Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Giải pháp thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở tỉnh bắc ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 159 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

------- [ \
-------

NGUYỄN THỊ KIỀU HƯƠNG

GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở TỈNH BẮC NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI, 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGUYỄN THỊ KIỀU HƯƠNG

GIẢI PHÁP THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
CÓ CÔNG VỚI CÁCH MẠNG Ở TỈNH BẮC NINH

CHUYÊN NGÀNH : QUẢN LÝ KINH TẾ


MÃ SỐ

: 60.34.04.10

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
GS.TS. ĐỖ KIM CHUNG

HÀ NỘI, 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa được ai công bố trong bất cứ
công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn này đã được cảm
ơn.
Bắc Ninh, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Hương

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page i



LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài: “Giải pháp thực thi
chính sách đối với người có công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh’’, tôi
nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ động viên của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi
xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc tới tất cả các cá nhân và tập thể đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong học tập và nghiên cứu.
Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo
khoa Kinh tế và phát triển nông thôn, Học viện Nông nghiệp Việt Nam và đặc
biệt là GS.TS Đỗ Kim Chung -Trưởng Bộ môn Phát triển nông thôn, trường
Đại học Nông nghiệp Hà Nội, người thầy trực tiếp hướng dẫn và đã dành
nhiều tâm huyết, tận tình hướng dẫn chỉ bảo tôi trong suốt quá trình nghiên
cứu đề tài này.
Ngoài ra trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài tôi còn nhận được sự
giúp đỡ, tạo điều kiện của Lãnh đạo Sở Lao động-TB và XH, sự cộng tác rất
nhiệt tình của đồng nghiệp trong Phòng Người có công, Sở Lao động-TB và
XH, Phòng Lao động-TB và XH các huyện, thị xã, thành phố; Sở Xây dựng; Bộ
CHQS tỉnh và các hộ gia đình người có công... đã tạo điều kiện cho tôi trong quá
trình điều tra thu thập số liệu, cũng như nghiên cứu thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của bạn bè và gia đình đã giúp đỡ
tôi thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ quý báu đó!
Bắc Ninh,, ngày

tháng năm 2015

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Kiều Hương


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN

i

LỜI CẢM ƠN

ii

MỤC LỤC

iii

DANH MỤC BẢNG

vi

DANH MỤC SƠ ĐỒ

viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ix


PHẦN I. MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

2

1.2

Mục tiêu

4

1.2.1

Mục tiêu chung

4

1.2.2

Mục tiêu cụ thể

4

1.3


Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4

1.3.1

Đối tượng nghiên cứu

4

1.3.2

Phạm vi nghiên cứu

4

PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI
CÁCH MẠNG
2.1
2.1.1

6

Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công với cách 6
mạng
Khái niệm, quan niệm bản chất về thực thi chính sách đối với người
có công với cách mạng


6

2.1.2

Vai trò của thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng 8

2.1.3

Đặc điểm chính sách người có công với cách mạng và thực
thi chính sách đối với người có công với cách mạng

2.1.4

9

Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách đối với người có công
với cách mạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

9

Page 3


2.1.5

Các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người có
công với cách mạng


24

2.2

Cơ sở thực tiễn về thực thi chính sách người có công.

25

2.2.1

Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công với cách
mạng
ở tỉnh Bắc Giang

26

Kinh nghiệm thực thi chính sách đối với người có công với cách
mạng
tại tỉnh Phú Yên

28

Những bài học kinh nghiệm rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

30

2.2.2
2.2.3


PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
31
3.1

Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

31

3.1.1

Đặc điểm tự nhiên và điều kiện kinh tế

31

3.1.2

Đặc điểm, cơ cấu số lượng người có công

35

3.2

Phương pháp nghiên cứu

39

3.2.1

Phương pháp tiếp cận


39

3.2.2

Chọn điểm nghiên cứu

40

3.2.3

Phương pháp thu thập số liệu, tài liệu, thông tin

41

3.2.4

Phương pháp xử lý phân tích số liệu, thông tin

44

3.2.5

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu liên quan đến thực thi chính sách

