Tải bản đầy đủ (.doc) (35 trang)

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG tín DỤNG NGẮN hạn tại NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (567.67 KB, 35 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKƠNG

Chun ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
CHUN ĐỀ NĂM 3

Long
LongXun,
Xun,tháng
tháng0505năm
năm2010
2010


TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH

CHUN ĐỀ NĂM 3

TÊN ĐỀ TÀI:

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG
NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKƠNG
Chun ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp



Sinh viên thực hiện : PHẠM THỊ QUỲNH GIAO
Lớp : DH8TC

Mã số SV : DTC073493

GVHD : TRẦN MINH HIẾU

Long
LongXuyên,
Xuyên,tháng
tháng0505năm
năm2010
2010


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN..................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu...........................................................................................................1
1.3 Phạm vi nghiên cứu............................................................................................................1
1.4 Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................1
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT......................................................................................2
2.1 Vấn đề chung về ngân hàng thương mại............................................................................2
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại ..............................................................................2
2.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại...........................................................2
2.1.2.1 Chức năng của ngân hàng thương mại................................................................2
2.1.2.2 Vai trò của ngân hàng thương mại.......................................................................3
2.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng......................................................................3

2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng....................................................................................3
2.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng......................................................................................3
2.2.2.1 Căn cứ vào mục đích...........................................................................................3
2.2.2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng..............................................................................3
2.2.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng..............................................4
2.2.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng............................................................4
2.2.2.5 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng...............................................................................4
2.2.3 Vai trị của tín dụng đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế...................................5
2.2.3.1 Tín dụng đối với ngân hàng................................................................................5
2.2.3.2 Tín dụng đối với nền kinh tế...............................................................................5
2.2.4 Chức năng của tín dụng..............................................................................................5
2.3 Một số vấn đề cơ bản trong hoạt động tín dụng.................................................................6
2.3.1 Nguyên tắc cho vay.....................................................................................................6
2.3.2 Điều kiện cho vay.......................................................................................................6
2.3.3 Đối tượng cho vay.......................................................................................................6
2.3.4 Thời hạn cho vay.........................................................................................................6
2.3.5 Lãi suất cho vay..........................................................................................................7
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng......................................................................7
2.4.1. Một số khái niệm có liên quan...................................................................................7
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng....................................................7
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKÔNG......................9


3.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng phát triển MêKơng.........................................................9
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển MêKơng (MDB)............9
3.1.2 Cơ cấu tổ chức..........................................................................................................10
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của MDB qua 3 năm 2007, 2008 và 2009............11
3.2 Định hướng phát triển của MDB......................................................................................12
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐTD NGẮN HẠN TẠI MDB......................14
4.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của MDB trong các năm 2007, 2008, 2009.......14

4.1.1 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn.......................................................................15
4.1.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn..........................................................................17
4.1.3 Phân tích dư nợ ngắn hạn..........................................................................................19
4.1.4 Phân tích nợ quá hạn ngắn hạn.................................................................................22
4.2. Đánh giá hiệu quả hoạt động cho vay thông qua các chỉ tiêu..........................................23
4.2.1. Chỉ tiêu dư nợ ngắn hạn trên tổng vốn huy động....................................................24
4.2.2. Chỉ tiêu hệ số thu nợ ngắn hạn.................................................................................24
4.2.3. Chỉ tiêu nợ quá hạn ngắn hạn trên tổng dư nợ.........................................................24
4.3. Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay.............................................25
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN....................................................................................................27
5.1 Kết luận.............................................................................................................................27
5.2 Khuyến nghị......................................................................................................................27
Tài liệu tham khảo


DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ VÀ SƠ ĐỒ
Trang
Bảng 3.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của MDB qua 3 năm 2007, 2008 và 2009.............11
Bảng 4.1: Tình hình cho vay ngắn hạn của MBD từ 2007 đến 2009....................................14
Bảng 4.2 : Doanh số cho vay ngắn hạn ngân hàng MDB từ 2007 đến 2009..........................15
Bảng 4.3:Tình hình thu nợ ngắn hạn của MDB từ 2007 đến 2009.........................................17
Bảng 4.4: Tình hình doanh số dư nợ ngắn hạn của MDB từ 2007 đến 2009.........................20
Bảng 4.5: Tình hình nợ quá hạn của MDB từ 2007 đến 2009................................................22
Bảng 4.6 : Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng của MDB từ 2007 đến 2009........23
Biểu đồ 4.1 : Doanh số cho vay ngắn hạn của MDB 2007 – 2009.........................................15
Biểu đồ 4.2 Doanh số thu nợ ngắn hạn của MDB từ 2007 đến 2009....................................18
Biểu đồ 4.3 : Dư nợ ngắn hạn của MDB từ 2007 đến 2009...................................................20
Biểu đồ 4.4 : Tình hình nợ quá hạn của MDB từ 2007 đến 2009...........................................22
Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của MDB......................................................................................10



DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
Viết tắt

Giải thích

CBCNV:

Cán bộ cơng nhân viên

HTX:

Hợp tác xã

MDB:

Ngân hàng Phát triển MêKông

NH:

Ngân hàng

NHNN:

Ngân hàng Nhà nước

NHTM:

Ngân hàng thương mại


TM – SXKD – DV:

