Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nguyễn Nhật Ánh nhìn từ lí thuyết trường của Pierre Boudieu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.61 KB, 13 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐH KHXH & NV TPHCM
KHOA VĂN HỌC

Chuyên đề:
XÃ HỘI HỌC VĂN CHƯƠNG
Đề tài:
NGUYỄN NHẬT ÁNHNHÌN TỪ LÍ THUYẾT “TRƯỜNG” CỦA PIERRE BOURDIEU

GVHD: PGS.TS TRẦN HỮU QUANG
HVTH: Nguyễn Thị Nhân
Lớp: CH Lí luận Văn học 2016-1

0


NGUYỄN NHẬT ÁNH- NHÌN TỪ LÍ THUYẾT “TRƯỜNG”
CỦA PIERRE BOURDIEU
I.

DẪN NHẬP

Ngày 28/2/2016 quyển sách Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh mới phát hành nhưng từ trước đó, 14 đơn vị phát hành đã đặt hàng nhà xuất
bản Trẻ hơn 70.000 cuốn để chờ tung ra phục vụ độc giả. Trong lần in đầu tiên, nhà xuất
bản Trẻ đã in 100.000 quyển . Chưa kể 5000 ấn bản đặc biệt bìa cứng đã được đặt hàng
hết trước ngày ra mắt sách. Một con số phát hành khá lớn trong bối cảnh thị trường sách
hiện nay-khi mà không ít tập thơ in 500 quyển chủ yếu không phải để bán mà là để…tác
giả tặng bạn bè. Nhưng đây không phải là trường hợp cá biệt trong sự nghiệp sáng tác của
ông. Các tác phẩm cũ của nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm (1975-1995), 30
năm (1975-2005) luôn được tái bản thường xuyên. Tôi là Bêtô - viết năm 2007, năm


2013 đã in lần thứ 23 - 3.000 bản. Cho tôi một vé đi tuổi thơ viết năm 2008 –năm 2013 đã
in lần thứ 38 - 5.000 bản. Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (mới ra năm 2012) - năm 2013
đã in lần thứ 13 - 3.000 bảni.
Không thể phủ nhận Nguyễn Nhật Ánh là hiện tượng xuất bản mà chắc phải lâu
lắm nữa, Việt Nam mới có một tác giả văn học vượt qua được. Trong phạm vi bài viết,
chúng tôi thử đưa ra một vài tìm hiểu về hiện tượng này dưới góc nhìn xã hội học văn
chương theo lí thuyết “trường ” của Pierre Bourdieu.
II.
NỘI DUNG
II.1. Nhà văn có duyên với kỉ lục xuất bản
Nguyễn Nhật Ánh sinh ngày7 tháng 5 năm 1955 tại xã Bình Quế, huyện Thăng
Bình, tỉnh Quảng Nam. Thuở nhỏ ông theo học tại các trường Tiểu La, Trần Cao Vân và
Phan Chu Trinh. Từ 1973 Nguyễn Nhật Ánh chuyển vào sống tại Sài Gòn, theo học
ngành sư phạm. Ông đã từng đi Thanh niên xung phong, dạy học, làm công tác Đoàn
Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Từ 1986 đến nay ông là phóng viên nhật báo Sài
1


Gòn Giải Phóng, lần lượt viết về sân khấu, phụ trách mục tiểu phẩm, phụ trách trang
thiếu nhi và hiện nay là bình luận viên thể thao trên báo Sài Gòn Giải Phóng Chủ nhật
với bút danh Chu Đình Ngạn.
Khởi đầu sự nghiệp bằng thơ ca với các tập thơ : Thành phố tháng Tư (in chung
với Lê Thị Kim, 1984), Đầu xuân ra sông giặt áo (1986), Thơ tình Nguyễn Nhật Ánh
(1988). Nàng thơ vẫn hành trình cùng ông để đến năm 1994, ông xuất bản thêm Lễ hội
của đêm đen và Tứ tuyệt cho nàng . Thế nhưng, những vinh quang ông nhận được lại
phải chờ đến khi ông chạm vào một loại thể văn học khác: văn xuôi, mà cụ thể là những
tác phẩm văn xuôi viết cho trẻ em, đủ mọi lứa tuổi.
Một cách nói vui, nếu xếp chồng lên nhau, những tác phẩm đã xuất bản của
Nguyễn Nhật Ánh sẽ cao hơn chính ông. Điều đó không phải là không có cơ sở khi mà
gia tài sáng tác của ông thật đồ sộ với các tác phẩm truyện dài, truyện ngắn, thơ, tạp văn.

