TRƯỜNG ĐÀO TẠO CÁN BỘ
LÊ HỒNG PHONG – THÀNH PHỐ HÀ NỘI
LỚP BỒI DƯỠNG NGẠCH CHUYÊN VIÊN K3A-2015
----------
TIỂU LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài: Xử lý tình huống “Xử phạt vi phạm hành chính đối
với vụ việc buôn bán hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu”
Họ và tên: VŨ THU THỦY
Chức vụ: Chuyên viên
Đơn vị: Đội QLTT số 33
Hà Nội, tháng 11 năm 2015
1
PHẦN I: LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
Trong bối cảnh hội nhập với thế giới hiện nay, Việt Nam đã và đang thể
hiện được vị trí của mình trên đấu trường quốc tế cũng như thiết lập được nhiều
mối quan hệ với các quốc gia khác trên toàn cầu. Việc gia nhập tổ chức thương
mại thế giới WTO vào năm 2007 của Việt Nam là một bước ngoặt lớn thể hiện
sự chuyển mình của đất nước, sự đổi mới trong tư duy của những nhà lãnh đạo
và mở ra hướng đi mới, cuộc chơi mới, đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho
các doanh nghiệp trong nước. Qua 8 năm là thành viên WTO, Việt Nam đã đạt
được những thành tựu đáng mừng, và là dự bứt phá ngoạn mục của cả chính
quyền và người dân. Việt Nam đã thu hút mạnh mẽ đầu tư nước ngoài nhờ môi
trường ổn định, minh bạch. Kim ngạch xuất khẩu tăng; nền kinh tế vĩ mô được
ổn định, tạo điều kiện để phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa; công nghiệp – dịch vụ phát triển mạnh mẽ; sự ra đời của các trung tâm
thương mại, siêu thị và cửa hàng tiện dụng đã làm thay đổi diện mạo của thương
mại bán lẻ, thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng theo hướng văn
minh, hiện đại và góp phần đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với
việc thuận lợi xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam ra thị trường thế
giới, hoạt động nhập khẩu hàng hóa cũng trở nên sôi động hơn khi cơ chế
thoáng tạo điều kiện thuận lợi cho hàng nước ngoài vào Việt Nam khi nhiều mặt
hàng được áp thuế nhập khẩu 0%. Và đặc biệt hơn, trong thời gian gần đây,
hoàn tất việc gia nhập TTP – Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
sẽ góp phần không nhỏ vào việc ổn định và phát triển nền kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa của nước ta.
Bên cạnh những thành tựu mà Việt Nam đã đạt được trên con đường hội
nhập, thì những khó khăn mà Việt Nam gặp phải cũng không hề ít. Thứ nhất là
cạnh tranh diễn ra gay gắt hơn, với nhiều đối thủ hơn, trên bình diện sâu, rông
hơn. Hai là nguy cơ phân hóa giàu nghèo tăng cao do tác động tiêu cực của toàn
cầu hóa. Ba là kinh nghiệm vận hành nền kinh tế thị trường chưa nhiều gây ra
2
khó khăn không nhỏ. Bốn là Hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra những vấn đề mới
trong việc bảo vệ môi trường, bảo vệ an ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hoá
và truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chống lại lối sống thực dụng, chạy theo
đồng tiền.
Tốc độ toàn cầu hóa ngày càng tăng khiến lượng hàng hóa nhập khẩu ồ ạt
vào Việt Nam là không thể tránh khỏi. Bên cạnh những sản phẩm dịch vụ tốt,
lành mạnh phục vụ cho đời sống của nhân dân, thì vẫn còn một bộ phận không
nhỏ những hàng hóa độc hại ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự sống
của người dân. Một bộ phận cá nhân vì lợi nhuận mà bất chấp thủ đoạn, trốn
thuế, kinh doanh trái pháp luật những mặt hàng có hại cho người sử dụng như
thuốc lá lậu, rượu lậu, những thực phẩm không đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm,…
Thuốc lá là một trong số những mặt hàng độc hại gây ra các bệnh về
đường hô hấp như ung thư vòm họng, viêm phế quản, hen suyễn, nguy cơ ung
thư phổi rất cao, gây xơ vữa động mạch và nhiều căn bệnh nguy hiểm khác. Mặt
hàng này hiện đã và đang được buôn lậu ngày càng nhiều vào thị trường Việt
Nam. Hiện nay thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam đang gia tăng nhanh
chóng. Theo số liệu khảo sát năm 2012 của Trung tâm Thuế và Đầu tư Quốc tế
và tổ chức Oxford Economics, Việt Nam là thị trường tiêu thụ thuốc lá lậu lớn
thứ 2 trong số 11 quốc gia Châu Á được khảo sát. Riêng năm 2013, khoảng 17
tỷ điếu thuốc lá nhập lậu vào thị trường Việt Nam; 2 tháng đầu năm 2014, thuốc
lá lậu tăng 43% so với cùng kỳ năm 2013. Thuốc lá nhập lậu đã tác động xấu
đến nhiều mặt kinh tế và xã hội của đất nước: Lấy đi 20% thị phần thuốc lá điếu
nội địa. Năm 2012 thuốc lá lậu làm thất thu ngân sách nhà nước 6.500 tỷ đồng,
tương đương 309 triệu USD; Làm mất sản lượng nguyên liệu: 18.000 tấn/năm
(tương đương diện tích trồng là 10.000 hecta); Mất việc làm của nông dân: 5
triệu công lao động/năm, mất việc làm của công nhân: 600.000 công lao
động/năm; và hàng trăm nghìn lao động trong các ngành thương mại, dịch vụ
liên quan. Đối phó với vấn đề này, nhiều năm nay các lực lượng chức năng đã
3
quyết liệt thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, các Bộ, ngành tập trung kiểm tra, xử
lý buôn lậu, buôn bán, vận chuyển thuốc lá điếu nhập lậu trên các tuyến biên
giới và trong nội địa. Tình hình buôn lậu, buôn bán vận chuyển thuốc lá điếu
vẫn diễn biến phức tạp với những phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi và đa
dạng hơn. Đối tượng đầu nậu, người vận chuyển hình thành những đường dây
liên huyện, liên tỉnh, xuyên quốc gia, móc nối giữa trong nước với nước ngoài.
