Tải bản đầy đủ (.pdf) (322 trang)

Cơ sở khoa học xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (29.73 MB, 322 trang )

BỘ T ư PH Á P



©ẩ m

ỈIÊK CỨCI K H O ff H Ọ C c ổ > B Ộ

00 SỐ KHOẫ HệS
,x

XÂY ĐỰNG Bộ GIÁO TBÌii m m i
sẳe TẠO Đậi pẹc LUẬT
8*

»

w

05

C a ả ĩihỉệm dể t à i : GS.TS Lê M inh Tâm
T!nr ký đề tài

: TS, N guvễa Q uõc Koàn

H À N Ô I - 2008


BỘ Tư PHÁP


f>€ rm NGHlễN cứu KHOA HỌC CẤP Bộ

cơ sở KHOA HỌC


XÂY DỰNG Bộ GIÁO TRÌNH CHUẨN




ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LUẬT








TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUÂT HÀ NỘI
PHÒNG ĐỌC - Jk U j Ậ -----------

Chủ nhiệm đề tài : GS.TS Lê Minh Tâm
Thư ký đề tài

: TS. Nguyễn Quốc Hoàn

HÀ NỘI - 2008



MỤC LỤC

BÁO CÁO TỎNG THUẬT KẾT QUẢ NGHIÊN c ử u

Mở đầu

Phần thứ nhất: Những vấn đề lý luận về giáo trình đại học, giáo
trình chuẩn và vấn đề xây dựng bộ giáo trình chuẩn
đào tạo đại học luật
Phần thứ hai: Thực trạng giáo trình đào tạo đại học luật trong các
cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay
Mục tiêu, yêu cầu và quan điểm xây dựng một số

Phần thứ ba:

giáo trình chuẩn của một số môn học đào tạo đại
học luật
Phần thứ tư:

Kiến nghị và một số giải pháp
CÁC CHUYÊN ĐÈ NGHIÊN c ứ u

1.

Tính chất, đặc điểm, nội dung và hình thức của giáo trình đào
tạo đại học
PGS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc

2.


Bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật - quan niệm, tiêu chí,
giá trị và phạm vi sử dụng
GS. TS Lê Minh Tâm

3.

về những đặc trưng của giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo
đại học luật ở Việt Nam








PGS.TSKHLê Cảm
4.

Thực trạng của bộ giáo trình dùng để giảng dạy trong một số
cơ sở đào tạo đại học luật tại Việt Nam













TS. Trương Quang Vinh


5.

Giáo trình trong các cơ sở đào tạo luật ờ một số nước trên thế

140

giới và một vài đề xuất ban đầu
GS. TS Lê Hồng Hạnh
6.

Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo trình môn học

152

Lý luận về nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào tạo đại học
luật ở nước ta hiện nay
PGS.TSNguyễn Văn Động
7.

Xây dựng giáo trình chuẩn Luật Hiến pháp

170


PGS.TS Thải Vĩnh Thắng
8.

Cơ sở khoa học xây dựng giáo trình Luật hành chính - chương

212

trình đại học
TS. Trần Minh Hương
9.

Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng giáo trình môn Luật dân sự

227

TS. Phạm Công Lạc
10.

Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện

240

GS. TS Nguyễn Ngọc Hòa
11.

Xây dụng giáo trình chuẩn Luật thương mại - lý luận và thực tiễn

255

TS. Bùi Ngọc Cường

12.

Quan điểm về việc xây dựng giáo trình Luật lao động chuẩn

267

TS. Lưu Bình Nhưỡng
13.

Phương pháp và kỹ năng viết giáo trình Luật tố tụng hình sự

278

trong đào tạo đại học luật
TS. Hoàng Thị Minh Sơn
14.

Giáo trình Luật quốc tế trong đào tạo đại học luật ở nước ngoài

289

TS. Nguyễn Quốc Hoàn
15.

Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua việc áp dụng bài giảng
điện tử
TS. Tôn Quang Cường

303



BÁO CÁO TổlMG THUẬT


KẾT QUẢ NGHIÊN c ứ u

1


M Ở ĐÀU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong hệ thống các sách được dùng trong trường đại học, bao gồm:
Sách giáo trình, sách chuyên khảo, sách tham khảo, sách hướng dẫn, sách
bài tập, thực hành... thì giáo trình bao giờ cũng có vị trí đặc biệt quan trọng.
Giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những kiến thức cơ bản nhất của
mỗi môn học, học phần được biên soạn một cách công phu, khoa học, có hệ
thống, phù hợp mục tiêu, yêu cầu, phương pháp đào tạo và trình độ nhận
thức của sinh viên. Cũng chính vì thế mà trong trường đại học, bộ giáo trình
chuẩn được coi là dấu hiệu thể hiện năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ
giảng dạy, nghiên cứu khoa học của mỗi trường và là một trong những tiêu
chí cơ bản để đánh giá và kiểm định chất lượng đào tạo của trường đại học.
Với ý nghĩa và tầm quan trọng đó, mỗi trường đại học đều có hướng xây
dựng và không ngừng hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn của mình.
Công tác đào tạo đại học luật nước ta có sự chậm trễ lớn so với các
lĩnh vực đào tạo khác, vì vậy việc phát triển các yếu tố bảo đảm chất lượng
đào tạo nói chung, trong đó có việc xây dựng hệ thống giáo trình tài liệu còn
hạn chế. Mặc dù, trong những năm vừa qua Trường Đại học Luật Hà Nội và
một số cơ sở đào tạo luật khác ở nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây
dựng các giáo trình đào tạo đại học luật và đã đạt được những kết quả nhất

định. Tuy nhiên, có thể nói chất lượng của nhiều giáo trình đào tạo đại học
luật đang được sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật ở nước ta hiện nay còn
thấp, thậm chí rất thấp. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng này như:
chưa có sự quan tâm và đầu tư đúng mức, năng lực và trình độ của người
viết còn hạn chế, chế độ nhuận bút thấp... Nhưng trước hết phải kể đến là
cho đến nay chúng ta vẫn chưa có được kế hoạch và giải pháp khả thi cho
việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật và việc nghiên cứu để
xây dựng cơ sở khoa học cho việc xây dựng, đánh giá thẩm định giáo trình

