Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP phát triển mê kông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.36 KB, 25 trang )

Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Ngân hàng đóng một vai trị hết sức quan trọng trong quá trình phát triển nền kinh tế, là một tổ
chức chuyên thực hiện chức năng tập trung số tiền nhằn rỗi trong xã hội để đem cho vay, một
trung gian tín dụng giữa người thừa vốn và người thiếu vốn.
Kinh tế An Giang nói chung và cá nhân, hộ gia đình nói riêng thì đa phần phát triển đời sống đều
dựa vào sản xuất, với mong muốn năng suất ngày càng tăng để tạo ra được nhiều lợi nhuận. Để
làm được điều này thì cần phải áp dụng cơ khí hóa vào sản xuất, cơng nghệ vào sản xuất cũng như
cần phải có nguồn vốn để đầu tư, mở rộng quy mơ. Thấy được tình hình thiếu vốn của nông dân,
các tiểu thương, doanh nghiệp nên ngân hàng phát triển Mê Kông, một ngân hàng mà hơn 15 năm
hoạt động trên địa bàn tỉnh An giang, cũng là ngân hàng đầu tiên có trụ sở chính ở An Giang, với
khẩu hiệu’’Phát triển tam nông – đồng hành cùng doanh nghiệp’, Mê Kông Bank một ngân hàng
chuyên tập trung vào các đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường khai thác phân khúc khách
hàng doanh nghiệp nhỏ và vừa, với các sản phẩm chủ lực mang thương hiệu MDB phù hợp với
nhu cầu và khả năng của từng đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau, một số sản phẩm tiêu
biểu như: Cho vay sản xuất nông nghiệp, Cho vay sản xuất – kinh doanh, Cho vay tiêu dùng, Cho
vay mua phương tiện (ô tô, mô tô), Cho vay kinh doanh chợ phố,… Từ sự đa dạng của các loại
hình sản phẩm cho vay của Mê Kơng Bank cùng với cách nhìn thiện chí của Mê Kơng Bank đối
với khách hàng đang cần vốn để đầu tư phát triển. Từ đó tổ chức đáng tin cậy này đã cho các
khách hàng cũng như là cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp vay với lãi suất thấp và thời gian hồn
vốn cũng thống để tạo điều kiện cũng như giúp cho khách hàng có cơ hội để phát triển, đời sống
ngày càng được cải thiện và nâng cao.
Mặc dù đã đạt nhiều thành tựu, hoạt động tín dụng của Ngân Hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn
và tồn tại. Để doanh số cho vay của ngân hàng ngày càng tăng, công tác thu nợ đạt hiệu quả hơn,
giảm thiểu rủi ro tín dụng, và lợi nhuận của ngân hàng ln đạt được như kế hoạch đã đề ra. Ngân
Hàng cần phải phân tích thực trạng hoạt động tín dụng và đánh giá hoạt động này. Chính từ lý do
quan trọng đó, Tơi chọn đề tài nghiên cứu ‘’Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng
thương mại cổ phần phát triển Mê Kông ‘’.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu


- Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn của ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông
giai đoạn (2007 – 2009).
- Xem xét những tồn tại trong cho vay ngắn hạn cũng như là nguyên nhân dẫn đến những tồn tại
này để từ đó có thể nắm vững hơn về hoạt động của ngân hàng mà có những đề xuất cũng như là
kiến nghị giúp cho hoạt động tín dụng ngắn hạn của ngân hàng ngày càng hiệu quả hơn.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu :
+ Thu thập số liệu thứ cấp tại phòng kế hoạch và nghiên cứu tổng hợp tại ngân hàng Mê Kông
+ Tham khảo từ những đề tài của khóa trước
+ Tìm hiểu thêm thơng tin qua sách báo, tạp chí, internet, các văn bản, quy chế, chế độ tín dụng.
- Phương pháp phân tích số liệu:
+ Phương pháp thống kê, tổng hợp
+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối, tương đối

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 1


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

1.4 Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Ngân hàng thương mại cổ phần phát triển Mê Kông
Phạm vi thời gian: Giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2009
Phạm vi nội dung: Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 2



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Khái niệm ngân hàng thương mại
Ngân hàng thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức
kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử dụng số vốn đó để cho vay, chiết
khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung ứng dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói
trên.
2.2 Tín dụng
2.2.1 Khái niệm tín dụng
Tín dụng được hiểu một cách đơn giản là một giao dịch giữa hai bên, trong đó một bên(trái chủ người cho vay) cấp tiền, hàng hóa, dịch vụ, chứng khoán…dựa vào lời hứa thanh toán lại trong
tương lai của bên kia là người đi vay(thụ trái – người đi vay).
2.2.2 Phân loại tín dụng
- Theo thời hạn
+Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn đến 12 tháng
+Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 12 tháng đến 60 tháng
+Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 60 tháng
- Theo phương thức: theo quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc
ngân hàng nhà nước Việt Nam ‘’Về việc ban hành quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng đối với
khách hàng’’ thì có các phương thức cho vay sau:
+ Cho vay theo món(từng lần)
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng
+ Cho vay theo dự án đầu tư
+ Cho vay trả góp
+ Cho vay qua việc phát hành và sử dụng thẻ
+ Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phịng
+ Cho vay hợp vốn
+ Cho vay theo hạn mức thấu chi
+ Cho vay theo phương thức khác

- Theo mục đích tín dụng
+ Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp
+Cho vay tiêu dùng cá nhân
+Cho vay bất động sản
+Cho vay nông nghiệp
+Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu
2.3 Một số vấn đề cơ bản về tín dụng tại ngân hàng TMCP phát triển Mê Kông (MDB).
2.3.1 Đối tượng khách hàng vay vốn tại MDB
Các Khách hàng vay vốn tại Ngân hàng là các tổ chức, cá nhân Việt nam và nước ngoài cư trú tại
các địa bàn mà ngân hàng được phép cho vay, có nhu cầu vay vốn, có khả năng trả nợ để thực hiện
các dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, phục vụ đời sống.
2.3.2 Điều kiện vay vốn tại MDB
Ngân hàng xem xét quyết định cho vay khi Khách hàng có đủ các điều kiện sau:
-Có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định
của pháp luật. Cụ thể:

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 3


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân Việt Nam:
- Tổ chức phải có năng lực pháp luật dân sự;
- Cá nhân, chủ doanh nghiệp tư nhân, đại diện hộ gia đình, đại diện tổ hợp tác phải có năng lực
pháp luật và năng lực hành vi dân sự.
+ Đối với khách hàng vay là pháp nhân và cá nhân nước ngoài: Pháp nhân và cá nhân đó phải có
năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật của nước mà pháp
nhân đó có quốc tịch hoặc cá nhân đó là cơng dân, nếu pháp luật nước ngồi đó được Bộ luật dân
sự của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các văn bản pháp luật khác của Việt Nam quy