Tại khu vực biên giới và trên đường vận chuyển vào nội địa, đối tượng đầu nậu
tổ chức đường dây rất tinh vi, điều hành chặt chẽ, sử dụng các thủ đoạn thuê
người vận chuyển, đa số là dân thường, với phương thức chủ yếu là vận chuyển
trên đồng ruộng, sông rạch. Trong thị trường nội địa, thuốc lá lậu tuy không còn
được bày bán công khai như trước nhưng vẫn được các đối tượng kinh doanh
nhà hàng, khách sạn…bán lén lút với số lượng không ít. Thủ đoạn chủ yếu là cất
giấu thuốc lậu tại nơi ở hoặc gửi ở nhà bên cạnh để bán cho khách, khi bị kiểm
tra thì ném thuốc lá ra khỏi nơi kinh doanh và không thừa nhận là chủ hàng.
Việc tổ chức khám nơi cất giấu là nhà ở và phương tiện vận chuyển đang lưu
thông trên đường là rất khó .
Chính vì vậy, tôi chọn đề tài: “Xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi
buôn lậu thuốc lá của Đội QLTT số 33” làm đề tài của tiểu luận cuối khóa lớp
Bồi dưỡng ngạch Chuyên viên 2015, để nghiên cứu cụ thể hơn về việc thực hiện
hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền của lực lượng
Quản lý thị trường.
2. Mục đích nghiên cứu
Đảm bảo sự nghiêm minh của pháp luật trong hoạt động thương mại;
Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát để ngăn chặn kịp thời hành vi buôn
lậu trên địa bàn; Nâng cao trách nhiệm của lãnh đạo, những người thực thi pháp
luật; Nâng cao ý thức chấp hành các quy định của Pháp luật của các tổ chức các
nhân đặc biệt là những người kinh doanh các mặt hàng có điều kiện.
3. Phương pháp nghiên cứu
4
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng để phân tích và giải quyết
nội dung của tình huống:
- Phương pháp quan sát, thực nghiệm.
- Pháp phân tích số liệu thu thập.
- Phương pháp tổng hợp.
- Phương pháp thống kê, so sánh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Do thực tế khách quan, thời gian nghiên cứu cũng như địa điểm nên tiểu
luận tập trung phân tích vụ việc xảy ra trên địa bàn Quận Bắc Từ Liêm vào thời
điểm cuối năm 2014.
5. Kết cấu tiểu luận
Phần I: Lời nói đầu
1. Tính tất yếu của đề tài nghiên cứu
2. Mục tiêu nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5. Kết cấu tiểu luận
Phần II: Nội dung
1. Mô tả tình huống
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống
3. Nguyên nhân, hậu quả
4. Phương án giải quyết
5. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện
Phần III: Kết luận và kiến nghị
5
PHẦN II. NỘI DUNG
1. Mô tả tình huống
Ngày 24 tháng 12 năm 2014, Đội QLTT số 33 Quận Bắc Từ Liêm, Hà
Nội nhận được Báo cáo đề xuất phối hợp thực hiện của Đội CSPCTP về Môi
trường – Công an Quận Bắc Từ Liêm về một vụ việc về kinh doanh thuốc lá lậu
của đối tượng Lê Thị Liên, cửa hàng số 46 Phạm Văn Đồng, kho tại số 9 ngõ
85/69 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Qua điều tra, trinh sát, cán
bộ trinh sát phát hiện quy luật hoạt động như sau:
- Thời gian nhập xuất hàng thường từ 8h30 sáng, 13h30 chiều và 17h45 tối;
- Phương tiện vận chuyển bằng xe máy nhưng thường xuyên thay đổi biển số xe;
- Nơi cất giữ, tập kết là kho tại tầng 2 của số 46 Phạm Văn Đồng và kho tại số 9
ngõ 85/69 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội;
- Khi vận chuyển các đối tượng thường sử dụng các loại thùng bánh kẹp loại to,
dán băng dính màu xanh hoặc đỏ và sử dụng các túi nilon màu đen để đựng các
loại thuốc lá ngoại.
