Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

hạch toán kế toán tại Công ty ĐTXD và PTKT Hạ tầng Sơn Vũ.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (267.19 KB, 30 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới là một trong những cơ quan nghiên
cứu hàng đầu về kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế, Viện thuộc
Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn Quốc gia được hội đồng Bộ trưởng
(nay là Chính phủ) quyết định thành lập. Viện được thành lập từ rất
sớm(9/9/1983) và đến năm 2004 Viện đổi tên thành Viện Kinh tế và Chính trị
thế giới. Viện có đội ngũ làm công tác chuyên môn nghiệp vụ cao có khả
năng đáp ứng mọi nhiệm vụ được giao. Nhằm thực hiện tốt chủ trương của
Đảng và Nhà nước, trong những năm vừa qua Viện đã mở rộng quan hệ
hợp tác nghiên cứu khoa học với các nước trên thế giới; Viện đã thực hiện
nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ và cấp Viện. Những kết quả đạt được
góp phần tăng cường, cung cấp những kiến thức, luận cứ khoa học quan
trọng trong việc hoạch định đường lối chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại
của Đảng và Nhà nước.
Nhằm tạo điều kiện để thế hệ trẻ, đặc biệt là sinh viên được tiếp xúc
với những vấn đề do thực tiễn xảy ra, đảm bảo thực hiện nguyên lý học đi
đôi với hành, nhà trường gắn liền với xã hội, lý luận đi đôi với thực tiễn.
Đồng thời tạo cho sinh viên rèn luyện tác phong của người cán bộ quản lý,
của nhà quản lý Kinh tế, rèn luyện kỷ luật, ý thức lao động. Bộ môn Kinh tế
quốc tế thuộc Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế Trường Đại học Kinh tế
Quốc dân Hà Nội đã tổ chức đợt thực tập cho sinh viên khoa từ ngày
31/12/2007 đến ngày 27/4/2008 trong đó đợt thực tập tổng hợp gồm 6 tuần
đầu và thực tập chuyên đề trong thời gian còn lại. Được sự giúp đỡ của
Viện và thầy giáo hướng dẫn, em đã có diều kiện tham gia đợt thực tập này.
Qua đợt thực tập tổng hợp trong 6 tuần đầu em đã có cơ hội tìm hiểu và có
được một cái nhìn khái quát quá trình hoạt động và nghiên cứu của Viện
Kinh tế và Chính trị Thế giới.
Bản báo cáo thực tập tổng hợp của em gồm 3 phần, trong đó ba phần
tóm tắt quá trình hình thành phát triển, cơ cấu tổ chức, phương hướng và
giải pháp nhằm nâng cao hoạt động nghiên cứu của Viện Kinh tế và Chính
trị Thế giới trong thời gian tới.


I. Quá trình hình thành và phát triển của Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới.
II. Thực trạng hoạt động của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
1
III. Những ưu điểm, tồn tại, nguyên nhân và phương hướng phát triển
của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới.
Trong quá trình thực tập tại Viện em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ
và chỉ dẫn tận tình của cán bộ trong Viện và sự hướng dẫn tận tình của thầy
giáo hướng dẫn. Tuy đã có nhiều cố gắng học hỏi, nghiên cứu và tìm hiểu
để hoàn thành bản báo cáo thực tập tổng hợp này, song do thời gian và kinh
nghiệm chưa nhiều nên bản báo cáo của em không tránh khỏi những sai sót.
Vì vậy, em rất mong được sự đóng góp ý kiến của Viện và thầy giáo hướng
dẫn để bản báo cáo thực tập tổng hợp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Sinh viên thực tập


