chính khơng thuận lợi.
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TRUSBank) thuộc nhóm C:
nhóm ngân hàng có mức độ rủi ro cao, nếu điều kiện kinh tế bất lợi thì có ít khả năng
thực hiện các cam kết tài chính.
 Thời gian nghiên cứu: chỉ nghiên cứu phân tích các số liệu của ngân hàng
trong năm 2009.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 2


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Khái niệm
Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng (TCTD) được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng gồm NHTM, ngân hàng phát triển, ngân hàng đầu
tư, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác và các loại hình ngân hàng khác.

Hoạt động ngân hàng: là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với
nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng
dịch vụ thanh tốn
Tổ chức tín dụng: là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của Luật các
TCTD và các quy định khác của pháp luật để hoạt động kinh doanh tiền tệ, làm dịch vụ
ngân hàng với nội dung nhận tiền gửi và sử dụng tiền gửi để cấp tín dụng, cung ứng các
dịch vụ thanh tốn.
2.2. Các mặt hoạt động của NHTM
2.2.1. Huy động vốn (HĐV):
HĐV được coi là hoạt động cơ bản, có tính chất sống cịn đối với bất kỳ một
NHTM nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của các NHTM. Theo luật pháp
cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằng nhiều hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi: là hình thức HĐV chủ yếu của NHTM, gồm:
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức.
+ Nhận tiền gửi không kỳ hạn của các cá nhân.
+ Nhận tiền gửi có kỳ hạn của các cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội.
+ Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.
+ Phát hành giấy tờ có giá: NHTM được quyền phát hành giấy tờ có
giá (kỳ phiếu, trái phiếu…) để huy động vốn có kỳ hạn và có mục đích sử dụng.
+ Các hình thức huy động vốn khác như vay vốn ở các NHTM khác,
vay vốn tại ngân hàng Nhà nước.
2.2.2. Hoạt động tín dụng (HĐTD)
HĐTD là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế xã hội, vì thơng
qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng vốn tín dụng rất lớn cho
nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn. HĐTD của
NHTM gồm có:
- Cho vay (cho vay ngắn hạn, cho vay trung dài hạn, cho vay dài hạn…)
- Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp)
- Cho thuê tài chính


SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 3


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

- Bão lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký)
- Các hình thức khác (thấu chi, trả góp…)
2.2.3. Hoạt động dịch vụ thanh tốn và ngân quỹ
Đây là hoạt động quan trọng đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động này mà các giao
dịch thanh toán của tồn bộ nền kinh tế được thực hiện thơng suốt và thuận lợi. Đồng thời
góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu hành trong nền kinh tế. Hoạt động này bao gồm:
- Mở tài khoản giao dịch cho các khách hàng là pháp nhân, thể nhân
trong và ngoài nước.
- Cung ứng các phương tiện thanh toán cho khách hàng.
- Thực hiện dịch vụ thanh tốn trong và ngồi nước.
- Thực hiện các dịch vụ thu hộ, chi hộ.
- Thực hiện dịch vụ ngân quỹ (thu phát tiền mặt, kiểm đếm, phân loại,
bảo quản, vận chuyển tiền mặt, …)
- Tham gia hệ thống thanh toán bù trừ trong nước và hệ thống thanh tốn
quốc tế khi được phép.
2.2.4. Hoạt động khác
Ngồi 3 hoạt động nói trên, các NHTM cịn thực hiện các hoạt động khác phù hợp
với chức năng nghiệp vụ của mình mà khơng bị luật pháp nghiêm cấm, bao gồm:
- Góp vốn mua cổ phần.
- Thực hiện việc mua bán chứng từ có giá trên thị trường tiền tệ.

