Tải bản đầy đủ (.doc) (336 trang)

Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.08 MB, 336 trang )



VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI - 2019


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Nguyễn Thị Thúy Hằng

ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: Chính sách công
Mã số: 9.34.04.02

LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:



PGS. TS. ĐỖ PHÚ HẢI

HÀ NỘI-2019


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC BIỂU

iii
iv
v
vi

MỞ ĐẦU....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ
ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU.............................................................................................16
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu..................................................................................16
1.1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo vệ môi trường đô thị.......................................16
1.1.2. Những nghiên cứu về và liên quan đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị .. 30
1.1.3. Những nghiên cứu về cách tiếp cận, phương pháp luận và phương pháp đánh giá
chính sách công, chính sách môi trường......................................................................... 37
1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu...........................................................................38
Kết luận Chương 1.................................................................................................................41
CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ.......................................................................................................43
2.1. Chính sách bảo vệ môi trường đô thị...........................................................................43

2.2. Công cụ chính sách bảo vệ môi trường đô thị.............................................................45
2.3. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị...........................................................49
2.4. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị...........................................51
2.5. Mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị...........................52
2.6. Các tham biến của mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị..........55
2.6.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị............................................55
2.6.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị....................................56
2.6.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị............................ 61
2.6.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị.................................... 67
2.6.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị............................................. 68
2.6.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị............................................. 71
2.6.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị.........73
Kết luận Chương 2.................................................................................................................74
CHƯƠNG 3: THỰC TIỄN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ
THỊ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2018....................................................................77
3.1. Chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam......................................................77
3.2. Thực tiễn mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam.....80
3.2.1. Mục tiêu của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 .. 80
3.2.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018. 83
3.2.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 20052018................................................................................................................................. 86
3.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018 . 87
3.2.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ giai đoạn 2005-2018.......89
3.2.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018...........92

i


3.2.7. Những nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai
đoạn 2005-2018...............................................................................................................94
3.3. Hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn 20052018................................................................................................................................. 97

3.3.1. Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị giai đoạn 2005-2018....................... 97
3.3.2. Hạn chế trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam hiện nay
....................................................................................................................................... 100
Kết luận Chương 3...............................................................................................................123
CHƯƠNG 4: MÔ HÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ĐÁNH GIÁ CHÍNH SÁCH
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM..........................................................126
4.1. Bối cảnh..........................................................................................................................126
4.2. Quan điểm......................................................................................................................127
4.3. Mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị cho Việt Nam.................128
4.3.1. Mục tiêu đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam.......................... 129
4.3.2. Cách tiếp cận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam..................133
4.3.3. Phương pháp luận đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam...........136
4.3.4. Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam...................137
4.3.5. Chủ thể đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam............................139
4.3.6. Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam............................141
4.3.7. Đảm bảo điều kiện cho đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị Việt Nam .. 144
4.4. Giải pháp hoàn thiện đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam.......145
Kết luận Chương 4...............................................................................................................149
KẾT LUẬN...........................................................................................................................152
CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ..................................................................153
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................154
Tài liệu tham khảo tiếng Việt..............................................................................................154
Tài liệu tham khảo tiếng Anh............................................................................................. 164
PHỤ LỤC..............................................................................................................................172
Phụ lục 1: Câu hỏi dẫn phỏng vấn sâu..............................................................................172
Phụ lục 2: Phiếu điều tra khảo sát về tình hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị...................................................................................................................................174
Phụ lục 3: Kết quả xử lý phiếu điều tra (bản tóm tắt)........................................................180
Phụ lục 4: Sự cần thiết tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị của các chủ
thể để đạt các mục tiêu cụ thể trong đánh giá chính sách.............................................184

Phụ lục 5: Phân tích hồi quy mô hình hiệu quả đánh giá chính sách...............................186
Phụ lục 6: Một số ảnh đại diện điều tra phiếu, phỏng vấn sâu trong quá trình thực hiện đề
tài...................................................................................................................................191

ii


LỜI CAM ĐOAN
Luận án tiến sĩ “Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam
hiện nay” này là kết quả của sự nỗ lực cố gắng, nghiêm túc tìm tòi, sáng tạo của
riêng bản thân tôi cùng với sự hướng dẫn tận tình của người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Đỗ Phú Hải.
Tôi xin cam đoan, kết quả nghiên cứu của luận án hoàn toàn là các kết quả
cuộc điều tra xã hội học và khảo sát, phân tích, tổng hợp thông tin mà tôi đã thực
hiện. Trong công trình nghiên cứu này không hề có bất kỳ sự sao chép nào mà
không có trích dẫn nguồn, tác giả.
Tôi xin cam đoan những lời trên đây là hoàn toàn đúng sự thật và tôi xin chịu
toàn bộ trách nhiệm về lời cam đoan của mình.