Thương mại-Sản xuất kinh doanh-Dịch vụ


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1 Lý do chọn đề tài:
Với việc trở thành thành viên 150 của tổ chức thương mại thế giới (WTO). Đất
nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ hội nhập. Điều đó tạo ra những cơ hội và thách thức
vơ cùng to lớn. Nó địi hỏi các doanh nghiệp trong nước khơng ngừng nổ lực đổi mới
nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, tăng cường khả năng cạnh tranh trong khu vực
kinh doanh của mình để tồn tại và phát triển. Trong đó, lĩnh vực ngân hàng được quan
tâm đặc biệt vì đây là một kênh cung ứng vốn quan trọng cho nền kinh tế.
Trong nhiều lĩnh vực hoạt động của ngân hàng thì huy động vốn và cho vay là
hai lĩnh vực hoạt động chính chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn và tổng tài sản
của ngân hàng. Trong đó cho vay là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu, hiệu quả hoạt
động cho vay ảnh hưởng rất nhiều đến tình hình lợi nhuận của ngân hàng. Một khoản
cho vay có đem lại hiệu quả khơng điều đó phụ thuộc vào chất lượng của khoản cho vay
hay còn gọi là chất lượng tín dụng. Một khoản tín dụng có chất lượng sẽ đem lại hiệu
quả hoạt động kinh doanh cho ngân hàng.
Phân tích hoạt động tín dụng sẽ giúp ta thấy được thực trạng về tình hình tín
dụng, từ đó có giải pháp khắc phục đồng thời có thể tránh được một số rủi ro trong kinh
doanh nhằm có hướng duy trì và nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng giúp ngân hàng
đạt được mục tiêu “Tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro”. Do đó, tơi chọn đề tài
“Phân tích tình hình hoạt động tín dụng ngắn hạn tại Ngân hàng Phát triển
MêKông” làm đề tài nghiên cứu của mình.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng về hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng Phát triển

MêKông qua các năm 2007, 2008 và 2009
- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn tại
Ngân hàng Phát triển MêKông.
1.3 Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ dừng lại ở việc phân tích tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng trong 3
năm 2007, 2008 và 2009.
1.4 Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp thu thập số liệu:




Thu thập số liệu thực tế tại Ngân hàng.
Thu thập thông tin từ sách, báo, tạp chí.
Tham khảo một số sách chuyên ngành.

 Phương pháp phân tích số liệu: so sánh tương đối, tuyệt đối số liệu hoạt động
tín dụng của Ngân hàng Phát triển MêKông An Giang.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 1


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Vấn đề chung về ngân hàng thương mại:
2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại:
Ngân hàng thương mại (commercial bank) có một lịch sử hình thành tồn tại và

phát triển hàng trăm năm gắn liền với sự phát triển kinh tế hàng hóa. Sự phát triển hệ
thống ngân hàng thương mại đã có tác động rất lớn và quan trọng đến q trình phát
triển của kinh tế hàng hóa, và ngày nay trong nền kinh tế thị trường thì ngân hàng
thương mại ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài chính khơng thể
thiếu được.
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng trực tiếp giao dịch với cơng ty, xí
nghiệp, tổ chức kinh tế, cơ quan đồn thể và cá nhân… bằng việc nhận tiền gửi tiết
kiệm, cho vay và cung cấp các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng trên. Điều I của
pháp lệnh số 38/ LCT – HĐNN pháp lệnh ngân hàng, HTX tín dụng và cơng ty tài
chính, định nghĩa ngân hàng thương mại như sau: “Ngân hàng thương mại là tổ chức
kinh doanh tiền tệ, mà hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách
hàng với trách nhiệm hồn trả và sử dụng số tiền đó để vay, thực hiện nghiệp vụ chiết
khấu và làm phương tiện thanh tốn”.
Ta có thể tóm tắt định nghĩa trên bằng sơ đồ sau:
Cá nhân, cơng
ty, xí nghiệp, tổ
chức

Nhận tiền
gửi

Cho vay,
cung cấp
Ngân hàng
thương mại

tiết kiệm

Cơng ty, xí
nghiệp, hộ gia

đình, cá nhân,
các tổ chức

các dịch vụ
NH

2.1.2 Chức năng, vai trò của ngân hàng thương mại:
2.1.2.1 Chức năng của ngân hàng thương mại:
Chức năng trung gian tín dụng: Hoạt động chính của ngân hàng thương mại là
đi vay để cho vay, điều này thể hiện rõ ngân hàng thương mại thực hiện chức năng
trung gian tín dụng (giữa những chủ thể dư thừa vốn và những chủa thể có nhu cầu sử
dụng vốn). Với chức năng này NHTM đã hổ trợ, khắc phục những hạn chế của cơ chế
phân phối vốn trực tiếp, tạo ra kênh điều chuyển vốn quan trọng.
Chức năng trung gian thanh toán: Bên cạnh hoạt động cho vay, ngân hàng
thương mại cịn cung cấp dịch vụ thanh tốn cho khách hàng. Thay vì thanh tốn trực
tiếp, các doanh nghiệp, cá nhân… có thể nhờ NHTM thực hiện chức năng này dựa trên
những khoản tiền họ đã gửiở ngân hàng. Khi thực hiện chức năng này, NHTM tạo điều
kiện để mở rộng quan hệ khách hàng, hỗ trợ cho sự phát triển của hoạt động huy động
tiền gửi và hoạt động cho vay.
Chức năng tạo tiền: Bắt đầu từ những khoản tiền dự trữ nhận được từ ngân
hàng trung ương. NHTM sử dụng để cho vay, sau đó những khoản tiền này được quay

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 2


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
về NHTM một phần khi người sử dụng tiền gửi vào, và NHTM lại sử dụng khoản tiền
gửi này để cho vay lại.

