Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

THUYẾT MINH TỔNG HỢP ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NĂM CĂN HUYỆN NĂM CĂN – TỈNH CÀ MAU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (411.15 KB, 59 trang )

BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
65 Mạc Đĩnh Chi, P. Đa Kao, Q1. Tp. Hồ Chí Minh
Tel: (++84-8) 8 23 57 14 - Fax: (++84-8) 8 00 22 90 - Email:

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG

ĐÔ THỊ NĂM CĂN
HUYỆN NĂM CĂN – TỈNH CÀ MAU

TP. HỒ CHÍ MINH - 1/2008


BỘ XÂY DỰNG
VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN
PHÂN VIỆN QUY HOẠCH ĐÔ THỊ - NÔNG THÔN MIỀN NAM
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH CHUNG XÂY DỰNG ĐÔ THỊ NĂM CĂN
HUYỆN NĂM CĂN – TỈNH CÀ MAU

____________________________________________________________________
Chỉ đạo thực hiện

: ThS Trần Anh Tuấn

Giám đốc Trung tâm

: KTS Đinh Tường Nga


Chủ nhiệm đồ án

: KTS Nguyễn Ngọc Tú

Tham Gia thực hiện :


Kinh tế - Kiến trúc : KTS Nguyễn Ngọc Tú



: KTS. Nguyễn Phan Trọng Khôi



CBKT đất xây dựng



Giao thông



Cấp nước

: KS. Nguyễn Văn Đông



Thoát nước bẩn


: KS. Nguyễn Văn Đông

: KS. Từ Minh Hà
: KS Trần Phước Trung


Cấp điện
Quản lý kỹ thuật

: KS. Nghiêm Bồi Đức



Kinh tế - Kiến trúc : KTS Đào Việt Hưng



CBKT đất xây dựng



Giao thông



Cấp thoát nước

: Th.S. Ks. Trần Anh Tuấn




Cấp điện

: KS. Phan Quốc Khánh

: KS. Trần Quốc Hoàn
: KTS Phan Thanh Hà

TP. Hồ Chí Minh, ngày

tháng

năm 2008

Phân viện Quy hoạch Đô thị Nông thôn Miền Nam
P. Giám đốc

Th.s. Trần Anh Tuấn


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU...................................................................................................................................1
I. LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:..............................................1
II. MỤC TIÊU:.......................................................................................................................................2
III. CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HỌACH :.............................................................................................2
PHẦN II: ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG HIỆN CÓ VÀ.............................4
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN ĐÃ QUA.....................................4
I. ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN QH CHUNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT NĂM 1998 :..........................................4
II. NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN

ĐÔ THỊ :.............................................................................................................................................6
III. NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC
HIỆN QUY HỌACH :.......................................................................................................................7
PHẦN III: PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN...................................................................8
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP.....................................................................................8
I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:.................................................................................................................................8
II. CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :.......................................................................................................8
III. HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI :...........................................................................................11
IV. HIỆN TRẠNG DÂN SỐ – LAO ĐỘNG :....................................................................................12
V. HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG :........................................................................................................13
VI. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :.........................................15
PHẦN IV: CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ..........................................................................16
I. QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:.................................................................................16
II. TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ :...................................................................................................................16
III. QUAN HỆ NỘI, NGOẠI VÙNG :................................................................................................16
IV. ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :..........................................................................................17
V. DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ VÀ QUY MÔ ĐẤT ĐÔ THỊ :......................................................18
VI. NHỮNG CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CHỦ YẾU:.........................................................................20
PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN..............................................................21
ĐÔ THỊ NĂM CĂN ĐẾN NĂM 2025...............................................................................................21
I. CÁC PHƯƠNG ÁN CHỌN ĐẤT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :..........................................................21
II. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ :...........................................................22
PHẦN V: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẤT ĐẾN 2025........28
I. QUY HOẠCH GIAO THÔNG :......................................................................................................28
II. QUY HOẠCH CBKT ĐẤT XÂY DỰNG :...................................................................................30
III. QUY HOẠCH CẤP NƯỚC :........................................................................................................32
IV. QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC BẨN :.........................................................................................34
V. QUY HOẠCH CẤP ĐIỆN :............................................................................................................36
PHẦN VI: ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ......................................................40
I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG...................................................................40

PHẦN VII: QUY HOẠCH XÂY DỰNG ĐỢT ĐẦU ( ĐẾN NĂM 2015)........................................45
I. MỤC TIÊU :.....................................................................................................................................45
II. QUY MÔ VÀ PHẠM VI PHÁT TRIỂN :......................................................................................45
III. III. QUY HOẠCH SỬ DỤNG ĐẤT VÀ CÁC HẠNG MỤC ƯU TIÊN :..................................45
IV. THIẾT KẾ ĐÔ THỊ :......................................................................................................................47
V. QUY HOẠCH HẠ TẦNG KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN NGẮN HẠN :..........................................49
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................................................................56


PHẦN MỞ ĐẦU
Năm Căn là điểm dân cư được hình thành sớm ở vùng đất Mũi Tỉnh Minh Hải,
nay là tỉnh Cà Mau . Vùng đất cực Nam của đất nước là vùng đất nguyên sơ được khai
phá muộn ở vùng ĐBSCL. Song Năm Căn lại là một ngoại lệ, thiên nhiên đã ưu ái cho
nơi đây có địa hình ngã ba sông, trên bến dưới thuyền tấp nập, đã vẫy gọi dân tứ xứ
đến đây lập nghiệp và cũng từ đấy Năm Căn trở thành một quần cư sầm uất bên bờ
sông Cửa Lớn.
Trải qua nhiều biến động của lịch sử, Năm Căn luôn là căn cứ của các cuộc kháng
chiến chống ngoại xâm để gìn giữ biển bờ của Tổ quốc .
Những năm chống Mỹ và Ngụy quyền trước đây, Năm Căn đã trở thành cái nôi
của phong trào cách mạng với các chiến công của Phan Ngọc Hiển, với đường mòn Hồ
Chí Minh trên biển đã tô đậm thêm trang sử chống ngoại xâm bảo vệ tổ quốc của
người dân đất Mũi .
Sau ngày Miền Nam hoàn toàn giải phóng, Năm Căn đã ngày một phát triển, từ
một điểm dân cư nay đã trở thành thị trấn huyện lỵ của huyện Năm Căn Tỉnh Cà Mau.
Những năm gần đây, khi cả nước bước vào giai đọan mở cửa, hội nhập với nền
kinh tế thị trường, Tỉnh Cà Mau đã có những bước chuyển mình và đạt được nhiều
thành tựu đáng kể. Trong xu thế đó, đô thị Năm Căn cũng đã có nhiều đổi mới, đặc
biệt là trong lĩnh vực nuôi trồng , chế biến thủy hải sản và dịch vụ nghề cá.
Trong chiến lược phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Cà Mau và Huyện Năm Căn đến
năm 2020, Năm Căn được xem là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm Đất Mũi, đây

sẽ là trung tâm chế biến thủy hải sản , các loại hình công nghiệp kinh tế biển và là đầu
mối giao thông thủy quan trọng của tỉnh phục vụ xuất nhập khẩu cho vùng bán đảo Cà
Mau.
Với những bước tiến khả quan và những cơ hội đang mở ra trong tương lai, nhất là
sau khi Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức thương mại thế giới WTO, Năm
Căn cũng như các đô thị khác của Cà Mau sẽ đứng trước nhiều cơ hội phát triển, sự
phát triển ấy rất cần có những định hướng phù hợp, mà trong đó công tác quy hoạch
xây dựng đóng vai trò hết sức quan trọng.
. I LÝ DO VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:

Quy hoạch chung đô thị Năm Căn được thực hiện năm 1997 và được phê duyệt
năm 1998. Đến nay, đô thị đã trải qua qúa trình phát triển gần 10 năm, trong thời gian
này xuất hiện nhiều thay đổi và các yếu tố tác động đến sự phát triển kinh tế-xã hội
của Năm Căn Do đó, việc điều chỉnh lại quy hoạch chung xây dựng đô thị là hết sức
cần thiết vì các lý do chủ yếu sau:
1 Thay thế cho định hướng quy hoạch trước đây ( dự kiến đến năm 2020) nhằm
mục đích định hướng qúa trình phát triển của đô thị phù hợp với các điều kiện thực tế
tính đến giai đoạn năm 2025.