Hà Nội, ngày….tháng…năm …….
Tác giả luận án

3


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN:

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


BĐKH:

Biến đổi khí hậu

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BVMT:

Bảo vệ môi trường

BVMTĐT:

Bảo vệ môi trường đô thị

BXD:

Bộ Xây dựng

CQK:

Chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển

ĐMC:

Đánh giá môi trường chiến lược

ĐTM:


Đánh giá tác động môi trường

HĐND:

Hội đồng nhân dân

JICA:

Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản

OECD:

Tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển

TTHC:

Thủ tục hành chính

TNMT

Tài nguyên và Môi trường

UBND:

Ủy ban nhân dân

WB:

Ngân hàng Thế giới


4


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1 : Số phiếu điều tra thu thập tại mỗi đô thị..................................................... 13
Bảng 2: Sự tham gia học hỏi trong quá trình đánh giá chính sách...........................61
Bảng 3: Năng lực của cơ quan hành chính ảnh hưởng đến “học hỏi” trong chính
sách công................................................................................................................. 61
Bảng 4: Các phương pháp đánh giá chính sách công............................................... 68
Bảng 5: Nguồn nhân lực trong quản lý môi trường tại thành phố Đà Nẵng, giai đoạn
2011 - 2017............................................................................................................ 102
Bảng 6: Số liệu tổng hợp về chi sự nghiệp bảo vệ môi trường tại thành phố Hà Nội
giai đoạn 2005-2014.............................................................................................. 105
Bảng 7: Phân bổ kinh phí sự nghiệp môi trường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng,
giai đoạn 2011 - 2014 (triệu đồng)........................................................................ 107
Bảng 8 . Tổng hợp các trị số trong phân tích hồi qui tuyến tính đơn.....................120

5


DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 1: Mục đích của đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị

81

Biểu 2: Cách tiếp cận trong thực hiện đánh giá chính sách BVMT đô thị từ

84

2005 đến nay

Biểu 3: Phương pháp đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ 2005

87

đến nay
Biểu 4: Chủ thể tham gia đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ 2005 89
đến nay
Biểu 5: Thể chế đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị từ 2005 đến nay

93

Biểu 6: Các nhân tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô

94

thị từ 2005 đến nay
Biểu 7: Nội dung chính trong đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị

98

giai đoạn 2005 -2018
Biểu 8: Đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu chính sách bảo vệ môi trường đô

99

thị trong thời gian qua
Biểu 9: Đánh giá tác động của việc đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô
thị

6


99


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau gần 40 năm đổi mới, quá trình đô thị hóa gắn liền với công nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước đã có bước phát triển nhanh cả về số lượng và chất
lượng. Tỷ lệ đô thị hóa tăng từ khoảng 19,6% với 629 đô thị vào năm 1999 lên
khoảng 37,5% với 813 đô thị năm 2017, trong đó có: 02 đô thị loại đặc biệt, 19
đô thị loại I, 23 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 84 đô thị loại IV, 640 đô thị
loại V [29]. Đô thị hóa nhanh trong thời gian qua đã mang lại những kết quả
tích cực đối với phát triển kinh tế đất nước. Những năm gần đây tỷ lệ tăng
trưởng kinh tế trung bình hằng năm tại các khu vực đô thị luôn đạt 12% đến
15%, gấp 1,5 đến 2 lần tỷ lệ tăng trưởng bình quân kinh tế cả nước. Đặc biệt là
tốc độ tăng trưởng cao tại hai trung tâm đô thị lớn nhất là Hà Nội và thành phố
Hồ Chí Minh [104]. Tuy nhiên, đô thị hóa nhanh đã tạo ra sức ép đối với cơ sở
hạ tầng như hệ thống giao thông, hệ thống cấp thoát nước, nhà ở, năng
lượng cùng với sự gia tăng xả thải (khí thải, nước thải, rác thải), giảm diện
tích cây xanh, diện tích mặt nước, tăng mật độ giao thông và ô nhiễm môi
trường.
Nhằm đáp ứng với những tác động môi trường không mong muốn của quá
trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa của đất nước, công tác bảo
vệ môi trường đã được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, rất nhiều quyết
định thể hiện rõ chủ trương, đường lối, quan điểm và hành động về bảo
vệ môi trường và tài nguyên, và phát triển bền vững đã được hoạch định,
xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện trong thực tiễn. Chính sách bảo vệ
môi trường bao gồm bảo vệ môi trường đô thị được củng cố mạnh mẽ từ sau
Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004 về bảo vệ môi trường trong thời
kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Chính sách này liên tục được bổ