2
1. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA
VIỆN KINH TẾ VÀ CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
1.1. Sơ lược quá trình hình thành của Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới
Do những thay đổi về bối cảnh quốc tế, yêu cầu chung đối với những
nghiên cứu quốc tế và sự thay đổi trong tổ chức ở Trung tâm khoa học xã
hội và Nhân văn quốc gia đòi hỏi thành lập Viện Kinh tế Thế giới với chức
năng và nhiệm vụ chủ yếu là: nghiên cứu những vấn đề kinh tế thế giới dưới
giác độ kinh tế chính trị học Mác- Lênin, nhằm làm sáng tỏ những đặc điểm,
những quy luật và cơ chế vận động của nền kinh tế thế giới và quan hệ kinh
tế quốc tế, trên cơ sở đóng góp những luận cứ koa học cho việc hoạch định
những đường lối chính sách kinh tế đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà

nước. Viện Kinh tế Thế giới thuộc Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn
Quốc gia được Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) quyết định thành lập
tháng 9/1983 theo Nghị định số 96/HĐBT ngày 9/9/1983 và được tái khẳng
định theo Nghị định số 23/CP ngày 22/5/1993 của Chính phủ, với tên giao
dịch quốc tế là: INSTITUTE OF WORLD ECONOMY, đến hiện nay viện đã
hoạt động được hơn 20 năm và hiện nay Viện có tên gọi là Viện Kinh tế và
Chính trị thế giới.
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới là một trong số các cơ quan nghiên
cứu về lĩnh vực kinh tế thế giới và quan hệ kinh tế quốc tế đầu ngành tại Việt
Nam, cung cấp các luận cứ khoa học cho việc đề ra các chính sách của
Đảng và Nhà nước thông qua các chức năng và mục tiêu của Viện là các đề
tài của Viện luôn hướng về chủ trương kinh tế và chính trị của Đảng và Nhà
nước. Viện cũng đào tạo được một đội ngũ cán bộ có năng lực hiện đang
công tác tại Viện hoặc đang trở thành những cán bộ nòng cốt trong các
trung tâm nghiên cứu quốc tế.
Một trong những xu hướng nổi bật của thế giới ngày nay là quá trình
toàn cầu hoá và khu vực hoá phát triển nhanh chóng. Những nghiên cứu có
tính chất khu vực hoặc theo nước không thể hàm chứa hết những vấn đề
chung như tài chính quốc tế, thương mại quốc tế, các thể chế kinh tế toàn
cầu, các quan hệ kinh tế xuyên châu lục như: APEC, ASEM. Đây là đối
3
tượng nghiên cứu riêng biệt, thuộc về chức năng của một viện nghiên cứu
những vấn đề kinh tế và chính trị quốc tế nào khác đã từng thực hiện. Vì
vậy, chúng ta phải xác định rõ sự khác biệt của Viện với các Viện và Trung
tâm khác mới được thành lập trong những năm gần đây, để thấy rõ tính
riêng biệt mà chưa có một Viện hay Trung tâm nào khác đã từng thực hiện.
Hiện nay, Viện có tên gọi là Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới, linh vực hoạt
động của Viện ngày càng mở rộng hơn cả về quy mô lẫn số lượng nghiên
cứu sâu hơn không những về kinh tế mà cả về chính trị.
1.2. Cơ cấu tổ chức, quản lý của Viện Kinh tế và Chính trị Thế