1


2 Cập nhật định hướng quy họach tổng thể hệ thống đô thị và khu dân cư nông
thôn tỉnh Cà Mau đến năm 2020 đã được phê duyệt năm 2004, trong đó xác định 3 đô
thị động lực của Tỉnh đó là: Thành phố Cà Mau , đô thòị Sông Đốc và đô thị Năm Căn
–đô thị loại IV của Tỉnh.
3 Như đã đề cập, quy hoạch chung xây dựng đô thị Năm Căn đã được lập năm
1997 nhằm định hướng phát triển không gian đô thị đến năm 2020 . Đến nay , đô thị
đã có nhiều thay đổi, những dự án của quốc gia và địa phương có những tác động trực
tiếp đến qúa trình phát triển hiện tại và tương lai của Năm Căn , cụ thể như :

 Cảng Năm Căn đã hoàn thành giai đọan 1(phần cầu cảng)
 Quốc lộ 1A ( từ TP.Cà Mau đến Năm Căn) đã hòan thành cơ bản và thông xe
 Tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua Năm Căn đến Đất Mũi sẽ được Bộ Giao
Thông đầu tư.
 Khu công nghiệp Năm Căn quy mô 220ha đã được Thủ tướng phê duyệt, dự
kiến đầu tư giai đọan đầu khoảng 60 - 80 ha.
 Một số khu ở mới và tái định cư đã được lập dự án và thi công thí điểm .
 Bên cạnh đó , tình hình xây dựng nhà ở, đặc biệt là vấn đề nhà ở ven kênh rạch
hiện đang phát triển tự phát gây khó khăn trong công tác quản lý đô thị.
4 Phù hợp với quy định hiện hành của nhà nước.
Với những lý do như đã phân tích, việc điều chỉnh quy họach chung xây dựng đô
thị Năm Căn cho giai đọan 2025 là hết sức cần thiết.
. II MỤC TIÊU:

- Định hướng lại không gian đô thị phù hợp với tình hình phát triển thực tế, phù
hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của Tỉnh và Huyện đã đề ra,
- Làm cơ sở , tạo sự đồng bộ trong quản lý và xây dựng đô thị.
- Thu hút các dự án đầu tư trong và ngòai nước, đưa Năm Căn trở thành một đô thị
hiện đại , là một trong các trung tâm kinh tế lớn của tỉnh.
. III CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HỌACH :

 Chủ trương của Ủy ban nhân dân Tỉnh Cà Mau về việc điều chỉnh quy họach
chung 3 đô thị động lực của tỉnh là : Thành phố Cà Mau, đô thị Sông Đốc, và
đô thị Năm Căn cho giai đoạn ngắn hạn 2015 và dài hạn 2025.
 Nghị quyết đại hội Đảng bộ Tỉnh Cà Maulần thứ XIII nhiệm kỳ 2006-2010
 Nghị quyết Huyện Đảng bộ Năm Căn lần thứ IX - nhiệm kỳ 2006-2010.
 Quyết định số 15/2006/QĐ-UBND ngày 3/3/2006 của Ủy ba nhân dân Tỉnh Cà
Mau quy định về thành phần hồ sơ và quản lý chi phí công tác quy họach xây
dựng trên địa bàn tỉnh Cà Mau
 Nghị định 08/2005/NĐ-CP ngày 24/1/2005 về quy họach xây dựng.

2


 Nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/1/2001 của chính phủ về phân lọai đô thị và
cấp quản lý đô thị.
 Luật xây dựng ban hành ngày 26/11/2003
 Quy chuẩn xây dựng của Bộ Xây Dựng.
 Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội tỉnh Cà Mau đến năm 2010 định hướng
đến năm 2020
 Quy hoạch tổng thể kinh tế – xã hội huyện Năm Căn đến năm 2010 định
hướng đến năm 2020
 Quy hoạch các ngành giao thông, công nghiệp, du lịch tỉnh Cà Mau đến năm
2020.
 Đồ án quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị và dân cư nông thôn tỉnh Cà Mau
đến năm 2020 đã được phê duyệt.
 Đồ án quy họach chung thị trấn Năm Căn năm 1997.
 Thực trạng quy họach , dân cư và phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị
 Hợp đồng kinh tế ký giữa Ban quản lý dự án – Sở Xây dựng Cà Mau và Phân
viện quy hoạch đô thị nông thôn miền Nam về việc điều chỉnh quy hoạch chung
đô thị Năm Căn đến năm 2025.
 Các tài liệu khác về kinh tế xã hội điều kiện tự nhiên, tài nguyên, môi
trường….
 Bản đồ địa hình tỷ lệ 1/5000.

3


PHẦN II
ĐÁNH GIÁ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH CHUNG HIỆN CÓ VÀ
QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN XÂY DỰNG ĐÔ THỊ GIAI ĐOẠN ĐÃ QUA

. I ĐÁNH GIÁ ĐỒ ÁN QH CHUNG ĐƯỢC PHÊ DUYỆT NĂM 1998 :

. 1 Các nội dung chính của đồ án :

a. Tính chất đô thị :là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện
Ngọc Hiển (trước đây).
b. Dự báo quy mô dân số và quy mô đất đai :
Dân số hiện trạng ( số liệu 1994 ) là : 14.200 người
Quy mô dân số dự báo :
- Đến năm 2010 : 30.000 dân
- Đến năm 2020 : 40.000-45.000 dân
Quy mô đất đô thị dự kiến khoảng 500 ha.
c. Hướng phát triển đô thị :
Phát triển nhiều về phía Đông sông Cái Nai.
Phát triển hạn chế về phía Tây sông Cái Nai.
Phát triển một phía là phía Bắc sông Cửa Lớn.
d. Phân khu chức năng đô thị :
. 2 Khu công nghiệp,TTCN,kho tàng :

Khu công ngiệp và khu chế xuất đặt ở bờ Bắc sông Cửa Lớn và hường phát triển
về phía Đông thị trấn.
Kho tổng hợp đặt phía Tây khu công nghiệp. Cảng đặt tại khu kho tàng.
Khu sản xuất TTCN đặt dọc phía bơ Tây sông Cái Nai.Đây là khu sản xuất TTCN
tập trung gồm các cơ sở chế biến thực phẩm, hàng tiêu dùng, gỗ gia dụng,…
. 3 Khu trung tâm đô thị:

Trung tân hành chánh: vẫn giữ vị trí hiện có ,cải tạo kết hợp xây dựng mới
Trung tâm thương nghiệp: chuyển chợ trên bờ Đông sông Cái Nai vào phía
trong,xây dựng một khu phố chợ thương mại,đồng thời xây dựng thêm một chợ đầu
mối phía sông Cửa Lớn.

Trung tâm văn hóa : đặt ở phía Đông thị trấn.
Hệ thống các công trình giáo dục: được bố trí trong các khu ở.
. 4 Khu vực ở:

Thị trtấn chia thành 2 khu ở:

4


 Khu ở số 1 nằm phía Tây sông Cái Nai.
 Khu ở số 2 nằm phía Đông sông Cái Nai
. 5 Mạng lưới kỹ thuật hạ tầng:

.5.1. Giao thông:
 Đề xuất nâng cấp và nối thông quốc lộ 1A,Riêng đọan vào thị trấn là đường đôi
cảnh quan, lộ giới 31m.
 Xây dựng 2 tuyến đường : phía Đông đi xã Hàng Vịnh và phía Tây đi xã Đất
Mới.
 Xây dựng cảng dọc sông Cửa Lớn. Và tiếp cận với các trục giao thông chính
của đô thi.
 Trong đô thị có 2 cầu và đề xuất tổ chức giao thông khác cốt.
.5.2. Chuẩn bị kỹ thuật đất xây dựng:
 Cao độ xây dựng ( 1,3m,nền từng khu thiết kế từ 3 đến 4 mái dốc.
 Các lưu vực được thóat xuống sông Cửa Lớn,rạch Xẻo Thùng,sông Cái Nai và
rạch Ông Do.
.5.3. Cấp nước:
 Nguồn nước cung cấp là nước ngầm,dự kiến khoan 12 giếng
 Xây dựng mới hệ thống ống cấp nước với 4 vòng cấp nước chính cho tòan thị
trấn.
.5.4. Thóat nước và vệ sinh môi trường:

 Xây dựng hệ thống thóat nước bẩn riêng và khu xử lý nước thải .
 Xây dựng 1 bãi rác diện tích 2ha phía Tây thị trấn.
 Tổ chức 2 khu nghĩa địa cách trung tâm thị trấn 2km.
.5.5. Cấp điện:
 Nguồn điện lấy từ nguồn quốc gia dẫn bằng tuyến 35KV(110KV) từ Cà Mau
đến.
. 6 Những thành công về mặt định hướng của đồ án :

