Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bồi dưỡng thường xuyên Module 35

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (103.46 KB, 15 trang )

1. Nội dung bồi dưỡng:
Mô đun 35: GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH THCS
2. Thời gian bồi dưỡng:
Từ ngày 04 Tháng 01 năm 2019 đến ngày 22 tháng 01 năm 2019.
3. Hình thức bồi dưỡng:
BDTX bằng tự học kết hợp với các sinh hoạt tập thể về chuyên môn, nghiệp vụ
tại tổ bộ môn của nhà trường.
4. Kết quả đạt được:
Sau khi tự học tự bồi dưỡng module 35: giáo dục KNS cho học sinh THCS, tôi
hiểu rằng giáo dục KNS cho học sinh là nhiệm vụ cấp bách của giáo viên đặc biệt là
giáo viên chủ nhiệm.
A. MỤC TIÊU:
Sau module này bản thân tôi sẽ:
- Trình bày được quan niệm và phân loại KNS, sự tất yếu phải giáo dục KNS
cho HS
- Liệt kê được các vai trò, mục tiêu, nội dung, nguyên tắc giáo dục KNS cho
HS
- Trình bày được cách thiết kế chủ đề giáo dục KNS để tổ chức hoạt động
thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp nhằm đáp ứng nhu cầu của HS và trang bị cho
các em những KNS phù hợp với vùng, miền, lứa tuổi…
- Tổ chức được một số chủ đề giáo dục KNS cốt lõi cho HS.
- Điều chỉnh được nội dung, phương pháp và thời lượng ... cho phù hợp với
điều kiện tập huấn cụ thể ở địa phương.
B. NỘI DUNG:
I. QUAN NIỆM VÀ PHÂN LOẠI KỸ NĂNG SỐNG:
1. Quan niệm về KNS:
* Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): KNS là khả năng để có hành vi thích
ứng và tích cực giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu và thách
thức của cuộc sống hàng ngày.
* Theo Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF): KNS là cách tiếp cận giúp
thay đổi hoặc hình thành hành vi mới. Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về


tiếp thu kiến thức, hình thành thái độ và kĩ năng.
* Theo UNESCO: Kĩ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục:
+/ Học để biết: kĩ năng tư duy, như giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, ra quyết
định, nhận thức được hậu quả


+/ Học làm người: các kĩ năng cá nhân, như ứng phó với căng thẳng, cảm xúc,
tự nhận thức, tự tin
+/ Học để cùng chung sống: các kĩ năng xã hội, như giao tiếp, thương lượng, tự
khẳng định, hợp tác, làm việc theo nhóm, thể hiện sự cảm thông
+/ Học để làm: kĩ năng thực hiện công việc và các nhiệm vụ như kĩ năng đặt
mục tiêu, đảm nhận trách nhiệm.
Vì vậy:
- KNS bao gồm một loạt các kĩ năng cụ thể cần thiết cho cuộc sống hàng ngày
của con người.
- Bản chất của KNS là kĩ năng tự quản bản thân và kĩ năng xã hội cần thiết để
cá nhân tự lực trong cuộc sống, học tập và làm việc hiệu quả.
- Người có KNS sống có khả năng làm chủ bản thân ; khả năng ứng xử phù
hợp; khả năng ứng phó tích cực
- KNS thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội, giúp nâng cao chất lượng cuộc
sống và các mối quan hệ .
- KNS không thể tự nhiên có được mà do cá nhân hình thành qua quá trình học
tập, lĩnh hội và rèn luyện trong cuộc sống.
+ Vì vậy, giáo viên, người lớn, cha mẹ, chỉ có thể hướng dẫn và tạo một số cơ
hội và tình huống để qua đó trẻ tự rèn luyện và hình thành KNS cho bản thân.
+ Một người không thể “trang bị, cung cấp” KNS cho người khác, hoặc “duy
trì bền vững ” KNS ở người khác, mà chính bản thân mỗi người phải liên tục trải
nghiệm để rèn luyện, củng cố thì kĩ năng đó mới bền vững (ví dụ: qua các hoạt động
tập thể, qua tương tác một người sẽ rèn luyện và hình thành kĩ năng hợp tác, làm việc
tập thể; càng trải nghiệm nhiều, càng có cơ hội điều chỉnh, củng cố kĩ năng.)

