3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Để xây dựng Đảng bộ huyện thuộc Đảng bộ tỉnh Hà Nam vững mạnh về
chính trị, tư tưởng và tổ chức cần giải quyết nhiều vấn đề, trong đó có việc chăm
lo xây dựng các cơ quan tham mưu của Huyện ủy vững mạnh. Cùng với các Ban
xây dựng Đảng của Huyện ủy, Ban Tuyên giáo Huyện ủy có vai trò vô cùng
quan trọng.
Cũng như các Ban Tuyên giáo Huyện ủy nói chung, các Ban Tuyên giáo
Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam có vai trò đặc biệt quan trọng trong tham
mưu, đề xuất với Huyện ủy những chủ trương, biện pháp lãnh đạo công tác giáo
dục chính trị tư tưởng trong huyện. Trực tiếp thực hiện công tác giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ, đảng viên, nhân dân trên địa bàn huyện. Tổ chức quán triệt,
triển khai thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của cấp ủy đảng các cấp; tuyên truyền
thực hiện các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hoạt động của Ban Tuyên giáo
Huyện ủy góp phần tạo sự thống nhất về tư tưởng trong Đảng, sự đồng thuận
trong nhân dân. Vì vậy, hoạt động của Ban Tuyên giáo Huyện ủy có vai trò
quyết định trong việc xây dựng Đảng về chính trị, tư tưởng, thông qua đó góp
phần quan trọng vào sự phát triển mọi mặt địa phương.
Nhận thức rõ vị trí, vai trò của Ban Tuyên giáo Huyện ủy, trong những
năm qua, Ban Thường vụ Huyện ủy các huyện trên địa bàn tỉnh Hà Nam đã
quan tâm xây dựng các Ban Tuyên giáo Huyện ủy vững mạnh, lãnh đạo, chỉ
đạo, tạo điều kiện để các Ban Tuyên giáo Huyện ủy không ngừng nâng cao hiệu
quả hoạt động, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.
Tuy nhiên, do những nguyên nhân khách quan và chủ quan, hiện nay hiệu
quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy còn hạn chế nhất định trong
thực hiện chức năng, nhiệm vụ, trong tham mưu, đề xuất, chỉ đạo hướng dẫn
cũng như những hoạt động theo chuyên môn nghiệp vụ. Trong khi đó, yêu cầu
nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh của
3
4
địa phương trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định
hướng xã hội chủ nghĩa, yêu cầu nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng nói chung,
của công tác Tuyên giáo ở Tỉnh Hà Nam nói riêng ngày cao. Vì vậy, nghiên cứu
làm rõ những nội dung cơ bản về hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo
Huyện ủy, đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên
giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cấp thiết
về lý luận và thực tiễn.
2. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Do vị trí, tầm quan trọng của công tác tư tưởng trong sự nghiệp cách
mạng, trong những năm qua, Đảng ta đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị về
công tác tư tưởng, công tác Tuyên giáo trong tình hình mới. Đồng thời, cũng đã
có nhiều công trình nghiên cứu về công tác tư tưởng; nâng cao chất lượng, hiệu
quả của công tác tư tưởng, công tác Tuyên giáo, công tác tuyên truyền cổ động,
công tác giáo dục lý luận chính trị; xây dựng môi trường văn hóa, đời sống văn
hóa ở cơ sở; xây dựng thiết chế văn hóa, xây dựng cơ quan Tuyên giáo, đội ngũ
báo cáo viên, tuyên truyền viên, đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp. Cụ thể một
số công trình tiêu biểu dưới đây.
* Đề tài khoa học và sách:
TS.Vũ Ngọc Am (2003), Đổi mới công tác giáo dục chính trị tư tưởng
cho cán bộ, đảng viên ở cơ sở, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Ban Tuyên
giáo Trung ương, (2008), Nghiệp vụ công tác Tuyên giáo, Nxb.Văn hóa - Thông
tin, Hà Nội. Ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương, (2001), Tài liệu tập huấn
công tác Tuyên huấn và văn hóa cấp huyện. Ban Tư tưởng - văn hóa Trung
ương, (2002), Tài liệu bồi dưỡng công tác Tuyên giáo ở cơ sở, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội. GS Nguyễn Đức Bình (2005), Về công tác tư tưởng của
Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. PGS Hà Ngọc Hợi
- TS. Ngô Văn Thạo (2002), Đổi mới và nâng cao chất lượng và hiệu quả công
tác tư tưởng, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đặng Hữu, Đỗ Nguyên Phương,
Phạm Minh Hạc, Phạm Tất Dong, Nguyễn Hữu Tăng, (2003), Tìm hiểu công tác
4
5
khoa giáo trong tình hình mới, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. TS. Phạm
Quang Nghị (chủ biên), (1996), Một số vấn đề lý luận và nghiệp vụ công tác tư
tưởng, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trần Trọng Tân (2005), Về công tác tư
tưởng - văn hoá, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội Đào Duy Tùng (1999), Một
số vấn đề về công tác tư tưởng, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trung tâm
nghiên cứu dư luận xã hội, Ban Tư tưởng - văn hóa Trung ương, (1999), Nghiên
cứu, sử dụng và định hướng dư luận xã hội.
Các công trình trên đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề cơ bản về
lý luận và thực tiễn công tác tư tưởng, lý luận của Đảng, cũng như những hình
thức cụ thể của công tác tư tưởng như công tác giáo dục chính trị tư tưởng, công
tác tuyên truyền cổ động, công tác văn hóa quần chúng, công tác nghiên cứu
phát triển lý luận của Đảng, công tác tổng kết thực tiễn, triển khai thực hiện lý
luận của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp vào thực tiễn; trong đấu tranh chống âm
mưu thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng- văn
hóa; chỉ ra những ưu điểm, thành công đã đạt được, đồng thời chỉ ra những hạn
chế, khuyết điểm, những bất cập, những thách thức đang đặt ra đối với công tác
tư tưởng, lý luận của Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, trên cơ sở đó đề
xuất những giải pháp tăng cường công tác Tuyên giáo, nâng cao chất lượng, hiệu
quả công tác tư tưởng, lý luận của Đảng trong điều kiện mới. Một số công trình
đi sâu nghiên cứu về chuyên môn nghiệp vụ của công tác Tuyên giáo, công tác
tư tưởng - văn hóa như là giáo khoa, giáo trình, tài liệu bồi dưỡng năng lực công
tác Tuyên giáo cho đội ngũ cấp ủy viên, đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên,
đội ngũ cán bộ Tuyên giáo các cấp, mà trực tiếp là cán bộ Ban Tuyên giáo
Huyện ủy ở tỉnh Hà Nam hiện nay. Chính vì vậy, kết quả nghiên cứu của những
công trình trên đây là nguồn tài liệu tham khảo có giá trị cao cả về lý luận và
thực tiễn về công tác tư tưởng, lý luận, văn hóa, khoa giáo... đối với học viên
trong quá trình thực hiện luận văn.
