TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRẦN THỊ THÚY VÂN
PHÂN TÍCH ĐỊN BẨY KINH DOANH
TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
CHUYÊN ĐỀ: XEMINAR
Long Xuyên, tháng 5
năm 2010
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
CHUN ĐẾ: XEMINAR
PHÂN TÍCH ĐỊN BẨY KINH DOANH
TRONG CƠNG TY CỔ PHẦN XUẤT
NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG
Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Thúy Vân
Lớp: DH8TC. Mã số SV: DTC073548
Người hướng dẫn: NGÔ VĂN QUÍ
Long Xuyên, tháng 5
năm 2010
LỜI CẢM ƠN
Sinh viên thực hiện chuyên đề Xeminar “Phân tích địn bẩy kinh doanh trong
Cơng ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang” xin chân thành cảm ơn:
Thầy Ngơ Văn Q - Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình đóng góp ý kiến, giúp
khắc phục và hồn thiện dần bài chuyên đề Xeminar.
Những giáo viên chuyên môn khác, bạn bè.
Đặc biệt là gia đình và tất cả những ai ảnh hưởng đến kết quả bài chuyên đề này.
Tác giả xin tri ân.
MỤC LỤC
Chương 1: TỔNG QUAN.......................................................................................Trang 1
1.1 Cơ sở hình thành đề tài.........................................................................................Trang 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................Trang 1
1.3 Phương pháp nghiên cứu......................................................................................Trang 1
1.4 Phạm vi nghiên cứu..............................................................................................Trang 2
Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT.........................................................................Trang 3
2.1 Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp.........................................................Trang 3
2.2 Đòn bẩy kinh doanh........................................................................................... Trang 3
2.2.1 Khái niệm đòn bẩy và đòn bẩy kinh doanh..............................................Trang 3
2.2.2 Phân loại chi phí........................................................................................Trang 3
Chi phí khả biến............................................................................................Trang 3
Chi phí bất biến.............................................................................................Trang 4
Chi phí hỗn hợp............................................................................................Trang 4
Số dư đảm phí ..............................................................................................Trang 4
2.2.3 Phân tích điểm hịa vốn..............................................................................Trang 4
Khái niệm.....................................................................................................Trang 4
Điểm hịa vốn theo sản lượng.......................................................................Trang 4
Điểm hòa vốn theo doanh thu......................................................................Trang 5
Phân tích hịa vốn bằng biểu đồ...................................................................Trang 6
Tác dụng của phân tích hịa vốn..................................................................Trang 6
2.2.4 Độ nghiêng địn bẩy kinh doanh..............................................................Trang 6
2.2.5 Yếu tố tác động đòn bẩy kinh doanh.......................................................Trang 7
2.2.6 Vai trò và ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp............Trang 8
Chương 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦNN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH CO)................................................Trang 9
3.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty....................................................Trang 9
3.2 Cơ cấu tổ chức và bộ máy quản lý của công ty.................................................Trang 14
3.2.1 Sơ đồ tổ chức...........................................................................................Trang 14
3.2.2 Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty........................................................Trang 15
3.3 Những thuận lợi và khó khăn............................................................................Trang 15
3.3.1 Thuận lợi.................................................................................................Trang 15
3.3.2 Khó khăn.................................................................................................Trang 15
3.4 Mục tiêu chung của cơng ty: “Agifish quyết tâm trong năm 2010”................Trang 16
Chương 4: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA ĐÒN BẨY KINH DOANH ĐẾN
KHẢ NĂNG SINH LỜI VÀ RỦI RO..................................................................Trang 18
