Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

BAI BAO CAO THUC TAP TOT NGHIEP BENH VIEN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.72 MB, 92 trang )

LỜI CẢM ƠN
Kính gửi Ban Giám đốc Bệnh viện đa khoa Cái Nước và khoa Dược – Điều dưỡng
trường Đại học Tây Đô.
Lời đầu tiên, chúng em xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc và Bộ môn về
những quan tâm, giúp đỡ và tận tình hướng dẫn chúng em trong môn học “Thực tập
Bệnh viện” suốt năm tuần vừa qua.
Chúng em xin cảm ơn thầy ThS. ĐỖ VĂN MÃI cùng quý thầy cô của khoa Dược
– Điều dưỡng đã dùng những tri thức và tâm huyết của mình để chu đáo giảng dạy,
truyền đạt vốn kiến thức quan trọng và đầy bổ ích cho chúng em trong quá trình học
tập, rèn luyện tại Trường Đại học Tây Đô. Những kiến thức ấy là hành trang quý báu
để em có thể hoàn thành tốt khoảng thời gian thực tập tại Khoa Dược – Bệnh viện Đa
Khoa Cái Nước.
Chúng em cũng xin gửi đến TK. DSCKI PHẠM VĂN VOI, PK. DSĐH
NGUYỄN THẾ TRUYỀN, cùng các cô chú, anh chị đang công tác tại Bệnh viện đa
khoa Cái Nước mà chúng em may mắn được gặp gỡ và học hỏi, lòng biết ơn sâu sắc vì
sự hướng dẫn tận tâm, nhiệt tình qua từng buổi thực tập cũng như những buổi thảo
luận trao đổi kiến thức thực tiễn đầy phong phú về công tác Dược tại Bệnh viện. Qua
đó, chúng em có được cái nhìn khách quan, cụ thể và hiểu rõ hơn những kiến thức
được học so với thực tế làm việc – điều vô cùng cần thiết cho những sinh viên sắp ra
trường như chúng em.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tổng hợp kiến thức tích lũy được qua năm
tuần vừa rồi một cách hoàn chỉnh nhất để làm nên bài báo cáo này, song do bước đầu
làm quen và tiếp cận với môi trường, tác phong làm việc đầy chuyên môn cũng như
những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm nên chúng em không thể tránh khỏi những
thiếu sót nhất định mà bản thân chưa nhìn thấy được. Chúng em kính mong nhận được
ý kiến đóng góp và nhận xét của quý thầy cô Bộ môn và các cô chú, anh chị tại Khoa
Dược – Bệnh viện đa khoa Cái Nước để có thể bổ sung kiến thức, khắc phục những
thiếu sót, giúp bài báo cáo được hoàn chỉnh và hoàn thiện hơn những hiểu biết của em.

1



Cuối cùng chúng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các anh, chị, em trong Khoa Dược cùng anh
chị các phòng - khoa Bệnh viện luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt
đẹp trong công việc!
Cần thơ, ngày 01 tháng 03 năm 2019
Sinh viên thực hiện:

ĐOÀN THỊ QUYÊN
TRẦN NGUYÊN VĨ
PHAN THANH SIÊNG
NGUYỄN THANH THÁI

MỤC LỤC
Lời cám ơn........................................................................................................Trang 1
Mục lục.............................................................................................................Trang 3
Phần I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP.............................................Trang 4
Phần II. NỘI DUNG CỤ THỂ........................................................................Trang 8
Chương 1. Sơ đồ tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược...............Trang 8
1.1. Sơ đồ tổ chức của khoa Dược.....................................................................Trang 9
1.2. Chức năng - nhiệm vụ của khoa Dược.......................................................Trang 10
1.3. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm so với lý thuyết.........................................Trang 11
Chương 2. Hội đồng thuốc và điều trị............................................................Trang 12
2.1. Thành phần của Hội đồng thuốc.................................................................Trang 12
2.2. Chức năng, nhiệm vụ của hội Hồng thuốc và điều trị.................................Trang 14
2


2.3. Kế hoạch hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị...................................Trang 17
2.4. Phân công trách nhiệm cụ thể của Hội đồng thuốc và điều trị....................Trang 20

2.5. Biểu mẫu của Hội đồng thuốc và điều trị...................................................Trang 22
2.6. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm so với lý thuyết.........................................Trang 26
Chương 3. Hoạt động của khoa Dược............................................................Trang 27
3. 1. Quy trình cấp phát thuốc đến các khoa lâm sàng và mối liên hệ của khoa dược với
các khoa - phòng trong bệnh viện.............................................................Trang 27
3. 2. Quản lí tại kho bảo hiểm y tế và qui trình cấp phát thuốc bảo hiểm y tế...Trang 33
3. 3. Quản lí tại kho chính.................................................................................Trang 41
3. 4. Quản lí tại kho lẻ.......................................................................................Trang 48
3. 5 . Các qui chế về Dược chính.......................................................................Trang 54
3. 6. Nhà thuốc đạt (GPP)..................................................................................Trang 75
Chương 4. Tìm hiểu về dược lâm sàng của khoa Dược bệnh viện...............Trang 85
4. 1. Vai trò của Dược sĩ Dược lâm sàng trong bệnh viện.................................Trang 88
4.2. Phương hướng phát triển về Dược lâm sàng bệnh viện..............................Trang 89
4.3. Kế hoạch hoạt động Dược lâm sàng...........................................................Trang 90
4.4. Hoạt động bình đơn thuốc ngoại trú...........................................................Trang 92
Chương 5. Kết luận và kiến nghị....................................................................Trang 98
5. 1. Kết luận.....................................................................................................Trang 98
5. 2. Kiến nghị...................................................................................................Trang 99