định hoặc được điều ước quốc tế mà cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc tham gia
quy định.
-Khách hàng phải có mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp.
-Có khả năng tài chính đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết.
-Có dự án đầu tư, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khả thi và có hiệu quả; hoặc có dự án
đầu tư, phương án sản xuất kinh doanh, phục vụ đời sống khả thi và phù hợp với quy định của
pháp luật Việt Nam (ngoại trừ vay tiêu dùng hoặc vay thế chấp sổ tiền gởi).
-Đảm bảo các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước
và theo quy định của Ngân hàng MDB.
2.3.3 Phương thức cho vay được áp dụng tại MDB
Ngân hàng thỏa thuận với Khách hàng về phương thức cho vay phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn
vay, vòng quay vốn của Khách hàng, theo đó một trong các phương thức cho vay như sau:
- Cho vay trả góp: Là phương thức cho vay mà Ngân hàng và khách hàng xác định và thỏa thuận
số tiền lãi vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kỳ hạn trong thời hạn
cho vay. Phương thức cho vay này được áp dụng cho các trường hợp cho vay tiêu dùng, cho vay
sản xuất kinh doanh mà khách hàng vay có nguồn thu định kỳ, ổn định.
Cụ thể:
+ Trả góp mua xe
+ Trả góp trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
+ Trả góp mua sắm tư liệu tiêu dùng,sinh hoạt đối với cán bộ công nhân viên.
- Cho vay từng lần: Phương thức cho vay từng lần áp dụng cho các khoản vay có nhu cầu sử
dụng phục vụ các phương án kinh doanh, sản xuất, dịch vụ có thu nhập vào cuối chu kỳ hoạt động.
Cụ thể:
+ Sản xuất nông nghiệp
+ Sản xuất kinh doanh – dịch vụ
+ Thế chấp sổ tiền gửi
+ Cho vay doanh nghiệp
+ Đối tượng cho vay khác
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Ngân hàng và Khách hàng thỏa thuận một hạn mức tín dụng
duy trì trong một khoảng thời gian nhất định. Phương thức cho vay này áp dụng đối với Khách

hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định, có uy tín trong quan hệ tín
dụng với Ngân hàng.

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 4


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
- Các phương thức cho vay khác: Tùy theo tình hình thực tế, Ngân hàng cịn áp dụng các
phương thức cho vay sau: Cho vay theo dự án đầu tư. Cho vay theo hạn mức tín dụng dự phòng.
Cho vay hợp vốn. Cho vay theo hạn mức thấu chi. Các phương thức cho vay khác.
2.3.4 Quy trình xét duyệt cho vay tại MDB
Hình 2.3.4 Quy trình xét duyệt cho vay tại MDB
1a

Tư vấn viên:
+Tư vấn KH
+Tiếp nhận
nhu cầu vay
vốn KH

Khách
Hàng
1b

Thẩm
định:
+Hồ sơ
pháp lý

+Hồ sơ
kinh tế
-Lập tờ
trình

2

Giám
đốc
Phê
Duyệt

3b

3a
11

4

5
Khách
hàng

Cán bộ
tín dụng:
Lập hợp
đồng tín
dụng

8

Quản lý tín dụng:
Kiểm tra sau khi
cho vay
10
9

Khách
hàng

7

P.Kế
tốn:
Giải
ngân

6

Giải thích quy trình:
Khách hàng có nhu cầu vay vốn phải làm thủ tục đăng ký vay vốn, đăng ký vay vốn có thể thực
hiện ngay tại phịng tín dụng của ngân hàng hoặc đăng ký trực tiếp với cán bộ tín dụng phụ trách.
Sau khi nhận được phiếu đăng ký vay vốn của khách hàng, CBTD trực tiếp nhận hồ sơ và đi đến
nhà khách hàng tiến hành thẩm định. Nếu khách hàng hội đủ các điều kiện vay vốn, CBTD hướng
dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, trường hợp khách hàng khơng đủ điều kiện vay vốn, thì khơng
xử lý hồ sơ.
Sau khi hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, CBTD phụ trách lập tờ thẩm định ghi rõ những
đề xuất của mình về khách hàng vay, tiếp theo trình lên giám đốc.
Giám đốc tiếp nhận tờ trình thẩm định của cán bộ phụ trách, Giám đốc căn cứ vào tính khả thi của
phương án kinh doanh, số tiền cho vay, thời hạn hoàn trả của khách hàng, để ra quyết định ký
duyệt hay không ký duyệt.

CBTD lập hợp đồng tín dụng với khách hàng
CBTD gửi hợp đồng tín dụng lên phịng kế tốn, phịng kế tốn sau khi nhận được hồ sơ sẽ cắn cứ
vào các giấy đề nghị vay vốn cũng như số tiền mà khách hàng có nhu cầu vay, lập chứng từ chi
tiền theo mẫu in sẵn của bên cho vay quy định.

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 5


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
Tổ giải ngân căn cứ vào chứng từ, số tiền xin vay vốn đã có đủ chữ ký của hai bên ( đại diện ngân
hàng và bên có nhu cầu vay vốn) các thủ tục hợp lệ sau đó tổ giải ngân tiến hành phát tiền trực tiếp
cho hộ vay vốn.
Cán bộ tín dụng phụ trách quản lý tín dụng kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng.
Đến hạn hồn trả tín dụng khách hàng đem tiền đến phịng kế tốn để hồn trả.
Cán bộ phụ trách tín dụng gửi hợp đồng tín dụng cho giám đốc duyệt kết thúc hợp
đồng tín dụng.
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tín dụng
2.4.1 Các khái niệm liên quan
-Doanh số cho vay: là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng mà ngân hàng đã phát ra cho vay
trong một khoản thời gian nào đó, khơng kể món cho vay đó đã thu hòi về hay chưa. Doanh số cho
vay thường được xác định theo tháng, quý, năm.
-Doanh số thu nợ: là toàn bộ các món nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay của ngân
hàng kể cả năm nay và những năm trước đó.
-Dư nợ: là chỉ tiêu phản ánh tại một thời điểm xác định nào đó ngân hàng hiện còn cho vay bao
nhiêu,và đây cũng là khoản mà ngân hàng thu về.
-Nợ quá hạn: Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ đến hạn mà khách hàng khơng có khả năng trả nợ
cho Ngân Hàng và khơng có lý do chính đáng. Khi đó Ngân Hàng sẽ chuyển từ tài khoản dư nợ
sang tài khoản khác gọi là tài khoản nợ quá hạn.

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng
-Hệ số thu nợ
Hệ số thu nợ ngắn hạn = ( DSTN ngắn hạn / DSCV ngắn hạn ) x 100%
Chỉ tiêu đánh giá cơng tác thu nợ của Ngân Hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với
doanh số cho vay nhất định, Ngân Hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao
được đánh giá càng tốt.
- Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn trên dư nợ = ( NQH ngắn hạn / Tổng dư nợ ngắn hạn ) x 100%
Chỉ tiêu đo lường chất lượng nghiệp vụ tín dụng của Ngân Hàng. Ngân Hàng có chỉ số này càng
thấp cũng có ý nghĩa là chất lượng tín dụng của Ngân Hàng cao.