2


dường như còn bỏ ngỏ hoặc mới dừng ở ý tưởng của một sổ nhà lãnh đạo,
nhà giáo, nhà khoa học có tâm huyết với công tác đào tạo luật.
Trong tình hình đó, việc triển khai nghiên cứu một cách toàn diện để
hình thành cơ sở khoa học nhằm xây dựng và hoàn thiện bộ giáo trình chuẩn
đào tạo đại học luật là nhu cầu có tính thời sự, cấp thiết và có nhiều ý nghĩa
đối với đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay. Đặc biệt, với chủ trương đổi
mới giáo dục đại học mà một trong những nhiệm vụ trọng tâm là chuyển từ
chế độ đào tạo theo niên chế sang chế độ đào tạo theo học chế tín chỉ, việc
xây dựng một bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật sẽ có vai trò quan
trọng trong đào tạo đại học luật ở nước ta hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về
giáo trình, giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật và xây dựng luận cứ khoa
học cho việc xây dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật ở nước ta
trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhu cầu kinh tế - xã hội và địa chỉ áp dụng
■ Kết quả nghiên cứu của đề tài trước hết sẽ được sử dụng để xây
dựng bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật của Trường Đại học Luật Hà

Nội, góp phần thiết thực cho việc thực hiện đổi mới nội dung chương trình
và phương pháp đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội, nâng cao chất
lượng đào tạo và nâng cao uy tín của Trường Đại học Luật Hà Nội.
■ Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị thiết thực cho việc thẩm
định hệ thống giáo trình của các cơ sở đào tạo đại học luật ở Việt Nam nhằm
thực hiện thống nhất Chương trình khung đào tạo ngành luật do Bộ trưởng
Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành để áp dụng chung cho các trường đại học
đào tạo luật ở Việt Nam.








Kết quả nghiên cứu của đề tài có giá trị tham khảo cho các cơ sở

đào tạo luật ở Việt Nam trong việc đánh giá lại hệ thống giáo trình của cơ sở
mình và tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống giáo trinh mới vừa bảo

3


đảm tính thống nhất vừa bảo đảm tính phong phú và đa dạng của hệ thống
giáo trình tài liệu phục vụ cho đào tạo đại học luật và các bậc học khác.
4. Phương pháp nghiên cửu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm: Phân tích, tổng
hợp, khảo sát thực tiễn, thống kê, so sánh và hệ thống hóa.
5. Các chuyên đề được nghiên cứu

- Tính chất,

chính của đề tài

đặc điểm, nội dung và hình thức của giáotrình đàotạo

đại học.
- Bộ giáo trình chuẩn đào tạo đại học luật - quan niệm, tiêu chí, giá
trị và phạm vi sử dụng.
- v ề những đặc trưng của giáo trình chuẩn dành cho hệ đào tạo đại
học luật ở Việt Nam.
- Thực trạng của bộ giáo trình dùng để giảng dạy trong một số cơ sở
đào tạo đại học luật tại Việt Nam.










- Giáo trình

t

trong các cơ sở đào tạo luật

ở một số nước trên thế giới


và một vài đề xuất ban đầu.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc đổi mới giáo trình môn học Lý
luận về nhà nước và pháp luật ở các cơ sở đào tạo đại học luật ở nước ta
hiện nay.
- Xây dựng giáo trình chuẩn Luật Hiến pháp.
- Cơ sở khoa học xây dựng giáo trình Luật hành chính - chương trình
đại học.
- Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng giáo trình môn Luật dân sự.
- Giáo trình Luật hình sự Việt Nam - thực trạng và hướng hoàn thiện.
- Xây dựng giáo trình chuẩn Luật thương mại - lý luận và thực tiễn.
- Quan điểm về việc xây dựng giáo trình Luật lao động chuẩn

4


- Phương pháp và kỹ năng viết giáo trình Luật tố tụng hình sự trong
đào tạo đại học luật.
- Giáo trình Luật quốc tế trong đào tạo đại học luật ở nước ngoài.
- Nâng cao hiệu quả dạy học thông qua việc áp dụng bài giảng điện tử.
6.

Lực lượng tham gia đề tài

6.1. Ban chủ nhiêm đề tài


- Chủ nhiệm đề tài: GS. TS Lê Minh Tăm - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- Thư ký đề tài: TS Nguyễn Quốc Hoàn - Trường Đại học Luật Hà Nội.
6.2. Các cộng tác viên tham gia viết các chuyên đề

- GS.TS Lê Hồng Hạnh - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- GS.TS Nguyễn Ngọc Hòa - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TSKH Lê Cảm - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- TS. Bùi Ngọc Cường - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đại học Quốc gia Hà Nội.
- PGS.TS Nguyễn Văn Động - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Lưu Bình Nhưỡng - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Trần Minh Hương - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- PGS.TS Thái Vĩnh Thắng - Trường Đại học Luật Hà Nội.
TS. Pham Côna Lac - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Hoàng Thị Sơn - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Trương Quang Vinh - Trường Đại học Luật Hà Nội.
- TS. Tôn Quang Cường - Đại học Quốc gia Hà Nội.

5


Phần thứ nhất
NHỮNG VÁN ĐÈ LÝ LUẬN VỀ GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC,






7

GIÁO TRÌNH CHUẨN VÀ VÁN ĐÈ XÂY DựNG
B ộ GIÁO TRÌNH CHUẨN ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC LUẬT


1.1. Giáo trình - khái niệm và những đặc điểm cơ bản
Trong đào tạo bậc đại học, giáo trình có vai trò quan trọng và là một
trong những tài liệu có ảnh hưởng lớn đến chất lượng đào tạo, bởi lẽ nó chứa
đựng lội dung kiến thức cơ bản - tiêu chí đặt ra đòi hỏi sinh viên trong quá
trình 1ỌC tập phải lĩnh hội. Tùy theo tính chất đặc thù của từng môn học,
ngàiứ học mà mỗi giáo trình được biên soạn với nội dung và hình thức
không giống nhau. Tuy nhiên, việc biên soạn một bộ giáo trình chuẩn phục
vụ ch) việc đào tạo là cần thiết đối vói bất cứ cơ sở đào tạo nào. Chất lượng
của gáo trình thể hiện năng lực chuyên môn, năng lực đào tạo và khả năng
nghiêi cứu khoa học... của cơ sở đào tạo. Bên cạnh giáo trình - tài liệu được
sử dụig chính thức trong các cơ sở đào tạo thì các tài liệu khác cũng có vai
trò ỉứất định.
Có nhiều loại sách, tài liệu giảng dạy được sử dụng cho quá trình
giảng dạy, học tập và nghiên cứu trong các trường đại học như giáo trình,
sách 'iáo khoa, sách chuyên khảo, tập bài giảng... trong đó giáo trình có một
vị trí và vai ừò đặc biệt quan trọng. Hiện nay, có những quan niệm khác
nhau về vị trí, vai trò của giáo trình trong hệ thống tài liệu được sử dụng
trong các trường đại học. Thậm chí, còn có những câu trả lời khác nhau đối
với ctu hỏi: "Giáo trình được sử dụng trong các cấp đào tạo nào, đại học hay
cả đạ học và trung học chuyên nghiệp?". Tuy nhiên, các nhà giáo dục đều
có chmg một quan niệm giáo trình là tài liệu chính thức, chứa đựng những
kiến hức cơ bản nhất của mỗi môn học (hoặc học phần), được biên soạn
một :ách khoa học, có hệ thống nhằm đạt những mục tiêu nhất định của

