Tải bản đầy đủ (.doc) (80 trang)

Tình hình hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa(MMA) trên đàn lợn nái nuôi tại một số trang trại tỉnh lạng sơn và ứng dụng một số phương pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.7 MB, 80 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------- -----------

HOÀNG THANH HIẾU

TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ,
MẤT SỮA (MMA) TRÊN ðÀN LỢN NÁI NUÔI
TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI TỈNH LẠNG SƠN
VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI – 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT
HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
----------- -----------

HOÀNG THANH HIẾU

TÌNH HÌNH HỘI CHỨNG VIÊM TỬ CUNG, VIÊM VÚ,
MẤT SỮA (MMA) TRÊN ðÀN LỢN NÁI NUÔI
TẠI MỘT SỐ TRANG TRẠI TỈNH LẠNG SƠN
VÀ ỨNG DỤNG MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG TRỊ

CHUYÊN NGÀNH : THÚ Y
MÃ SỐ



: 60.64.01.01

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
TS. TRỊNH ðÌNH THÂU

HÀ NỘI – 2015


LỜI CAM ðOAN

Tôi xin cam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung
thực và chưa từng được ai sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn được chỉ rõ nguồn
gốc và mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu và hoàn thành luận văn
đều đã được cảm ơn.
Tác giả

Hoàng Thanh Hiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page i


LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn,
tôi luôn nhận được sự quan tâm và giúp đỡ của thầy cô giáo, đồng nghiệp và bạn bè.
Nhân dịp này tôi xin bày tỏ lòng chân thành cảm ơn tới Ban Giám đốc Học

viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban chủ nhiệm khoa Thú y, Bộ môn Giải phẫu - Tổ
chức cùng toàn thể các thầy, cô giáo đã giảng dạy và tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong
thời gian học tập tại học viện.
ðặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn khoa học TS.
Trịnh ðình Thâu, bộ môn Giải Phẫu - Khoa Thú Y - Học viện Nông nghiệp Việt
Nam đã trực tiếp hưỡng dẫn, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình tôi thực
hiện đề tài và hoàn thành luận văn.
Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể cán bộ Trung tâm kiểm tra vệ sinh Thú y
TW, Chi cục Thú ý tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn đến các gia trại, trang trại chăn nuôi huyện Cao
Lộc, Chi Lăng và Hữu Lũng - tỉnh Lạng Sơn đã tạo điều kiện giúp đỡ trong thời
gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến những người thân trong gia đình, bạn bè và đồng
nghiệp đã động viên, khích lệ, giúp đỡ vượt qua khó khăn trong suốt thời gian vừa
qua.
Lạng Sơn, ngày 12 tháng 01 năm 2015
Tác giả

Hoàng Thanh Hiếu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ðOAN

i


LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

vi

DANH MỤC HÌNH

vii

MỞ ðẦU

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài

1

2.

Mục đích đề tài nghiên cứu


2

3.

Ý nghĩa khoa học

2

Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

3

1.1.

3

Khái quát hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản

1.1.1. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)

3

1.1.2. Viêm vú (Mastitis)

10

1.1.3. Mất sữa (Agalactia)

11


1.2.

12

Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn nái

1.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền

12

1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng

13

1.2.3. Ảnh hưởng của số trứng rụng

15

1.2.4. Ảnh hưởng của tỷ lệ thụ tinh và thụ thai

15

1.2.5. Ảnh hưởng của lứa đẻ

16

1.2.6. Ảnh hưởng của yếu tố tuổi và khối lượng phối giống lần đầu

16


1.2.7. Ảnh hưởng của thời gian tiết sữa

16

1.2.8. Ảnh hưởng của số con trong ổ

17

1.2.9. Ảnh hưởng của thời gian động dục trở lại sau cai sữa

17

1.2.10. Ảnh hưởng của yếu tố khí hậu thời tiết

17

1.3.

Tình hình nghiên cứu hội chứng viêm vú, viêm tử cung, mất sữa (MMA) 17

1.3.1. Trên thế giới

17

1.3.2. Tại Việt Nam

21

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 3


Chương 2.

ðỐI TƯỢNG, ðỊA ðIỂM, NỘI DUNG, NGUYÊN LIỆU

PHƯƠNG

PHÁP

NGHIÊN


CỨU

26
2.1.

ðối tượng nghiên cứu

26

2.2.

ðịa điểm nghiên cứu

26


2.3.

Nội dung nghiên cứu

26

2.4.

Nguyên liệu nghiên cứu

27

2.4.1. Các nguyên liệu nghiên cứu tại chỗ

27

2.4.2. Các môi trường nuôi cấy và phân lập vi khuẩn

27

2.5.

27

Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Dùng phương pháp điều tra và phỏng vấn trực tiếp

27


2.5.2. Phương pháp lấy mẫu dịch tử cung của lợn mắc hội chứng MMA để phân lập
vi khuẩn

28

2.5.3. Phương pháp xác định các loại vi khuẩn

28

2.5.4. Phương pháp xác định độ mẫn cảm của các chủng vi khuẩn phân lập được từ
dịch tử cung lợn bằng kháng sinh đồ theo cách khuếch tán trên thạch của
Kirby – bauer (1996).

29

2.5.5. Phương pháp xác định các chỉ tiêu lâm sàng

30

2.5.6. Phương pháp bố trí thí nghiệm giữa hai lô thí nghiệm (trên đàn lợn nái và đàn
lợn con theo mẹ)

30

2.5.7. Phương pháp xử lý số liệu

31

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN


32

3.1.

Kết quả khảo sát tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA tại các trại trên địa bàn
huyện Chi Lăng, Hữu Lũng và Cao Lộc

32

3.2.

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

35

3.3.
37

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái mắc hội chứng MMA

3.4.

Các biện pháp phòng hội chứng MMA ở đàn lợn nái

3.5.

Kết quả phân lập và giám định thành phần vi khuẩn trọng dịch âm đạo, tử
cung lợn nái bị viêm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


39
43

Page 4


3.6.