- Kinh doanh ngoại hối và vàng.
- Kinh doanh dịch vụ bảo hiểm.
- Thực hiện các nghiệp vụ ủy thác và đại lý.
- Cung ứng dịch vụ bảo quản cầm đồ.
- Cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính tiền tệ và dịch vụ khác có liên quan.
2.3. Một số chỉ tiêu dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động của NHTM
2.3.1. Chỉ tiêu về nguồn vốn
Tỷ lệ nguồn vốn = (Vốn huy động /Tổng nguồn vốn)*100%
Chỉ tiêu này cho ta biết được khả năng huy động vốn của ngân hàng đáp ứng được
bao nhiêu phần trăm cho nguồn vốn hoạt động của ngân hàng, tỷ trọng của Tổng nguồn
vốn so với Vốn huy động là bao nhiêu, để từ đó ta có thể biết được nghiệp vụ huy động
vốn của ngân hàng có đi đúng hướng hay khơng.
2.3.2. Vịng quay vốn tín dụng
Vịng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/Số dư nợ (tại một thời điểm)

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 4


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

Nhìn vào tỷ số trên, ta có thể phân tích được vịng quay vốn tín dung của một
ngân hàng là bao nhiêu, nếu vòng quay lớn thì chứng tỏ hoạt động tín dụng của ngân
hàng đang phát triển tốt, việc thu hồi nợ của ngân hàng nhanh và có hiệu quả.
2.3.3. Chỉ tiêu so sánh giữa lợi nhuận với tổng tài sản – gọi là hệ số ROA
(Return on Asset)

ROA = (Lợi nhuận trước thuế/Tổng tài sản)*100%
Ý nghĩa của chỉ tiêu này là cho chúng ta biết 1 đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng
lợi nhuận. chỉ tiêu này cho thấy chất lượng của công tác quản lý tài sản, tài sản sinh lời
càng lớn thì hệ số nói trên sẽ càng lớn.
2.3.4. Chỉ tiêu so sánh lợi nhuận thuần với vốn tự có bình quân của ngân
hàng.
Chỉ tiêu này phản ánh qua hệ số ROE (Return on Equity)
ROE = (Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu)*100%
Chỉ tiêu này thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Cho
thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, khả năng sinh lời trên một đồng vốn
của ngân hàng. Hệ số càng lớn khả năng sinh lời tài chính càng lớn.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 5


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH
NGÂN HÀNG
3.1. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành ngân hàng ở Việt Nam
Ở Việt Nam, thời kỳ phong kiến chưa có các tổ chức tín dụng, tuy có tồn tại vài tổ
chức cho vay nặng lãi, các nhà cầm đồ, nhưng vẫn chưa hình thành hệ thống tín dụng
hồn chỉnh. Mãi đến năm 1875 mới thành lập Ngân Hàng Liên bang Đông Dương thuộc
Pháp (Ngân hàng Đông Dương). Đây là ngân hàng đầu tiên thành lập ở Việt Nam – để
thực hiện việc phát hành tiền, đồng thời thực hiện các hoạt động của NHTM. Năm 1954,