2.1.2.2 Vai trò của ngân hàng thương mại:
 NHTM giúp các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng
cao hiệu quả kinh doanh.
 NHTM góp phần phân bố hợp lư các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia,
tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
 NHTM tạo ra mơi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của ngân hàng
trung ương.
 NHTM là cầu nối cho việc phát triển kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia.
2.2 Những vấn đề cơ bản về tín dụng ngân hàng:
2.2.1 Khái niệm tín dụng ngân hàng:
Tín dụng ngân hàng là sự chuyển giao quyền sử dụng một lượng giá trị nhất định
dưới hình thức hiện vật hay số tiền trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí
nhất định từ người sở hữu vốn sang cho người sử dụng, và khi đến hạn người sử dụng
phải hoàn trả lại cho người sở hữu một lượng giá trị, lớn hơn giá trị ban đầu. Khoản giá
trị dơi ra này được gọi là lợi tức tín dụng. Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa
ngân hàng và các tổ chức kinh tế khác, các doanh nghiệp và cá nhân. Trong thực tế hoạt
động tín dụng cũng thể hiện hai mặt: người sở hữu một số tiền, hàng hóa chuyển giao
cho người khác sử dụng trong thời gian nhất định và đến hạn do hai bên thỏa thuận,
người sử dụng phải hoàn trả lại cho người sở hữu một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu.
2.2.2 Phân loại tín dụng ngân hàng:
2.2.2.1 Căn cứ vào mục đích:
 Dựa vào căn cứ này cho vay được chia ra làm các loại sau:


Cho vay bất động sản là loại cho vay liên quan đến việc mua sắm và xây dựng
bất động sản nhà ở, đất đai, bất động sản trong lĩnh vực công nghiệp, thương
mại và dịch vụ.




Cho vay công nghiệp và thương mại là loại cho vay ngắn hạn để bổ sung vốn
lưu động cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp, thương mại và dịch
vụ.



Cho vay tiêu dùng là loại cho vay để đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng như mua
sắm các vật dụng đắt tiền, ngày nay ngân hàng còn thực hiện các khoản cho vay
để trang trải các chi phí thơng thường của đời sống thơng qua phát hành thẻ tín
dụng.



Th mua và các loại khác.

2.2.2.2 Căn cứ vào thời hạn tín dụng:
Tín dụng ngắn hạn: Loại tín dụng này có thời hạn từ 12 tháng trở xuống và được sử
dụng để bù đắp thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp và nhu cầu chi tiêu ngắn
hạn của cá nhân. Đối với ngân hàng thương mại tín dụng ngân hàng chiếm tỷ trọng cao
nhất.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 3


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Tín dụng trung hạn: Theo quy định của ngân hàng nhà nước Việt Nam hiện nay, tín
dụng trung hạn có thời hạn trên 12 tháng và đến 60 tháng. Tín dụng trung hạn chủ yếu
được đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến hoặc đối mới thiết bị công nghệ, mở

rộng sản xuất kinh doanh, xây dựng các dự án mới có quy mơ nhỏ và thời gian thu hồi
vốn nhanh.
Tín dụng dài hạn: Theo quy định ở Việt Nam loại tín dụng dài hạn có thời hạn trên
60 tháng. Tín dụng dài hạn là loại tín dụng cung cấp để đáp ứng nhu cầu dài hạn như
xây dựng nhà ở, các thiết bị, phương tiện vận tải có quy mơ lớn, xây dựng các xí nghiệp
mới. Nghiệp vụ truyền thống của ngân hàng thương mại là cho vay ngắn hạn, nhưng từ
những năm 70 trở lại đây các ngân hàng thương mại đã chuyển sang kinh doanh tổng
hợp và một trong những nội dung đổi mới đó là nâng cao tỷ trọng cho vay trung và dài
hạn.
2.2.2.3 Căn cứ vào mức độ tín nhiệm đối với khách hàng:
 Theo căn cứ này tín dụng được chia làm hai loại:


Cho vay khơng bảo đảm là loại cho vay không cần tài sản thế chấp, cầm cố hoặc
có sự bảo lãnh của người thứ ba, mà việc cho vay chỉ dựa vào uy tín của bản
thân khách hàng. Đối với những khách hàng tốt, trung thực trong kinh doanh, có
khả năng tài chính mạnh, quản trị tài chính hiệu quả thì ngân hàng có thể cấp tín
dụng dựa vào uy tín bản thân khách hàng mà không cần một nguồn thu nợ bổ
sung thứ hai.



Cho vay có bảo đảm là loại cho vay được ngân hàng cung ứng phải có tài sản thế
chấp hoặc cầm cố hoặc có sự bảo lãnh của người thứ ba. Đối với khách hàng
khơng có uy tín cao đối với ngân hàng, khi vay vốn đòi hỏi phải có bảo đảm. Sự
bảo đảm này là căn cứ pháp lý để ngân hàng có một nguồn thu thứ hai, bổ sung
nguồn thu nợ thứ nhất thiếu chắc chắn. Đồng thời tài sản thế chấp này bảo đảm
khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích cam kết.