* Các bài báo khoa học đã đăng trên các tạp chí
5
6
Nguyễn Thế Kỷ (2012), Đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo
trước yêu cầu mới, Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8. Vũ Ngọc Hoàng (2010), 80
năm công tác Tuyên giáo - kinh nghiệm và đổi mới, Tạp chí Tuyên giáo, số
tháng 8. Đinh Thế Huynh (2011), Tiếp tục phát huy truyền thống vẻ vang của
ngành Tuyên giáo trong tình hình mới, Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8. Đào
Duy Quát, (2013), Phát huy truyền thống vẻ vang, tiếp tục đổi mới nâng cao
chất lượng, hiệu quả công tác tư tưởng trong thời kỳ mới, Tạp chí Tuyên giáo,
số tháng 8. Đào Duy Quát, (2014), Truyền thống vẻ vang, trách nhiệm to lớn,
Tạp chí Tuyên giáo, số tháng 8.
Các bài báo trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
về công tác Tuyên giáo, hiệu quả công tác Tuyên giáo, đã luận giải sâu sắc quan
niệm về công tác Tuyên giáo, quan niệm về chất lượng, hiệu quả công tác Tuyên
giáo ở các loại hình địa phương, cơ quan, đơn vị trong cả nước, đã chỉ ra ưu
điểm, thành tựu đã đạt được trong công tác Tuyên giáo, nâng cao hiệu quả công
tác Tuyên giáo, chỉ ra những hạn chế, khuyết điểm trong quá trình đổi mới nâng
cao chất lượng, hiệu quả công tác Tuyên giáo, tổng kết những kinh nghiệm trong
tiến hành công tác Tuyên giáo, đề xuất phương hướng, mục tiêu, yêu cầu, những
giải pháp tiến hành công tác Tuyên giáo, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
Tuyên giáo trong những năm tới.
Một số bài báo tập trung nghiên cứu tổng kết công tác Tuyên giáo trong
85 năm qua, trong đó đề cập chuyên sâu công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện công tác Tuyên giáo ở các cấp các ngành, các địa phương. Tổng kết những
thành tựu to lớn của ngành Tuyên giáo đã đạt được trong 85 năm hoạt động của
ngành, khái quát những bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổng kết lịch sử 85
năm truyền thống của ngành Tuyên giáo, đề xuất những vấn đề cần tiếp tục đổi
mới nội dung, hình thức, phương pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công
tác Tuyên giáo trong tình hình mới. Các công trình trên là tài liệu tham khảo có
giá trị đối với học viên trong quá trình thực hiện luận văn.
* Các luận văn, luận án đã bảo vệ
6
7
Trương Minh Tuấn (2011), Đổi mới công tác tư tưởng của Đảng ở Tây
Nguyên trong giai đoạn hiện nay, Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Dương Minh Đức (2006), Nâng cao năng lực tư duy lý luận của cán bộ lãnh
đạo chủ chốt cấp tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay, Luận án Tiến sĩ
chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh. Nguyễn Thị Kim Nhàn (2013) Công tác tư tưởng của Đảng bộ
tỉnh Quảng Ninh trong thực hiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội hiện nay,
Luận văn Thạc sĩ Chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước,
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn Văn Luân (2010) Công tác
tư tưởng của Đảng ủy cấp xã ở Bình Thuận hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên
ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia
Hồ Chí Minh. Lương Thị Bích Hường (2009) Đổi mới hoạt động thông tin,
công tác tư tưởng của Đảng Cộng sản hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành
Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh. Phạm Công Tứ (2013), Nâng cao hiệu quả công tác Tuyên giáo cấp
huyện ở tỉnh Nghệ An hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng
và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Nguyễn
Thị Hồng (2012), Nâng cao trình độ lý luận Chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp xã
người Chăm ở Ninh Thuận hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng
Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Nguyễn Văn Ngà (2010) Vấn đề giáo dục lý luận Mác- Lê nin cho lãnh đạo chủ
chốt cấp cơ sở tỉnh Vĩnh Phúc hiện nay, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Xây
dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí
Minh.
Những công trình trên đây đã đi sâu nghiên cứu khá toàn diện, đa dạng,
phong phú về các nội dung chuyên sâu về công tác Tuyên giáo ở nhiều cấp,
nhiều ngành, nhiều địa phương thuộc chuyên ngành xây dựng Đảng và chính
quyền Nhà nước theo cấp độ, phạm vi đối tượng nghiên cứu. Các công trình
7
8
luận án, luận văn trên đây đã đạt được những kết quả quan trọng về lý luận công
tác Tuyên giáo, chỉ rõ thực trạng công tác Tuyên giáo, tình hình tư tưởng và
công tác tư tưởng, công tác giáo dục lý luận chính trị và những giải pháp nâng
cao chất lượng công tác Tuyên giáo ở một số địa phương. Một số công trình tập
trung nghiên cứu về nâng cao trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở, nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin, giáo dục lý luận chính
trị cho các đối tượng cán bộ các cấp, đã bàn sâu về đặc điểm đội ngũ cán bộ cấp
cơ sở, yêu cầu bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ
cấp cơ sở, đánh giá những thành tựu, thành công, chỉ ra những hạn chế, khuyết
điểm trong bồi dưỡng, nâng cao trình độ lý luận cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở, từ
đó đề xuất những giải pháp có tính khả thi nâng cao trình độ lý luận chính trị
cho đội ngũ cán bộ cấp cơ sở ở các địa phương.
Kết quả nghiên cứu đạt được của các công trình trên đây là những đóng
góp rất to lớn về lý luận và thực tiễn mà học viên có thể tham khảo, kế thừa để
luận giải nội dung của luận văn.
Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh
Hà Nam hiện nay dưới góc độ khoa học Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà
nước. Vì vậy, đề tài luận văn là công trình nghiên cứu độc lập, không trùng lặp
với các công trình đã nghiệm thu, công bố.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
*Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn hiệu quả
hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy, trên cơ sở đó đề xuất những giải
pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở
Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về các Ban Tuyên giáo Huyện
8
9
ủy, hoạt động và hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng
bộ tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện
ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam, chỉ rõ nguyên nhân, khái quát những kinh nghiệm
nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh
Hà Nam hiện nay.
- Đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả hoạt động của các
Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà
Nam là đối tượng nghiên cứu của luận văn.
* Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên
giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam gồm 5 huyện: Lý Nhân, Kim Bảng,
Thanh Liêm, Duy Tiên, Bình Lục. Đối tượng tiến hành điều tra bằng phiếu trưng
cầu ý kiến bao gồm một số cán bộ của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy của 5
huyện, một số cán bộ của Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Hà Nam. Các số liệu, tư liệu
phục vụ cho luận văn được giới hạn chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của đề tài
*Cơ sở lý luận
Đề tài được nghiên cứu dựa trên lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây
dựng Đảng cách mạng của giai cấp công nhân, về công tác tư tưởng của Đảng
Cộng sản. Tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
Xây dựng Đảng, về công tác tư tưởng, mà trực tiếp là công tác Tuyên giáo.
*Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn hoạt động của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở tỉnh Hà Nam,
hoạt động xây dựng Ban Tuyên giáo và đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo các
9
10
huyện ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam những năm qua. Thực tế tình hình phát triển kinh
tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đời sống của nhân dân của tỉnh Hà
Nam. Dựa trên các số liệu, tư liệu được tổng hợp, khái quát từ thực tiễn hoạt
động đó để luận giải làm rõ nội dung nghiên cứu của đề tài.
*Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên phương pháp của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận văn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu của các chuyên ngành khoa học xã hội và nhân văn,
đặc biệt là phương pháp của khoa học xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước,
trong đó chú trọng phương pháp phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, khảo sát
thực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia.
6. Ý nghĩa của đề tài
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần cung cấp những luận cứ khoa
học giúp các Huyện ủy, Tỉnh ủy Hà Nam quan tâm xây dựng các Ban Tuyên
giáo các Huyện ủy vững mạnh, nâng cao hiệu quả hoạt động của các Ban Tuyên
giáo Huyện ủy, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Kết quả nghiên
cứu của luận văn là tài liệu tham khảo bổ ích đối với đội ngũ cán bộ các Ban
Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam trong quá trình công tác, thực
hiện chức trách, nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập,
nghiên cứu môn Xây dựng Đảng và Chính quyền Nhà nước ở Học viện Chính trị
- Bộ Quốc Phòng, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Trường Chính trị
của tỉnh Hà Nam, các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thuộc tỉnh Hà Nam.
7. Kết cấu của đề tài
Đề tài gồm phần mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
10
11
Chương 1
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC BAN TUYÊN GIÁO
HUYỆN ỦY Ở ĐẢNG BỘ TỈNH HÀ NAM - NHỮNG VẤN ĐỀ
CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Ban Tuyên giáo Huyện ủy và hiệu quả hoạt động của các Ban
Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh Hà Nam
Năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam
Định, Ninh Bình. Ở thời điểm năm 1997, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn do cơ
sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, hệ thống giao thông, công trình tưới tiêu
xuống cấp, hạ tầng đô thị lạc hậu. Nền kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, manh mún, tỷ
trọng kinh tế nông nghiệp chiếm gần 50%. Thu nhập bình quân đầu người 2,1
triệu đồng/người/năm, mới bằng 58,2% mức bình quân cả nước, thu ngân sách
72,4 tỷ đồng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức vừa thiếu
về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu. Đời sống của cán bộ, công chức và phần
lớn dân cư gặp khó khăn.
* Điều kiện tự nhiên.
Hà Nam nằm ở Tây Nam châu thổ sông Hồng, trong vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, là cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội với diện tích đất tự nhiên
84.952 ha; có thành phố Phủ Lý là trung tâm kinh tế - chính trị - văn hoá của
tỉnh, cách Hà Nội 58 km. Hà Nam có mạng lưới giao thông rất thuận lợi, là tỉnh
nằm trên trục đường sắt Bắc Nam và quốc lộ 1A - huyết mạch giao thông quan
trọng của cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để giao lưu hợp tác kinh tế với các
tỉnh, thành phố và các trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng như từ đó tới các
cảng biển, sân bay ra nước ngoài.
Hà Nam có địa hình đa dạng vừa có đồng bằng, có vùng bán sơn địa, vừa
có vùng trũng. Vùng đồi núi phía Tây có nhiều tài nguyên khoáng sản, đặc biệt
là đá vôi, để phát triển công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là xi măng;
11
12
cũng là vùng có nhiều tiềm năng phát triển du lịch. Vùng đồng bằng có diện tích
đất đai màu mỡ, bãi bồi ven sông Hồng, sông Châu, là tiền đề để phát triển sản
xuất nông nghiệp hàng hoá, công nghiệp chế biến nông sản thực phẩm và du lịch
sinh thái. Địa hình đó là điều kiện để phát triển kinh tế đa dạng, với hướng kết
hợp kinh tế vùng đồng bằng với kinh tế vùng đồi núi. Hà Nam cũng như các tỉnh
đồng bằng sông Hồng có khí hậu mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới, gió mùa,
mùa đông lạnh hơn nhiều với điều kiện trung bình cùng vĩ tuyến.
Hà Nam có diện tích đất nông nghiệp chiếm 47.206 ha, diện tích nuôi
trồng thuỷ sản 4.529 ha; đất lâm nghiệp 9.635 ha; đất chuyên dùng 11.692 ha,
đất ở 4.326 ha; đất chưa sử dụng 7.564 ha.
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn Hà Nam chủ yếu là đá carbonate (có
trữ lượng trên 7,4 tỷ m³). Nguồn đá này cung cấp cho sản xuất xi măng, xây
dựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương phẩm. Đá quý (đá vân hồng tím nhạt
ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa cao 60 m, dài 30 – 40 m, song cũng có
vỉa dài tới gần 200 m. Đá vân mây da báo ở Thanh Liêm. Đá đen tập trung ở Bút
Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1 triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên liệu
sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét làm gạch ngói 62 triệu tấn). Than bùn có
trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng Hồ Tam Chúc - Ba Sao, hồ Đồng Hán, Xã
Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể làm phân vi sinh và một số
chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam rất dồi dào, đặc biệt là nguồn cát
đen ở bãi ven sông Hồng dài 10 km, bãi sông Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng
năm cung cấp cho san lấp và xây dựng, có khả năng cung cấp cho tỉnh ngoài
hàng triệu m³.
* Điều kiện kinh tế - xã hội
Từ sau khi tái lập tỉnh đến nay, kinh tế - xã hội Hà Nam đã có những bước
tiến vượt bậc, đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Kinh tế tăng trưởng nhanh,
năm sau cao hơn năm trước. Nền kinh tế chuyển biến căn bản từ nền kinh tế
thuần nông nhỏ lẻ, manh mún sang nền kinh tế công nghiệp và dịch vụ. Diện
12
13
mạo đô thị và nông thôn thay đổi không ngừng. Đời sống nhân dân được cải
thiện về vật chất và tinh thần; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được đảm
bảo vững chắc. Từ một tỉnh nghèo đã dần trở thành một tỉnh có kinh tế phát triển
nhanh, quy mô ngày càng lớn.
Trong những năm qua, công tác quy hoạch được tỉnh quan tâm đi trước
một bước, làm cơ sở, định hướng đầu tư, thu hút đầu tư. Hoàn thành quy hoạch
tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020. Tích cực xây dựng kết cấu
hạ tầng tăng sức cạnh tranh trong thu hút đầu tư của tỉnh như đường giao thông,
hạ tầng các khu công nghiệp, khu Đại học Nam Cao với 16 trường, khu y tế chất
lượng cao thu hút bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện Việt Đức xây dựng cơ sở II,
khu liên hợp thể thao và nhà thi đấu đa năng...
Đến nay, Hà Nam có 08 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng Chính
phủ chấp thuận, với diện tích 1.773 ha, trong đó có 05 khu công nghiệp đã đi vào
khai thác và hoạt động như: Khu công nghiệp Đồng Văn I, Khu công
nghiệp Đồng Văn II, Khu công nghiệp Hòa Mạc, Khu công nghiệp Châu Sơn,
Khu công nghiệp Đồng Văn III phát triển theo hướng thành khu công nghiệp hỗ
trợ; khu công nghiệp Thanh Liêm I, Thanh Liêm II; khu công nghiệp điện - thép
- xi măng ở Tây Đáy và một số cụm công nghiệp như Tây Đáy, Kiện Khê, Thi
Sơn...