3.2.6

đối với người có công với cách mạng

45


Phương pháp phân tích

46

PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1

47

4.1.2

Thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với cách
47
mạng
Tổ chức bộ máy thực thi chính sách đối với người có công với cách 47
mạng
Hệ thống văn bản chính sách đối với người có công với cách mạng 58

4.1.3

Công tác thanh tra, kiểm tra thực thi chính sách đối với người

4.1.1

có công với cách mạng
4.1.4

61

Thực hiện công tác thống kê, thông tin trong thực thi chính sách


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 4


ưu đãi người có công với cách mạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

65

Page 5


4.1.5

Tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật về thực thi chính sách
ưu đãi người có công

4.1.6

66

Tình hình thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng ở
tỉnh Bắc Ninh

4.1.7


69

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thực thi chính sách đối với người
có công với cách mạng, những hạn chế và tồn tại

4.2

92

Đánh giá thực trạng thực thi chính sách đối với người có công với
cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh

95

4.2.1

Đánh giá chung

95

4.2.2

Nguyên nhân tồn tại hạn chế

97

4.3

Định hướng và một số giải pháp trong thực thi chính sách đối với

người có công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh

99

4.3.1

Quan điểm, định hướng trong thời gian tới

99

4.3.2

Những giải pháp để thực thi chính sách đối với người có công
với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh

102

PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

5.1

Kết luận

107

5.2

Kiến nghị


110

TÀI LIỆU THAM KHẢO

112

PHỤ LỤC

114

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 5


DANH MỤC BẢNG
STT

Tên bảng

Trang

3.1

Quy mô dân số và lực lượng lao động (giai đoạn 2000- 2010)

33


3.2

Dự báo một số chỉ tiêu đến năm 2015, 2020.

34

3.3

Cơ cấu số lượng người có công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh

36

3.4

Tổng hợp số lượng mẫu điều tra theo vùng

44

4.1

Chất lượng cán bộ, công chức, viên chức thực thi chính sách
người có công tại tỉnh Bắc Ninh

4.2

52

Kết quả công tác đội ngũ cán bộ thực thi chính sách ưu đãi
người có công với cách mạng


4.3

54

Đánh giá của đối tượng thụ hưởng về trình độ, năng lực cán bộ
thực thi chính sách

4.4

54

Thực trạng cơ sở vật chất cho thực thi chính sách ưu đãi người
có công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh

56

4.5

Thông tin về số cuộc thanh tra qua các năm nghiên cứu

62

4.6

Tỷ lệ thương binh bị dừng chế độ

63

4.7


Mức độ đánh giá của việc tuyên truyền, phổ biến chính sách
pháp luật về người có công với cách mạng

4.8

67

Kết quả tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, giải quyết chế độ ưu đãi
đối với người có công với cách mạng

4.9

74

Đối tượng người có công được công nhận phân theo địa
phương cơ sở quản lý

4.10

75

Mức độ đánh giá của người có công về thực hiện chế độ chính
sách ưu đãi người có công với cách mạng

77

4.11

So sánh số liệu người có công đang hưởng trợ cấp hàng tháng


78

4.12

Thực hiện chế độ ưu đãi Bảo hiểm y tế đối với người có công
với cách mạng

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

80

Page 6


4.13

Tổng hợp chỉ tiêu điều dưỡng tập trung, tại gia đình đối với
người có công với cách mạng

4.14

81

Chi trả trợ cấp ưu đãi giáo dục đối với người có công với
cách mạng

83

4.15


Quản lý thu- chi quỹ "Đền ơn đáp nghĩa" tại tỉnh Bắc Ninh

87

4.16

Kết quả thực hiện hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với người có công
với cách mạng

4.17

88

Kết quả Tổng rà soát thực hiện chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng năm 2014 tại tỉnh Bắc Ninh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

91

Page vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ
STT
2.1

Tên sơ đồ


Trang

Hệ thống cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản thực thi chính
sách người có công

10

2.2

Hệ thống văn bản thực thi chính sách người có công

11

3.1

Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

32

4.1

Cơ cấu tổ chức của Sở Lao động – TB và XH Bắc Ninh.