Để công tác đấu tranh đạt hiệu quả, trinh sát thuộc Đội CSPCTP về Môi
trường – CA Quận Bắc Từ Liêm đã đề xuất:
- Thành lập 2 tổ trinh sát: 01 Tổ trinh sát ngoại tuyến tại khu vực trước cửa hàng
số 46 Phạm Văn Đồng và 01 Tổ trinh sát ngoại tuyến tại khu vực kho số 9 ngõ
85/69 Tân Xuân để nắm bắt, theo dõi di biến động của đối tượng khi vận chuyển
hàng hóa.
- Quá trình kiểm tra sẽ phối hợp cùng với Đội QLTT số 33 và sử dụng Quyết
định kiểm tra của lực lượng Quản lý thị trường để kiểm tra các địa điểm trên.
Căn cứ Báo cáo đề xuất, Giấy giới thiệu của Công an Quận Bắc Từ Liêm
– Đội CSPCTP về Môi trường, Đội QLTT số 33 đã phối hợp với Công an Quận
Bắc Từ Liêm tiến hành kiểm tra cửa hàng kinh doanh thuốc là điếu, địa chỉ: cửa
hàng số 46 đường Phạm Văn Đồng, Phường Xuân Đỉnh, Quận Bắc Từ Liêm, Hà
6
Nội và kho số 85/69 Tân Xuân theo Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp
luật số 0044207/QĐ-KT ngày 24 tháng 12 năm 2014.
Tại thời điểm kiểm tra, cửa hàng đang hoạt động kinh doanh thuốc lá điếu
do Việt Nam sản xuất, Ông Lê Mạnh Hợp chủ kinh doanh không xuất trình được
giấy tờ gì có liên quan đến hoạt động kinh doanh của cửa hàng.
Thực tế kiểm tra tại cửa hàng, cửa hàng đang bày bán thuốc lá điếu do
Việt Nam sản xuất bao gồm:
- Thuốc lá điếu Vinataba: 8 cây = 80 bao;
- Thuốc lá điếu Thăng Long: 10 cây = 100 bao;
- Thuốc lá điếu Tourism (du lịch): 9 cây = 90 bao;
Tại cửa hàng, Tổ công tác phát hiện thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất
không có hóa đơn chứng từ chứng minh nguồn gốc hàng hóa bao gồm các nhãn:
- Mazlboro (trắng): 80 bao (20 điếu/bao);
- Hero:
70 bao (20 điếu/bao);
- 555 (Gold):
180 bao (20 điếu/bao);
- ESSE (đen):
70 bao (20 điếu/bao);
- ESSE (đỏ):
70 bao (20 điếu/bao);
- ESSE (xanh):
80 bao (20 điếu/bao);
- ZEST :
10 bao (20 điếu/bao);
Chủ kinh doanh – ông Hợp trình bày do thuốc lá điếu do Việt Nam sản
xuất bán chậm, ít người mua nên ông nhập với số lượng ít, đồng thời nhập thêm
một số thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất để kiếm thêm thu nhập. Toàn bộ số
thuốc lá ngoại trên ông mua trôi nổi trên thị trường, không có hóa đơn chứng từ
chứng minh nguồn gốc.
Tại kho số 85/69 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội, Tổ trinh
sát ngoại tuyến Công an Quận Bắc Từ Liêm cùng kiểm soát viên Đội QLTT số
7
33, kết hợp với 01 cán bộ thuộc UBND phường Xuân Đỉnh đã phục sẵn bên
ngoài. Ngay khi có Quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật của Đội QLTT
số 33 tại cửa hàng số 46 Phạm Văn Đồng, Tổ trinh sát cùng với Kiểm soát viên
Đội QLTT số 33 đã ập vào kho để tiến hành kiểm tra kho. Tại kho có 02 nhân
viên thuộc cửa hàng đang trông coi tại kho. Tuy nhiên, tại kho hàng, lực lượng
chức năng không phát hiện bất kỳ một bao thuốc lá nào bao gồm cả thuốc lá nội
địa và thuốc lá ngoại nhập. Nhân viên cửa hàng tại kho cho hay, do tình hình
buôn bán gặp khó khăn, không đủ chi phí thuê kho bãi, nên chủ kinh doanh đã
chuyển toàn bộ hàng hóa tại kho về cửa hàng tại số 46 Phạm Văn Đồng từ ngày
20/12/2014 và cho nhân viên thu dọn, dọn dẹp lại kho để trả lại cho chủ kho cho
thuê.
Căn cứ thực tế kiểm tra tại cửa hàng và lời trình bày của chủ kinh doanh,
Đội QLTT số 33 đã ra Quyết định tạm giữ số 0120933/QĐ-TGTV tạm giữ toàn
bộ số thuốc lá ngoại không chứng từ nói trên tại cửa hàng với lý do là kinh
doanh thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất là mặt hàng cấm kinh doanh. Đồng
thời Đội QLTT số 33 đã hẹn ông Hợp – chủ kinh doanh đúng 9h ngày
25/12/2014 có mặt tại trụ sở Đội QLTT số 33 để giải quyết vụ việc (khi đi mang
theo giấy tờ có liên quan đến cửa hàng).