2.2.2.4 Căn cứ vào hình thái giá trị của tín dụng:

 Theo căn cứ này tín dụng ngân hàng được chia làm hai loại:


Tín dụng bằng tiền là loại cho vay mà hình thái giá trị của tín dụng được cung
cấp bằng tiền. Đây là loại tín dụng chủ yếu của các ngân hàng và việc thực hiện
bằng các kỷ luật khác nhau như: tín dụng ứng trước, thấu chi, tín dụng thời vụ,
tín dụng trả góp…



Tín dụng tài sản là hình thức cho vay bằng tài sản rất phổ biến và đa dạng, riêng
đối với các ngân hàng cho vay bằng tài sản được áp dụng phổ biến đó là tài trợ
thuê mua. Theo phương thức cho vay này ngân hàng hoặc các công ty thuê mua
(công ty con của ngân hàng) cung cấp trực tiếp tài sản cho người đi vay được gọi
là người đi thuê và theo định kỳ người đi thuê hoàn trả nợ vay bao gồm cả vốn
gốc và lãi.

2.2.2.5 Căn cứ vào xuất xứ tín dụng:
 Dựa vào căn cứ này cho vay chia làm hai loại:


Cho vay trực tiếp: Ngân hàng cấp vốn trực tiếp cho những người có nhu cầu,
đồng thời người đi vay trực tiếp hoàn trả nợ vay cho ngân hàng.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 4


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT



Cho vay gián tiếp: Là khoản cho vay được thực hiện thông qua việc mua lại các
khế ước hoặc chứng từ nợ đã phát sinh và cịn trong thời hạn thanh tốn. Các
ngân hàng thương mại cho vay gián tiếp theo các loại sau: chiết khấu thương
mại, mua các phiếu bán hàng, mua các khoản nợ của doanh nghiệp… Ngoài các
loại cho vay trên đây, ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh cho
khách hàng bằng uy tín của mình. Đối với nghiệp vụ này ngân hàng không phải
cung cấp tiền, nhưng khi người bảo lãnh không thực hiện được nghĩa vụ theo
hợp đồng thì người bảo lãnh phải thay thế để thực hiện nghĩa vụ thanh tốn.
Chính vì lý do trên đây, mà người ta gọi hành vi cam kết bảo lãnh của ngân hàng
là tín dụng bằng chữ ký. Tín dụng bằng chữ ký bao gồm các loại: tín dụng chứng
từ, bảo lãnh ngân hàng.

2.2.3 Vai trị của tín dụng đối với ngân hàng và đối với nền kinh tế:
2.2.3.1 Tín dụng đối với ngân hàng:
Ngân hàng thu được lợi nhuận thông qua các hoạt động dịch vụ, cung cấp cho
khách hàng như thanh toán, tư vấn quan trọng nhất là hoạt động cho vay (hoạt động tín
dụng). Đây chưa phải là toàn bộ lợi nhuận của ngân hàng, tuy nhiên nghiệp vụ tín dụng
là nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng nó chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số lợi nhuận của
ngân hàng.
Hiện nay trong nền kinh tế dòng tiền luân chuyển ở mọi trạng thái trong xã hội,
vì vậy lượng tiền đọng lại ở hàng hóa chưa tiếp thu được hoặc khi đó đã bán nhưng lại
chưa thu được tiền về. Mà khi đó doanh nghiệp lại muốn đầu tư thêm vì vậy doanh
nghiệp tìm đến tài khoản tín dụng. Vì vậy trong hiện nay việc mở rộng tín dụng rất cần
thiết trong cơ chế thị trường góp phần phát triển kinh tế theo phương hướng của Đảng
và Nhà nước.
2.2.3.2 Tín dụng đối với nền kinh tế:
Có thể nói sẽ là khơng tưởng khi nói đến phát triển kinh tế mà khơng có vốn
hoặc khơng đủ vốn hay ở một khía cạnh khác sẽ thiếu chính xác khi chỉ đề cập từ phía

vốn đối với phát triển kinh tế. Bởi lẽ vốn được bắt nguồn từ nền kinh tế, nền kinh tế
ngày càng phát triển thì càng có điều kiện tích tụ vốn nhiều hơn.
Tín dụng ngân hàng đóng vai trị rất lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội.
Chúng ta đều biết rằng muốn phát triển kinh tế thì trước hết là phải có vốn (vốn bằng
tiền). Để có vốn bằng tiền thì phải có tổ chức có đủ thẩm quyền, có chức năng huy động
và tập trung trước khi đem sử dụng. Ở bất kỳ quốc gia nào thì cũng có hai tổ chức thực
hiện cơng việc này là tổ chức tài chính (quỹ tài chính) và tổ chức tín dụng.
2.2.4 Chức năng tín dụng:
 Chức năng tập trung và phân phối lại vốn điều lệ: đây là chức năng cơ bản nhất của
tín dụng, nhờ chức năng này mà các nguồn vốn tiền tệ trong xã hội được điều hoà từ nơi
“thừa” sang nơi “thiếu” để sử dụng nhằm phát triển nền kinh tế.
 Chức năng tiết kiệm tiền mặt và chi phí lưu thơng cho xã hội: Hoạt động tín dụng
trước hết tạo điếu kiện cho sự ra các công cụ lưu thơng: thương phiếu, ký phiếu, thẻ tín
dụng, thẻ thanh tốn,...nhờ hoạt động tín dụng mà các nguồn vốn đang nằm trong xã hội
được huy động để sử dụng cho các nhu cầu của sản xuất và lưu thơng hàng hố sẽ có tác
dụng tăng tốc độ chu chuyển vốn trong phạm vi toàn xã hội.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 5