49

4.2

Bộ máy thực thi chính sách người có công tỉnh Bắc Ninh


50

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 8


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Nghĩa đầy đủ

AHLĐ

Anh hùng lao động

BB

Bệnh binh

CĐHH

Chất độc hóa học

CM

Cách mạng

CNXH


Chủ nghĩa xã hội

HĐKC

Hoạt động kháng chiến

NCC

Người có công

TB

Thương binh

UBND

Ủy ban nhân dân

VNAH

Việt nam Anh hùng

XH

Xã hội

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế


Page 9


PHẦN I. MỞ ĐẦU
Trải qua mấy chục năm ròng chiến đấu, dưới sự lãnh đạo của Đảng, của
Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã trải qua nhiều gian khổ, hy sinh, giành thắng
lợi vẻ vang, non sông thu về một mối, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên độc
lập, tự do và đi lên CNXH, vì hạnh phúc của nhân dân. Để có được ngày
nay, hàng chục vạn người con ưu tú của Tổ quốc đã hy sinh trọn đời mình.
Tổ quốc và nhân dân ta đời đời tưởng nhớ và ghi nhận công lao to lớn của
các liệt sỹ như Bác Hồ đã nói “Máu đào của các liệt sỹ đã nhuộm lá cờ
cách mạng vẻ vang thêm đỏ chói. Tiếng thơm của các liệt sỹ sẽ muôn đời lưu
truyền với sử xanh”.
Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng qua các thời kỳ đều
khẳng định sự quan tâm chăm lo, đền ơn đáp nghĩa đối với người có công với
cách mạng với cách mạng. Nghị quyết đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục ghi
nhận: "Thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước và từng chính
sách phát triển. Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo
tốt hơn nữa đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có
công. Giải quyết dứt điểm tồn đọng về chính sách đối với người có công với
cách mạng, đặc biệt là người tham gia hoạt động bí mật, lực lượng vũ trang,
thanh niên xung phong trong các thời kỳ cách mạng và kháng chiến. Tạo điều
kiện, khuyến khích người và gia đình người có công với cách mạng tích cực
tham gia phát triển kinh tế để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, có mức
sống cao hơn mức sống bình quân của dân cư tại địa bàn”.
Qua các thời kỳ lịch sử của cách mạng, Đảng, nhà nước ta luôn coi ưu
đãi xã hội đối với người có công với cách mạng với cách mạng là vấn đề có ý
nghĩa chính trị – xã hội và nhân văn sâu sắc, góp phần vào sự ổn định, giữ
vững thể chế. Đảng ta luôn xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 1


lực của sự phát triển. Vì vậy phát huy vai trò vị trí của người có công với cách
mạng có ý nghĩa hết sức sâu sắc trong công cuộc đổi mới đất nước.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 2


1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong sự nghiệp đấu tranh của dân tộc lâu dài và gian khổ, dù đã lùi xa
hơn 30 năm, nhưng hậu quả mà chiến tranh để lại vẫn còn rất nặng nề. Thực
hiện chính sách đối với người có công với cách mạng là đạo lý tốt đẹp của
dân tộc, giáo dục được cho lớp trẻ để họ cảm nhận được sự hy sinh mất mát
của cha ông trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, để họ có ý thức
xây dựng quê hương đất nước mình tươi đẹp hơn, có lối sống tốt hơn thể hiện
lòng biết ơn đối với thế hệ cha anh đi trước, những người đã không tiếc máu
xương xả thân vì một nền độc lập tự do của dân tộc
Bắc Ninh Là một tỉnh đồng bằng mới được tái lập năm 1997 tuy có
nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, nhưng trong những
năm qua kết quả mà Bắc Ninh đã đạt được còn rất khiêm tốn chưa tương xứng
với tiềm năng của tỉnh nhất là trong lĩnh vực người có công với cách mạng.
Hiện nay lĩnh vực người có công với cách mạng được thực hiện bởi Phòng
Người có công với cách mạng do Sở Lao động-TB và XH tỉnh Bắc Ninh quản