2. Phân lọai kỹ năng sống:
Cũng như sự đa dạng trong quan niệm về KNS, đã có nhiều cách phân loại
KNS:
2.1: Cách phân loại xuất phát từ lĩnh vực sức khoẻ: ( WHO):
KNS gồm có 3 nhóm:
2.1.1: Kĩ nãng nhận thức bao gồm các kĩ nãng cụ thể như: Tư duy phê phán; tư
duy phân tích; khả năng sáng tạo; giải quyết vấn đề; nhận thức hậu quả; ra quyết
định; tự nhận thức; đặt mục tiêu; xác định giá trị…
2.1.2: Kĩ nãng đương đầu với cảm xúc: bao gồm: ý thức trách nhiệm; cam kết;
kiềm chế căng thẳng; kiềm chế được cảm xúc; tự quản lí; tự giám sát và điều chỉnh…
2.1.3: Kĩ nãng XH hay kĩ nãng tương tác: bao gồm: giao tiếp, tính quyết đoán;
thương thuyết, từ chối; hợp tác; chia sẻ; ….
2.2: Cách phân loại của UNESCO:


Theo cách phân loại của UNESCO thì 3 nhóm trên được coi là những KNS
chung, ngoài ra còn có những KNS còn thể hiện trong những vấn đề cụ thể khác nhau
trong đời sống xã hội nhý:
- Vệ sinh, vệ sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dưỡng.
- Các vấn đề về giới, giới tính, sức khoẻ sinh sản.
- Ngãn ngừa và chăm sóc người bệnh HIV/AIDS
- Phòng tránh rượu, thuốc lá, ma tuý.
- Ngăn ngừa thiên tai, bạo lực, rủi ro.
- Hoà bình và giải quyết xung đột.
- Gia đình và cộng đồng.
- Giáo dục công dân.
- Bảo vệ thiên nhiên và môi trường.
- Phòng tránh buôn bán trẻ em và phụ nữ….
2.3: Cách phân loại của tổ chức quỹ nhi đồng liên hợp quốc: (UNICEF):
2.3.1. Kĩ nãng nhận biết và sống với chính mình, gồm có: Kĩ năng tự nhận

thức; Lòng tự trọng; Sự kiên định theo đuổi mục tiêu; Ðương đầu với cảm xúc;
Ðương đầu với căng thẳng…
2.3.2: Những kĩ năng nhận biết và sống với người khác: Kĩ nãng quan hệ/tương
tác liên nhân cách; Sự cảm thông/thấu cảm; Ðứng vững trước áp lực tiêu cực của bạn
bè hoặc của người khác; Thương lượng; Giao tiếp có hiệu quả…
2.3.3: Các kĩ năng ra quyết định một cách hiệu quả bao gồm: Tư duy phê phán;
tư duy sáng tạo; Ra quyết định; Giải quyết vấn đề…
* Nhóm kĩ nãng:
+/ Kĩ nãng: là khả nãng thao tác thực hiện một hoạt ðộng nào ðó.
+/ Kỹ năng mềm: là khái niệm dùng để chỉ các kỹ năng thuộc về trí tuệ cảm
xúc như: một số nét tính cách, sự tế nhị, kỹ năng ứng xử, thói quen, sự lạc quan, chân
thành, kỹ năng làm việc theo nhóm ....
+/ Kỹ năng cứng: là khả năng học vấn, kinh nghiệm và sự thành thạo về
chuyên môn.
Kỹ năng này liện quan đến chỉ số thông minh (IQ) của cá nhân.
+/ Kĩ năng xã hội: là một tập hợp các kĩ nãng mà cho phép chúng ta giao tiếp,
tương tác và hoà nhập, thích nghi với xã hội.
II. VAI TRÒ VÀ MỤC TIÊU GIÁO DỤC KỸ NÃNG SỐNG CHO HỌC
SINH:
1. Vai trò:


- Kỹ năng sống giúp cho mọi người tự cân bằng được cuộc sống hàng ngày,
góp phần tạo ra môi trường xã hội lành mạnh, nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Kỹ năng sống được hình thành và củng cố trong quá trình học tập, giúp cho
mỗi người nâng cao năng lực ứng phó trong mọi tình huống căng thẳng hàng ngày.
2. Mục tiêu:
- Trang bị cho HS những kiến thức, giá trị, thái độ và kĩ năng phù hợp. Trên cơ
sở đó hình thành cho HS những hành vi, thói quen lành mạnh, tích cực; loại bỏ những
hành vi, thói quen tiêu cực trong các mối quan hệ, các tình huống và hoạt động hàng

