Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

tiểu luận tình huống QLNN tên tình huống xử lý vi phạm hành chính đối với bà lê thị a ở xã b, huyện c, tỉnh d kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề năm 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.22 KB, 19 trang )

TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH D

TÌNH HUỐNG QUẢN LÝ
Tên tình huống: Xử lý vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị A ở xã B, huyện C,
tỉnh D kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề năm 2018

Họ và tên: ……………..
Chức vụ: ………………
Đơn vị công tác: …………………..
Lớp: Quản lý nhà nước ngạch chuyên viên K47A

……………., tháng 10 năm 2018

1


BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT

TTYT: Trung tâm Y tế

YDTN: Y dược tư nhân

CCHN: Chứng chỉ hành nghề

GPHĐ: Giấy phép hoạt động

UBND: Ủy ban nhân dân


MỤC LỤC
Stt


I
II
III
IV
V

Nội dung
Lời nói đầu
Nội dung tình huống
Phân tích tình huống
Xử lý tình huống
Kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo

Trang
1
4
5
11
13
14
16


LỜI NÓI ĐẦU
Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi người dân và của cả xã hội. Bảo vệ,
chăm sóc và nâng cao sức khỏe là nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi người dân, của
cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, đòi hỏi sự tham gia tích cực của các cấp ủy,
chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các ngành, trong đó ngành y tế

là nòng cốt. Để thực hiện được nhiệm vụ đó, ngành Y tế không ngừng phát triển,
đổi mới. Cùng với hệ thống y dược nhà nước, hệ thống y dược tư nhân đang
được nhà nước tạo điều kiện phát triển nhằm huy động nguồn lực của xã hội đầu
tư cho y tế, giảm bớt gánh nặng đầu tư từ ngân sách nhà nước. Việc đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ y tế đã góp phần đẩy mạnh xã hội hóa công tác chăm sóc và
bảo vệ sức khỏe nhân dân, người dân có điều kiện lựa chọn cơ sở khám chữa
bệnh, cơ sở bán thuốc phù hợp với từng loại bệnh và khả năng kinh tế của mình.
Các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đã tạo điều kiện cho người bệnh phát
hiện bệnh sớm từ ban đầu, có thuốc điều trị đúng và chữa được bệnh, từ đó góp
phần giảm bớt sự quá tải trong các đơn vị bệnh viện công lập. Tuy nhiên, đi cùng
với sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống y, dược tư nhân thì cần có sự quản lý
chặt chẽ của nhà nước. Kinh doanh thuốc là hình thức kinh doanh dễ sinh lợi
nhuận và cho lợi nhuận cao. Chính vì nguyên nhân này có không ít cá nhân vi
phạm các quy định của pháp luật về hành nghề y, dược tư nhân gây ra không ít
hậu quả liên quan đến sức khỏe của nhân dân.
Theo Báo cáo của Sở Y tế D, tính đến thời điểm tháng 3/2017 các cơ sở
hành nghề dược được cấp phép trên địa bàn tỉnh D là 584 cơ sở. Trong đó, tập
chung chủ yếu là hình thức kinh doanh nhà thuốc với 339 cơ sở.
B là một huyện nằm ở cửa ngõ phía bắc tỉnh D. Đây là huyện có địa hình
phức tạp với đủ cả rừng núi, đồng bằng, hồ đầm, sông bãi nên việc phát triển các
hình thức kinh doanh y, dược tư nhân, đặc biệt là các mô hình nhỏ lẻ rất phổ


biến. Theo số liệu thống kê năm 2018, trên địa bàn huyện B có 156 cơ sở kinh
doanh, buôn bán thuốc tân dược, đông y, chế phẩm đông y.
Để quản lý số lượng các cơ sở kinh doanh buôn bán thuốc nói trên, hàng
năm, TTYT huyện B phối hợp với các cơ quan liên quan tiến hành kiểm tra việc
thực hiện các quy định của pháp luật về luật dược đối với các hiệu thuốc trên địa
bàn huyện B. Qua quá trình kiểm tra, bên cạnh các hiệu thuốc thực hiện rất
nghiêm túc quy định của pháp luật thì còn một số hiệu thuốc còn tồn tại sai phạm