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ dịch
viêm tử cung của lợn nái măc hội chứng MMA với một số thuốc kháng sinh
45

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


3.7.

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA ở đàn lợn nái nuôi tại các trại
tỉnh Lạng Sơn

46

KẾT LUẬN VÀ ðỀ NGHỊ

55

1. Kết luận


55

2. ðề nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

PHỤ LỤC

60

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


DANH MỤC BẢNG

STT

TÊN BẢNG

TRÀNG

3.1


Tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA tại một số trang trại tỉnh Lạng Sơn

32

3.2

Ảnh hưởng của hội chứng MMA đến năng suất sinh sản của lợn nái

36

3.3

Một số chỉ tiêu lâm sàng của lợn nái bình thường và của lợn nái bị
viêm tử cung, viêm vú, mất sữa

3.4

38

Thành phần vi khuẩn có trong dịch tử cung lợn nái mắc Hội chứng
MMA

3.5

44

Kết quả xác định tính mẫn cảm của các loại vi khuẩn phân lập được từ
dịch viêm tử cung của lợn nái măc hội chứng MMA với một số thuốc
kháng sinh


3.6

46

Kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA và khả năng sinh sản ở
lợn nái sau khi khỏi bệnh

48

3.7

Kết quả thử nghiệm phòng hội chứng MMA ở lợn nái

50

3.8

Kết quả theo dõi một số chỉ tiêu đàn lợn con của các nái được phòng
hội chứng MMA

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

53

Page 6


DANH MỤC HÌNH

STT


TÊN HÌNH

TRÀNG

1.1

Sơ đồ về Cơ chế phát sinh chứng mất sữa

19

1.2

Cơ chế phát sinh chứng viêm tử cung

19

1.3

Cơ chế phát sinh chứng viêm vú

20

3.1

Biểu diến tỷ lệ lợn nái mắc hội chứng MMA

34

3.2


Biểu diễn khả năng sinh sản của lợn nái sau khi khỏi bệnh

49

3.3

Biểu diễn kết quả thử nghiệm điều trị hội chứng MMA

49

3.4

Biểu diễn kết quả thử nghiệm phòng hội chứng MMA

51

3.5

Biểu diễn kết quả theo dõi 1 số chỉ tiêu đàn lợn con của các nái được
phòng hội chứng MMA.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

54

Page vii


MỞ ðẦU


1. Tính cấp thiết của đề
tài
Chăn nuôi là nghề truyền thống của nông dân Việt Nam, nhất là chăn nuôi
lợn. Ở nước ta, nguồn thực phẩm chủ yếu chiếm hơn 75% thị phần là thịt lợn. Do
vậy để chăn nuôi được nhiều lợn đáp ứng nhu cầu thực phẩm trong nước và cùng
với việc phát triển chăn nuôi lợn thịt, chăn nuôi lợn nái sinh sản cũng không ngừng
tăng trưởng, đặc biệt nhiều trang trại đã nuôi hàng trăm lợn nái ngoại để sản xuất
con giống. ðây thực sự là một cuộc cách mạng về giống lợn ở nước ta, góp phần
quan trọng vào việc nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi lợn
trong những năm vừa qua. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ và sự chuyển
đổi phương thức chăn nuôi, tình hình dịch bệnh trên đàn lợn cũng diễn biến hết sức
phức tạp và không ngừng gia tăng, một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm như: Tụ
huyết trùng, Lở mồm long móng (LMLM), Suyễn, Tai xanh (PRRS) ... đã gây ảnh
hưởng không nhỏ tới năng suất, chất lượng và hiệu quả của chăn nuôi lợn. Theo các
nhà chăn nuôi và các nhà khoa học, một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả
năng sinh sản của lợn nái ở nước ta hiện nay là mắc hội chứng MMA (viêm tử cung
– Metritis, viêm vú – Mastitis, mất sữa – Agalactiae). Hội chứng MMA do nhiều
nguyên nhân gây ra như: các vi khuẩn Salmonella, E.coli, Streptococcus,
Bruccella… bên cạnh đó là điều kiện vệ sinh chăn nuôi kém, quá trình chăm sóc,
nuôi dưỡng không đảm bảo… Tất cả những nguyên nhân trên cùng gây ra triệu
chứng con vật bị viêm tử cung, viêm vú và mất sữa. Hội chứng MMA ảnh hưởng
trực tiếp đến các chu kỳ sau lợn con không đủ sữa bú, chất lượng của sữa mẹ bị ảnh
hưởng, khối lượng lợn con sau cai sữa thấp, giảm tăng trưởng, tăng tỷ lệ lợn con
chết ở giai đoạn theo mẹ và làm giảm khả năng sinh sản của lợn nái, làm giảm số
lứa đẻ trong năm hoặc có thể làm mất khả năng sinh sản của lợn nái, dẫn đến hậu
quả nái sinh sản phải bị loại bỏ sớm. Không những thế hội chứng MMA còn là
nguyên nhân làm cho tỷ lệ mắc bệnh tiêu chảy ở các đàn lợn con trong giai đoạn bú
mẹ... dẫn đến tăng chi phí về thức ăn, chẩn đoán và điều trị bệnh, gây thiệt hại đáng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 1


kể cho người chăn nuôi. ðã có rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu về hội chứng
MMA ở lợn nái nuôi theo mô hình trang trại và tìm ra được biện pháp phòng trị
hiệu quả. Tuy nhiên chưa có nghiên cứ đi sâu về hội chứng này trên các đàn lợn nái
tại các trang trại nhỏ. Với mục đích góp phần hoàn chỉnh quy trình kỹ thuật chăn
nuôi lợn nái để ngăn ngừa hội chứng MMA chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Tình hình hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (MMA) trên đàn lợn nái
nuôi tại một số trang trại tỉnh Lạng Sơn và ứng dụng một số phương pháp
phòng, trị”
2. Mục đích đề tài nghiên
cứu
Xác định được tỷ lệ MMA trên đàn lợn nái nuôi tại một số gia trại, trang
trại tỉnh Lạng Sơn
Phân lập được các chủng vi khuẩn trong hội chứng MMA và thử nghiệm
được các phác đồ điều trị phù hợp trên đàn lợn nái của hội chứng MMA
3. Ý nghĩa khoa
học
Từ kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà quản lý và người chăn nuôi hiểu
biết thêm về hội chứng MMA. ðánh giá chính xác sự ảnh hưởng của hội chứng trên
đến năng suất của lợn nái và các yếu tố ảnh hưởng, tỷ lệ tiêu chảy của đàn lợn con.
ðưa ra được phác đồ điều trị và biện pháp phòng ngừa hội chứng MMA ở
lợn nái sinh sản có hiệu quả mang lại lợi ích cho người chăn nuôi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 2



Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1. Khái quát hội chứng MMA ở lợn nái sinh sản
Theo ðặng ðắc Thiệu (1978); Lê Minh Trí (1985); Berstchinger và Pohlenz
(1980); Radostits và cộng tác viên (1997), những biểu hiện lâm sàng sau khi lợn nái
từ 12 – 72 giờ bao gồm hiện tượng sốt (Persson và cộng sự, 1989), tử cung tiết
nhiều dịch viêm (viêm tử cung); vú sưng cứng, nóng và đỏ lên (viêm vú); sữa giảm
hay mất sữa được gọi là hội chứng viêm tử cung, viêm vú, mất sữa (Gardner và
cộng sự, 1990). Trên từng cá thể có thể xuất hiện với từng chứng riêng biệt hoặc kết
hợp 2-3 triệu chứng cùng lúc, trong đó chứng viêm tử cung thường xuất hiện với tần
số cao (Lê Minh Trí, 1985).
Theo Taylor (1995), hội chứng MMA phải kết hợp cả ba chứng viêm vú,
viêm tử cung và mất sữa trên cùng một các thể lợn nái (trích dẫn bởi Nguyễn Như
Pho, 2002).
Trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng thuật ngữ hội chứng
MMA theo quan điểm của Theo ðặng ðắc Thiệu (1978); Lê Minh Trí (1985);
Berstchinger và Pohlenz (1980) để diễn tả những cá thể bị viêm tử cung kèm theo
mất sữa hoặc viêm tử cung kèm theo viêm vú được xem là mắc hội chứng MMA
trên lợn nái sau khi sinh (trường hợp lớn nái bị viêm vú kèm theo mất sữa chúng tôi
không nghiên cứu vì khi lợn nái mắc triệu chứng này do nhiều nguyên nhân).
Trường hợp trên lợn nái sau sinh xuất hiện cả ba triệu chứng trên một cá thể gọi là
thể điển hình của hội chứng MMA.
1.1.1. Bệnh viêm tử cung ở lợn nái (Metritis)
1.1.1.1. Nguyên nhân của bệnh viêm tử cung
Viêm tử cung là một quá trình vật lý thường xảy ra ở gia súc cái sinh sản sau
đẻ. Quá trình viêm phá hủy các tế bào tổ chức của các lớp hay các tầng tử cung gây
rối loạn sinh sản ở gia súc cái làm ảnh hưởng lớn, thậm chí làm mất khả năng sinh
sản ở gia súc cái theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002).

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 3


Theo các tác giả ðào Trọng ðạt, Phan Thanh Phượng, Lê Ngọc Mỹ, Huỳnh
Văn Kháng (2000), bệnh viêm tử cung ở lợn nái thường do các nguyên nhân sau:
- Công tác phối giống không đúng kỹ thuật, nhất là phối giống bằng phương
pháp thụ tinh nhân tạo làm xây xát niêm mạc tử cung, dụng cụ dẫn tinh không được
vô trùng khi phối giống có thể đưa vi khuẩn từ ngoài vào tử cung lợn nái gây viêm
- Lợn nái phối giống trực tiếp, lợn đực mắc bệnh viêm bao dương vật hoặc
mang vi khuẩn từ những con lợn nái khác đã viêm tử cung, viêm âm đạo truyền
sang cho lợn khỏe.
- Lợn nái đẻ khó phải can thiệp bằng thủ thuật gây tổn thương niêm mạc tử
cung, vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, viêm tử cung kế phát.
- Lợn nái sau đẻ bị sát nhau xử lý không triệt để cũng dẫn tới viêm tử cung
- Do kế phát từ một số bệnh truyền nhiễm như: sảy thai truyền nhiễm, phó
thương hàn, bệnh lao… gây viêm.
- Do vệ sinh chuồng đẻ, vệ sinh bộ phận sinh dục lợn nái trước và sau đẻ
không sạch sẽ trong thời gian đẻ cổ tử cung mở vi sinh vật có điều kiện xâm nhập
và gây viêm.
Ngoài các nguyên nhân trên viêm tử cung còn có thể là biến chứng nhiễm
trùng do vi khuẩn xâm nhập vào dạ con gây nên trong thời gian động đực (vì lúc đó
cổ tử cung mở), vi khuẩn xâm nhập và tử cung theo đường máu và viêm tử cung là
một trong những triệu chứng lâm sàng chung (Theo Lê Văn Năm và cộng sự 1997).
Nhiễm khuẩn tử cung theo đường máu là do vi khuẩn sinh trưởng ở một cơ
quan nào đó có kèm theo bại huyết, do vậy có trường hợp lợn hậu bị chưa phối
nhưng đã bị viêm tử cung.
1.1.1.2. Hậu quả của bệnh viêm tử cung
Tử cung là một trong những bộ phận quan trọng nhất trong cơ quan sinh dục

của lợn nái, nếu tử cung xảy ra bất kỳ quá trình vật lý nào thì đều ảnh hưởng rất lớn
tới khả năng sinh sản của lợn mẹ và sự sinh trưởng, phát triển của lợn con.
Theo Trần Tiến Dũng và cộng sự (2002) và Trần Thị Dân (2004) khi lợn nái
bị viêm tử cung sẽ dẫn tới một số hậu quả chính sau :
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 4