ngày
- Tạo cơ hội thuận lợi để HS thực hiện tốt quyền, bổn phận của mình và phát
triển hài hòa về thể chất, trí tuệ, tinh thần và đạo đức.
III. NỘI DUNG VÀ NGUYÊN TẮC GIÁO DỤC KỸ NÃNG SỐNG CHO
HỌC SINH THCS:
1. Giáo dục KNS là gì?
Giáo dục KNS là giáo dục cách sống tích cực trong xã hội hiện ðại, là xây
dựng những hành vi lành mạnh và thay ðổi mhững hành vi, thói quen tiêu cực trên cõ
sở giúp ngýời học có cả kiến thức, giá trị, thái ðộ và các kĩ nãng thích hợp.
2. Nội dung giáo dục KNS:
Nội dung giáo dục KNS bao gồm cả những KNS chung và những KNS trong
các lĩnh vực cụ thể của ðời sống. Các KNS chung gồm có: Nhóm kĩ nãng nhận thức,
nhóm kĩ nãng ðýõng ðầu với cảm xúc, nhóm kĩ nãng xã hội.
KNS trong các lĩnh vực cụ thể nhý các KN giải quyết và ứng phó với vấn ðề vệ
sinh thực phẩm, sức khoẻ, dinh dýỡng; việc làm và thu nhập; môi trýờng, giới tính,
SKSS, ngãn ngừa HIV/AIDS; phòng tránh rýợu, thuốc lá, ma tuý.....
*/ Nội dung giáo dục một số kỹ năng sống
a) Kỹ năng tự nhận thức
* Kỹ năng tự nhận thức bản thân là kỹ năng một người nhận biết được rằng
mình là ai, sống trong hoàn cảnh nào, yêu thích điều gì, điểm mạnh, điểm yếu là gì, vị
trí của mình trong quan hệ với người khác, cảm xúc của mình có ảnh hưởng ntn đến
suy nghĩ và hành vi, mình có thể thành công ở lĩnh vực nào . . .
* Chúng ta cần có kỹ năng nhận thức bản thân vì nó giúp ta ứng xử, hành động
hợp với điều kiện hoàn cảnh của mình; nhận ra điểm mạnh để phát huy, điểm yếu để
khắc phục; biết bản thân mình muốn gì, có năng lực gì, có khó khăn thách thức
nào. . . để có thể điều chỉnh mục tiêu cuộc sống cho thích hợp.
* Nội dung của kỹ năng nhận thức bản thân:
- Hạt nhân của kỹ năng này là biết: “Mình là ai” muốn vậy cần trả lời những
câu hỏi:
+ Hình ảnh bên ngoài của mình ntn ? điểm gì khác biệt? ưu thế là gì?



+ Mình có điểm mạnh, yếu nào về tính cách và năng lực?
+ Mình thường thành công hay thất bại trong lĩnh vực, hoạt động nào?
+ Mục tiêu cuộc sống là gì? có sở thích gì?
+ Những điều kiện thuận lợi và thách thức có thể đến khi thực hiện mục
tiêu. . .
- Ta cũng cần biết:
+ Người khác đánh giá về mình ntn? có gì trùng hợp và khác với nhau và với
cái tự đánh giá của mình?
+ Biết cách phát huy thế mạnh, khắc phục điểm yếu ntn? và biết tìm ra sự hỗ
trợ.
+ Biết soi mình trong tấm gương của người khác để tự hoàn thiện mình.
- Ta hãy tập xác định:
+ Những môn học nào học khá nhất, môn nào cần cố gắng nhiều hơn?
+ Những lĩnh vực tri thức nào hay quan tâm và hứng thú nhất?
+ Mình dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động nào? và hoạt động đó đã
mang lại cái gì cho thực tại và tương lai?
+ Trong thời gian qua thành công nhất của mình là gì? những thất bại?
+ Chỉ ra 3 điểm mạnh và 3 điểm yếu của bản thân và đưa ra kết luận về bản
thân mình...
* Cách làm thế nào để biết mình là ai?
- Suy tưởng: Sau thảm hoạ, những thất bại, hụt hẫng, khó khăn, khi mình thật
buồn... mình sẽ còn gì? còn ai?, ai sẽ ở bên mình, ai cần mình và mình cần ai?. Hãy
tưởng tượng mình gặp bất hạnh, mắc sai lầm, thậm trí tù tội... ai sẽ thương mình, nhớ
đến mình? Trả lời hết các câu hỏi tương tự như vậy ta sẽ nhận ra giá trị đích thực của
mình là gì?
- Viết về điểm mạnh và điểm yếu
+ Hãy viết ra 3 điểm mạnh nhất và 3 điểm yếu nhất; 3 công việc suôn sẻ nhất
và 3 việc đã làm hỏng.

+ Hãy kể 3 điều mà mọi người thường ca ngợi mình và 3 điều mọi người phàn
nàn nhất.
+ Nếu trong 1 công việc, một buổi họp, một buổi đi chơi mà mình vắng, mọi
người cảm thấy thiếu vắng không? nếu có mình sự việc có tốt hơn chút nào không?
Những câu hỏi này cho ta nhận biết năng lực đích thực của mình.
- Suy tưởng tiếp:
+ Trong lúc vui mình thường nghĩ về ai?
+ Khi buồn mình muốn gặp ai, nói chuyện với ai?