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ CƠ SỞ THỰC TẬP

3


BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC

Giới thiệu sơ lược về bệnh viện:
Tên cơ sở: BỆNH VIỆN ĐA KHOA CÁI NƯỚC
Địa chỉ trụ sở: số 16, đường 19/5, khóm II, thị trấn Cái Nước, huyện Cái
Nước – Cà Mau. Bệnh viện có trên 500 giường bệnh với đội ngũ cán bộ y tế hùng

hậu nhằm nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong chẩn đoán và
điều trị bệnh cho nhân dân.
Bệnh viện đa khoa Cái Nước được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 1999 theo
Quyết định số 573/QĐ-UBND của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau, trên cơ
sở tách các khoa điều trị của Trung tâm y tế huyện Cái Nước.
Khi mới thành lập chỉ với 150 giường nội trú, có 132 cán bộ viên chức, là tiền
thân của Trung tâm y tế được xây dựng từ những năm cuối của thập niên 80, thế kỷ
trước đã và đang xuống cấp.
Phát huy truyền thống của đội ngũ Thầy thuốc đi trước, tập thể cán bộ viên
chức Bệnh viện phát huy truyền thống quý báu đó không ngừng phấn đấu học tập,
rèn luyện vượt qua mọi khó khăn vươn lên.
Đến năm 2007 Bệnh viện được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là Bệnh viện
hạng II với 300 giường bệnh nội trú (hiện nay 450 giường kế hoạch, thực kê 588

4


giường). Ngày 01 tháng 10 năm 2016 Bệnh viện được đổi tên thành Bệnh Viện đa
khoa Cái Nước. Từ đó đến nay Bệnh viện đã không ngừng phát triển.
Hiện tại Dự án xây dựng, nâng cấp, mở rộng Bệnh viện đa khoa Cái Nước
được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2007 với vốn đầu tư trên 400 tỷ đồng.
Tính đến nay dự án đã tương đối hoàn thiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật
cao và đã đưa vào sử dụng.
Chính nhờ sự đầu tư có quy mô đồng bộ, đúng hướng về cơ sở vật chất kỹ
thuật, sự chuẩn bị về đội ngũ thầy thuốc và điều dưỡng có tay nghề cao, đáp ứng
ngày càng tốt hơn công tác điều trị và chăm sóc cho nhân dân trong tỉnh và nhiều
huyện lân cận.


Quy mô: là bệnh viện hạng II trực thuộc tỉnh với quy mô 450/500 giường.




Chức năng nhiệm vụ:


Chuyên môn: Thực hiện các kỹ thuật của bệnh viện hạng II, khám chữa

bệnh cho nhân dân tỉnh nhà với số lượng hơn 149 ngàn dân và các huyện lân
cận trong khu vực.


Chỉ đạo tuyến: chỉ đạo chuyên môn cho các cơ sở y tế trực tiếp trên địa

bàn huyện và các huyện lân cận.


Đào tạo:
o

Là cơ sở nâng cao chuyên môn cho các cán bộ y tế trong toàn

huyện.
o

Là cơ sở thực tập cho sinh viên trường Cao đẳng Y tế Cà Mau và

các trường khác.
o


Thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, các Hội nghị khoa học để

trao đổi chuyên môn.


Nghiên cứu khoa học:


Thực hiện các nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, cấp Sở và cấp tỉnh.



Thực hiện các quy trình triển khai kỹ thuật mới.



Đề ra các giải pháp, Đề án cải tiến chất lượng Y tế trong bệnh viện.



Kinh tế y tế: quản lý thu chi các hoạt động y tế trong Bệnh viện theo quy định.



Cơ cấu tổ chức:
5





Ban Giám đốc: 1 Giám Đốc và 3 phó giám đốc.



Các khoa, phòng: 8 phòng chức năng và 21 khoa lâm sàng, cận lâm

sàng.


Các Hội đồng tham vấn: Hội đồng chuyên môn, Hội đồng Thuốc và điều

trị, Hội đồng Khoa học kỹ thuật, Hội đồng Kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện,



Hoạt động khám chữa bệnh: Bệnh viện đa khoa Cái Nước là tuyến điều trị với

các dịch vụ kỹ thuật cao, mang tính chuyên khoa, chuyên ngành, tiếp nhận người
bệnh từ các Xã, Huyện, lân cận chuyển đến do vượt khả năng chuyên môn.