6


chương trình đào tạo, định hướng cho phương pháp dạy - học và kiểm tra
đárứi giá kết quả môn học (học phần) đối chiếu với mục tiêu ấy.
Vì vậy, giáo trình, nói một cách khái quát nhất, là một loại sách được

biên soạn theo từng môn học (học phần) để sử dụng chính thức trong các
khoa, trường đại học. Giáo trình có một số đặc điểm cơ bản là1:
Thứ nhất, về cấu trúc nội dung, giáo trình luôn có tính bao quát và
tính hệ thống. Nội dung của giáo trình bao gồm các kiến thức cơ bản, toàn
diện, phổ biến và tương đối ổn định của một môn học (học phần), được biên
soạn một cách khoa học với hệ thống kiến thức được sắp xếp hợp lý, phù
hợp với yêu cầu giảng dạy và học tập của môn học. Mỗi môn học (học phần)
trong chương trình đào tạo đều có những mục tiêu xác định, hay nói cách
khác, mỗi môn học đều nhằm cung cấp những kiến thức, kỹ năng cần thiết
đáp ứng mục tiêu của chương trình đào tạo. Vì vậy, giáo trình phải phù hợp
với nội dung và mục đích của mỗi môn học (học phần) và phải đáp ứng
được mục tiêu chung của chương trình đào tạo nói chung.
Dung lượng kiến thức được trình bày trong mỗi giáo trình là vừa đủ,
không thừa cũng không thiếu so với mục tiêu và yêu của của môn học (học
phần). Tổ chức nội dung của giáo trình có ba bậc gồm: Khối kiến thức cốt
lõi - cần biết đây là khối kiến thức bắt buộc cho tất cả sinh viên nhằm đạt
mục tiêu cơ bản nhất của môn học; Khối kiến thức hữu ích - nên biết là khối
kiến thức dành cho sinh viên ham học hỏi, muốn tìm hiểu sâu thêm vấn đề
đang nghiên cứu; Khối kiến thức bổ trợ - có thể biết là khối kiến thức giới
thiệu các vấn đề liên quan tới chủ để đang nghiên cứu, giúp sinh viên hiểu rõ
hơn lịch sử của vấn đề hay xu thế phát triển của vấn đề trong tương lai.
Thứ hai, giáo trình là tài liệu chính thức của khoa, trường đại học.
Việc biên soạn, lựa chọn và cho sử dụng giáo trinh do người có thẩm quyền
của cơ sở đào tạo quyết định. Thông thường, giáo trình do cá nhân hoặc tập
thể giảng viên và các nhà khoa học có uy tín trong lĩnh vực chuyên ngành
1. Ở lây chỉ xin nêu nhũng đặc trưng chung của giáo trình để so sánh với các sách và tài liệu khác.

7



biên soạn và được Hội đồng khoa học của cơ sở đào tạo thẩm định và được
cơ sở đào tạo quyết định việc sử dụng chính thức giáo trình đó trong việc
giảng dạy và nghiên cứu của cơ sở đào tạo.
Thứ ba, về hình thức, giáo trình được in dưới hình thức trang trọng,
có đủ các yếu tố cần thiết của một tài liệu chính thức của cơ sở đào tạo.
Với những đặc trưng đã nêu, theo đúng nghĩa của từ, thì giáo trình
chỉ có trong các cơ sở đào tạo đại học, mặc dù trên thực tế khái niệm giáo
trình thường được dùng để chỉ cả những tài liệu chính thức được dùng trong
các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề. Nhiều nhà khoa học đồng
ý với quan niệm này. Ví dụ, theo GS. Văn Tân, thì "Giáo trinh là tập những
bài giảng về một bộ môn trong trường đại học”2. Còn GS. Vũ Ngọc Khánh
thì định nghĩa: "Giáo trình là tài liệu giảo khoa được biên soạn và sử dụng
trong từng khoa, từng trường đại học, chưa được nhà nước phê duyệt làm
sách giáo khoa chung cho cả nước'ữ.
Một điểm đáng chú ý là, bên cạnh tính cơ bản, toàn diện, phổ biến,
chính thức, chuẩn mực và tương đối toàn diện, giáo trình còn có tính gợi mở
và tính định hướng. Việc xác định mức độ và cân đối các đặc tính nói trên
của giáo trình như thế nào phụ thuộc rất nhiều vào mục tiêu, yêu cầu nội
dung đào tạo của các trường đại học và cách nhìn nhận, thể hiện các vấn đề
của người có trách nhiệm của cơ sở đào tạo và các tác giả biên soạn giáo
trình. Vì vậy, trong cùng một môn học hay học phần, có thể có nhiều giáo
trình khác nhau được sử dụng trong các cơ sở đào tạo đại học. Đây là điểm
khác biệt cơ bản giữa sách giáo trình với sách giáo khoa và các tài liệu khác.
1.2. Giáo trình chuẩn - quan niệm và tiêu chí xác định
Chương trình đào tạo đại học có nhiều môn học/học phần khác nhau,
được chia thành hai khối kiến thức chủ yếu là: Khối kiến thức giáo dục đại
cương và khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp. Đây chỉ là sự phân chia về
2. Xem: Vần tân, Từ điển Tiếng Việt, NXB KHXH, Hà Nội, 1994, tr.351.
3. GS.Vũ Ngọc Khánh, Từ điển Vàn hoá giảo dục Việt Nam, NXB Thông tin, Hà Nội 2003, tr. 133.