Thử xếp theo năm xuất bản, ta có 46 đầu sách cho 33 năm cầm bút:

1. Thành phố tháng tư (thơ, in chung với Lê Thị Kim, 1984)
2. Trước vòng chung kết (truyện dài, 1984)
3. Cú phạt đền (truyện ngắn, 1985)
4. Đầu xuân ra sông giặt áo (thơ, 1986)
5. Trò chơi lãng mạn của tình yêu (tập truyện, 1987)
6. Chuyện cổ tích dành cho người lớn (tập truyện, 1987)
7. Bàn có năm chỗ ngồi (truyện dài, 1987)
8. Còn chút gì để nhớ (truyện dài, 1988)
9. Bí mật của một võ sĩ (tập truyện, 1989)
2


10. Cô gái đến từ hôm qua (truyện dài, 1989)
11. Chú bé rắc rối (truyện dài, 1989)
12. Nữ sinh (truyện dài, 1989)
13. Thiên thần nhỏ của tôi (truyện dài, 1990)
14. Phòng trọ ba người (truyện dài, 1990)
15. Mắt biếc (truyện dài, 1990)
16. Thằng quỷ nhỏ (truyện dài, 1990)
17. Hoa hồng xứ khác (truyện dài, 1991)
18. Hạ đỏ (truyện dài, 1991)
19. Bong bóng lên trời (truyện dài, 1991)
20. Bồ câu không đưa thư (truyện dài, 1993)
21. Những chàng trai xấu tính (truyện dài, 1993)
22. Tứ tuyệt cho nàng (thơ, 1994)
23. Lễ hội của đêm đen (thơ, 1994)
24. Trại hoa Vàng (truyện dài, 1994)
25. Út Quyên và tôi (tập truyện ngắn, 1995)

26. Đi qua hoa cúc (truyện dài, 1995)

3


27. Buổi chiều Windows (truyện dài, 1995)
28. Quán Gò đi lên (truyện dài, 4/12/1999)
29. Những cô em gái (truyện dài, 7/5/2000)
30. Ngôi trường mọi khi (truyện dài, 2001)
31. Kính vạn hoa (bộ truyện 54 tập, 1995-2002: 45 tập, 9 tập viết thêm sau)
32. Chuyện xứ Lang Biang (bộ truyện 4 phần, 2004-2006)
33. Tôi là Bêtô (truyện, 4/4/2007)
34. Cho tôi xin một vé đi tuổi thơ (truyện, 1/2008)
35. Đảo mộng mơ (truyện, 21/10/2009)
36. Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh (truyện dài, 24/10/2010)
37. Lá nằm trong lá (truyện dài, 24/9/2011)
38. Có hai con mèo ngồi bên cửa sổ (truyện dài, 6/2012)
39. Sương khói quê nhà (tạp văn, 2012)
40. Người Quảng đi ăn mì Quảng (tạp văn, 2012)
41. Ngồi khóc trên cây (truyện dài, 27/6/2013)
42. Thương nhớ Trà Long (tạp văn 2014)
43. Chúc một ngày tốt lành (truyện dài, 6/3/2014)

4


44. Bảy bước tới mùa hè (truyện dài, 1/3/2015)
45. Con chó nhỏ mang giỏ hoa hồng (truyện dài, 28/2/2016)
46. Ngày xưa có một chuyện tình (truyện dài, 18/09/2016).