Hoạt động xúc tiến đầu tư được đẩy mạnh, chủ động thu hút đầu tư và
nhận được sự quan tâm cao của các nhà đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là
doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc. Tỉnh ban hành cam kết với các nhà đầu tư
Nhật Bản, Hàn Quốc. Giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong
các khu công nghiệp tăng nhanh, góp phần đưa tỷ trọng giá trị sản xuất công
nghiệp trong khu công nghiệp ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số giá trị
sản xuất toàn tỉnh. Giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp trong khu công nghiệp
tăng liên tục và ngày càng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng giá trị xuất khẩu của tỉnh
Hà Nam.
13
14
Hà Nam có nhiều điểm sinh thái khá hấp dẫn. Tại huyện Kim Bảng có khu
du lịch Ngũ Động Sơn có Đền Trúc thờ Lý Thường Kiệt, vị anh hùng dân tộc
thời Lý. Ngũ Động Sơn là quả núi có 5 hang động nối liền nhau tạo thành một
dãy hang động liên hoàn. Trên đỉnh núi có bàn cờ thiên tạo bằng đá, trong động
có nhiều nhũ đá tạo vẻ đẹp huyền bí. Nhiều thi nhân và du khách đã từng qua
đây dừng chân chiêm ngưỡng. Di tích này cách thị xã Phủ Lý 7 km nằm sát với
dòng sông Đáy và lại kề bên quốc lộ 21A. Chùa Bà Đanh là ngôi chùa có cảnh
quan sơn thuỷ hữu tình, thanh u, cô tịch và linh thiêng nổi tiếng một thời. Chùa
có vẻ đẹp cổ kính, thâm nghiêm vào loại hiếm có của tỉnh Hà Nam.
Hồ Tam Chúc ở xã Ba Sao, huyện Kim Bảng, diện tích mặt nước hồ 585
ha, diện tích phụ cận và khu du lịch sinh thái là 600 ha. Nơi đây cách chùa
Hương 7 km, cách Hà Nội 70 km, Nam Định 40 km, Ninh Bình 45 km, Hưng
Yên 40 km. Khu sinh thái “Hồ Tam Trúc” đang được xây dựng với hình ảnh của
Hạ Long trên cạn sẽ là điểm dừng chân cho khách nhiều tỉnh, là nơi dưỡng trí
vào các ngày nghỉ cuối tuần của khách thập phương.
Đền Trần Thương ở xã Nhân Đạo, huyện Lý Nhân, thờ Quốc công Tiết
Chế Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn. Hàng năm ở đây có lễ tưởng niệm và
liên hệ mật thiết với lễ hội ở Côn Sơn - Kiếp Bạc, Bảo Lộc - Nam Định. Từ năm
2010, tại Đền Trần Thương tổ chức Lễ phát lương Đức Thánh Trần vào ngày
đêm ngày 14, rạng ngày 15 tháng giêng.
Chùa Long Đọi Sơn, huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam thường tổ chức lễ hội
vào ngày 19 đến ngày 21 tháng 3 hàng năm. Lịch sử xây dựng chùa với tháp từ
thế kỷ XI. Tháp “sùng thiện diên linh” có nghệ thuật kiến trúc đặc trưng thời Lý,
xây dựng xong vào năm 1121. Tháp cao 13 tầng, mở 40 cửa, đỉnh tháp có xá lỵ
được niêm cất, toả trường quang cho đời Thịnh sau này. Di tích Long Đọi Sơn
được xếp hạng Di tích lịch sử cấp Quốc gia từ năm 1992. Hằng năm, vào ngày
mồng 7 tháng giêng, tại chân núi Đọi, lễ hội "Tịch điền" tái hiện hình ảnh vua Lê
Đại Hành cày ruộng thể hiện tư tưởng gần dân và đề cao vai trò của sản xuất
nông nghiệp.
14
15
Huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam là quê hương vua Lê Đại Hành - vị vua
đầu tiên của nhà Tiền Lê có những đóng góp lớn trong chống quân Tống phương
Bắc, quân Chiêm phương Nam, giữ gìn và củng cố nền độc lập dân tộc mà còn
có nhiều công lao trong sự nghiệp ngoại giao, xây dựng và kiến tạo đất nước Đại
Cồ Việt. Đây cũng là quê hương của Đinh Công Tráng - chiến sỹ Cần Vương
kháng Pháp lừng danh với chiến lũy Ba Đình.
Ngành Nông nghiệp Hà Nam chỉ đạo phát triển toàn diện theo hướng sản
xuất hàng hoá với quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Tỉnh luôn chú trọng ứng
dụng mạnh mẽ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, cơ cấu kinh tế nông nghiệp
chuyển dịch tích cực theo hướng tăng tỷ trọng trong chăn nuôi, giảm tỷ trọng
trồng trọt. Cơ sở hạ tầng nông thôn từng bước được xây dựng đồng bộ, đời sống
của nông dân được cải thiện, diện mạo nông thôn ngày một đổi mới. Sản xuất cây
vụ Đông được xác định là vụ sản xuất chính thứ 3 trong năm. Tỉnh đã xây dựng
được nhiều mô hình sản xuất cây trồng hàng hóa, sản xuất nấm ăn, mở rộng diện
tích cây xuất khẩu có địa chỉ tiêu thụ, đóng góp quan trọng trong việc nâng cao
hiệu quả kinh tế và tăng thu nhập cho người nông dân. Lĩnh vực chăn nuôi và
nuôi trồng thủy sản cũng được xác định là mũi đột phá trong việc tăng giá trị sản
xuất nông nghiệp. Bằng nhiều giải pháp, đến nay toàn tỉnh đã có 15 khu chăn
nuôi, 05 khu nuôi trồng thủy sản tập trung đi vào hoạt động và cung cấp hàng
trăm tấn sản phẩm ra thị trường. UBND tỉnh ban hành các cơ chế phát triển chăn
nuôi lợn trên nền đệm lót sinh học đã góp phần tích cực giảm thiểu ô nhiễm môi
trường nông thôn. Tỉnh đã thực hiện việc phát triển đàn bò sữa ở những vùng có
lợi thế về chăn nuôi đàn gia súc. Đến nay đã có 4.552 mô hình nuôi lợn bằng công
nghệ đệm lót sinh học, có 1.360 con bò sữa. [68]
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của Hà Nam có bước phát triển toàn diện,
khá vững chắc. Hà Nam là quê hương của phong trào thi đua "Hai tốt" với trường
THCS Bắc Lý 2 lần được công nhận đơn vị anh hùng. Đến nay, 100% xã,
phường, thị trấn có trường mầm non công lập. Mỗi huyện, thành phố có từ 03 - 04
trường THPT công lập. Toàn tỉnh có 01 trường THPT chuyên. Cơ sở vật chất,
15
16
trang thiết bị được tỉnh quan tâm đầu tư xây dựng theo hướng chuẩn hoá, kiên cố
hoá, hiện đại hoá. Đến nay, toàn tỉnh có 274 trường được công nhận đạt chuẩn
quốc gia; 100% trường phổ thông có đủ danh mục thiết bị tối thiểu; 100% trường
tiểu học được trang bị thiết bị tối thiểu và phòng học ngoại ngữ; 100% cơ sở giáo
dục từ mầm non đến THPT được nối mạng Internet và sử dụng mạng trong công
tác quản lý điều hành và cập nhật thông tin. Hà Nam là 01 trong 04 tỉnh đầu tiên
của cả nước được công nhận phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (tháng
11/1999); là một trong mười tỉnh đầu tiên của cả nước đạt chuẩn phổ cập giáo dục
trung học cơ sở (tháng 01/2002). Bên cạnh đó, chất lượng giáo dục toàn diện có
nhiều chuyển biến tích cực, tiến bộ rõ rệt và vững chắc ở tất cả các cấp học. Kết
quả thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thi đại học, cao đẳng, thi học sinh giỏi
quốc gia luôn ở trong những tỉnh dẫn đầu toàn quốc. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo
viên của tỉnh đủ về chủng loại, cơ cấu, chất lượng từng bước được nâng cao.