sung, chỉnh sửa dựa trên những kết quả đánh giá chính sách đã có, thể hiện
qua các quyết định về mục tiêu chính sách, hình thành hệ thống văn bản
quy phạm pháp luật về môi trường, tài nguyên (luật, pháp lệnh, nghị quyết,
nghị định, thông tư, quyết định), đáng kể hiện nay là: Nghị quyết số 24NQ/TW ngày 3/6/2013 về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng
cường quản lí tài nguyên và bảo vệ môi trường; Hiến pháp năm 2013; Luật
Bảo vệ môi trường năm 2014; Luật Thuế bảo vệ môi trường năm 2010, Pháp
lệnh cảnh sát môi trường năm 2014… cùng các văn bản pháp quy dưới các luật
1


này do các cơ quan quản lý nhà nước các cấp ban hành (nghị định, quyết định,
thông tư) và các chiến lược, chương trình, kế hoạch, đề án, dự án, hành động
về bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó,

2


các luật chuyên ngành khác như Luật Quy hoạch đô thị năm 2009, Luật Xây
dựng năm 2014, Bộ Luật hình sự năm 2009, Bộ Luật dân sự năm 2015, Luật
Quy hoạch năm 2017… cũng có những điều khoản lồng ghép các quy định về
bảo vệ môi trường, bảo vệ môi trường đô thị. Hơn nữa, nhận thức về bản
chất xuyên biên giới của một số vấn đề môi trường mà Nhà nước ta cũng đã
tham gia ký kết nhiều công ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế về bảo vệ môi
trường như Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển MARPOL (1991),
Công ước về trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng
xạ (1987), Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (2016)... để hợp tác, tranh
thủ sự hỗ trợ, tài trợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế để thúc đẩy đáng
kể các hoạt động bảo vệ môi trường trong nước.
Mặc dù sự quan tâm chỉ đạo đó đã tạo được sự chuyển biến và đạt
được một số kết quả bước đầu quan trọng, ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục

gia tăng, xảy ra nhiều sự cố môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất của nhân dân, đặc biệt là còn nhiều vấn đề môi trường đô thị
nổi cộm đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tổng hợp gần đây (2016): “Ô
nhiễm bụi tại các khu vực đô thị vẫn tiếp tục duy trì ở ngưỡng cao; Ô nhiễm
môi trường nước tại các sông, hồ, kênh rạch nội thành, nội thị vẫn diễn biến
phức tạp; Vấn đề úng ngập tại các đô thị có xu hướng mở rộng và gia tăng; Suy
giảm mực nước dưới đất tại các đô thị khu vực đồng bằng và xâm nhập mặn
tại các đô thị ven biển đang trở nên phổ biến; Tỷ lệ chất thải rắn đô thị được
xử lý đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh môi trường còn thấp, công nghệ xử lý còn lạc
hậu và chưa phù hợp với điều kiện thực tế; Vấn đề quy hoạch phát triển đô thị
theo hướng phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường vẫn đang đứng
trước nhiều thách thức” [23]. Bên cạnh đó, thông tin và dư luận xã hội về
các vấn đề môi trường bức xúc cũng liên tục được phản ánh trên nhiều
phương tiện truyền thông (các tạp chí về môi trường, Báo điện tử Dân trí,
Truyền hình Quốc hội Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam...) cho thấy
nhiều vấn đề môi trường chưa được giải quyết triệt để bởi các chính sách
hiện có.
Mặt khác, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011) đã khẳng định một trong năm bài
học lớn là “Mọi đường lối, chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn
trọng quy luật khách quan”. Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định “Mọi người có
quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường”,