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 6


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN
MÊ KƠNG
3.1 Giới thiệu
3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ngân hàng
Tiền thân ngân hàng TMCP phát triển Mê Kơng (MDB) là trung tâm tín dụng Mỹ Xun được
thành lập năm 1989 theo quyết định của UBND thành phố Long Xuyên.
Năm 1992 Pháp lệnh ngân hàng và công ty tài chính ra đời, trong bối cảnh đó, Trung tâm tín dụng
Mỹ xun có đủ điều kiện để phát triển thành Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên với vốn
điều lệ 303 triệu đồng.
Ngày 16/9/2008 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam ban hành quyết định số 2037/QĐ – NHNN chính
thức chấp thuận cho Ngân Hàng TMCP nơng thơn Mỹ Xun chuyển đổi mơ hình hoạt động lên
Ngân hàng TMCP đô thị Mỹ Xuyên và là Ngân hàng duy nhất có trụ sở chính tại tỉnh An Giang.

Ngày 13/11/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước có Quyết định số 2588/QĐ-NHNN chấp thuận
việc đổi tên Ngân hàng thương mại cổ phần Mỹ Xuyên thành Ngân hàng TMCP Phát triển Mê
Kông với vốn điều lệ 1000 tỷ đồng.
Và ngày 01/01/2010 vừa qua, MXBank đã chính thức thay đổi Tên gọi và Logo mới, một thương
hiệu khá quen thuộc với khách hàng, người dân tại An Giang nói riêng và khu vực đồng bằng sơng
Cửu Long nói chung để khốc lên mình một ‘’thương hiệu mới’’ – Ngân hàng phát triển Mê Kông
– MDB trên cơ sở tiếp nối và phát huy hơn nữa những thành quả đạt được của MXBank trước đây.
Đó được xem là sự kiện quan trọng đánh dấu bước ‘’chuyển mình’’ tồn diện của MXBank, từ
diện mạo bên ngồi đến phong cách phục vụ, hướng đến mục tiêu trở thành ngân hàng thương mại
bán lẻ tiên phong trong lĩnh vực đầu tư phát triển Tam nông tại Việt Nam.
- Tên ngân hàng: NG Â N H À NG TH Ư Ơ NG MẠ I CỔ P HẦ N PH Á T TRI Ể N MÊ KÔNG
- Địa chỉ : 248 Trần Hưng Đạo, Phường Mỹ Xuyên, Thành phố Long Xuyên, Tỉnh An Giang, Việt
Nam.
- Điện thoại: +84-076. 3841706 | +84-076. 3843709
- Fax: +84-076.3841006
- E-mail:
- Website: www.mdb.com.vn
3.1.2 Lĩnh vực hoạt động
- Kinh doanh tiền tệ.
- Huy động vốn và cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
- Góp vốn mua cổ phần và thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng khác.
- Tiết kiệm có kỳ hạn, khơng kỳ hạn bằng VNĐ.
- Cho vay doanh nghiệp, sản xuất kinh doanh dịch vụ, cho vay sản xuất nông nghiệp, cho vay mua
xe ô tô, mô tô, cho vay tiêu dùng.
- Chuyển tiền nhanh.
- Chi trả kiều hối
- Bảo lãnh thanh toán.
- Dịch vụ ngân quỹ

3.2 Một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động


SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 7


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
3.2.1 Thuận lợi
- Ban lãnh đạo Mê Kơng Bank phản ứng nhanh chóng theo nhu cầu của thị trường, đa dạng hóa
phương thức cho vay, xây dựng cơ chế lãi suất phù hợp đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng.
- Mê Kông Bank thực hiện tốt việc đơn giản hóa thủ tục vay vốn, cơng tác thẩm định nhanh chóng,
giải ngân kịp thời, phong cách phục vụ chuyên nghiệp, ân cần tạo ấn tượng tốt đối với khách hàng.
- Các dịch vụ cho vay, huy động vốn, cũng như các dịch vụ khác của ngân hàng được phổ biến
rộng rãi, đặc biệt việc tiếp thị các dịch vụ cho vay đối với hộ nông dân được chú ý quan tâm đầu
tư mạnh.
- Bộ máy tổ chức gọn nhẹ góp phần hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân Hàng.
- Đội ngũ CBTD của Mê Kơng Bank có nhiều kinh nghiệm trong cơng tác thẩm định đối với các
hồ sơ cho vay SXNN, cũng như trong cơng tác thu hồi nợ.
3.2.2 Khó khăn
- Tiền thân Mê Kông Bank là từ một ngân hàng TMCP nông thôn rồi phát triển lên ngân hàng
TMCP đô thị vào tháng 09/2008 nên hiện nay Mê Kông Bank vẫn chưa xây dựng hệ thống xếp
hạng tín dụng nội bộ để đánh giá, phân loại khách hàng vay vốn, do vậy cơng tác quản lý tín dụng
chưa thật sự đạt hiệu quả cao.
- Nguồn vốn của ngân hàng còn hạn hẹp chưa đáp ứng được hết nhu cầu của khách hàng.
- Tình hình huy động vốn vẫn chưa đạt được như mong đợi.
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng qua 3 năm
Bảng 3.3: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của Mê Kông Bank
ĐVT: triệu đồng

Thu nhập

Chi phí
LN trước thuế

149.133
79.053
70.080

271.030
182.420
88.610

343.900
216.717
127.183

121.897
103.367
18.530

82
131
26

72.870
34.297
38.573

27
19
44


(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)

Hình 3.3 Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm của Mê Kông Bank
ĐVT: triệu đồng
SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 8


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng

350.000
300.000
250.000
Thu nhập
Chi phí
LN trước thuế

200.000
150.000
100.000
50.000
0

2007

2008

2009


Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm, ta thấy lợi nhuận của Mê Kông Bank qua 3
năm đều tăng, cụ thể là năm 2007 đạt lợi nhuận 70.080 triệu đồng, năm 2008 lợi nhuận là 88.610
triệu đồng tăng 18.530 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng so với năm 2007 là 26%.
Năm 2009 lợi nhuận đạt được là 127.183 triệu đồng tăng 38.573 triệu đồng so với năm 2008 tương
ứng với tốc độ tăng 44%.
Kết quả đạt được như trên là do: Ngân hàng đã có chiến lược kinh doanh phù hợp với từng thời
kỳ, từng giai đoạn, bên cạnh có sự chỉ đạo sáng suốt từ phía ban lãnh đạo ngân hàng, kết hợp với
đội ngũ nhân viên năng động, có nhiều kinh nghiệm, làm việc tích cực chất lượng, phấn đấu để đạt
được kết quả như kế hoạch đã đề ra từ đó góp phần dẫn đến thành công trên.
3.4 Định hướng và mục tiêu phát triển năm 2010
3.4.1 Định hướng
- Tiếp tục thực hiện phương châm ‘’phát triển tam nông, đồng hành cùng doanh nghiệp’’.
- Tiếp tục phát huy lợi thế về cung cấp tín dụng cho nơng nghiệp, nơng thơn, lĩnh vực sản xuất
kinh doanh, đồng thời từng bước mở rộng tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ với nhiều loại
hình sản phẩm, dịch vụ; Đẩy mạnh phát triển hoạt động dịch vụ.
- Tiếp tục hoàn thiện bộ máy hoạt động, nâng cao vai trò hoạt động quản lý điều hành ngân hàng.
3.4.2 Mục tiêu phát triển năm 2010
- Xây dựng và phát triển Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông trở thành Ngân hàng bán lẻ
chuyên nghiệp, từng bước hội nhập và thực hiện theo thông lệ quốc tế, đủ sức cạnh tranh với các
ngân hàng trong nước và khu vực; Phấn đấu đạt mức tăng trưởng cao phù hợp với lộ trình tăng
vốn điều lệ và tối thiểu hóa rủi ro nhằm đạt hiệu quả ngày càng cao trong hoạt động tín dụng.
- Theo kế hoạch, MDB sẽ phấn đấu tăng tốc phát triển mạng lưới điểm giao dịch trên cả nước
nâng tổng số điểm giao dịch trên toàn hệ thống lên 50 điểm đến cuối năm 2010.

CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NGÂN
HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG
SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 9



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng

QUA 3 NĂM (2007-2009)
4.1 Phân tích doanh số cho vay
4.1.1 Phân tích doanh số cho vay theo thời hạn của Mê Kông Bank
Bảng 4.1.1: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng

Ngắn
hạn
Trung
hạn &
Dài
hạn
Tổng

1.440.224

77

1.889.966

82

3.025.504

77


449.742

31

1.135.538

60

437.131

23

415.292

18

909.900

23

(21.839)

(5)

494.608

119

1.877.355 100 2.305.258 100 3.935.404 100


427.903

23

1.630.146

71

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)
Hình 4.1.1 Biểu đồ doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng
4.000.000
3.500.000
3.000.000
Ngắn hạn

2.500.000
2.000.000

Trung hạn & Dài hạn

1.500.000

Tổng

1.000.000
500.000
0
2007


2008

2009

Qua bảng trên cho thấy tình hình cho vay ngắn hạn qua 3 năm đạt được kết quả khá cao và tăng
mạnh qua các năm, đồng thời chiếm tỷ lệ phần trăm nhiều hơn trong tổng doanh số cho vay. Trong
năm 2007 vay ngắn hạn chiếm 77% trong tổng DSCV; năm 2008 ngắn hạn đạt 82%; năm 2009
ngắn hạn đạt 77%. Còn lại là cho vay trung & dài hạn.

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 10


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
Năm 2007 doanh số cho vay ngắn hạn 1.440.224 triệu đồng. Năm 2008 là 1.889.966 triệu đồng
tăng 449.742 triệu đồng so với năm 2007 tương đương 31%. Năm 2009 doanh số cho vay ngắn
hạn là 3.025.504 triệu đồng tăng 1.135.538 triệu đồng so với năm 2008, đạt tốc độ tăng trưởng
60%.
Nguyên nhân: Kết quả đạt được như trên một phần là do ngân hàng ngày càng mở rộng quy mơ
hoạt động, mạng lưới chi nhánh, phịng giao dịch phủ khắp địa bàn tỉnh An Giang và các tỉnh lân
cận, sản phẩm dịch vụ cho vay của ngân hàng đa dạng đáp ứng nhu cầu về vốn cho khách hàng với
những điều kiện vay vốn đơn giản nhanh chóng từ đó ngân hàng có nhiều khách hàng vay vốn hơn
và vay với số lượng nhiều hơn, lớn hơn. Mặt khác, năm 2009 Chính phủ thực hiện chính sách kích
cầu nhằm giúp nền kinh tế vượt qua khó khăn, trong đó việc hỗ trợ lãi suất cho vay 4%/năm đối
với các ngành ngề, từ đó dẫn đến doanh số cho vay trong năm tăng mạnh. Đồng thời sự gia tăng
doanh số cho vay ngắn hạn còn cho thấy được sự linh hoạt thích ứng theo thị trường của Ban lãnh
đạo ngân hàng, bên cạnh đó cũng phải kể đến yếu tố hiệu quả tích cực mang lại từ cơng tác tiếp thị
của đội ngũ nhân viên tiếp thị phòng dịch vụ khách hàng.
4.1.2 Phân tích doanh số cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank

Bảng 4.1.2: Doanh số cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009
Số tiền

NN-TS
TM-SXKD-DV
Tiêu dùng
Doanh nghiệp
Trả góp
Khác
NGẮN HẠN

820.694
386.644
191.084
24.065
697
17.040
1.440.224

834.995
553.079
374.188

71.582
4.569
51.553
1.889.966

866.280
942.539
973.980
206.428
5.067
31.210
3.025.504

%

Số tiền

%

14.302
166.434
183.104
47.517
3.872
34.513
449.742

2
43
96

197
555
203
31

31.285
389.460
599.792
134.846
498
(20.343)
1.135.538

4
70
160
188
11
(39)
60

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)

Hình 4.1.2 Biểu đồ doanh số cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 11



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng

1.000.000
900.000
800.000
700.000

NN-TS

600.000

TM-SXKD-DV

500.000

Tiêu dùng
Doanh nghiệp

400.000

Trả góp

300.000

Khác

200.000
100.000
2007


2008

2009

Nhìn chung, hầu hết các dịch vụ cho vay ngắn hạn đều tăng trưởng qua các năm. Đặc biệt là các
đối tượng sản phẩm cho vay Tiêu dùng, Doanh nghiệp và TM – SXKD – DV.
Doanh số cho vay ngắn hạn với mục đích tiêu dùng
Năm 2007 cho vay tiêu dùng đạt 191.084 triệu đồng, năm 2008 cho vay tiêu dùng đạt 374.188
triệu đồng tăng 183.104 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 96%. Năm 2009 cho
vay tiêu dùng đạt 973.980 triệu đồng tăng 599.792 triệu đồng so với năm 2008 đạt tốc độ tăng
trưởng 160%.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với lĩnh vực TM – SXKD – DV
Năm 2007 cho vay TM – SXKD – DV đạt 386.644 triệu đồng. Năm 2008 đạt 553.079 triệu đồng
tăng 166.434 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 43%. Năm 2009 cho vay TM –
SXKD – DV đạt 942.539 triệu đồng tăng 389.460 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng
là 70%.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp
Năm 2007 cho vay doanh nghiệp đạt 24.065 triệu đồng. năm 2008 đạt 71.582 triệu đồng tăng
47.517 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 197%. Năm 2008 cho vay doanh nghiệp
đạt 71.582 triệu đồng, năm 2009 cho vay doanh nghiệp đạt 206.428 triệu đồng tăng 134.846 triệu
đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng là 188%.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với ngành NN - TS
Năm 2007 cho vay NN – TS đạt 820.694 triệu đồng, năm 2008 cho vay NN – TS đạt 834.995 triệu
đồng tăng 14.302 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 2%.
Năm 2009 cho vay NN – TS đạt 866.280 triệu đồng tăng 31.285 triệu đồng so với năm 2008 đạt
tốc độ tăng trưởng 4%.