- Khi lợn bị viêm tử cung dễ dẫn tới sảy thai: Lớp cơ trơn ở thành tử cung có
đặc tính co thắt. Khi mang thai, sự co thắt của cơ tử cung giảm đi dưới tác dụng của
Progesterone, nhờ vậy phôi có thể bám chặt vào tử cung. Khi tử cung bị viêm cấp
tính do nhiễm trùng, tế bào lớp nội mạc tử cung tiết nhiều Protaglandin, PGF2α gây
phân hủy thể vàng ở buồng trứng bằng cách bám vào tế bào của thể vàng để làm
chết tế bào và gây co mạch hoặc làm thoái hóa các mao quản ở tế bào nên giảm lưu
lượng máu đi đến thể vàng. Thể vàng bị phá hủy, không tiết Progesterone nữa, do
đó hàm lượng Progesterone sẽ giảm làm cho tính trương lực co của cơ tử cung tăng
nên gia súc cái có chửa dễ bị sảy thai.
Lớp nội mạc của tử cung có nhiệm vụ tiết các chất vào lòng tử cung để
giúp phôi thai phát triển, khi lớp phôi nội mạc bị viêm cấp tính, lượng
Progesterone giảm nên khả năng tăng sinh và tiết dịch của niêm mạc tử cung giảm,
do đó bào thai nhận được ít thậm chí không nhận được dinh dưỡng từ mẹ nên phát
triển kém hoặc chết lưu.
- Sau khi sinh con lượng sửa giảm hoặc mất hẳn sữa nên lợn con trong giai
đoạn theo mẹ thường bị tiêu chảy. Khi lợn nái bị nhiễm trùng tử cung, trong đường
sinh dục thường có mặt của vi khuẩn E.Coli, vi khuẩn này tiết ra độc tố làm ức chế
sự phân tiết kích thích tố tạo sữa Prolactin từ tuyến yên, do đó lợn nái ít hoặc mất
hẳn sữa. Lượng sửa giảm, thành phần sữa cũng thay đổi nên lợn con thường bị tiêu
chảy còi cọc.
- Lợn nái bị viêm tử cung mãn tính sẽ không có khả năng động dục trở lại:

Nếu tử cung bị viêm mãn tính thì sự phân tiết PGF2α giảm, do đó thể vàng vẫn tồn
tại, vẫn tiếp tục tiết Progesterone. Progesterone ức chế thùy trước tuyến yên tiết ra
LH, do đó ức chế sự phát triển của noãn bao buồng trứng, nên lợn nái không thể
động dục trở lại được và không thải trứng được.
Theo F.Madec và C.Neva (1995), ảnh hưởng nhất trên lâm sàng mà người
chăn nuôi và bác sĩ thú y nhận thấy ở lợn viêm tử cung lúc sinh đẻ là: chảy mủ ở âm
hộ, sốt, bỏ ăn. Mặt khác, các cơ quá trình bệnh lý xảy ra lúc sinh đẻ ảnh hưởng rất
lớn đến năng suất sinh sản của lợn nái sau này. Tỷ lệ phối giống không đạt tăng lên
ở đàn lợn nái viêm tử cung sau khi đẻ. Hiện tượng viêm tử cung kéo dài từ lứa đẻ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 5


trước đến lứa đẻ sau là nguyên nhân làm giảm độ mắn đẻ. Mặt khác viêm tử cung là
một trong các nguyên nhân dẫn đến hội chứng MMA, từ đó làm cho tỷ lệ lợn con
nuôi sống thấp. ðặc biệt, nếu viêm tử cung kèm theo viêm bàng quang thì còn ảnh
hưởng tới hoạt động của buồng trứng.
Qua đó cho thấy, hậu quả của viêm tử cung là rất lớn, để tỷ lệ mắc bệnh giảm
người chăn nuôi phải có những hiểu biết nhất định về bệnh, từ đó tìm ra biện pháp
để phòng và điều trị hiệu quả.
1.1.1.3. Các thể viêm tử cung
Theo ðặng ðình Tín (1985), bệnh viêm tử cung được chia làm 3 thể: viêm
nội mạc tử cung, viêm cơ tử cung, viêm tương mạc tử cung.
a. Viêm nội mạc tử cung (Endometritis)
Viêm nội mạc tử cung là viêm lớp niêm mạc của tử cung, đây là một trong
các nguyên nhân làm giảm khả năng sinh sản của gia súc cái, nó cũng là thể bệnh
phổ biến và chiếm tỷ lệ cao trong các bệnh của viêm tử cung. Viêm nội mạc tử cung
thường xảy ra sau khi gia súc sinh đẻ nhất là trong trường hợp đẻ khó phải can thiệp
làm niêm mạc tử cung bị tổn thương, tiếp đó là các vi khuẩn Streptococcus,

Staphylococus, E.Coli, Salmonella, C.Pyogenes, Bruccella, roi trùng Trichomonas
Foetus… Xâm nhập và tác động lên lớp niêm mạc gây viêm.
Theo Nguyễn Hữu Ninh, Bạch ðăng Phong (2000), bệnh viêm nội mạc tử
cung có thể chia 2 loại…
- Viêm nội mạc tử cung thể Cât cấp tính có mủ, chỉ gây tổn thương ở niêm
mạc tử cung.
- Viêm nội mạc tử cung thể màng giả, tổ chức niêm mạc đã bị hoại tử, tổn
thương lan sâu xuống dưới tầng của cơ tử cung và chuyển thành viêm hoại tử.
Viêm nội mạc tử cung thể Cata cấp tính có mủ (Endomestritis Puerperalis):
Lợn bị bệnh này thân nhiệt hơi cao, ăn kém, lượng sữa giảm. Con vật có trạng thái
đau đớn nhẹ, có khi con vật cong lưng rặn, tỏ vẻ không yên tính. Từ âm hộ chảy ra
hỗn dịch, niêm dịch lẫn với dịch viêm, mủ, lợn cợn những mảnh tổ chức chết… khi
con lợn nằm xuống dịch viêm thải ra ngày càng nhiều hơn. Xung quanh âm môn,
gốc đuôi, hai bên mông dính nhiều dịch viêm, có khi nó lại khô thành từng đám vẩy
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 6