“Nhà nước có chính sách bảo vệ môi trường” và “Nhà nước khuyến khích mọi
hoạt động bảo vệ môi trường”. Nghị quyết số 24-NQ/TW của BCH Trung ương
khóa XI ngày 03


tháng 6 năm 2013 về “chủ động ứng phó vứi biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý

tài nguyên và bảo vệ môi trường” đã nhận định “Thời gian qua, công tác ứng phó
với biến đổi khí hậu, phòng tránh thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường đã được quan tâm, có bước chuyển biến và đạt được một số kết quả bước
đầu quan trọng. Tuy nhiên, … ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, có nơi
nghiêm trọng; việc khắc phục hậu quả về môi trường do chiến tranh để lại còn
chậm; đa dạng sinh học suy giảm, nguy cơ mất cân bằng sinh thái đang diễn ra
trên diện rộng, ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế - xã hội, sức khoẻ và
đời sống nhân dân” và khẳng định một trong các nguyên nhân chủ quan của
những yếu kém, tồn tại này là “Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ; một số cơ chế,
chính sách chưa sát với thực tế, thiếu tính khả thi”. Tiếp đó, Luật bảo vệ môi
trường số 55/2014/QH13, được ban hành bởi Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 23 tháng 6 năm 2014,
đang có hiệu lực cũng dành Chương V với 5 điều quy định về “bảo vệ môi trường
đô thị, khu dân cư”. Gần đây (tháng 8 năm 2016), Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị
“Tập trung hoàn thiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường…..tập trung
vào…. các đô thị đông dân cư” [90].
Về mặt lý luận, theo giáo sư JAMES Q. WILSON (Đại học Harvard) [45]: “tất
cả các can thiệp chính sách sẽ tạo ra kết quả dự kiến – nếu như đánh giá chính
sách được thực hiện bởi người thực hiện chính sách hoặc bởi người hoặc bạn bè
của người thực hiện chính sách”. Ngược lại “không can thiệp chính sách nào sản
sinh ra đúng kết quả dự kiến nếu như đánh giá chính sách được thực hiện độc lập
bởi bên thứ ba, đặc biệt bởi nhà phê bình chính sách”. Đỗ Phú Hải (2014):
1/ Đánh giá chính sách công đem lại nhiều lợi ích cho cả Nhà nước, các cơ
quan chính phủ, công chức, cộng đồng người dân và doanh nghiệp;
2/ Có thể phân loại đánh giá chính sách công theo địa vị pháp lý/quyền lực
của chủ thể đánh giá là đánh giá của cơ quan hành pháp, đánh giá của cơ quan
lập pháp, đánh giá của cơ quan tư pháp, đánh giá của mặt trận tổ quốc, đánh
giá của Đảng chính trị, đánh giá của tổ chức chính trị - xã hội, đánh giá của tổ chức
quốc tế, đánh giá của khu vực xã hội dân sự, đánh giá của doanh nghiệp;
3/ Có nhiều nguyên tắc được áp dụng trong đánh giá chính sách công

bao gồm: nguyên tắc học hỏi, nguyên tắc trách nhiệm, nguyên tắc độc lập,
nguyên tắc đạo đức, nguyên tắc hiệu suất, nguyên tắc hiệu quả, nguyên tắc
lòng tin (sự tín nhiệm), nguyên tắc phù hợp, nguyên tắc minh bạch, nguyên tắc


đối tác, nguyên tắc không dấu diếm và không thiên vị trong đó 4 nguyên tắc học
hỏi, trách nhiệm, độc lập và đạo đức là các nguyên tắc quan trọng nhất [45], [47].
Đánh giá chính sách là


khâu cuối (và giai đoạn hậu kiểm) của chu trình chính sách công, và chính sách bảo
vệ môi trường đô thị là chính sách công chuyên ngành phải được hoàn thiện
dựa trên những kết quả đánh giá chính sách đang có một cách đầy đủ,
khách quan và khoa học.
Tuy nhiên chưa có hệ thống lý luận đầy đủ, nhất là thiếu vắng những
nghiên cứu về mô hình đánh giá chính sách công. Đây cũng là hạn chế về mặt
lý luận về đánh giá chính sách công, và chính sách BVMTĐT ở nước ta trong
thời gian qua.
Về mặt thực tiễn, đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam được thực
hiện bởi nhiều chủ thể chính sách nhưng chủ yếu là các cơ quan nhà nước, đặc
biệt là các cơ quan xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách (Bộ/Sở TNMT).
Hoạt động đánh giá phần nào đã giúp cho tổ chức thực hiện và xây dựng chính
sách ngày một tốt hơn, những thành tựu này không thể phủ nhận trong thời
gian qua giúp đảm bảo môi trường đô thị cho không gian sinh tồn và phát
triển, hạn chế tác động tiêu cực của hoạt động con người như sinh hoạt,
sản xuất kinh doanh ở đô thị, bước đầu hoàn thành các nhiệm vụ và mục
tiêu đặt ra ở từng lĩnh vực, địa phương. Tuy nhiên, do còn những tồn tại hạn
chế về mặt lý luận nên trong thực tiễn nước ta, công tác đánh giá chính
sách BVMTĐT còn có nhiều thiếu hụt chưa có quy định tổng thể về đánh giá
chính sách BVMTĐT, sự tham gia vào công tác đánh giá chính sách chưa đầy