Để tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Hà Nam đã triển khai
trên 150 nhiệm vụ khoa học cấp tỉnh và trung ương trên tất cả các lĩnh vực như:
Công nghiệp, nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghệ thông tin, bảo vệ môi
trường... Với hoạt động sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, nhiều dự án trong lĩnh
vực này đã ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ mới vào sản xuất và đời
sống, cơ chế hỗ trợ phù hợp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Nhiều mô hình
được duy trì, khuyến khích đầu tư và được nhân rộng, điển hình như: Dự
án “Xây dựng mô hình sản xuất, sử dụng một số tổ hợp lúa lai F1 có năng suất,
chất lượng cao tại tỉnh Hà Nam”; Dự án “Sản xuất các loại hoa trong nhà lưới
và ngoài tự nhiên tại các vùng đất 2 lúa” đã tăng giá trị thu nhập từ 50 - 60 triệu
đồng/ha lên 150 - 200 triệu đồng/ha đối với mô hình trồng hoa ngoài tự nhiên,
300 - 500 triệu đồng/ha đối với mô hình hoa trồng trong nhà lưới... Bên cạnh
đó, hoạt động sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa sản xuất đã được các cấp,
ngành quan tâm đúng mức và từng bước phát triển cả về bề rộng lẫn chiều sâu,
tạo động lực trong lao động sản xuất, góp phần quan trọng trong phát triển kinh
16
17
tế - xã hội của tỉnh. Trong giai đoạn này, toàn tỉnh có trên 3.000 sáng kiến, cải
tiến kỹ thuật, đề tài, kinh nghiệm giảng dạy được công nhận, áp dụng.[68]
Với sự quyết tâm, đồng lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong
tỉnh, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nam ngày một khởi sắc.
Trong năm 2014, tỉnh Hà Nam có 14/15 chỉ tiêu KT-XH chủ yếu hoàn
thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng
13,15%, đây là mức tăng trưởng cao nhất trong 03 năm trở lại đây. Giá trị sản
xuất công nghiệp tăng 18,7%; giá trị sản xuất nông nghiệp tăng 4,4%; thu nhập
bình quân đầu người đạt 35,77 triệu đồng, tăng 19,2% so với năm 2013; thu cân
đối ngân sách Nhà nước của tỉnh đạt 2.932 tỷ đồng, tăng 2,9% so với năm 2013;
thu hút đầu tư đạt kết quả tốt, luôn là một trong 10 tỉnh đứng đầu cả nước. [66]
Trong năm 2015, trong bối cảnh có nhiều khó khăn, kinh tế - xã hội của
tỉnh vẫn giữ được ổn định. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch tích cực. Theo báo
cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trình Đại hội Đảng
bộ tỉnh lần thứ XIX, dự kiến tỷ trọng công nghiệp - xây dựng 58%, dịch vụ
29,4%; nông, lâm nghiệp giảm còn 12,6%. Thu nhập bình quân đầu người đạt
42,33 triệu đồng/năm. Thu ngân sách đạt 3.250 tỷ đồng. [61]
Thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung làm tốt công tác quy hoạch các khu công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Tỉnh xác định quan tâm
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, góp phần ổn định đời sống
nhân dân; duy trì tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp; tăng cường huy động
các nguồn lực, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư; tập trung phát triển kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ, phát triển đô thị; tập trung khai thác các nguồn
thu, chống thất thu, hạn chế nợ đọng; tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi
trường; tập trung triển khai Quy hoạch về phát triển nguồn nhân lực; đảm bảo ổn
định an sinh xã hội, đời sống nhân dân; ổn định chính trị, xã hội, giữ vững quốc
phòng - an ninh, đảm bảo trật tự an toàn xã hội; tiếp tục chú trọng cải cách hành
chính, tạo môi trường thuận lợi cho thu hút đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.
17
18
Tỉnh đặc biệt quan tâm đến chiến lược đào tạo và phát huy nguồn lực con
người trên cơ sở phát triển sự nghiệp giáo dục toàn diện, thực hiện tốt các chính
sách an sinh xã hội, nâng cao mức hưởng thụ các giá trị văn hóa tinh thần cho
nhân dân. Kêu gọi thu hút đầu tư xã hội hoá các lĩnh vực: y tế, giáo dục, văn
hoá, môi trường...
Vượt lên khó khăn của một tỉnh nghèo, phát huy tiềm năng và thế mạnh,
những thành tựu sau tái lập, sự đoàn kết, năng động, sáng tạo, Đảng bộ, quân và
dân Hà Nam quyết tâm phấn đấu đưa Hà Nam trở thành tỉnh công nghiệp trước
năm 2020, là đô thị loại I sau năm 2025.
1.1.2. Đặc điểm các Đảng bộ huyện của tỉnh Hà Nam
Lãnh đạo phát triển nông nghiệp là nhiệm vụ chính trị trọng tâm của
Đảng bộ các huyện của tỉnh Hà Nam.
Tỉnh Hà Nam nằm ở khu vực châu thổ sông Hồng nên diện tích canh tác
lớn. Mặc dù là tỉnh cửa ngõ phía Nam của thủ đô Hà Nội nhưng Hà Nam vẫn
được Trung ương xác định là tỉnh trọng điểm phát triển nông nghiệp, đảm bảo
an ninh lương thực cho các tỉnh đồng bằng sông Hồng.
Trong số 5 huyện thì có 2 huyện được tỉnh xác định là huyện trọng điểm
phát triển nông nghiệp là Lý Nhân và Bình Lục chỉ xây dựng một số cụm công
nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Còn lại 3 huyện nằm sát với thành phố Phủ Lý
được tỉnh quy hoạch một số khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu Đại học
Nam Cao...