màu trắng xám. Kiểm tra qua âm đạo, niêm dịch và dịch rỉ viêm thải ra nhiều. Cổ tử
cung hơi mở và có mủ chảy qua cổ tử cung. Niêm mạc âm đạo bình thường.
Viêm nội mạc tử cung thể màng giả: Ở thể viêm này, niêm mạc tử cung
thường bị hoại tử. Những bết thương đã ăn sâu và tầng cơ của tử cung và chuyển
thành hoại tử. Lợn nái mắc bệnh này thường xuất hiện triệu chứng toàn thân rõ:
Thân nhiệt tăng cao, lượng sữa giảm có khi hoàn toàn mất sữa, kế phát viêm vú, ăn
uống giảm xuống. Con vật đau đớn, luôn rặn, lưng và đuôi cong lên. Từ cơ quan
sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch: dịch viêm, máu, mủ, lợn cợn những mảnh tổ
chức hoại tử, niêm dịch.
b. Viêm cơ tử cung (Myometritis Puerperalis)
Viêm cơ tử cung thường kế phát từ viêm nội mạc tử cung thể màng giả.

Niêm mạc tử cung bị thấm dịch thẩm xuất, vi khuẩn xâm nhập và phát triển sâu vào
tổ chức làm niêm mạc bị phân giải, thối rữa gây tổn thương cho mạch quản và lâm
ba quản, từ đó làm lớp cơ và một ít lớp tương mạc tủa tử cung bị hoại tử. Nếu bệnh
nặng, can thiệp chậm có thể dẫn tới nhiễm trùng toàn thân, huyết nhiễm trùng hoặc
huyết nhiễm mủ. Có khi do lớp cơ và lớp tương mạc của tử cung bị phân giải mà tử
cung bị thủng hoặc tử cung bị hoại tử từng đám to (Nguyễn Hữu Ninh, Bạch ðăng
Phong, 2000)
Lợn nái bị bệnh này thường biểu hiện triệu chứng toàn thân rõ ràng: Thân
nhiệt tăng cao, mỏi mệt, ủ rũ, ăn uống giảm, lượng sữa giảm hoặc mất hẳn. Mép âm
đạo tím thẫm, niêm mạc âm đạo khô, nóng mày đỏ thấm. Gia súc biểu hiện trạng thái
đau đớn, rặn liên tục. Từ cơ quan sinh dục luôn thải ra ngoài hỗn dịch màu đỏ nâu,
lợn cợn mủ và những mảnh tổ chức thối rữa nên có mùi tanh, thối. Con vật thường
kế phát viêm vú, có khi viêm phúc mạc. Thể viêm này thường ảnh hưởng đến quá
trình thụ thai và sinh đẻ lần sau. Có trường hợp điều trị khỏi nhưng gia súc vô sinh.
c. Viêm tương mạc tử cung (Perimetritis Puerperali)
Theo ðặng ðình Tín (1985), viêm tương mạc tử cung thường kế phát từ
viêm cơ tử cung. Thể viêm này thường cấp tính cục bộ, toàn thân xuất hiện những
triệu chứng điển hình và nặng. Lúc đầu lớp tương mạc tử cung có màu hồng, sau

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 7


chuyển sang đỏ sẫm, sần sùi mất tính bóng trơn. Sau đó các tế bào bị hoại tử và
bong ra, dịch thẩm xuất tăng tiết. Nếu bị viêm nặng, nhất là viêm có mủ, lớp tương
mạc có thể dính với các tổ chức xung quanh gây nên tình trạng viêm mô tử cung
(thể Perumetritis), thành tử cung dầy lên, có thể phát viêm khúc mạc.
Lợn nái biểu hiện triệu chứng toàn thân: nhiệt độ tăng cao, mạch nhanh, con
vật ủ rũ mệt mỏi, uể oải, đại tiện khó khăn, ăn uống kém hoặc bỏ ăn. Lượng sữa rất

ít hoặc mất hẳn, thường kế phát viêm vú. Con vật luôn biểu hiện trạng thái đau đớn,
khó chịu, lưng và đuôi cong, rặn liên tục. Từ âm hộ thải ra ngoài rất nhiêu hỗn dịch
lẫn mủ và tổ chức hoại tử, có mầu nâu và mùi thối khắm. Khi kích thích vào thành
bụng thấy con vật có phản xạ đau rõ hơn, rặn nhanh hơn, từ âm hộ chảy ra nhiều
dịch hơn. Trường hợp một số vùng của tương mạc đã dính với các bộ phận xung
quanh thì có thể phát hiện được trạng thái thay đổi vị trí và hình dáng của tử cung,
có khi không tìm thấy một hoặc cả hai buồng trứng. Nếu điều trị không kịp thời sẽ
chuyển thành viêm mãn tính, tương mạc đã dính với các bộ phân xung quanh thì
quá trình thụ tinh và sinh đẻ lần sau sẽ gặp nhiều khó khăn, có thể dẫn tới vô sinh.
Thể viêm này thường kế phát bệnh viêm phúc mạc, bại huyết, huyết nhiễm mủ.
1.1.1.4. Chẩn đoán viêm tử cung
Xuất phát từ quan điểm lâm sàng thì bệnh viêm tử cung thường biểu hiện vào
lúc đẻ và thời kỳ tiền động đực, vì vậy đây là thời gian cổ tử cung mở nên dịch
viêm có thể chảy ra ngoài. Số lượng mủ không ổn định, từ vài ml cho tới 200ml
hoặc hơn nữa. Tính chất mủ cũng khác nhau, từ dạng dung dịch mày trắng loãng
cho tới màu xám hoặc vàng, đen như kem, có thể màu máu cá. Người ta thấy rằng
thời kỳ sau sinh đẻ hay xuất hiện viêm tử cung cấp tính, viêm tử cung mãn tính
thường gặp trong thời kỳ cho sữa. Hiện tượng chảy mủ ở âm hộ có thể cho phép
nghi viêm nội mạc tử cung (F.Medec và C.Neva (1995).
Tuy nhiên cần phải đánh giá chính xác tính chất của mủ, đôi khi có những
mảng trắng giống như mủ đọng lại ở âm hộ nhưng lại có thể là chất kết tinh của
nước tiểu từ trung bàng quang chảy ra. Các chất đọng trong âm hộ lợn nái còn có
thể là do viêm bàng quang có mủ gây ra.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 8