Tổ chức bệnh viện gồm:



8 PHÒNG:
1. Phòng Tổ chức cán bộ
2.Phòng Hành chánh quản trị
3. Phòng Kế họach tổng hợp
4. Phòng Điều dưỡng

5. Phòng Quản lý chất lượng bệnh viện
6. Phòng Vật tư trang thiết bị
7. Phòng Công nghệ thông tin.
8. Phòng Tài chính kế toán



21 KHOA LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG
1. Khoa Cấp Cứu
2. Khoa Khám bệnh
3. Khoa Nhiễm
4. Khoa Lao
5. Khoa Nhi
6. Khoa chấn thương chỉnh hình
7. Khoa Phụ sản
8. Khoa Ngoại Tổng hợp
9. Khoa Gây mê hồi sức

6


10. Khoa Hồi sức tích cực chống độc
11. Khoa Nội tổng hợp
12. Khoa Nội tim mạch
13. Khoa Vật lý trị liệu- phục hồi chức năng
14. Khoa Y học cổ truyền
15. Khoa Liên chuyên khoa
16. Khoa Lọc máu (thận)
17. Khoa Dinh Dưỡng.
18. Khoa Dược.

19. Khoa Xét nghiệm
20. Khoa Chẩn đoán hình ảnh
21. Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn.

7


Hình ảnh tại cơ sở thực tập

PHẦN II: NỘI DUNG CỤ THỂ

8


Chương 1: SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA KHOA
DƯỢC
Khoa Dược bệnh vịện đa khoa Cái Nước hoạt động theo thông tư 22 /
2011/TT-BYT ban hành ngày 10 tháng 6 năm 2011 quy định về tổ chức và hoạt
động của khoa Dược bệnh viện.


Khoa Dược Bệnh viện: Tổng số nhân sự có 25 người.

1.

Nghiệp vụ dược;

2.

Kho và cấp phát;




Kho cấp phát lẻ ( Quầy Nội Trú ): Cấp phát Thuốc cho bệnh nhân điều trị nội trú

và Cấp phát Hóa chất, vật tư y tế cho Khoa lâm sàng – Cận lâm sàng.


Kho cấp phát BHYT : Phát thuốc cho bệnh nhân BHYT.



Kho cấp phát chẵn - Kho Trang thiết bị y cụ: Phát Thuốc, Hóa chất, vật tư y tế

cho Kho Lẻ và Kho BHYT
3.

Thống kê dược;

4.

Dược lâm sàng, thông tin thuốc;

5.

Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện: Bán thuốc theo đơn

phục vụ cho bệnh nhân đến khám và điều trị ngoại trú.
1.1.


Sơ đồ tổ chức khoa Dược

1. 2. CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA KHOA DƯỢC
1. 2. 1. Vị trí
- Khoa dược, Bệnh Vịện Đa Khoa Cái Nước được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có
đầy đủ điều kiện làm việc, có hệ thống kho.

9




Kho xây dựng đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo thoáng mát và an toàn, được

trang bị phương tiện thích hợp: máy điều hòa nhiệt độ, tủ lạnh, phòng họp riêng biệt,
có hệ thống PCCC ....
1.2. Chức năng và nhiệm vụ của khoa Dược.
1.2.1. Chức năng của khoa Dược


Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh

viện, là tổ chức cao nhất đảm bảo mọi công tác về dược, nên không chỉ có tính chất
thuần túy của một khoa chuyên môn mà còn thêm tính chất của bộ phận quản lý và
công tác dược trong cơ sở điều trị.

Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện, nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có
chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn và hợp lý.
1.2.2. Nhiệm vụ của khoa Dược



Lập kế hoạch, cung ứng thuốc đảm bảo đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều

trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu
chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).

Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu
cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.

Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.

Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.

Tổ chức pha chế thuốc, hóa chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc
từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.

Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia
công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không
mong muốn của thuốc.

Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa
trong bệnh viện.

Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao
đẳng và Trung học về dược.

Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám
sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình
hình kháng sinh trong bệnh viện.


Tham gia chỉ đạo tuyến.

Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.

Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.

Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
10




Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về

vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc, khí y tế).
1.3. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm so với lý thuyết
1.3.1. Ưu điểm


Khoa Dược được bố trí ở địa điểm thuận tiện, có đầy đủ điều kiện làm việc, có hệ

thống kho đảm bảo vệ sinh sạch sẽ, cao ráo thoáng mát và an toàn, được trang bị
phương tiện thích hợp: máy điều hòa nhiệt độ, ẩm kế tự ghi, máy hút ẩm, tủ lạnh…

Cơ cấu tổ chức của khoa Dược bệnh viện đa khoa Cái Nước theo thông tư
22/2011/TT-BYT của Bộ Y tế. Thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Có đủ nhân sự ở các các bộ phận chính như:


Nghiệp vụ dược;

Kho và cấp phát;

Thống kê dược;

Dược lâm sàng, thông tin thuốc;

Quản lý hoạt động chuyên môn của Nhà thuốc bệnh viện.