+ Nếu bị đưa ra một đảo hoang, nhưng được đưa theo 2 người, mình muốn ai
đi cùng?
+ Mình được trao phần thưởng cao quý mình sẽ báo tin cho ai trước tiên?
+ Sinh nhật mình chỉ muốn mời 3 người, đó là ai?
+ Những ngày vui như sinh nhât, đám cưới... ai sẽ có mặt không cần bạn mời?
+ Khi mình ốm, phải nằm liệt giường, người mình muốn ngồi bên cạnh mình là
ai?
Những câu hỏi này cho ta nhận ra tình cảm của mình với mọi người và của
mọi người đối với mình.
b) Kỹ năng kiên định
* Kỹ năng kiên định là khả năng thể hiện cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của bản
thân để bảo vệ quyền của mình, giá trị của mình, quyết định của mình nhưng không
làm tổn thương đến cảm xúc và quyền của người khác.
Kiên định không phải là bảo thủ, thô bạo hay thụ động, trông chờ.
* Để rèn luyện kỹ năng kiên định cần phải:
- ý thức về quyền của mình.
- Biết cách thể hiện quyền của mình, bày tỏ cảm xúc, suy nghĩ và chấp nhận
kết quả.
- Biết rằng mình có quyền thay đổi suy nghĩ của mình.
- Mình có quyền thuyết phục người khác, nhưng không có quyền áp đặt cho

người khác.
- Mình có quyền mắc sai lầm và có quyền chịu trách nhiệm về sai lầm ấy.
- Mình có quyền suy nghĩ và quyết định độc lập.
- Mình có quyền nói: tôi không biết, không hiểu, không quan tâm đến vấn đề
này.
* Cách thức rèn luyện kỹ năng kiên định
- Tập nói thẳng, nhưng phải bảo đảm tính văn hoá. Đừng nghĩ những nhu cầu
của mình là tội lỗi.
- Nên làm chủ lời nói của mình.
- Hãy kiên nhẫn truyền đạt ý tưởng mình muốn nói. Đừng tỏ ra nóng vội hay
giận dữ.
- Hãy tỏ ra thấu hiểu người khác trước khi nói về ý kiến của mình.
- Hãy sử dụng hiệu quả ngôn ngữ của cơ thể
c) Kỹ năng từ chối


* Kỹ năng từ chối là nghệ thuật nói không với những điều người khác đề nghị,
mà bản thân mình không thích, không muốn, không có khả năng, nhưng lại không
làm tổn thương lớn tới mối quan hệ vốn có.
* Những lưu ý:
- Từ chối là rất khó, nhất là đối với những người thân thiết.
- Không chỉ nói “không”, mà phải làm sao để người khác không dám hay
không có cơ hội đề nghị.
- Từ chối điều không nên khó hơn không muốn.
* Nội dung kỹ năng từ chối
- Biết mình là ai: cứng rắn hay cả nể; sống có nguyên tắc hay dễ bị lôi kéo...
- Biết giá trị cá nhân của mình: bạn mong muốn điều gì nhất?
- Chia sẻ giá trị cá nhân của mình với mọi người.
- Có cách phòng từ xa: không tạo cơ hội cho người khác đề nghị, không khoe
khoang tâng bốc mình.

- Không muốn điều gì đừng bao giờ trao đổi về điều đó.
- Không hứa hẹn dịp khác, không lí do vòng vo.
- Tỏ ra thông cảm và hiểu biết, và sống hết lòng với bạn bè.
- Không phê phán và miệt thị, dạy dỗ người khác.
- Đừng nói không ngay khi người ta mới cất lời.
- Đừng trầm trọng hoá vấn đề: hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và thất vọng của
đối phương, kể cả nhứng điều không đẹp.
- Thành thật với chính mình, hạnh phúc của mình là do chính mình quyết định.
Đừng quá cả nể. Mình cũng cần được tôn trọng.
d) Kỹ năng ra quyết định
* Kỹ năng ra quyết định là quá trình cân nhắc để lựa chọn phương án phải làm,
bằng việc xem xét các hậu quả của những lựa chọn khác nhau có thể xảy ra.
* Các bước để đưa ra quyết định
Bước 1: Hiểu vấn đề ta cần phải quyết định là gì?
Bước 2: Nhận định các giải pháp: suy nghĩ và liệt kê các tình huống có thể xảy
ra.
Bước 3: Đưa ra lí lẽ tán thành và phản đối cho mỗi lựa chọn
Bước 4: Lựa chọn một phương án phù hợp nhất.
Bước 5: Thực hiện quyết định của mình, chịu trách nhiệm và điều chỉnh quyết
định nếu thấy cần thiết.
* Những điều nên và không nên khi ra quyết định


- Những điều nên:
+ Trung thực trong xác định và đánh giá vấn đề.
+ Chấp nhận trách nhiệm cho các quyết định.
+ Sử dụng thời gian khôn ngoan.
+ Khả năng tự tin khi quyết định và khả năng học hỏi từ sai lầm.
- Những điều không nên
+ Có những mong muốn không thực tế.