Đấy là chưa kể đến 2 bộ truyện tranh Bim và những chuyện thần kì(1988), Ba
đứa trẻ và những chuyện rắc rối(2000).
Kết quả quá trình lao động nghiêm túc, bền bỉ của tác giả là một loạt những giải
thưởng danh giá mà ông đoạt được: Năm 1990, Giải A văn học Trẻ của Trung ương
Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cho truyện Chú bé rắc rối. Năm 1995, ông được bầu chọn là
nhà văn được yêu thích nhất trong 20 năm. Đồng thời được Hội nhà Văn Thành phố Hồ
Chí Minh chọn là một trong 20 nhà văn trẻ tiêu biểu trong 20 năm (1975-1995).Năm
1998, ông được Nhà xuất bản Kim Đồng trao giải cho Nhà văn có sách bán chạy nhất.
Năm 2002 Hội nhà văn Việt Nam trao Giải thưởng văn học cho bộ truyện nhiều tập Kính
vạn hoa. Năm 2003, bộ truyện cũng được Trung ương Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ
Chí Minh trao huy chương Vì thế hệ trẻ. Năm 2005, ông tiếp tục được bầu chọn là nhà
văn được yêu thích nhất trong 30 năm. Năm 2007, Giải Cuốn sách do bạn đọc báo Người
Lao Động bình chọn và Giải thưởng Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh cho cuốn Tôi
là Bêtô. Năm 2008, Nguyễn Nhật Ánh xuất bản truyện có tên Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ, tác phẩm này được báo Người Lao động bình chọn là tác phẩm hay nhất năm 2008
và cũng đoạt luôn giải thưởng văn học ASEAN năm 2010…2015, Trung tâm Ngôn ngữ
và văn học nghệ thuật trẻ em thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội đã tổ chức Hội thảo khoa
học: Nguyễn Nhật Ánh- Hành trình chinh phục tuổi thơ bước đầu đánh giá những đóng
góp của ông với văn học trẻ em.
Tác phẩm của ông được chuyển thể thành phim (Nữ sinh, Kính vạn hoa ; Tôi thấy
hoa vàng trên cỏ xanh ; Cô gái đến từ hôm qua ), thành truyện tranh (Bong bóng lên
trời, Bồ câu không đưa thư, Nữ sinh, Trước vòng chung kết, Những chàng trai xấu tính).
Truyện Nguyễn Nhật Ánh đã đi vào không gian văn học thế giới khi được dịch ra nhiều
5


thứ tiếng (Nhật, Thái Lan, Hàn Quốc, Anh, Nga) và được biên soạn thành sách giáo khoa
dạy tiếng Việt của các trường Đại học Nga.
Tất cả những điều đó khẳng định Nguyễn Nhật Ánh đã tạo được cho mình một vị
trí nhất định trong làng văn, nếu không muốn nói là một vị trí khá cao trong cấu trúc

trường văn học.
Lí thuyết “trường” của Bourdieu trong lĩnh vực xã hội học văn chương dựa trên
hai nguyên tắc chính: văn chương không phải là một hoạt động nằm ngoài sự chi phối
của xã hội dù rằng văn chương cũng không thể bị qui giản vào những sự định đoạt về mặt
xã hội, kinh tế hay chính trịii. Hai nguyên tắc này đã khái quát được bản chất của văn
chương: văn chương là một hình thái xã hội đặc thù- phản ánh hiện thực theo qui luật
thẩm mỹ riêng biệt. Theo Bourdieu, trường là không gian đã được cấu trúc hóa một cách
rạch ròi, trong đó bao gồm các vị trí nhất định; đó là một “trường lực” mà trong đó nó áp
đặt những qui định đặc thù của mình lên bất cứ ai muốn gia nhập. Trường là một đấu
trường trong đó các tác nhân và các định chế luôn luôn tìm cách duy trì hoặc lật ngược
thế cờ phân bố vốn. Đặc điểm thứ ba của trường là thường mang tính chất tự trị. Hành
động thực tiễn của con người là kết quả của mối quan hệ giữa habitus với trường. Chính
sự gặp gỡ giữa thiên hướng tâm thế với vị trí trong một trường nhất định nào đó, cũng
như sự tương hợp hay bất tương hợp giữa các cấu trúc tinh thần với cấu trúc xã hội sản
sinh hoạt động thực tiễn của con người cá nhân. Soi chiếu dưới lí thuyết trường của
P.Bourdieu, chúng tôi thấy có thể phần nào lí giải được thành công của nhà văn Nguyễn
Nhật Ánh khi viết cho trẻ em. Đó là sự hài hòa giữa năng khiếu bẩm sinh, vô thức cá
nhân- hồi ức về tuổi thơ và việc kịp thời điền vào khi trường văn học viết cho thiếu nhi
còn trống nhiều vị trí.
II.2. Nguyễn Nhật Ánh- Viết về tuổi thơ như là một nhu cầu tự thân
Như đã nói, Nguyễn Nhật Ánh thử bút với thơ và không phải không đạt được
thành công. Nhiều bài thơ của ông phổ nhạc được công chúng biết đến: Thành phố, tình
yêu và nỗi nhớ, Đầu xuân ra sông giặt áo, Như là cổ tích,… Nhưng phải đến khi viết cho
6