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Chức năng phản ánh và kiểm soát các hoạt động kinh tế: Sự vận động của tín dụng
phần lớn là sự vận động gắn liền với sự vận động của trật tự, hàng hoá, chi phí trong các
xí nghiệp của tổ chức kinh tế. Vì vậy tín dụng khơng những phản ánh hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp mà còn thực hiện việc kiểm soát các hoạt động ấy nhằm ngăn
chặn các hiện tượng tiêu cực lãng phí, vi phạm pháp luật,... trong hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp.
2.3 Một số vần đề cơ bản trong hoạt động tín dụng ngân hàng:

2.3.1 Nguyên tắc cho vay:
Khi tham gia vào quan hệ tín dụng, các doanh nghiệp vay vốn và các ngân hàng
(NH) đều quán triệt các nguyên tắc tín dụng. Các nguyên tắc tín dụng bắt nguồn từ bản
chất của tín dụng, được khẳng định trong thực tiển hoạt động của các NH và được pháp
lý hoá. Hoạt động cho vay phải đảm bảo hai nguyên tắc:
 Sử dụng vốn đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
 Hoàn trả nợ gốc và lãi vốn vay đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng tín dụng.
2.3.2 Điều kiện vay vốn:
Là những yêu cầu của NH đối với bên vay để làm căn cứ xem xét quyết định
thiết lập quan hệ tín dụng. Nội dung của điều kiện cho vay cũng làm cơ sở cho việc xử
lý các tình huống phát sinh trong quá trình sử dụng tiền vay.
 Có tư cách pháp nhân, sản xuất kinh doanh theo đúng pháp luật hiện hành.
 Sản xuất kinh doanh ổn định, có hiệu quả, hoặc được cấp bù lỗ theo chính sách,
khơng có nợ q hạn của NH.
 Phải có vốn tự có tham gia vào luân chuyển vốn theo một tỷ lệ tối thiểu theo quy định
của NH.
 Tổ chức hạch toán kinh tế và quản lý tài chính theo đúng pháp lệnh về kế tốn thống
kê cung cấp những tài liệu cần thiết có liên quan đến sản xuất kinh doanh.
 Phải thế chấp tài sản (hoặc phải được bảo lãnh bởi người thứ ba có thẩm quyền) khi
vay vốn, nếu không được ngân hàng tin tưởng, các trường hợp tín chấp do bên cho vay
quy định riêng.
2.3.3 Đối tượng cho vay:
Các khách hàng vay vốn tại NH là các tổ chức, cá nhân Việt Nam và nước ngoài
cư trú tại các địa bàn mà NH được phép cho vay, có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả
nợ để thực hiện các dự án đầu tư, phương thức sản xuất kinh doanh, dịch vụ phục vụ đời
sống.
2.3.4 Thời hạn cho vay:
Thời hạn cho vay căn cứ vào:
 Chu kỳ sản xuất kinh doanh và dịch vụ.
 Thời hạn thu hồi vốn của các dự án đầu tư.

 Khả năng trả nợ của khách hàng.
2.3.5 Lãi suất cho vay:
PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 6


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
 Mức lãi suất cho vay đối với từng sản phẩm cho vay, từng khu vực (nông thôn và
thành thị) do NH đề nghị và thỏa thuận với khách hàng căn cứ với khung lãi suất do
Tổng giám đốc ban hành theo từng thời kỳ, phù hợp với khung lãi suất do Hội đồng
quản trị đề ra và quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Việt Nam.
 Mức lãi suất NH áp dụng đối với các khoản nợ quá hạn là 150% lãi suất cho vay đã
được ký kết trong hợp đồng tín dụng hoặc đã được điều chỉnh trong phụ kiện hợp đồng
tín dụng.
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng:
2.4.1. Một số khái niệm có liên quan:
+ Doanh số cho vay
Doanh số cho vay là chỉ tiêu đánh giá tất cả các khoản tín dụng mà NH cho
khách hàng vay trong một khoản thời gian nhất định. Đây là một trong những chỉ tiêu
nói lên hiệu quả của việc mở rộng hoạt động tín dụng
+ Doanh số thu nợ
Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ số tiền mà khách hàng đã hoàn trả cho ngân hàng.
+ Dư nợ
Là chỉ tiêu phản ánh tồn bộ số tiền NH cịn đang cho khách hàng vay ở một
thời điểm nhất định trong năm tài chính.
+ Nợ quá hạn
Là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng đã tới hạn nhưng người vay chưa
trả hoặc khơng có khả năng trả nợ cho khoản tín dụng đó.
2.4.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng:

+ Dư nợ trên vốn huy động (DN/VHĐ)(%)
Tổng dư nợ
DN/VHĐ =

x 100%
Tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết bao nhiêu đồng vốn huy động tham gia vào dư nợ. Nó cịn
cho biết khả năng huy động vốn của NH. Nếu chỉ tiêu này lớn thì vốn huy động tham
gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của NH chưa cao. Chỉ tiêu này xác định hiệu
quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Thông qua chỉ số này, các nhà phân tích có thể
so sánh khả năng cho vay ngắn hạn của NH đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này
q lớn hay q nhỏ đều khơng tốt, bởi vì nếu chỉ tiêu này lớn thì khả năng huy động
vốn của NH thấp, ngược lại chỉ tiêu này nhỏ thì NH sử dụng nguồn vốn huy động không
hiệu quả.