Ngân hàng Đông Dương chấm dứt sự tồn tại và hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Sau Cách mạng Tháng 8 thành cơng, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hịa ra
đời, thì Nhà nước Việt Nam cũng từng bước xây dựng hệ thống Tài chính – Ngân hàng
để phục vụ cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Ngày 06/05/1951 thành lập
Ngân hàng quốc gia Việt Nam theo sắc lệnh số 15/LCT của Chủ tịch nước Việt Nam dân
chủ cộng hòa, đến 1961 đổi tên thành Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam cho đến
nay.
Từ ngày thành lập đến 26/03/1988, NHNN Việt Nam hoạt động theo mơ hình
ngân hàng 1 cấp: vừa thực hiện các chức năng nhiệm vụ của ngân hàng Trung Ương vừa
thực hiện các hoạt động của NHTM. Từ tháng 04/1998 đến nay, hệ thống mơ hình ngân
hàng 1 cấp chuyển đổi thành hệ thống ngân hàng 2 cấp, trong đó ngân hàng cấp 1 là
NHNN Việt Nam chỉ thực hiện các chức năng, nhiệm vụ vốn có của ngân hàng Trung
Ương, còn ngân hàng cấp 2 bao gồm các NHTM, các tổ chức tín dụng khác, hoạt động
kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ - ngân hàng.
3.2. Bản chất của NHTM
- NHTM là một loại hình doanh nghiệp và là một đơn vị kinh tế: NHTM hoạt
động trong ngành kinh tế có cơ cấu, tổ chức bộ mày như một doanh nghiệp bình đẳng
trong quan hệ kinh tế với các doanh nghiệp khác, phải tự chủ về kinh tế và phải có nghĩa
vụ đóng thuế cho Nhà nước như các đơn vị kinh tế khác.
- Hoạt động của NHTM là một hoạt động kinh doanh: để hoạt động kinh doanh,
các NHTM phải có vốn, phải tự chủ về tài chính; đặc biệt hoạt động kinh doanh cần đạt
đến mục tiêu tài chính cuối cùng là lợi nhuận, hoạt động kinh doanh của NHTM cũng
khơng nằm ngồi xu hướng đó.
- Hoạt động của NHTM là hoạt động liên quan đến tất cả các ngành kinh tế và
quan hệ với mọi tầng lớp dân cư.
3.3. Hệ thống NHTM Việt Nam
 Ngân hàng thương mại Nhà nước: là NHTM được thành lập bằng 100%
vốn ngân sách Nhà nước.

SVTH: Huỳnh Duy Anh


Trang 6


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

 Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn
liên doanh giữa một bên là ngân hàng Việt Nam và một bên khác là ngân hàng nước
ngồi có trụ sở tại Việt Nam.
 Chi nhánh ngân hàng nước ngoài: là ngân hàng được thành lập theo pháp
luật nước ngoài, được phép mở chi nhánh tại Việt Nam, hoạt động theo pháp luật Việt
Nam.
 Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài (Foreign Banks)
 Ngồi ra cịn có ngân hàng thương mại của chính phủ hoạt động khơng vì
mục tiêu lợi nhuận.
3.4. Chức năng, nhiệm vụ và vai trị của NHTM
* Có 3 chức năng:
 Trung gian tín dụng: là chức năng quan trọng và cơ bản của NHTM, nó
khơng những cho thấy bản chất của NHTM mà còn cho thấy nhiệm vụ chính yếu của
NHTM. NHTM là người trung gian đứng ra tập trung, huy động các nguồn vốn tiền tệ
tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế biến nó thành nguồn vốn tín dụng để cho vay đáp ứng
các nhu cầu vốn kinh doanh và vốn đầu tư cho các ngành kinh tế và nhu cầu vốn tiêu
dùng của xã hội.
-

Nhiệm vụ:


+ Nhận tiền gửi khơng kỳ hạn, có kỳ hạn của các đơn vị kinh tế các tổ
chức và cá nhân bằng đồng tiền trong nước và bằng ngoại tệ.
+ Nhận tiền gửi tiết kiện của các tổ chức và cá nhân.
+ Phát hành kỳ phiếu và trái phiếu NH để huy động vốn cho xã hội.
+ Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn đốI với các đơn vị và cá nhân.
+ Chiết khấu thương phiếu (CKTP) và chứnng từ có giá đối với các
đơn vị, cá nhân.
-

Vai trò:

+ Nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM huy động và tập
trung hầu hết các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhản rỗi của xã hội, biến tiền nhàn rỗi từ chỗ
là phương tiện tích lũy trở thành nguồn vốn lớn của nền kinh tế.
+ Nhờ thực hiện chức năng này mà hệ thống NHTM cung ứng một
khốI lượng lớn vốn tín dung rất lớn cho nền kinh tế, điều này rất quan trọng vì nó khơng
những lớn về số tiền tuyết đối mà vì tính chất “ln chuyển” khơng ngừngcủa nó.
 Trung gian thanh tốn: NHTM đứng ra làm trung gian để thực hiện các
giao dịch thanh toángiữa các khách hàng, giữa người mua và người bán… để hoàn tất các
quan hệ kinh tế thương mại giữa họ với nhau.
-