+ Vội vàng ra quyết định.
+ Làm điều: làm cũng được, không cũng được.
+ Lừa dối bản thân mình, chọn giải pháp dễ dàng.
+ Né tránh, chần trừ khi cần ra quyết định.
e) Kỹ năng hợp tác
* Kỹ năng hợp tác là khi mọi người biết làm việc chung với nhau và cùng
hướng về một mục tiêu chung.
* Dấu hiệu của sự hợp tác
- Có chung mục đích, tinh thần cộng đồng trách nhiệm
- Công việc được phân công phù hợp với năng lực từng người.
- Chấp hành kỉ luật, tuân theo chỉ huy.
- Tinh thần một người vì mọi người, mọi người vì một người.
- Chia sẻ nguồn lực, thông tin.
- Khích lệ tinh thần tập thể, hành động nhiều hơn lời nói.
* Năm yếu tố thành công trong hợp tác
1- Xây dựng mục tiêu chung để mọi người cùng biết.
2- Đoàn kết, tin cậy.
3- Đảm bảo mỗi người đều có việc vừa sức, phù hợp khả năng.
4- Nhìn và lắng nghe người khác để phối hợp nhịp nhàng.
5- Phát triển các kỹ năng khác trong hợp tác.
* Ba điều có lợi trong hợp tác
1- Tăng cường sức mạnh.
2- Thắt chặt quan hệ.
3- Điều chỉnh tâm lý.
g) Kỹ năng lắng nghe


* Nghe, nói, đọc, viết là bốn kỹ năng giao tiếp quan trọng của mỗi con người.
Nhưng khi lớn lên, ra đời ta nhận thấy kỹ năng lắng nghe mới là quan trọng hàng đầu.
* Lắng nghe không có nghĩa là im lặng, cũng không đơn giản là nghe; mà đầu

óc phải làm việc, phải có những phản ứng phù hợp.
* Lắng nghe bằng cả cơ thể
- Những điều nên trong quá trình lắng nghe
+ Hoà mình vào cuộc đối thoại.
+ Nhìn chăm trú vào người nói.
+ Gật gù tán thưởng.
+ ánh mắt khuyến khích.
+ Thêm một vài từ: vâng, hay, tuyệt...
+ Nếu có cơ hội, đặt lại câu hỏi làm rõ thêm.
+ Nhắc lại một số ý đã nghe được.
- Những điều không nên làm khi lắng nghe
+ Nói leo, chen ngang, ngắt lời.
+ Có những cử chỉ khiếm nhã.
+ Gây ồn ào, biểu hiện cảm xúc quá mức.
* Được lắng nghe là một nhu cầu
- Được người khác lắng nghe mình nói là một nhu cầu tâm lí của tất cả chúng
ta. Dù có điều bạn biết rồi nhưng ai đó nói, bạn hãy lắng nghe. Đó là cách thể hiện sự
tôn trọng.
- Mỗi người chúng ta luôn khát khao được tâm sự, chia sẻ với những người
xung quanh, nhưng chính chúng ta lại thiếu đi lỹ năng lắng nghe.
- Bạn nói giỏi, viết giỏi sẽ được mọi người thán phục, kính nể. Nhưng bạn lắng
nghe giỏi sẽ được mọi người yêu mến, muốn gần gũi. Hãy nói ít đi một chút và hãy
lắng nghe nhiều hơn, bạn sẽ thành công.
3. Những nguyên tắc giáo dục KNS
a. Giáo dục KNS có nhiệm vụ khó khăn là thay đổi hành vi, thói quen tiêu cực,
có nguy cơ rủi ro thành hành vi tích cực, mang tính xây dựng nên cần phải quán triệt
các nguyên tắc thay đổi hành vi , cụ thể là:
- Cung cấp thông tin là điểm khởi đầu tất yếu của bất cứ sự cố gắng mong
muốn thay đổi hành vi nào. Thông tin cần dễ hiểu và phù hợp với người học-đối
tượng mà chúng ta muốn họ thay đổi hành vi.