giới
Cơ cấu tổ chức của Viện hiện có 16 phòng, trong đó có 10 phòng
nghiên cứu, các phòng nghiên cứu của Viện tập chung chủ yếu nghiên cứu
các vấn đề: kinh tế phát triển, kinh tế các nền kinh tế phát triển, đang phát
triển, kinh tế chuyển đổi, chính trị quốc tế, tài chính- tiền tệ -đầu tư thương
mại quốc tế; kinh tế CHLB Đức và kinh tế Việt Nam. Từ năm 1994, Viện
được Chính Phủ giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ chuyên ngành kinh tế thế
giới, mỗi năm chiêu sinh từ 8-10 Nghiên cứu sinh.
Đội ngũ cán bộ của Viện hiện có 61 cán bộ, trong đó có 46 cán bộ
nghiên cứu (5 nghiên cứu viên cao cấp, 15 nghiên cứu viên chính, 26 nghiên
cứu viên), các cán bộ làm chức năng phục vụ nghiên cứu, số cán bộ có học
hàm học vị bao gồm: một Viện sỹ đồng thời là PGS.TSKH, 7 PGS có học vị
tiến sỹ, 15 tiến sỹ và 10 thạc sỹ, ngoài hai người có trình độ trung cấp ra còn
lại đều có trình độ đại học trở lên. Có thể nói, đội ngũ cán bộ công nhân viên
của Viện là một đội ngũ có trình độ và được đào tạo cơ bản, và cơ cấu tổ
chức nhân sự của Viện được thể hiện qua sơ đồ sau.
4
Sơ đồ tổ chức nhân lực của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
1.3. Chức năng của Viện và của một số phòng thuộc Viện Kinh tế
và Chính trị Thế giới
1.3.1. Chức năng của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Xuất phát từ mục tiêu và phương hướng của Viện Kinh tế và Chính trị
Thế giới, Viện đã xác định chức năng cơ bản của Viện là:
Một là, Nghiên cứu một cách cơ bản và toàn diện những vấn đề kinh
tế, chính trị thế giới; chính trị và kinh tế trong nước làm cơ sở cho việc đề ra
và thực hiện các chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước, góp phần vào
việc nâng cao sự hiểu biết các vấn đề quốc tế.
Hai là, Nghiên cứu các mô hình phát triển, các chiến lược và chính
sách phát triển của quốc gia, từ đó rút ra bài học, các kiến nghị góp phần đổi
mới chiến lược và chính sách phát triển của nước ta.

5
Tổng biên tập tạp chí
Hội đồng khoa học
Phó viện trưởng
Viện trưởng
Phó viện trưởng
Các
phòng
nghiệp
vụ
Hành chính
tổ chức
Học giả
nước ngoài
Phòng tư vấn
hành chính
Phòng
thông tin
thư viện
Phòng toà
soạn trị sự
Các
phòng
chức
năng
Các
phòng
nghiên
cứu
Phòng quan hệ

kinh tế quốc tế
Phòng nghiên cứu
phát triển
Phòng nghiên cứu
các nền kinh tế
đang phát triển
Phòng kinh tế các
nước Đông Âu
Phòng nghiên cứu
kinh tế SNG và
Đông Âu
Ba là, Nghiên cứu và đề xuất chính sách của Việt Nam đối với các tổ
chức quốc tế và khu vực cũng như trên thế giới.
Bốn là, Tư vấn cho các cơ quan hoạch định chính sách, lãnh đạo cao
cấp, tổ chức kinh doanh về những vấn đề liên quan đến hoạt động kinh tế và
quan hệ đối ngoại nhằm thực hiện đường lối và chính sách của Đảng và
Nhà nước.
Năm là, Tổ chức hoạt động trao đổi khoa học giữa các nhà khoa học
Việt Nam và các nhà khoa học nước ngoài và tổ chức các hội nghị khoa học
trong nước và quốc tế vè kinh tế va quan hệ quốc tế.
Sáu là, Đào tạo cán bộ khoa học về các chuyên ngành liên quan đến
kinh tế và chính trị quốc tế tại Viện và các trường đại học.
Bẩy là, Xuất bản và phổ biến các công trình nghiên cứu, cung cấp
thông tin về kinh tế và thị trường thế giới, các vấn đề quan hệ quốc tế và
chính sách đối ngoại của Việt Nam cho độc giả trong và ngoài nước.
1.3.2. Chức năng của một số phòng thuộc Viện Kinh tế và Chính
trị Thế giới
1.3.2.1. Phòng nghiên cứu phát triển thực hiện nghiên cứu về:
- Các lý thuyết về mô hình phát triển, quan hệ tăng trưởng kinh tế và
tiến bộ xã hội

