Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy học phần các hợp đồng trong thương mại

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (16.59 MB, 187 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


>





K H O A PHÁP LUẬT KINH TẾ

ĐỂ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

XÂY DỰNG NỘI DUNG VÀ PHUUNG PHÁP
GIẢNG DẠY HỌC PHẦN CÁC HỌP DỔNG
TRONG THƯONG MẠI


MÃ SỐ: LH-08-12/ĐHL

THƯ VIỆN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC L Ú Ậ T HÀ NỘI
PHONG Đ O C

HÀ NỘI - 2008


NHỮNG NGƯỜI THAM GIA THỰC HIỆN ĐỂ TÀI

1



TS Nguyễn Thị Dung

Trưởng Bộ môn Luật Thương

Chủ nhiệm đề tài

mại - Đại học Luật Hà Nội

Tác giả Chuyên đề
4 ,5 ,9 , 13
Thư ký đề tài

Bộ môn Luật Thương mại
2

Tác giả Chuyên đề

ThS Đoàn Trung Kiên
Đại học Luật Hà Nội

6,7
Trưởng Phòng Tổng hợp
3

TS Đồng Ngọc Ba

4

ThS Lê Thị Hải Ngọc


5

Tác giả Chuyên đề 1

Bộ Tư Pháp
Trưởng Bộ môn Luật Kinh tế

Tác giả Chuyên đề

Khoa Luật - Đại học Huế

11

Bộ môn Luật Thương mại

Tác giả Chuyên đề 2

ThS Trần Bảo Ánh
Đai hoc Luât Hà Nôi
Bộ môn Luật Thương mại

6

Tác giả Chuyên đề 3

ThS Nguyễn Thị Yến
Đại học Luật Hà Nội

7


ThS Lê Thị Kim Hoa

8

GV Vũ Phương Đông

Văn phòng Chính Phủ

Tác giả Chuyên đề 8

Bộ môn Luật Thương mại

Tác giả Chuyên đề

Đại học Luật Hà Nội

10, 12


MỤC LỤC
Trang
BÁO CÁO TỔNG THUẬT

1

NỘI DUNG NGHIÊN c ứ u CỦA ĐỂ TÀI
PHẦN THỨ NHẤT Cơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHAN
“MỘT SỐ HỢP ĐỒNG TRONG THƯƠNG MẠI” TẠI
TRƯỜNG ĐAI HOC LUÂT HÀ NÔI


19
20

Thực tiễn pháp luật Việt Nam về hợp đổng trong
Chuyên đề 1

thương mại và yêu cầu của việc giảng dạy hợp đồng

20

trong thương mại
Vị trí, vai trò của học phần "Một số hợp đồng trong
Chuyên đề 2

lĩnh vực thương mại” trong chương trình đào tạo cử

31

nhân luật
Thực trạng nội dung giảng dạy học phần “Một số
Chuyên đề 3
PHẦN THỨ HAI

hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”
NỘI DUNG GIẢNG DẠY HỌC PHAN “MỌT s ổ HỢP
ĐỒNG TRONG LĨNH VƯC THƯƠNG MAI”

39
47


Chuyên đề 4

Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

47

Chuyên đề 5

Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá

64

Chuyên đề 6

Hợp đồng nhượng quyền thương mại

82

Chuyên đề 7

Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp

102

Chuyên đề 8

Hợp đồng thương mại điện tử

119


Chuyên đề 9

Hợp đồng hợp tác kinh doanh

133

Hợp đồng thành lập công ti

147

PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY VÀ MỌT s ổ KIÊN NGHỊ
LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC GIANG d ạ y học ph a n “MỘT
SỐ HƠP ĐỒNG TRONG LĨNH VƯC THƯƠNG MAI”

159

Chuyên đề 10
PHẦN THỨ BA


..
Chuyên đề 11

Phương pháp giảng dạy học phần “Một số hợp đồng
trong lĩnh vực thương mại ” - Thực trạng và giải pháp

...
159


Phân tích kết quả thăm dò ý kiến người học về nội
Chuyên đề 12

dung và phương pháp giảng dạy học phần "Một số

166

hợp đồng trong lĩnh vực thương mại"
Một số kiến nghị nâng cao chất lượng giảng dạy học
Chuyên đề 13

phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại ”

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

174

179


BÁO CÁO TÔNG THUẬT


1. Tính cấp thiết của đề tài
Áp dụng Chương trình đào tạo đại học (ban hành kèm theo Quyết
định số 709/ĐT ngày 4/6/2003) của Trường Đại học Luật Hà Nội, từ năm
2004, bộ môn Luật thương mại đã thực hiện giảng dạy học phần “Một số hợp
đồng trong lĩnh vực thương mại ” cho sinh viên chuyên ngành pháp luật kinh tế
các khoá 26 (2004), khoá 27 (2005), khoá 28 (2006), khoá 29 (2007) và tiếp
tục giảng cho khoá 30 vào đầu năm 2008 (kể cả các lớp văn bằng 2 chính

quy). Đây là một trong bốn học phần bắt buộc thuộc nội dung đào tạo chuyên
ngành pháp luật kinh tế, số lượng 30 tiết, tương đương 2 đơn vị học trình. Học
phần này được giảng dạy trong bối cảnh sinh viên đã được học các quy định
chung về hợp đồng trong Luật dân sự, các quy định về các hoạt động thương
mại trong Luật thương mại và sau đó, sinh viên sẽ được học tiếp 20 tiết về “Kỹ
năng đàm phấn và soạn thảo hợp đồng trong thương mại

Với vị trí này trong

chương trình đào tạo, học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương m ạ i”
có nhiệm vụ giúp người học nghiên chuyên sâu về một số hợp đổng trong lĩnh
vực thương mại - đây là phần kiến thức mà các môn Luật dân sự, Luật thương
mại chưa có điều kiện thực hiện. Đồng thời, có thể xem phần kiến thức
chuyên ngành này đóng vai trò làm điều kiện tiên quyết để người học nghiên
cứu và thực hành có hiệu quả học phần tiếp theo là “K ỹ năng đàm phán và
soạn thảo hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”. Thực tiễn giảng dạy và học
tập cho thấy, học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” đã thực
sự bổ sung được nhiều kiến thức chuyên ngành cho sinh viên, đặc biệt là đối
với những loại hợp đồng có “tính mới” trong đời sống kinh tế và pháp lý.
Cũng như tình trạng chung của việc dạy và học nhiều học phần bắt
buộc và học phần tự chọn khác, do không phải là môn học bắt buộc cho sinh
viên toàn trường nên học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”
đã được giảng dạy cho 4 khoá sinh viên chính quy và nhiều lớp văn bằng 2
trong tìih trạng “học chay”, không có giáo trình hay tập bài giảng chính thức.
Nội dung giảng dạy cũng chưa được chuẩn hoá và chủ yếu dựa trên kết quả tự
nghiên cứu (mang tính cá nhân) của giáo viên được phân công giảng dạy.