Theo báo cáo chính trị trình Đại hội Đảng bộ huyện, nhiệm kỳ 2015 –
2020, đến hết năm 2015, tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của các
huyện như sau: Lý Nhân: 30,57%, Bình Lục 34,7%, Thanh Liêm 11,4%, Kim
Bảng 13%, Duy Tiên: 8,6%. Do vậy, thu từ kinh tế trên địa bàn đạt thấp. Dự
kiến năm 2015, thu ngân sách các địa phương như sau: Lý Nhân 79 tỷ đồng,
Bình Lục 66,1 tỷ đồng, Thanh Liêm 125,22 tỷ đồng, Kim Bảng 169,67 tỷ đồng,
Duy Tiên 161,9 tỷ đồng. [43, 44, 45, 46, 47]
18
19
Người dân của các huyện thu nhập chủ yếu từ nông nghiệp nên thu nhập
bình quân đầu người hằng năm đạt thấp. Thu nhập bình quân đầu người dự kiến
năm 2015 của các huyện như sau: Lý Nhân 28,5 triệu đồng/người/năm, Bình
Lục 28 triệu đồng/người/năm, Thanh Liêm 40,3 triệu đồng/người/năm, Kim
Bảng 35,8 triệu đồng/người/năm, Duy Tiên 45,7 triệu đồng/người/năm. [43, 44,
45, 46, 47]
Trong lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế của các Đảng bộ huyện trên địa
bàn tỉnh Hà Nam thì việc lãnh đạo, chỉ đạo phát triển nông nghiệp vẫn là nhiệm
vụ quan trọng hàng đầu. Các địa phương xây dựng quy hoạch Nông thôn mới
gắn với quy hoạch vùng sản xuất nông nghiệp. Chú trọng chỉ đạo chuyển đổi cơ
cấu giống, cây trồng. Trồng các cây có giá trị kinh tế cao như dưa chuột, đậu
bắp...Nhiều loại cây xuất khẩu sang các nước như Nhật Bản, Nga...Tích cực áp
dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp như trồng rau sạch. Tỉnh có
cơ chế hỗ trợ các hộ nông dân mua máy phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa
nông thôn như máy gặt đập liên hoàn, máy gieo sạ...Hỗ trợ các hộ xây dựng
chuồng trại ứng dụng đệm lót sinh học trong chăn nuôi lợn, xây dựng lán trại
trồng nấm ăn...
Các địa phương tích cực chỉ đạo xây dựng cánh đồng mẫu với diện tích
trên 30 ha với tiêu chí đồng cánh, đồng giống, đồng trà. Cánh đồng mẫu đã phát
huy hiệu quả với giá trị sản xuất trên một hecta đất canh tác đạt cao. Hiện nay, 2
huyện Lý Nhân và Duy Tiên là những địa phương ven sông Hồng được tỉnh chỉ
đạo phát triển chăn nuôi bò sữa để tận dụng vùng đất bãi trồng cỏ. Lượng sữa
được công ty sữa Cô gái Hà Lan thu mua đóng trên địa bàn tỉnh thu mua với giá
hợp lý. [43, 44, 45, 46, 47]
Đảng viên của các Đảng bộ huyện của tỉnh Hà Nam chủ yếu là đảng
viên sống ở khu vực nông thôn, trình độ nhận thức, trình độ giác ngộ không
đồng đều.
Một số đảng viên là cán bộ, công nhân viên chức sinh hoạt tại các đảng
bộ, chi bộ cơ quan, một số sinh hoạt tại các chi bộ khu phố, còn lại đa số đảng
19
20
viên sinh hoạt tại các chi bộ thôn, xóm. Tuyệt đại đa số đảng viên sống ở các
thôn xóm, số rất ít sống ở các khu phố, trung tâm các thị tứ, thị trấn.
Quan hệ của đảng viên trong chi bộ thôn, xóm, ngoài quan hệ đồng chí,
đồng nghiệp còn có quan hệ gia đình, họ hàng, dòng tộc, hàng xóm. Thời gian
qua, việc bầu cử cán bộ thôn xóm và cán bộ xã, thị trấn còn mang tính vùng,
miền, dòng họ.
Đảng viên ở các chi bộ thôn, xóm phần nhiều là cán bộ nghỉ hưu nên tuổi
đảng cao. Đảng viên già yếu xin miễn sinh hoạt nhiều. Đảng viên trung tuổi và
đảng viên trẻ đi làm ăn xa vắng quanh năm xin chuyển sinh hoạt đảng tạm thời.
Đoàn viên thanh niên thường tìm kiếm công việc ở các thành phố lớn và các khu
công nghiệp. Công tác phát triển đảng ở các chi bộ thôn xóm hết sức khó khăn,
nhất là phát triển đảng trong độ tuổi thanh niên. Một số chi bộ quá ít đảng viên,
đảng bộ phải cử đảng viên là công chức xã, thị trấn về sinh hoạt tại thôn xóm.
Một số thôn, xóm không đủ số lượng đảng viên để thành lập chi bộ nên phải
thành lập chi bộ ghép. Do vậy, vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ,
chi bộ cơ sở hạn chế.
Vai trò lãnh đạo của cấp ủy một số chi bộ thôn, xóm hạn chế do năng lực,
trình độ đồng chí Bí thư chi bộ không đáp ứng yêu cầu. Một số ít chi bộ, việc
bầu bí thư chi bộ trong các kỳ đại hội hết sức khó khăn. Do phụ cấp rất thấp
(theo Nghị quyết HĐND tỉnh Hà Nam ban hành năm 2013, phụ cấp Bí thư chi
bộ thôn xóm là 0,6 lần mức lương tối thiểu) nên những người trong độ tuổi lao
động không muốn tham gia vì còn muốn giành thời gian phát triển kinh tế. Hơn
nữa, thời gian vừa qua, do việc triển khai xây dựng nông thôn mới, nhiệm vụ
của cấp ủy chi bộ hết sức nặng nề do phải tuyên truyền, vận động nhân dân hiến
đất, phá bỏ công trình, đóng góp kinh phí làm đường giao thôn thôn xóm, làm
đường trục chính nội đồng, dồn đổi ruộng đất nông nghiệp… Đa số bí thư chi bộ
thôn xóm tuổi cao, nhiều đồng chí là cán bộ, công chức nghỉ hưu có tuổi đời trên
60, cá biệt có đồng chí trên 80 tuổi, sức khỏe yếu. Nhiều cấp ủy và bí thư chi bộ
bị kỷ luật do sai phạm trong công tác quản lý tài chính.
20
21
Việc sinh hoạt chi bộ tại các chi bộ thôn, xóm chủ yếu vào buổi tối nên
thời gian sinh hoạt không nhiều. Địa bàn nông thôn rộng, lại sinh hoạt vào buổi
tối nên số đảng viên thiếu, vắng nhiều, kết quả sinh hoạt có nhiều hạn chế. Vai
trò lãnh đạo, chỉ đạo của một số chi bộ thôn, xóm đối với nhiệm vụ chính trị của
địa phương, nhất là sản xuất nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kết quả
không cao. Một số trưởng thôn, xóm không phải là đảng viên nên vai trò lãnh
đạo của Đảng đối với chính quyền có nhiều hạn chế.
Với đặc điểm của tổ chức đảng và đảng viên ở các huyện trên địa bàn tỉnh
Hà Nam như vậy nên các Ban Tuyên giáo Huyện ủy trên địa bàn tỉnh Hà Nam
trong quá trình chỉ đạo, hướng dẫn về công tác tư tưởng phải phù hợp với tình
hình, chú ý tới nhiệm vụ trọng tâm của đảng bộ, tới đặc thù của chi bộ nông thôn
và tình hình đảng viên ở khu vực nông thôn.