- Tập trung vào những thông điệp tích cực, hình thành, duy trì và củng cố
những hành vi lành mạnh và hướng tới cuộc sống tốt hơn cho mọi người trong cộng
đồng. cần rất hạn chế sử dụng những thông điệp mang tính đe dọa để động viên sự
thay đổi hành vi.


- Giáo dục theo quy mô nhỏ và cần độ lâu về thời gian
Giáo dục KNS cũng như GDPTBV chủ định xây dựng các kĩ năng để có hành
vi lành mạnh. Điểm phân biệt giữa chương trình giáo dục KNS với các chương trình
khác là: Trong khi các chương trình giáo dục khác thường chỉ cung cấp thông tin
ngắn cho một số lớn người tham dự, thì chương trình KNS được tiến hành trong các
nhóm nhỏ trong khoảng thời gian dài để động viên người tham gia chấp nhận những
hành vi mới, để dạy mô hình các kĩ năng cần thiết nhằm đạt được những hành vi đó,
để tiếp tục củng cố những kĩ năng mới cho đến khi người tham gia cảm thấy có thể
thực hiện được những hành vi lành mạnh
- Khuyến khích tư duy phê phán trong các tình huống lựa chọn
Mỗi cá nhân thường thích chấp nhận những hành vi mới nếu họ được lựa chọn
nó trong số những phương án có thể trên cơ sở tự phân tích, phê phán và tìm ra
phương án phù hợp với mình. Cho nên phương pháp giáo dục KNS cần hướng tới
phát triển kĩ năng tư duy phê phán giúp người tham gia học được rất nhiều sự lựa
chọn khi giải quyết những tình huống khó khăn.
- Tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi hành vi
Vì sự thay đổi sẽ dễ dàng hơn nếu môi trường cũng khuyến khích sự thay đổi
đó đối với cá nhân, nên các chương trình giáo dục kĩ năng sống cần chú trọng cộng
tác với cộng đồng một cách toàn diện để tạo ra môi trường khuyến khích sự thay đổi.
- Tăng cường sử dụng giáo dục đồng đẳng
Người mang ảnh hưởng có thể làm thúc đẩy những thay đổi, nên phương pháp
đồng đẳng có thể được bổ sung vào các chương trình giáo dục kĩ năng sống để tạo cơ
sở thuận lợi cho sự thay đổi, cũng như chấp nhận hành vi mẫu của người khác.Tập
huấn cho những người có tác động ảnh hưởng để họ có thể đóng vai trò mẫu trong

nhóm của mình có thể giúp tăng đáng kể tác động của chương trình.
- Phòng ngừa sự lặp lại thói quen cũ
Sự tái phạm có thể xảy ra. Do đó bất kỳ một chương trình cần tìm đến sự thay
đổi hành vi lâu dài thì cần xây dựng theo con đường duy trì những hành vi lành mạnh
và giúp người tham gia đi theo đúng hành lang của những hành vi tích cực sau khi họ
đã tái phạm.
b. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu cần đảm bảo các nguyên tắc quan trọng đối
với giáo dục KNS như sau
-. Tổ chức các hoạt động cho người học để phản ánh tư tưởng/suy nghĩ và phân
tích các trải nghiệm trong cuộc sống của họ
- Khuyến khích người học thay đổi giá trị, thái độ và cách ứng xử cũ để chấp
nhận những giá trị, thái độ, cách ứng xử mới
- Đặt tầm quan trọng vào giải quyết vấn đề, không chỉ là ghi nhớ những thông
điệp hoặc các kĩ năng
-. Cung cấp cơ hội cho người học tóm tắt/ tổng kết việc học của mình, GV
không tóm tắt thay họ


- Người học vận dụng kĩ năng và kiến thức mới vào các tình huống thực của
cuộc sống
- Tổ chức các hoạt động học tập dựa trên cơ sở tôn trọng lẫn nhau giữa người
dạy và người học
c. Giáo dục kỹ năng sống dựa vào trải nghiệm :
Bên cạnh cách tiếp cận cùng tham gia , giáo dục dựa vào trải nghiệm là cách
tiếp cận quan trọng trong giáo dục KNS.
- Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm hay học tập qua kinh nghiệm dựa trên các
hoạt động có hướng dẫn. Đây là hình thức học tập gắn liền với các hoạt động có sự
chuẩn bị ban đầu và có phản hồi, trong đó đề cao kinh nghiệm chủ quan của người
học.
Như vậy, trong hình thức học tập này, GV chỉ đóng vai trò là người hướng