1



Thực tế, do tính mới của học phần này cũng như của nội dung đưa vào chương
trình giảng dạy, Bộ môn cũng chỉ phân công mỗi giáo viên nghiên cứu và
giảng dạy về một hoặc hai loại hợp đồng mà thôi. Việc học của sinh viên
cũng gặp nhiều khó khăn vì thiếu học liệu. Việc dạy của giáo viên cũng ít
nhiều bị hạn chế vì thiếu giáo cụ (giáo trình, tập bài giảng) chính thức. Việc
kiểm tra, đánh giá cuối môn học do đó cũng gặp khá nhiều bất cập. Vì
những lý do này, việc triển khai nghiên cứu nội dung và phương pháp giảng
dạy học phần “M ột s ố hợp đồng trong lĩnh vực thương m ạ i” là thực sự quan
trọng và mang tính cấp thiết.
2. Tình hình nghiên cứu
Từ năm 2005, khi Luật Thương mại (2005) và Bộ luật Dân sự (2005)
được ban hành và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế (1989) bị huỷ bỏ, sự điều chỉnh
pháp luật đối với các quan hệ hợp đồng nói chung và hợp đồng trong thương
mại và đầu tư nói riêng có sự thay đổi căn bản. Theo đó, Pháp lệnh hợp đồng
kinh tế (1989) không còn là căn cứ đàm phán, thoả thuận và ký kết các hợp
đồng vì mục đích kinh doanh (trước đây thường được gọi là hợp đồng kinh tế).
Bộ luật Dân sự trở thành “cái gốc” của mọi sự thoả thuận liên quan đến tài
sản, bên cạnh đó còn có các “luật riêng, luật chuyên ngành” như Luật thương
mại, Luật các tổ chức tín dụng, Luật kinh doanh bảo hiểm, Bộ luật hàng hải,
Pháp lệnh bưu chính viễn thông

V .V ..

cùng điều chỉnh quan hệ hợp đồng trong

từng trường hợp cụ thể. Nhiều hợp đồng là sự thể hiện các quan hệ kinh tế pháp lý rất mới như nhượng quyền thương mại, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng
quyền chọn, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp...
Đối với khoa học pháp lý, tiếp nhận sự đổi mới lớn này của hệ thống
pháp luật về hợp đồng, nhu cầu tìm hiểu pháp luật về hợp đồng trong thương
mại càng trở nên cần thiết, trong khi đó, từ năm 2005 trở lại đây, trên phạm vi

cả nước có rất ít sách hay công trình nghiên cứu tổng thể và chuyên sâu về các
hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Các giáo trình đã xuất bản của Đại học
Luật Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác cũng không có những nội dung cần
thiết, đáp ứng đầy đủ cho việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập học phần
chuyên ngành kinh tế bắt buộc này.

2


v ề khoa học sư phạm, nghiên cứu xây dựng nội dung chương trình của
môn học, đặc biệt là đối với những môn học hay học phần mới là công việc
cần thiết và thực sự đóng góp tích cực và hiệu quả cho hoạt động đào tạo. Điều
này đã được chứng minh thông qua việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của một
số đề tài thuộc dạng này như: Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường “Cơ sở
lý luận và thực tiễn của việc giảng dạy môn Luật Chứng khoán và thị trường
chứng khoán” (2004) do Tiến sỹ Phạm Thị Giang Thu (Đại học Luật Hà Nội)
làm chủ nhiệm; đề tài “Cớ" sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng nội dung
chương trình môn học Luật Cạnh tranh” (2005) do Tiến sỹ Bùi Ngọc Cường
(Đại học Luật Hà Nội) làm chủ nhiệm... Học phần “Một số hợp đồng trong
lĩnh vực thương mại” được đưa vào chương trình đào tạo từ năm 2004 cho
khoá 26 song từ đó đến nay, chưa có công trình nghiên cứu hay hội thảo khoa
học nào được thực hiện để xây dựng và hoàn thiện nội dung và phương pháp
giảng dạy của học phần này.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Đáp ứng nhu cầu cấp thiết của việc giảng dạy ở bậc đại học và nhu cầu

học tập của sinh viên chuyên ngành luật kinh tế - Trường Đại học Luật Hà
Nội, mục đích của việc nghiên cứu đề tài này là cung cấp học liệu cho sinh

viên và giáo cụ (tập bài giảng) cho giảng viên khi thực hiện học phần bắt buộc
“Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”.
Đề thực hiện mục đích đích này, Ban chủ nhiệm đề tài đặt ra nhiệm vụ
nghiên cứu là:
- Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng giảng dạy học phần “Một số hợp
đồng trong hoạt động thương mại” tại trường Đại học Luật Hà Nội;
- Xác định các loại hợp đổng cần đưa vào chương trình giảng dạy của
học phần;
- >;ác định những nội dung cần giảng dạy đối với từng loại hợp đồng (yêu cầu
bài viếi phải cụ thể để có thể nâng cấp thành tập bài giảng hoặc giáo trình);
- Fhân tích rõ thực trạng và giải pháp đối với phương pháp giảng dạy học
phần “Vlột số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;

3


-

Đề xuất các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy học

phần “ Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”
4. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu về “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” với tính chất là
một h ọc phần, một bộ phận kiến thức trong chương trình đào tạo đại học của
trường Đại học Luật Hà Nội, đề tài xác định phạm vi nghiên cứu trên cơ sở có
tính đến sự liên thông về kiến thức với các môn học liên quan. Từ góc độ khoa
học sư phạm và khoa học pháp lý, phạm vi nghiên cứu của đề tài là tổng hợp
quy định pháp luật về một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại và phương
pháp sư phạm có thể áp dụng hiệu quả trong giảng dạy các hợp đồng đó, bao
gồm: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở

Giao dịch hàng hoá, hợp đồng nhượng quyền thương mại, hợp đồng tham gia
bán hàng đa cấp, hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng thương mại điện tử.
5.

Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện với các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống

kê, phương pháp nghiên cứu lý luận kết hợp với thực tiễn... để làm rõ từng nội
dung đề tài và của từng chuyên đề, nhằm đạt được những nhiệm vụ đã xác định
của đề tài.
6. Tình hình và tiến độ thực hiện đề tài:
Sau khi đề tài được Hội đồng khoa học nhà trường chấp nhận, từ tháng
1/2008, Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên đã tiến hành các hoạt động
cẩn thiết theo đúng tiến độ.
T h ứ n hấ t, Ban chủ nhiệm đề tài và các thành viên đã họp thống nhất đề
cương nghiên cứu và tiến hành bảo vệ đề cương đó tại Hội đồng do Phòng
Quản lý Khoa học đề nghị thành lập. Tiếp thu ý kiến đóng góp của Hội đồng
bảo vệ đề cương nghiên cứu, Ban chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu đã
thống nhất triển khai nghiên cứu đề tài theo 3 phần và 13 chuyên đề nghiên
cứu. Đó là: Phần thứ nhất: Cơ sở khoa học của việc giảng dạy học phần “Một
số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại” tại Trường Đại học Luật Hà Nội;
Phần thứ hai: Nội dung giảng dạy học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực

4


thương mại”; Phần thứ ba: Phương pháp giảng dạy và một số kiến nghị liên
quan đến việc giảng dạy học phần “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương
mại” tại Trường Đại học Luật Hà Nội. 13 chuyên đề gồm có:
Chuyên đề 1: Thực tiễn pháp luật về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại

và yêu cầu của việc giảng dạy hợp đồng trong thương mại
Chuyên đề 2: Vị trí, vai trò của học phần “Một số hợp đổng trong lĩnh vực
thương mại” trong chương trình đào tạo cử nhân luật
Chuyên đề 3: Thực trạng nội dung giảng dạy học phần “ Một số hợp đồng
trong lĩnh vực thương mại”
Chuyên đê 4: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Chuyên đề 5: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hoá
Chuyên đề 6: Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Chuyên đề 7: Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Chuyên đề 8: Hợp đồng thương mại điện tử
Chuyên dể 9: Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Chuyên đ ề 10: Hợp đồng thành lập công ty
Chuyên đề 11: Phương pháp giảng dạy học phần “Một số hợp đồng trong
lĩnh vực thương m ại” - thực trạng và giải pháp
Chuyên đề 12: Phân tích kết quả thăm dò ý kiến người học về nội dung và
phương pháp giảng dạy học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại"
Chuyên đề 13: Một số kiến nghị nâng cao chất lượng giảng dạy học phần
“Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”
Thứ hai, các chuyên đề đã được nhóm nghiên cứu triển khai khẩn trương,
nghiêm túc nhằm đáp ứng kịp thời nhu cầu giảng dạy chuyên đề hợp đồng trong
thương mại theo hình thức đào tạo tín chỉ. Trong quá trình nghiên cứu, các tác
giả đã cố gắng thực hiện đầy đủ những định hướng chung của việc triển khai
nghiên cứu đề tài và định hướng của nhà trường trong việc chuyển các học phần
bắt buóc và tự chọn sang phần giảng dạy chuyên đề khi áp dụng học chế tín chỉ.

5


Thứ ba, Ban chủ nhiệm đề tài tập hợp các chuyên đề và góp ý chỉnh sửa
hoàn thiện nội dung các bài viết.

Thứ tư, dựa trên kết quả nghiên cứu của các bài viết, Ban chủ nhiệm đề tài
viết Báo cáo tổng hợp và đánh giá kết quả thực hiện đề tài.
7. Những đóng góp về khoa học pháp lý và khoa học sư phạm
Đề tài được hoàn thành với những đóng góp mới cho khoa học pháp lý và
khoa học sư phạm, đó là:
- Phân tích rõ và có hệ thống thực tiễn pháp luật Việt Nam về hợp đồng
tron? lĩnh vực thương mại để từ đó xác định các yêu cầu của việc giảng dạy
pháp luật về hợp đồng nói chung và hợp đổng thương mại nói riêng;
- Xây dựng được “Tập bài giảng” - là giáo cụ và học liệu cho hoạt động
giảng dạy, học tập học phần: “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;
- Phân tích tổng quan các phương pháp truyền thống và hiện đại trong
giảng dạy đại học và các phương pháp có thể áp dụng hiệu quả trong việc
giảng dạy hợp đồng trong thương mại;
- Đề xuất các kiến nghị hữu ích và khả thi liên quan đến phương pháp và
nội dung giảng dạy “Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại”;
- Đề xuất chỉnh sửa một số vấn đề có liên quan trong “Chương trình đào
tạo đại học” của Trường Đại học Luật Hà Nội;
- Đề xuất lịch trình giảng dạy chuyên đề "Một số hợp đồng trong thương
mại" áp dụng cho đào tạo theo học chế tín chỉ).
8. Kết quả nghiên cứu của đề tài:
8.1. Thực trạng về nội dung và phương pháp giảng dạy học phần "Một sô
hợp dồng trong thương mại"
Học phần Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại được đưa vào
chương trình đào tạo cử nhân luật của trường Đại học Luật Hà Nội khi xây
dựng chương trình khung (2003 - 2004). Đây là học phần thuộc khối kiến thức
bắt buộc của sinh viên chuyên ngành luật kinh tế, được phân bổ 30 tiết (15 tiết
lý thuyết và 15 tiết thực hành). Sinh viên các chuyên ngành khác không học