Ngày 26 tháng 12 năm 2014, hồi 14h30, ông Hợp có mặt tại trụ sở Đội
QLTT số 33 để tiếp tục làm việc. Tại buổi làm việc, ông Hợp có xuất trình 01
Hóa đơn giá trị gia tăng số 0000289 của Công ty TNHH Dịch vụ thương mại
Tiến Sơn bán hàng thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất cho ông Lê Mạnh Hợp
tại địa chỉ: Số 46 đường Hồ Tùng Mậu, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội.
Ngoài ra, ông Hợp không xuất trình giấy tờ gì khác liên quan đến hoạt động
kinh doanh của cửa hàng ông. Ông Hợp thừa nhận hành vi kinh doanh không có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, kinh doanh thuốc lá mà không có giấy
phép kinh doanh bán lẻ thuốc lá, kinh doanh thuốc lá điếu do nước ngoài sản
xuất là hàng nhập lậu. Trị giá các mặt hàng thuốc lá điếu ngoại tạm giữ là
10.905.000 đồng (Mười triệu chín trăm linh năm nghìn đồng).
8
Căn cứ kết quả kiểm tra và buổi làm việc ngày 26/12/2014, Tổ công tác
thuộc Đội QLTT số 33 kết luận:
Cửa hàng kinh doanh thuốc lá do ông Lê Mạnh Hợp làm chủ kinh doanh tại địa
chỉ số : 46 đường Phạm Văn Đồng. Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm, Hà Nội đã có các
hành vi vi phạm pháp luật sau:
- Kinh doanh thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất không có giấy chứng nhận
dăng ký kinh doanh vi phạm: Khoản 1 Điều 50 Nghị định số 43/2010/NĐ-CP
ngày 05/4/2010 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp;
- Kinh doanh bán lẻ thuốc lá điếu do nước ngoài sản xuất không có giấy phép
kinh doanh bán lẻ vi phạm: Khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày
27/6/2013 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành
Luật phòng chống tác hại của thuốc lá về kinh doanh thuốc lá;
- Kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng 560 bao vi phạm:
số thứ tự 19, mục A, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính
phủ.
Dựa trên kết luận trên, Tổ công tác đã lập Biên bản vi phạm hành chính số
0037168/BB-VPHC ngày 26/12/2014 về các hành vi vi phạm nói trên.
2. Xác định mục tiêu xử lý tình huống:
Nhằm giải quyết các vấn đề do tình huống đề ra, đồng thời góp phần tăng
cường pháp chế Xã hội chủ nghĩa, tính đúng đắn trong sử dụng các văn bản quy
phạm pháp luật, đồng thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, và
đảm bảo trật tự an toàn xã hội, việc giải quyết một số vấn đề đặt ra dưới đây sẽ
phần nào giúp cho việc thực hiện các mục tiêu kể trên được trọn vẹn và không
gây ra các hiểu lầm cũng như khúc mắc:
a, Với hành vi kinh doanh thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất không có
giấy phép kinh doanh bán lẻ thì áp dụng chế tài nào để xử lý?
Điều 33 Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013
nêu rõ: Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những mặt hàng mà nhà
9
nước không cấm. Mọi người đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Kinh
doanh thuốc lá điếu hay bất kể kinh doanh một loại mặt hàng nào đều phải thực
hiện đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền dưới hình thức là
hộ kinh doanh, doanh nghiệp hay bất kỳ loại hình nào khác. Trong tình huống
nói trên, ông Hợp mở cửa hàng kinh doanh thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất
nhưng lại không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, không đăng ký kinh
doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, vi phạm Khoản 1, Điều 50 Nghị
định 43/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 của Chính phủ. Điều 50 của Nghị định
43/2010/NĐ-CP quy định về quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng
ký của hộ kinh doanh; Khoản 1 Điều 50 nêu rõ: “Công dân Việt Nam đủ 18 tuổi,
có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự đầy đủ; các hộ gia đình có
quyền thành lập hộ kinh doanh và có nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh theo quy
định tại Chương này”. Như vậy, với hành vi trên, cơ quan nhà nước có thẩm
quyền áp dụng Khoản 2, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực
Thương mại.
b, Với hành vi kinh doanh thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất không có
giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (mặt hàng hạn chế kinh doanh) thì áp
dụng chế tài nào để xử lý?
Khoản 1, Điều 19 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá số
09/2013/QH13 quy định rõ: “Kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá;
sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp”. Như vậy, muốn kinh doanh thuốc lá, người kinh doanh
phải có giấy phép mua bán sản phẩm thuốc lá do cơ quan nhà nước có thẩm
quyền cấp. Cụ thể trong tình huống này, hành vi bán lẻ thuốc lá điếu mà không
có giấy phép bán lẻ do Phòng Kinh tế - UBND Quận Bắc Từ Liêm cấp là hoàn
toàn trái pháp luật. Với hành vi trên, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng
10
Điểm a, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
c, Với hành vi kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu với số lượng
560 bao thì áp dụng chế tài nào để xử lý?
Đối với hành vi vi phạm pháp luật về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điế
nhập lậu với số lượng 560 bao, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng Điểm
g, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính
phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
d, Liệu rằng các chế định, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng trong
kết luận của Tổ công tác Đội QLTT số 33 và trong biên bản vi phạm hành
chính đã hoàn toàn phù hợp với các hành vi vi phạm và đúng quy định của
pháp luật?