Tổ chức khoa Dược đúng theo yêu cầu, gọn nhẹ, hợp lí, phát huy được hết khả
năng, kiến thức của cán bộ viên chức.

Đảm bảo được chức năng, nhiệm vụ ở các bộ phận đã được biên chế chính thức
trong khoa Dược.
1.3.2. Nhược điểm

Công tác giám sát, kiểm tra việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lí ở các bộ
phận để tham mưu cho Giám đốc bệnh viện chưa được chú trọng nhiều.

Bố trí nhân lực Dược sĩ đại học theo quy định của thông tư 22/2011/TT-BYT ở
các bộ phận chuyên môn còn nhiều hạn chế, do chưa có đầy đủ Dược sĩ đại học.

Số cán bộ nhân viên của khoa còn rất thiếu mà thực tế khối lượng công việc
nhiều đặc biệt trong quá trình mua thuốc (công tác đấu thầu thuốc), thông tin thuốc,
dược lâm sàng đòi hỏi nguồn nhân lực trình độ cao.

CHƯƠNG 2. HỘI ĐỒNG THUỐC VÀ ĐIỀU TRỊ
2.1. Thành phần Hội đồng thuốc và điều trị


11


01

Ông Huỳnh Thanh Triều

Phó Giám đốc

Chủ tịch Hội đồng

02

Ông Nguyễn Xuân Duyên

Phó Giám đốc

Phó chủ tịch Hội đồng

03

Ông Phạm Văn Voi

TK. Dược

PCTHĐKUVTT

04

Ông Huỳnh Minh Ngọc


TP. KHTH

Thư ký

05

Ông Nguyễn Thế Truyền

PK. Dược

UV Dược lý

06

Ông Phan Văn Chậu

TK. Nhiễm

UVTX

07

Ông Châu Quốc Lượng

TP. QLCB

UVTX

08

09
10
11
12
13
14
15
16
17

Ông Bùi Văn Dủ
Ông Quách Hồng Giang
Ông Đinh Khải Dân
Bà Trần Thị Thúy An
Ông Ngô Chí Thịnh
Bà Nguyễn Tuyết Nhanh
Ông Nguyễn Xuân Trường
Ông Lâm Quốc Tuấn
Ông Nguyễn Công Quảng
Bà Nguyễn Thị Thiện

TK. Nội TMLH
TK. HSCC
TK. Ngoại TH
TK. Sản
TK. Nhi
TK. Khám bệnh
PTK. YHCT
TP. Điều dưỡng
TP. VTYT

PP. KTTC

UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVTX
UVKTX

12


Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng Thuốc và điều trị
2.2.1. Chức năng

Hội đồng thuốc và điều trị có chức năng tư vấn thường xuyên cho Chủ tịch hội
2.2

đồng về các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của Bệnh viện, đảm bảo
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả cho người bệnh, thực hiện chính sách quốc
gia về thuốc, cụ thể hóa các phác đồ điều trị phù hợp với điều kiện của Bệnh viện.
2.2.2. Nhiệm vụ
2.2.2.1. Xây dựng các quy định về quản lý và sử dụng thuốc trong bệnh viện cụ thể về

Các tiêu chí lựa chọn thuốc để xây dựng danh mục thuốc bệnh viện;


Lựa chọn các hướng dẫn điều trị (các phác đồ điều trị) làm cơ sở cho việc xây
dựng danh mục thuốc;
13




Quy trình và tiêu chí bổ sung hoặc loại bỏ thuốc ra khỏi danh mục thuốc bệnh

viện;

Các tiêu chí để lựa chọn thuốc trong đấu thầu mua thuốc;

Quy trình cấp phát thuốc từ khoa Dược đến người bệnh nhằm bảo đảm thuốc
được sử dụng đúng, an toàn;

Lựa chọn một số thuốc không nằm trong danh mục thuốc bệnh viện trong trường
hợp phát sinh do nhu cầu điều trị;

Hạn chế sử dụng một số thuốc có giá trị lớn hoặc thuốc có phản ứng có hại
nghiêm trọng, thuốc đang nằm trong diện nghi vấn về hiệu quả điều trị hoặc độ an
toàn;

Sử dụng thuốc biệt dược và thuốc thay thế trong điều trị;

Quy trình giám sát sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng;

Quản lý, giám sát hoạt động thông tin thuốc của trình dược viên, công ty dược và
các tài liệu quảng cáo thuốc.
2.2.2.2. Xây dựng danh mục thuốc dùng trong bệnh viện: Nguyên tắc xây dựng danh

mục

Bảo đảm phù hợp với mô hình bệnh tật và chi phí về thuốc dùng điều trị trong
bệnh viện;

Phù hợp về phân tuyến chuyên môn kỹ thuật;

Căn cứ vào các hướng dẫn hoặc phác đồ điều trị đã được xây dựng và áp dụng tại
bệnh viện hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh;

Đáp ứng với các phương pháp mới, kỹ thuật mới trong điều trị;

Phù hợp với phạm vi chuyên môn của bệnh viện;

Thống nhất với danh mục thuốc thiết yếu, danh mục thuốc chủ yếu do Bộ Y tế
ban hành;

Ưu tiên thuốc sản xuất trong nước.