6



học phần này. v ề nội dung, tương ứng với 6 buổi giảng, bộ môn chọn giảng 6
trong số các hợp đồng: Hợp đồng hợp tác kinh doanh, hợp đồng nhượng quyền
thương mại, hợp đồng mua bán doanh nghiệp, hợp đồng trong xây dựng, hợp
đồng thương mại điện tử, hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn, hợp đồng
vận chuyển hàng hoá, hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp...
Sau 5 khoá học, quá trình dạy và học gặp một số thuận lợi và khó khăn
như sau:
- Học sinh tiếp nhận việc học với thái độ tích cực và mong muốn tìm hiểu
chuyên sâu về các hợp đồng có tính mới trong lĩnh vực thương mại;
- Cơ cấu về nội dung chương trình chưa thống nhất, việc chọn giảng hợp
đồng nào đôi khi phụ thuộc vào người giảng (có người giảng được thì xếp giờ);
- Nội dung giảng dạy do giáo viên chủ động nghiên cứu và truyền bá sản
phẩm nghiên cứu của mình đến sinh viên;
- Khó khăn về học liệu dẫn đến tình trạng "học chay" của sinh viên;
- Phương pháp thuyết trình được áp dụng phổ biến và 30 tiết đều chủ yếu
giảng về lý thuyết...
Để kiểm nghiệm thêm về thực trạng này, nhóm nghiên cứu cũng đã tiến
hành khảo sát, lấy ý kiến người học là sinh viên Khoá 30, Khoa Pháp luật
kinh tế.
Những khó khăn và thuận lợi của thực tiễn giảng dạy được phân tích trên
đây là lý do để thực hiện đề tài "Xây dựng nội dung và phương pháp giảng dạy
học phần các hợp đồng trong thương mại".
Chương trình giảng dạy về hợp đồng thương mại ở các cơ sở đào tạo cử
nhân luật cũng bộc lộ một số điểm khác biệt.
Tại Khoa Luật - Đại học Cần Thơ, chương trình đào tạo theo học chế tín
chỉ được áp dụng từ năm 2006. Ngoài các môn học cơ bản (có nội dung liên
quan đến hợp đồng) được thiết kế tương tự Đại học Luật Hà Nội như môn học
Luật Dân sự, Luật Thương mại, Khoa Luật Đại học Cần Thơ có giảng dạy bổ
sung 2 môn là Luật Hợp đồng thông dụng (20 tiết, tương đương 1 tín chỉ) và


7


môn Kỹ năng đàm phán hợp đồng (1 tín chỉ) mà không có môn học hay
chuyên đề riêng về các hợp đồng trong thương mại1.
Tại Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, môn học Luật hợp đồng và
môn Kỹ năng đàm phán hợp đồng kinh tế và hoạt động tư vấn pháp luật được
đưa vào chương trình đào tạo cử nhân luật, sau khi học sinh học xong học
phần 2 môn Luật thương mại có nội dung là "Pháp luật về thương mại hàng
hoá và thương mại dịch v ụ " 2.
Tại Khoa Luật - Đại học Huế, chương trình giảng dạy về hợp đồng được
thiết kế trong nội dung của môn học Luật Dân sự, Luật Kinh tế và một
chuyên đề chuyên sâu "Pháp luật về hợp đồng" (30 tiết). Việc giảng dạy về
hợp đổng trong thương mại chủ yếu được thực hiện trong khuôn khổ môn
học Luật kinh tế với thời lượng khoảng 45 tiết. Nội dung giảng dạy học phần
về hợp đổng trong thương mại là các hợp đổng theo quy định của Luật
Thương mại3.
Tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, sinh viên chuyên ngành Luật
Kinh doanh thương mại sẽ được lựa chọn các chuyên ngành chuyên sâu sau
khi đã học xong Luật Thương mại ở chương trình cơ bản. Chương trình
chuyên sâu được chia thành 4 chuyên ngành: Luật kinh tế - lao động, Luật tổ
chức kinh doanh, Luật hợp đồng và Luật tài chính - ngân hàng; trong đó
chuyên ngành Luật hợp đồng cũng giảng dạy về những hợp đồng phổ biến và
thông dụng như: hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê tài sản, hợp đồng thuê
mua tài chính, luật hợp đồng so sánh, hợp đồng đại lý và hợp đồng vận tải với
tổng số 12 đơn vị học trình tương ứng với 180 tiết h ọ c...
Như vậy, dù với hình thức và nội dung không giống nhau, các cơ sở đào
tạo Luật trong cả nước đều có đưa vào chương trình giảng dạy một số nội
dung về hợp đồng trong hoạt động thương mại.

Sư tương đồng và khác biệt trong chương trình đào tạo ở các cơ sở đào
tạo luật cho thấy:

1 http ://w v w . ctu.edu.vn
2 http://w vw .hcm lu.edu.vn
1 N guồn: Bộ m ôn L uật K inh tế - K hoa luật - Đ ại học H u ế

8


(i) Việc giảng dạy về luật hợp đồng và hợp đồng trong thương mại là một
trong những nội dung cơ bản của chương trình đào tạo đại học chuyên ngành luật;
(ii) Tại mỗi cơ sở đào tạo, việc phân bố nội dung giảng dạy về hợp đồng
ở mỗi môn học có sự khác nhau;
(iii) Việc xây dựng nội dung chương trình giảng dạy về hợp đổng (ở mỗi
cơ sở đào tạo) phải phụ thuộc vào cơ cấu tổng thể của chương trình và sự phân
bổ nội dung giảng dạy giữa các môn học liên quan.
8.2.

Nội dung chương trình học phần "Một sô hợp đồng trong lĩnh

vực thương mại”
Nhiệm vụ của học phần Một số hợp đồng trong thương mại là giảng dạy
về một số hợp đồng cụ thể. Có nhiều loại hợp đồng được thiết lập trong hoạt
động thương mại nhưng thời lượng dành cho môn học lại có hạn, do đó, nội
dung chương trình học phần nên được xây dựng như sau:
- Mỗi buổi học về 1 loại hợp đồng là phù hợp. Như vậy, tương ứng với 6
buổi học chọn 6 hợp đồng để đưa vào chương trình giảng dạy.
- Tiêu chí để chọn 6 hợp đồng đưa vào giảng dạy là: Hợp đồng đó phải có
tính mới, tính phổ biến, tính điển hình. Nếu viết thành giáo trình hoặc tập bài

giảng, số lượng bài viết về các loại hợp đồng không nhất thiết giới hạn trong 6
bài về 6 loại hợp đồng mà có thể nhiều hơn, để vừa đáp ứng mục tiêu tự học
của sinh viên, vừa thuận lợi trong việc bộ môn sẽ chọn giảng những nội dung
phù hợp ở mỗi thời điểm và theo nhu cầu của người học. Các chuyênđề nghiên
cứu cũng triển khai theo hướng này và không gò ép trong khuôn khổ số lượng
bài và nội dung cụ thể sẽ giảng trên lớp. Trên cơ sở các nguyên tắc này, trong
khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Ban chủ nhiệm đề tài và
các cộng tác viên xây dựng nội dung giảng dạy học phần với 7 chuyên đề về
các hợp đồng:


Hợp đồng mua bán doanh nghiệp



Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch



Hợp đồng nhượng quyền thương mại

9


• Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp


Hợp đồng hợp tác kinh doanh




Hợp đồng thành lập công ty



Hợp đồng thương mại điện tử

Bài ỉ: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Pháp luật hiện hành cho phép nhận diện mua bán doanh nghiệp là sự
thoả thuận giữa bên mua và bên bán về việc chuyển giao quyền sở hữu có thu
tiền đối với một phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp. Tuy vậy, cũng có quan điểm
cho rằng mua bán doanh nghiệp chỉ có ý nghĩa là chuyển giao toàn bộ doanh
nghiệp cho chủ sở hữu khác. Trong bối cảnh pháp luật hiện hành còn rất thiếu
quy định về vấn đề này, khoa học pháp lý cũng còn tồn tại những ý kiến khác
nhau về nhận diện mua bán doanh nghiệp, bài giảng về hợp đồng mua bán
doanh nghiệp nên có các nội dung chính là: Giới thiệu tổng quan về mua bán
doanh nghiệp (tư liệu để sinh viên tự đọc); Đặc điểm về chủ thể, nội dung, hình
thức của hợp đồng mua bán doanh nghiệp; Một số điều khoản đặc thù của hợp
đồng mua bán doanh nghiệp như điều khoản về đối tượng của hợp đổng, xác
định trị hợp đồng, giao nhận doanh nghiệp, quyền sử dụng và khai thác giá trị
tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp, chuyển giao quyền và nghĩa vụ...
Bài 2: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua sở giao dịch hàng hóa
Mua bán hàng hoá qua sở giao dịch mới được quy định trong pháp luật
Việt Nam với hai loại hợp đồng là hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn.
Thực tiễn hoạt động thương mại đã hình thành hai loại hợp đồng này mặc dù
chưa có sỏ Giao dịch hàng hoá nào (với đúng nghĩa của nó) được thành lập ở
Việt Nam. Trong bối cảnh này, nội dung bài giảng nên tập trung làm rõ các
vấn đề: Giới thiệu tổng quan về thị trường hàng hoá giao sau và Sở Giao dịch
hàng hoá(tư liệu để sinh viên tự đọc), khái niệm và đặc điểm của hợp đồng kỳ
hạn và hợp đổng quyền chọn, phân biệt hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng mua

bán hàng hoá thông thường, "tính tiêu chuẩn hoá" của các điều khoản hợp
đồng mua bán hàng hoá qua Sở Giao dịch, đặc trưng về giao kết và thực hiện
hợp đồng mua bán hàng hoá hàng hoá qua sở giao dịch...

10


Bài 3: Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại được quy định trong Luật Thương mại
năm 2005. Quan hệ thương mại này đang dần trở nên phổ biến ở Việt Nam.
Bài giảng về hợp đồng nhượng quyền thương mại nên bao gồm các nội dung:
Giới thiệu tổng quan hệ nhượng quyền thương mại (tư liệu để sinh viên tự
đọc); khái niệm, đặc điểm của hợp đồng nhượng quyền thương mại, giao kết
và thực hiện hợp đồng nhượng quyền thương mại; quyền và nghĩa vụ của các
bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại liên quan đến vấn đề bảo vệ
quyền lợi của bên nhận quyền và bên nhượng quyền.
Bài 4: Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
Bán hàng đa cấp là một phương thức bán hàng trực tiếp theo đó
doanh nghiệp bán hàng hoá thông qua mạng lưới những người tham gia ở
nhiều cấp, nhiều nhánh khác nhau, trong đó người tham gia sẽ nhận được
tiền hoa hồng, tiền thưởng và/hoặc lợi ích kinh tế khác từ kết quả bàn
hàng hoá của mình và của người tham gia khác do mình tổ chức ra và
được doanh nghiệp chấp thuận. Bài này không giảng về quan hệ mua bán
hàng hoá trực tiếp mà giới thiệu với người học một quan hệ thương mại
phức tạp khác, dễ hàm chứa yếu tố rủi ro và gian lận thương mại, đó là
quan hệ hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp. Bài giảng tập trung giới
thiệu tổng quan về bán hàng đa cấp và pháp luật điều chỉnh quan hệ bán
hàng đa cấp (tư liệu để sinh viên tự đọc), đặc điểm của hợp đồng tham
gia bán hàng đa cấp, vấn đề ký kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng tham
gia bán hàng đa cấp, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ tham

gia bán hàng đa cấp.
Bài 5: Hợp đồng hợp tác kinh doanh
Hợp đồng hợp tác kinh doanh là hợp đồng chưa được nghiên cứu
nhiều trong cả hai môn học Luật thương mại và Luật đầu tư, đặc biệt là từ khi
không có bài giảng riêng về đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, hợp tác kinh
doanh thông qua hợp đồng là quan hệ thương mại diễn ra khá phổ biến đối với
cả đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài. Xuất phát từ lý do này, việc đưa
vào giảng dạy về hợp đồng hợp tác kinh doanh là cần thiết. Nội dung cơ bản

11


của bài giảng này bao gồm: Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng hợp tác kinh
doanh, chủ thể của hợp đồng hợp tác kinh doanh, các nội dung chủ yếu của
hợp đổng hợp tác kinh doanh.
Bài 6: Hợp đồng tliànlì lập công ti
Hợp đồng thành lập công ti là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm
xác lập, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý liên quan đến quá
trình đầu tư góp vốn thành lập một tổ chức kinh tế mới giữa các nhà đầu tư.
Trong điều kiện pháp luật hiện hành của Việt Nam không ghi nhận khái niệm
"hợp đồng thành lập công ti" nhưng đã có quy định điều chỉnh sự thoả thuận
thành lập công ti, đã có quy định về hợp đồng liên doanh đối với dự án đầu tư
nước ngoài, bài giảng về hợp đổng thành lập công ti nên được triển khai với
hai phần chính là: I. Khái quát về thoả thuận thành lập công ti trong pháp luật
Việt Nam và một số nước trên thế giới (tư liệu cho sinh viên tự nghiên cứu) và
II. Các nội dung pháp lý về hợp đồng thành lập công ti. Phần về hợp đồng
thành lập công ti tập trung giới thiệu các nội dung: Khái niệm, đặc điểm của
hợp đồng thành lập công ti, những điều khoản cơ bản của hợp đồng thành lập
công ti, một số nội dung cần lưu ý trong giao kết và thực hiện hợp đồng thành
lập công ti.