8


đại thể và có tính ước lệ. Trong khối kiến thức giáo chuyên nghiệp lại bao
gồm ba khối kiến thức đó là: Kiến thức cơ sở của khối ngành, kiến thức cơ
sở của ngành và kiến thức chuyên ngành. Đi sâu hơn, trong khối kiến thức
chuyên ngành lại có kiến thức chuyên nghiệp và kiến thức bổ trợ, các môn
học/học phần bắt buộc và các môn học/học phần tự chọn... Hơn thế, trong
xu hướng giáo dục đại học hiện đại, mỗi khoa, trường đào tạo đại học phải
luôn chủ động tìm tòi, sáng tạo để điều chỉnh mục tiêu, phát triển nội dung,
chương trình và đổi mới phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng nhu cầu đào
tạo trong nước và hội nhập quốc tế. Vì vậy, quan điểm của người quản lý cơ
sở đào tạo, của hội đồng khoa học đào tạo cũng như của cán bộ giảng dạy
trong mỗi cơ sở đào tạo về vị trí, vai trò, mục tiêu, dung lượng kiến thức,
phương pháp giảng dạy môn học/học phần trong chương trình đào tạo có thẻ
cũng khác nhau. Tất cả những điều đó đều tác động đến công tác xây dựng
giáo trình, đặc biệt là quan niệm về giáo trình chuẩn.
Từ sự phân tích trên, có thể thấy khái niệm giáo trình chuẩn chỉ có
tính tuơng đối và nó chỉ phù hợp khi được vận dụng trong phạm vi bộ môn,
khoa, trường đào tạo đại học. Ở phạm vi rộng hơn, khái niệm giáo trình
chuẩn được hiểu tương đồng với khái niệm sách giáo khoa. Việc xác định
các t êu chí của giáo trình chuẩn do bộ từng bộ môn, khoa, trường đề ra, phù
hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo của mỗi cơ sở đào
tạo. Tuy nhiên, bộ môn, khoa, trường đều là những bộ phận của hệ thống
giáo dục quốc gia và suy rộng hơn là của hệ thống giáo dục quốc tế và luôn
chịu sự tác động và ảnh hưởng của các yếu tố chung. Vì vậy, mặc dù mỗi cơ
sở đao tạo có thể có những tiêu chí riêng đối với trình chuẩn của cơ sở mình,
nhưr.g cũng luôn phải tính đếri đến các tiêu chí chung đối với một giáo trình
đại học.
Giáo trình chuẩn đào tạo đại học phải đáp ứng được các tiêu chí

churg cơ bản là: (i) tính học thuật; (ii) tính thực tiễn; (iii) tính mở; (iv) Tính
liên chông; (v) tính truyền thống và tính hiện đại; (vi) tính hấp dẫn; (vii) tính

9


phù hiợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào tạo; (viii) có cấu
trúc khoa học và hình thức trang trọng.
i. Tính học thuật. Đây là giá trị hàng đầu của giáo trình đại học.
Tính học thuật đòi hỏi, giáo trình phải thể hiện được những kiến thức khoa
học C'ó tính lý luận cơ bản, toàn diện, phổ biển và tương đối ổn định của một
bộ môn khoa học với hệ thống khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương
pháp có tính chất chìa khóa, nhằm để trang bị cho sinh viên phương pháp tư
duy lchoa học về môn khoa học, trên cơ sở đó sinh viên có thể chủ động định
hướng và tự học hỏi mở rộng kiến thức, nâng cao trình độ không ngừng.
ii. Tỉnh thực tiễn. Tính thực tiễn của giáo trình thể hiện trên hai bình
diện, hai hướng, hai phương pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề có liên hệ rất
mật thiết với nhau: Từ thực tiễn để luận chứng, khái quát hóa thành lý luận
(khái niệm, luận điểm, nguyên tắc, phương pháp và kinh nghiệm) và từ
những khái quát về lý thuyết để xem xét, bình luận, nhận xét về những vấn
đề thực tiễn để chứng minh và gợi mở.
iiL Tỉnh mở. Tính mở của giáo trình là tiêu chí vừa có tính khách
quan lại vừa có tính chủ quan; vừa là nhu cầu lại vừa là đòi hỏi. Vì giáo
trình chỉ có thể và chủ yếu là phải chứa đựng những vấn đề có tính cơ bản,
toàn diện, phổ biến và tương đối ổn định của một bộ môn khoa học, vì vậy
tính gợi mở của giáo trình là cần thiết để hướng dẫn sinh viên chủ động học
hỏi, tham khảo mở rộng kiến thức và nâng cao trình độ. Mặt khác, giáo trình
có tính thực tiễn, nó phải phản ánh hơi thở của cuộc sống, mà đời sống xã
hội thì biến đổi không ngừng, việc đổi mới và hoàn thiện giáo trình luôn
được đặt ra không thể định vị và cầu toàn. Hơn nữa, tính gợi mở sẽ tạo ra

một tâm lý tốt cho người dạy và người học, tạo động cơ và thái độ không ỷ
lại vào giáo trình mà luôn có ý thức tìm tòi khám phá không ngừng.
iv. Tính liên thông. Giáo trình không phải là tài liệu duy nhất được
sử dụng trong quá trình giáo dục đại học. Mỗi loại tài liệu như sách tham
khảo, chuyên khảo, hướng dẫn, bài tập... đều có vị trí và vai trò quan trọng.

10


Vì vậy, giáo trình cần thể hiện đúng những nội dung thiết yếu, cần thiết, việc
soạn thảo giáo trình cần tính đến mối quan hệ tương hỗ, phụ thuộc lẫn nhau
giữa giáo trình với các loại sách và tư liệu khác.
V. Tính truyền thống và tỉnh hiện đại. Đây là tiêu chí phản ánh giá
trị văn hóa của giáo trình. Tiêu chí này đòi hỏi ngườỉ biên soạn giáo trình
phải có sự hiểu biết sâu rộng những kiến thức lý thuyết, thực tiễn, kinh
nghiệm, biết chọn lọc, kế thừa và phát triển các yếu tố hợp lý và sắp xếp các
vấn đề một cách khoa học, để bảo đảm cho giáo trình có chất lượng và có
sức hấp dẫn.
vi. Tính hấp dẫn. Đây là một trong những tiêu chí quan trọng. Có
thể nói một cách hình ảnh rằng, người viết giáo trình như một thày thuốc,
các kiến thức mang tính học thuật, tính thực tiễn, tính mở, tính liên thông,
tính truyền thống và hiện đại, tính thời sự ... như những vị thuốc bổ quý giá.
Nhưng nếu không có phương pháp tốt để sử dụng các vị thuốc đó một cách
họp lý thì cũng không thể có được một thang thuốc bổ cao cấp. Vì vậy, tính
hấp dẫn của giáo trình luôn được đặt ra để bảo đảm giáo trình có chất lượng
và được đón nhận nồng nhiệt, tạo động cơ cho việc giảng dạy và học tập, thu
hút sự chú ý và tạo cơ sở cho sự năng động và sáng tạo trong giảng dạy và
học tập.
vii. Tính phù hợp với mục tiêu, chương trình và phương pháp đào
tạo. Đây vừa là tiêu chí chung, vừa là tiêu chí riêng. Vì tùy thuộc vào mục

