Tải bản đầy đủ (.ppt) (33 trang)

Địa Lí Châu Nam Cực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1012.96 KB, 33 trang )

TÌM HIỂU VỀ NAM CỰC




Nội dung:
I. Các đặc điểm tự nhiên nổi bật ở châu Nam
Cực.
II. Vấn đề tan băng ở lục địa Nam Cực. So
sánh với tan băng ở Bắc Cực và giải thích
nguyên nhân.
III. Giá trị của lục địa Nam Cực và vai trò của
nó với nhân loại.


• I. Những đặc điểm tự nhiên nổi bật ở lục địa
Nam Cực:
Thứ nhất, về vị trí địa lý: Nam Cực là lục địa
duy nhất trải rộng xung quanh điểm cực Nam.
Cụ thể: Đại bộ phận diện tích lục địa nằm
trong phạm vi của đường vòng cực Nam,chỉ có
bán đảo Nam Cực (hay còn gọi là đất graham)
kéo xa về phía Bắc tới khoảng vĩ tuyến 630N.
Đặc điểm này chính là nguyên nhân làm cho
độ lớn góc nhập xạ ở lục địa Nam Cực luôn <=
0. Điều này đồng nghĩa với lượng bức xạ mặt
trời mà lục địa này nhận được là rất thấp.


• Do đó, Nam Cực là lục địa rất lạnh



Thứ 2, Nam Cực là lục địa chiếm phần lớn
diện tích băng hà của địa cầu ( 99% diện tích
lục địa bị bao phủ bởi băng): Băng ở lục địa
Nam Cực chiếm đến 87% khối lượng băng của
địa cầu, diện tích băng ước khoảng 1398 triệu
km2, chiếm 90% diện tích băng hà của thế giới.


•  Do hầu hết bề mặt lục địa bị băng hà bao
phủ nên hệ số phản xạ Anbedo lớn (90%).
Điều này có nghĩa là sự hấp thu năng lượng
mặt trời của lục địa Nam Cực rất kém (10%).
Chính vì thế nhiệt độ của lục địa rất thấp.
+ Do Nam Cực có khối lượng và diện tích băng
hà lớn cho nên đã đem lại cho lục địa này
nhiều giá trị về mặt kinh tế, nghiên cứu khoa
học.
• Thứ 3, Nam Cực là lục địa cao nhất địa cầu.
Độ cao trung bình của lục địa Nam Cực (kể cả
lớp phủ băng) là 2000m trên mực nước biển;
nếu không tính lớp băng




thì cao trung bình 870m trên mực nước biển.
Trong khi đó: độ cao trung bình của lục địa
Bắc Mỹ là 610m, Nam Mỹ là 550m, Úc là
300-500m…

Thứ 4, về mặt địa chất, địa hình:nét độc đáo
của địa chất, địa hình ở lục địa Nam Cực so
với các lục địa khác là gồm 2 phần rõ rệt:
1. Phần đá dưới lớp địa hình phủ băng
2. Địa hình băng hà
Đây là hệ quả của việc 99% diện tích lục địa bị
băng hà bao phủ. Và nó dẫn tới 1 điều tất yếu:
trong lát cắt địa hình của lục địa Nam Cực
bao giờ cũng tồn tại lớp


băng hà lục địa :
Lát cắt địa hình lục địa Nam Cực:


Thứ 5, về khí hậu:Nét nổi bật về khí hậu được
thể hiện:
Nam Cực là lục địa có khí hậu khắc nghiệt
nhất, lạnh nhất địa cầu. Cụ thể là:tháng 7/1983
tại trạm phương Đông đo được nhiệt độ
-89,20C là nhiệt độ thấp nhất hành tinh. Ngoài
ra, nhiệt độ trên lục địa không bao giờ lớn hơn
00C ngay cả vào mùa hè.
Nam Cực là lục địa khô hạn nhất, lượng mưa
trung bình năm là 55mm, mưa dưới dạng
tuyết.