4.1 Phân loại chi phí...............................................................................................Trang 18
4.2 Xác định điểm hòa vốn....................................................................................Trang 20
4.3
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh......................................................................Trang 21
4.4 Đánh giá tác động của đòn bẩy kinh doanh đối với công ty............................Trang 23
4.5
Giải pháp..........................................................................................................Trang 23
Chương 5: KIẾN NGHỊ VÀ KẾT LUẬN..........................................................Trang 25
5.1 Kiến nghị............................................................................................................Trang 25
5.2 Kết luận...............................................................................................................Trang 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................Trang 27
DANH MỤC BẢNG
Bảng 4.1: Phân loại chi phí...................................................................................Trang 18
Bảng 4.2: Bảng kết cấu tổng chi phí.....................................................................Trang 19
Bảng 4.3: Bảng phân tích hịa vốn........................................................................Trang 20
Bảng 4.4: Bảng phân tích độ nghiêng địn bẩy kinh doanh..................................Trang 22
Bảng 4.5: Bảng phân tích doanh thu hòa vốn kế hoạch năm 2010......................Trang 23
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1: Thể hiện tỷ trọng chi phí năm 2008 – 2009.....................................Trang 20
Biểu đồ 4.2: Thể hiện doanh thu và doanh thu hòa vốn 2 năm 2008–2009.........Trang 21
Biểu đồ 4.3: Thể hiện độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh........................................Trang 22
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Chương 1:
TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở hình thành đề tài
Trong điều kiện tồn cầu hố và khu vực hố của đời sống kinh tế thế giới hướng
tới thế kỷ XXI, không một quốc gia nào phát triển nền kinh tế của mình mà khơng tham
gia vào q trình hội nhập quốc tế và khu vực. Điều đó khơng loại trừ đối với Việt Nam
đặc biệt là trong sự nghiệp cơng nghiệp hố và hiện đại hoá đất nước hiện nay. Nghị
quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ IX, X tiếp tục khẳng định đường lối đổi
mới và mở cửa nền kinh tế, thực hiện chiến lược cơng nghiệp hố hiện đại hoá hướng
mạnh vào xuất khẩu.
Ngành kinh tế thủy sản Việt Nam đang trên đà phát triển. Từ đầu năm 2009 cho
đến hết tháng 6/2009 hoạt động xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp nhiều rất khó khăn.
Đến tháng 7/2009, các chủ trương kích cầu của Chính phủ bắt đầu phát huy tác dụng,
ngành nông lâm thủy sản thông qua nhiều hướng đi mới để khắc phục, tình hình xuất
khẩu thủy sản có chuyển biến tích cực. Cụ thể chỉ số EPS của một số công ty Cổ phần
Xuất nhập Thủy sản như sau: Cửu Long: 5,393; Bến Tre: 7,854; An Giang: 1,423;….
Việc hoạt động đạt hay kém hiệu quả của một doanh nghiệp luôn đi liền với một
mức rủi ro nhất định. Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng
suất kinh doanh, phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và chi phí cố
định. Tuy nhiên, gắn với một rủi ro cao hơn thì tỷ suất sinh lợi cũng sẽ lớn hơn. Ta có thể
đánh giá được mức độ rủi ro mà một doanh nghiệp có thể gặp phải thơng qua tác động
của các chỉ số đòn bẩy kinh doanh. Đòn bẩy kinh doanh cao nhất khi cơng ty có tỷ lệ
chi phí hoạt động cố định so với chi phí hoạt động biến đổi cao. Điều này có nghĩa là
cơng ty đang sử dụng nhiều tài sản cố định hơn trong hoạt động của mình. Ngược
lại, địn bẩy kinh doanh thấp nhất khi cơng ty có tỷ lệ chi phí hoạt động cố định so
với chi phí hoạt động biến đổi là thấp. Qua đó, ta có thể nhận thấy sự ảnh hưởng của
rủi ro và tác động của đòn bẩy kinh doanh trong vai trò làm gia tăng sự ảnh hưởng đến
suất sinh lợi của doanh nghiệp.
Liệu Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy Sản An Giang có sử dụng đúng địn
bẩy kinh doanh chưa? Từ đó, ta có thể phân tích địn bẩy kinh doanh của cơng ty để điều
chỉnh các yếu tố liên quan sao cho phù hợp với suất sinh lợi và thái độ chấp nhận rủi ro
của công ty, để tối thiểu hóa mức độ rủi ro mà vẫn duy trì suất sinh lợi cao để mang lại
hiệu quả bền vững cho cơng ty. Đó là lý do tơi chọn đề tài: “ Phân tích địn bẩy kinh
doanh trong Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích điểm hịa vốn theo doanh thu
Phân tích độ nghiêng của địn bẩy kinh doanh
Đề ra giải pháp gia tăng lợi nhuận và hạn chế rủi ro cho công ty.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu và dữ liệu từ phòng kế tốn thơng qua bảng cân
đối kế tốn, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh.