Bài 7: Hợp đồng thương mại điện tử
Hợp đồng thương mại điện tử không phản ánh một quan hệ thương
mại mới ĩrong nền kinh tế mà phản ánh một phương thức đàm phán và giao
kết hợp cồng mới, hiện đại, thông qua các phương tiện điện tử. Trong thời
đại công nghệ thông tin phát triển sâu rộng như hiện nay, hợp đồng thương
mại ký kết thông qua các phương tiện điện tử có ưu điểm là sự nhanh
chóng, thuận tiện và tiết kiệm chi phí nhưng cũng hàm chứa nhiều nguy cơ
rủi ro do thiếu hiểu biết của người ký hợp đồng, do thiếu cơ sở pháp lý cần
thiết... Đ ìy là lý do đưa vào chương trình giảng dạy hợp đồng này với các
nội dung Đặc điểm của hợp đồng thương mại điện tử, nguyên tắc giao kết
và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử, các yếu tố kỹ thuật và pháp lý có
liên quan đến quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng thương mại điện tử.

12


8.3. Phương pháp giảng dạy cần thiết thực hiện đối với chuyên đề
"Một sô học phần trong lĩnh vực thương mại"
Nhóm nghiên cứu đã phân tích rõ hạn chế của việc chỉ áp dụng phương
pháp thuyết trình khi giảng dạy về hợp đồng trong thương mại. Khi áp dụng
đào tạo theo học chế tín chỉ, nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau cần
được khai thác và áp dụng phù hợp với lịch trình giảng dạy như thuyết trình,
seminar, sử dụng tình huống, bài tập cá nhân, bài tập nhóm, tư vấn... Lịch
trình giảng dạy mà nhóm nghiên cứu đề xuất đã phản ánh cơ bản các phương
pháp giảng dạy đa dạng được áp cho chuyên đề này.
8.4. Một sô kiến nghị cụ thể:
Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn giảng dạy, nhóm nghiên cứu đã đề
xuất 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc giảng dạy học phần
Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, bao gồm: (i) Các kiến nghị về
chương trình đào tạo, (ii) Kiến nghị về phương án thiết kế lịch trình giảng dạy

(cho một tuần giảng chuyên đề theo học chế tín chỉ), (iii) Kiến nghị về nội
dung chương trình giảng dạy chuyên đề "Một số hợp đồng trong thương mại,
(iv) Kiến nghị về học liệu và giáo cụ, (v) nhóm kiến nghị về phương pháp
giảng dạy.
Đặc biệt, các giải pháp này đều hướng tới việc chuyển từ hình thức đào
tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ. Cụ thể như sau:
8.4.1. Kiến nghị về chương trình đào tạo (phần có liên quan đến hợp
đồng trong thương mại):
Theo Chương trình đào tạo đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội (ban
hành theo Quyết định số 709/ĐT ngày 4/6/2003 của Hiệu trưởng Trường Đại
học Luật Hà Nội, học phần "Một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại"
được thiết kế tương ứng với 2 đơn vị học trình, thuộc khối kiến thức bắt buộc
của sinh viên chuyên ngành Luật kinh tế. Thời lượng cho học phần này là 30
tiết, gồm 15 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành. Quá trình áp dụng đã chứng
minh được vai trò, ý nghĩa và tính cần thiết của việc giảng dạy chuyên sâu về

13


hợp đồng trong thương mại, song cũng bộc lộ một số bất cập (xét từ góc độ cơ
cấu cl ương trình đào tạo), đó là:
- Việc phân bổ thành 15 tiết lý thuyết và 15 tiết thực hành là không phù
hợp vSi mục đích của học phần là cung cấp kiến thức chuyên sâu về một số
hợp đ5ng có tính mới, tính phổ biến chứ không phải là nâng cao kỹ năng thực
hành cho sinh viên (nhiệm vụ năng cao kỹ năng thực hành cho sinh viên
thuộc môn học Kỹ năng đàm phán và soạn thảo hợp đồng thương mại);
- Việc thiết kế học phần hợp đồng trong thương mại thuộc khối kiến thức
bắt buộc dành riêng cho sinh viên chuyên ngành luật kinh tế là chưa phù hợp
với nhu cầu của người học (sinh viên các khoa khác đều có nguyện vọng
muốn hiểu biết thêm về các hợp đồng thương mại cụ thể để hoàn chỉnh kiến

thức). Mặt khác, khi xây dựng Đề cương mồn học Luật thương mại (modul 2),
bộ mỏr. cũng đã căn cứ vào nội dung giảng dạy Học phần các hợp đồng trong
thương mại để loại ra khỏi nội dung môn học Luật thương mại một số nội
dung rr.à sau này sẽ giảng chuyên sâu trong phần chuyên đề.
Khi chuyển sang học chế tín chỉ, học phần "Một số hợp đồng trong
thương mại" sẽ được giảng dạy theo chuyên đề, nhóm tác giả kiến nghị hai
vấn đề liên quan đến chương trình đào tạo chuyên đề này như sau:
Một là: Chuyên đề "Một số hợp đồng trong thương mại" sẽ tương ứng với
một ( ĩ tín chỉ.
Vì mặt cơ học, 30 tiết của niên chế có thể quy đổi thành 2 tín chỉ. Tuy
nhiên, 3hù hợp với việc đã thiết kế lại môn Luật Thương mại thành 2 modul,
tương I'ng với 6 tín chỉ, tác giả thấy chuyên đề các hợp đồng trong thương mại
quy đổi thành 1 tín chỉ và giảng dạy trong 1 tuần là phù hợp và đủ để sắp xếp
nội duig và phương pháp giảng dạy cũng như nguồn nhân lực của bộ môn.
H ú ỉà\ Xuất phát từ bản chất của đào tạo tín chỉ là sinh viên được chọn
môn hoc, chọn người dạy..., tác giả chuyên đề kiến nghị xếp chuyên đề này
thuộc )hạm vi lựa chọn của tất cả sinh viên các khoa. Điều này cũng phù
hợp v á thực tế: Văn bằng tốt nghiệp cử nhân luật không ghi chuyên ngành
đào tạo.