như: kinh doanh thuốc khi chưa có giấy phép hành nghề dược, không có giấy
phép kinh doanh, điều kiện cơ sở vật chất không đảm bảo quy định, hiệu thuốc
không đạt chuẩn GPP.
Qua thời gian học tập tại trường Chính trị tỉnh D, bản thân em được bồi
dưỡng những kiến thức quản lý nhà nước chương trình chuyên viên, được các
thầy, cô của Nhà trường truyền đạt, giảng dạy những kiến thức và kỹ năng về
quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:
+ Kiến thức chung (gồm 11 chuyên đề);
+ Các kỹ năng cơ bản ( gồm 7 chuyên đề).
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho người cán bộ, công
chức, viên chức trong việc thực thi nhiệm vụ tại đơn vị đang công tác. Chuyên đề
đã giúp em nhận thức được nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn mới trong công
tác quản lý nhà nước. Đồng thời cũng nhận thức được rằng muốn đạt được hiệu
quả cao trong công tác quản lý, cần phải nhạy bén, nắm chắc được các văn bản
quy phạm pháp luật và các văn bản dưới Luật, vận dụng sáng tạo, kết hợp linh
hoạt với thực tiễn cuộc sống để giải quyết các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ
được giao.
Từ những kiến thức đã học và thực tế công tác tại đơn vị, em nhận thấy
việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật trong công tác y, dược tư nhân


vô cùng quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến tính mạng và sức khỏe của người dân.
Do tính cấp thiết của vấn đề cần giải quyết trên, em xin trình bày tiểu luận tình
huống quản lý “Xử lý vi phạm hành chính đối với bà Lê Thị A ở xã B, huyện
C, tỉnh D kinh doanh thuốc không có chứng chỉ hành nghề năm 2018” với
mong muốn dùng những kiến thức đã được học để giải quyết các tồn tại, khó
khăn, cũng như đưa ra được biện pháp xử lý phù hợp nhất đối với cơ sở kinh
doanh thuốc vi phạm trên địa bàn huyện B. từ đó có biện pháp tuyên truyền, phổ
biến kiến thức, có hình thức quản lý tốt hơn đối với các cơ sở hành nghề y, dược
tư nhân trên địa bàn nhằm mang lại lợi ích y tế cao nhất cho người dân và góp

phần thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Do thời gian học tập ngắn, kiến thức quản lý nhà nước còn nhiều hạn chế.
Vì vậy, trong quá trình lựa chọn tình huống cũng như các phương pháp giải
quyết tình huống không thể tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được sự quan tâm,
giúp đỡ của các thày, cô giáo để bài viết được hoàn thiện hơn, cũng như giúp đưa
ra phương án giải quyết các khó khăn của đơn vị.
Em xin chân thành cám ơn!


I. NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hoàn cảnh ra đời
Tính đến ngày 30/9/2017, D có hơn 2000 cơ sở hành nghề y, dược tư
nhân (YDTN) được cấp giấy phép. Trong đó, hành nghề khám chữa bệnh có 303
cơ sở (13 bệnh viện, 23 phòng khám đa khoa, 263 phòng khám chuyên khoa và
loại hình khác); hành nghề dược có 1.832 cơ sở (204 nhà thuốc, 505 quầy thuốc,
1.051 đại lý bán thuốc và các loại hình chi nhánh thuốc khác).
Sở Y tế D đã cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh cho 9.826 bác sĩ, y
sĩ, điều dưỡng, kỹ thuật viên, hộ sinh; cấp 810 giấy phép hoạt động khám chữa
bệnh cho bệnh viện đa khoa huyện, trạm y tế xã và các phòng khám; cấp chứng
chỉ hành nghề dược cho 2.641 người và 1.823 giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh
doanh.
Thực hiện công tác quản lý hoạt động hành nghề y, dược, thời gian qua,
ngành y tế và các cơ quan chức năng đã tham mưu, ban hành nhiều văn bản về
chấn chỉnh và tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm những cơ sở hành nghề vi
phạm, cương quyết dẹp bỏ những cơ sở hành nghề không có giấy phép theo quy
định; thực hiện đầy đủ việc tuyên truyền, tập huấn và phổ biến văn bản vi phạm
pháp luật liên quan.
Cùng với chủ trương xã hội hóa ngành Y tế, việc ngày càng gia tăng các
loại hình kinh doanh YDTN, nhất là các mô hình tự phát, không tuân theo sự
quản lý của Nhà nước là mối đe dọa đến an toàn sức khỏe cho người dân.