Khi lợn nái mang thai, cổ tử cung sẽ đóng rất chặt vì vậy nếu có mủ chảy ra thì

có thể là do viêm bàng quang. Nếu mủ chảy ra ở thời kỳ động đực thì có thể bị nhầm
lẫn.
Như vậy, việc kiểm tra mủ chảy ra ở âm hộ chỉ có tính chất tương đối. Với
một trại có nhiều biểu hiện mủ chảy ra ở âm hộ, ngoài việc kiểm tra mủ nên kết hợp
xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra cơ quan tiết niệu sinh dục. Mặt khác, nên kết hợp
với đặc điểm sinh lý sinh dục của lợn nái để chuẩn đoán cho chính xác.
Mỗi thể viêm khác nhau biểu hiên triệu chứng khác nhau và có mức độ ảnh
hưởng khác nhau tới khả năng sinh sản của lợn nái. ðể hạn chế tối thiểu hậu quả do
viêm tử cung gây ra cần phải chuẩn đoán chính xác mỗi thể viêm từ đó đưa ra phác
đồ điều trị tối ưu nhằm đạt được hiệu quả điều trị cao nhất, thời gian điều trị ngắn
nhất, chi phí rẻ nhất.
ðể chẩn đoán người ta dựa vào những triệu chứng điển hình ở cục bộ cơ
quan sinh dục và triệu chứng toàn thân, có thể dựa vào các chỉ tiêu ở bảng sau:
STT
1
2

Các chỉ tiêu để

Viêm nội mạc

Viêm cơ

Viêm tương mạc

Sốt nhẹ

Sốt cao

Sốt rất cao


Hồng, nâu đỏ

Nâu rỉ sắt

Tanh

Tanh thối

Thối khắm

Phản ứng đau

ðau nhẹ

ðau rõ

ðau rất rõ

Phản ứng co của cơ

Phản ứng co

Phản ứng co

Phản ứng co

tử cung

giảm


rất yếu

mất hẳn

Bỏ ăn hoàn toàn

Bỏ ăn hoàn toàn

phân biệt
Sốt
Dịch viêm

Màu
Mùi

3
4
5

Bỏ ăn

Trắng xám,
trắng sữa

Bỏ ăn một phần
hoặc hoàn toàn

* ðối với lơn nái sau khi đẻ có thể đựa trên cách tính điểm sau:
+ Số ngày chảy mủ, tính từ ngày đầu tới ngày thứ năm sau khi sinh, 1

ngày = 1 điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 9


+ Bỏ ăn từ ngày đầu tới ngày thứ năm sau khi sinh, 1 ngày = 1 điểm, nếu bỏ
ăn một phần tính bằng ½ điểm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page
10


+ Ngưỡng thân nhiệt để tính sốt và số ngày bị sốt là 39.8 C, 1 ngày = 1 điểm.
Tổng số điểm được dùng để đánh giá mức độ nghiêm trọng của điểm như sau:
+ Tổng số điểm dưới 1 điểm: Không có vấn đề
+ Tổng số điểm từ 2-5 điểm: Mắc bệnh nhẹ đến trung bình.
+ Tổng số điểm trên 6 điểm: Bệnh nghiêm trọng.
Lưu ý: Chẩn đoán viêm tử cung cần rất cẩn thận, phải theo dõi thường
xuyên vì mủ chảy ra ở âm hộ chỉ mang tính chất thời điểm và có khi bị viêm tử
cung nhưng không sinh mủ.
1.1.2. Viêm vú (Mastitis)
Nguyên nhân gây ra viêm vú thông thường nhất là trầy xước vú do sàn, nền
chuồng nhám, vi trùng xâm nhập vào tuyến sữa. Hai loại vi khuẩn chính gây bệnh
là Staphylococusaureus và Streptococusaugalatiae.
Các nguyên nhân khác gây viêm như: số con quá ít không bú hết lượng sữa
sản xuất, kế phát từ viêm tử cung nặng, hoặc do kỹ thuật cạn sữa không hợp lý

trong trường hợp cại sữa sớm. Do vệ sinh không đảm bảo, chuồng trại quá nóng
hoặc quá lạnh. Do lợn mẹ sát nhau, lơn con khi đẻ ra không được bấm nanh ngay.
Lợn mẹ ăn quá nhiều thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao làm lượng sữa
tiết ra quá nhiều gây ứ đọng lại trong vú tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập phát
triển mạnh mẽ về số lượng và động lực.
Với nguyên nhân chấn thương cơ học hoặc lơn con không bú hết sữa, bệnh
viêm vú chỉ xuất hiện trên một vài vú. Trường hợp kế phát viêm tử cung hoặc cạn
sữa không hợp lý , nhiều vú hoặc có khi toàn bộ bầu vú bị viêm.
Triệu chứng của vú viêm biểu hiện rõ với các đặc điêm: vú căng cứng, nóng
đỏ, có biểu hiện đau khi sờ nắn, không xuống sữa nếu vắt mạnh sữa chảy ra có
nhiều lợn cợn lẫn máu, sau 1-2 ngày thấy có mủ, lợn mẹ giảm ăn hay bỏ ăn sốt cao
40 - 41,5 độ.
Tùy số lượng vú bị viêm lợn nái có biểu hiện khác nhau: nếu do nhiễm trùng
trực tiếp vào bầu vú, thì đa số trường hợp này chỉ một vài bầu vú bị viêm tuy vậy
lợn nái cũng lười cho con bú, lợn con thiếu sữa liên tục đòi bú, kêu rít; đồng thời do
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 10