Tiêu chí lựa chọn thuốc:

Thuốc có đủ bằng chứng tin cậy về hiệu quả điều trị, tính an toàn thông qua
kết quả thử nghiệm lâm sàng. Mức độ tin cậy của các bằng chứng được thể hiện
tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này;

Thuốc sẵn có ở dạng bào chế thích hợp bảo đảm sinh khả dụng, ổn định về
chất lượng trong những điều kiện bảo quản và sử dụng theo quy định;

Khi có từ hai thuốc trở lên tương đương nhau về hai tiêu chí được quy định
tại Điểm a và Điểm b Khoản 2 Điều này thì phải lựa chọn trên cơ sở đánh giá kỹ

các yếu tố về hiệu quả điều trị, tính an toàn, chất lượng, giá và khả năng cung
ứng;

14




Đối với các thuốc có cùng tác dụng điều trị nhưng khác về dạng bào chế, cơ

chế tác dụng, khi lựa chọn cần phân tích chi phí - hiệu quả giữa các thuốc với
nhau, so sánh tổng chi phí liên quan đến quá trình điều trị, không so sánh chi phí
tính theo đơn vị của từng thuốc;

Ưu tiên lựa chọn thuốc ở dạng đơn chất. Đối với những thuốc ở dạng phối
hợp nhiều thành phần phải có đủ tài liệu chứng minh liều lượng của từng hoạt
chất đáp ứng yêu cầu điều trị trên một quần thể đối tượng người bệnh đặc biệt và
có lợi thế vượt trội về hiệu quả, tính an toàn hoặc tiện dụng so với thuốc ở dạng
đơn chất;

Ưu tiên lựa chọn thuốc generic hoặc thuốc mang tên chung quốc tế, hạn chế
tên biệt dược hoặc nhà sản xuất cụ thể.

Trong một số trường hợp, có thể căn cứ vào một số yếu tố khác như các đặc
tính dược động học hoặc yếu tố thiết bị bảo quản, hệ thống kho chứa hoặc nhà
sản xuất, cung ứng;
2.2.2.3. Xây dựng danh mục thuốc: Xây dựng danh mục thuốc theo các bước

Thu thập, phân tích tình hình sử dụng thuốc năm trước về số lượng và giá trị sử
dụng, phân tích ABC - VEN, thuốc kém chất lượng, thuốc hỏng, các phản ứng có hại

của thuốc, các sai sót trong điều trị dựa trên các nguồn thông tin đáng tin cậy;

Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng một cách
khách quan;

Xây dựng danh mục thuốc và phân loại các thuốc trong danh mục theo nhóm
điều trị và theo phân loại VEN;

Xây dựng các nội dung hướng dẫn sử dụng danh mục (ví dụ như: thuốc hạn chế
sử dụng, thuốc cần hội chẩn, thuốc gây nghiện, hướng tâm thần,…).
2.2.2.4. Tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ y tế sử dụng danh mục thuốc
2.2.2.5. Định kỳ hằng năm đánh giá, sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc
2.2.2.6. Xây dựng và thực hiện các hướng dẫn điều trị
2.2.2.7. Xác định và phân tích các vấn đề liên quan đến sử dụng thuốc

Xác định các vấn đề liên quan đến thuốc trong suốt quá trình từ khi tồn trữ, bảo
quản đến kê đơn, cấp phát và sử dụng bao gồm:

Các phương pháp phân tích được áp dụng để phát hiện các vấn đề về sử dụng
thuốc:

Hội đồng cần áp dụng ít nhất một trong các phương pháp sau để phân tích việc sử
dụng thuốc tại đơn vị: Phân tích ABC: Phân tích VEN: Giám sát các chỉ số sử dụng
thuốc

Hội đồng cần xác định các vấn đề, nguyên nhân liên quan đến sử dụng thuốc và
lựa chọn các giải pháp can thiệp phù hợp theo hướng dẫn
15



2.2.2.8. Giám sát phản ứng có hại của thuốc (ADR) và các sai sót trong điều trị

Xây dựng quy trình phát hiện, đánh giá, xử trí, dự phòng ADR và các sai sót
trong chu trình sử dụng thuốc tại bệnh viện từ giai đoạn chẩn đoán, kê đơn của thầy
thuốc, chuẩn bị và cấp phát thuốc của dược sĩ, thực hiện y lệnh và hướng dẫn sử dụng
của điều dưỡng, sự tuân thủ điều trị của người bệnh nhằm bảo đảm an toàn cho người
bệnh trong quá trình điều trị.