trẻ em, từ nhi đồng đến tuổi hoa niên, ông mới được khơi đúng cái mạch, cái tạng của
mình. Bắt đầu với Trước vòng chung kết 1984, Nguyễn Nhật Ánh đã nhận ra sở trường
của mình: kể những câu chuyện của các cô cậu tuổi học trò. Sở trường của ông ngoài
thiên hướng năng khiếu bẩm sinh tất nhiên không khó thấy sự ảnh hưởng của môi trường

sống thời thơ ấu đã đến việc hình thành hệ thống thiên hướng tâm thế ( dispositions) mà
P.Bourdieu gọi bằng thuật ngữ habitus. Pierre Bourdieu định nghĩa thuật ngữ này như
sau: “Habitus là toàn thể các tâm thế hành vi được học hoặc thẩm thấu vào cá nhân. Cá
nhân có xu hướng tái tạo các tâm thế hành vi ấy bằng cách kích hoạt các khung hành vi
và thích ứng chúng với các điều kiện hay hoàn cảnh mà họ sống trong đó”. Soi rọi vào
Nguyễn Nhật Ánh và các tác phẩm của ông, ta tìm ra nhiều điều khá thú vị. Nguyễn Nhật
Ánh sinh ra ở một làng quê miền Trung- cụ thể là xã Bình Quế, Thăng Bình, Quảng
Nam. Ông trải qua 8 năm đầu đời khá êm đềm bên người thân nơi làng Đo Đo, sống gần
gũi với thiên nhiên, con người, làng mạc. Những năm tháng tuổi thơ đã trở thành hồi ức
đẹp trong tâm trí nhà văn. Đó cũng là nguồn cảm hứng lớn cho ông khi sáng tác. Quả vậy,
nhà văn nhiều lần chia sẻ nguyên nhân khiến ông có thể dễ dàng viết và viết hay về tuổi
thơ như vậy vì bản thân đã sống qua một tuổi thơ với biết kí ức đẹp đẽ trong quá
khứ:“Tôi xa quê, xa gia đình từ rất sớm.- do đó, nỗi nhớ xứ sở trong tôi bao giờ cũng
nguyên vẹn và rực rỡ. Như một người đánh mất tuổi thơ sớm nên khi cầm bút viết về tuổi
thơ là biết bao kỉ niệm ùa về, xúc cảm cứ tràn vào trang viết” iii. Trong lần khác, trả lời
báo Tuổi trẻ cuối tuần, 2003, nhà văn tâm sự: “Tuổi thơ đối với tôi là cả một thế giới đầy
ám ảnh. Tôi luôn bắt gặp mình thổn thức khi nhớ về những ngày thơ ấu. Ấy là khi tôi
nhận ra mình đã ở quá xa sân ga tuổi nhỏ. Và tôi viết những cuốn sách để kéo chúng gần
lại”. Năm 2015, trong lần trả lời báo Thanh niên dịp ra mắt Ngồi khóc trên cây, ông nhấn
mạnh một lần nữa: “…Tôi chỉ có thể tiết lộ chính nỗi nhớ bạn bè trong những năm tháng
ấu thơ ở quê ngoại Cẩm Lũ của tôi là cảm hứng cho tác phẩm này ra đời.”iv
Điều này để lại dấu vết khá đậm nét trong sáng tác của ông. Ta dễ dàng nhận thấy
không gian nghệ thuật trở đi trở lại trong nhiều tác phẩm của Nguyễn Nhật Ánh thường
là không gian làng quê nông thôn yên bình, hiền hòa, nên thơ với bóng tre trúc mát rượu
7