 Hướng phát triển phù hợp với thực trạng đô thị và điều kiện tự nhiên.
 Phân khu chức năng đô thị hợp lý.
 Tận dụng và khai thác địa hình cảnh quan sông rạch tự nhiên vào cơ cấu không
gian đô thị.
 Tận dụng được khu vực phát triển hiện hữu, hạn chế đền bù giải tỏa nhà ở và
công trình công cộng.
 Hệ thống hạ tầng kỹ thuật thiết kế đồng bộ và hòan chỉnh.
5


. 7 Những vấn đề tồn tại của đồ án cần lưu ý :

- Trên cơ sở thực tế phát triển đô thị, cần xem xét lại dự báo quy mô dân số của đồ
án. Cụ thể nếu lấy số liệu năm 2003, dân số thị trấn Năm Căn là 18.542, trong đó khu
vực trung tâm có khỏang 15.200 dân chiếm tỷ lệ 82% cho thấy dự báo dân số đến năm
2020 là khá cao.
- Quy mô đất xây dựng đồ án lấy chỉ tiêu khỏang 110-120m2/người là hơi thấp vì
cần phải tính đến các diện tích tự nhiên không xây dựng được như: mặt nước ( đặc biệt
là các hồ nhân tạo để lấy đất đắp nền ), kênh rạch, diện tích rừng sinh thái,…
- Các khu chức năng chính như khu trung tâm hành chánh, trung tâm thương mại,
trung tâm văn hóa thể thao,…cần xem xét lại vị trí cho phù hợp, đặc biệt là trong
tương lai Năm Căn sẽ là thị xã , đô thị lọai IV, cần có các khu trung tâm khang trang,

qũy đất rộng , trong khi khu vực hiện hữu dân cư phát triễn khá đông.
- Lộ giới giao thông, đặc biệt là giao thông đối ngọai và các tuyến chính đô thị cần
xem xét điều chỉnh mở rộng.
. II NHỮNG THÀNH TỰU VÀ TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC ĐẦU TƯ PHÁT
TRIỂN ĐÔ THỊ :

. 1 Những thành tựu đạt được :

Trong thời gian từ khi đồ án được phê duyệt đến nay, chính quyền địa phương đã
có nhiều cố gắng trong công tác đầu tư phát triển đô thị và đạt dược một số kết qủa cụ
thể như sau :
 Quốc lộ 1A đọan nối từ Cà Mau đến Năm Căn đã hòan thành cơ bản và thông
xe tạo điều kiện thuận lợi cho mối liên hệ thông thương về mọi mặt giữa Năm
Căn với thành phố tỉnh lỵ và các khu vực lân cận như trung tâm xã Đất Mới,
Hàm Rồng.
 Cảng Năm Căn đã xây dựng xong giai đọan 1.
 Lập quy họach chi tiết các khu chức năng của đô thị trên cơ sở quy họach được
phê duyệt, đặc biệt là các khu vực hiện phát triển đông và phức tạp, các khu
cụm công nghiệp của Năm Căn dự kiến trong tương lai,… làm cơ sở cho công
tác quản lý đô thị và kêu gọi đầu tư.
 Thi công thí điểm khu nhà ở liên kế phía trước trung tâm hành chánh.
 Chỉnh trang, nâng cấp một số công trình quan trọng như : trường THPT Phan
Ngọc Hiển, Bệnh viện huyện, sân bay Năm Căn cũng được nâng cấp phục vụ
cho công tác thăm dò khai thác dầu khí và an ninh quốc phòng.
 Xây dựng khu trung tâm thương mại thị trấn.
. 2 Những tồn tại :

 Công tác quản lý không gian và môi trường đô thị chưa hiệu quả.

6



 Công tác quản lý thực hiện các dự án tại địa phương còn chậm, dẫn đến thời
gian thực hiện dự án kéo dài, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ phát triển của đô
thị.
 Khả năng thu hút đầu tư chưa cao nên chưa khai thác được các tiềm năng sẵn
có tại địa phương.
. III NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ THỰC
HIỆN QUY HỌACH :

 Do tốc độ thực hiện các dự án chậm nên trong giai đọan vừa qua, địa phương
thiếu yếu tố thu hút và gặp nhiều khó khăn trong quan hệ thông thương với các
khu vực xung quanh, đặc biệt là đối với hệ thống hạ tầng đô thị. Cụ thể là quốc
lộ 1A là đường bộ độc đạo nối TP Cà Mau với Năm Căn, trong thời gian thi
công đọan đường này đã làm chậm qúa trình phát triển của Năm Căn.
 Bên cạnh đó , cảng Năm Căn cũng nằm trong tình trạng thực hiện dự án kéo
dài. Đây là yếu tố tiền đề cho việc phát triển các khu cụm công nghiệp trong
tương lai tại đây.
 Mặt khác đội ngũ cán bộ còn thiếu nên địa phương gặp khó khăn trong công
tác quản lý.
 Lực lượng lao động tại chỗ chất lượng còn thấp, chưa hấp dẫn các nhà đầu tư.
 Những khó khăn về vốn đầu tư là một trong những khó khăn hàng đầu của địa
phương.
 Những khó khăn khách quan do thiên nhiên như vấn đề sạt lở bờ sông, vấn nạn
chặt phá rừng, khai thác thủy sản trái phép, nuôi trồng không đúng kỹ thuật và
quy họach….đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình phát triển và môi trường
sống, xa hơn là ảnh hưởng đến khả năng phát triển bền vững của đô thị nói
riêng và tòan huyện nói chung.

7



PHẦN III
PHÂN TÍCH CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP
. I VỊ TRÍ ĐỊA LÝ:

Đô thị Năm Căn hiện hữu , theo ranh giới hành chánh, có vị trí tiếp giáp như sau:
 Phía Bắc giáp xã Đất Mới và Hàm Rồng.
 Phía Nam giáp sông Cửa Lớn.
 Phía Đông giáp xã Hàng Vịnh.
 Phía Tây giáp xã Lâm Hải
Phần trung tâm của đô thị Năm Căn dự kiến quy hoạch sẽ dựa trên nền tảng khu
trung tâm thị trấn Năm Căn hiện hữu, từ đó mở rộng ra các khu vực có nhiều điều kiện
thuận lợi phát triển không gian kinh tế đô thị.
. II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN :

. 1 Khí hậu :

Mang đặc trưng khí hậu gió mùa cận xích đạo nên nhiệt độ quanh năm cao. Theo
bản đồ phân bố lượng mưa nhiều năm của Đài khí tượng thủy văn Minh Hải thì khu
vực Huyện năm Căn là khu vực có lượng mưa cao trong Tỉnh cũng như trong vùng
Đồng bằng sông Cửu Long.
Trong năm, khí hậu phân chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Trong
mùa mưa, lượng mưa chiếm tới 90%. Mùa khô, lượng mưa chỉ chiếm 10%.
Tương ứng với 2 mùa là 2 hướng gió thịnh hành khác nhau:
- Mùa khô, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, gió thịnh hành hướng Đông và Đông
Bắc, vận tốc gió trung bình từ 1,6-2,8m/s, trong mùa khô, biển tương đối lặng, thời tiết
tốt, thuận lợi cho khai thác biển, nuôi trồng thủy sản, các hoạt động xây dựng, du lịch,


- Mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, gió thịnh hành hướng Tây Nam, tốc độ trung
bình từ 1,8-4,5m/s, lượng mưa lớn, trong mùa mưa thỉnh thoảng xuất hiện áp thấp gần
bờ, giông,lốc, gió xoáy cấp 7-cấp 8, ảnh hưởng đối với nghề khai thác biển, đi lại khó
khăn,các dịch vụ, sinh hoạt văn hóa thể thao và du lịch bị hạn chế.
.1.1. Nhiệt độ :
 Nhiệt độ trung bình năm 26,90c
 Nhiệt độ trung bình cao nhất : 31,5 0C.
 Nhiệt độ trung bình thấp nhất : 23,60C.
8