Doanh số cho vay ngắn hạn theo phương thức trả góp và khác
Từ bảng trên cho thấy hình thức cho vay trả góp tăng mạnh ở năm 2008 và tăng ổn định ở năm

2009. Năm 2007 doanh số cho vay trả góp đạt 697 triệu đồng, đến năm 2008 là 4.569 triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 12


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
tăng 3.872 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng khá cao 555%. Năm 2009 doanh số
cho vay trả góp 5.067 triệu đồng tăng 498 triệu đồng so với năm 2008 với tốc độ tăng trưởng 11%.
Song song với sự tăng trưởng đều đặn của các loại hình cho vay thì doanh số cho vay khác cũng
tăng nhưng sau đó lại giảm nhẹ. Năm 2007 doanh số cho vay khác 17.040 triệu đồng. Năm 2008
đạt 51.553 triệu đồng tăng 34.513 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 giảm còn ở mức 31.210
triệu đồng giảm 20.343 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ cho vay giảm 39% .
Nguyên nhân: Do tình hình kinh tế đô thị ngày càng phát triển, nhu cầu về vốn tăng lên, các
doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có nguồn vốn để đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng mặt bằng, nhà
xưởng mua thêm trang thiết bị, các hộ buôn bán cần lượng vốn để mua thêm hàng hóa, đầu tư sản
xuất kinh doanh, các nhà nơng có thêm tiền để mua máy cày, vật tư nông nghiệp, mua giống lúa,
giống vật nuôi, thức ăn gia súc phục vụ cho nhu cầu chăn nuôi, trồng trọt, các nhân viên, những
người có thu nhập ồn định muốn có điều kiện mua sắm thêm phương tiện vật dụng sinh hoạt trong
gia đình, cùng với các sản phẩm cho vay của Mê Kơng Bank đa dạng phù hợp với mục đích nhu
cầu của khách hàng từ đó dẫn đến doanh số cho vay ngắn hạn tăng lên.
4.2 Phân tích doanh số thu nợ
4.2.1 Phân tích doanh số thu nợ theo thời hạn của Mê Kông Bank
Bảng 4.2.1: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng

Ngắn
hạn
Trung

hạn &
Dài
hạn
Tổng

785.333

78

1.904.517

85

2.336.784

81

1.119.184

143

432.267

23

221.539

22

323.040


15

544.500

19

101.501

46

221.460

69

121

653.727

29

1.006.872 100 2.227.557 100 2.881.284 100 1.220.685

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)

Hình 4.2.1 Biểu đồ doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC


Trang 13


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

3.000.000
2.500.000
2.000.000

Ngắn hạn

1.500.000

Trung hạn & Dài hạn
Tổng

1.000.000
500.000
0
2007

2008

2009

Doanh số cho vay qua các năm đều tăng dẫn đến tình hình thu nợ cũng tăng lên. Năm 2007 doanh
số thu nợ ngắn hạn chiếm 78% trong tổng DSTN là 1.006.872 triệu đồng. Năm 2008 doanh số thu
nợ chiếm 85% trong tổng doanh số thu nợ là 2.227.557 triệu đồng. Năm 2009 doanh số thu nợ
ngắn hạn chiếm 81% trong tổng doanh số thu nợ là 2.881.284 triệu đồng. Chiếm tỷ trọng còn lại là
doanh số thu nợ trung & dài hạn.

Năm 2007 doanh số thu nợ ngắn hạn đạt 785.333 triệu đồng, năm 2008 doanh số thu nợ đạt
1.904.517 triệu đồng tăng 1.119.184 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 143%.
Năm 2009 doanh số thu nợ ngắn hạn là 2.336.784 triệu đồng tăng 432.267 triệu đồng đạt tốc độ
tăng trưởng 23%.
Nguyên nhân: Được như kết quả trên một phần là do sự chỉ đạo từ phía ban lãnh đạo ngân hàng,
cùng với sự quản lý tín dụng tích cực của nhân viên ngân hàng trong cơng tác thu hồi nợ, linh hoạt
trong thẫm định tình hình tài chính đối với khách hàng. Bên cạnh đó việc sử dụng vốn vay đúng
mục đích đã giúp khách hàng trả nợ đúng thời hạn như đã cam kết, hạn chế được nợ quá hạn.

4.2.2 Phân tích doanh số thu nợ ngắn hạn của Mê Kông Bank
Bảng 4.2.2: Doanh số thu nợ ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 14


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009

2008/2007
Số tiền


NN-TS
TM-SXKD-DV
Tiêu dùng
Doanh nghiệp
Trả góp
Khác
NGẮN HẠN

391.211
190.443
188.849
8.558
189
6.084
785.333

906.698
481.215
377.018
74.216
2.507
62.864
1.904.517

841.842
808.855
569.783
90.909
4.526
20.870

2.336.784

515.487
290.772
188.169
65.658
2.317
56.780
1.119.184

2009/2008
%

Số tiền

132 (64.855)
153 327.640
100 192.765
767
16.693
1.223
2.019
933 (41.994)
143 432.267

%

(7)
68
51

22
81
(67)
23

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)
Hình 4.2.2 Biểu đồ doanh số thu nợ ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: triệu đồng
1.000.000
900.000
800.000
700.000

NN-TS

600.000

TM-SXKD-DV

500.000

Tiêu dùng
Doanh nghiệp

400.000

Trả góp

300.000


Khác

200.000
100.000
2007

2008

2009

Nhìn chung đa phần thi tình hình thu nợ ngắn hạn đối với các loại sản phẩm đều tăng qua các năm.
Chỉ có NN-TS và hình thức khác thì giảm nhẹ ở năm 2009.
Doanh số thu nợ ngắn hạn với mục đích tiêu dùng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 15


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
Năm 2007 thu nợ tiêu dùng đạt 188.849 triệu đồng, năm 2008 thu nợ tiêu dùng đạt 377.018 triệu
đồng tăng 188.169 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 100%. Năm 2009 thu nợ tiêu
dùng đạt 569.783 triệu đồng tăng 192.765 triệu đồng so với năm 2008 đạt tốc độ tăng trưởng 51%.
Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực TM – SXKD – DV
Năm 2007 thu nợ TM – SXKD - DV đạt 190.443 triệu đồng. Năm 2008 đạt 481.215 triệu đồng
tăng 290.772 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 153%. Năm 2009 thu nợ TM –
SXKD - DV đạt 808.855 triệu đồng tăng 327.640 triệu đồng so với năm 2008, tốc độ tăng trưởng
là 68%.
Doanh số cho vay ngắn hạn đối với Doanh nghiệp
Năm 2007 thu nợ doanh nghiệp đạt 8.558 triệu đồng. Năm 2008 đạt 74.216 triệu đồng tăng