lý. Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, giải quyết các chế độ chính sách, quản lý hồ
sơ và quản lý chi trả trợ cấp đối với người có công với cách mạng. Trong quá
trình triển khai thực hiện chính sách đối với người có công với cách mạng vẫn
còn nhiều bất cập như cơ sở vật chất còn thiếu thốn. Thẩm quyền ban hành và
giải quyết còn chồng chéo, thủ tục hành chính mặc dù đã được cải cách nhưng
vẫn còn rườm rà gây khó khăn cho giải quyết chính sách. Một số chế độ ưu
đãi quy định trong Pháp lệnh hiện hành chưa đáp ứng được hoàn cảnh thực tế,
yêu cầu chính đáng của một bộ phận người có công với cách mạng và điều
kiện phát triển kinh tế - xã hội. Thực thi chính sách đối với người có công với
cách mạng với cách mạng còn một số hạn chế đó là: việc tuyên truyền, hướng
dẫn các văn bản về chính sách đối với người có công với cách mạng ở một số
địa phương có lúc còn chưa kịp thời, chưa sâu sát; việc theo dõi, quản lý
thông tin về đối tượng người có công với cách mạng chưa được tốt, chưa ứng
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 3


dụng rộng rãi, thống nhất công nghệ thông tin; cán bộ làm công tác giải quyết
chính sách đối với người có công với cách mạng ở các cấp còn mỏng, phải
kiêm nhiệm nhiều việc, một số chưa có kinh nghiệm, trong khi đó các chính
sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng ngày càng được mở rộng,
sửa đổi, bổ sung thường xuyên nên công việc phải giải quyết ngày càng nhiều
và yêu cầu về chất lượng phục vụ ngày càng cao; công tác thanh tra, kiểm tra
ở một số nơi còn yếu, chậm phát hiện các vụ việc tiêu cực, vi phạm pháp luật;
việc xử lý cá nhân, tổ chức, cơ quan xác nhận sai trong công nhận người có
công với cách mạng, chế tài xử lý vi phạm, thu hồi số tiền đã cấp cho các đối
i


tượng làm giả hồ sơ, chiếm dụng ngân sách còn chưa triệt để . Các hạn chế
trong thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng với cách mạng
đã tạo cơ hội cho một bộ phận lợi dụng chính sách để trục lợi (tiêu cực trong
khai báo, làm giả hồ sơ, xác nhận và giải quyết chế độ cho đối tượng,….), gây
bất bình trong dư luận xã hội.
Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng với cách
mạng còn một số hạn chế từ nhiều nguyên nhân khác nhau như trình độ của
cán bộ công chức còn hạn chế, công tác tuyên truyền còn yếu kém... từ những
vướng mắc trong giải quyết chính sách đối với người có công với cách mạng
đòi hỏi phải có những giải pháp thật hiệu quả cho vấn đề giải quyết chính
sách đối với người có công với cách mạng tại tỉnh Bắc Ninh là rất cần thiết
nhằm tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội, góp phần phát triển chung của
đất nước.
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên đối với sự phát triển
kinh tế- xã hội của tỉnh tôi đã chọn đề tài “Giải pháp thực thi chính sách đối
với người có công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh” đi sâu nghiên cứu phân
tích và đưa ra những giải pháp trong thực thi chính sách ưu đãi người có công
với cách mạng với cách mạng tại tỉnh Bắc Ninh.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 4