Tổ chức giám sát ADR, ghi nhận và rút kinh nghiệm các sai sót trong điều trị.

Triển khai hệ thống báo cáo ADR trong bệnh viện:

Thông tin cho cán bộ y tế trong bệnh viện về ADR, sai sót trong sử dụng thuốc
để kịp thời rút kinh nghiệm chuyên môn.

Cập nhật, bổ sung, sửa đổi danh mục thuốc của bệnh viện, hướng dẫn điều trị và
các qui trình chuyên môn khác dựa trên thông tin về ADR và sai sót trong sử dụng
thuốc ghi nhận được tại bệnh viện.

Tổ chức tập huấn cho cán bộ y tế về ADR và sai sót trong sử dụng thuốc.
2.2.2.9. Thông báo, kiểm soát thông tin về thuốc

Hội đồng Thuốc và điều trị có nhiệm vụ chuyển tải các thông tin về hoạt động,
các quyết định và đề xuất tới tất cả những đối tượng thực hiện các quyết định của Hội
đồng trên cơ sở bảo đảm được tính minh bạch trong các quyết định để tránh những
xung đột, bất đồng về quyền lợi.

Quản lý công tác thông tin về thuốc trong bệnh viện.
2.3.




Kế hoạch hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị
Hội đồng Thuốc và điều trị Bệnh viện đa khoa Cái Nước xây dựng kế hoạch hoạt

động hàng năm theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của
Bộ Y tế Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh
viện. Định kỳ 1 tháng họp 1 lần.
2.3.1. Kế hoạch chung


Xây dựng danh mục thuốc, vật tư y tế tiêu hao phù hợp với đặc thù bệnh tật và

phân hạng bệnh viện.

Thường xuyên bổ sung, điều chỉnh thuốc trong danh mục đáp ứng yêu cầu
chuyên môn, không để cho bệnh nhân phải sử dụng thuốc ngoài danh mục.

Giám sát việc thực hiện quy chế chẩn đoán bệnh, làm hồ sơ bệnh án và kê đơn
điều trị.

Quy chế sử dụng thuốc. Lưu ý các trường hợp lạm dụng thuốc giá trị cao, lạm
dụng kháng sinh, corticoid, vitamin... để đề xuất lãnh đạo có biện pháp chấn chỉnh kịp
thời.

16





Xây dựng quy trình và giám sát công tác cung ứng, quản lý, cấp phát thuốc trong

đơn vị.

Triển khai, giám sát công tác thông tin thuốc, theo dõi phản ứng có hại của thuốc
để các Bác sĩ lâm sàng chỉ định thuốc hợp lý, an toàn và hiệu quả.

Xây dựng mối quan hệ chặt chẽ giữa Dược sĩ – Bác sĩ - Điều dưỡng trong việc sử
dụng thuốc cho người bệnh.
2.3.2. Kế hoạch cụ thể
2.3.2.1. Công tác dược lâm sàng bệnh viện



Tư vấn cho người thầy thuốc về chiến lược trị liệu.
Tư vấn về đơn thuốc, đảm bảo việc sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả, kinh

tế.



Ghi nhận các tác dụng phụ, tác dụng có hại của thuốc.
Giáo dục, hướng dẫn cho bệnh nhân về chế độ dinh dưỡng và các lưu ý khi dùng

thuốc.

Hỗ trợ cho điều dưỡng về kiến thức sử dụng thuốc cho người bệnh.
2.3.2.2. Công tác đơn vị thông tin thuốc



Sắp xếp, cập nhật thông tin để đáp ứng nhu cầu về thông tin thuốc, tư vấn cho

thầy thuốc trong việc điều trị, kê đơn. Tham gia thảo luận các vấn đề liên quan đến sử
dụng thuốc cho người bệnh trong một số trường hợp nếu được yêu cầu.

Cung cấp thông tin về thuốc cho Hội đồng thuốc và điều trị của bệnh viện trong
việc lựa chọn thuốc.

Tuyên truyền giáo dục, hướng dẫn sử dụng thuốc cho người bệnh nội trú và ngoại
trú (chỉ tư vấn dùng thuốc không cần kê đơn cho người bệnh nội trú và ngoại trú).

Đối với thuốc kê đơn cần trao đổi và được sự đồng ý của thầy thuốc mới được trả
lời yêu cầu từ người bệnh.

Tham gia theo dõi, xử lý các phản ứng có hại và theo dõi chất lượng thuốc.

Quản lý các thông tin về thuốc.

Cung cấp, tập hợp thông tin về thuốc cho các bệnh viện tuyến dưới.

Tham gia đào tạo, huấn luyện kiến thức sử dụng thuốc trong bệnh viện và cho
bệnh viện tuyến dưới.