bú sữa bị viêm gây nhiễm trùng đường ruột lợn con bị tiêu chảy toàn đàn. Trường
hợp viêm tử cung có mủ dẫn đến nhiễm trùng máu thì toàn bộ các bầu vú đều bị
viêm. ðây là biểu hiện điển hình của hội chứng MMA. Trường hợp này cần ghép
lợn con và loại thải lợn nái.
Nếu được điều trị hợp lý lợn nái sẽ khỏi bệnh sau 3-5 ngày; kháng sinh điều
trị hiệu quả viêm vú gồm: Ampicilne, Cephalexine, Gentamycine…Ngoài ra có thể
sử dụng Corticoide để giảm viêm. Tuy nhiên nên điều trị nái bị viêm trong một thời
gian nhất định vì việc điều trị không hợp lý sẽ làm sơ hóa, teo bầu vú và giảm sản
lượng sữa ở các kỳ sau.
1.1.3. Mất sữa (Agalactia)

Mất sữa thường gặp ở lợn nái sau khi đẻ với những biểu hiện đặc trưng: núm
vú bị teo dần và cứng lại, lợn con bị đói sữa kêu rít, liên tục đòi bú, thể trạng gầy
sút, da khô, lợn mẹ không có sữa nằm sấp xuống để giấu bầu vú không cho con bú.
Chứng mất sữa thường do các nguyên nhân sau: Lợn mẹ sót nhau, nhau còn
sót tồn tại trong tử cung từ đó luôn tiết ra Folliculin ngăn trở sự phân tiết Prolactin
là cho tuyến vú không sinh ra nữa. Chứng mất sữa thường đi kèm trong các bệnh
gây sốt cao như: Viêm tử cung có mủ, các trường hợp sốt do nguyên nhân bệnh
khác như bệnh truyền nhiễm, viêm phổi, viêm vú… cũng gây mất sữa hoàn toàn.
Do lợn mẹ bị sụt Canxi huyết. Do đẻ khó làm quá trình sinh đẻ kéo dài tiêu hao
nhiều năng lượng mà năng lượng ấy lại được lấy từ chất bột đường, chất bột đường
không được chuyển hóa thành đạm, từ đạm thành sữa, do khẩu phần ăn thiếu chất
bột đường nên khi chất bột đường nên khi chất bột đường cạn tuyến vú căng nhưng
không có sữa. Thiếu vitamin C để đồng hóa chất bột đường thành đạm, gây viêm vú
và mất sữa. Thời tiết quá nóng lượng nước uống thiếu cũng là nguyên nhân dẫn đến
kém sữa. Trong bệnh viêm tử cung nhẹ, viêm vài bầu vú, sự mệt nhọc sau khi sinh
chỉ làm kém sữa trong thời gian ngắn (2-3 ngày). Ngoài ra còn một số nguyên nhân
khác dẫn đến mất sữa như: Bệnh sốt sữa, bại liệt sau khi sinh. Nái béo do ăn quá
nhiều trong giai đoạn hậu bị, mỡ tích nhiều trong tuyến vú, chèn ép làm tuyến vú
phát triển yếu, cho ăn nhiều trong giai đoạn mang thai dẫn đến sự chán ăn sau khi

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 11


sinh. Các trường hợp mất sữa thường khó rất điều trị, biện pháp tốt nhất là cai sữa
từ đàn con sớm hoặc ghép bầy tách lợn nái. Chỉ trong trường hợp kém sữa, các biện
pháp kích thích lợn nái ăn, cung cấp đầy đủ nước uống, truyền nước, tiêm Oxytoxin
hoặc sử dụng các chế phẩm có chứa Cazein-Iode mới có hiệu quả.
1.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn

nái
1.2.1. Ảnh hưởng của yếu tố di truyền
- Yếu tố giống: Sự khác nhau giữa các giống lợn về các tính trạng năng suất
sinh sản đã được nhiều tác giả công bố. Dựa vào năng suất sinh sản và sức sản xuất
thịt các giống lợn được chia làm 4 nhóm chính. Với mục đích đa dạng các giống
như Yorkshire, Landrace, một vài dòng nguyên chủng được xếp vào loại có khả
năng sản xuất thịt và sinh sản khá. Các giống chuyên dụng “dòng bố” như Pietran,
Landrace Bỉ, Hampshire và Poland- China có tăng suất sinh sản trung bình nhưng
năng suất thịt cao. Các giống chuyên dụng “dòng mẹ” đặc biệt là một số giống
nguyên sản của Trung Quốc như Taihu (điển hình là) có năng suất sinh sản đặc biệt
cao nhưng năng suất kém. Cuối cùng là nhóm giống “nguyên sản” có năng suất sinh
sản cũng như năng suất thịt thấp nhưng có khả năng thích nghi tốt với môi trường
riêng của chúng. Các giống “dòng bố” thường có năng suất sinh sản thấp hơn so với
các giống đa dạng. Ngoài ra chúng có chiều hướng hơi kém về khả năng nuôi con,
điều này được minh chứng là chúng có tỷ lệ lợn con chết trước lúc cai sữa cao hơn
so với giống đa dạng như Landrace và Large White.
Giống khác nhau thì sự thành thục về tính khác nhau. Gia súc có tầm vóc nhỏ
thì sự thành thục về tính thường sớm hơn gia súc có tầm vóc lớn. Lợn nội thành
thục về tính thường sớm hơn lợn ngoại. Ở các giống lợn khác nhau thì năng suất
sinh sản cũng khác nhau.
Theo Phạm Hữu Doanh và cộng sự (1985), tuổi thành thục về tính của lợn
cái ngoại và lợn cái lai muộn hơn lợn cái nội thuần chủng như Lợn Ỉ, Móng Cái,
Mường Khương… Các giống lợn nội này thường có tuổi thành thục vào 4-5 tháng
tuổi, lợn ngoại có tuổi thành thục thường là 6-8 tháng tuổi, Lợn Lai F1 (ngoại x nội)
có tuổi thành thục thường ở 6 tháng tuổi.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 12