65.658 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng 767%.
Năm 2009 thu nợ doanh nghiệp đạt 90.909 triệu đồng tăng 16.693 triệu đồng so với năm 2008, tốc
độ tăng trưởng là 22%.
Doanh số thu nợ ngắn hạn đối với ngành NN - TS
Năm 2007 doanh số thu nợ NN – TS đạt 391.211 triệu đồng, năm 2008 thu nợ NN – TS đạt
906.698 triệu đồng tăng 515.487 triệu đồng so với năm 2007, tốc độ tăng trưởng là 132%. Năm
2009 thu nợ NN – TS đạt 841.842 triệu đồng giảm 64.855 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 7%.
Doanh số thu nợ ngắn hạn theo phương thức trả góp và khác
Từ bảng trên thấy được doanh số thu nợ ở hình thức trả góp tăng đều qua 3 năm nhưng tăng mạnh
ở năm 2008 và ổn định tăng ở năm 2009. Năm 2007 doanh số thu nợ trả góp đạt 189 triệu đồng,
đến năm 2008 là 2.507 triệu đồng tăng 2.317 triệu đồng so với năm 2007 đạt tốc độ tăng trưởng
vượt bậc 1.223%. Năm 2009 doanh số thu nợ trả góp 4.526 triệu đồng tăng 2.019 triệu đồng so với
năm 2008 với tốc độ tăng trưởng 81%. Song song với sự tăng trưởng đều đặn của các loại hình thu
nợ thi doanh số thu nợ khác cũng tăng nhưng sau đó lại giảm . Năm 2007 doanh số thu nợ khác
6.084 triệu đồng. Năm 2008 đạt 62.864 triệu đồng tăng 56.780 triệu đồng so với năm 2007. Năm
2009 giảm còn ở mức 20.870 triệu đồng giảm 41.994 triệu đồng, so với năm 2008 thu nợ giảm
67%.
Nguyên nhân: Trong 3 năm qua giá cả các mặt hàng tương đối ổn định, chi phí đầu vào tương đối
thấp cùng với doanh nghiệp và các hộ kinh doanh làm ăn tạo được nhiều lợi nhuận nên hoàn trả nợ
cho ngân hàng đúng hạn. Mặt khác, ngân hàng biết lựa chọn những khách hàng có uy tín, làm ăn
lâu năm với ngân hàng, cùng với đội ngũ CBTD của Mê Kơng Bank có nhiều kinh nghiệm, tích
cực trong công tác thu hồi nợ, linh hoạt trong thẩm định tình hình tài chính của khách hàng, xác
minh rõ các nguồn thu của khách hàng, vì thế cơng tác thu hồi nợ ln đạt hiệu quả.

4.3 Phân tích dư nợ cho vay
4.3.1 Phân tích dư nợ cho vay theo thời hạn của Mê Kông Bank
Bảng 4.3.1: Dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC


Trang 16


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
ĐVT: triệu đồng

Ngắn
hạn
Trung
hạn &
Dài
hạn
Tổng

886.130

70

871.579

65

1.560.298

65

(14.551)

(2)


688.719

79

378.783

30

471.035

35

836.435

35

92.252

24

365.400

78

1.264.913 100 1.342.614 100 2.396.733 100

77.701

7


1.054.119

79

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kông Bank)
Hình 4.3.1 Biểu đồ dư nợ cho vay theo thời hạn giai đoạn (2007-2009)
ĐVT: triệu đồng

2.500.000

2.000.000
Ngắn hạn

1.500.000

Trung hạn & Dài hạn
1.000.000

Tổng

500.000

0
2007

2008

2009

Từ bảng trên cho ta thấy dư nợ ngắn hạn năm 2007 chiếm 70% trong tổng 1.264.913 triệu đồng của

dư nợ cho vay. Năm 2008 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 65% trong tổng 1.342.614 triệu đồng
của dư nợ ngắn hạn. Năm 2009 tỷ trọng dư nợ ngắn hạn chiếm 65% trong tổng 2.396.733 triệu
đồng của dư nợ ngắn hạn. Còn lại là tỷ trọng dư nợ trung & dài hạn. Năm 2007 dư nợ ngắn hạn
đạt 886.130 triệu đồng, năm 2008 dư nợ ngắn hạn là 871.579 triệu đồng tăng 14.551 triệu đồng đạt
tốc độ tăng trưởng 2%. Năm 2009 dư nợ ngắn hạn là 1.560.298 triệu đồng tăng 688.719 triệu đồng
đạt tốc độ tăng trưởng 79%.

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 17


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
Nguyên nhân: Dư nợ ngắn hạn năm 2008 của Mê Kơng Bank khơng tăng, thậm chí cịn giảm một
phần là do công tác thu hồi nợ của CBTD ngân hàng phát huy hiệu quả tích cực, bên cạnh đó trong
năm 2008 nền kinh tế có nhiều biến động tiêu cực, lạm phát tăng cao nên NHNN thực hiện chính
sách thắt chặt tiền tệ, các ngành nghề SXKD rơi vào tình trạng sản xuất đình trệ, khơng tiêu thụ
được sản phẩm dẫn đến nhu cầu vay ít. Năm 2009 dư nợ tăng 79% so với năm 2008, nguyên nhân
là do doanh số cho vay ngắn hạn tăng dẫn đến dư nợ ngắn hạn tăng theo, mặt khác kinh tế 2009
tương đối ổn định, tình hình sản xuất kinh doanh của tiểu thương, doanh nghiệp gặp nhiều thuận
lợi, khách hàng mở rộng đầu tư quy mô sản xuất dẫn đến nhu cầu vốn vay của khách hàng tăng
chính điều này đã làm cho doanh số dư nợ ngắn hạn tăng mạnh.
4.3.2 Phân tích dư nợ cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank
Bảng 4.3.2: Dư nợ cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008


2009
Số tiền

NN-TS
TM-SXKD-DV
Tiêu dùng
Doanh nghiệp
Trả góp
Khác
NGẮN HẠN

605.899
233.570
17.068
15.507
514
13.571
886.130

534.197
305.434
14.238
12.873
2.576
2.260
871.579

558.635
439.118

418.436
128.392
3.117
12.600
1.560.298

%

(71.702)
71.864
(2.830)
(2.634)
2.062
(11.311)
(14.551)

(12)
31
(17)
(17)
401
(83)
(2)

Số tiền

%

24.438
5

133.684 44
404.197 2839
115.519 897
541
21
10.340 458
688.719 79

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)

Hình 4.3.2 Biểu đồ dư nợ cho vay ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 18


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng

700.000
600.000
500.000
NN-TS
TM-SXKD-DV

400.000

Tiêu dùng
300.000


Doanh nghiệp
Trả góp

200.000

Khác

100.000
2007

2008

2009

Khác với cho vay và thu nợ thì dư nợ ngắn hạn của Mê Kơng Bank trong 3 năm có những biến
động tăng, giảm qua từng năm.
Dư nợ ngắn hạn với mục đích tiêu dùng
Năm 2007 dư nợ tiêu dùng là 17.068 triệu đồng, năm 2008 dư nợ tiêu dùng đạt 14.238 triệu đồng
giảm 2.830 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ tiêu dùng là 418.436 triệu đồng tăng
404.197 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 2.839%
Dư nợ ngắn hạn đối với lĩnh vực TM – SXKD – DV
Năm 2007 dư nợ TM – SXKD - DV là 233.570 triệu đồng. Năm 2008 là 305.434 triệu đồng tăng
133.684 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ TM – SXKD - DV là 439.118 triệu đồng
tăng 327.640 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 44%.
Dư nợ ngắn hạn đối với Doanh nghiệp
Năm 2007 dư nợ doanh nghiệp là 15.507 triệu đồng. Năm 2008 là 12.873 triệu đồng giảm 2.634
triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ doanh nghiệp là 128.392 triệu đồng tăng 115.519
triệu đồng, so với năm 2008 tăng 897%.
Dư nợ ngắn hạn đối với ngành NN - TS

Năm 2007 dư nợ NN – TS là 605.899 triệu đồng, năm 2008 dư nợ NN – TS là 534.197 triệu đồng
giảm 71.702 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 dư nợ NN – TS là 558.635 triệu đồng tăng
24.438 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 5%.