14


8.4.2. Đề xuất phương án thiết kê lịch trình giảng dạy:
Hình thức tổ chức dạy học
Thứ VĐ
LT

Sữ ĩảir LVN


Tự Tư
NC vấn

Khác

KTĐG

2

1

2

0

1

Giao bài tập HK

3

2

2

0

1

Giao BT cá nhân tuần


4

3

2

2

5

4

2

0

6

5

2

2

Thuyết trình BT nhóm

7

6


2

Nộp bài tập HK

Tổng

Tổng


Giao BT nhóm
2

1

10

6

2

tiết

tiết

tiết

= 10

=3


= 1 = 1

= 15

giờ

giờ

giờ giờ

giờ

TC

TC

TC

TC

TC

Trong đó:
Vấn đề 1 là: Hợp đồng mua bán doanh nghiệp
Vấn đề 2 là: Hợp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
Vấn đề 3 là: Hợp đồng thương mại điện tử
Vấn đề 4 là: Hợp đồng nhượng quyền thương mại
Vấn đề 5 là: Hợp đổng tham gia bán hàng đa cấp
Vấn đề 6 là: Hợp đồng hợp tác kinh doanh / hoặc hợp đồng thành lập

công ty
8.4.3. Kiến nghị vể nội dung chương trình giảng dạy
Chuyển sang học chế tín chỉ, nội dung chương trình giảng dạy của học
phần này vẫn tiếp tục thực hiện sứ mệnh quan trọng là giảng dạy bổ sung và
chuyên sâu về một số hợp đồng trong lĩnh vực thương mại. Tuy nhiên, tương
ứng với một tuần giảng chuyên đề như đã đề xuất trên đây, nội dung chương
trình sẽ giảng dạy 6 loại hợp đồng là:
+ Hợp đồng mua bán doanh nghiệp

15


-+ Họp đồng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá
■+Họp đổng thương mại điện tử
+ Hợp đồng nhượng quyền thương mại
+ Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh/hoặc hợp đồng thành lập công ty
ờ một số cơ sở đào tạo, Pháp luật về thương mại điện tử được tách thành
một chuyên đề riêng (tương ứng 1 tín chỉ). Đại học Luật Hà Nội hiện tại
không có chuyên đề riêng về nội dung này, trong khi đó việc cập nhật kiến
thức pháp luật về thương mại điện tử là rất cần thiết, do vậy, có thể đưa "Hợp
đồng thương mại điện tử" thành một nội dung của chuyên đề về hợp đồng
trong thương mại. Tuy nhiên, về bản chất, hợp đồng thương mại điện tử không
phản ánh nội dung một quan hệ kinh tế mới mà chỉ phản ánh một phương thức
giao kết hợp đồng hiện đại thông qua các phương tiện điện tử. Chính vì vậy,
có thể thay thế "hợp đồng thương mại điện tử" bằng một loại hợp đồng khác.
Xét về lổng thể cơ cấu chương trình đào tạo cử nhân luật, sự thay thế này sẽ

rất phù hợp nếu như chuyên đề "Pháp luật về thương mại điện tử" được tách
độc lập và bổ sung vào chương trình đào tạo (có thể thuộc khối kiến thức tự

chọn). Bên cạnh đó, việc có đưa hợp đồng hợp tác kinh doanh vào chương
trình của chuyên đề Một số hợp đồng trong thương mại hay không phụ thuộc
vào việc chương trình Luật đầu tư đã giảng dạy ở mức độ nào về hợp đồng này
để tránh sự trùng lặp không cần thiết. Bộ môn Luật Thương mại đã chọn hợp
đồng họp tác kinh doanh cho các khoá trước đây, song từ năm 2008, khi giáo
trình Liật Đầu tư của trường Đại học Luật Hà Nội đã bổ sung chương 4 về
"Đầu tu trực tiếp theo hợp đồng" thì phần chuyên đề về hợp đồng thương mại
không rên giảng về loại hợp đồng này nữa mà nên thay thế bằng Hợp đồng
thành lập công ty.

vể nội dung chi tiết từng bài: Do tính mới của hầu hết các hợp đồng này,
trước k h học về từng loại hợp đồng, việc giới thiệu tổng quan về quan hệ kinh
tế / hiện tượng kinh tế có liên quan là cần thiết. Tuy nhiên, trong nội dung
này, giáo viên sẽ chọn những nội dung cần thiết để giảng dạy trên lớp, còn lại

16


sẽ hướng dẫn sinh viên tự học. Ví dụ: Bài Hợp đồng mua bán doanh nghiệp có
thể gồm 2 phần chính: I. Khái quát về mua bán doanh nghiệp (tự đọc) và II.
Hợp đồng mua bán doanh nghiệp (giảng trên lớp)
Trong mỗi hợp đồng, những nội dung chính cần giới thiệu bao gồm: đặc
điểm nhận diện, chủ thể của hợp đồng, những quyền và nghĩa vụ đặc thù của
từng hợp đồng. Khi chuyển sang đào tạo tín chỉ, đề cương môn học cần quy
ước rõ những nội dung cần giảng trong giờ lý thuyết, giờ xemina, giờ tự học...
(kèm theo đó là những tài liệu cần đọc). Tuy nhiên, phương pháp triển khai
những nội dung này phụ thuộc vào sự sáng tạo của mỗi giáo viên, không gò
bó, khuôn mẫu.
8.4.4. Kiến nghị về học liệu và giáo cụ:
Hiện tại học sinh phải nghiên cứu học phần/chuyên đề này trong tình