.1.2. Độ ẩm
 Độ ẩm trung bình năm : 84%.
 Độ ẩm cao nhất tuyệt đối :100%.
 Độ ẩm thấp nhất tuyệt đối : 25%.
.1.3. Lượng mưa :
 Lượng mưa trung bình năm : 2200 mm.
 Lượng mưa lớn nhất/năm : 2954mm.
 Lượng mưa nhỏ nhất /năm: 1940mm.
.1.4. Nắng :
 Tổng số giờ nắng trung bình /năm : 2269giờ.
 Tổng số giờ nắng lớn nhất trong năm : 2498 giờ.
 Tổng số giờ nắng nhỏ nhất năm : 2116 giờ.
.1.5. Bức xạ :
 Tổng lượng bức xạ trung bình/năm : 2411 Kcl/cm2 .(lý tưởng)
 Tổng lượng bức xạ trung bình/năm : 120,5 Kcl/cm2 .(thực tế)
. 2 Địa hình:
Nhìn chung, địa hình khu vực Huyện Năm Căn tương đối bằng phẳng nhưng bị
chia cắt khá mạnh bởi hệ thống sông rạch tự nhiên và kênh mương chằng chịt, có
nhiều sông lớn như : sông Cửa Lớn, sông Tam Giang, sông Cái Ngay,…Cao độ trung

bình từ 0,5-0,7m, thường xuyên ngập triều biên.
Thị trấn Năm Căn nằm về phía Bắc sông Cửa Lớn, là vùng đất thấp bị ngập
nhiều. Địa hình có cao độ trung bình 0,30m. Địa hình nơi cao nhất 1,50m và thấp nhất
0,02m. Diện tích phần lớn là các vuông tôm, hệ thống kinh rạch nhiều, bờ sông kênh
một số khu vực bị sạt lở lớn, nhất là khu vực chợ hiện tại. Nhìn chung đất đai xây
dựng ít thuận lợi, phải đầu tư xây dựng hạ tầng lớn .
. 3 Thủy văn :

Huyện Năm Căn có cả bờ biển Đông và bờ Vịnh Thái Lan, sông Cửa lớn chạy
xuyên suốt từ bờ biển Đông sang bờ Vịnh Thái Lan, vì vậy, địa bàn Huyện chịu tác
động trực tiếp của cả triều biển Đông (bán nhật triều không đều) và triều biển Tây
(nhật triều không đều).Thủy triều biển Đông lớn , vào các ngày triều cường, biên độ
triều vào khoảng 300cm.Các ngày triều kém, biên độ triều đạt khoảng 180-220cm.
Thủy triều Vịnh Thái Lan yếu hơn, biên độ triều lớn nhất khoảng 100cm.Mực nước
triều hàng năm cao trùng với mùa khô (từ tháng 10 đến tháng 3 năm sau). Trong thời
kỳ có gió chướng có thể gây ra hiện tượng nước dâng. Thủy triều trên sông Cửa Lớn
tại Năm Căn có thời gian triều kéo dài 5 giờ 43 phút và thời gian thủy triều xuống là
6giờ 40 phút, chu kỳ triều 12 giờ 32phút.

9


Đô thị Năm Căn với một hệ thống sông rạch bao gồm sông Cửa Lớn và nhiều kinh
rạch có ảnh hưởng lớn đến việc xây dựng và phát triển của thị trấn .
Sông Cửa Lớn rộng trung bình khoảng 500m, có độ sâu lớn dễ khai thác về giao
thông đường thủy. Sông chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều, bờ sông có hiện
tượng xói lở, mực triều cao nhất 0,70m (theo cao độ bản đồ ).
Độ mặn nước sông biến đổi theo mùa, mùa khô, nước các sông có độ mặn cao hơn
nhưng sự chênh lệch không lớn lắm do có vị trí nằm sát biển.
Ngoài ra còn có một số sông ,rạch như sông Cái Nai, rạch Xẻo Thùng, rạch Ông

Đo là những rạch lớn có lượng vận tải qua lại nhiều, các bờ sông rạch hiện nay bị sạt
lở nhất là đoạn sông Cái Nai tại khu chợ hiện hữu .
Với một hệ thống kinh rạch hiện có tại thị trấn, chế độ thủy triều lên xuống và các
đặc điểm sinh trưởng rừng ngập mặn, là các yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và
phát triển của thị trấn trong tương lai .
. 4 Địa chất :

Khu vực Năm Căn là vùng đất trẻ, nền thấp và đang có hiện tượng bồi lở ở hai
phía bờ biển.Đối với bờ biển Đông đang xảy ra hiện tượng xói lở , sóng biển xâm thực
rất mạnh làm mất đất.Có những nơi mỗi năm bị xói lở khoảng 50m.Bờ biển phía Tây
đang tiếp tục bồi khá nhanh.
Về thổ nhưỡng, Năm Căn có các vùng chính sau:
 Vùng đất phèn tiềm tàng nông, dày, mặn nặng chiếm phần lớn diện tích tự
nhiên của Huyện.
 Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, mặn năng, địa hình trung bình thấp , địa
hình trung bình thấp nằm dọc theo kêng Ông Đơn và bờ Nam sông Bảy Háp.
 Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, mặn nặng phân bổ dọc bờ Bắc sông Cửa
Lớn.
 Vùng đất bãi bồi.
 Vùng đất phèn tiềm tàng sâu, dày, dưới rừng ngập mặn, địa hình trung bình cao
ven biển Đông
Thị trấn Năm Căn có nền đất yếu, cường độ chịu lực chỉ đạt 0,3 - 0,5 kg/cm2. Đây
là yếu tố hạn chế cho công tác xây dựng đô thị .
. 5 Đánh giá đất theo điều kiện tự nhiên

Do vị trí địa lý và cao độ địa hình tự nhiên, Năm Căn là vùng thấp trũng và chịu
ảnh hưởng của sông Cửa Lớn. Do đó muốn xây dựng đô thị cần tôn nền và khảo sát
địa chất công trình và địa chất thủy văn kỹ lưỡng đưa ra các giải pháp kỹ thuật xây
dựng hợp lí và kinh tế . Năm Căn có thể chia ra làm các loại đất sau :
 Đất xây dựng thuận lợi : bao gồm đất đã xây dựng trong khu trung tâm của thị

trấn .
 Đất xây dựng ít thuận lợi : bao gồm khu đất có địa hình tương đối cao mà giải
quyết san nền đầu tư ít .
10


 Đất xây dựng cần đầu tư lớn : bao gồm đất ruộng và các vuông tôm còn lại .
. III HIỆN TRẠNG KINH TẾ - XÃ HỘI :

. 1 Kết quả một số chỉ tiêu chủ yếu

 Tổng sản phẩm của huyện (GDP) đạt : 1360 tỷ đồng
 Nhịp độ gia tăng : 11,6%
 Thu nhập bình quân đạt 7,4 triệu đồng/người
Về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Năm Căn đã có sự chuyển dịch theo hướng tăng
dần tỷ trọng kinh tế công nghiệp trong khi tỷ trọng các ngành khu vực I giảm.
Stt
1
2
3

Lĩnh vực

Năm 2000

Năm 2004

Khu vực I (nông, lâm, ngư nghiệp)
Khu vực II (công nghiệp,xây dựng)
Khu vực III (dịch vụ)

Tổng cộng

63,71
17,96
18,33
100

56,18
26,42
17,40
100

Tuy nhiên, các số liệu cho thấy sự chuyển biến này chưa mạnh, kinh tế nông, lâm,
ngư nghiệp vẫn giữ vai trò chi phối trong nền kinh tế. Điều này cũng có nghĩa là Năm
Căn là vùng có thế mạnh trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản, nhưng thế mạnh này phải
được phát triển trên nền tảng công nghiệp hóa và đưa kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất
nhằm tăng năng suất và bảo vệ môi trường.
. 2 Hiện trạng các ngành :

.2.1. Thủy sản :
Là ngành kinh tế mũi nhọn, đã có những đóng góp nhất định vào sự phát triển nền
kinh tế của Tỉnh, sản lượng khai thác ổn định :
 Sản lượng tôm : 9.492 tấn, tăng bình quân 8,5%.
 Sản lượng nuôi trồng khai thác đánh bắt hải sản : 12.578 tấn , bình quân tăng
5,5%.
Các số liệu cho thấy xu hướng chung là tăng về sản lượng tôm ( chủ yếu là tôm
sú), trong khi sản lượng cá (khai thác biển) giảm. Như vậy, trong ngành thủy sản tại
Năm Căn, lĩnh vực nuôi trồng vẫn đóng vai trò chủ đạo.
Vấn đề tồn tại là hiện nay, đa phần người dân nuôi tôm chưa áp dụng các kỹ thuật
tiên tiến và nuôi mang tính tự phát nên năng suất chưa cao và hoạt động nuôi tôm gây

ảnh hưởng không tốt đến môi trường.
.2.2. Lâm nghiệp :
Diện tích rừng tên địa bàn Huyện : 13.278ha. Rừng nơi đây đóng vai trò phòng hộ
và bảo vệ môi trường là chính, vai trò phát triển kinh tế không đặt lên cao. Tuy nhiên,
nguyên liệu gỗ cũng góp phần không nhỏ trong lĩnh vực sản xuất đồ gia dụng, đóng
tàu thuyền và hàng mỹ nghệ.