tiêu, chương trình, phương pháp đào tạo của các khoa, trường đại học vừa có
thống nhất ở những nét chung, vừa mang những đặc điểm riêng của mỗi cơ
sở. Theo đó, tính chất, nội dung, hình thức của giáo trình luôn phải đáp ứng
những yêu cầu chung và riêng đó.
viìi. Có cẩu trúc khoa học và hình thức trang trọng. Đây là tiêu
chí không đơn thuần chỉ là về mặt kỹ thuật mà còn chứa đựng yếu tố khoa
học sâu sắc. Bởi vì, hình thức của giáo trình luôn là hình thức biểu hiện cụ
thể của nội dung. Giáo trình có cấu trúc bên trong khoa học là sự thể hiện rõ

11


nét của nội dung khóa học của giáo trình. Hình thức trang trọng thể hiện tính
chính thức và tính văn hóa của giáo tình, góp phần quan trọng vào việc tạo
ra tâm lý tôn trọng giá trị đích thực của giáo trình trong quá trình giáo dục
đại học.
Ngoài những tiêu chí trên, giáo trình chuẩn đại học luật còn có tiêu
chí đặc thù đó là phải bảo đảm tính pháp lý. Tính pháp lý được quán triệt và
xuyên suốt trong tất cả các vấn đề từ nội dung, phương pháp tiếp cận, đến
cách thức và ngôn ngữ biểu đạt nữa.
1.3. Giáo trình chuẩn đào tao đai hoc luât








1.3.1. Giáo trình đào tạo đại học luật ở các cơ sở đào tạo đại học

m



m

m

i





luật ở nước ngoài và sự cần thiết của việc xăy dựng giáo trình chuẩn đào
tao đai hoc luât ở Viêt Nam


*





«

Chương trình đào tạo cử nhân luật được coi là đào tạo cơ bản ở bậc
đại bọc và vì thế phổ biến ở các cơ sở đào tạo ở nhiều nước trên thế giới.
Mỗi trường đều có những chương trình đào tạo với những đặc thù và thế
mạnh riêng có những tương đồng nhất định. Thông thường các chương trình

đào lạo trong các trường cùng một hệ thống pháp luật như Common Law
hay Civil Law thì có nhiều nét tương đồng hơn. Những chương trình đào tạo
cử rủân luật được thực hiện dựa trên sự kết họp nhiều yếu tố .khác nhau
trong đó giáo trình và tài liệu có vai trò đặc biệt quan ừọng. Tầm quan trọng
của giáo trình tài liệu đối với các chương trình đào tạo ở nhiều nước thể hiện
ở mệt số điểm sau:
Thứ nhất, đa số các cơ sở đào tạo cử nhân luật ừên thế giới đều
hướrg quá trình đào tạo vào việc tự học của sinh viên. Sinh viên được
hướrg dẫn tự nghiên cứu nhiều hơn so với lên lớp nghe giảng. Việc tự học
của :inh viên đòi hỏi phải có hệ thống sách tham khảo, giáo trình đầy đủ.
Việc so sánh các chương trình đào tạo của một số cơ sở đào tạo ở các nước
với chương trình của Trường Đại học Luật sẽ thấy rõ điều này.

12


Thứ hai, việc đảm bảo cho sinh viên có được những giáo trình cần
thiết buộc giảng viên hoặc phải tự mình biên soạn giáo trình, tài liệu tham
khảo hoặc phải tìm hiểu, đọc và giới thiệu cho sinh viên hoặc cung cấp cho
họ dưới dạng tài liệu phát tay (hand-out). Hệ quả của quá trình này là trách
nhiệm của giảng viên được nâng cao. Tình trạng một bài giảng được sử
dụng lặp đi lặp lại trong nhiều khóa đào tạo không thể xảy ra.
Giáo trình luật được coi là một trong những loại tài liệu mà sinh viên
luật cần phải được trang bị khi theo học ở các chương trình đào tạo cơ bản
(đào tạo cử nhân). Tuy nhiên, cách tiếp cận và vai trò của giáo trình không
giống nhau ở các môn học. Thông thường ngay ở các môn học được coi là
bắt buộc, giáo trình cho các môn học khác nhau vẫn không được qui định
thống nhất. Chẳng hạn, Luật Hiến pháp được coi là môn bắt buộc cho
chương trình đào tạo cử nhân luật và môn học này do các giáo sư khác nhau
đảm nhiệm. Trong trường họp này Luật Hiến pháp I do giáo sư A đảm

nhiệm, còn Luật Hiến pháp II do giáo sư B đảm nhiệm. Sinh viên có thể
đăng ký theo lớp học giáo sư A hoặc giáo sư B giảng dạy. Sinh viên theo
học các môn học này có thể được yêu cầu sử dụng một hoặc hai giáo trình
nhất định nào đó rất khác nhau. Việc chỉ định giáo trình, đúng hơn là sách
nào cần đọc hoàn toàn do giáo sư A hay B xác định. Ngoài ra, các tài liệu
khác zỏ thể được giáo sư A hay B giới thiệu và sinh viên cũng buộc phải đọc
các tai liệu đó. Nhìn chung, sinh viên ở các trường đại học ở nước ngoài,
nhất là đại học luật, phải đọc một số lượng tài liệu rất lớn. Tại Trường Luật
Harvard, sinh viên thường phải đọc từ 120 đến 150 trang sách mỗi ngày, có
khi con nhiều hơn.
Quan niệm giáo trình khá khác nhau ở mỗi nước. Giáo trình
(texữook) được coi là sách được sử dụng chính thức cho việc dạy và học
một nôn học nhất định trong các trường học4. Theo định nghĩa này và cũng
như t'ong thực tế giảng dạy và học tập ở các trường đại học ở nhiều nước thì
4. Ameican Heritage Dictionary. Thừd Edition. Houghton Miffin Company. Page 1857.