đủ của một số chủ thể đã khiến cho các kết quả đánh giá chưa đạt được kết
quả tốt phục vụ xây dựng và hoàn thiện chính sách một cách tốt nhất.
Do đó, rất cần thiết nghiẻn cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị trên thế giới và Việt Nam, cũng như nghiên cứu,
đánh giá thực trạng công tác đánh giá chính sách này ở Việt Nam làm luận
chứng đề xuất quan điểm, mô hình đánh giá chính sách và giải pháp tăng cường
hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam, góp phần
hoàn thiện chính sách này ở Việt Nam trong thời gian tới. Trước nhu cầu đặt ra
này, đề tài nghiên cứu “Đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt
Nam hiện nay” đã được lựa chọn làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ của
nghiên cứu sinh.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu


Nghiên cứu lý thuyết về đánh giá chính sách BVMTĐT nhằm đề xuất mô


hình đánh giá chính sách BVMTĐT và giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính
sách BVMTĐT, góp phần hoàn thiện chính sách BVMTĐT ở Việt Nam trong thời
gian tới.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đặt ra, đề tài có các nhiệm vụ nghiên
cứu sau:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị trên cơ sở lý thuyết khoa học chính sách công. Những vấn đề lý
luận đó được nghiên cứu, phân tích, hệ thống hóa đúc kết từ đa dạng các
nguồn tài liệu thứ cấp của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, qua đó
xây dựng mô hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị với
các tham biến chủ yếu sau đây: 1/ Mục tiêu đánh giá chính sách BVMTĐT; 2/

Cách tiếp cận đánh giá chính sách BVMTĐT; 3/ Phương pháp luận đánh giá chính
sách BVMTĐT; 4/ Phương pháp đánh giá chính sách BVMTĐT; 5/ Chủ thể đánh
giá chính sách BVMTĐT; 6/ Thể chế đánh giá chính sách BVMTĐT; 7/ Những nhân
tố ảnh hưởng đến đánh giá chính sách BVMTĐT;
Nghiên cứu thực tiễn về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2018. Qua đó, xác định những kết quả đánh giá
đạt được, xác định những điểm còn hạn chế, tồn tại và những nguyên nhân
liên quan. Bên cạnh đó, kiểm định mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT đã
xây dựng qua thực tiễn ở Việt Nam;
Trên cơ sở luận chứng khoa học đạt được qua nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về công tác đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam để đề xuất mô hình
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị và giải pháp để nâng cao hiệu quả
đánh giá chính sách BVMTĐT, góp phần hoàn thiện chính sách bảo vệ môi
trường đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là nghiên cứu lý thuyết đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị, xây dựng mô hình đánh giá chính sách
BVMTDT làm cơ sở đề xuất giải pháp cho nâng cao hiệu quả đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị, hoàn thiện chính sách BVMTĐT ở Việt Nam
hiện nay.


3.2.

Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi nội dung:
Luận án tập trung nghiên cứu về lý thuyết đánh giá sau chính sách bảo
vệ môi trường đô thị, xây dựng mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT, kiểm định
mô hình này trong thực tiễn Việt Nam. Qua đó, đề xuất mô hình đánh giá chính
sách BVMTĐT cho Việt Nam, giải pháp nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị, góp phần hoàn thiện chính sách bảo vệ môi trường
đô thị ở Việt Nam thời gian tới.
Cụ thể hơn là: 1/ Nghiên cứu những vấn đề lý luận về đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị, trên cả thế giới và Việt Nam, từ đó xây dựng mô
hình lý thuyết đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị; 2/ Nghiên cứu
thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn
2005-2018 qua đó phát hiện những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế,
nguyên nhân liên quan; và kiểm định mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị qua thực hiễn ở Việt Nam; 3/ Nghiên cứu, đề xuất mô hình đánh giá
chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam và giải pháp tăng cường hiệu
quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam.
Phạm vi thời gian: 2005 -2018.
Phạm vi không gian: Nghiên cứu lựa chọn 06 đô thị ở Việt Nam (thuộc 4
trong 6 loại đô thị trong hệ thống phân loại đô thị của Việt Nam [113], đó là
các thành phố: Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La) để xác
định những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân của những
đánh giá chính sách BVMTĐT từ 2005 đến nay và kiểm định mô hình đánh giá
chính sách.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án hệ thống hóa lý luận về đánh giá chính sách BVMTĐT qua các
nghiên cứu khoa học chính sách công bao gồm lý thuyết chính sách công, chu trình
chính sách công, phân tích chính sách công, đánh giá chính sách công, đánh giá
chính sách môi trường kết hợp với những quan điểm của Đảng và Nhà nước về bảo
vệ môi trường đô thị.

Sau đó lý thuyết này được kiểm định qua thực tiễn đánh giá chính sách bảo
vệ môi trường đô thị tại Việt Nam. Từ đó nghiên cứu hoàn thiện lý luận về đánh


giá


chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam.
4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Cách tiếp cận nghiên cứu
Mục đích và các nhiệm vụ nghiên cứu cho thấy nhiều vấn đề của luận án cần
được giải quyết song song. Do đó, Luận án sử dụng các cách tiếp cận sau:
a) Tiếp cận đa ngành liên ngành: Được sử dụng trong nghiên cứu phân tích
chính sách công, chu trình chính sách từ hoạch định đến xây dựng, thực hiện
và đánh giá chính sách công vào nghiên cứu các mô hình đánh giá chính sách bảo
vệ môi trường đô thị trên thế giới và ở Việt Nam và thực tiễn đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam. Sử dụng cách tiếp cận này để nhằm tích
hợp tri thức từ các ngành học khác nhau (khoa học môi trường, khoa học chính
trị, khoa học chính sách công, luật học, đô thị học, xã hội học, kinh tế học...) để
làm rõ việc đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn
2005-2018 được thực hiện như thế nào? với mục tiêu gì? bởi ai? trên cơ sở nào?
và kết quả ra sao cũng như quá trình đánh giá đó bị ảnh hưởng bởi những nhân tố
nào?
b) Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu này xem môi trường là một hệ thống tự
nhiên-xã hội phức tạp được tạo nên bởi rất nhiều thành phần (không khí, nước,
đất, sinh vật...) được kết nối qua những mối tương tác tự nhiên-xã hội phức tạp,
có thể được chia ra làm nhiều tiểu hệ thống môi trường; và chính sách bảo vệ môi
trường đô thị ở Việt Nam là một hệ thống các chính sách bảo vệ các thành phần
môi trường đô thị, chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam cũng là tiểu
hệ thống các chính sách bảo vệ môi trường trên toàn lãnh thổ Việt Nam, thuộc

hệ thống chính sách công của Việt Nam. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng đánh giá
chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam được tìm hiểu qua thực trạng
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường bao trùm nó cũng như thực trạng đánh
giá chính sách bảo vệ từng thành phần môi trường, bảo vệ một số thành phần môi
trường đô thị.
c) Tiếp cận lịch sử: Nghiên cứu thực trạng đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường đô thị ở Việt Nam được tiếp cận theo lịch sử phát triển chính sách bảo vệ
môi trường đô thị, gắn kết với lịch sử chính sách phát triển bền vững đất nước và
tiến trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đất nước như là những động lực cho sự
phát triển chính sách bảo vệ môi trường đô thị. Theo cách tiếp cận này, nghiên
cứu thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam đã được


trọng tâm vào giai đoạn 2005-2018 là giai đoạn đẩy mạnh chính sách bảo vệ
môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở
Việt Nam sau


khi có Nghị quyết số 41-NQ/TW ngày 15/11/2004.
d) Tiếp cận nghiên cứu có sự tham gia: Nghiên cứu thực tiễn đánh giá chính
sách bảo vệ môi trường đô thị ở Việt Nam giai đoạn 2005-2008 được tiến hành
thực hiện với sự tham gia của các chủ thể liên quan đến chính sách này. Cụ thể,
các bên liên quan tham gia vào trả lời phỏng vấn sâu, điền phiếu điều tra và cung
cấp tài liệu thứ cấp cho nghiên cứu. Việc đề xuất quan điểm đánh giá, mô hình
đánh giá, các giải pháp nâng cao hiệu quả, hoàn thiện đánh giá chính sách, góp
phần hoàn thiện chính sách cũng được dựa trên khoa học, quan điểm, định
hướng và mục tiêu của Đảng và Nhà nước về chính sách bảo vệ môi trường đô thị,
dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học về đánh giá chính sách bảo vệ môi trường
đô thị qua 06 trường hợp nghiên cứu là thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy
Nhơn, Lào Cai và Sơn La.