11


Diện tích hiện nay ngày càng giảm đi do đất rừng chuyển một phần thành đất nuôi
tôm.
Thực hiện phát triển lâm nghiệp , các lâm ngư trường đang đẩy mạnh điều chỉnh
đất đai, tổ chức kinh doanh tổng hợp nghề rừng, trong đó chú trọng công tác khôi phục
lại rừng.
.2.3. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp :
Năm Căn có nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp do gần nguồn nguyên liệu,
giao thông thuận lợi nhưng hiện nay phát triển chưa mạnh. Hiện có công ty cổ phần
chế biến thủy sản Năm Căn là doanh nghiệp lớn, vốn đầu tư của nhà nước.
Bên cạnh đó còn có một số doanh nghiệp sản xuất tiểu thủ công nghiệp quy mô
nhỏ như xay xát, làm nước đá, sửa chữa ghe, thuyền, dụng cụ gia đình và gỗ gia
dụng...
Lao động trong các hộ tiểu thủ công nghiệp cá thể phần lớn là lao động trong các
hộ gia đình tự tham gia lao động sản xuất. Số lao động trong lĩnh vực này không
nhiều, khoảng hơn 300 người.
.2.4. Thương nghiệp-dịch vụ :
Năm Căn là thị trấn cực Nam của Tỉnh Cà Mau , do đặc thù vùng sông nước
nên thương nghiệp dịch vụ có điều kiện gia tăng đáng kể. Ngoài các mặt hàng phục vụ
cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân còn mở rộng dịch vụ cung ứng cho thuyền và các
dịch vụ cho công tác đánh bắt thủy sản tầm xa trong vùng .

Toàn huyện có khoảng 2500 hộ kinh doanh, trong đó phần lớn tập trung tại Thị
trấn Năm Căn.Tuy nhiên, sức mua sắm, tiêu thụ chưa cao.
Về dịch vụ du lịch, nơi đây có các khu du lịch sinh thái đẹp như Lâm ngư trường
184, Sân chim Tư Na,…nằm trong tuyến du lịch Cà Mau-Đất Mũi, nhưng lượng khách
còn thấp, những năm gần đây đạt khoảng 2.500 lượt khách/năm. Tại thị trấn cũng đã
có nhà hàng, khách sạn phục vụ du lịch nhưng hoạt động đầu tư trong lĩnh vực này
chưa nhiều mặc dù có tiềm năng lớn
Về dịch vụ vận tải, do hệ thống đường bộ chưa phát triển nên lĩnh vực vận tải
đường bộ chưa mạnh, chủ yếu vẫn là đường thủy. Toàn Huyện có khoảng hơn 7000
phương tiện vận tải thủy trong đó có khoảng 300 phương tiện vận tải hàng hóa và
6700 phương tiện vận tải hành khách.
. IV HIỆN TRẠNG DÂN SỐ – LAO ĐỘNG :

. 1 Dân số :

Dân cư sinh sống tại địa bàn Huyện Năm Căn gồm 9 dân tộc là Kinh, Khmer,
Hoa, Tày, Thái, Mường, Giarai, Dao, Chăm. Trong đó, người Kinh chiếm 97%, người
Khmer chiếm 1,61%, người Hoa chiếm 1,36%, còn lại 0,03% là các dân tộc khác.
Trong khoảng 10 năm gần đây, so với các đô thị khác trong Vùng đồng bằng sông Cửu
Long, mức tăng dân số của Nam Căn không cao, chủ yếu là tăng tự nhiên. Bên cạnh
đó, hiện tượng giảm dân số cơ học diễn ra do địa phương chưa có sức hút lớn và một
phần dân cư chuyển xuống Huyện Ngọc Hiển.
Theo thống kê năm 2005
12


 Dân số huyện Năm Căn : 68.771 người
 Tỉ lệ tăng dân số tự nhiên : 1,5%
 Dân số thị trấn Năm Căn : 20.600 người.
Về phân bố dân cư trên địa bàn Huyện không đều , mật độ dân số cao nhất là tại

Thị trấn Năm Căn, sau đó đến xã Hàng Vịnh.Các xã ven biển có mật độ dân số rất
thấp. Tại thị trấn, dân cư tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm thị trấn ( ngã ba của
Quốc lộ 1A và Đường Hùng Vương đi xã Đất Mới) và dọc theo các tuyến đường chính
của thị trấn.
Hiện nay, tuy mật độ dân cư sinh sống chưa cao nhưng theo định hướng phát triển
dân số đến năm 2010, Huyện luôn đặt mục tiêu nâng cao đời sống người dân lên trên
và chú trọng công tác kế hoạch hóa gia đình, dự kiến sẽ giảm tỷ lệ tăng dân số tự nhiên
từ 1,5% xuống còn 1,3% vào năm 2010 và 1,1- 1,2% vào năm 2020.
Bên cạnh đó, Huyện cũng đã quan tâm đến việc gia tăng dân số cơ học trong
tương lai khi đô thị phát triển , các dự án lớn hoàn thành và đi vào hoạt động.
. 2 Lao động

Là một huyện vùng sâu của bán đảo Cà Mau, nên lực lượng lao động có nhiều hạn
chế. Tổng số lao động của thị trấn khoảng hơn 10.000 người chiếm khoảng 50% dân
số . Trong đó lao động chủ yếu trong ngành thủy sản, TTCN và thương nghiệp dịch
vụ.
Về chất lượng của đội ngũ lao động tại đây còn thấp, chủ yếu là lao động phổ
thông, tỷ lệ lao động qua đào tạo mới đạt gần 30%. Đây là một khó khăn cho quá trình
chuyển đổi cơ cấu lao động và phát triển các lĩnh vực công nghiệp,dịch vụ, kỹ thuật,
….
Cơ cấu lao động trong các khu vực kinh tế đang có sự chuyển dịch theo hướng
giảm trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp và tăng trong lĩnh vực công nghiệp và dịch
vụ nhưng tốc độ chuyển dịch chậm. Ví dụ : lao động trong lĩnh vực công nghiệp xây
dựng chỉ tăng từ 6,23% vào năm 2000 lên 7,37% vào năm 2004. Nguyên nhân chủ yếu
là do địa phương còn thiếu các yếu tố động lực quan trọng nhằm đẩy nhanh qúa trình
chuyển dịch. Đối với lĩnh vực dịch vụ, tốc độ chuyển dịch có khả quan hơn nhưng vẫn
còn ở mức thấp.
. V HIỆN TRẠNG XÂY DỰNG :

. 1 Công trình quản lý hành chánh :


- Hiện nay trung tâm hành chánh của Huyện như : UBND Huyện, Huyện ủy và các
ban ngành cơ bản vẫn ở vị trí cũ theo quy hoạch trước đây, đã được cải tạo chỉnh trang
thêm sân vườn, đường nội bộ và các công trình phụ trợ.
- Vị trí hiện nay của trung tâm hành chánh Huyện là phù hợp do nằm tại vị trí
trung tâm của Thị trấn (ngã ba QL1A và đường Hùng Vương). Tuy nhiên, trong tương
lai khi đô thị phát triển, nhu cầu đất xây dựng công trình hành chánh cao hơn và mối
quan hệ giữa các khu chức năng trong đô thị sẽ có những thay đổi. Do đó, cần cân
nhắc vị trí phù hợp cho khu trung tâm hành chánh tương lai.

13


. 2 Công trình thương mại dịch vụ :

- Khu trung tâm thương mại thị trấn đã xây dựng xong và đi vào hoạt động với quy
mô 128 quầy. Các tiểu thương buôn bán tại đây khá đông cả trong và ngoài nhà lồng
chợ. Trong giai đoạn hiện nay, chợ có thể đáp ứng cho nhu cầu mua bán của nhân dân
nhưng trong tương lai khi quy mô dân số tăng mạnh cùng với nhu cầu thông thương
hàng hóa lớn thì Khu chợ hiện nay không đủ sức đáp ứng.
- Bên cạnh đó, Thị trấn cũng đã có các công trình dịch vụ khác như Ngân hàng,
bưu điện,… tập trung chủ yếu ở khu ngã ba trung tâm thị trấn.
. 3 Nhà ở :

- Đa số nhà ở xây dựng tạm thời và bán kiên cố , thị trấn còn rất nhiều nhà kê
(sàn) trên kênh rạch.
- Hiện tượng sạt lở đã xuất hiện tại khu vực chợ bên bờ sông Cái Nai .Do đó, việc
giải tỏa các nhà ven kênh rạch trong khu vực sạt lở là hết sức cấp thiết, mặt khác, các
hộ sinh sống trên sông rạch thường gây ô nhiễm môi trường do các chất thải sinh hoạt
thải ra nhưng không được xử lý.