Thực hiện hoạt động kiểm tra, hàng năm định kỳ Sở Y tế D phối hợp với
các cơ quan liên quan tiến hành công tác kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất đối với
hoạt động kinh doanh YDTN trên địa bàn tỉnh. Đã kịp thời phát hiện các cơ sở
làm sai quy định của pháp luật về hành nghề y, dược, nhắc nhở và xử lý vi phạm
hành chính đối với các cơ sở kinh doanh YDTN vi phạm. Các vi phạm chủ yếu ở


cơ sở hành nghề y là hoạt động vượt quá phạm vi cho phép; thiếu các trang thiết
bị cần thiết, không có các biện pháp chống sốc phản vệ và chủ cơ sở không có
mặt. hành nghề khi chưa có chứng chỉ hành nghề (CCHN), chưa có giấy phép
kinh doanh. Các vi phạm ở cơ sở hành nghề dược là không mở sổ theo dõi thuốc
nhập, bán; cơ sở không đủ điều kiện bảo quản thuốc; để thuốc lẫn thực phẩm
chức năng; bán thuốc không theo đơn; chủ cơ sở vắng mặt (bản chất là cơ sở
thuê bằng bác sĩ, dược sĩ).

2. Mô tả tình huống
Ngày 29/3/2018, cán bộ của TTYT huyện C đi cùng đoàn kiểm tra của Sở
Y tế D và Phòng Y tế huyện C kiểm tra hoạt động của một số nhà thuốc tư nhân
trên địa bàn huyện C. Qua kiểm tra, phát hiện hiệu thuốc của bà Lê Thị A, xã B,
huyện C có hành vi kinh doanh thuốc khi chưa có CCHN. Đoàn kiểm tra đã nhắc
nhở và lập biên bản đối với hiệu thuốc của bà Lê Thị A.
Việc kinh doanh thuốc khi chưa có chứng chỉ của bà A đã vi phạm nghiêm
trọng Luật Dược năm 2016, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của
Chính Phủ về Quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược. Thể
hiện sự thiếu tôn trọng pháp luật của bàA. Việc hành nghề chưa có CCHN của bà
A còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, tính mạng của người dân khi tiến hành
mua thuốc tại hiệu thuốc của bàA.

II. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu phân tích tình huống

Mục tiêu về Y tế và sức khỏe toàn dân đã được Đảng và Nhà nước ta chú
trọng quan tâm từ những ngày đầu dành độc lập. Ngày nay, khi đất nước phát
triển thì công tác Y tế chăm sóc sức khỏe toàn dân càng được trú trọng hơn nữa.


Đảng ta luôn xác định mục tiêu chung là “Phấn đấu để mọi người dân được
hưởng dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, có điều kiện tiếp cận và sử dụng các
dịch vụ y tế có chất lượng. Mọi người đều được sống trong cộng đồng an toàn,
phát triển tốt về tinh thần, giảm tỷ lệ mắc bệnh, nâng cao thể lực, tăng tuổi thọ và
phát triển giống nòi”. Chính vì vậy, việc sử dụng thuốc chữa bệnh cần phải có
một đội ngũ thày thuốc giỏi, chuyên môn sâu về nghiệp vụ mới hiểu được những
chỉ định, tác dụng, tác dụng phụ cũng như cách sử dụng thuốc một cách an toàn,
hợp lý, hiệu quả, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh cho người dân.
Tình huống vi phạm của bà A đã vi phạm nghiêm trọng vào Luật Dược
năm 2016, Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính Phủ về Quy
định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược, Nghị định số
176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày
12/4/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật
dược và Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược.
Tình huống trên yêu cầu các cơ quan chức năng phải có biện pháp xử lý
nhanh gọn, dứt điểm vừa đảm bảo tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, vừa bảo
vệ quyền lợi chính đáng của tổ chức nhà nước, tổ chức xã hội và công dân. Giải
quyết vấn đề vừa hài hòa, vừa có tình có lý, lại có tính răn đe, giáo dục, tuyên
truyền cao. Trong quá trình xử lý tình huống ta phải chú ý một số mục tiêu sau:
Mục tiêu 1: Bảo vệ quyền lợi chính đánh của người dân khi mua thuốc tại
quầy thuốc không đảm bảo về chất lượng chuyên môn và thủ tục hành chính.
Tăng cường niềm tin của người dân vào pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Mục tiêu 2: Thông qua việc xử lý vi phạm của bà a, bà A và các cơ sở bán