13


giáo trình không nhất thiết phải do cơ sở đào tạo biên soạn và phát hành,
không nhất thiết phải do một hội đồng nào đó của cơ sở đào tạo thông qua.
Trong chương trình các môn luật của các cơ sở đào tạo ở Australia như
Trường đại học Quốc gia Australia (Australian National University), Đại
học Canbera (University of Canbera); Trường đại học New South Wales
(University of New South Wales), Đại học Melboume5 (University of
Melboume) đều không xác định tài liệu chính thức cho môn học. Các môn
học được liệt kê chi tiết với thời lượng và nội dung cụ thể, giáo sư hay giảng
viên thực hiện môn học đó. Ví dụ, trong chương trình đào tạo thạc sĩ về luật
công ty và chứng khoán, Trường đại học Melboume đã liệt kê chi tiết 30 môn
học như kế toán dành cho luật sư, giao dịch mua bán công ty, Thương mại điện

tử, Luật chứng khoán, Tài chính công ty v.v... Trường cũng liệt kê các giáo sư
trong và ngoài nước tham gia thực hiện các môn giảng này. Không một chỉ
dẫn nào về tài liệu chính thức mà sinh viên buộc phải sử dụng khi theo học
chương trình thạc sĩ chuyên về luật công ty và chứng khoán này6.
Trong các chương trình đào tạo của Đại học Harvard cũng có tình
trạng tương tự. Trong toàn bộ các chương trình đào tạo ở các cấp học khác
nhau, đại học, thạc sĩ và tiến sĩ, Trường cũng chỉ liệt kê các môn học, thời
lượng, các yêu cầu đối với việc tích lũy kiến thức chứ không hề có bất cứ
chỉ dẫn nào về tài liệu giáo trình được sử dụng chính thức trong các môn
học. Chương trình đào tạo thiết kế cho cho năm học 2004-20057 liệt kê 400
môn học về các chuyên ngành khác nhau bao gồm 40 môn về luật tổ chức
kinh doanh, thương mại và tài chính, 30 môn học về luật hiến pháp và lý
luận về pháp luật; 15 môn học về luật hình sự v.v... không có chỉ dẫn nào về
tài liêu sử dụng chính thức cho môn học.
Trong chương trình đào tạo của Đại học Quốc gia Singgapo, chúng
ta cữig chỉ có thể tìm thấy các môn học, các yêu cầu của môn học và tên
5. Xen Studying lavv in Australia 2005. CALD 2004. IưSN 1038-975X.
6. Law2004. Postgraduate Handbook. Faculty of Law, Ưniversity of Melboume.
7. http//www Jaw.harvard.edu/academics/regisfrar/catalog/

14


tuổi các giáo sư, giảng viên sẽ đảm nhiệm môn học đó. Trong toàn bộ những
liệt kê về môn học của các chương trình đào tạo khác nhau (cừ nhân, thạc sĩ,
tiến sĩ) không có chỉ dẫn nào về tài liệu mà sinh viên cần phải mua, mượn
hay vào thư viện để đọc8.
Khác với ở các nước đã nêu, trong chương trình đào tạo của cẩc
trường đại học tại Liên bang Nga thì có các chỉ dẫn về tài liệu. Có lẽ ảnh
hường của mô hình đào tạo dưới thời kỳ Xô viết vẫn còn để lại những dấu

ấn sâu đậm. Trước đây, trong các chương trình giảng dạy ở các trường đại
học trong thời kỳ Xô viết, sinh viên được thông báo những yêu cầu cụ thể
của mòn học và tài liệu chính thức, tài liệu tham khảo mà sinh viên phải tìm
kiếm cể đọc. Đối với các môn thuộc khoa học chính trị Mác - Lênin, tài liệu








7



tham khảo chính thức là các tác phẩm kinh điển và giáo trình được qui định
trong chương trình. Đối với các môn luật thì tài liệu học tập chính thức là
các giao trình luật được xác định trong chương trình.
Việt Nam cũng có tinh trạng giống như ở Liên bang Nga. Sinh viên
lụật ợ các cơ sở đào tạo của Việt Nam học theo các giáo trình được chọn
làm tà liệu chính thức. Sinh viên phải theo đúng các kiến thức được thể hiện
trong giáo trình. Các kiến thức này thường được coi là chuẩn ở mức độ nhất
định. Việc đánh giá kết quả học tập của sinh viên được xác định căn cứ vào
mức tiếp thu các kiến thức từ giáo trình. Việc mở rộng kiến thức ra ngoài
phạm /i giáo trình không được khuyến khích, thậm chí chứa đựng rủi ro bị
giảng àên cho điểm kém.
Như vậy, có thể thấy rõ một sự khác nhau khá xa trong cách tiếp cận
vấn đe học liệu ở các nước. Đối với một số nước (không nhiều) các cơ sở
đào tạo xác định giáo trình chính thức của môn học được sử dụng. Sinh viên

buộc Ịhải học theo giáo trình này có kèm theo một số tài liệu, giáo trình
khác nang tính chất tham khảo. Mỗi môn học gần như chỉ có một giáo trình
được (họn chính thức. Cách tiếp cận này đối với vấn đề học liệu có những
8. Xem. ỉttp://law.nus.edu.sg/currenƯcourse/compulsory.htm

15


ưu đi'ểm của nó. Ưu điểm dễ nhận thấy là nó tạo ra được sự thống nhất giữa
nhữn.g người dạy về nội dung của môn học hay môn học. Để đánh giá mức
độ tiếp thu của sinh viên thì giáo trình chính thức cũng tạo ra được sự thống
nhất mhất định và đó chính là ưu điểm thứ hai.
Thứ ba, việc biên soạn giáo trĩnh chính thức về cơ bản là do đội ngũ
giảng viên của cơ sở đào tạo thực hiện và do Hội đồng khoa học và đào tạo
(hay định chế tương tự) xem xét và hiệu trưởng quyết định. Thực tế này dẫn
đến một hệ quả tích cực là giảng viên được thu hút sâu hơn vào hoạt động
nghiên cứu tài liệu và chuẩn bị giảng dạy.
Tuy nhiên, cũng có thể thấy ngay là cách tiếp cận này có những hạn
chế rất lớn. Hạn chế đáng lưu ý nhất là khả năng tiếp cận của sinh viên đối
với những thành tựu của khoa học pháp lý rất thấp. Bị gò trong những kiến
thức đã module hóa, sinh viên không muốn vươn đến những tri thức khác.
Tiếp đó, bản thân giáo viên cũng chỉ biết đến giáo trình của mình, chăm lo
cho nó kể cả từ việc bảo vệ các quan điểm đến việc tiêu thụ sách. Tình trạng
giảng viên buộc sinh viên phải mua sách của mình soạn ra không phải là
điều hiểm thấy trong thực tiễn của Việt Nam và của các cơ sở đào tạo luật.
Một hạn chế tiếp theo là việc sử dụng giáo trình chính thức của một trường
tạo ra một tính cục bộ, sự thiếu năng động trong việc tiếp thu những thành
tựu từ các cơ sở đào tạo và nghiên cứu khác. Trong khi có những giáo trình,
những chuyên khảo do các nhà khoa học nổi tiếng biên soạn về một môn
khoa học cụ thể không được sử dụng thì nhiều cơ sở đào tạo lại buộc các