4.2.2. Các phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện bởi sự kết hợp giữa phương pháp nghiên
cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng. Các phương pháp, kỹ
thuật nghiên cứu cụ thể được sử dụng trong luận án như sau:
a) Phương pháp phân tích chính sách công: Phân tích chính sách công theo lý
thuyết chu trình chính sách để xác định đánh giá „sau‟ chính sách như là một khâu
cuối (hậu nghiệm) của chu trình chính sách. Phân tích chính sách cũng là phương
pháp được sử dụng để phân tích chủ thể chính sách qua đó xác định các nguồn
có thể cung cấp thông tin cho nghiên cứu. Phân tích chính sách cũng được sử
dụng trong tổng hợp, diễn giải các kết quả nghiên cứu theo định hướng hoàn
thiện mô hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị và đề xuất giải pháp
thực hiện tốt hơn mô hình, hay nâng cao hiệu quả đánh giá chính sách bảo vệ môi
trường ở Việt Nam.
b) Phương pháp nghiên cứu hệ thống: Nghiên cứu về đánh giá chính sách
bảo vệ môi trường đô thị không được thực hiện riêng rẽ, một cách biệt lập mà đặt
vấn đề nghiên cứu trong mối liên hệ với nghiên cứu về đánh giá chính sách môi
trường, đánh giá chính sách công. Trên cơ sở làm rõ các khái niệm quan trọng
liên quan, phân tích được tính hệ thống giữa các hợp phần nghiên cứu, luận án
đã xây dựng được khung phân tích nghiên cứu (Hình 1) phù hợp, đảm bảo cơ sở
cho quá trình thực hiện luận án một cách hệ thống và logic sau này.
c) Phương pháp quan sát, tham dự: Nghiên cứu sinh đã có nhiều cơ hội
trực tiếp tham dự các nghị trình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị


qua các hội thảo tham vấn kết quả đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
được thực


hiện bởi liên bộ Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Xây dựng để hiểu rõ chủ thể nào
đã tham gia đánh giá chính sách này, mức độ tham gia của các chủ thể và sau

đó theo dõi xem ý kiến tham gia của họ được tiếp thu như thế nào ở các báo cáo
đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị cuối cùng được cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Hình 1: Khung phân tích nghiên cứu

QC
G
NBĐ
T
áiĐ
XuốN
gốềề
Đ

âchgcK
h
á
yựhiii
ipểixx
tcn
êcuu
ếh
p
d êhm
nảấấ Q
n
t
ự áh
gt
n itđnát u

ic ố

g cịhp c
ứhnq
náứ
u
c uihhu g
ccệoa i
á
htàn a
cálnm
cíýhôn
Đ
nự
ô
t tđ
Nguồn: Tác giả luận án, 2018
c
hhti
h tlừ
t
ahuìhể
saậđntim hiểuh các loại
d) Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng để tìm
m

ánáhiệ
m
hình đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị khác nhau
trong

những
cễ
b nnvC
hn
điều kiện, bối cảnh khác nhau. Nghiên cứu trường hợp một số đô
i bchđàá thị cụ thể là
ế iơáđc
đ
B
nghiên cứu thực tiễn đánh giá chính sách bảo vệ môi trường đô thị
nếgnám dưới đây sau
áhôk
V
b
n
n 6 đô thị, là
itại
khi tiến hành thu thập dự liệu qua điều tra xã hội học, khảo sát M
n
đ ảáhh
thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Vinh, Quy Nhơn, Lào Cai và Sơn La. ộcTnhghá
Đ
củcigì i
aTgháin
e) Kỹ thuật phân tích hồi quy tuyến tính
i
l ởíáhn
Phân tích hồi quy dùng để dự đoán, ước lượng giá trị củaậmáncmột
biến theo
i