1.2 Mục tiêu
1.2.1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu, phân tích thực trạng thực thi chính sách ưu đãi người có
công với cách mạng, chỉ ra những bất cập trong thực hiện chính sách từ đó
đưa ra những giải pháp thực hiện chế độ chính sách đối với người có công với

cách mạng nhằm đảm bảo nâng cao đời sống tinh thần, vật chất cho người có
công với cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận và thực tiễn trong thực thi chính sách với
người có công với cách mạng
- Đánh giá được thực trạng thực thi chính sách đối với người có công
với cách mạng
- Đề xuất định hương và giải pháp hoàn thiện trong thực thi chính sách
với người có công với cách mạng, tạo sự công bằng ổn định xã hội.
1.3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đề tài nghiên cứu việc thực thi chính sách đối với người có công với
cách mạng ở tỉnh Bắc Ninh, trong đó đối tượng nghiên cứu của đề tài là cán
bộ, công chức, viên chức trực tiếp quản lý và thực thi chính sách, tổ chức, cá
nhân và những vấn đề liên quan đến thực thi chính sách như hệ thống văn
bản, tổ chức bộ máy, đối tượng thụ hưởng chính sách...
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung: Trong phạm vi đề tài, chủ yếu nghiên cứu và đánh giá quá
trình thực thi, những kết quả đạt được trong việc thực thi chính sách đối với
người có công với cách mạng, từ đó đưa ra giải pháp tại địa bàn nghiên cứu
trong thời gian tới.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 5


- Về không gian: Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Về thời gian: Đề tài nghiên cứu trên cơ sở số liệu từ năm 2012 đến

2014. Phương hướng, giải pháp trong những năm tiếp theo, chủ yếu thu thập
thông qua dữ liệu điều tra đối với lĩnh vực người có công năm 2013.
Thời gian nghiên cứu được tiến hành từ tháng 5/2013 đến tháng 7/2014

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 6


PHẦN II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG
THỰC THI CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI NGƯỜI CÓ CÔNG VỚI CÁCH
MẠNG
2.1 Cơ sở lý luận về thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng
Dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử, chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, theo quan
điểm khách quan thực tiễn, lịch sử phát triển của xã hội, quan điểm, đường lối
chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước. Đề tài vận dụng một số vấn đề lý
thuyết của xã hội học.
2.1.1 Khái niệm, quan niệm bản chất về thực thi chính sách đối với người
có công với cách mạng
- Quản lý nhà nước: Là một phạm trù gắn liền với sự xuất hiện của
Nhà nước, quản lý nhà nước ra đời với tính chất là loại hoạt động quản lý xã
hội. Quản lý nhà nước, hiểu theo nghĩa rộng, được thực hiện bởi tất cả các cơ
quan nhà nước. Là sự chỉ huy, điều hành XH của các cơ quan nhà nước (lập
pháp, hành pháp và tư pháp) để thực thi quyền lực Nhà nước, thông qua các
văn bản quy phạm pháp luật. Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước là hoạt động
chấp hành và điều hành được đặc trưng bởi các yếu tố có tính tổ chức; được
thực hiện trên cơ sở và để thi hành pháp luật; được bảo đảm thực hiện chủ yếu
bởi hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước (hoặc một số tổ chức xã hội

trong trường hợp được giao nhiệm vụ quản lý nhà nước). Quản lý nhà nước
cũng là sản phẩm của việc phân công lao động nhằm liên kết và phối hợp các
đối tượng bị quản lý.
- Chính sách: Là đường lối cụ thể của một chính đảng hoặc một
chủ thể quyền lực về một lĩnh vực nhất định cùng các biện pháp, kế
hoạch thực hiện đường lối ấy.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 7


-Thực thi chính sách: Là quá trình triển khai thực hiện xây dựng
kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; Phổ biến tuyên truyền chính

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 8


sách; Phân công phối hợp thực hiện chính sách; Duy trì chính sách; điều
chỉnh chính sách, theo dõi kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chính sách và
đánh giá tổng kết rút kinh nghiệm
-Chính sách đối với người có công với cách mạng: Là chế độ do nhà
nước ban tuỳ từng đối tượng được quy định tại Pháp lệnh người có công với
cách mạng gồm: Tiếp nhận hồ sơ giải quyết chế độ trợ cấp hàng tháng; trợ cấp 1
lần; mai táng phí; BHYT; hỗ trợ tiền nhà; ưu đãi giáo dục, quản lý lưu giữ hồ
sơ..

- Quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công với cách
mạng: Là sự tác động liên tục, có hướng đích đặc trưng nhất định, là quản lý
theo ngành do một cơ quan thực hiện. Đó là việc xây dựng và tổ chức thực
hiện chiến lược, quy hoạch, cơ chế và chính sách phát triển lĩnh vực người có
công với cách mạng nhằm thực hiện mục tiêu, đường lối chiến lược đã định.
Nội dung quản lý nhà nước về chính sách đối với người có công với
cách mạng bao gồm
+ Xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch, chính sách pháp luật, các văn bản quy phạm pháp luật trong thực thi
chính sách đối với người có công với cách mạng.
+ Tổ chức bộ máy thực thi chính sách đối với người có công với cách
mạng.
+ Tổ chức, chỉ đạo việc đào tạo bồi dưỡng, tập huấn quản lý nhà nước
và cán bộ quản lý chính sách đối với người có công với cách mạng.
+ Hướng dẫn, kiểm tra thực hiện chính sách, pháp luật về ưu đãi đối với
người có công với cách mạng với cách mạng;
+ Quy định chế độ, định mức, phương thức trang cấp dụng cụ chỉnh hình
và phương tiện trợ giúp cho người có công với cách mạng với cách mạng;
+ Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương, các đoàn thể chính trị - xã hội
tổ
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 9


chức các phong trào đền ơn đáp nghĩa, quản lý “Quỹ đền ơn đáp
nghĩa”;
+ Quy hoạch và hướng dẫn quy hoạch mạng lưới cơ sở nuôi dưỡng,
điều dưỡng người có công với cách mạng, công trình ghi công liệt sĩ;


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 10


+ Quy định việc quản lý các công trình ghi công liệt sĩ;
+ Hướng dẫn công tác tiếp nhận, quy tập hài cốt liệt sĩ; thông tin về mộ liệt
sĩ.
+ Xác định người được hưởng chính sách, mức trợ cấp và giấy chứng
nhận cho các đối tượng:
+ Tổ chức lưu trữ, quản lý và khai thác toàn bộ hồ sơ cá nhân của các
đối tượng người có công với cách mạng để phục vụ cho yêu cầu quản lý đối
tượng và chi trả trợ cấp hàng tháng.
2.1.2 Vai trò của thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng
2.1.2.1 Vai trò của chính sách đối với người có công với cách mạng
Thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, “ăn quả nhớ người trồng cây”
của dân tộc ta. Tạo môi trường pháp lý thuận lợi để các cơ quan, tổ chức, gia
đình, cá nhân nâng cao nhận thức, tham gia tích cực vào việc đền ơn đáp
nghĩa, chăm lo cho người có công, tạo sự đồng thuận cao, góp phần bảo đảm
công bằng xã hội và tạo điều kiện thuận lợi để người có công với cách mạng
xây dựng cuộc sống tiếp tục khẳng định vai trò trong cộng đồng xã hội.
(Nguồn: Báo cáo tại Hội nghị biểu dương người có công với cách mạng tại
tỉnh Bắc Ninh nhân dịp kỷ niệm 65 năm ngày Thương binh liệt sỹ)
2.1.2.2 Vai trò quản lý nhà nước trong thực thi chính sách đối với người có
công với cách mạng
Đề ra quy hoạch, kế hoạch tổng thể, định hướng cho công tác triển khai
chế độ chính sách theo quy định, thực hiện chế độ chính sách đúng người,
đúng đối tượng, đúng chế độ theo quy định. Các chế độ chính sách được thực

hiện kịp thời và chính xác, có hiệu quả.
Hạn chế tiêu cực trong thực thi chính sách đối với người có công với
cách mạng, tạo ra sự công bằng, tiến bộ trong xã hội.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 11