và tiếng chim ríu rít: “Dẫn vào làng là một ngõ trúc quanh co, sâu hút, đẹp như tranh vẽ.
Trưa đứng bóng, luồn qua ngõ trúc vẫn mát rượi. Nắng bị chặn lại trên những ngọn tre
trúc cong cong, chỉ rụng xuống con đường làng đầy lá khô và phân bò những giọt vàng

lốm đốm. Không có nắng, nhưng ngõ trúc đầy tiếng chim. Từ sáng đến chiều, lũ chim sẻ,
chim sâu, chách hoạch và chào mào đua nhau hót líu lo trên những cành nhánh lúc nào
cũng đong đưa theo gió”(Hạ đỏ). Nơi đó, những đứa trẻ lớn lên cạnh nhau bằng đủ trò
chơi nghịch ngợm như bắn chim, đánh nhau,… hay thành lập những phiên tòa xét xử cha
mẹ chúng vì đã bắt chúng ngủ trưa, cấm đoán chúng bằng đủ thứ luật lệ của người lớn.
Một không gian nghệ thuật nổi bật nữa của tác phẩm Nguyễn Nhật Ánh là không
gian học đường. Bất chấp những khó khăn của thời cuộc, ông được gia đình cho đi học
đầy đủ. Tuổi thiếu niên ông trôi qua trên ghế nhà trường những năm 60 của thế kỉ XXkhi mà những ảnh hưởng tiêu cực của thời đại công nghệ chưa kịp đến, chưa kịp khiến
tâm hồn con người trở nên khô cứng, nghèo nàn. Đấy lại là cơ hội để nuôi dưỡng trong
ông những cảm xúc trong trẻo, hồn nhiên tuổi học trò. Phải nói rằng không phải đến
Nguyễn Nhật Ánh, văn học cho thiếu nhi viết về học đường mới xuất hiện. Nhưng chỉ
đến Nguyễn Nhật Ánh, mà tập trung nhất là trong bộ truyện “Kính vạn hoa”, thế giới ấy
mới hiện lên đầy đủ và sống động như thật.Thế giới học đường trong trang viết của
Nguyễn Nhật Ánh thật gần gũi với những ai đã từng đi học. Ở đó có đủ loại học sinh từ
học sinh gương mẫu đến cá biệt, từ những “siêu học sinh” đến những thành phần quậy
phá, ngủ gật, trốn giờ. Ở đó có đủ kiểu giáo viên, mỗi người một gương mặt, một cá tính.
Thầy cô trong truyện của ông không phải là một mẫu nhân vật chức năng: luôn mang vẻ
đạo mạo, xuất hiện để làm người phân xử và định hướng đạo đức cho học sinh như trong
các tác phẩm thường gặp. Ở đây, thầy cô thật gần gũi với tính xuề xòa như thầy Hiếu dạy
toán (Kính vạn hoa)“ không bao giờ dùng khăn lau bảng, toàn chùi bằng tay cho nhanh,
do đó khi hết giờ, hai tay thầy luôn dính đầy phấn trắng”, thầy Thừa dạy tiếng Anh thì dí
dỏm, vào bài bằng câu chuyện “con mèo mẹ giả tiếng chuột để dụ chuột ra khỏi hang,
con chuột mẹ giả tiếng chó sủa để giải vây cho đàn con” nhằm chứng minh tầm quan

8


trọng của việc … biết ngoại ngữ. Hay đó là những đặc điểm riêng như cô chủ nhiệm lớp
4 luôn than khát nước và nhờ học sinh đi rót nước cho mình (Mắt biếc)
Viết bằng hoài niệm, kí ức nên một điều dễ thấy nữa là trong nhiều tác phẩm của