Nhiệm vụ:
+ Mở tài khoản tiền gửi và giao dịch cho các tổ chức và cá nhân.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 7



Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

+ Quản lý cung cấp các phương tiện thanh toán cho khách hàng.
+ Tổ chức và kiểm sốt quy trình thanh tốn giữa các khách hàng.
-

Vai trò:

+ Cho phép làm giảm bớt khối lượng tiền mặt lưu hành, tăng khối
lượng thanh toán bằng chuyển khoản, làm giảm bớt chi phí cho xã hội.
+ Góp phần đẩy mạnh tốc độ luân chuyển Tiền - Hàng. Phần lớn các
giao dịch thanh toán qua ngân hàng là những khoản có giá trị lớn lan rộng trong phạm vi
cả nước và phát triển trên phạm vi quốc tế. điều này khơng những chắc chắn sẽ góp phần
thúc đẩy kinh tế - xã hội trong nước phát triển mà còn thúc đẩy các quan hệ kinh tế
thương mại và tài chính tín dụng quốc tế phát triển.
 Cung ứng dịch vụ ngân hàng: đó là các dịch vụ gắn liền với hoạt động
ngân hàng không những cho phép NHTM thực hiện tốt u cầu của khách hàng, mà cịn
hỗ trợ tích cực để NHTM thức hiện tốt hơn chức năng thứ nhất và thứ hai.
-

Nhiệm vụ:
+ Dịch vụ ngân quỹ và chuyển tiền nhanh quốc nội
+ Dịch vụ kiều hối và chuyển tiền nhanh quốc tế
+ Dịch vụ ủy thác (bảo quản, thu hộ, chi hộ, mua bán hộ…)
+ Dịch vụ tư vấn đầu tư, cung ứng thông tin…
+ Dịch vụ ngân hàng điện tử (E-Banking)


- Vai trò: dịch vụ ngân hàng mà NHTM cung cấp cho khách hàng
không chỉ để hưởng hoa hồng và dịch vụ phí mà cịn có tác dụng hỗ trợ các mặt hoạt
động chính của NHTM mà trướv hết là hoạt động tín dụng.
3.5. Giới thiệu về 3 NHTM đại diện mà đề tài sẽ phân tích
3.5.1. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB):
- Bối Cảnh Thành Lập: Pháp lệnh về Ngân hàng nhà nước và Pháp lệnh về ngân
hàng thương mại, hợp tác xã tín dụng và cơng ty tài chính được ban hành vào tháng 5
năm 1990 đã tạo dựng một khung pháp lý cho hoạt động ngân hàng thương mại tại Việt
Nam. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) đã được thành
lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày
24/04/1993, GIấy phép số 553/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày
13/05/1993. Ngày 04/06/1993, ACB chính thức đi vào hoạt động.
- Vốn điều lệ: kể từ ngày 25/05/2007 vốn điều lệ của ACB là
2.530.106.520.000 đồng.
- Sản phẩm dịch vụ chính:
+ Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng.
+ Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng
đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng.
+ Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước,
SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 8


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên


thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân
thọ qua ngân hàng.
+ Kinh doanh ngoại tệ và vàng.
+ Phát hành và thanh tốn thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
- Tầm nhìn: Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là
trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh
tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá
nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam,
nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
- Chiến Lược:
+ Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu
biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
+ Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên
nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.
+ Duy trì tình trạng tài chính ở mức độ an tồn cao, tối ưu hóa việc
sử dụng vốn cổ đơng (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế
tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong mơi trường kinh doanh
cịn chưa hồn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam .
+ Có chiến lược chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo lực lượng nhân
viên chuyên nghiệp nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống liên tục, thông suốt
và hiệu quả.
- Địa chỉ chi nhánh ở An Giang:


Chi nhánh An Giang : 95 Nguyễn Trãi, TP Long Xuyên, An Giang.