- Nguồn nhân lực và phát triển
- Phát triển và các vấn đề toàn cầu
- Cơ cấu và động thái phát triển của nền kinh tế
1.3.2.2. Phòng nghiên cứu các nền kinh tế phát triển thực hiện nghiên
cứu về:
- Đặc điểm xu hướng phát triển kinh tế các nước công nghiệp phát
triển.
- Kinh tế các nước lớn: Mỹ, Nhật Bản, Đức, Pháp, Anh và các nước
thuộc OECD.
- Những vấn đề chính trị của các nước công nghiệp phát triển, so
sánh các mô hình kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Châu Âu.
1.3.2.3. Phòng nghiên cứu các nền kinh tế đang phát triển thực hiện
nghiên cứu về:
6
- Đặc điểm, xu hướng phát triển và vị trí của các nước đang phát triển
trong nền kinh tế thế giới .
- Kinh tế các nước ASEAN, Mỹ la tinh, Châu phi.
- Những vấn đề chính trị của các nước đang phát triển, so sánh các
mô hình công nghiệp hoá.
1.3.2.4. Phòng quan hệ kinh tế quốc tế
- Sự phát triển kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới và khu
vực.
- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
- Chính sách và quan hệ đối ngoại của Việt Nam.
1.3.2.5. Phòng tư vấn – phát hành
- Thực hiện các hoạt động tư vấn và dịch vụ khoa học về các vấn đề
kinh tế và thương mại quốc tế.
- Thực hiện các công việc về hoạt động tạp chí tiếng Việt và tiếng
Anh, công tác xuất bản và phát hành.
1.3.2.6. Phòng thông tin thư viện.

- Thực hiện các công việc biên soạn, biên dịch các tài liệu phục vụ
nhiệm vụ nghiên cứu .
- Thực hiện các công tác bảo quản, lưu trữ, xây dựng, sửa chữa,
nâng cấp trụ sở làm việc, quản trị tài sản vật tư, bảo vệ, thông tin liên lạc, và
các công việc phục vụ hàng ngày.
1.4. Mục tiêu của Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới
Viện Kinh tế và Chính trị Thế giới có 4 mục tiêu chính đến năm 2010
như sau:
Thứ nhất, xây dựng cơ cấu tổ chức Viện hợp lý và hiệu quả, đảm bảo
thực hiện các chương trình và lĩnh vực nghiên cứu được xác định cho từng
thời kì.
Thứ hai, có một đội ngũ cán bộ nghiên cứu giỏi trong từng lĩnh vực
chuyên sâu về kinh tế và thương mại quốc tế, có khả năng nghiên cứu và tổ
chức những vấn đề nghiên cứu khoa học cơ bản thuộc chức năng của Viện.
Thứ ba, Có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, hệ thống thông tin tư liệu
thư viện đáp ứng tốt các yêu cầu của công tác nghiên cứu đào tạo và phổ
biến khoa học về kinh tế và chính trị quốc tế.
7
Thứ tư, có quan hệ quốc tế rộng rãi và quan hệ hợp tác khoa học với
các trung tâm nghiên cứu quốc tế.
2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA VIỆN KINH TẾ VÀ
CHÍNH TRỊ THẾ GIỚI
Quá trình hơn 20 năm hoạt động và trưởng thành, Viện Kinh tế và
Chính trị Thế giới đã đạt được những thành tựu đáng kể trên tất cả các lĩnh
vực, là một Viện hoạt động năng động và có hiệu quả của Trung tâm Khoa
học xã hội và Nhân văn Quốc gia, là cơ quan nghiên cứu khoa học đầu
ngành về lĩnh vực kinh tế thế giới ở Việt Nam. Điều đó thể hiện ở những
điểm sau.
2.1. Công tác nghiên cứu khoa học
Ngay từ khi mới thành lập, công tác nghiên cứu khoa học của Viện