lẻ thuốc khác sẽ nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện đúng quy định của pháp
luật về hành nghề YDTN, đảm bảo quyền và lợi ích của người dân trong việc


chăm sóc, bảo vệ sức khỏe. Tăng cường kỷ cương, pháp luật của Nhà nước. Giải
quyết được mẫu thuẫn trong cộng đồng dân cư nơi phát sinh vấn đề, đảm bảo ổn
định đời sống xã hội.
Mục tiêu 3: Đề nghị các cơ quan quản lý nhà nước về Y tế phải xem xét
việc xử lý đúng người, đúng tội nhưng vẫn đảm bảo có tình có lý tạo điều kiện
cho sự phát triển kinh tế của khối YDTN. Tăng cường công tác quản lý, giám sát,
kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước về Y tế không để tình trạng các cơ sở
YDTN chưa có CCHN, GPHĐ hoạt động công khai trên địa bàn mình quản lý.
2. Cở sở lý luận:
- Luật Dược năm 2016;
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính Phủ về Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược;
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết
một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật dược.
3. Phân tích diễn biến tình huống
Đoàn kiểm tra định kỳ của Sở Y tế được thành lập kết hợp với Phòng Y tế
huyện B và TTYT huyện B tiến hành kiểm tra công tác hành nghề YDTN trên
địa bàn huyện B. Ngày 29/3/2018 đoàn kiểm tra tại nhà thuốc của bà Lê Thị A,
cư trú tại xã B, huyện B, tỉnh D phát hiện ra hiệu thuốc nhà bà Ađang kinh doanh
thuốc nhưng chưa có CCHN.
Hành vi của bà A đã vi phạm khoản 8, Điều 6, Luật dược năm 2016 quy
định về những hành vi bị nghiêm cấm: “8. Hành nghề mà không có Chứng chỉ



hành nghề dược hoặc trong thời gian bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành
nghề dược tại vị trí công việc quy định tại Điều 11 của Luật này.” Điều 11 Luật
Dược năm 2016 quy định về vị trí công việc phải có CCHN dược bao gồm :
1. Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở kinh doanh dược.
2. Người phụ trách về bảo đảm chất lượng của cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu
làm thuốc.
3. Người phụ trách công tác dược lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
Hơn nữa, tại Khoản 6, Điều 20 Nghị định 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017
của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật dược quy
định nội dung thực hành chuyên môn như sau:
6. Đối với vị trí chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở bán lẻ thuốc
a) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của nhà thuốc, quầy thuốc, tủ
thuốc trạm y tế xã phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên môn
sau: Bán buôn, bán lẻ thuốc; xuất nhập khẩu thuốc; dược lâm sàng, cung ứng
thuốc trong cơ sở khám chữa bệnh; sản xuất thuốc; kiểm nghiệm thuốc, nguyên
liệu làm thuốc; nghiên cứu dược; bảo quản thuốc; phân phối thuốc; quản lý dược
tại cơ quan quản lý về dược;
b) Người chịu trách nhiệm chuyên môn về dược của cơ sở chuyên bán lẻ dược
liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 2
Điều 13 của Luật dược phải thực hành một trong các nội dung thực hành chuyên
môn liên quan đến sản xuất, nghiên cứu, kinh doanh, khám bệnh, chữa bệnh
bằng y học cổ truyền hoặc quản lý về dược hoặc y, dược cổ truyền tại cơ quan
quản lý về dược.
Tại Điều 11, Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế
quy định chi tiết một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số
54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và