Phòng giao dịch Châu Đốc : 6 Quang Trung, Phường Châu Phú B, thị xã Châu
Đốc, An Giang


3.5.2. Ngân hàng thương mại cổ phần Đông Á (EAB):
- Bối Cảnh Thành Lập: Ngân hàng Đông Á được thành lập vào ngày
01/07/1992, với số vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Qua hơn 16 năm hoạt động, ngân
hàng đã khẳng định là một trong những ngân hàng cổ phần phát triển hàng đầu của Việt
Nam, đặc biệt là ngân hàng đi đầu trong việc triển khai các dịch vụ ngân hàng hiện đại,
đáp ứng nhu cầu thiết thực cho cuộc sống hàng ngày.
-

Vốn điều lệ (tính đến 06/2009) là 3.400 tỷ đồng

- Chất lượng phục vụ: từ năm 2003, Ngân hàng Đông Á đã khởi động
dự án hiện đại hố cơng nghệ và chính thức đưa vào áp dụng phần mềm quản lý mới
(Core-banking) trên toàn hệ thống từ tháng 6/2006. Phần mềm này do tập đồn I-Flex
cung cấp. Với việc thành cơng trong đầu tư cơng nghệ và hồn chỉnh cơ sở hạ tầng, Ngân
hàng Đông Á cung cấp nhiều dịch vụ mới, đáp ứng nhu cầu của mọi khách hàng cá nhân
và doanh nghiệp. Đặc biệt, Ngân hàng Đơng Á có khả năng mở rộng phục vụ trực tuyến
trên toàn hệ thống chi nhánh, qua ngân hàng tự động và ngân hàng điện tử mọi lúc, mọi
nơi.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 9


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên


- Định hướng hoạt động : với phương châm “Bình dân hố dịch vụ
ngân hàng - Đại chúng hóa cơng nghệ ngân hàng”, Đơng Á đặt mục tiêu trở thành một
ngân hàng đa năng – một tập đồn dịch vụ tài chính vững mạnh.
-

Những chi nhánh ở An Giang :



DongA Bank - Long Xuyên: Số 378 Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ Xuyên, Tp Long
Xuyên, An Giang.



DongA Bank - An Giang: 19/14 Quốc lộ 91 khóm An Hưng, phường Mỹ Thới,
TP Long Xuyên.



DongA Bank - Châu Đốc: 10 Nguyễn Hữu Cảnh, phường Châu Phú A, Tx.Châu
Đốc.



DongA Bank - Mỹ Long: 13-15 Nguyễn Trãi, phường Mỹ Long.



DongA Bank - Bình Khánh: 253D/13, Trần Hưng Đạo, phường Bình Khánh.




DongA Bank - Chợ Mới: 5A Nguyễn Hữu Cảnh, thị trấn Chợ Mới, H.Chợ Mới.

3.5.3. Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín (TRUSBank):
- Giới thiệu: Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín – TRUSTBank
chính thức thành lập vào năm 1989, với tên gọi là NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến ngân hàng cổ phần đầu tiên của tỉnh Long An, và được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
cấp giấy phép hoạt động ngày 29/12/1993. Ngày 17/08/2007, theo quyết định số
1931/QĐ-NHNN, NHTM cổ phần nông thôn Rạch Kiến được Thống đốc Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam chấp thuận chính thức chuyển đổi mơ hình hoạt động thành NHTM cổ
phần đô thị và đổi tên thành Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tín
- Lĩnh vực kinh doanh: NHTM cổ phần Đại Tín cung cấp đa dạng các sản
phẩm, dịch vụ tài chính phù hợp với nhu cầu của khách hàng như tiền gửi thanh toán, tiết
kiệm, cho vay...
- Định hướng mục tiêu phát triển: TRUSTBank định hướng trở thành
một trong những Ngân hàng thương mại cổ phần đô thị phát triển, có nghiệp vụ đa dạng,
chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng
dựa trên nền tảng mơ hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông
tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, từng bước đưa ngân hàng trở thành một
thương hiệu ngân hàng bán lẻ có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc tế
- Chi nhánh ở An Giang: 689-691-692 Hà Hoàng Hổ, phường Mỹ
Xuyên, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 10