dẫn thúc đẩy việc trực tiếp trải nghiệm của HS, đảm bảo quá trình học tập và lĩnh
hội kiến thức của HS có ý nghĩa và lâu dài.
Giáo dục dựa vào sự trải nghiệm cũng luôn được hình dung như "mô hình
học tập" trong đó nó được khởi động bằng kinh nghiệm đã có ban đầu, sau đó được
tiếp tục bằng các quá trình phản hồi, thảo luận, phân tích và đánh giá kinh nghiệm.
Để phát triển kĩ năng sống và những phẩm chất cần thiết của người học cần
phải học bằng hành động.
IV. PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC KĨ NÃNG SỐNG CHO HỌC SINH
THCS QUA CÁC MÔN HỌC VÀ HOẠT ÐỘNG GIÁO DỤC:
1. Phương pháp dạy học nhóm
* Bản chất
Dạy học nhóm còn được gọi bằng những tên khác nhau như: Dạy học hợp tác,
Dạy học theo nhóm nhỏ, trong đó HS của một lớp học được chia thành các nhóm
nhỏ, trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học
tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó
được trình bày và đánh giá trước toàn lớp.
* Quy trình thực hiện
a. Làm việc toàn lớp :
- Giới thiệu chủ đề
- Xác định nhiệm vụ các nhóm
- Thành lập nhóm
b. Làm việc nhóm
- Chuẩn bị chỗ làm việc
- Lập kế hoạch làm việc
- Thoả thuận quy tắc làm việc


- Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ
- Chuẩn bị báo cáo kết quả.
c. Làm việc toàn lớp:

- Các nhóm trình bày kết quả
- Đánh giá kết quả.
2. Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình
* Bản chất
Nghiên cứu trường hợp điển hình là phương pháp sử dụng một câu chuyện có
thật hoặc chuyện được viết dựa trên những trường hợp thường xảy ra trong cuộc sống
thực tiễn để minh chứng cho một vấn đề hay một số vấn đề. Đôi khi nghiên cứu
trường hợp điển hình có thể được thực hiện trên video hay một băng catset mà không
phải trên văn bản viết.
* Quy trình thực hiện
Các bước nghiên cứu trường hợp điển hình có thể là:
- HS đọc (hoặc xem, hoặc nghe) về trường hợp điển hình
- Suy nghĩ về nó (có thể viết một vài suy nghĩ trước khi thảo luận điều đó với
người khác).
- Thảo luận về trường hợp điển hình theo các câu hỏi hướng dẫn của GV.
3. Phương pháp giải quyết vấn đề
* Bản chất
Giải quyết vấn đề là xem xét, phân tích những vấn đề/tình huống cụ thể thường
gặp phải trong đời sống hàng ngày và xác định cách giải quyết, xử lí vấn đề/tình
huống đó một cách có hiệu quả.
* Quy trình thực hiện
- Xác định, nhận dạng vấn đề/tình huống;
- Thu thập thông tin có liên quan đến vấn đề/tình huống đặt ra;
- Liệt kê các cách giải quyết có thể có ;
- Phân tích, đánh giá kết quả mỗi cách giải quyết ( tích cực, hạn chế, cảm xúc,
giá trị) ;
- So sánh kết quả các cách giải quyết ;
- Lựa chọn cách giải quyết tối ưu nhất;
- Thực hiện theo cách giải quyết đã lựa chọn;
- Rút kinh nghiệm cho việc giải quyết những vấn đề, tình huống khác

4. Phương pháp đóng vai
* Bản chất


Đóng vai là phương pháp tổ chức cho HS thực hành, “ làm thử” một số cách
ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. `Đây là phương pháp nhằm giúp HS
suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự việc cụ thể mà các em
vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” không phải là phần chính của phương
pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau phần diễn ấy.
* Quy trình thực hiện
Có thể tiến hành đóng vai theo các bước sau :
- Giáo viên nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của mỗi
nhóm.
- Các nhóm thảo luận chuẩn bị đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai.
- Lớp thảo luận, nhận xét về cách ứng xử và cảm xúc của các vai diễn; về ý
nghĩa của các cách ứng xử.
- GV kết luận, định hướng cho HS về cách ứng xử tích cực trong tình huống đã
cho.
5. Phương pháp trò chơi
* Bản chất
Phương pháp trò chơi là phương pháp tổ chức cho HS tìm hiểu một vấn đề hay
thể nghiệm những hành động, những thái độ, những việc làm thông qua một trò chơi
nào đó.
*Quy trình thực hiện
- GV phổ biến tên trò chơi, nội dung và luật chơi cho HS
- Chơi thử ( nếu cần thiết)
- HS tiến hành chơi
- Đánh giá sau trò chơi