biện pháp thi hành Luật dược đề cập đến việc bắt buộc thông báo danh sách
người có CCHN sau 30 ngày tính từ ngày cơ sở bắt đầu hoạt động: “Trong thời
hạn 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày bắt đầu hoạt động hoặc có sự thay đổi về
người được cấp Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề, cơ sở kinh doanh
dược phải thông báo đến Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây
gọi tắt là Sở Y tế) nơi cơ sở kinh doanh dược hoạt động danh sách người có
Chứng chỉ hành nghề dược đang hành nghề dược tại cơ sở thông tin theo Mẫu số
06 quy định tại Phụ lục I kèm theo Thông tư này, kèm theo tập tin điện tử hoặc
cập nhật trực tuyến theo hướng dẫn của Sở Y tế.”
Căn cứ điểm a, khoản 2, Điều 37, Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày
14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
lĩnh vực y tế:
“2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cơ sở bán lẻ thuốc
hoặc từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cơ sở bán buôn, cơ sở làm
dịch vụ bảo quản, cơ sở làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc, doanh nghiệp nước
ngoài hoạt động về thuốc và nguyên liệu làm thuốc tại Việt Nam đối với một
trong các hành vi sau đây:
a) Kinh doanh thuốc không có hoặc bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành
nghề dược;”
Bà A sẽ xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

4. Nguyên nhân sảy ra tình huống.


Nguyên nhân chính của tình huống trên là do bà A chưa tìm hiểu kỹ về các
quy định của pháp luật, chưa liên hệ được cơ sở thực hành dược nên chưa hoàn
thiện hồ sơ xin cấp CCHN theo quy định.
Nguyên nhân chủ quan do sự quản lý chưa sâu sát của cơ quan quản lý nhà
nước về y tế, cụ thể là Phòng Y tế huyện B, để tình trạng hành nghề YDTN chưa
có chứng chỉ hành nghề diễn ra cách công khai và kéo dài.

Nguyên nhân nữa là do sự thiếu hiểu biết của người dân, khi bị bệnh đã tự
ý đến các hiệu thuốc tư để mua thuốc về điều trị, phát hiện ra cơ sở hành nghề
YDTN không có CCHN không báo với chính quyền. Điều này đã vô tình tiếp tay
cho việc thu lời bất chính, vi phạm pháp luật của các cơ sở YDTN.
5. Hậu quả của tình huống
Xét về mặt sức khỏe con người: Việc vi phạm của bà Hiển gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng con người. Chứng chỉ hành nghề Dược
được coi là cách chứng minh năng lực của Dược sỹ. Phải có CCHN thì mới được
hành nghề theo quy định của Pháp luật. Việc hành nghề không có CCHN đồng
nghĩa với việc bàA không đảm bảo về yêu cầu chuyên môn để thực hiện việc
hành nghề dược. Từ đó, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của
người dân khi mua thuốc tại hiệu thuốc của bà A.
Xét về mặt pháp luật, việc bà A vi phạm các quy định của pháp luật về
hành nghề y dược đã thể hiện sự thiếu hiểu biết về pháp luật, chưa thực hiện
nghiêm luật pháp. Bà A có thể bị phạt với mức phạt lên đến 10.000.000 vnđ cho
hành vi vi phạm của mình.
Tình huống trên đã gây mất uy tín của cơ quan quản lý nhà nước về y tế
khi để tái diễn, kéo dài tình trạng kinh doanh YDTN mà không có CCHN. Ảnh
hưởng đến tính nghiêm minh của pháp luật. Gây mâu thuẫn trong cộng đồng
giữa nhân dân với cơ sở kinh doanh YDTN không có CCHN, giữ các cơ sở kinh


doanh YDTN đảm bảo điều kiện, tiêu chuẩn với các cơ sở vi phạm. Có thể gây
mất trật tự an ninh, an toàn xã hội nếu như sảy ra sự cố y khoa nào đó liên quan
đến quá trình hành nghề của các cơ sở vi phạm.
III. XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Xử lý tình huống đảm bảo đúng người, đúng tội nhưng vẫn đảm bảo có
tình có lý tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế của khối YDTN.
Tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước về y tế.