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang


GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỦA CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI Ở AN GIANG
4.1. Tình hình hoạt động của các ngân hàng
4.1.1. Tình hình chung của ngân hàng Á Châu
Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh trong năm 2009 như: sự căng thẳng
ngoại tệ, các thay đổi từ chính sách khuyến khích tăng tín dụng đầu năm đến chính sách
kiểm sốt chặt tín dụng… đã phần nào tác động đến mức độ hiện thực hóa định hướng
hoạt động năm 2009 của các NHTM cả nước nói chung và ở tỉnh An Giang nói riêng.
4.1.2. Tình hình chung của ngân hàng Đơng Á
Năm 2009 là một năm đầy biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, kinh
tế Việt Nam cũng bị ảnh hưởng rất lớn. Chính phủ nước ta đã đưa ra nhiều giải pháp
nhằm ngăn chặn đà phát triển kinh tế như: điều hành chính sách tiền tệ theo hướng linh
hoạt, đưa ra gói kích cầu,…đã làm ảnh hưởng trực tiếp đến ngành tài chính ngân hàng
Việt Nam. Và ngân hàng Đông Á cũng không tránh khỏi việc bị ảnh hưởng bởi các chính
sách đó. Kết quả hoạt động trong năm 2009 vừa qua của Đông Á đã cho thấy Đông Á là
một ngân hàng dễ bị tổn thương bởi yếu tố điều kiện kinh doanh, tài chính khơng thuận
lợi. Nhưng ngân hàng Đơng Á cũng đã có những bước tiến khá tốt, và cũng đã hoàn
thành các chỉ tiêu mà kế hoạch đề ra.
4.1.3. Tình hình chung của ngân hàng Đại Tín
Là ngân hàng mới vừa chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đơ
thị và đổi tên thành NHTM cổ phần Đại Tín vào năm 2007. Ngân hàng hoạt động với quy
mô tương đối nhỏ, vốn điều lệ tính đến năm 2009 là 1500 tỷ đồng. Mặt khác trong tình
trạng mơi trường bất ổn như vừa qua, kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Đại
Tín đã bị ảnh hưởng lớn. Vì thế, cuối năm 2009 ngân hàng đã bị xếp vào nhóm ngân
hàng có mức độ rủi ro cao và có ít khả năng thực hiện các cam kết tài chính.
Mặc dù vậy, ngân hàng vẫn luôn cố gắng hướng tới mục tiêu phát triển là định
hướng trở thành một trong những NHTM cổ phần đơ thị phát triển, có nghiệp vụ đa dạng,

chất lượng phục vụ cao, công nghệ ngân hàng hiện đại, mạng lưới kênh phân phối rộng
dựa trên nền tảng mơ hình tổ chức và quản lý theo chuẩn mực quốc tế, công nghệ thông
tin hiện đại, công nghệ ngân hàng tiên tiến, từng bước đưa ngân hàng Đại Tín trở thành
một thương hiệu ngân hàng bán lẻ có uy tín trên thị trường tài chính trong nước và quốc
tế.