- Tình hình nhà ở trên địa bàn Huyện nói chung chỉ có khoảng hơn 4% là nhà kiên
cố, hơn 26% nhà bán kiên cố tập trung chủ yếu tại thòị trấn. Số lượng nhà tạm chiếm
50%, đa số là các hộ nghèo, việc cải thiện nhà ở cho các hộ này còn nhiều hạn chế do
suất đầu tư xây dựng cao trong khi nguồn vốn địa phương có hạn.
- Hiện nay Thị trấn đã xây dựng thí điểm khu nhà ở liên kế dọc theo đường Hùng
Vương phía trước khu hành chánh. Đây là một hình thức cần nhân rộng trong tương lai
vì việc đầu tư xây dựng toàn bộ lô phố rồi bán lại cho người dân với giá hợp lý sẽ tạo
được bộ mặt kiến trúc đô thị đẹp và đồng nhất.
. 4 Công trình văn hóa, ytế, giáo dục

- Hệ thống công trình văn hóa giáo dục hiện nay có trường THPT Phan Ngọc Hiển
đã được xây dựng hoàn chỉnh quy mô 36 lớp, đáp ứng nhu cầu học tập cho các em học
sinh của Huyện Năm Căn và cả Huyện Ngọc Hiển.
- Trường trung học cơ sở hiện có 2 trường ( trong đó có 1 trường bán công) có thể
đáp ứng cho nhu cầu trước mắt nhưng trong tương lai cần nâng cấp mở rộng và tổ
chức thêm các cụm trường mới. Ngoài ra, thị trấn cũng đã có hệ thống trường tiểu học
và mẫu giáo. Đa số các trường có kết cấu kiên cố và bán kiên cố.
- Bệnh viện Huyện hiện có quy mô 130 giường, đáp ứng cho nhu cầu trước mắt.
Công trình đã được xây dựng tương đối khang trang, nhưng trong tương lai cần mở
rộng quy mô.Hiện nay, trung bình 1 vạn dân có 5 bác sỹ, công tác quản lý chất lượng
tại các cơ sở khám chữa bệnh tương đối tốt.Công tác giáo dục và chăm sóc sức khỏe
ban đầu cho nhân dân được quan tâm. Tỷ lệ trẻ em được tiêm chủng hàng năm đạt trên
90%.
. 5 Các cơ sở sản xuất

Ngoại trừ nhà máy đông lạnh gần sân bay Năm Căn là cơ sở chế biến thủy hải sản
chính, công trình xây dựng kiên cố, các cơ sở sản xuất TTCN khác trong thị trấn được
xây dựng tạm thời và bố trí xen kẽ trong các khu dân cư .
14



. VI ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :

Qua các số liệu và khảo sát thực trạng phát triển đô thị tại Thị trấn Năm Căn cho
thấy đô thị đang đứng trước những thuận lợi và khó khăn cơ bản sau :
. 1 Thuận lợi :

 Về giao thông đường bộ và đường thủy, đô thị nằm tại vị trí có các đầu mối
giao thông quan trọng như : QL1A, Cảng Năm Căn,…
 Về kinh tế, có lợi thế gần nguồn nguyên liệu có giá trị xuất khẩu như: thủy sản,
gỗ
 Các dự án quan trọng như Khu công nghiệp Năm Căn, Đường Hồ Chí Minh đi
Đất Mũi sẽ được đầu tư trong thời gian tới.
 An ninh chính trị ổn định, các mặt kinh tế-xã hội đang trên đà phát triển đi lên
tuy chưa thật mạnh nhưng đây là những tiền đề khả quan cho sự phát triển
trong tương lai.
. 2 Khó khăn :

 Khó khăn lớn nhất vẫn là nguồn vốn đầu tư, cần có những chính sách và giải
pháp để huy động được vốn từ nhiều nguồn (Trung ương, các nhà đầu tư trong
và ngoài nước).
 Lực lượng lao động chưa qua đào tạo còn chiếm phần lớn.
 Do điều kiện tự nhiên vốn có của vùng sông nước nên suất đầu tư xây dựng
cao, do chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật đô thị lớn và thường cao hơn các khu
vực miền Đông nam bộ.

15


PHẦN IV

CÁC TIỀN ĐỀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
. I QUAN ĐIỂM ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH:

 Kế thừa và phát huy đồ án quy họach thị trấn Năm Căn năm 1997.
 Tận dụng qũy đất và hiện trạng sẵn có, hạn chế tối đa việc đền bù giải tỏa mặt
bằng, chú ý khai thác qũy đất chưa sử dụng.
 Đưa ra các giải pháp , chính sách nhằm khắc phục các thực trạng xây dựng
đang diễn ra
 Cập nhật và khớp nối các dự án đã và đang triển khai trên địa bàn thị trấn.
 Định hướng quy họach phát triển đô thị bền vững dựa trên các thế mạnh hiện
có và đặc thù địa lý tự nhiên, lấy đó làm tiền đề thúc đẩy qúa trình đô thị hóa và
tăng trưởng kinh tế - xã hội của tiểu vùng phía Nam Cà Mau nói riêng cũng như
của tòan tỉnh.
 Định hướng quy hoạch đô thị phát triển theo đô thị lọai IV.
. II TÍNH CHẤT ĐÔ THỊ :

 Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Huyện Năm Căn và khu
vực tiểu vùng Nam Cà Mau, có tác động tương hỗ trực tiếp đến các khu vực
xung quanh như Ngọc Hiển , Đầm Dơi…..
 Là đô thị loại IV trong tương lai, một trong 3 đô thị lớn nhất của tỉnh gồm:
thành phố Cà Mau, Sông Đốc và Năm Căn.
 Là đô thị công nghiệp, dịch vụ kinh tế biển và du lịch.
 Là đầu mối giao thông thủy quan trọng của tỉnh về an ninh quốc phòng, phục
vụ xuất nhập khẩu trong tương lai của bán đảo Cà Mau.
. III QUAN HỆ NỘI, NGOẠI VÙNG :

. 1 Vị trí và mối quan hệ với cả nước và Vùng đồng bằng sông Cửu Long:

 Năm Căn là đô thị cuối cùng ở phía Nam Tổ quốc, là điểm kết thúc của tuyến
Quốc lộ 1A xuyên suốt chiều dài đất nước.

 Trong định hướng phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, phần lớn diện tích
Huyện Năm Căn trong đó có Đô thị năm Căn nằm trong hành lang phát triển của tuyến
quốc lộ 1A, hiện đang được đầu tư nâng cấp mở rộng. Đây cũng là điểm đến của hành
lang kinh tế phía Nam của tiểu vùng kinh tế Mêkông mở rộng. Đặc biệt, có cảng Năm
Căn là một trong những điểm của cuối tuyến đường Cà Mau-Hà Tiên-Năm Căn. Hiện
nay, cảng biển Năm Căn là một trong những cảng biển nhóm VI của Vùng đồng bằng
sông Cửu Long, sẽ tham gia hoạt động trong hệ thống đường biển trong nước và quốc
tế.