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 1
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: phân loại, tính tốn số liệu để tìm ra các
chỉ tiêu giải quyết vấn đề. Sau đó phân tích, lý luận, tổng hợp thông tin để đưa ra giải
pháp và kiến nghị.
1.4 Phạm vi nghiên cứu
Chuyên đề được thực hiện tại Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản An
Giang ( AGIFISH Co).
Hoạt động cơng ty có rất nhiều lĩnh vực nên ảnh hưởng đến lợi nhuận và rủi ro
cũng có rất nhiều nhân tố. Ở đây chỉ xem xét tác động của đòn bẩy kinh doanh đến khả
năng sinh lợi và rủi ro.
Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của cơng ty trong vịng 2 năm 2008 2009.
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 2
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Chương 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1
Rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp
Khái niệm: Rủi ro kinh doanh là rủi ro gắn liền với sự bất ổn định của năng suất
kinh doanh. Rủi ro kinh doanh phụ thuộc chủ yếu vào sự phân bổ giữa chi phí biến đổi và
chi phí cố định.
Khi nói tới rủi ro kinh doanh là nói tới tính biến thiên của EBIT. Có nhiều
ngun nhân tác động tới sự thay đổi này như sự thay đổi về nhu cầu thị trường, về giá cả
đầu vào và giá cả đầu ra.
Rủi ro kinh doanh là một hàm số của nhiều yếu tố, gồm DOL của doanh nghiệp
và tính không chắc chắn của doanh thu. Để đo lường mức độ rủi ro kinh doanh, người ta
dùng cách tính độ nghiêng địn cân định phí DOL. Một doanh nghiệp có quy mơ chi phí
cố định trong kỳ lớn thì địn bẩy sẽ lớn, biến thiên lợi nhuận sẽ nhiều đồng thời rủi ro
cũng tăng và ngược lại.
Để hạn chế những rủi ro tiêu cực trong kinh doanh, cần phải mở rộng thị trường,
tiết kiệm chi phí, đổi mới cơng nghệ, đa dạng hóa sản phẩm…Đặc biệt, phải duy trì một
quy mô kinh doanh hợp lý theo nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường.
2.2
Đòn bẩy kinh doanh
2.2.1
Khái niệm đòn bẩy và đòn bẩy kinh doanh
Khái niệm đòn bẩy: Đòn bẩy được định nghĩa là việc doanh nghiệp sử dụng tài
sản và nợ có chi phí hoạt động cố định và chi phí tài chính cố định trong nỗ lực gia tăng
lợi nhuận tiềm năng cho các cổ đông.
Khái niệm đòn bẩy kinh doanh: Đòn bẩy kinh doanh ( đòn cân định phí hay địn
bẩy hoạt động ) nói lên mức tác động của định phí đối với kết quả sản xuất kinh doanh.
Địn cân định phí được xác định thơng qua chỉ tiêu độ nghiêng địn cân định phí.
2.2.2
Phân loại chi phí
Chi phí là biểu hiện bằng tiền những hao phí lao động sống và những lao động vật
hóa phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh hoặc là những phí tổn về nguồn lực, tài
sản cụ thể sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Tóm lại chi phí là những phí tổn
tài nguyên, vật chất, lao động và phải phát sinh gắn liền với mục đích sản xuất kinh
doanh. Chi phí gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh, được tài trợ từ vốn kinh
doanh.
Chi phí khả biến:
Biến phí (Variable cost) hay cịn gọi là chi phí biến động là những khoản chi phí
ln thay đổi trực tiếp theo doanh thu hoặc sản lượng sản xuất, tiêu thụ. Bao gồm các loại
như:
Giá vốn hàng bán ra (trong đơn vị thương nghiệp).
Mức tiêu hao ngun nhiên vật liệu trực tiếp.
Chi phí nhân cơng (theo chế độ khoán sản phẩm hay doanh thu).
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 3
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Hoa hồng bán hàng.