giảng viên vừa mới tốt nghiệp biên soạn giáo trình riêng. Tuy nhiên, hạn chế
lớn nhất của cách tiếp cận này đối với vấn đề học liệu là sự thụ động của
sinh viên trong việc tự học tập và nghiên cứu.
Chính vì những hạn chế này, phần lớn các cơ sở đào tạo trên thế giới
không chọn giải pháp buộc phải có giáo ừình chính thức cho các môn học.
Các cơ sở đào tạo này đặt ra các yêu cầu rất chi tiết đổi với mỗi môn học.
Ngiười học và người dạy phải làm sao đạt được những yêu cầu đó, còn cách

16


thức làm sao đạt được chúng thì hoàn toàn do giảng viên quyết định. Ví dụ,
trong chương trình đào tạo luật của Đại học Melboume việc học môn học
Luật môi trường quốc tế cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Người học cần đánh giá được nhu cầu đối với Luật môi trường

- Hiểu biết các nguyên tắc cơ bản, các quan điểm cơ bản của Luật
môi trường quốc tế;
- Phân tích một cách có phê phán sự đóng góp của các án lệ và hiệp
ước, các định chế vào sự phát triển của luật môi trường quốc tế;
- Chỉ ra được các điểm yếu của chế độ môi trường quốc tế hiện tại và
phương thức khắc phục chúng, hoàn thiện luật môi trường quốc tế.
- Phát triển kỹ năng tư duy pháp lý phê phán, nghiên cứu pháp lý
thông qua việc đánh giá các vấn đề liên quan đến luật môi trường quốc tế.
Nội dung của môn học cũng được xác định khá cụ thể. Những vấn
đề cơ bản của môn học này là: Nhu cầu đối với luật môi trường quốc tế và
sự phát triển của nó; các nguyên tắc và quan điểm cơ bản cần cho việc nhận
thức luật môi trường quốc tế; các định chế, các chủ thể bị lôi cuốn vào việc
định hình và thực thi luật môi trường quốc tế; các án lệ và các hiệp ước chủ
yếu về luật môi trường quốc tế; sự liên quan của luật môi trường quốc tế đối

với Australia về các vấn đề như thay đổi khí hậu, di sản thiên nhiên, đa dạng
sinh học.
Một lý do khác là hiện nay ở các cơ ở đào tạo, những môn học mà
chúng ta quen gọi là ngành khoa học luật được chia nhỏ thành các môn học
khác nhau. Việc chia nhỏ này nhằm tạo cho người học chọn không phải toàn
bộ môn học mà chỉ những phân có liên quan tới chuyên ngành của mình để
học. Những môn học nhỏ này có độ liên thông khá cao giữa các cơ sở đào
tạo nên việc lựa chọn chúng để học thay thế

17


dễ dược thực hiện. Ví dụ môn, người nào theo học chuyên ngành luật hình
sự ở Trường đại học Luật Havớt sẽ tìm thấy 15 môn học sau đây9:
1. Tố tụng hình sự nâng cao
2. Chứng cứ (môn AI và A2)
3. Chứng cứ (của B l, B2, và B3)
4. Chứng cứ
5. Luật hình sự Liên bang
6. Luật sư công
7. Luật hình sự quốc tế;
8. Vai trò của công tố;
9. Nhập môn về bào chữa: Tư pháp hình sự
10. Nhập môn về bào chữa: Triển vọng của hoạt động công tố
11. Lịch sử pháp luật: Lịch sử Luật Tố tụng hình sự Mỹ
12. Các vấn đề về khủng bố;
13. Nghề luật: Chiến thuật, Đạo đức trong tranh tụng hình sự;
14. Khủng bố trong thế kỷ 21
15. Xử lý các chứng cứ khoa học tại tòa án.
Nếu ở các cơ sở đào tạo khác có những môn học tương tự thì sinh viên

có thề theo học ở đó nếu vì lý do nào đó không học được ở trường Havớt.
Dĩ nhiên, việc chia nhỏ các môn học như thế thì khó có thể đòi hỏi
có giáo trình chính thức vì các môn học thay đổi theo năm học. Có môn học
năm này được thực hiện song năm sau không được thực hiện do không có
ngưci chọn, không có giảng viên thích hcrp hay do giảng viên chuyển sang nơi
khác Toàn bộ tài liệu mà sinh viên cần tham khảo đềudo giảng viên xácđịnh
9. http//www.law.harvard.edu/academics/registrar/catalog/

18


và nêu trong chương trình môn học (syllabus). Thông thường, giảng viên
hướng dẫn để sinh viên đọc các cuốn sách mà theo họ sinh viên có thể có điều
kiệr. đáp ứng tốt nhất các yêu cầu mà cơ sở đào tạo đặt ra đối với môn học. Bất
cú cuốn sách nào về môn học, bất luận của giáo sư nào, trong nước hay nước
ngoài, đều có thể được sử dụng để học theo chỉ dẫn của giảng viên. Bên cạnh
đó, những sinh viên nhận thêm bộ tài liệu do các giáo sư thu thập hệ thống
hóa Sinh viên nếu không đọc các cuốn sách được giáo sư gợi ý và không
đọc tập tài liệu phát trước khi lên lớp thì khó có thể hiểu nổi giáo sư đang giảng
điềi gì. Khi bị chỉ định nêu quan điểm của mình về các vấn đề mà giáo sư
đưa ra trong giờ giảng thì việc không đọc trước tài liệu sẽ đặt sinh viên vào
một trạng thái bất lợi về kết quả học tập và cả về danh dự bản thân. Không
thể .lai ba lần giảng viên hỏi đều trả lời không biết hoặc không hiểu sự kiện
mà giảng viên đang đề cập xuất phát từ đâu. Như thế, sự đa dạng về tài liệu
(đồtg nghĩa vói sự đa dạng về kiến thức) giúp cho sinh viên có một cách nhìn
bao quát và đầy đủ hơn kể cả về thực tiễn lẫn lý luận, trong phạm vi một
nưóc và cả tầm quốc tế đối với nội dung đang được học tập và nghiên cứu.
1.3.2. Giáo trình chuẩn đào tao đai hoc luât ở ViêtNam