+ Hệ số thu nợ (%)
PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 7


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Doanh số thu nợ
Hệ số thu nợ =

x 100%
Doanh số cho vay


Là một trong những chỉ tiêu quan trọng thể hiện sự an toàn vốn trong khi cho
vay, nó được tính giữa doanh số thu nợ và doanh số cho vay. Hệ số thu nợ ngắn hạn cao
thể hiện tình hình thu nợ từ việc cho vay là tốt, hoạt động tín dụng có hiệu quả, đồng
thời nói lên thiện chí trả nợ và khả năng trả nợ của khách hàng.
+ Nợ quá hạn trên tổng dư nợ (%)
Nợ quá hạn
Nợ quá hạn/dư nợ =

x100%
Dư nợ

Chỉ tiêu này đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của NH. Ngân hàng có chỉ
số này càng thấp có nghĩa là chất lượng tín dụng càng cao.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 8


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MDB

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ
NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKÔNG
3.1 Giới thiệu sơ lược về Ngân hàng phát triển MêKông:
- Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ
KÔNG
- Tên viết tắt: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
- Tên tiếng Anh: MEKONG DEVELOPMENT JOINT STOCK COMMERCIAL
BANK
- Tên viết tắt tiếng Anh: MDB

- Vốn điều lệ: 1.000 tỷ VNĐ
- Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng
- Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo - Tp. Long Xuyên - tỉnh An Giang - Việt nam
Tel: +84 076 3841706 - Fax: +84 076 3841006
Email:
Website: www.mdb.com.vn
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng phát triển MêKông (MDB):
Tiền thân MDB là Ngân hàng TMCP Mỹ Xuyên (thành lập ngày 12/10/1992).
Vốn là một ngân hàng thương mại cổ phần (TMCP) nông thôn hoạt động hiệu quả và
phát triển mạnh với mạng lưới phủ khắp các huyện thị tỉnh An Giang. Ngày 16/9/2008
được NHNN chấp thuận chuyển đổi mơ hình hoạt động thành Ngân hàng TMCP đơ thị
tạo điều kiện thuận lợi hơn để NH mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn quốc. Ngân
hàng vẫn chủ yếu tập trung đầu tư tín dụng trong lĩnh vực nơng nghiệp, nơng thơn vì đây
là thế mạnh của NH được khẳng định qua hơn 15 năm hoạt động tại tỉnh An Giang.
Ngày 13/11/2009: Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN HÀNG
TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ
KÔNG (MDB). Với tiềm năng phát triển mới và nâng tầm thương hiệu phù hợp với
chiến lược phát triển, MDB đang nhanh chóng mở rộng mạng lưới hoạt động trên toàn
quốc, tăng cường phát triển nguồn nhân lực chuyên nghiệp để hoạt động hiệu quả hơn và
vẫn giữ thế mạnh chuyên đầu tư phát triển nền kinh tế Nông nghiệp - Nông thôn đặc biệt
tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 9


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MDB
3.1.2 Cơ cấu tổ chức:
ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐƠNG


HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

BAN KIỂM SỐT

CÁC BAN & HỘI

ĐỒNG
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
KHỐI VĂN PHÒNG

KHỐI KINH DOANH

KHỐI KIỂM SỐT – HỖ TRỢ
KHỐI TÀI CHÍNH –KẾ TỐN

KHỐI CƠNG NGHỆ NGÂN HÀNG

CÁC CHI NHÁNH & PHỊNG GIAO DỊCH
.
CÁC CƠNG TY TRỰC THUỘC
Sơ đồ 3.1 – Sơ đồ cơ cấu tổ chức
(Nguồn: /> Chức năng của bộ phận quản lý :
 Hội đồng quản trị:
 Hoạch định chiến lược, mục tiêu, giám sát hoạt động của bộ máy điều hành.
 Phê duyệt phương án hoạt động kinh doanh do Tổng giám đốc đề nghị.
 Quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của NH.
 Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Đại Hội cổ đông về kết quả kinh
doanh, cũng như những sai phạm trong quản lý, vi phạm điều lệ và vi phạm
pháp luật gây thiệt hại cho NH.