Nguyễn Nhật Ánh, ngoài không gian thiên nhiên như làng quê, học đường trong hiện tại
còn có không gian của kí ức, không gian hoài niệm của dòng hồi tưởng. Điều đó thể hiện
trong một loạt các tác phẩm ngay ở tựa đề: Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Cô gái
đến từ hôm qua, Còn chút gì để nhớ, Thương nhớ Trà Long, Cho tôi xin một vé đi tuổi
thơ và gần đây nhất là Ngày xưa có một chuyện tình. Không chỉ trong những tác phẩm
này mà dường như bàng bạc trong sáng tác của Nguyễn Nhật Ánh nói chung, quá khứ và
hiện tại khi song hành, khi dắt díu nhau, diễn tả thật tinh tế cái hoang hoải, bâng khuâng
nhẹ tênh mà nặng trĩu của nỗi nhớ da diết về kỉ niệm.
II.3. Nguyễn Nhật Ánh- Hành trình khẳng định vị trí trong làng văn
Hơn 30 năm cầm bút với khối lượng tác phẩm đồ sộ, Nguyễn Nhật Ánh đã xác
định được một vị trí nhất định trong trường văn học. Để đạt được vị trí đó, Nguyễn Nhật
Ánh đã “đơn thương độc mã” dũng cảm và kiên trì trên hành trình nhọc nhằn của mình.
Để định vị Nguyễn Nhật Ánh trong trường văn học một cách khách quan, không
thể không nhìn lại lịch sử mảng văn học dành cho thiếu nhi của văn học hiện đại Việt
Nam. Có thể kể đến các sáng tác trong tủ sách Hồng của Tự lực văn đoàn(xem thêm công
trình nghiên cứu của tác giả Đỗ Quý Toàn v ). Nhưng có lẽ dành nhiều tâm huyết nhất, và
thành công rực rỡ nhất ở giai đoạn đầu này phải kể đến Dế Mèn phiêu lưu kí của Tô Hoài
(1941). Câu chuyện về chuyến phiêu lưu của chú Dế Mèn đã đưa Tô Hoài đến với bạn
đọc 40 quốc gia trên thế giới. Với Dế Mèn phiêu lưu kí, Tô Hoài trở thành đỉnh cao của
văn học thiếu nhi. Giai đoạn 1945-1975 đất nước trải qua hai cuộc chiến tranh, văn học
đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng theo phương châm: Nhà văn đồng thời là chiến sĩ trên mặt
trận văn hóa. Khuynh hướng sử thi là đặc điểm nổi bật giai đoạn văn học này. Chung
dòng chảy đó, văn học thiếu nhi Việt Nam rẽ sang một hướng khác: các nhân vật thiếu
nhi thường là những anh hùng, quả cảm, gan dạ trong sự nghiệp chống giặc hoặc nhân
9


vật thiếu nhi chỉ đóng vai trò chức năng tuyên truyền lòng yêu nước. Có thể kể hai tác
phẩm nổi tiếng giai đoạn này là Lá cờ thêu sáu chữ vàng (Nguyễn Huy Tưởng), Tuổi thơ
dữ dội (Phùng Quán) và các tập thơ Trần Đăng Khoa. Sau Đổi mới 1986, văn học thiếu