luôn luôn gắn liền với nền kinh tế thế giới và khu vực, đặc biệt là những vấn
đề có ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam và hội nhập kinh tế Việt Nam vào
nền kinh tế thế giới. Viện có 6 phòng nghiên cứu về: Những vấn đề chung
của nền kinh tế thế giới tập chung vào nghiên cứu phát triển: quan hệ kinh tế
quốc tế, kinh tế các nước công nghiệp phát triển, kinh tế các nước đang phát
triển, các nước xã hội chủ nghĩa, kinh tế Đông Dương. Công tác nghiên cứu
của Viện được triển khai đồng thời tất cả các vấn đề khu vực và từng nước,
vừa nghiên cứu cơ bản, vừa nghiên cứu tình hình và động thái, kết hợp
nghiên cứu ngoài nước với nghiên cứu kinh tế Việt Nam nhằm tìm ra những
bài học kinh nghiệm để áp dụng vào nước ta, góp phần xây dựng đường lối
kinh tế đối ngoại, đối nội của Đảng và Nhà nước phục vụ sự nghiệp đổi mới
của đất nước.
Công tác nghiên cứu của Viện được triển khai theo các hệ đề
tài sau:
2.1.1. Hệ đề tài và nhiệm vụ Nhà nước
Từ năm 1991 đến nay, Viện được giao chủ trì và thực hiện 7 đề tài
cấp Nhà nước, trong đó đã có 4 đề tài đã hoàn thành đó là:
Đề tài KHXH 01.04: Đặc điểm và nội dung chủ yếu của thời đại ngày
nay do PGS.TSKH Võ Đại Lược làm chủ nhiệm. Đề tài gồm 10 chuyên đề
chuyên nghiên cứu những xu thế và đặc điểm chủ yếu của thời đại ngày
8
nay, đặc điểm của xu hướng thế giới những thập kỷ gần đây; về cách mạng
khoa học công nghệ, toàn cầu hoá, những chuyển biến và sụp đổ của hệ
thống XHCN, khủng hoảng và điều chỉnh chủ nghĩa tư bản, vị thế của các
nước đang phát triển trong thế giới hiện đại, phong trào cộng sản và công
nhân quốc tế. Đề tài đã có 3 bản kiến nghị về: Chính sách kinh tế Việt Nam
sau thời kì cấm vận của Mỹ, sự hình thành các khối kinh tế và chính sách
của Việt Nam; Thời đại ngày nay và sự lựa chọn con đường phát triển của
Việt Nam và trên 50 bài viết nghiên cứu công bố trên các tạp chí khoa học.
Đề tài KHXH 01.05: Đặc điểm của chủ nghĩa tư bản hiện đại do

PGS.TS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm, được thực hiện từ năm 1992-1996.
Đề tài đã nghiên cứu một cách hệ thống và toàn diện về chủ nghĩa tư bản
hiện đại. Kết quả nghiên cứu đã được xuất bản thành một bộ sách gồm 3
tập, hai bản báo cáo kiến nghị gửi lãnh đạo Đảng và Nhà nước về chủ nghĩa
tư bản hiện đại và một số vấn đề của nó sau sự sụp đổ của Liên Xô và
những đề xuất mang tính kiến nghị của đề tài về chủ nghĩa tư bản hiện đại.
Đề tài 06.02: Về những quan hệ mâu thuẫn và những thống nhất giữa
các nước tư bản lớn trên thế giới hiện nay và xu hướng phát triển quan hệ
đó, chính sách của chúng ta PGS.TS Lê Văn Sang làm chủ nhiệm, được
thực hiện tư năm 1996- 2000. Đề tài đã tập trung nghiên cứu quan hệ giữa
ba trung tâm lớn của thế giới là Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản, chỉ ra sự hợp tác và
cạnh tranh giữa chúng trong một thế giới, nêu lên những đề xuất mang tính
chiến lược cho Việt Nam trong quan hệ với các nước lớn. Kết quả nghiên
cứu đã được xuất bản thành sách và 15 bài đăng tạp chí.
Đề tài 06.08: Về khủng hoảng của chủ nghĩa tư bản hiện đại, đặc biệt
là những năm cuối của thế kỷ XX và xu thế do PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì
thực hiện từ năm 1998- 2000. Đề tài đã phân tích một cách có hệ thống căn
nguyên và những hình thái biểu hiện chủ yếu của khủng hoảng của chủ
nghĩa tư bản hiện đại, đồng thời xem xét những điều chỉnh, nhận định về
chiều hướng thích nghi của chủ nghĩa tư bản trong xu thế toàn cầu hoá và
cách mạng tin học, đánh giá những tác động đối với Việt Nam. Kết quả
nghiên cứu đã được công bố trong cuốn Chủ nghĩa tư bản hiện đại: Khủng
hoảng kinh tế và điều chỉnh, gần 700 trang và trên 10 bài đăng tạp chí
chuyên ngành.
9
Hiện nay, Viện đang chủ trì thực hiện 4 hệ đề tài cấp Nhà nước.
.
+ Cục diện kinh tế thế giới trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI do
PGS.TS. Lê Văn Sang làm chủ nhiệm;
+ Tác động của Toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đến tiến

trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của Việt Nam do PGS.TS. Nguyễn Xuân
Thắng làm chủ nhiệm.
Ngoài những đề tài Nhà nước nêu trên, Viện cũng đã thực hiện một
số nhiệm vụ nghiên cứu cấp Nhà nước theo yêu cầu của lãnh đạo Đảng và
Chính Phủ về: Chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam giai đoạn 1990-
2000; Đánh giá nguyên nhân và tác động của sự sụp đổ hệ thống xã hội chủ
nghĩa; Tình hình thế giới và cơ sở khoa học về đường lối đối ngoại của Đảng
ta; Vấn đề chống lạm phát của Việt Nam; Đầu tư trực tiếp của nước ngoài
vào Việt Nam, Khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực và tác động tới nền
kinh tế Việt Nam; Tác động của sự kiện 11- 9 tới nền kinh tế Việt Nam…
Những vấn đề trên được tập thể cán bộ Viện nghiên cứu một cách
nghiêm túc, công phu, báo cáo kịp thời, trực tiếp hoặc bằng văn bản đến các
đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Ngoài ra, Viện đã tích cực tham gia vào quá trình soạn thảo các nghị
quyết của TW về các vấn đề kinh tế. Đồng chí Võ Đại Lược, nguyên Viện
trưởng trong nhiều năm làm việc với tư cách cố vấn cho Tổng Bí Thư và
thành viên tổ tư vấn, nay là ban nghiên cứu của Thủ Tướng Chính Phủ đã
có nhiều đề xuất chính sách quan trọng. Một số đồng chí cán bộ có uy tín
được mời tham gia nhóm soạn thảo dư án công nghiệp hoá, hiện đại hoá
đất nước, chính sách kinh tế đối ngoại của Đảng. Một số kiến nghị gửi lãnh
đạo Đảng được đánh giá tốt, thiết thực góp phần vào việc chuẩn bị các Văn
kiện Đại hội của Đảng.
2.1.2. Chương trình và hệ đề tài cấp bộ
Viện đã chủ trì hai chương trình cấp bộ, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược
làm chủ nhiệm là:
* Chương trình: Bối cảnh quốc tế và sự lựa chọn chiến lược phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam, thực hiện từ năm 1988- 2000. Chương
trình gồm 6 đề tài nghiên cứu các xu hướng của thế giới, đề xuất một hệ
10
thống các quan điểm về chiến lược phát triển cho Việt Nam trong bối cảnh

mới. Trong đó có 3 đề tài do cán bộ của Viện chủ trì, đó là:
- Sự điều chỉnh phát triển của Việt Nam đến năm 2001 do PGS. TS
Nguyễn Xuân Thắng làm chủ nhiệm.
- Tình hình thế giới ( chủ yếu về kinh tế ) trong những thập kỷ cuối của
thế kỷ XX do PGS.TS Tạ Kim Ngọc làm chủ nhiệm.
* Chương trình: Bối cảnh hệ thống kinh tế thế giới và sự điều chỉnh
chính sách ở các nước lớn, thực hiện trong hai năm 2001- 2002, tập trung
nghiên cứu những điều chỉnh chính sách tài chính, tiền tệ, thương mại, đầu
tư, chính sách phát triển kinh tế tri thức và chính sách đối với khu vực doanh
nghiệp của các nước lớn. Trong đó có hai đề tài do cán bộ của Viện chủ trì,
đó là:
- Điều chỉnh chính sách kinh tế EU do TS. Chu Đức Dũng làm chủ
nhiệm
- Bối cảnh quốc tế và những xu hướng điều chỉnh chính sách của các
nước lớn, do PGS.TSKH. Võ Đại Lược làm chủ nhiệm.
Ngoài ra, Viện đã thực hiện tốt dự án Điều tra hoạt động của các
doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn Hà Nội và Tp.
Hồ Chí Minh, do PGS. TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì. Kết quả của cuộc điều tra này
là một bộ cơ sở dữ liệu và một báo cáo phân tích đã công bố dưới hình thức
một cuốn sách.
* Viện đã thực hiện một số đề tài cấp bộ độc lập sau:
- Các nước SNG và Đông Âu chuyển sang kinh tế thị trường, đề tài do
GS.TS. Bùi Huy Khoát chủ trì, nghiệm thu 1993.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát huy lợi thế so sánh- Kinh
nghiệm các nền kinh tế đang phát triển ở Châu Á, do PGS.TS. Đỗ Đức Định
làm chủ trì, nghiệm thu năm 1997.
- Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở một số nước Châu Á, do
PGS.TS. Lê Bộ Lĩnh chủ trì, nghiệm thu năm 1997.
- Chính sách kinh tế của Mỹ đối với khu vực châu Á- Thái Bình Dương
kể từ sau chiến tranh lạnh, do TS. Đinh Quý Độ chủ trì, nghiệm thu năm