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 10


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MDB
 Ban kiểm soát:
 Kiểm tra hoạt động tài chính của NH, giám sát việc chấp hành chế độ hạch
toán, hoạt động của hệ thống kiểm tra, kiểm tra nội bộ của NH.
 Thẩm định báo cáo tài chính và kiểm tra từng vấn đề cụ thể liên quan đến
hoạt động tài chính của NH khi cần thiết hoặc khi có yêu cầu của Đại Hội cổ
đông.
 Thường xuyên thông báo với Hội đồng quản trị về kết quả hoạt động kinh
doanh, tham khảo ý kiến của Hội đồng quản trị khi trình báo cáo, kết luận
và kiến nghị lên Đại hội cổ đông.
 Ban tổng giám đốc :
 Điều hành hoạt động của MDB là tổng giám đốc,giúp việc cho tổng giám
đốc có một số phó tổng giám đốc, kế tốn trưởng và bộ máy chuyên môn
nghiệp vụ
 Tổng giám đốc là người chịu trách nhiệm trước hội đồng quản trị, trước
pháp luật về việc điều hành hoạt động hàng ngày của NH.
 Tổng giám đốc trực tiếp điều hành và quyết định toàn bộ các hoạt động của
các phịng ban trong NH.
 Phó tổng giám đốc có trách nhiệm hỗ trợ cùng tổng giám đốc trong việc
điều hành mọi hoạt động chung của NH
3.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh của MDB qua 3 năm 2007,2008 và 2009 :
Bảng 3.1- Kết quả hoạt động kinh doanh của MDB qua 3 năm 2007, 2008 và 2009

ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu

Tổng
doanh thu

2007

2008

2009

2008/2007
Số tiền

149.132 259.736 335.866 110.604

%

2009/2008
Số tiền

%

74,165

76.13

29,311

Tổng chi
phí


79.053 171.126 215.235

92.073

116,470

44.109

25,776

Lợi nhuận
trước thuế

70.079

18.531

26,443

32.021

36,137

Thuế
TNDN

19.425

22.126


20.925

2.701

13,905

-1.201

-0,055

Lợi nhuận
sau thuế

50.654

66.484

99.706

15.83

31,251

33.222

49,969

88.61 120.631

Nguồn: Phịng kế hoạch tổng hợp

Tình hình hoạt động của NH có chiều hướng gia tăng, điều đó được thể hiện qua
số liệu doanh thu của NH qua các năm, Cụ thể là năm 2007 doanh thu đạt 149.132 triệu
đồng, đến năm 2008 doanh thu đạt mức tăng khá cao là 259.736 triệu đồng đạt đến
74,165%, đến năm 2009 doanh thu cũng theo chiều hướng tăng, nhưng chỉ tăng nhẹ,
doanh thu năm 2009 là 335.866 triệu đồng, chỉ đạt 29,311%. Tuy rằng doanh thu của NH

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 11


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MDB
từ năm 2008 - 2009 tăng chậm hơn so với khoảng từ 2007 – 2008, nhưng NH đã có
phương án giảm mức chi phí xuống, nên NH vẫn đạt được lợi nhuận trước và sau thuế
khá cao. Sở dĩ NH vẫn duy trì được lợi nhuận như kế hoạch ban đầu một phần cũng nhờ
vào chính sách kích cầu, hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã giúp các NH trong đó có MDB
vừa duy trì, vừa phát triển thêm số lượng khách hàng mới, tăng quy mơ hoạt động, đa
dạng hóa nguồn thu.
Về lợi nhuận, do lãi suất huy động không ngừng tăng, trong khi lãi suất trần cho
vay vẫn không đổi làm cho tỷ lệ lãi suất biên thu hẹp, dẫn đến lợi nhuận của các NH có
chiều hướng sụt giảm. Tuy nhiên, NH vẫn đạt kết quả rất khả quan, tổng tài sản và lợi
nhuận trong năm không ngừng tăng lên điều đó cho thấy NH đang hoạt động rất hiệu quả,
ổn định, an toàn và vững chắc. Cụ thể như vào lợi nhuận trước thuế của ngân hàng trong
3 năm tăng đều như: 70.079 – 88.61 – 120.631. Về lợi nhuận sau thuế, do có sự thay đổi
về thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm nên phần lợi nhuận giữ lại sau thuế
có thay đổi nhỏ so với lợi nhuận trước thuế. Nhưng nhìn chung mức lợi nhuận của ngân
hàng cũng tăng đều hàng năm, cụ thể như: 50.654 – 66.484 – 99.706. Năm 2008 tăng hơn
so với năm 2007 khoảng 31%, năm 2009 tăng hơn so với 2008 khoảng 50%. Điều đó
chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng thật sự có hiệu quả, lợi nhuận đem lại cao
và gia tăng qua mỗi năm.