Các loại chi phí sản xuất, bán hàng khả biến khác…
Chi phí bất biến
Định phí (Fixed cost) hay cịn gọi là chi phí cố định (chi phí bất biến) là những
khoản chi phí có tính độc lập không thay đổi theo doanh thu hoặc thay đổi rất ít, không
đáng kể. Thuộc loại chi phí này gồm:
Khấu hao tài sản cố định (Khấu hao theo thời gian).
Tiền thuê mướn nhà cửa, cơng cụ, máy móc, trang thiết bị...
Các loại thuế cố định hàng năm như thuế môn bài, thuế nhà đất…
Chi phí quản lý hành chính.
Chi phí hỗn hợp
Chi phí hỗn hợp là chi phí mà thành phần của nó bao gồm cả yếu tố bất biến và yếu
tố khả biến. Ở mức độ hoạt động căn bản, chi phí hỗn hợp thường thể hiện các đặc điểm
của chi phí bất biến, ở mức độ hoạt động vượt quá mức căn bản nó thể hiện đặc điểm của
yếu tố khả biến. Sự pha trộn giữa phần bất biến và khả biến có thể theo những tỷ lệ nhất
định.
Ở đây chỉ phân tích trong ngắn hạn bởi vì trong dài hạn tất cả chi phí đều có thể biến đổi.
Qua thời gian, một doanh nghiệp có thể thay đổi quy mô các cơ sở vật chất và số nhân
viên điều hành để đáp ứng với các thay đổi trong doanh thu.
Số dư đảm phí
Số dư đảm phí (contribution margin) là chêch lệch giữa doanh thu và chi phí khả
biến. Số dư đảm phí được dùng để bù đắp chi phí bất biến, số dơi ra sau khi bù đắp chính
là lợi nhuận. Số dư đảm phí có thể tính cho tất cả loại sản phẩm, một loại sản phẩm và
một đơn vị sản phẩm.
2.2.3
Phân tích điểm hịa vốn
Khái niệm
Điểm hịa vốn là điểm mà tại đó doanh thu bằng tổng chi phí. Vì vậy, tại điểm này
hoạt động của doanh nghiệp không lời cũng không lỗ.
Điểm hòa vốn theo sản lượng
Để xác định điểm hòa vốn theo sản lượng, cần cho các hàm tổng doanh thu và tổng
chi phí hoạt động bằng nhau và giải phương trình để tìm sản lượng hịa vốn.
Phương trình doanh thu: S = P x Q
Phương trính chi phí: TC = F + (v x Q)
Trong đó:
S: Doanh thu
P: Đơn giá bán
Q: Sản lượng
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 4
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
F: Định phí
v: Biến phí trên một đơn vị sản phẩm
Cho tổng doanh thu và tổng chi phí bằng nhau và thay thế sản lượng hịa vốn Qo
cho Q, ta có: S = TC
P x Qo = F + (v x Qo)
Giải phương trình trên sẽ tìm được sản lượng hịa vốn Qo , ta có:
Qo
=
F
P-v
Chênh lệch giữa giá bán mỗi đơn vị và biến phí mỗi đơn vị (P – v) đôi khi được
gọi là lãi gộp mỗi đơn vị (Số dư đảm phí). Nó đo lường mỗi đơn vị sản lượng đóng góp
bao nhiêu để bù đắp cho các định phí chi ra. Vì vậy, ta có thể nói rằng sản lượng hịa vốn
được tính bằng cách lấy định phí chia cho lãi gộp mỗi đơn vị.
Điểm hịa vốn theo doanh thu
Điểm hòa vốn theo doanh số So được xác định bằng cơng thức sau:
So
=
1
F
_
V
S
Trong đó:
So : Doanh thu hịa vốn
V: Tổng biến phí
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 5
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Phân tích hịa vốn bằng biểu đồ
Tác dụng của phân tích hịa vốn
Đánh giá rủi ro của một doanh nghiệp hay rủi ro của một dự án đầu tư.
Lựa chọn những phương án sản xuất khác nhau.
Đánh giá khả năng tạo lãi của 1 phương án sản xuất sản phẩm mới.
Bằng nhiều giả thiết, cho phép dự kiến được lợi nhuận.