Dư nợ ngắn hạn theo phương thức trả góp và khác
Từ bảng trên thấy được dư nợ ở hình thức trả góp tăng đều qua 3 năm nhưng tăng mạnh ở năm
2008 và ổn định tăng ở năm 2009. Năm 2007 dư nợ trả góp là 514 triệu đồng, đến năm 2008 là
2.576 triệu đồng tăng 2.062 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 401%. Năm 2009 dư nợ trả góp
3.117 triệu đồng tăng 541 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 21%. Song song với sự tăng trưởng
SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 19


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng
đều đặn của các loại hình thu nợ thì dư nợ cho vay khác cũng biến động tăng giảm qua 3 năm.
Năm 2007 dư nợ khác là 13.571 triệu đồng. Năm 2008 là 2.260 triệu đồng giảm 11.311 triệu đồng
so với năm 2007. Năm 2009 tăng ở mức 12.600 triệu đồng tăng 10.340 triệu đồng, so với năm
2008 tăng 458%.
Nguyên nhân: Dư nợ ngắn hạn trong lĩnh vực tiêu dùng, TM-SXKD-DV có xu hướng tăng
nguyên nhân là do ngân hàng phát triển thêm nhiều đối tượng cho vay, cải cách thủ tục vay vốn
theo hướng đơn giản hóa, đồng thời doanh số cho vay trong lĩnh vực này tăng mạnh qua các năm
cùng với công tác thu hồi nợ cũng tăng nhưng với tốc độ chậm hơn nên dẫn đến dư nợ tăng. Trong
năm 2008 chỉ có lĩnh vực trả góp là dư nợ nhiều nhất và tăng mạnh nhất nguyên nhân là do các
nhân viên của ngân hàng cùng với các cá nhân có thu nhập ồn định, có uy tín tốt với ngân hàng
vay vốn để mua trang thiết bị, phương tiện, vật dụng sinh hoạt trong nhà làm doanh số cho vay
tăng kéo theo dư nợ cũng tăng, một phần khách hàng chưa hoàn trả hết cho ngân hàng khoản vốn
mà mình đã vay nên dư nợ cho vay cũng tăng. Đối với NN-TS có xu hướng giảm nhẹ và ổn định
tương đối ở năm 2009 là do tốc độ tăng doanh số dư nợ ngắn hạn nông nghiệp tăng chậm hơn tốc
độ tăng trưởng doanh số dư nợ ngắn hạn của ngành khác.

4.4 Phân tích tình hình nợ q hạn ngắn hạn
Bảng 4.4: Nợ quá hạn ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu

2007

2008

2009
Số tiền

NN-TS
TM-SXKD-DV
Tiêu dùng
Doanh nghiệp
Trả góp
Cho vay khác
NGẮN HẠN

679
2.080
0
0
195
92
3.047

7.323
8.198

3.558
1.269
1.513
1.071
22.931

10.583
14.651
585
2.200
1.752
1
29.773

%

6.644
6.118
3.558
1.269
1.317
979
19.884

Số tiền

%

979
294


3.260
45
6.453
79
(2.972) (84)
931
73
675
240
16
1.060 (1.070) (100)
653
6.842
30

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kơng Bank)

Hình 4.4 Biểu đồ nợ q hạn ngắn hạn của Mê Kông Bank
ĐVT: Triệu đồng

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 20


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kơng

16000
14000

12000
NN-TS

10000

TM-SXKD-DV
Tiêu dùng

8000

Doanh nghiêp
6000

Trả góp
Khác

4000
2000
0
2007

2008

2009

Nhìn chung nợ q hạn qua 3 năm có sự biến động tăng, nhưng riêng ở mỗi loại hình thì tăng giảm
khơng ổn định. Năm 2007 nợ quá hạn là 3.047 triệu đồng , năm 2008 tăng lên 22.931 triệu đồng,
so với năm 2007 tăng 653%. Đến năm 2009 nợ quá hạn là 29.773 triệu đồng, tăng 6.842 triệu
đồng, so với năm 2008 tăng 30%.
Nợ quá hạn ngắn hạn với mục đích tiêu dùng

Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn tiêu dùng là 3.558 triệu đồng. Năm 2009 giảm xuống còn 585
triệu đồng, so với năm 2008 giảm 84%.
Nợ quá hạn ngắn hạn đối với lĩnh vực TM – SXKD – DV
Năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn lĩnh vực TM – SXKD - DV là 2.080 triệu đồng. Năm 2008 là
8.198 triệu đồng tăng 6.118 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 là 14.651 triệu đồng tăng
6.453 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 79%.
Nợ quá hạn ngắn hạn đối với Doanh nghiệp
Năm 2008 nợ quá hạn ngắn hạn đối với đơn vị Doanh nghiệp là 1.269 triệu đồng. Năm 2009 tăng
lên 2.200 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 74%.
Nợ quá hạn ngắn hạn đối với ngành NN - TS
Năm 2007 nợ quá hạn ngắn hạn lĩnh vực NN-TS là 679 triệu đồng. Năm 2008 là 7.323 triệu đồng
tăng 6.644 triệu đồng so với năm 2007. Năm 2009 là 10.583 triệu đồng tăng 3.260 triệu đồng, so
với năm 2008 tăng 45%.
Nợ quá hạn ngắn hạn theo phương thức trả góp và khác
Từ bảng trên thấy được nợ quá hạn ở hình thức trả góp tăng đều qua 3 năm nhưng tăng mạnh ở
năm 2008. Năm 2007 nợ quá hạn theo phương thức trả góp là 195 triệu đồng, đến năm 2008 là
1.513 triệu đồng tăng 1.317 triệu đồng, so với năm 2007 tăng 675%. Năm 2009 nợ quá hạn là
1.752 triệu đồng tăng 240 triệu đồng, so với năm 2008 tăng 16%. Song song với sự gia tăng mạnh
của các loại hình thi nợ quá hạn ở lĩnh vực khác cũng biến động tăng giảm qua 3 năm . Năm 2007
nợ quá hạn khác là 92 triệu đồng. Năm 2008 là 1.071 triệu đồng tăng 979 triệu đồng so với năm
2007. Tuy nhiên năm 2009 tình hình thu nợ hiệu quả dẫn đến nợ quá hạn còn 1 triệu đồng giảm
1.070 triệu đồng, so với năm 2008 giảm 100%.
Nguyên nhân: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn tăng mạnh đa phần là do năm 2008 nền kinh tế có
nhiều biến động phức tạp, khó lường, ngay từ đầu năm tỷ lệ lạm phát tăng cao gây khó khăn
khơng nhỏ cho các NHTM trong đó có Mê Kơng Bank. Khi đó NHNN thực hiện chính sách thắt
chặt tiền tệ, lãi suất cơ bản tăng dẫn đến lãi suất cho vay cũng tăng, làm ảnh hưởng xấu đến khả