nhi trở về với mạch chảy đời thường, viết cho thiếu nhi, viết về những vấn đề mà các em
quan tâm. Tuy vậy, chưa có tác giả nào tập trung viết, chuyên viết cho thiếu nhi và văn
học thiếu nhi vẫn còn là một khoảng trống lớn trong đời sống văn học.Thống trị trường
văn học dành cho thiếu nhi vẫn chỉ có Tô Hoài và chú Dế Mèn của ông. Các tác giả khác
vẫn chỉ ở rìa, ở đường biên, chưa ai đạt được tiếng vang đủ để đứng ngang hàng.
1984, 1985 Nguyễn Nhật Ánh đã bắt đầu tham gia cuộc chơi với hai truyện Trước
vòng chung kết và Cú phạt đền. Không bắt đầu theo hướng truyện đồng thoại, truyện
phiêu lưu là một sáng suốt của Nguyễn Nhật Ánh, bởi với một nhà văn mới thử bút, ông
không thể đủ vốn văn hóa để cự lại tác giả chú Dế Mèn. Nguyễn Nhật Ánh khai thác một
chủ đề còn khá mới mẻ: bóng đá. Sau đó là hàng loạt tác phẩm viết cho tuổi mới lớn- một
trường đã từng được khai thác nhưng chưa có ai là thủ lĩnh và đạt thành công rực rỡ. Với
hàng loạt truyện dài từ 1989-1993 Nguyễn Nhật Ánh đã xây dựng cho mình đủ vốn văn
hóa. Tác phẩm của ông vẫn in tái bản nhiều lần bất chấp sự xuất hiện của làn sóng trào
lưu các truyện thiếu nhi nước ngoài được dịch sang tiếng Việt thời đó (Doraemon, Nhóc
Maruko, Bảy viên ngọc rồng,..) và cả bây giờ (Nhóc Nicolas, Manolito). Ngay cả ngày
nay, khi truyện dịch viết cho tuổi mới lớn tràn ngập thị trường với thể loại tiểu thuyết
ngôn tình, Nguyễn Nhật Ánh vẫn gây sốt mỗi lần ra mắt sách mới. Gần như tác phẩm
mới nào của ông cũng được gắn mác best seller. Trong nhà sách, các tác phẩm của ông
được đặt trên giá riêng, ở vị trí dễ thấy nhất. Phim chuyển thể từ tác phẩm của ông gần
đây (Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh, Cô gái đến từ hôm qua) cũng đứng đầu doanh thu
các phòng vé. Những buổi ra mắt sách của ông được báo chí săn đón, người đọc xếp hàng
dài xin chữ kí của ông. Cái tên Nguyễn Nhật Ánh đã trở thành một bảo đảm cho các đầu
sách dành cho tuổi học trò. Và các nhà nghiên cứu, phê bình văn học cũng đánh giá cao,
họ gọi ông là người giữ lửa cho văn học thiếu nhi( Lã Thị Bắc Lý), hiệp sĩ của tuổi thơ
(Văn Giá), người đổi mới văn học trẻ (Trần Thị Trâm),…
10


Bắt đầu từ 2007, với truyện Tôi là Bêtô sau đó là Chúc một ngày tốt lành , Con
chó nhỏ mang giỏ hoa hồng, Nguyễn Nhật Ánh đã viết truyện đồng thoại như một đối

cực với Dế Mèn phiêu lưu kí . Tất nhiên, cuộc cách mạng này chưa đủ mạnh để lật ngược
thế cờ, đảo lộn trật tự trường. Nhưng phải nhớ rằng, với một nhà văn, tuổi 62 là khá trẻ.
Sự nghiệp văn chương của Nguyễn Nhật Ánh vẫn còn nhiều hứa hẹn. Và không ai biết
trước được điều gì sẽ xảy ra trong tương lai.
III.

KẾT LUẬN

Theo Pierre Bourdieu, hành động thực tiễn của con người là kết quả của mối quan hệ
giữa habitus với trường. Áp dụng lí thuyết này vào trường hợp Nguyễn Nhật Ánh, chúng
tôi thấy mở ra nhiều điều mới mẻ trong việc lí giải những thành công vang dội của cây
bút này. Ông đã chọn viết đề tài phù hợp với tạng mình, biết luật và tham gia đấu trường
văn học thiếu nhi một cách khôn ngoan.

11


i />truy cập 19/08/2017
ii Trần Hữu Quang, Bản thảo Xã hội học văn chương (tháng 7-2016), trang14
iiiDẫn theo Lã Thị Bắc Lý, Nguyễn Nhật Ánh hiệp sĩ của tuổi thơ- 2015 , NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, tr 14
iv truy cập 19/08/2017
v truy cập 19/08/2017



×