2.2.4
Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh
Khái niệm: Độ nghiêng đòn bẩy kinh doanh DOL của một doanh nghiệp là tác
động số nhân của việc sử dụng các chi phí hoạt động cố định. Độ nghiêng đòn bẩy kinh
doanh (DOL) có thể được tính như phần trăm thay đổi trong lãi trước thuế và lãi vay
(EBIT) do một phần trăm thay đổi cho sẵn trong doanh thu (sản lượng).
Phần trăm thay đổi trong EBIT
DOL tại X
=
Phần trăm thay đổi trong doanh thu
Ta có thể viết lại phương trình như sau:
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 6
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
EBIT
DOL tại X =
EBIT
Doanh thu
Doanh thu
Trong đó:
EBIT: Mức thay đổi của lãi trước thuế và lãi vay
EBIT: Lãi trước thuế và lãi vay
Doanh thu: Mức thay đổi của doanh thu
Một số cơng thức khác để tính DOL
Q x (P - v)
DOL tại X =
DOL tại X =
DOL tại X =
2.2.5
Q x ( P - v) - F
EBIT + F
EBIT
Q
Q - Qo
Yếu tố tác động đòn bẩy kinh doanh
Yếu tố tác động đến địn bẩy hoạt động có ý nghĩa quan trọng và quyết định nhất
chính là kết cấu chi phí.
Những cơng ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng nhỏ thì tỷ lệ số dư đảm phí lớn nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) nhiều hơn. Những cơng ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng lớn là những cơng ty
có mức đầu tư lớn, nếu gặp thuận lợi tốc độ phát triển nhanh. Ngược lại nếu gặp rủi ro
sản phẩm không tiêu thụ được, doanh thu giảm thì lợi nhuận giảm nhanh, sự phá sản diễn
ra nhanh chóng.
Những cơng ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ, chi phí khả biến chiếm tỷ
trọng lớn thì tỷ lệ số dư đảm phí nhỏ nên nếu tăng (giảm) doanh thu thì lợi nhuận tăng
(giảm) ít hơn. Những cơng ty có chi phí bất biến chiếm tỷ trọng nhỏ là những cơng ty có
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 7
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
mức đầu tư thấp vì vậy tốc độ phát triển chậm, nhưng nếu gặp rủi ro sản phẩm không tiêu
thụ được thì sự thiệt hại cũng sẽ thấp hơn.
Có thể hiểu theo cách khác, độ bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc
bán một sản phẩm tăng thêm đó chỉ làm gia tăng chi phí khả biến đơn vị nhỏ. Vì
hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng lên và
thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Trong khoảng thời gian kinh doanh thuận lợi, một địn bẩy hoạt động cao có
thể tạo thêm lợi ích cho cơng ty. Nhưng các cơng ty có các chi phí “cột chặt" trong
máy móc, nhà xưởng, nhà đất và hệ thống kênh phân phối sẽ không thể dễ dàng cắt
giảm chi phí khi muốn điểu chỉnh theo sự thay đổi trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền
kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi tự do”.
Rủi ro kinh doanh tùy thuộc một phần vào phạm vi định phí của cơng ty, định phí
của cơng ty càng cao thì rủi ro kinh doanh càng lớn. Nếu mức cầu sụt giảm, một công ty
với các biến phí có thể điều chỉnh dễ dàng, trong khi cơng ty với các định phí lớn sẽ mất
tiền.
2.2.6
Vai trị và ý nghĩa của đòn bẩy kinh doanh trong doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần, dòng tiền tự do và tỷ số giá trên thu nhập là các
phương pháp sử dụng thường gặp để đánh giá hoạt động của một công ty cũng như mức
độ rủi ro của nó. Một phương pháp đo lường khác khơng mấy nhận được sự quan tâm của
các nhà đầu tư đó là đòn bẩy hoạt động, thể hiện mối liên hệ giữa chi phí cố định và chi
phí biến đổi của cơng ty.
Trong những thời gian tốt, địn bẩy hoạt động có thể giúp công ty gia tăng tốc độ
tăng trưởng lợi nhuận. Nhưng trong những khoảng thời gian xấu, nó lại có thể tạo ra một
sự sụp giảm lợi nhuận nhanh hơn. Như vậy địn bẩy kinh doanh của cơng ty biến động
cũng có thể nói cho biết rất nhiều về triển vọng của cơng ty đó.