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 21



Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
năng trả nợ của khách hàng dẫn đến nợ quá hạn ngắn hạn tăng. Mặt khác một phần là do ngân
hàng phát triển thêm nhiều sản phẩm cho vay tạo điều kiện cho vay dễ dàng nên có nhiều khách
hàng đi vay ở ngân hàng, đặc biệt là ở lĩnh vực TM-DV và các doanh nghiệp với số tiền vay lớn,
thủ tục đơn giản cho khách hàng nhưng ngược lại trách nhiệm hồn trả tín dụng của khách hàng
đối với ngân hàng chưa được tốt lắm dẫn đến nợ quá hạn ở lĩnh vực này tăng. Tuy nhiên trong
năm 2009 tình hình nợ quá hạn ngắn hạn khơng phải là hồn tồn tăng ở hết các lĩnh vực, như ở
lĩnh vực tiêu dùng và cho vay khác tình hình nợ q hạn có xu hướng giảm rõ rệt, sỡ dĩ thế phần
lớn là do khách hàng ở lĩnh vực này đa phần là cá nhân, số lượng khách hàng doanh nghiệp rất ít,
số khách hàng này vay với số tiền không lớn nhưng số lượng khách hàng nhiều, có nguồn thu ổn
định, đảm bảo thanh tốn đúng hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn thấp và giảm so với năm trước.
4.5 Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng ngắn hạn của Mê Kơng Bank
Bảng 4.5: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Doanh số cho vay ngắn hạn
Doanh số thu nợ ngắn hạn
Doanh số dư nợ ngắn hạn
NQH ngắn hạn
Hệ số thu nợ ngắn hạn
Nợ quá hạn trên dư nợ

ĐVT
Triệu
đồng
Triệu
đồng
Triệu

đồng
Triệu
đồng
%
%

2007

2008

2009

1.440.224

1.889.966

3.025.504

785.333

1.904.517

2.336.784

886.130

871.579

1.560.298


3.047

22.931

29.773

55
0,34

101
3

77
2

(Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Mê Kông Bank)
4.5.1 Hệ số thu nợ ngắn hạn
Kết quả trên cho thấy tỷ lệ thu nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm không ổn định qua các
năm.
Năm 2007 hệ số thu nợ đạt 55% và tăng lên ở mức 101% ở năm 2008 vì ở năm này ngân hàng thu
được nhiều món nợ mà khách hàng đã thiếu ở những năm trước đó làm cho doanh số thu nợ của
ngân hàng tăng lên dẫn đến hệ số thu nợ tăng. Tuy nhiên đến năm 2009 hệ số thu nợ giảm còn ở
mức 77% là do nhu cầu vay vốn của các hộ kinh doanh tăng với mục đích đầu tư vào sản xuất,
kinh doanh, buôn bán, đặc biệt là tiêu dùng làm cho doanh số cho vay của ngân hàng tăng nên hệ
số thu nợ trong năm 2009 giảm.

4.5.2 Nợ quá hạn trên dư nợ
Nhìn chung nợ quá hạn ngắn hạn trên dư nợ ngắn hạn của ngân hàng không ổn định qua các năm,
cụ thể năm 2007 là 0.34% và tăng ở mức 3% vào năm 2008, đến năm 2009 giảm còn ở mức 2%.


SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 22


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông
Với tỷ lệ cho phép của NHNN là 5% từ đó cho thấy tuy Mê Kơng Bank có tăng mạnh ở năm 2008
nhưng ngân hàng đã từng bước khắc phục và kết quả đạt được là năm 2009 giảm cịn 2%.
Điều này cho thấy cơng tác thẩm định của các CBTD đạt hiệu quả cao, lựa chọn và đánh giá được
những phương án kinh doanh khả thi của khách hàng và công tác thu hồi nợ của ngân hàng với
khách hàng khá tốt từ đó mà tỷ số này giảm ở năm 2009.
4.6 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng ngắn hạn
- Giải quyết nhanh chóng các hồ sơ xin vay của các hộ kinh doanh
- Kiểm tra tín dụng khách hàng để đảm bảo cho vay đúng đối tượng cho vay vốn, đúng mục đích
sử dụng vốn
- Thơng báo kịp thời về tình hình biến động lãi suất cho khách hàng
- Tạo điều kiện cho vay ưu đãi đối với các khách hàng thân thiết, khách hàng uy tín
- Nâng cao nhận thức của người dân về ngân hàng bằng cách: tài trợ các giải bóng đá, trao học
bổng làm cho hình ảnh ngân hàng thân thiện với khách hàng
- Nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBTD: tạo điều kiện và cơ hội cho cán bộ phát triển, khen
thưởng những cán bộ giỏi.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 23


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

5.1 Kết luận
Qua kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng đạt được những
thành tựu đáng kể. Từ đó thấy được một ưu điểm của ngân hàng là nơi cung cấp nguồn tín dụng
kịp thời, đúng lúc cho những đối tượng có nhu cầu sử dụng vốn, từ chỗ đó giúp đời sống người
dân được cải thiện, góp phần phát triển vào kinh tế An Giang nói chung và ĐBSCL nói riêng. Tuy
nhiên trước những kết quả đạt được, bên cạnh thì tình hình nợ quá hạn cũng là một vấn đề cần giải
quyết càng nhanh càng tốt, làm được điều này ngân hàng cần phải tăng cường công tác thẩm định,
lựa chọn đối tượng cho vay, khách hàng uy tín, tăng cường hơn nữa cơng tác thu hồi nợ, có dự
phịng trước cho những trường hợp này.
5.2 Kiến nghị với Mê Kông Bank
- Nâng cao hơn nữa chất lượng thẩm định
+ Về tư cách khách hàng
+ Mức vốn vay và khả năng trả nợ của khách hàng
+ Phương án SXKD của khách hàng
+ Tình trạng tài sản thế chấp của khách hàng
- Đẩy mạnh đa dạng hóa các đối tượng và phương thức cho vay
+ Nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường, nhu cầu phát triển hoạt động kinh
doanh của ngân hàng trong tương lai
+ Đối với các đối tượng, phương thức cho vay đã được áp dụng nhưng doanh số cho vay không
cao, ngân hàng cần tìm hiểu ngun nhân, có thể thực hiện những chương trình khuyến mãi đi kèm
với dịch vụ cho vay để phát triển
- Lãi suất cho vay phải phù hợp không quá chênh lệch so với các ngân hàng khác trong khu vực để
thu hút khách hàng
- Phát triển hơn hệ thống tiếp nhận và giải quyết những thắc mắc của khách hàng từ đó rút kinh
nghiệm để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn.
- Thường xuyên giám sát quá trình sử dụng vốn, trả nợ của khách hàng
+ Định kỳ có thể hàng tháng CBTD phụ trách địa bàn nên tiến hành kiểm tra tình hình sử dụng
vốn vay của khách hàng
+ CBTD hay nhân viên quản lý tín dụng cũng cần theo dõi sát hơn nữa tình hình trả nợ của khách
hàng.


TÀI LIỆU THAM KHẢO

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 24


Phân tích tình hình tín dụng ngắn hạn tại NHTMCP Phát Triển Mê Kông

1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong 3 năm 2007,2008,2009 của NHTMCP Phát
Triển Mê Kông
2. Quyết định 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của thống đốc ngân hàng nhà nước
Việt Nam
3. PGS.TS.Nguyễn Đăng Dờn, Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại, 2009, Nhà Xuất Bản Đại
Học Quốc Gia TP.HCM.
4. Lê Quang Anh Vũ, Khóa Luận Tốt Nghiệp, Năm 2008, ĐHAG.
5. Dương Quang Trải, Chuyên Đề Năm 3, Năm 2008, ĐHAG.
6. www.mdb.com.vn

SV: Nguyễn Ngọc Lâm – DH8TC

Trang 25


×