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 11


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Dun

4.1.4. Phân tích tình hình hoạt động của các ngân hàng ở An Giang
Bảng 4.1 Mức độ hồn thành các chỉ tiêu chính của 3 ngân hàng
ĐVT: Triệu đồng

Á Châu

Đơng Á

Đại Tín

Ngân hàng
Năm
2009


Chỉ tiêu

% so
với
kế
hoạch

% so
với
kế
hoạch

Năm
2009

Năm
2009

% so
với
kế
hoạc
h

Lợi nhuận trước thuế

15.830

105,1


10.978

86,7

7.452

89

Tổng tài sản

426.233

98,8

245.154

79

256.578

81,4

Tổng dư nợ tín dụng

351.235

95,9

212.184


78,5

185.025

78

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2009)
Ta thấy trong năm 2009, về mặt tăng trưởng quy mô, lợi nhuận trước thuế đã tăng
vượt kế hoạch là 5,1% và mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng của ACB
– An Giang lần lượt là 99%, 96% kế họach đề ra, nhưng tốc độ tăng trưởng của ACB đều
cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngân hàng Đơng Á và Đại Tín. Tuy vậy, xét về nội bộ
ngân hàng thì tốc độ phát triển của Đơng Á và Đại Tín là tương đối tốt, điển hình như
ngân hàng Đơng Á, các chỉ tiêu nêu trên đều tăng gần bằng chỉ tiêu kế họach đề ra.
Biểu đồ 4.1 So sánh chỉ tiêu của 3 ngân hàng
Triệu đồng
500000
400000
300000

Tong tai san

200000

Tong du no tin dung

100000
0
A Chau Dong A

Dai Tin


Ngân hàng

Ta xét đến dư nợ cho vay khách hàng, của Đông Á chiếm 50% hoạt động của
ngân hàng, ACB và Đại Tín lần lượt là 79% và 71% mà thông thường ở các ngân hàng
SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 12


Phân tích thực trạng phát triển của
các NHTM ở An Giang

GVHD: Th.s Nguyễn Lan Duyên

họat động cho vay phải chiếm đến 80% hoạt động của ngân hàng. Cho thấy Đông Á – An
Giang cần phát triển hơn nữa về mặt tín dụng, thúc đẩy cho vay nhiều thành phần kinh tế
trong tỉnh hơn để theo kịp đà phát triển với các ngân hàng trong tỉnh.
Bảng 4.2 Mức độ hoàn thành chỉ tiêu của các ngân hàng
(Đơn vị tính: %)
Chỉ tiêu

Á Châu

Đơng Á

Đại Tín

Huy động tiền gửi khách hàng


45

31

24,5

Tỷ lệ nợ xấu

0,4

1,7

2,1

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanhnăm 2009)
Biểu đồ 4.2 So sánh chỉ tiêu của 3 ngân hàng dựa vào mức độ hoàn thành chỉ
tiêu ở Bảng 1.2
%
50
40
30

Huy dong tien gui khach
hang

20
10
0
A Chau


Dong A

Dai Tin

Ngân hàng

Về huy động tiền gửi khách hàng của ACB năm 2009 tăng 45% cao hơn so với 2
ngân hàng còn lại. Điều này chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ACB đã thực hiện tốt
hơn 2 ngân hàng còn lại và cao hơn của ngành (27%), đây là hoạt động quan trọng của
một ngân hàng giúp cho ngân hàng có đủ nguồn vốn để tiếp tục hoạt động nên đòi hỏi các
nhà lãnh đạo cần có những chính sách thiết thực hơn trong công tác huy động vốn nhất là
tiền gửi khách hàng.
Về quản lý rủi ro, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cuối năm 2009 là 0.4%. Với kết quả
này, ACB tiếp tục dẫn đầu các NHTM cổ phần có tỷ lệ nợ xấu dưới 0.5%. Chất lượng tín
dụng tiếp tục được khẳng định. Bên cạnh đó, việc quản lý thanh khoản của ACB được
thực hiện tốt, trong khi hai ngân hàng cịn lại là Đơng Á và Đại Tín là 1,7% và 2,1% cao
hơn mức lý tưởng là 0,5% khá nhiều, rõ ràng hai ngân hàng này đã bị tác động mạnh bởi
quy định mới của NHTM là giảm tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn được sử dụng để cho vay
trung và dài hạn, đồng thời thay đổi theo hướng thắt chặt cách tính tốn. Trong năm 2009

SVTH: Huỳnh Duy Anh

Trang 13



×