- Đối với hành vi vi phạm pháp luật không có giấy chứng nhận đăng ký kinh
doanh, văn bản quy phạm pháp luật được sử dụng ở đây là hoàn toàn phù hợp về
nội dung và tính chất của hành vi vi phạm.
- Đối với hành vi vi phạm kinh doanh bán lẻ thuốc lá điếu do Việt Nam sản xuất
mà không có giấy phép kinh doanh bán lẻ, văn bản quy phạm pháp luật được sử
dụng ở đây là Nghị định 67/2013/NĐ-CP ngày 27/6/2013 của Chính phủ, cụ thể
là khoản 3 Điều 26. Khoản 3 Điều 26 Nghị định 67/2013/NĐ-CP quy định về
điều kiện cấp giấy phép bán lẻ thuốc lá như sau:
“3. Điều kiện cấp Giấy phép bán lẻ sản phẩm thuốc lá:
a) Thương nhân có đăng ký ngành nghề kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá;
b) Có địa điểm kinh doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ
thuật, trang thiết bị theo quy định;
c) Diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu phải có từ 03 m2 trở
lên;
11
d) Có văn bản giới thiệu, hợp đồng mua bán của các doanh nghiệp bán buôn sản
phẩm thuốc lá;
đ) Phù hợp với Quy hoạch hệ thống mạng lưới mua bán sản phẩm thuốc lá được
cấp có thẩm quyền phê duyệt.”
Xét về mặt bao quát chung, điều khoản và văn bản quy phạm pháp luật
được sử dụng ở đây là hoàn toàn đúng và có liên quan tới hành vi vi phạm pháp
luật của đối tượng. Tuy nhiên, nội dung của điều khoản áp dụng lại không thật
sự phù hợp với tính chất của hành vi. Hành vi vi phạm ở đây là kinh doanh bán
lẻ thuốc lá điếu mà không có giấy phép kinh doanh, trong khi Khoản 3, Điều 26
của Nghị định 67/2013/NĐ-CP lại quy định về Điều kiện cấp giấy phép bán lẻ
sản phẩm thuốc lá, quy định về các điều kiện để được cấp giấy phép bán lẻ thuốc
lá. Hành vi vi phạm được xác định là vi phạm khoản 3 Điều 26 khi hành vi đó vi
phạm về các điều kiện để được cấp giấy phép bán lẻ như không có địa điểm kinh
doanh cố định, địa chỉ rõ ràng, đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, trang thiết bị
theo quy định; diện tích điểm kinh doanh dành cho thuốc lá tối thiểu không đủ
tiêu chuẩn từ 03 m2 trở lên; ….. Hơn nữa, việc áp dụng điều khoản này cũng
chưa thật sự chi tiết khi không nêu rõ là áp dụng điểm nào của Khoản 3, Điều
26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP trong khi khoản này có tới 5 điểm nhỏ.
Bên cạnh đó, Khoản 1, Điều 19 Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá số
09/2013/QH13 quy định rõ: “Kinh doanh thuốc lá là ngành nghề kinh doanh có
điều kiện. Tổ chức, cá nhân mua bán, chế biến, nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá;
sản xuất, mua bán, nhập khẩu thuốc lá phải có giấy phép do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cấp”. Hành vi kinh doanh bán lẻ thuốc lá điếu mà không có giấy
phép kinh doanh vi phạm rõ ràng Khoản 1, Điều 19 Luật Phòng chống tác hại
của thuốc lá số 09/2013/QH13.
Như vậy, sử dụng Khoản 1, Điều 19 Luật Phòng chống tác hại của thuốc
lá số 09/2013/QH13 làm căn cứ pháp lý để xác định hành vi vi phạm là đầy đủ,
chi tiết và phù hợp hơn Khoản 3, Điều 26, Nghị định 67/2013/NĐ-CP về nội
dung và tính chất của hành vi.
12
- Đối với hành vi vi phạm thứ 3, việc sử dụng Nghị định số 43/2009/NĐ-CP
ngày 7/5/2009 của Chính phủ là phù hợp. Tuy nhiên Biên bản vi phạm hành
chính số 0037168/BB-VPHC ngày 26/12/2014 của Đội QLTT số 33 có kết luận
hành vi vi phạm của đối tượng như sau: Kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu
nhập lậu (số lượng 560 bao) vi phạm: số thứ tự 19, mục A Nghị định số
43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của Chính phủ (Nghị định sửa đổi bổ sung danh
mục hàng hóa dịch vụ cấm kinh doanh của Nghị định số 59/2006/NĐ-CP ngày
12/6/2006). số thứ tự 19, mục A Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009
của Chính phủ là hoàn toàn sai do Nghị định số 43/2009/NĐ-CP chỉ gồm 2 Điều
và không có số thứ tự 19, mục A. Cụ thể điều 1 Nghị định này nêu:
“Bổ sung số thứ tự 19 (thuốc lá điếu, xì gà và các dạng thuốc lá thành phẩm
khác nhập lậu) vào Mục A của Phụ lục I trong Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm
kinh doanh (ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm
2006 của Chính phủ), như sau:
STT
Tên hàng hóa, dịch vụ
Văn bản pháp
Cơ quan quản lý
luật hiện hành
ngành
A
Hàng hóa
….
………………..