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của NH có xu hướng tốt, có tiềm năng phát triển.
Để thích ứng với tình hình kinh tế qua các năm, NH đã có nhưng điều chỉnh tức thời và
hợp lý về kế hoạch kinh doanh và các bước điều hành hoạt động, để phù hợp với xu thế
phát triển của ngành và các chính sách kinh tế vĩ mơ của chính phủ như kiềm chế lạm
phát, kiểm soát chặt chẽ các nguồn vốn vay...
3.2 Định hướng phát triển của MDB:
Với định hướng xem hoạt động cho vay đầu tư nông nghiệp nông thôn làm trọng
tâm, làm đòn bẩy thúc đẩy cho các hoạt động khác, MDB ln chú trọng nâng cao chất
lượng tín dụng, đa dạng hóa sản phẩm tín dụng, đơn giản hóa thủ tục cho vay. Hiện tại,
MDB đang tập trung triển khai các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân và doanh
nghiệp như cho vay sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi; cho vay nuôi thuỷ sản (tôm, cá tra,
cá basa và thủy sản khác …); cho vay sản xuất kinh doanh - dịch vụ; cho vay phục vụ đời
sống; cho vay tín chấp cá nhân đối tượng là CBCNV, bác sỹ; cho vay mua xe môtô; cho
vay mua nhà, sửa chữa, nâng cấp nhà ở theo Dự án Tài chính (ADB); quy định quản lý và
cho vay thuộc dự án tài chính nhà ở nông thôn II (RDF, MLF); dịch vụ tiền gửi thanh
tốn; dịch vụ chuyển tiền; dịch vụ bảo lãnh…
Ngồi ra, MDB cũng đang triển khai một số sản phẩm tiền gửi tiết kiệm như tiết
kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm “Lãi suất linh hoạt”, tiết kiệm “Đắc Lộc trường kỳ”, tiết
kiệm “Rút gốc linh hoạt, lãi suất tối ưu”, tiết kiệm “Phát lợi” và một số sản phẩm dịch vụ
khác.
Tiếp nối bề dầy 17 năm phát triển từ thương hiệu MXBank, bước sang chặng
đường mới với một thương hiệu mới, Ban lãnh đạo MDB mong muốn đem đến một hình
ảnh năng động hơn, phong cách phục vụ chuyên nghiệp hơn, từng bước phát triển đa
dạng nhiều loại hình sản phẩm, dịch vụ tạo thêm nhiều lựa chọn cho khách hàng, nhằm
khai thác tối đa lợi thế và tiềm năng sẳn có tại những địa bàn MDB đã có mạng lưới hoạt
động và dự kiến phát triển trong những năm sắp tới, theo kế hoạch, MDB sẽ phấn đấu
tăng tốc phát triển mạng lưới điểm giao dịch trên cả nước nâng tổng số điểm giao dịch
trên toàn hệ thống lên 50 điểm đến cuối năm 2010 .

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO


Trang 12


CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU VỀ MDB
Nguồn: />
PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 13


CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐTD NGẮN HẠN TẠI MDB

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HĐTD NGẮN HẠN
TẠI NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊKƠNG (MDB)
4.1. Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạn của MDB trong các năm 2007, 2008,
2009:
Hoạt động tín dụng là cơ bản và chính yếu đối với tất cả các ngân hàng thương
mại, nó đóng vai trò quyết định đến sự tồn vong của một ngân hàng. Đối với nền kinh
tế, tín dụng sẽ đem lại một nguồn vốn quan trọng giúp các nhà đầu tư và kinh doanh giải
quyết được vấn đề cốt lõi của việc kinh doanh. Đối với các ngân hàng thương mại, việc
chuyển lượng tiền từ các nghiệp vụ huy động vốn đến nghiệp vụ tín dụng sẽ giúp cho
ngân hàng có phần thu nhập chủ yếu để hoàn trả phần tiền gửi và lãi tiền gửi cho khách
hàng, bù đắp cho các chi phí kinh doanh và tạo ra phần lợi nhuận cho ngân hàng.
Bảng 4.1: Tình hình cho vay ngắn hạn của MBD từ 2007 đến 2009

Đvt: triệu đồng

Chỉ tiêu


1.Doanh
số cho vay

Năm

Năm

Năm

2007

2008

2009

1.440.224

2.Doanh
số thu nợ

785.333

3.Dư nợ

886.130

4.Nợ quá
hạn

Chênh lệch

2008/2007

Chênh lệch
2009/2008

Số tiền

%

449.742

31,23

1.135.538

60,08

1.904.517 2.336.784 1.119.184

142,51

432.267

22,70

-14.551

-1,64

688.719


79,02

18.884

619,96

7.842

35,76

1.889.966 3.025.504

871.579 1.560.298

3.046

21.930

29.772

Số tiền

%

Nguồn: Phịng tín dụng MDB
Hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng được phát triển và mở
rộng, điều đó thể hiện qua số liệu doanh số tín dụng ngắn hạn từ năm 2007 - 2009:
1.440.224 – 1.889.966 – 3.025.504. Từ năm 2007 – 2008 tăng được 31,23 %, đến năm
2009 đã tăng vượt bậc hơn so vớn năm 2008 đến 60,08%. Mức dư nợ ngắn hạn của

ngân hàng trong năm 2008 đã giảm 1,64% so với năm 2007, nhưng điều đó khơng có ý
nghĩa là ngân hàng hoạt động khơng hiệu quả vì khoản doanh số thu nợ ngắn hạn của
ngân hàng đã tăng đến 142,51% nên khoản dư nợ ngắn hạn giảm nhẹ. Đến năm 2009 dư
nợ ngắn hạn tăng lên cao đến 79,02% và điều đó cũng kéo theo khoản thu nợ giảm
xuống cịn 22,70%. Tuy rằng có sự tăng giảm trong khoản thu nợ và dư nợ ngắn hạn,
nhưng nhìn vào phần trăm doanh số đã thể hiện rõ việc hiệu quả trong hoạt động tín
dụng của ngân hàng. Tuy nhiên ngân hàng cũng tiềm ẩn phần nào đó rủi ro do phần nợ
quá hạn, năm 2008 phần nợ quá hạn của ngân hàng tăng rất nhanh so với năm 2007 đến
619,96% (từ 3.046 – 21.930), điều đó thật sự là một mối lo lắng của ngân hàng, đến
năm 2009 ngân hàng đã có các biện pháp kiểm sốt giúp cho khoản nợ quá hạn đã giảm

PHẠM THỊ QUỲNH GIAO

Trang 14



×