2000.
11
- Vấn đề lựa chọn thị trường sản phẩm và thị trường trong chính sách
ngoại thương ở các nước Châu Á, do TS. Nguyễn Trần Quế chủ trì, nghiệm
thu năm 2000.
- Quan hệ thương mại và đầu tư Việt Nam – CHLB Đức thực hiện năm
2003, do TS. Nguyễn Thanh Đức thực hiện.
- Sự điều chỉnh hợp tác của khu vực Châu Á- Thái Bình Dương trong
bối cảnh toàn cầu hoá, do PGS.TS. Nguyễn Xuân Thắng chủ trì, thực hiện
trong các năm 2001- 2003.
- Cải cách chế độ sở hữu ở một số nền kinh tế chuyển đổi, do TS.
Nguyên Văn Tâm chủ trì, nghiệm thu năm 2002.
- Bước sang nền kinh tế tri thức ở một số nước lớn trên thế giới hiện
nay, do PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh chủ trì, nghiệm thu năm 2002….
- Kinh tế và chính trị thế giới 2005-2006, PGS.TS Nguyễn Xuân
Thắng chủ trì, thực hiên năm 2005
Nhìn chung, các đề tài cấp bộ đã được cán bộ của Viện nghiên cứu
công phu, đúng tiến độ được giao, được đánh giá có giá trị về mặt lý luận và
thực tiễn, hầu hết các đề tài đều được hội đồng nghiệm thu đánh giá vào
loại xuất sắc. Sản phẩm của đề tài đã được xuất bản thành sách, các bài
báo đăng trên tạp chí khoa học và có kiến nghị gửi tới các cơ quan Đảng và
Nhà nước.
2.1.3. Hệ đề tài cấp Viện
Hàng năm, Viện tiến hành nhiều đề tài nghiên cứu cấp Viện. Đó là hệ đề tài
khoa học có tính chất chuyên ngành và cơ bản theo từng lĩnh vực hoặc theo
từng khu vực, từng nước cụ thể. Một số đề tài tập thể được triển khai theo
phòng nghiên cứu như: Tác động của khủng hoảng tài chính tiền tệ đối với
triển vọng kinh tế Đông Á; Hợp tác giữa các nước Đông Á trong các vấn đề
an ninh truyền thống; Điều chỉnh chính sách kinh tế đối ngoại ở các nước
đang phát triển Châu Á sau khủng hoảng; Những xu hướng lớn trong quan

hệ kinh tế quốc tế; Xu hướng phát triển tự do hoá thương mại khu vực và
những ảnh hưởng đến tương lai của APEC…. Một số được triển khai theo
đề tài độc lập trong đó có hệ thống các cuốn sách giới thiệu về kinh tế các
nước và các vấn đề kinh tế thế giới phục vụ bạn đọc rộng rãi. Kết quả
nghiên cứu trong 20 năm qua là Viện đã xuất bản gần 160 cuốn sách hàng
trăm bài báo và các kiến nghị khoa học.
12

×