19
Thuốc lá điếu, xì gà và các dạng Nghị định này
……………
…………..
Bộ Công Thương
thuốc lá thành phẩm khác nhập lậu
Như vậy, việc kết luận hành vi vi phạm hành chính phải ghi như sau thì
đúng với văn bản quy phạm pháp luật:
“Kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu (số lượng 560 bao) vi
phạm: Điều 1, Nghị định số 43/2009/NĐ-CP ngày 07 tháng 5 năm 2009 của
Chính phủ (Nghị định sửa đổi bổ sung danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh
doanh của Nghị định 59/2006/NĐ-CP ngày 12 tháng 6 năm 2006 hướng dẫn thi
hành Luật Thương mại về hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh, hạn chế kinh
doanh và kinh doanh có điều kiện)”.
13
e, Hành động ập vào kho tại số 85/69 Tân Xuân, Xuân Đỉnh, Bắc Từ Liêm,
Hà Nội là có đúng quy định của pháp luật về quy trình kiểm tra việc chấp
hành pháp luật và khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính của lực lượng quản lý thị trường?
Điều 129 Luật xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20 tháng
6 năm 2012 nêu rõ những quy định chung về việc thực hiện khám nơi cất giấu
tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Cụ thể:
“Điều 129. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
1. Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính chỉ được tiến
hành khi có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính.
2. Những người được quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này có quyền
quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; trong
trường hợp nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là chỗ ở thì đề
nghị Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định.
3. Khi khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải có mặt
người chủ nơi bị khám hoặc người thành niên trong gia đình họ và người chứng
kiến. Trong trường hợp người chủ nơi bị khám, người thành niên trong gia đình
họ vắng mặt mà việc khám không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền
và 02 người chứng kiến.
4. Không được khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính vào
ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp hoặc việc khám đang được thực hiện mà chưa
kết thúc nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
5. Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản. Quyết định và biên bản
khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính phải được giao cho
người chủ nơi bị khám 01 bản.”
14
Trong tình huống trên, qua quá trình thu thập thông tin và theo báo cáo
của trinh sát viên Đội CSPCTP về môi trường, lực lượng chức năng có đủ căn
cứ để chứng minh được rằng nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm
hành chính. Như vậy, việc thực hiện khám kho là cần thiết để ngăn chặn kịp thời
hành vi vi phạm. Trong khi khám, chủ kinh doanh không có mặt tại kho, cũng
không có người thành niên trong gia đình họ chứng kiến; việc có mặt của 02
nhân viên làm người chứng kiến, 01 cán bộ UBND phường Xuân Đỉnh làm đại
diện chính quyền, thành phần Công an Quận Bắc Từ Liêm và kiểm soát viên
Đội QLTT số 33 đã làm cho việc thực hiện khám kho trở nên hợp pháp. Tuy
nhiên điểm mấu chốt là ấn chỉ của lực lượng QLTT được sử dụng ở đây. Luật xử
lý VPHC quy định rõ “Mọi trường hợp khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính phải có quyết định bằng văn bản và phải lập biên bản”, điều
này khẳng định việc khám kho của Đội QLTT số 33 trong trường hợp này là
không đúng với quy định của pháp luật khi tiến hành khám mà không có quyết
định Khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính do Đội trưởng
Đội QLTT số 33 ký. May mắn là chủ kinh doanh không khiếu nại về việc thực
hiện hoạt động khám nơi cất giữ tang vật trái pháp luật này của Đội QLTT số
33. Như vậy, trách nhiệm để xảy ra sai sót trong quá trình thực thi pháp luật này
thuộc về Đội trưởng Đội QLTT số 33 và trinh sát viên Đội CSPCTP về môi
trường đề xuất khám kho cất giữ tang vật vi phạm là thuốc lá ngoại nhập lậu.
3. Nguyên nhân và hậu quả
a, Nguyên nhân
Xảy ra vụ việc kể trên và các vấn đề nảy sinh trong quá trình giải quyết vụ
việc là do một số các nguyên nhân chủ yếu sau:
- Sự thiếu ý thức trong việc chấp hành pháp luật của chủ kinh doanh. Chủ kinh
doanh mặc dù biết là khi kinh doanh một loại mặt hàng nào đó đều phải đăng ký
kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng lại không thực hiện hoạt
động đó. Thêm vào đó, kinh doanh mặt hàng thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có
điều kiện,
15
- Sự thiếu hiểu biết, hiểu chưa trọn vẹn vấn đề của người kiểm soát viên thị
trường. Việc áp dụng chưa đúng và chưa chuẩn xác văn bản quy phạm pháp luật
xuất phát từ việc nghiên cứu chưa kỹ văn bản cần áp dụng, không cẩn thận trong
việc trích dẫn văn bản. Chính điều này làm giảm tính pháp lý của các ấn chỉ của
lực lượng QLTT, đặc biệt trong trường hợp này là Biên bản VPHC.