- Hệ số di truyền: Cũng là yếu tố ảnh hưởng đến năng suất sinh sản của lợn
nái. ða số các tính trạng về năng suất sinh sản của lợn nái đều có hệ số di truyền
thấp. Hệ số di truyền của các chỉ tiêu sinh sản là thấp, vì vậy vấn đề đặt ra đối với
các nhà chọn giống là để nâng cao năng suất sinh sản của lợn nái, chỉ bằng cách
tăng cường qua trình chọn lọc, đáp ứng tối đa yêu cầu về môi trường để nâng cao
hiệu quả sản xuất.
1.2.2. Ảnh hưởng của yếu tố dinh dưỡng
Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thành thục về tính của lợn nái.
Cùng một giống nhưng nếu được nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lý tốt, gia súc phát
triển tốt thì sẽ thành thục về tính sớm hơn và ngược lại.
Thức ăn là nguồn cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho tất cả các hoạt động
sống của cơ thể, nó đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao năng suất và chất
lượng sản phẩm.
- Ảnh hưởng của Protein: Lợn nái ngoại khẩu phần ăn thường chiếm từ 1517% protein, tùy thuộc vào thể trạng và các giai đoạn. Theo tiêu chuẩn Việt Nam
(1994) thì hàm lượng protein trong thức ăn đối với lợn nái chửa là 14%, đối với nái
nuôi con là 16%. Tuy nhiên việc cung cấp protein cho lợn nái còn phụ thuộc vào số
con để nuôi và thể trạng của con mẹ. Qua nhiều nghiên cứu cho thấy cung cấp
protein có nguồn gốc từ động vật năng suất sinh sản của vật nuôi cao hơn so với
protein có nguồn gốc từ thực vật. Nếu cung cấp thừa hay thiếu protein đều ảnh
hưởng tới sinh sản của lợn nái. Nếu thiếu ở giai đoạn mang thai sẽ làm khối lượng
sơ sinh thấp, số con đẻ ra ít, thể trạng yếu ớt. Ở giai đoạn nuôi con sẽ ảnh hưởng
đến số lượng và chất lượng sữa từ đó ảnh hưởng đến khả năng nuôi con của lợn mẹ.
Nếu cung cấp protein thừa ở giai đoạn mang thai sẽ làm tăng tỷ lệ thai chết, gây
lãng phí protein, không đem lại hiệu quả kinh tế. Hàm lượng protein có trong khẩu
phần thức ăn tùy thuộc vào từng giai đoạn nuôi dưỡng của lợn nái.
- Ảnh hưởng của năng lượng: Việc cung cấp năng lượng theo nhu cầu của
lợn nái cho từng giai đoạn có ý nghĩa rất quan trọng, vừa đảm bảo cho sinh lý bình
thường và nâng cao được năng suất sinh sản. Nếu cung cấp thừa hay thiếu năng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp


Page 13


lượng đều không tốt. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất sinh sản của lợn nái.
Cung cấp thừa năng lượng trong thời gian mang thai sẽ làm cho lợn nái béo gây
chết phôi, đẻ khó và sau khi đẻ sẽ kém ăn làm giảm khả năng tiết sữa đặc biệt là sữa
đầu, từ đó ảnh hưởng đến sức sống cũng như sự phát triển của đàn con. Nếu cung
cấp thiếu năng lượng cho lợn nái trong giai đoạn mang thai sẽ làm cho lợn nái quá
gầy, không đảm bảo cho quá trình sinh trưởng, phát triển của thai. Nếu thiếu trầm
trọng có thể dẫn đến tiêu thai, sẩy thai. Nhu cầu năng lượng phù hợp cho nái ngoại
và lợn nái lai ngoại là 3000-3100Kcal/kg thức ăn hỗn hợp. Khẩu phần ăn cho lợn
nái chửa kỳ I là 1,8-2,5kg/nai/ngày. Lợn nái chửa kỳ II là 2,5-3 kg/con/ngày. Nái
nuôi con trung bình là từ 4,5-5kg/con/ngày.
- Ảnh hưởng của khoáng chất: Lợn nái thiếu Ca, P, nguyên nhân là do trong
khẩu phần ăn thiếu Ca, hoặc thiếu vitamin D. Ca và P có trong khẩu phần ăn quyết
định bởi các thành phần các chất đó có trong nguyên liệu phối trộn. Trong khẩu
phần thức ăn của lợn nái không những phải cung cấp đầy đủ Ca và P mà phải cung
cấp đầy đủ vitamin D và có sự cân bằng giữa Ca và P, điều này rất cần thiết cho quá
trình hấp thu Ca và P.
Thiếu Ca và P ảnh hưởng rất lớn tới lợn nái, đặc biệt trong giai đoạn mang
thai, trong giai đoạn mang thai lợn mẹ cần rất nhiều Ca và P để cung cấp cho quá
trình tạo mô xương của bào thai, khi bị thiếu cơ thể mẹ huy động Ca và P trong các
mô xương ra, do đó hệ xương của cơ thể mẹ bị loãng và yếu dẫn đến lúc đẻ và sau
đẻ lợn nái dễ bị bại liệt. Ngược lại nếu thừa Ca và P cũng ảnh hưởng đến lợn nái và
gây ra một số bệnh như sỏi thận, gây lắng đọng Ca ở phủ tạng, thừa Ca và P làm
tăng nhu cầu Zn và vitamin K và cản trở sự hấp thụ P. Nhu cầu Ca, P phụ thuộc vào
từng giai đoạn của quá trình mang thai, bào thai chủ yếu phát triển vào giai đoạn
cuối của thời kỳ mang thai. Trong giai đoạn này cần lượng Ca và P lớn nhất. Trong
giai đoạn nuôi con lượng Ca và P còn phụ thuộc vào lượng sữa tiết ra mỗi ngày.

Ngoài ra một số khoáng vi lượng như: Fe, Br, Cu, Zn… cũng có vai trò quan trọng
từ các chức năng cấu tạo ở một số tế bào cho tới hàng loạt các chức năng điều hòa ở
các tế bào khác.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 14


×