• Biểu đồ nhiệt độ của 2 địa điểm ở châu Nam
Cực:



Thứ 6, về sinh vật: Nam Cực là lục địa nghèo
nhất địa cầu về chủng loại động thực vật, tuy
nhiên động thực vật ở đây rất độc đáo và tạo
thành một miền phụ động thực vật riêng biệt.
Cụ thể là:
 Thực vật: ở ven rìa lục địa có 1 ít thực vật bậc
thấp như rêu, địa y, tảo và nấm; ở cuối bán đảo
Nam Cực bắt đầu xuất hiện thực vật bậc cao
 Động vật: ở trên lục địa động vật rất nghèo
nàn, vùng ven bờ động vật phong phú hơn,
gồm 3 nhóm chính: thú chân vịt, chim cánh cụt
và chim biển, trong đó chim cánh cụt là loài
đăc trưng cho Nam Cực;


vùng biển xung quanh lục địa Nam Cực có động
vật phong phú hơn, ngoài thú chân vịt và chim
biển còn có cá voi xanh và các loài nhuyễn thể.
Cá voi xanh
chim cánh cụt


II. VẤN ĐỀ TAN BĂNG
Ở LỤC ĐỊA NAM
CỰC. SO SÁNH VỚI
TAN BĂNG Ở BẮC
CỰC VÀ LÝ GIẢI
NGUYÊN NHÂN:

 Vấn đề tan băng ở Nam
Cực:


• Nam Cực là lục địa chiếm phần lớn diện tích
băng hà của thế giới. Diện tích băng hà ở đây
ước tính khoảng 1398 triệu km2, chiếm 90%
diện tích băng thế giới. Khối lượng băng ở đây
là 24*106km3, chiếm 87% khối lượng băng
của địa cầu. Độ dày trung bình của băng là
1830m, nơi dày nhất là 4776m. Và nếu số băng
này tan hết thì mực nước biển và đại dương sẽ
cao thêm 62m, có 2,2 triệu km2 đất sẽ bị chìm.
• Trong một vài thập kỉ trở lại đây, băng ở Nam
Cực đã có sự suy giảm mạnh về diện tích do
băng tan với tốc độ ngày một


nhanh chóng. Điều này được thể hiện:
Hơn 200 sông băng ở đây đang thu hẹp lại vì
băng tan và 87% trong số này bị thu hẹp trung
bình 650m, riêng sông Widdowson đã thu hẹp
đến 2,8km
Hình ảnh 1 sông băng ở Nam Cực:


Quá trình tan băng diễn ra mạnh ở phần Tây
Nam Cực, băng ở đây di chuyển ra biển với tốc
độ lớn:
+ Sông Pime Island, sông băng lớn nhất phía

tây Nam Cực đang tiến ra đại dương với tốc độ
lớn hơn 40% so với năm 1970
+ Sông Smith đang tiến ra đại dương với tốc độ
lớn hơn 83% so với năm 1992.
Trong 10 năm qua, lượng băng tan ở Nam Cực
tăng lên 75%. Riêng năm 2006, ước tính là 192
tỷ tấn băng tan ở các sông băng, ở tây Nam
Cực mất 132 tỷ tấn, ở bán đảo Nam Cực mất
60 tỷ tấn.
Đầu tháng 3/2010 một tảng băng rộng


2500km2 bị tách khỏi lưỡi băng dài 160km thuộc
sông băng Mertz và hiện đang trôi về phía
Australia.
Như vậy có thể thấy rằng băng ở Nam Cực
đang tan với tốc độ ngày càng nhanh và mạnh
hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều
vấn dề chung mà nhân loại cần giải quyết.
Nguyên nhân của việc tan băng ở Nam Cực:
Nguyên nhân về địa chất: các nhà khoa học cho
rằng hiện nay chúng ta đang ở vào thời kỳ gian
băng ( băng tan, nước biển dâng) nên băng tan
là một điều tất yếu.
Nguyên nhân về biến đổi khí hậu: các hoạt
động sản xuất của con người đã đưa vào


khí quyển một lượng lớn các chất khí như
Cl2,CFC, Br2,…có khả năng làm tăng hiệu ứng

nhà kính. Điều này làm tăng nhiệt độ trái đất
và dẫn đến kết quả tất yếu là băng tan.
Biểu đồ thể hiện
lượng khí thải qua
các năm