- Sự thiếu trách nhiệm và không nắm vững quy trình nghiệp vụ của người đứng
đầu; trách nhiệm của trinh sát viên trong việc điều tra thu thập thông tin về hoạt
động của đối tượng tình nghi.
b, Hậu quả
- Gây ra thiệt hại về kinh tế cho cả cơ quan nhà nước và người vi phạm pháp
luật;
- Uy tín của cơ quan nhà nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng, giảm sút lòng tin của
người dân vào chính quyền và pháp luật của nhà nước;
- Tính nghiêm minh của pháp chế xã hội chủ nghĩa bị ảnh hưởng;
- Biểu hiện ra ngoài sự yếu kém trong dịch vụ công;
4. Xây dựng phương án và lựa chọn phương án giải quyết tình huống
a, Phương án 1
- Xây dựng đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với đối tượng nên trên. Cụ thể:
1. Phạt tiền: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng) với hành vi hoạt
động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định; Áp
dụng Khoản 2, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
2. Phạt tiền: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng) với hành vi kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (thuốc lá) mà không có giấy phép
kinh doanh hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định; Áp dụng: Điểm
a, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
16
3. Phạt tiền: 25.000.000 đồng (Hai mươi lăm triệu đồng) đối với hành vi
vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 560 bao;
Áp dụng: Điểm g, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương
mại.
Tổng mức phạt tiền: 55.000.000 đồng (Năm mươi lăm triệu đồng)
- Thẩm quyền ra Quyết định xử phạt thuộc Chi cục Quản lý thị trường. Do vậy,
tổ công tác cần hoàn thiện hồ sơ, chuyển Chi cục QLTT Hà Nội ra Quyết định
xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền.
b, Phương án 2
- Xây dựng đề xuất xử lý vi phạm hành chính đối với đối tượng nên trên. Cụ thể:
* Hình thức xử phạt chính:
1. Phạt tiền: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng) với hành vi hoạt
động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận kinh doanh theo quy định; Áp
dụng Khoản 2, Khoản 4 Điều 6 Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của
Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
2. Phạt tiền: 15.000.000 đồng (Mười lăm triệu đồng) với hành vi kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh (thuốc lá) mà không có giấy phép
kinh doanh hàng hóa dịch vụ hạn chế kinh doanh theo quy định; Áp dụng: Điểm
a, Khoản 4, Điều 7 Nghị định số 185/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
3. Phạt tiền: 25.000.000 đồng (Hai mươi lăm triệu đồng) đối với hành vi
vi phạm về kinh doanh hàng cấm là thuốc lá điếu nhập lậu có số lượng 560 bao;
Áp dụng: Điểm g, Khoản 1, Điều 25 Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày
15/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực thương
mại.
Tổng mức phạt tiền: 55.000.000 đồng (Năm mươi lăm triệu đồng)
17
* Hình thức phạt bổ sung:
Tịch thu toàn bộ số hàng hóa nhập lậu theo Biên bản tạm giữ số
0032271/BB-TGTV ngày 21/12/2014 của Đội QLTT số 33. Áp dụng Điểm a,
Khoản 3, Điều 25 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 của Chính phủ
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại.
- Hoàn thiện hồ sơ chuyển Chi cục QLTT Hà Nội ra Quyết định xử phạt VPHC
theo thẩm quyền.
- Sau khi Chi cục QLTT ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với đối
tượng nêu trên, Tổ công tác thuộc Đội QLTT số 33 tiến hành Chuyển giao lại số
hàng hóa tịch thu cho Phòng Nghiệp vụ tổng hợp Chi cục QLTT Hà Nội để tiến
hành tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
c, So sánh các phương án
Cả 2 phương án đều có tính khả thi, áp dụng đúng các quy định của pháp
luật trong việc xử lý vi phạm hành chính. Tuy nhiên, Phương án 1 đúng nhưng
chưa thật đầy đủ, phương án này mới chỉ sử dụng phạt hành chính mà không có
hình thức phạt bổ sung đối với mặt hàng cần tịch thu và tiêu hủy là thuốc lá.
Phương án 2 đầy đủ, chính xác và đáp ứng được nhiều yêu cầu về mục
tiêu xử lý hơn phương án 1 về trình tự và các hình thức xử phạt để ngăn chặn
triệt để hành vi vi phạm.
Do vậy, sử dụng phương án 2 là đúng và hợp lý hơn cả so với phương án 1.
5. Xây dựng kế hoạch tổ chức thực hiện phương án
TT Nội dung công việc
1
Tìm hiểu các văn bản
liên quan
Thời
gian
thực
hiện
½ ngày
18
Tổ chức, cá
nhân tham
gia
Địa điểm
thực hiện
Tổ công tác
Trụ sở Đội
QLTT 33
Ghi
chú
2
Rà soát lại toàn bộ quá
trình kiểm tra, lập biên
bản để tìm ra sai sót
(nếu có) báo cáo giải
trình với Ban Chỉ huy
Đội QLTT 33.
3
4
5
6
7
8
Tổ công tác,
Ban Chỉ huy
Đội
Trụ sở Đội
QLTT 33
Hoàn thiện hồ sơ chuyển ½ ngày
Chi cục QLTT Hà Nội
ra Quyết định xử phạt
VPHC theo thẩm quyền
Tổ công tác,
Ban Chỉ huy
Đội, Chi cục
QLTT Hà Nội
Ban hành Quyết định xử ½ ngày
phạt vi phạm hành
chính.