Báo cáo phản hồi thông tin thuốc lên tuyến trên.
2.3.2.3. Công tác giám sát kê đơn thuốc



Giám sát việc thực hiện danh mục thuốc thống nhất trong bệnh viện.
Giám sát thực hiện kê đơn hợp lý, sử dụng thuốc an toàn và hiệu quả trong bệnh


viện.

17




Tổ chức kiểm tra định kỳ và đột xuất việc kê đơn điều trị tại các khoa phòng,

hàng tuần cử thành viên Hội đồng phối hợp với đoàn kiểm tra bệnh viện xem xét ngẫu
nhiên một số bệnh án nội trú, đơn thuốc xuất viện, đơn thuốc ngoại trú tại các khoa
trong bệnh viện.

Ít nhất mỗi tháng một lần Hội đồng giám sát kê đơn điều trị họp đánh giá, đề ra
các biện pháp khắc phục các vi phạm và đề xuất hình thức kỷ luật đối với tập thể, cá
nhân vi phạm Qui chế kê đơn, báo cáo gửi về Giám đốc bệnh viện, thông báo sơ kết
hàng tháng, báo cáo trước cuộc họp Hội đồng thuốc và điều trị và báo cáo về Sở Y tế.
2.3.2.4. Đào tạo, tập huấn

Thực hiện theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Xây dựng chương trình huấn luyện cập nhật, bổ sung và nâng cao kiến
thức, kỹ năng, thực hành kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện cho tất cả nhân
viên y tế,

Tuyên truyền những quy trình, sổ tay hướng dẫn thực hành,….để nhân viên
y tế dễ dàng học, tham khảo,…
2.4. Phân công trách nhiệm cụ thể của Hội đồng Thuốc và điều trị

Hội đồng Thuốc và điều trị Bệnh viện xây dựng bảng phân công trách nhiệm
theo quy định tại Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện cụ thể
như sau:
2.4.1. Chủ tịch Hội đồng Thuốc và điều trị
Chủ tịch Hội đồng là Giám đốc hoặc phó Giám đốc bệnh viện phụ trách chuyên
môn, đồng thời chịu trách nhiệm trước ban giám đốc về các vấn đề liên quan đến thuốc
và điều trị bằng thuốc của Bệnh viện, đảm bảo sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu
quả cho người bệnh. Triệu tập và chủ trì các cuộc họp, đồng thời có kết luận sau khi
thống nhất các thành viên trong Hội đồng.
2.4.2. Phó chủ tịch Hội đồng Thuốc và Điều trị
Phó chủ tịch Hội đồng là Dược sĩ Trưởng khoa dược Bệnh viện, có nhiệm vụ:

Giúp Chủ tịch Hội đồng chỉ đạo và tổ chức thực hiện kế hoạch, chương trình hoạt
động của Hội đồng.

Thay mặt Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng đi vắng để điều hành Hội
đồng theo chức năng, nhiệm vụ đã được quy định.

18




Trực tiếp chỉ đạo và theo dõi các công tác: giám sát việc thực hiện các quy chế

liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc, các phản ứng có hại khi dùng thuốc, công
tác thông tin về thuốc.

Lập danh mục, kế hoạch mua thuốc, hóa chất vật tư y tế tiêu hao từng năm sát

với nhu cầu và mô hình bệnh tật của Bệnh viện.

Chuẩn bị tài liệu về thuốc cho các buổi họp của Hội đồng.
2.4.3. Thư ký Hội đồng Thuốc và điều trị
Thư ký Hội đồng thuốc và Điều trị là Trưởng phòng kế hoạch tổng hợp, có nhiệm vụ:

Tham mưu cho Chủ tịch Hội đồng về kế hoạch, chương trình hoạt động của Hội
đồng và tổ chức thực hiện đồng thời tổng hợp đánh giá và báo cáo tình hình thực hiện
của Hội đồng.

Thay mặt Chủ tịch Hội đồng tổ chức giám sát thực hiện các quy chế: chẩn đoán
bệnh, hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị, sử dụng thuốc và công tác Khoa dược.

Chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp của Hội đồng, ghi chép diễn biến phiên họp
có trách nhiệm thông báo kết quả cuộc họp đến các thành viên Hội đồng và các đơn vị
(nếu cần).
2.4.4. Các ủy viên của Hội đồng Thuốc và điều trị
Các ủy viên của Hội đồng Thuốc và Điều trị là Phó Giám đốc và các Trưởng
Khoa - Phòng chủ chốt trong Bệnh viện có trách nhiệm tham gia họp và có ý kiến thảo
luận trong các cuộc họp của Hội đồng, đồng thời chịu trách nhiệm thường xuyên theo
dõi việc thực hiện các vấn đề liên quan đến thuốc và điều trị bằng thuốc của Bệnh
viện.
2.4.5. Lề lối làm việc

Hội đồng làm việc theo nguyên tắc tập thể bàn bạc và Chủ tịch Hội đồng quyết
định trên cơ sở thống nhất giữa các ủy viên. Trong trường hợp có nhiều ý kiến khác
nhau thì Chủ tịch Hội đồng là người quyết định và chịu trách nhiệm trước Ban Giám
đốc về quyết định của mình.