Vấn đề tan băng ở Bắc Cực:
• Trung tâm Dữ liệu quốc gia về tuyết và băng
của Mỹ cho biết, diện tích băng tan trung bình
mỗi ngày tại Bắc Cực trong tháng 7/2009 là
106.000 km vuông, gấp 3 lần diện tích nước Bỉ.
Vào tháng 9/2007 diện tích băng ở Bắc Băng
Dương xuống tới mức thấp kỷ lục là 4,3 triệu
km vuông
• Băng ở Bắc Cực:


• Theo các nhà khoa học của Cơ quan Hàng
không vũ trụ Mỹ (NASA), kể từ khi NASA
theo dõi băng ở Bắc Cực bằng vệ tinh từ năm
1975, diện tích băng ở đây giảm 10% sau mỗi
thập kỷ. Trong quá khứ băng từng bao phủ tới
60% bề mặt Bắc Băng Dương, nhưng giờ đây
tỷ lệ đó chỉ còn khoảng 30%. Các nhà khoa
học dự đoán rằng băng ở Bắc Cực có thể biến
mất vĩnh viễn vào mùa hè trước năm 2030.


 So sánh vấn đề tan băng ở Nam Cực và tan băng ở

Bắc Cực
1. Điểm giống nhau:
- Băng ở Nam Cực và ở Bắc Cực đều đang tan với tốc
độ nhanh chóng, đặc biệt là trong vài năm gần đây.
- Nguyên nhân băng tan đều gồm có 2 nguyên nhân.
Nguyên nhân về địa chất và nguyên nhân về biến
đổi khí hậu (như trên đã phân tích).
2. Điểm khác nhau:
Một là về diện tích băng
+ Lục địa Nam Cực: Diện tích của lục địa Nam Cực
là 14,1 triệu km2 ,trong đó diện tích bị đóng băng là
13.720.000 km2.


+ Ở Bắc Cực: hiện nay diện tích băng ở Bắc Cực
còn lại khoảng 4,4 triệu km2
Hai là về khối lượng băng:
+ Lục địa Nam Cực: băng chiếm 87% khối
lượng băng toàn cầu
+ Bắc Cực: Băng ở Bắc Cực bằng 1/7 băng ở
Nam Cực.
Ba là về bề dày lớp băng:
+ Lục địa Nam Cực: bề dày trung bình là 2200m
+ Bắc Cực: bề dày trung bình của lớp băng là 24m.


• Bốn là: về khối lượng băng đã tan:
+ Lục địa Nam Cực: cho đến nay lục địa Nam Cực
đã mất đến 75% băng
+ Bắc Cực: cho đến nay Bắc Cực đã mất 30% số

băng.
Giải thích nguyên nhân của sự khác nhau nói
trên:
-Trước hết, ta thấy rằng băng ở lục địa Nam Cực
nhiều hơn Bắc Cực (về cả diện tích lẫn khối
lượng). Điều này xuất phát từ sự khác nhau giữa
bề mặt lục địa(ở Nam Cực) và đại dương ( ở
Bắc Cực). Cụ thể là:


 Bề mặt lục địa với nhiệt dung nhỏ, năng lực
giữ nhiệt kém vì thế lượng nhiệt thu được bị
bức xạ hết nên băng tích lại nhiều.
 Bề mặt đại dương có nhiệt dung của nước lớn
hơn, lại đồng nhất nên mất nhiệt chậm và băng
tích lại ít hơn.
Băng ở Bắc Cực
Lục địa Nam Cực


- Tiếp theo, ta thấy rằng lượng băng đã tan ở
Nam Cực nhiều hơn ở Bắc Cực. Điều này
được giải thích là do lỗ thủng tầng ozon ở Nam
Cực lớn hơn nhiều so với Bắc Cực. Do lỗ
thủng tầng ozon lớn nên các tia cực tím ( bước
sóng ngắn, năng lượng nhiều) sẽ đến lục địa
Nam Cực nhiều hơn, khiến cho nhiệt độ của
lục địa này tăng lên nhiều hơn so với Bắc Cực.
Điều này ảnh hưởng rất lớn đến việc tăng tốc
độ tan băng ở Nam Cực Đây là lí do làm cho

khối lượng băng tan ở Nam Cực lớn hơn.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×