Ban hành Quyết định xử ½ ngày
phạt VPHC
Chi cục
QLTT Hà Nội
Tống đạt Quyết định xử ½ ngày
phạt vi phạm hành chính
cho đương sự theo đúng
quy định của pháp luật.
½ ngày
Nộp tiền phạt
Tổ công tác,
Ông Lê Mạnh
Hợp
Trụ sở Đội
QLTT 33,
Trụ sở Chi
cục QLTT
Hà Nội
Trụ sở Chi
cục QLTT
Hà Nội
Trụ sở Chi
cục QLTT
Hà Nội
Địa điểm
kinh doanh
cửa hàng
thuốc lá điếu
Kho bạc
Nhà nước
Trụ sở Đội
QLTT 33
½ ngày
Chuyển Biên lai nộp tiền ½ ngày
phạt
Tiến hành lập Biên bản 1 ngày
Tịch thu tang vật,
phương tiện vi phạm
hành chính, cụ thể ở đây
là số thuốc lá nhập lậu
10 Chuyển giao số hàng
1 ngày
hóa là thuốc lá điếu nhập
lậu cho kiểm soát viên
9
Chi cục
QLTT Hà Nội
Ông Lê Mạnh
Hợp
Ông Lê Mạnh
Hợp , Đội
QLTT 33
Tổ công tác,
Trụ sở Đội
chủ số hàng
QLTT số 33
lậu
Tổ công tác,
kiểm soát
viên Phòng
19
Kho chứa
hàng tiêu
hủy Chi cục
phụ trách của Phòng
nghiệp vụ Tổng hợp –
Chi cục QLTT Hà Nội
Nghiệp vụ
QLTT Hà
tổng hợp Chi Nội
cục QLTT Hà
Nội
20
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trong nhiều năm qua, thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều đã
nhận ra được tác hại vô cùng lớn của thuốc lá tới đời sống của người dân, đặc
biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trẻ nhỏ, gây ra sự suy giảm
chất lượng giống nòi. Vì vậy chính phủ các nước đã và đang tích cực đấu tranh
chống lại sự phát tán của loại chất kích thích độc hại này tới đời sống của người
dân thông qua các hoạt động tuyên truyền, xử lý nghiêm minh hơn nữa các hoạt
động buôn bán trái phép thuốc lá.
Lực lượng Quản lý thị trường được Chính phủ giao cho nhiệm vụ quản lý
hoạt động thương mại đối với mặt hàng này. Trong quá trình quản lý, lực lượng
Quản lý thị trường đã thực hiện tương đối tốt chức năng nhiệm vụ của mình
trong việc đảm bảo hoạt động thương mại diễn ra đúng quy trình và đúng pháp
luật, thường xuyên rà soát, phát hiện và xử lý các vụ việc liên quan tới việc buôn
lậu thuốc lá điếu ngoại. Tuy nhiên trong quá trình thi hành pháp luật cũng gặp
không ít khó khăn xuất phát từ chủ quan nội bộ nhân lực cũng như từ những tác
nhân khách quan bên ngoài. Vì vậy để khắc phục những tồn tại cũng như phát
huy những mặt tích cực, tôi xin có một số kiến nghị sau:
Thứ nhất, vấn đề quản lý, điều hành và kiểm soát từ nhiều phía sẽ là giải
pháp tốt, đảm bảo lâu dài và hiệu quả. Cụ thể, cần thường xuyên xây dựng các
kế hoạch về kiểm tra, kiểm soát thị trường để phát hiện và kịp thời ngăn chặn
các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lĩnh vực thương mại, kinh doanh
thuốc lá. Tăng cường hơn nữa sự phối hợp của các cơ quan chức năng như lực
lượng Cảnh sát môi trường, lực lượng Quản lý thị trường, Chính quyền địa
phương và sự phối hợp chặt chẽ của người dân. Thường xuyên tuyên truyền về
tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe con người tới đại bộ phận dân chúng để
người dân có nhận thức đầy đủ hơn về lợi và hại của thuốc lá.
Bên cạnh đó, cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần đẩy mạnh hoàn thiện
hệ thống pháp lý một cách dễ hiểu đối với cả cán bộ công chức và người dân, để
21
việc thực thi pháp luật được hiệu quả và nhận được sự đồng thuận của người
dân.
Cuối cùng, mỗi cán bộ công chức, đặc biệt là kiểm soát viên thị trường
cần luôn luôn có ý thức nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ của bản thân,
thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật mới có liên quan tới lĩnh vực được
giao quản lý. Luôn rèn luyện phẩm chất đạo đức, tư tưởng chính trị vững vàng
để việc thi hành pháp luật diễn ra công minh và tuân thủ mọi quy định của pháp
luật. Có như vậy mới nhận được sự tôn trọng và ủng hộ của người dân, góp phần
vào công cuộc xây dựng nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Trên đây là một số ý kiến phân tích của cá nhân tôi về một vụ việc vụ thể
liên quan tới ngành, lĩnh vực công tác; cũng như các kiến nghị để giúp cho việc
thực thi pháp luật được diễn ra thuận lợi và không gây bức xúc trong lòng dân.
Trong quá trình nghiên cứu và phân tích không tránh khỏi những thiếu sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy cô để bài tiểu luận được đầy đủ và sâu sát
hơn!
Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô!
22