Tuyên truyền cho người vi phạm, người dân nâng cao nhận thức về pháp
luật trong việc thực hiện các quy định về hành nghề YDTN.
2. Các phương án xử lý tình huống
Để giải quyết tình huống nêu trên vừa đảm bảo đúng các quy định của
pháp luật về quản lý hành nghề YDTN, vừa hợp tình, hợp lý tạo điều kiện cho
các cơ sở YDTN thực hiện tốt nhiệm vụ chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân
ta cần xây dựng các phương án giải quyết vấn đề cụ thể như sau:
2.1 Phương án 1:
Đoàn Kiểm tra lập biên bản cảnh cáo, nhắc nhở bàA. Yêu cầu bà A ký cam
kết hoàn thiện các thủ tục pháp lý trước thời gian nhất định. Tạm thời dừng việc
kinh doanh thuốc cho đến khi hoàn thiện thủ tục trình đoàn kiểm tra theo dõi,
giám sát.
Ưu điểm: nếu triển khai theo phương án 1
- Phương án 1 giải quyết thiên về tình cảm, nhẹ nhàng, không tốn nhiều
thời gian.
Hạn chế:


- Không làm chủ cơ sở nhận thức hết về các sai phạm và mức độ nghiêm
trọng của việc sai phạm đó.
- Không đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
- Không triệt để, có thể cá nhân bà A sẽ vẫn tiếp tục kinh doanh thuốc khi
đoàn kiểm tra hết thời gian hoạt động của mình.
2.2 Phương án 2:
Đoàn kiểm tra tiến hành lập biên bản làm việc đối với việc vi phạm của bà
A. Đồng thời, gửi tờ trình sự việc về UBND huyện B, Thanh tra Sở Y tế D là nơi
có thẩm quyền xử phạt hành chính (theo Điều 89, Điều 90 Nghị định số
176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc Quy định xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực y tế). Đề nghị bà A hoàn thành thời gian thực
hành chuyên môn tại cơ sở đủ điều kiện, làm hồ sơ xin cấp CCHN theo quy định.

Hoàn thiện các thủ tục theo quy định trước khi tiến hành kinh doanh hiệu thuốc.
Điều chuyển một số thuốc có hạn ngắn đến các cơ sở khác được kinh doanh
thuốc theo quy định của pháp luật tránh tình trạng lãng phí do thuốc hết hạn sử
dụng (do thời gian tạm dừng kinh doanh hoàn thiệt hồ sơ của bà A tương đối
lâu).
Ưu điểm:
- Làm đối tượng nhận thức được hành vi sai trái, có biện pháp khắc phục,
sửa chữa việc thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật.
- Xử lý triệt để được vấn đề. Sau khi bà A hoàn thiện các thủ tục hồ sơ thì
bà Hiện đủ điều kiện kinh doanh thuốc theo quy định của pháp luật.
- Đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật, bảo vệ quyền lợi của người dân,
nâng cao lòng tin của nhân dân về cơ quan quản lý nhà nước.
Hạn chế:


- Việc phối hợp nhiều cơ quan dẫn đến tình trạng kéo dài thời gian giải quyết
vấn đề.
3. Lựa chọn phương án xử lý tình huống tối ưu
Sau khi xem xét tình hình thực tế và cân nhắc thì phương án tối ưu được
thực hiện là phương án 2 vì vừa giải quyết dứt điểm được vi phạm vừa thể hiện
tính nghiêm minh của pháp luật, cá nhân bà A cũng nhận thức sâu sắc được việc
làm sai trái của mình..
4. Tổ chức thực hiện xử lý tình huống
- Đoàn kiểm tra lập tờ trình về sự việc kinh doanh thuốc không có CCHN
của Bà A gửi UBND huyện B và Thanh tra Sở Y tế D.
- UBND huyện B và Thanh tra sở Y tế D làm việc trực tiếp với bà A, hoàn
thiện các thủ tục xử phạt hành chính theo quy định, yêu cầu các biện pháp khắc
phục hậu quả.
- Bà A tiến hành đăng ký thực hành chuyên môn tại TTYT huyện B. Sau
khi đủ thời gian thực hành theo quy định, bà A hoàn thiện hồ sơ xin cấp CCHN

trình Sở Y tế.
- Sau khi có CCHN, bà A hoàn thiện các thủ tục cần thiết khác trình cơ
quan quản lý có thẩm quyền và tái lập việc kinh doanh thuốc đúng quy định của
pháp luật.
IV. Kiến nghị
Việc đảm bảo thực hiện các quy định của pháp luật về hành nghề YDTN
cần phải có sự vào cuộc phối hợp giữa các cá nhân, tổ chức, cơ quan quản lý.
- Phòng Y tế huyện là cơ quan quản lý trực tiếp cần bám sát hơn nữa việc
hành nghề YDTN của các cơ sở, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để
phát hiện sớm và kịp thời các cơ sở có hành vi vi phạm pháp luật.