Một tỷ lệ địn bẩy kinh doanh cao có thể tạo ra được một lợi ích rất lớn cho
các cơng ty. Tỷ lệ địn bẩy kinh doanh cao có thể giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều
tiền hơn từ mỗi doanh số tăng thêm (doanh số biên tế) nếu việc bán một sản phẩm
tăng thêm đó khơng làm gia tăng chi phí sản xuất. Doanh nghiệp hồn tồn có khả
năng làm được điều này nếu như nó có thể lựa chọn, tài sản cố định như tài sản, nhà
xưởng và trang thiết bị cũng như số cơng nhân hiện hữu. Tức là nó có thể tạo ra
được tất cả sự tăng thêm này mà không cần sử dụng bất cứ một chi phí tăng thêm
nào. Vì hầu hết các chi phí đã là chi phí cố định. Do vậy, lợi nhuận biên tế được tăng
lên và thu nhập cũng tăng nhanh hơn.
Đòn bẩy hoạt động của một doanh nghiệp có thể nói cho nhà đầu tư biết nhiều
điều về doanh nghiệp đó cũng như hồ sơ rủi ro của nó. Mặc dù địn bẩy hoạt động
cao có thể tạo thêm lợi ích cho cơng ty. Các cơng ty có sử dụng địn bẩy kinh doanh
cao cũng được xem là có khả năng biến động lớn khi nền kinh tế có biến động và
cũng chịu ảnh hưởng mạnh theo chu kỳ kinh doanh. Và như đã nói ở trên, trong
những khoảng thời gian tốt đẹp, một đòn bẩy hoạt động cao có thể giúp tăng lợi
nhuận. Nhưng các cơng ty có các chi phí “cột chặt" trong máy móc, nhà xưởng, nhà
đất và hệ thống kênh phân phối sẽ khơng thể dễ dàng cắt giảm chi phí khi muốn
điểu chỉnh theo sự thay đổi
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 8
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
trong lượng cầu. Vì vậy, nếu nền kinh tế có sự sụt giảm mạnh, thu nhập có thể “rơi
tự do”. Đây là một rủi ro kinh doanh rất đáng để nhà đầu tư lưu tâm.
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 9
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Chương 3:
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP
KHẨU THỦY SẢN AN GIANG (AGIFISH CO)
3.1
Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công Ty Cổ Phần Xuất Nhập Khẩu Thủy
Sản An Giang (AGIFISH Co) được thành lập từ
việc cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là Cơng
ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang theo Quyết
định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ký
ngày 28 tháng 06 năm 2001, được tổ chức và hoạt
động theo Luật Doanh nghiệp do Quốc hội Nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua
ngày 29 tháng 11 năm 2005.
Ngày 01/09/2001, Cơng ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty cổ
phần theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 5203000009 lần đầu ngày 10 tháng 08
năm 2001, đăng kí thay đổi lần 17 giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 1600583588
ngày 12 tháng 01 năm 2010 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh An Giang cấp.
Ngày 01/09/2001, Cơng ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Cơng ty cổ
phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam ngày
8/3/2002.