1.1.3. Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam
* Biên chế, tổ chức của Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Theo Quy định 220 - QĐ/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Ban
Tuyên giáo Huyện ủy gồm Trưởng ban, không quá hai Phó trưởng ban. Biên chế
có từ bốn đến sáu người. Đối với tỉnh Hà Nam, có ba Ban Tuyên giáo Huyện ủy
có năm người, một Ban Tuyên giáo Huyện ủy có sáu người, một Ban Tuyên
giáo Huyện ủy có bốn người.
Đồng chí Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện ủy là Ủy viên Ban Thường vụ
Huyện ủy. Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ 2015 – 2020 có 4 Ban Tuyên giáo
Huyện ủy cơ cấu một đồng chí Phó Trưởng ban là Ủy viên Ban Chấp hành Đảng
bộ huyện.
Cán bộ, chuyên viên của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy được tuyển chọn
từ số sinh viên tốt nghiệp đại học ở Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân
văn, Đại học văn hóa, Học viện Báo chí tuyên truyền. Trong những năm gần
đây, đội ngũ cán bộ Ban Tuyên giáo các Huyện ủy được trẻ hóa. Trình độ học
vấn của cán bộ các Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh Hà Nam đều có
21
22
trình độ đại học trở lên. Trong những năm qua, lãnh đạo, chuyên viên các Ban
Tuyên giáo Huyện ủy được Thường trực Huyện ủy tạo điều kiện đi học cao học
nâng cao trình độ chuyên môn và học lý luận chính trị. Vì vậy, trình độ chuyên
môn và lý luận chính trị của lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên của các Ban Tuyên
giáo Huyện ủy ngày càng được nâng lên, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác
Tuyên giáo.
Về tổ chức đảng, ở Ban Tuyên giáo Huyện ủy thành lập chi bộ trực thuộc
Huyện ủy. Do số lượng cán bộ, chuyên viên của Ban Tuyên giáo Huyện ủy
không quá 6 người nên không đủ điều kiện thành lập các tổ chức chính trị - xã
hội như Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Công đoàn, Phụ nữ, Hội Cựu
chiến binh, Hội Chữ thập đỏ cơ sở, mà các tổ chức này được thành lập chung
của khối các cơ quan Đảng - Đoàn thể.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy là một trong các cơ quan tham mưu của
Huyện ủy, đồng thời cũng là một cơ quan trong khối cơ quan của huyện. Vì vậy,
cùng với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình, Ban Tuyên giáo Huyện
ủy còn thực hiện các nhiệm vụ khác được giao. Ban Tuyên giáo Huyện ủy có
nhiệm vụ tham gia vào mọi hoạt động của địa phương, mọi phong trào, các cuộc
vận động, phong trào thi đua… theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn.
* Chức năng, nhiệm vụ của các Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Ngày 27/12/2013, Ban Bí thư ban hành Quy định số 220-QĐ/TW về chức
năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp việc
huyện uỷ, quận uỷ, thị uỷ, thành uỷ trực thuộc tỉnh uỷ, thành ủy. Căn cứ vào quy
định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nêu trên Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng
bộ tỉnh Hà Nam có chức năng, nhiệm vụ sau đây.
Chức năng của Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Ban Tuyên giáo Huyện ủy có hai chức năng
Thứ nhất, Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan tham mưu của Huyện uỷ
mà trực tiếp và thường xuyên là Ban Thường vụ và Thường trực Huyện uỷ về
22
23
công tác xây dựng Đảng thuộc các lĩnh vực chính trị, tư tưởng, tuyên truyền, lý
luận chính trị, báo chí, xuất bản, văn hoá, văn nghệ, khoa giáo, biên soạn lịch sử
đảng bộ địa phương.
Thứ hai, Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về
công tác Tuyên giáo của Huyện ủy
Ban Tuyên giáo Huyện ủy là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về công tác
Tuyên giáo của Huyện uỷ. Chức năng chuyên môn gắn chặt với chức năng tham
mưu, đề xuất. Trong hệ thống các cơ quan tham mưu của Đảng, Ban Tuyên giáo
Huyện ủy đồng thời cũng là một cơ quan nghiên cứu. Điều đó, xuất phát từ yêu
cầu khách quan về chức năng của Ban Tuyên giáo. Hoạt động chuyên môn của
Ban Tuyên giáo Huyện ủy gồm các lĩnh vực sau:
Một là, công tác tuyên truyền
Ban Tuyên giáo Huyện ủy nghiên cứu, biên soạn tài liệu, chỉ đạo và tiến
hành công tác tuyên truyền về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh,
cương lĩnh, đường lối, các quan điểm, tư tưởng của Đảng, chính sách, luật pháp
của Nhà nước đến cán bộ, đảng viên, các tầng lớp nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang của địa phương. Thông tin có định hướng tình hình thời sự trong
nước và quốc tế. Hướng dẫn, chỉ đạo và trực tiếp tiến hành các hoạt động tuyên
truyền, giáo dục nhân các ngày kỷ niệm, các đợt vận động chính trị lớn của đất
nước và địa phương. Tuyên truyền, giáo dục truyền thống của dân tộc và của địa
phương. Tuyên truyền về thành tựu phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc
phòng, công tác xây dựng Đảng của đất nước, của địa phương. Tuyên truyền
gương người tốt, việc tốt, các điển hình tiên tiến thúc đẩy phong trào thi đua. Tổ
chức đấu tranh tư tưởng chống âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình" của các
thế lực thù địch, chống quan liêu, tham nhũng và những thói hư, tật xấu, tệ nạn
xã hội.
Công tác tuyên truyền nhằm giáo dục lý luận, đạo đức, lối sống; bồi
dưỡng phương pháp, kỹ năng hoạt động; nâng cao trình độ nhận thức, trình độ
23
24
giác ngộ cách mạng, thống nhất về ý chí và hành động trong Đảng và sự đồng
thuận trong xã hội, cổ vũ, động viên quần chúng nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực
lượng vũ trang thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước, chủ trương, nghị quyết, chương trình, kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tuyên truyền giúp uốn nắn những nhận
thức lệch lạc, đấu tranh với những quan niệm sai trái, bảo vệ nền tảng tư tưởng
của Đảng, góp phần xây dựng con người mới, cuộc sống mới.
Hai là, công tác giáo dục lý luận chính trị
Ban Tuyên giáo Huyện ủy chỉ đạo, tiến hành công tác giáo dục lý luận
chính trị cho các đối tượng trên địa bàn của huyện nhằm phổ biến, truyền bá lý
luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối,
quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên,
nhân dân, cán bộ, chiến sĩ lực lượng vũ trang địa phương, góp phần nâng cao
nhận thức lý luận, xây dựng thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng,
bồi dưỡng đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị, niềm tin vào sự nghiệp cách
mạng xã hội chủ nghĩa, chấp hành tốt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa.