16


. 2 Mối quan hệ trong tỉnh Cà Mau :

- Hai phía Đông và Tây của Huyện đều giáp biển, bờ biển phía Đông có cửa Bồ
Đề của sông Cửa Lớn là cửa ra vào cảng Năm Căn.Trong chiến lược phát triển kinh tếxã hội của Tỉnh Cà Mau, Năm Căn là một trong 3 đô thị động lực bên cạnh TP Cà Mau
và đô thị Sông Ông Đốc.
- Riêng Khu vực Nam Cà Mau (Năm Căn, Ngọc Hiển) , đô thị Năm Căn đóng vai
trò là đô thị chủ lực trong tam giác động lực của tiểu vùng gồm: Năm Căn, Tân Ân và
Đất Mũi.Trong tương lai, khi đường Hồ Chí Minh đi Đất Mũi hoàn thành thì sự nối kết
các đô thị càng chặt chẽ về mọi mặt.
. IV ĐỘNG LỰC PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :

- Năm Căn là đô thị cực nam của Tỉnh Cà Mau, nơi đây hội tụ nhiều điều kiện
thuận lợi, trong đó, những yếu tố cơ bản tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã
hội của đô thị là:
1. Tuyến Quốc lộ 1A nối liền Năm Căn với Thành phố tỉnh lỵ Cà Mau và các
Huyện khác, hiện nay cơ bản đã hoàn thành. Đây là một trong những yếu tố hàng đầu
làm cơ sở cho sự thông thương về mọi mặt giữa Năm Căn với các khu vực lân cận.
2. Bên cạnh tuyến Quốc lộ 1A hiện hữu, tuyến đường Hồ Chí Minh đi Đất Mũi dự

kiến sẽ là cầu nối điểm cuối cùng của Tổ quốc với Năm Căn cùng các khu vực trong
và ngoài Tỉnh.
3. Sông Cửa Lớn nối thông với Biển Đông và Biển Tây là tuyến giao thông thủy
quan trọng do Trung ương quản lý, sông có thể lưu thông tàu có trọng tải lớn vào từ
phía Cửa Bồ Đề. Vì lý do đó Cảng Năm Căn đã được chọn xây dựng tại sông Cửa
Lớn. Hiện nay, đã xây dựng hoàn thành phần cầu cảng. Đây sẽ là tiền đề quan trọng
cho việc phát triển thông thương hàng hóa bằng đường biển , phát triển các dịch vụ
cảng cả trong và ngoài nước.
4. Khu công nghiệp Năm Căn 220 ha đã được phê duyệt, dự kiến giai đoạn đầu sẽ
do VINASHIN làm chủ đầu tư xây dựng nhà máy đóng và sửa chữa tàu với quy mô
khoảng 60-80 ha. Khu công nghiệp hình thành là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy các
hoạt động kinh tế tại đây. Đặc biệt là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và lao động.
- Mặt khác, Năm Căn là một trong những đô thị nằm trong chiến lược phát triển
Kinh tế Biển, đây là chiến lược đã được xác định trong nghị quyết của TW Đảng nhằm
quan tâm đầu tư cho các đô thị có tiềm năng về các hoạt động kinh tế biển và đóng vai
trò là động lực phát triển vùng.
- Trên địa bàn tỉnh, bên cạnh đó thị Sông Đốc, Năm Căn là trung tâm kinh tế của
tiểu vùng Nam Cà Mau với tam giác động lực là Năm Căn-Tân Ân – Đất Mũi với thế
mạnh là nuôi trồng, chế biến thủy hải sản và các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá.
Bên cạnh đó, du lịch sinh thái cũng là một thế mạnh của vùng trong tương lai khi có
điều kiện hạ tầng đồng bộ.
- Với vai trò như đã phân tích, Đô thị Năm Căn sẽ có nhiều cơ hội được sự quan
tâm đầu tư của Trung Ương nhằm xây dựng những tiền đề căn bản cho sự phát triển
trong tương lai, nhất là hệ thống kỹ thuật hạ tầng mà hàng đầu là hệ thống giao thông.
Khi đó, cùng với những chính sách hợp lý trong chủ trương kêu gọi đầu tư, chắc chắn
17


Năm Căn sẽ trở thành một đô thị có sức hút mạnh đối với các nhà đầu tư trong và
ngoài nước. Đô thị cũng sẽ tạo được sức hút đối với các khu dân cư lận cận quanh

vùng.
- Một vấn đề không kém phần quan trọng đang thu hút sự quan tâm của các nhà
lãnh đạo, của nhiều ngành, đó là vấn đề nước biển đang dâng lên do nhiệt độ trái đất
ngày một tăng mà nguyên nhân chính là do ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt cộng
với sự đô thị hóa và công nghiệp hóa nhanh chóng. Theo một số kết qủa nghiên cứu
gần đây, mực nước biển dâng lên hàng năm trung bình từ 1-2cm. Như vậy, đối với khu
vực đồng bằng Sông Cửu Long nói chung và các khu vực gần biển như Năm Căn nói
riêng sẽ có những ảnh hưởng nhất định. Do đó, trước tiên, tại các khu vực ven biển,
cần có định hướng đưa dân lùi vào trong và tập trung tại các khu vực đô thị có nhiều
điều kiện đáp ứng cho đời sống của cư dân như Năm Căn, Sông Đốc. Khi đó, vấn đề
đặt ra là phải có chính sách hợp lý và hiệu qủa để chuyển đổi cơ cấu kinh tế giúp bà
con thích nghi với điều kiện sống mới. Tất nhiên, đây là một vấn đề còn phụ thuộc vào
thời gian và nhiều yếu tố tác động nhưng trong định hướng quy hoạch lần này, thiết
nghĩ cần đề cập đến để có những bước chuẩn bị cho những biến đổi khôn lường của
thiên nhiên trong tương lai sắp tới.
. V DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ VÀ QUY MÔ ĐẤT ĐÔ THỊ :

Dân số thị trấn năm 2005 có khỏang 20.600 người
- Với tỷ lệ tăng dân số tự nhiên khỏang 1,5%, dự kiến đến năm 2015, dân số tăng
tự nhiên khoảng 23.000-24.000 người.
- Khu công nghiệp Năm Căn với chức năng là khu liên hợp cảng biển và công
nghiệp dịch vụ kinh tế biển với quy mô 220ha, giai đọan trước mắt dự án nhà máy
đóng tàu VINASHIN với quy mô 60-80ha sẽ hình thành như trên đã đề cập sẽ tạo cơ
hội thu hút lao động tại chỗ và lao động từ nơi khác đến. Điều này dẫn đến cơ cấu dân
số họat động trong lĩnh vực dịch vụ sẽ tăng lên.
- Mặt khác, khi cảng Năm Căn đi vào họat động sẽ thu hút tàu thuyền về neo đậu,
sửa chữa, mua bán,….Do đó sẽ xuất hiện thêm một lượng khách vãng lai tại đây,
trong đó có cả khách du lịch dừng chân tại Năm Căn trước khi đến Đất Mũi. Tất nhiên
trong giai đọan đầu số lượng này không nhiều nhưng cần phải tính đến trong qúa trình
nghiên cứu, nhất là đối với giai đọan dài hạn.

- Vì vậy , dân số đô thị ngoài tăng tự nhiên sẽ có gia tăng dân số cơ học, dự kiến
giai đoạn 2015 tăng cơ học thêm từ 6000 - 8000 người và giai đoạn dài hạn 2025 tăng
thêm 10.000-15.000 người.
Trên cơ sở đó dự kiến :
 Đến năm 2015 dân số đô thị là : 30.000-32.000 người
 Đến năm 2025 dân số đô thị là : 45.000 - 50.000 người

18


BẢNG DỰ BÁO QUY MÔ DÂN SỐ
Stt

Hạng mục

Năm 2005 Năm 2015

Năm 2025

1
2
3
4

Tỷ lệ tăng tự nhiên (%)
Dân số tăng tự nhiên (người)
Dân số tăng cơ học ( người)
Tổng cộng ( người)

1,50


1,1
3.000
10.000-15.000
45.000-50.000

20.000

1,3
4.000
6.000-8.000
30.000-32.000

Trên cơ sở quy mô dân số đã phân tích như trên, dự kiến tiêu chuẩn và quy mô đất
đô thị như sau :
 Dự kiến bình quân đất đô thị giai đọan ngắn hạn 2006 - 2015 là: 130m2/người.
 Dự kiến bình quân đất đô thị giai đọan dài hạn 2015 - 2025 là: 150m2/người.
 Nhu cầu sử dụng đất đô thị năm 2015 là: 30.000 × 130 = 416 ha
 Nhu cầu sử dụng đất đô thị năm 2025 là: 50.000 × 150 = 750 ha
Cộng với khỏang 10% đất dự trữ phát triển, nhu cầu đất phát triển đô thị cho giai
đoạn ngắn hạn khoảng 450ha và giai đoạn dài hạn sẽ khỏang 800ha.
Như vậy, trên cơ sở những tiền đề và động lực phát triển đô thị trước mắt của Năm
Căn, đô thị sẽ phát triển với quy mô một đô thị loại IV , nhưng với những lý do khác
như đã phân tích, Năm Căn có khả năng đón nhận những chính sách ưu tiên phát triển
của Trung ương .Khi những cơ hội này mở ra, đô thị có thể phát triển hơn quy mô dự
kiến, khả năng có thể đạt đến 90.000- 100.000 dân vào năm 2025 tương đương với đô
thị loại III, do sức hút dân cư xung quanh về đô thị để đáp ứng cho các hoạt động trong
lĩnh vực dịch vụ, công nghiệp và xây dựng. Tuy nhiên, khả năng này còn phụ thuộc
vào cấp Trung ương và các yếu tố khác, nên chỉ dự báo nhằm mang tính định
hướng,chuẩn bị đón đầu các cơ hội.