Năm 2000, Công ty Agifish được Nhà nước tặng danh hiệu "Anh Hùng Lao
Động" và đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu của Việt Nam trong
ngành thủy sản
Công ty Agifish là thành viên của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt
Nam (VASEP) và Phịng cơng nghiệp thương mại Việt Nam (VCCI)
Agifish áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ quá trình sản
xuất: HACCP, ISO 9001:2000, Safe Quality Food 1000 (SQF 1000), Safe Quality Food
2000 (SQF 2000), British Retail Consortium (BRC), ISO 14000
Agifish được phép xuất khẩu sản phẩm thủy sản vào thị trường EU với 4 code:
DL07, DL08, DL09, DL360. Được cấp chứng chỉ HALAL để xuất khẩu sang cộng đồng
người Hồi giáo trong và ngoài nước
Trên thị trường trong nước sản phẩm Basa Agifish là "Hàng Việt Nam chất
lượng cao" liên tục từ năm 2002 đến 2009
Agifish là doanh nghiệp duy nhất trong ngành thủy sản được tặng danh hiệu
"Thương hiệu Việt Nam" (Vietnam Value)
Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh được cấp phép bao gồm:
Sản xuất, chế biến và mua bán thủy, hải sản đông lạnh, thực phẩm
Mua vật tư nguyên liệu , hóa chất phục vụ cho sản xuất (khơng mang tính độc
hại)
Mua bán đồ uống các loại
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 10
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Sản xuất và mua bán thuốc thú y, thủy sản
Sản xuất kinh doanh thức ăn gia súc, gia cầm, thủy sản
Lắp đặt hệ thống cơ điện, thơng gió, điều hịa cấp nhiệt
Lắp đặt hệ thống làm lạnh, kho lạnh, điều hòa trung tâm
Lắp đặt hệ thống bơm, ống nước, điều hòa khơng khí
Chế tạo thiết bị cho nghành chế biến thực phẩm, thủy sản
Nuôi thủy sản
Lắp đặt điện trong nhà
Lắp đặt ống cấp nước, thoát nước, bơm nước
San lấp mặt bằng
Xây dựng cơng trình dân dụng
Xây dựng cơng trình cơng nghiệp
Mua bán vật tư thiết bị cấp thoát nước trong nhà
Mua bán vật tư thiết bị, dụng cụ hệ thống điện
Kinh doanh bất động sản với quyền sở hữu hoặc đi thuê
Dịch vụ nhà đất
Sản xuất, chế biến và mua bán dầu Biodiesel từ mỡ cá
Đầu tư xây dựng nhà để bán hoặc cho thuê
Định hướng chiến lược và yêu cầu phát triển công ty trong 05 năm tới là:
Xây dựng đội ngủ cán bộ kế thừa
Đầu tư mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm
Mở rộng liên doanh liên kết
Xây dựng và quản bá thương hiệu để hội nhập kinh tế toàn cầu
Xây dựng tập đoàn Agifish hoạt động đa ngành nghề
Thời gian hoạt động Công ty là 50 năm kể từ ngày 10 tháng 08 năm 2001.
Lĩnh vực kinh doanh: Sản xuất - chế biến.
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 11
Phân tích địn bẩy kinh doanh trong Cơng ty
Cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
GVHD: Ngơ Văn Q
Trụ sở chính của Cơng ty được đặt tại số 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức,
Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Chi nhánh và xí nghiệp trực thuộc:
Cơng ty có các chi nhánh và các xí nghiệp trực thuộc như sau:
Xí nghiệp đơng lạnh số 7 đặt tại số 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức,
Thành Phố Long Xun, Tỉnh An Giang.
Xí nghiệp đơng lạnh số 8, đặt tại thị trấn An Châu, Huyện Châu Thành, Tỉnh An
Giang
Xí nghiệp đông lạnh số 9, đặt tại số 2222 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức,
Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Xí ngiệp chế biến thực phẩm AGF 360, đặt tại Phường Bình Đức, Thành Phố
Long Xun, Tỉnh An Giang.
Xí nghiệp dịch vụ thủy sản, đặt tại số 1234 Trần Hưng Đạo, Phường Bình Đức,
Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Chi nhánh tại TP.HCM đặt tại 38-40 đường Nguyễn Thái Bình, Quận I, Thành
Phố HCM.
Cơng ty liên kết:
Cơng ty có 1 công ty liên kết là : Công ty Cổ Phần đầu tư xây dựng Delta AGF.
Địa chỉ : số 18 Quốc lộ 91, Phường Mỹ Thạnh, Thành Phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang.
Cơ cấu thị trường xuất khẩu
Thị trường Tây Âu chiếm 33,30%
Thị trường Trung Đông chiếm 16,10%
Thị trường Nam Mỹ chiếm 5,12%
Thị trường Đông Âu & Nga chiếm 9,20%
Thị trường Hoa Kỳ chiếm 9,80%
Thị trường Australia chiếm 16,23%
Thị trường Châu Á chiếm 16,89%
SVTH: Trần Thị Thúy Vân
MSSV:DTC073548
Trang 12