V
h

đ
ô
p hc biến độc lập,
giá trị của một hay nhiều biến khác được gọi là biến dùng để dự báo,
icíhám
h
biến mô tả.
chệsnín
í
ủtìáhnhc
n
Trước hết, mô hình hồi qui tuyến tính đơn biến dùng để xemanxét
chơ mối quan hệ
hsg
hN
h
maási b
sc ả
á
B
ôđm
hcn
ááV
cc:
h
hnM
h

Bh
C ì hT
í
h V


h
iTM
n V
M
Đ
h l áở
T
Ts
ý TĐ
Đ
qT
á
c
s V
Tuc
h
á t ig
c h ígệaih
h untia
yhtiB
ahV
Bế N
saựiđM biến độc lập
tuyến tính giữa biến phụ thuộc y (biến kết cục) nằm trên trục tung

Vt và
cT
ám
M đo(đường thẳng)
x (biến dự đoán) nằm trên trục hoành. Mô hình hồi quy tuyến tính
Đ
c
Tđ o:tạ
T
h
đơn biến có dạng:
Đá ạin
kở
Tnbnễ
Dữ liệu (Y) = Phần hồi quy (hay + x) + Phần dư ()
h ết
C ảnV
t
ô o2ới
Hay: Y = + x+
gi
n 0qV
i ệ
Trong đó là điểm cắt trên trục tung, β là độ dốc (trong thống
g áv0uit kê gọi là hệ
ệ5ảệ sát và trị số
số hồi qui) và là phần dư – phản ánh sự sai lệch giữa trị số quan
c c t-N
ước đoán nằm trên đường hồi quy (i = Yi – Yi‟). Phân tích hồi quy
ụ hm2đa tuyến tính có

0
m làm sao để
í ôạN
bản chất là xác định đường thẳng đi càng gần các điểm quan sát được
c n i1ta
8
tổng các phần dư là nhỏ nhất (I ) bằng phương pháp toán hhọc,
h m được gọi là
í tđ
phương pháp bình phương nhỏ nhất:
n s rƣ
h áƣợ
i= (yi- βx – α)
cờc
s hn,
và tổng bình phương của phần dư:
á g
2
2
cbt
(i) = (yi- βx – α)
h ảđồ
n cực tiểu của
Đây là phương trình bậc 2 theo biến X. Trong toán học, tìmoôtrị
B

t
phương trình bậc 2, người ta lấy đạo hàm và cho đạo hàm triệtVvtiêu
(bằng 0) sẽ
h



M ị được 2 hệ số
tìm được trị cực tiểu của X. Giải phương trình này người ta xác định
i
T
m,
và
Đở
ô
T
và từ đó vẽ được đường thẳng hồi quy.
ih
Đ Vạ
Từ đó, phương trình hồi quy tuyến tính đơn biến có được
ánh quan
á t phản
in
n rệ
hệ biến phụ thuộc (Y) và biến độc lập (x) như sau: Y = α + βx
h t

(Y)

ƣc
ờh
Tương tự, mô hình hồi quy tuyến tính đa biến có thể viết khái
g nNếquát như sau:
i ga,
Y = + 1x1i+ 2x2i +3x3i + ......+........+ kxki + i. á m

đn
Và phương trình hồi quy tuyến tính đa biến phản ánh quanchệ
ô g biến phụ thuộc
h u
và các biến độc lập (x1i, x2i,…, xki ) sẽ như sau:
í ty
nh ê
Y = + 1x1i+ 2x2i +3x3i + ......+........+ kxki
hịn

Trong nghiên cứu này, một phần số liệu có được từ điều tra khảo sát (theo
s(n
phiếu điều tra tại Phụ lục 2) được sử dụng để kiểm định mối quan
áMh hệ giữa hiệu
c ụ â tố/tham biến
quả đánh giá chính sách BVMTĐT (biến phụ thuộc) và các thành
hc n
của mô hình đánh giá chính sách BVMTĐT ở Việt Nam đã được xây dựng, tổng
B
kết từ nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam tại Chương 2 - đó Vlàt mục tiêu, cách
i
tiếp cận, phương pháp luận, phương pháp, chủ thể, thể chế vàMcác
nhân tố ảnh
ê
Tu
hưởng đánh giá chính sách BVMTĐT (biến độc lập) qua mô hình hồi
Đ, quy tuyến tính
T
đơn biến và mô hình hồi quy tuyến tính đa biến, đã được lậpM trình sẵn trong
c

ôá
c
hh
ì
nt


×