«





Với việc tiếp cận vấn đề học liệu của các trong các trường đại học
của nhiều nước trên thế giới và thực tiễn đào tạo đại học luật của Việt Nam
hiệr nay, vấn đề được đặt ra là có cần hay không cần giáo trình chính thức
chotừng môn học trong chương trình đào tạo đại học luật?
Hiện tại, các cơ sở đào tạo luật ở nước ta đã có các giáo trình cho
phầi lớn các môn học như Luật tài chính, Luật ngân hàng, Luật hình sự,
Luậ tố tụng dân sự v.v... Các giáo trình mới của các môn học này cũng
đưọ: biên soạn trong thời gian gần đây nhằm đáp ứng với những thay đổi rất
lớn rong chương trình đào tạo. Với thực trạng đào tạo luật hiện nay, xét cả
về ô i ngũ lẫn các điều kiện khác, việc xác định các giáo trình được sử dụng
chocác môn học cụ thể vẫn cần được duy trì. Điều này xuất phát từ những
lý ỏ cơ bản sau đây:

19


Một là, nền khoa học pháp lý của ta chưa phát triển đến mức độ có
thể tạo ra những công trình kinh điển, có giá trị lớn về học thuật ở tầm
quốc gia đối với các môn học luật. Chẳng hạn, nếu như ở lĩnh vực sử học,
ngôn ngữ chúng ta có những công trình lớn của GS. Trần Văn Giàu, GS.
Phạm Huy Thông, GS. Vũ Khiêu, GS. Nguyễn Tài cẩn có thể dùng làm
giáo trình hoặc tài liệu học tập chính thức ở nhiều trường mà không gặp

phải sự phản ứng nào do thiếu tính chính xác, tính hàn lâm của chúng thì
ngược lại ở lĩnh vực luật học chưa có được điều kiện này. Điều này cũng
dễ hiểu vì khoa học pháp lý Việt Nam còn quá non trẻ, lại gắn liền với
nhiều thay đổi cơ bản trong đời sống, chính trị của đất nước trong hai chục
năm vừa qua. Trong hoàn cảnh này, việc giáo viên tự chọn ra một vài cuốn
sách làm tài liệu chính thức cho việc giảng dạy và học tập một môn luật cụ
thể khó tạo ra được sự đồng thuận. Sự can thiệp của Hội đồng khoa học và
đào tạo hay định chế tương ứng vào vấn đề học liệu là nhằm tạo ra sự đồng
thuận đó.
Hai là, chương trình đào tạo và cách thực hiện như hiện nay chưa
cho phép giảng viên đại học, thậm chí giảng viên sau đại học tự lựa chọn
học liệu cần thiết cho môn giảng của mình. Mỗi môn giảng không phải chỉ
do một giảng viên thực hiện mà do 3, 4 người, thậm chí 8, 9 người thực
hiện. Chính sự tham gia của nhiều giảng viên như vậy dẫn đến nhu cầu phải
thống nhất nội dung giảng và tài liệu giảng dạy. Giáo trình chính thức của
cơ sở đào tạo có khả năng đáp ứng đòi hỏi này.
Ba là, vấn đề phương pháp đào tạo. Có thể nhận thấy dễ dàng rằng,
phần lớn các môn học, môn học trong Trường Đại học Luật Hà Nội cũng
như các cơ sở đào tạo khác đều được thực hiện theo phương pháp thuyết
giảng. Giảng viên lên lớp thuyết giảng, thậm chí đọc cho sinh viên những
kiến thức được xác định trong giáo trình. Bám sát giáo trĩnh được coi như là
một yêu cầu bắt buộc đối với người giảng. Việc mở rộng kiến thức chỉ có
thể xảy ra với giảng viên có kinh nghiệm, chịu khó nghiên cứu và có nhiều

20


thông tin. Việc mợ rộng kiến thức so với giáo trình trong thực tế là không
nhiều. Tuy ở mức độ đáng kể, các giảng viên của Trường Đại học Luật Hà
Nội cũng như ở các cơ sở đào tạo khác đang áp dụng các phương pháp đào

tạo mới song về cơ bản thì phương pháp thuyết giảng (lecturing) vẫn đang
thắng thế. Với phương pháp thuyết giảng, việc buộc sinh viên đọc thêm tài
liệu theo hướng dẫn của giảng viên rất hạn chế. Giảng viên không có cơ hội
kiểm tra xem học viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu hay không. Trong khi
đó, trong các cơ sở đào tạo ở nước ngoài, với phương pháp đối thoại, giảng
theo vần đề hoặc theo tình huống, giảng viên hoàn toàn có cơ hội kiểm tra
việc sinh viên có tuân thủ yêu cầu đọc tài liệu và tự phát triển kiến thức của
mình hay không. Khi thuyết giảng, nhất là trong điều kiện giảm tải thời
lượng đứng trên bục như hiện nay, giảng viên không thể có điều kiện kiểm
tra việc tự học của sinh viên. Dù có yêu cầu sinh viên đọc bài này hay bài
kia, song nếu thiếu sự kiểm tra thì giảng viên không thể buộc sinh viên phải
thực hiện nhiệm vụ được giao. Tính thụ động của giảng viên tất yếu dẫn đến
tính thụ động và đối phó của sinh viên trong học tập. Tình trạng này có thể
nhìn thấy rõ ở nhiều cơ sở đào tạo đại học nói chung và đào tạo đại học luật
nói riêng ở nước ta. Vì thế, việc chuyển từ chế độ đào tạo theo niên chế sang
chế độ đào tạo theo tính chỉ là một trong những giải pháp để khắc phục
những hạn chế đó.
Thế nào là một giảo trình chuẩn đào tạo đại học luật? Khía cạnh
đầu tién cần xem xét là khái niệm chuẩn. "Chuẩn" trong tiếng Việt có nghĩa
là đáp ứng những tiêu chuẩn nhất định và cũng có nghĩa là hoàn thiện ở mức
độ có thể trờ thành tiêu chí so sánh. Từ đó có thể suy ra rằng giáo trình
chuẩn là giáo trình đạt đến mức hoàn thiện cao, trở thành giáo trình được sử
dụng để xác định mức độ hoàn thiện của các giáo trình khác hoặc giáo trĩnh
đáp ứng được những tiêu chuẩn nhất định. Hiểu theo nghĩa thứ nhất thì các
giáo trình được sử dụng trong các cơ sở đào tạo luật của Việt Nam hiện nay
khó được coi là hoàn thiện. Chẳng hạn, kết quả khảo sát giáo trình được sử

21



×