Ba là, công tác nghiên cứu và phản ánh dư luận xã hội
Điều tra, nghiên cứu dư luận xã hội là công việc quan trọng và rất cần
thiết nhằm nắm bắt, tập hợp kịp thời, sát thực tâm tư, tình cảm, ý chí, nguyện
vọng của nhân dân về những vấn đề, sự kiện có tính thời sự trong nước và thế
giới, đặc biệt là đối với các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước; giúp
các cơ quan lãnh đạo, quản lý có thêm thông tin tham khảo trong quá trình xây
dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước; là một khâu quan trọng, cần thiết trong xây dựng, ban
hành, tổ chức thực hiện, đánh giá kết quả thực hiện các chủ trương, chính sách
của Đảng, Nhà nước
24
25
Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu xây dựng thiết chế, cơ chế hoạt
động của các đầu mối đơn vị trực thuộc, quy chế hoạt động của đội ngũ cộng
tác viên dư luận xã hội. Nắm bắt và phản ánh kịp thời với Thường trực Huyện
ủy tình hình dư luận xã hội để có giải pháp định hướng dư luận xã hội tích cực,
không để lan truyền dư luận xã hội tiêu cực trên địa bàn.
Bốn là, công tác khoa giáo
Khoa giáo là các hoạt động trên lĩnh vực khoa học, giáo dục xã hội nói
chung, bao gồm các mặt: giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, chăm sóc
sức khỏe nhân dân, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, dân số - kế hoạch hóa gia đình,
thể dục - thể thao...Công tác khoa giáo là hoạt động lãnh đạo và chỉ đạo của
Đảng trong lĩnh vực khoa giáo nhằm thực hiện đường lối của Đảng.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu cho Huyện ủy những chủ trương,
biện pháp lãnh đạo các cơ quan trong ngành khoa giáo thực hiện đúng đường
lối, quan điểm của Đảng, đảm bảo sự phát triển đúng hướng, có hiệu quả, phục
vụ đắc lực các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Lãnh đạo công tác chính trị,
tư tưởng trong đội ngũ cán bộ công tác trong ngành khoa giáo và các hoạt động
khoa giáo. Tiến hành chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện các
chủ trương, đường lối của Đảng thuộc lĩnh vực văn hóa, khoa giáo trên địa bàn
huyện. Đồng thời chủ trì hoặc phối hợp thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể thuộc
các lĩnh vực văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giáo dục, dạy nghề, y tế, môi
trường... trên địa bàn của huyện.
Năm là, công tác văn hóa, văn nghệ
Văn hóa là nhu cầu thiết yếu trong đời sống của con người. Văn hóa là
nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Văn hóa, văn nghệ là một phương thức tác động tư tưởng
có hiệu quả. Trong các sản phẩm văn hóa bao giờ cũng chứa đựng những tư
tưởng. Sự tác động tư tưởng của văn hóa, văn nghệ chỉ được thực hiện một cách
có hiệu quả, sinh động và thuyết phục khi nó thông qua các chức năng và đặc
25
26
trưng của văn hóa.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy tham mưu giúp cấp ủy chỉ đạo nhiệm vụ xây
dựng và phát triển văn hóa trên địa bàn. Thẩm định các công trình, đề án có liên
quan đến văn hóa, văn nghệ. Thay mặt cấp ủy kiểm tra các tổ chức đảng thực
hiện các chủ trương, đường lối, định hướng của Đảng trên lĩnh vực văn hóa, văn
nghệ.
Sáu là, công tác nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử Đảng bộ địa
phương.
Công tác sưu tầm, biên soạn lịch sử địa phương nhằm phản ánh chân thực
lịch sử địa phương, những bài học để phục vụ cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của
Đảng trong giai đoạn cách mạng hiện nay, bồi dưỡng truyền thống cách mạng,
giáo dục cán bộ, đảng viên và nhân dân nâng cao lòng tin vào Đảng, đẩy mạnh
thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy chịu trách nhiệm trước cấp ủy tổ chức, chỉ đạo,
hướng dẫn và trực tiếp nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ địa
phương (lịch sử đảng bộ huyện, lịch sử các ngành của huyện, lịch sử đảng bộ
các xã, thị trấn...).
Nhiệm vụ của Ban Tuyên giáo Huyện ủy
Để thực hiện tốt các chức năng, Ban Tuyên giáo Huyện ủy ở Đảng bộ tỉnh
Hà Nam có năm nhiệm vụ sau đây:
Thứ nhất, nghiên cứu, tham mưu, đề xuất
Nghiên cứu, theo dõi, tổng hợp tình hình tư tưởng của cán bộ, công chức,
viên chức, đảng viên và nhân dân, những diễn biến trên lĩnh vực tư tưởng - văn
hoá ở địa bàn huyện; dự báo những diễn biến, xu hướng tư tưởng có thể xảy ra,
kịp thời báo cáo, tham mưu với Huyện uỷ, Ban Thường vụ về phương hướng,
nhiệm vụ, nội dung, biện pháp lãnh đạo, chỉ đạo, giải quyết. Chuẩn bị hoặc tham
gia chuẩn bị nghị quyết đại hội; chuẩn bị xây dựng các đề án, nghị quyết, chỉ thị,
quy định, quyết định, quy chế của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện ủy về công
26
27
tác Tuyên giáo. Sơ kết, tổng kết về công tác Tuyên giáo.
Thứ hai, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát
Tổ chức nghiên cứu, học tập, tuyên truyền, quán triệt, chỉ đạo, hướng dẫn
triển khai thực hiện các văn bản của Đảng. Kiểm tra, giám sát các cấp uỷ, tổ
chức đảng, các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội
huyện trong việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quyết định, quy định, quy chế
của cấp uỷ cấp trên và của Huyện uỷ trong lĩnh vực Tuyên giáo. Bồi dưỡng,
hướng dẫn nghiệp vụ công tác Tuyên giáo cho cấp uỷ, cán bộ Tuyên giáo cấp
dưới. Hướng dẫn cấp uỷ xã, phường, thị trấn, tổ chức, cơ quan, đơn vị thuộc
huyện sưu tầm, biên soạn lịch sử đảng bộ. Hướng dẫn, kiểm tra công tác tuyên
truyền các ngày lễ lớn, các phong trào thi đua yêu nước, truyền thống cách mạng
của Đảng, dân tộc, địa phương trên địa bàn huyện.
Ban Tuyên giáo Huyện ủy tiến hành thẩm định, thẩm tra các đề án, văn
bản của các cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính
trị - xã hội của huyện có liên quan đến lĩnh vực tư tưởng - văn hoá, khoa giáo,
lịch sử đảng bộ huyện, cơ quan, đơn vị thuộc huyện trước khi trình Thường trực,
Ban Thường vụ Huyện uỷ.
Thứ ba, tiến hành công tác tuyền truyền, giáo dục
Đây là nhiệm vụ nhưng cũng là hoạt động chuyên môn quan trọng nhất
của Ban Tuyên giáo Huyện ủy. Tất cả các hoạt động chuyên môn của Ban
Tuyên giáo Huyện ủy đều hướng tới nhiệm vụ tuyên truyền, giáo dục chính trị
tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Tiến hành tuyên truyền các nghị
quyết, chỉ thị của Đảng, tuyên truyền ngày lễ kỷ niệm, lịch sử Đảng Cộng sản
Việt Nam, giáo dục lý luận chính trị, nói chuyện thời sự, thông tin về tình hình
chính trị, kinh tế - xã hội trong nước và thế giới nhằm củng cố niềm tin, tạo sự
đồng thuận trong Đảng và toàn xã hội trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm
vụ chính trị, giáo dục đạo đức, lối sống, lập trường tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên, nhân dân.
27