Nội dung các buổi sinh hoạt của Hội đồng: thảo luận phân tích và đề xuất ý kiến

các vấn đề liên quan đến thuốc, chẩn đoán, hồ sơ bệnh án và kê đơn điều trị. Thư ký
tổng hợp ghi biên bản và trình Giám đốc Bệnh viện phê duyệt và quyết định thực hiện.

Hội đồng họp định kỳ mỗi tháng 1 lần và họp đột xuất do giám đốc Bệnh viện
yêu cầu.

19


Biểu mẫu của Hội đồng Thuốc và điều trị
2.5.1. Quyết định thành lập hội đồng thuốc và điều trị
2.5.

20


2.5.2.

Biên bản họp Hội đồng Thuốc và điều trị

21


22


2.6. Nhận xét ưu điểm, nhược điểm so với lý thuyết
23



2.6.1. Ưu điểm

Bệnh viện đã ra quyết định thành lập Hội đồng thuốc & Điều trị gồm nhiều cán
bộ chủ chốt theo Thông tư số 21/2013/TT-BYT ngày 08/08/2013 của Bộ Y tế Quy
định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng Thuốc và điều trị trong bệnh viện.

Hằng năm Hội đồng thuốc và Điều trị có tổng hợp, thu thập, phân tích tình hình
sử dụng thuốc trong năm về số lượng và giá trị sử dụng dựa trên phân tích ABC VEN,

Đánh giá các thuốc đề nghị bổ sung hoặc loại bỏ từ các khoa lâm sàng để đưa
vào danh mục đấu thầu thuốc tại bệnh viện

Hoạt động của Hội đồng thuốc và Điều trị đã khẳng định vai trò của khoa Dược
bệnh viện trong việc hỗ trợ cho Ban Giám Đốc trong việc tăng cường sử dụng thuốc an
toàn, hợp lý và hiệu quả.

Hội đồng có xây dựng kế hoạch hoạch hoạt động và phân công cho từng chức
danh trong hội đồng cụ thể rõ ràng.
2.6.2. Nhược điểm

Hội đồng chưa xây dựng những quy định cụ thể nhằm tăng cường mối quan hệ
hợp tác chặt chẽ giữa dược sĩ, bác sĩ và điều dưỡng trong đó dược sĩ là tư vấn, bác sĩ
chịu trách nhiệm về chỉ định và điều dưỡng là người thực hiện y lệnh.

Do nhiều cán bộ trong hội đồng phải thực hiện công tác chuyên môn, kiêm nhiệm
không chuyên trách nên thời gian dành cho nghiên cứu hoạt động của hội đồng thuốc
còn nhiều hạn chế.

Dựa vào phác đồ điều trị của Bộ Y tế, Sở Y tế Cà Mau chưa xây dựng phác đồ
điều trị riêng cho Bệnh viện.


CHƯƠNG 3. HOẠT ĐỘNG CỦA KHOA DƯỢC
3.1. Quy trình cấp phát thuốc đến các khoa phòng và mối liên hệ của khoa Dược
với các khoa phòng trong bệnh viện
Khoa dược Bệnh viện đa khoa Cái Nước thực hiện Quy trình cấp phát thuốc đến
các khoa phòng theo quy định tại Thông tư 22/2011-TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm
24


2011 của Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành về việc “Quy định tổ chức và hoạt động của
khoa dược bệnh viện” vả Thông tư 23/2011-TT-BYT ngày 10 tháng 06 năm 2011 của
Bộ Trưởng Bộ Y tế ban hành về việc “Hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế
có giường bệnh”.
3.1.1. Quy trình cấp phát thuốc đến các khoa phòng
3.1.1.1. Sơ đồ chung
CÁC KHOA LÂM SÀNG

KHOA DƯỢC - CLS

CÁC KHOA LÂM SÀNG

BỆNH NHÂN NỘI TRÚ

Mục đích yêu cầu
Sử dụng thuốc cho người bệnh phải an toàn, hợp lý có hiệu quả và kinh tế.
Đảm bảo thuốc đến được cơ thể bệnh nhân.
Thực hiện đúng qui định về bảo quản, cấp phát sử dụng và thanh quyết toán tài

3.1.1.2.






chánh kịp thời.
3.1.1.3. Phạm vi áp dụng

Nhân viên cấp phát thuốc của Khoa dược.

Điều dưỡng các khoa điều trị.
3.1.1.4. Nội dung quy trình


Các khoa lâm sàng.
Căn cứ vào y lệnh của bác sĩ trong bệnh án điều dưỡng viên của khoa sẽ lập

phiếu công khai thuốc thường, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện và vật tư y tế theo
qui chế cho từng bệnh nhân và vào sổ lãnh thuốc hàng ngày theo mẫu qui định. Nội
dung phải được đảm bảo đầy đủ như:

25


×