- Tổ chức tuyên truyền, tập huấn cập nhập kiến thức về chuyên môn và
pháp luật cho các cơ sở hành nghề YDTN, tránh tình trạng hiểu sai, hiểu
chưa đúng các quy định của pháp luật và dẫn đến thực hành sai.
- Tổ chức tuyên truyền cho nhân dân nâng cao ý thức trong việc thực hiện
các quy định về khám chữa bệnh. Không tự ý mua thuốc về điều trị bệnh.
Khi phát hiện các cơ sở có dấu hiệu vi phạm cần báo ngay cho chính
quyền địa phương có biện pháp xử lý ngăn chặn.
V. KẾT LUẬN
Chúng ta có thể khẳng định, thời gian qua hoạt động hành nghề y dược tư
nhân đã góp phần cải thiện và tạo điều kiện thuận lợi cho công tác khám chữa
bệnh của nhân dân và giảm tải cho các cơ sở Nhà nước. Nhiều cơ sở đầu tư các
trang thiết bị hiện đại, thủ tục khám bệnh đơn giản, thái độ của đội ngũ cán bộ y
dược phục vụ nhiệt tình giúp người dân tiết kiệm thời gian và tạo tâm lý thoải
mái cho người bệnh...Song, qua công tác kiểm tra cho thấy vấn đề quản lý hành
nghề y, dược tư nhân đang gặp nhiều khó khăn bởi số cơ sở tham gia hành nghề
ngày một tăng, số vi phạm nhiều nhưng cán bộ cấp Sở ít. Việc phân cấp quản lý
đã được quy định cụ thể. Theo đó, Sở thực hiện việc kiểm tra các cơ sở có quy
mô lớn. Các cơ sở hành nghề y, dược tư nhân vừa và nhỏ trên địa bàn nào chịu

sự quản lý, kiểm tra trực tiếp của các phòng y tế địa phương.
Để đưa hoạt động hành nghề y, dược tư nhân đi vào nề nếp hơn trong thời
gian tới, rất cần có sự vào cuộc tích cực của tất cả cấp ủy, chính quyền địa
phương và nhân dân; không phó mặc trách nhiệm cho riêng ngành Y tế. Nhân
dân cần nâng cao nhận thức, hiểu biết trong chăm sóc sức khỏe và phối hợp với
cơ quan chức năng trong việc quản lý các cơ sở hành nghề. Chủ cơ sở hành nghề
cần được cập nhật kiến thức, duy trì việc tổ chức sinh hoạt chuyên môn với
phòng y tế, bệnh viện địa phương nơi hành nghề. Các cơ quan chức năng cần


tăng cường hơn nữa sự phối hợp đồng bộ, tăng cường thanh tra, kiểm tra, chấn
chỉnh các vi phạm, xử phạt nghiêm minh các trường hợp vi phạm các quy định,
đồng thời các cơ quan chức năng cũng cần hướng dẫn các cơ sở thực hiện đúng
các thủ tục pháp lý, thực hiện đúng quy chế chuyên môn…Công khai trên các
phương tiện thông tin đại chúng về cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập vi
phạm các quy định về hoạt động y tế, mức độ vi phạm, hình thức xử phạt để
nhân dân biết nhằm tăng tính răn đe và phòng ngừa tái phạm. Đồng thời tuyên
truyền biểu dương các cơ sở khám chữa bệnh, kinh doanh dược phẩm thực hiện
tốt quy chế chuyên môn để người dân lựa chọn cho mình các cơ sở khám chữa
bệnh và cung cấp thuốc tin cậy và phù hợp.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
- Luật Dược năm 2016;
- Nghị định số 54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính Phủ về Quy định
chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật dược;
- Nghị định số 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ về việc
Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế;
- Thông tư số 07/2018/TT-BYT ngày 12/4/2018 của Bộ Y tế quy định chi tiết
một số điều về kinh doanh dược của Luật dược và Nghị định số

54/2017/NĐ-CP ngày 8/5/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều
và biện pháp thi hành Luật dược.



×