Vấn đề muốn đề cập ở đây là cho dù khả năng phát triển nào diễn ra trong tương
lai đều cần có tầm nhìn xa hơn giai đoạn dự kiến quy hoạch, nhất là về hạ tầng kỹ
thuật đô thị mà trước tiên là hệ thống giao thông, do đó, đề xuất trong qúa trình quy
hoạch sẽ tính toán cho hệ thống giao thông ở cấp đô thị loại III và dự kiến những tuyến
giao thông chính liên kết trong và ngoài đô thị khi đô thị có điều kiện phát triển lớn
hơn dự kiến. Trong trường hợp đô thị chưa có cơ hội phát triển mạnh thì sẽ có kế
hoạch phân kỳ đầu tư theo quy mô phát triển thực tế và dự trữ đất hạ tầng để phát triển
trong tương lai.

19


. VI NHỮNG CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CHỦ YẾU:

Các chỉ tiêu quy hoạch được trình bày trong bảng dưới đây :
BẢNG THỐNG KÊ CÁC CHỈ TIÊU QUY HOẠCH CHỦ YẾU
Stt Lọai đất
A
1
2
3
4
B
1
2
3
4
D
1
2

3

Đơn vị tính

Chỉ tiêu
Năm 2015
76
45
5-6
7-9
14-16

Đất dân dụng
m2/người
Đất khu ở
Đất CT công cộng
Đất cây xanh-tdtt
Đất giao thông
Đất ngòai dân dụng
ha
Đất công nghiệp
60-80
Giao thông đối ngọai
10
Mặt nước
20
Đất khác
Hệ thống kỹ thuật hạ tầng
Cấp nước
lit/người.ngày

100
Chỉ tiêu cấp nước công nghiệp:
40m3/ha/ngày
Thoát nước bẩn
lit/người.ngày
80
Chỉ tiêu thoát nước công
nghiệp : 32m3/ha/ngày.
Cấp điện
KWh/người/năm 350
Chỉ tiêu cấp điện c.nghiệp: 250KW/ha
Chỉ tiêu cấp điện TTCN = 40% chỉ tiêu công nghiệp.
Nguồn điện :
- Giai đọan trước mắt lấy từ trạm 35/22KV Năm Căn
- Đến giai đọan 2010 sẽ lấy từ trạm 110KV/22KV Ngọc Hiển.

Năm 2025
80
43
6-8
10-12
18-20
400
220
15
24
141
120
100
1000


20


PHẦN V

ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN
ĐÔ THỊ NĂM CĂN ĐẾN NĂM 2025

. I CÁC PHƯƠNG ÁN CHỌN ĐẤT PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ :

. 1 Phương án 1:

a. Đặc điểm:
- Tận dụng qũy đất, phát triển mạnh ở bờ Đông sông Cái Nai.
- Bờ Tây sông Cái Nai không phát triển thêm, chỉ cải tạo chỉnh trang phần dân
cư hiện hữu.
b. Ưu nhược điểm :
- Tiết kiệm tối đa chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật do không phát triển ở bờ Tây,
nhất là chi phí làm cầu.
- Tận dụng được các khu vực hiện trạng đã xây dựng.
- Không gian đô thị không cân đối, đặc biệt là khó nối kết đô thị với đường Hồ
Chí Minh dự kiến (Pa 2) trong tương lai.
- Trong tổ chức không gian đô thị, không đưa được cảnh quan sông Cái Nai
vào đô thị.
. 2 Phương án 2:
a. Đặc điểm:
- Phát triển đồng đều hai bên bờ sông Cái Nai.
- Cải tạo các khu vực hiện hữu và dành đất phát triển các khu ở mới.
b. Ưu khuyết điểm :

- Đô thị phát triển đồng đều, cân đối.
- Đưa cảnh quan sông Cái Nai và khu lâm viên vào trong đô thị.
- Nối kết được với đường Hồ Chí Minh dự kiến (Pa 2) trong tương lai.
- Kinh phí đầu tư xây dựng rất cao do phải có nhiều cầu qua sông.
. 3 Phương án 3 :
a. Đặc điểm:
- Phát triển hai bên bờ sông Cái Nai nhưng phát triển mạnh ở bờ Đông và hạn
chế hơn ở bờ Tây.

21


b. Ưu khuyết điểm :
- Tận dụng được các ưu điểm của các phương án trên và hạn chế được khuyết
điểm về vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật.
Trên cơ sở phân tích ưu khuyết điểm của các phương án đề xuất , chọn phương
án 3 để định hướng phát triển không gian đô thị.
. II ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN ĐÔ THỊ :

. 1 Về tổng quan:

- Phía Đông thị trấn giáp xã Hàng Vịnh, đây cũng là vị trí quy hoạch Khu công
nghiệp Năm Căn, do đó dự kiến đô thị phần phía Đông sẽ phát triển đến rạch ông Do
là ranh giới với Khu công nghiệp , kết nối giao thông thuận tiện với Khu công nghiệp
theo từng giai đoạn phát triển và kết nối sang xã Hàng Vịnh.
 Phía Nam thị trấn phát triển dọc theo bờ Bắc sông Cửa Lớn.
 Phía Tây, đô thị sẽ phát triển bao bọc khu Lâm Viên và sông Cái Nai, kết nối
với đường Hồ Chí Minh trong tương lai.
 Phía Bắc,đô thị phát triển về phía Rạch Ông Tình và dọc theo Quốc lộ 1A.
 Các trục giao thông chủ đạo gồm có : Quốc lộ 1A, tổ chức các tuyến đường

vành đai nối hai bờ đông, tây sông Cái Nai và Khu công nghiệp.
 Do định hướng đô thị phát triển về phía Bắc,Đông và Tây, không phát triển về
phía Nam do sông Cửa Lớn quá rộng, không có điều kiện kết nối hạ tầng, nên
các khu trung tâm hành chánh, dịch vụ công cộng sẽ dời lên phía Bắc nhằm phù
hợp với không gian tổng thể mới của đô thị về giao thông tiếp cận, bán kính
phục vụ , cảnh quan đô thị và đáp ứng nhu cầu về qũy đất.
 Dự kiến sẽ tổ chức 4 trục giao thông cơ bản của đô thị:
* Trục chính theo hướng Bắc Nam vẫn là trục Quốc lộ 1A đến ngã 3 trung tâm thị
trấn và đi theo hướng Tây qua cầu Kênh Tắc, nối vào đường Hồ Chí Minh – phương
án 1 đi Đất Mũi.
* Trục ngang Đông Tây- vành đai 1, cách Bệnh Viện Đa Khoa khoảng 300m về
phía Bắc, nối hai bờ Đông Tây sông Cái Nai , đi sang Nhà máy đóng tàu VINASHIN (
Khu công nghiệp Năm Căn giai đoạn đầu) và nối với đường đi Hàng Vịnh để thay thế
cho trục đường Hùng Vương .
* Trục ngang Đông Tây-vành đai 2 : khi khu công nghiệp lấp đầy, đường vành đai
2 sẽ thay thế cho vành đai 1 nhằm tránh đi xuyên qua khu công nghiệp , đây là tuyến
đối ngoại sang các xã phia Đông như Hàng Vịnh, Hiệp Tùng,... Mặt khác, trong trường
hợp đô thị phát triển rộng hơn sang phía tây, đây sẽ là tuyến ngang thứ 2 nối 2 bờ
Đông Tây sông Cái Nai.
* Trục ngang Đông Tây-vành đai 3 : trục này dự kiến cho tương lai khi đường Hồ
Chí Minh – phương án 2 (phía Tây sông Cái Nai) hình thành, có cầu vượt sông Cái
Nai tại vị trí dự kiến trên Quốc lộ 1A cách Nghĩa Trang Liệt Sỹ khoảng 500m về phía
Bắc. Khi đó tại vị trí này sẽ tổ chức tuyến vành đai 3 nối sang phía Đông (Hàng Vịnh,
Hiệp Tùng,…)
22


×