trạng học chay, không có giáo trình. Tài liệu nghiên cứu tổng thể, chuyên sâu
về các hợp đồng này cũng hầu như không có. Do vậy, nhận thức của học sinh
phụ thuộc rất nhiều vào bài thuyết trình trên lớp của giáo viên. Tinh trạng này
càng cần thiết phải khắc phục khi áp dụng học chế tín chỉ vì hình thức đào tạo
này đòi hỏi nhiều hơn ở quá trình tự học của sinh viên. Xuất phát từ thực trạng
đó, tác giả chuyên đề cần thiết phải có sự chuẩn bị về học liệu cho người học,
trước mắt bao gồm:
- Nên triển khai viết giáo trình hoặc tập bài giảng về "Một số hợp đồng
trong thương mại". Xuất phát từ nhu cầu về học liệu cho sinh viên đồng thời
đảm bào phù hợp với các phương pháp giảng dạy đa dạng được sử dụng khi
chuyểr. sang học chế tín chỉ, các tài liệu này có thể viết nhiều hơn và rộng hơn
các nộ: dung cần giảng trên lớp, phục vụ cho quá trình tự học của sinh viên.
- Giảng viên đầu tư viết bài, sách nghiên cứu chuyên sâu về từng loại
hợp đcng;
- 3iáo cụ cần chuẩn bị không chỉ là giáo án (giáo án truyền thống và giáo
án điện tử), giáo viên nên sưu tầm các hợp đồng đã ký trong thực tiễn hoạt
động tiương mại và sử dụng trong giờ giảng...
84.5. Kiến nghị về phương pháp giảng dạyí------------------ T—




Phù hợp VỚI lịch trình giảng dạy được đề xuất ở phần 2, các phương pháp
giảng dạy được áp dụng phải bao gồm:
- Phương pháp thuyết trình: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong giờ lý thuyết:
- Thảo luận (theo nhóm nhỏ): Nội dung thảo luận do giáo viên giao
trước, có thể là thảo luận về chính bài tập cá nhân hay bài tập nhóm đã giao.
Cách thức này có tác dụng buộc sinh viên phải tự học, tự làm bài tập trước giờ
thảo luận. Ví dụ:

Hình thức tổ chức dạy học
n p Á?

Thứ


LT

SoiẾBr

LVN

Tư Tư
Khác
NC vấn

KTĐG

2

1

2

0

1

Giao bài tập HK


3

2

2

0

1

Giao BT cá nhân tuần

4

3

2

2

Tống
số

Giao BT nhóm

Theo lịch trình này, ngày thứ 2 có 2 giờ lý thuyết, không có giờ thảo luận
nhưng sẽ giao bài tập lớn và 1 giờ tự nghiên cứu. Ngày thứ 3 có 2 giờ lý thuyết
và 1 giờ tự nghiên cứu. Ngày thứ 4 có có 2 giờ lý thuyết, 2 giờ thảo luận. Nội
dung giờ thảo luận là trao đổi về các vấn đề đã xác định trước cho giờ tự
nghiên cứu mà sinh viên phải chuẩn bị.

- Sử dụng tình huống: Tuỳ thuộc vào giáo viên, tình huống có thể được sử
dụng linh hoạt trên lớp hoặc giao bài tập ở nhà (bài tập cá nhân, bài tập
nhóm). Tuy nhiên, dù với hình thức nào, việc trao đổi về tình huống giữa sinh
viên với nhau, giữa sinh viên với giáo viên cũng rất cần được thực hiện.
- Hỏi - đáp, tư vấn: Đây là hình thức cần được khuyến khích áp dụng để
nâng cao chất lượng tự học của sinh viên trong đào tạo theo học chế tín chỉ.
Tuy nhiên triển khai theo cách thức nào là một vấn đề cần được nhà trường
xem xét và bố trí phù hợp để việc áp dụng nó hiệu quả và khả thi.

18


NỘI DUNG NGHIÊN

19

cứu CỦA ĐỂ TÀI


PH ẨN TH Ứ NHẤT

C ơ SỞ KHOA HỌC CỦA VIỆC GIẢNG DẠY HỌC PHẨN
“MỘT SỐ HỢP ĐỔNG TRONG LĨNH v ự c THƯƠNG MẠI” TẠI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyên đề 1
THỰC TIỄN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỂ HỢP ĐỔNG TRONG
THƯƠNG MẠI VÀ YÊU CẦU CỦA VIỆC GIẢNG DẠY
HỢP ĐỔNG TRONG THƯƠNG MẠI
TS Đồng Ngọc Ba - Bộ Tư Pháp

I. THỰ C TIỄN PH ÁP LU Ậ T V IỆT NAM VỂ H Ợ P Đ Ổ N G TR O N G THƯƠNG MẠI

1. Quan niệm về hợp đồng (nói chung) và hợp đồng thương mại trong
pháp luật Việt Nam
Hợp đồng có bản chất là sự thỏa thuận và thống nhất ý chí nhằm xác lập,
thay đổi hay chấm dứt các quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa các chủ thể trong
xã hội. Hợp đồng là căn cứ pháp lý phổ biến làm phát sinh các quyền và nghĩa
vụ dân sự (hiểu theo nghĩa rộng, bao hàm cả các quyền và nghĩa vụ hình thành
trong quan hệ thương mại, đầu tư, lao động v.v..). Trong điều kiện kinh tế thị
trường, quan hệ kinh tế chủ yếu được xác lập và thực hiện thông qua hình thức
pháp lý là hợp đồng; giao kết và thực hiện các hợp đồng là cách thức cơ bản
để thực hiện hiệu quả các hoạt động kinh tế.
Ở Việt Nam, khoa học pháp lý và pháp luật thực định đã sử dụng nhiều
khái niệm pháp lý để chỉ hợp đồng trong lĩnh vực kinh doanh như: hợp đồng
kinh doanh4, hợp đồng kinh tế5, hợp đồng thương mại... Pháp luật hiện hành
không đưa ra định nghĩa về hợp đồng trong lĩnh vực thương mại, đầu tư mà chỉ
quy định khái niệm chung về hợp đồng dân sự. Theo Điều 388 Bộ luật Dân sự
nãm 2005, hợp đồng dân sự là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Với phạm vi áp dụng của Bộ luật

4 Xem : Bản Đ iều lệ tạm thời về hợp đồng kinh doanh kèm theo N ghị định 735/T T g ngày 10/4/1957
5 X em : Pháp lệnh H ợp đồng kinh tế ngaỳ 25/9/1989

20


×