- Thảo luận về ý nghĩa giáo dục của trò chơi
6. Dạy học theo dự án (Phương pháp dự án)
* Bản chất
HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lí
thuyết với thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao, từ
việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức
làm việc chủ yếu là theo nhóm. Kết quả dự án là những sản phẩm hành động có thể
giới thiệu được.
* Quy trình thực hiện
- Bước 1: Lập kế hoạch
+ Lựa chọn chủ đề


+ Xây dựng tiểu chủ đề
+ Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập
- Bước 2: Thực hiện dự án
+ Thu thập thông tin
+ Thực hiện điều tra
+ Thảo luận với các thành viên khác
+ Tham vấn giáo viên hướng dẫn
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
+ Tổng hợp các kết quả
+ Xây dựng sản phẩm
+ Trình bày kết quả
+ Phản ánh lại quá trình học tập
5. Những nội dung bản thân sẽ vận dụng vào thực tiễn giảng dạy và giáo
dục tại đơn vị (nêu rõ các nội dung vận dụng vào thực tế và cách thức vận dụng)
Qua học tập module “Giáo dục Kỹ năng sống cho học sinh THCS”, tôi đã hiểu
sâu thêm về kiến thức của các Kỹ năng sống là việc ứng dụng các tri thức, tâm lý để
giải quyết vấn đề một cách tích cực và hợp lý. Từ các nghiên cứu người ta nhận ra

rằng việc trau dồi kỹ năng sống giúp con người đổi thay hành vi một cách tích cực và
có hiệu quả hơn so với việc chỉ cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức văn hóa. Cụ
thể, theo nghiên cứu của các tổ chức thế giới, việc giáo dục kỹ năng sống giúp hạn
chế các hành vi bạo lực, giảm thiểu tình trạng tự vẫn, các hành vi bị động, đồng thời
giúp con người có khả năng nhận thức và tự ý thức về bản thân. Các hành vi thiện
nguyện, ủng hộ xã hội cũng được nâng lên đáng kể.
Học sinh nếu thiếu kỹ năng sống, dễ bị lôi kéo vào các tệ nạn, bạo lực, các
hành vi tiêu cực, lối sống không lành mạnh, ích kỷ, dễ bị dụ dỗ, hoặc phát triển sai
lệch về nhân cách. Vì vậy việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là khôn xiết cấp
thiết để các em có khả năng đối phó tích cực trước các tình huống trong cuộc sống,
xây dựng các mối quan hệ vững bền trong gia đình và ngoài xã hội, có lối sống lành
mạnh, hài hòa, tích cực, chủ động.
* Kết quả của việc áp dụng kiến thực tự học vào thực tế:
Sau khi tự học tự bồi dưỡng module 35 và áp dụng vào giảng dạy bộ môn Âm
Nhạc tôi thấy có rất nhiều bài có nội dung giáo dục kĩ năng sống. Tôi đã thu được kết
quả từ việc các em vận dụng các kiến thức, các kĩ năng vào trong các tiết học và
trong đời sống thực tế như sau:
- Khi áp dụng kỹ năng sống vào giảng dạy tôi nhận thấy Kỹ năng sống trang bị
cho các em những kỹ năng khi nghiên cứu bài mới, vận dụng bài học vào thực tiễn,


làm cho cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, chủ động trong học tập để kết quả ngày
càng cao hơn.
- Việc giáo dục KNS không chỉ dừng lại ở việc rèn luyện cho học sinh mà ngay
cả với giáo viên thông qua nội dung bài dạy, các thao tác tổ chức dạy học cho học
sinh thì đồng thời giáo viên cũng phải tích cực rèn luyện KNS cho bản thân để mỗi
khi các em lúng túng thì các thầy cô giáo cũng kịp thời giải quyết trên tinh thần thân
thiện.Thành công của một tiết dạy lồng ghép KNS đó là sự chuẩn bị chu đáo, lựa
chon các KNS đưa vào bài dạy sao cho phù hợp, giáo viên phải luôn đặt niềm tin vào
học sinh

- Trong đời sống sinh hoạt các em đã có sự khoan dung, thông cảm, tha lỗi cho
khi bạn có lỗi với mình.
- Trong sinh hoạt khu bán trú: các em học sinh bán trú đều là các em sống xa
gia đình, người thân nên các em rất biết yêu thương, tôn trọng nhau… Sống với nhau
rất vui vẻ, thân thiết… tạo một môi trường yêu thương, gần gũi trong nhà trường.
6. Những nội dung khó và những đề xuất về cách thức tổ chức bồi dưỡng
nhằm giải quyết những nội dung khó này
- Không có.
7. Tự đánh giá:
- Sau khi tự bồi dưỡng bản thân đã tiếp thu và vận dụng được vào thực tiễn
công tác được 90% so với yêu cầu và kế hoạch.
******************************************



×