2.1.3 Đặc điểm chính sách người có công với cách mạng và thực thi chính
sách đối với người có công với cách mạng
2.1.3.1 Đặc điểm chính sách đối với người có công với cách mạng
Là chính sách mang tính ổn định chính trị- xã hội, góp phần hỗ trợ
người có công với cách mạng về vật chất và tinh thần bằng các chế độ ưu đãi
để họ vơi đi phần nào nỗi đau thể xác cũng như nỗi đau về mặt tinh thần tổn
thương do chiến tranh để lại. Văn bản pháp quy cao nhất là Pháp lệnh ưu đãi
người có công với cách mạng do Quốc hội ban hành, dưới đó là Nghị định và
các văn bản hướng dẫn của các Bộ, ban ngành liên quan.
2.1.3.2 Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng
- Do cơ quan trong bộ máy Nhà nước từ trung ương đến địa phương
thực thi chính sách theo quy định của pháp luật, trong đó:
+Trung ương: Bộ Lao động-TB và XH
+Cấp tỉnh: Sở Lao động-TB và XH
+Cấp huyện: Phòng Lao động-TB và XH
+Cấp xã: cán bộ xã phụ trách lĩnh vực Lao động-TB và XH
- Đối tượng quản lý: Là mọi hoạt động liên quan đến người có công với
cách mạng như: hồ sơ người có công với cách mạng, chính sách đối với người
có công với cách mạng, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, chế độ
chăm sóc người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách

mạng, mộ chí liệt sỹ...
2.1.4 Nội dung nghiên cứu thực thi chính sách đối với người có công với cách
mạng Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ
trương, chính sách nhằm từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của
người có công với cách mạng. Tại một số địa phương việc thực thi chính sách
người có công đã có nhiều tiến bộ và đạt được kết nhất định đáp ứng được
nhu cầu, nguyện vọng người có công được thể hiện trên các mặt: hoạch định
chính sách, xây dựng các kế hoạch đã có bước chuyển biến rõ rệt cả về chất
lượng và số lượng; thủ tục hành chính được giảm bớt phiền hà, tăng cường áp
dụng khoa học kỹ thuật trong thực thi chính sách đối với người có công với
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 12


cách mạng. Tuy nhiên bên cạnh những trường hợp xứng đáng được Nhà nước
và Nhân dân tôn vinh, chăm sóc, đã có không ít đối tượng lợi dụng những sơ
hở trong quy định của Nhà nước để làm giả, khai man hồ sơ nhằm trục lợi trợ
cấp trong đó cũng không ít những trường hợp xảy ra có liên quan đến sự yếu
kém của một số bộ phận cán bộ thực thi chính sách người có công các cấp,
đặc biệt là cấp cơ sở địa phương, vẫn còn có hiện tượng gây sách nhiễu, phiền
hà cho người dân, việc thanh tra, kiểm tra xử lý chưa được kịp thời làm ảnh
hưởng đến công bằng xã hội, gây bức xúc dư luận.
Thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng bao gồm
nhiều loại hoạt động cơ bản có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.
2.1.4.1 Hệ thống văn bản tổ chức thực thi chính sách đối với người có công
với cách mạng
Để thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng được chặt
chẽ, thống nhất giữa các địa phương. Đảng và Nhà nước đã ban hành hệ thống

văn bản hướng dẫn thực thi chính sách đối với người có công với cách mạng,
bao gồm:
Ủy ban Thường vụ
Quốc hội

Chính phủ

Bộ

Bộ

Bộ Lao

Bộ Tài

Bộ Y

Quốc

Nội

động-TB

chính

tế

Phòng

vụ


và XH

Sơ đồ 2.1. Hệ thống cơ quan thẩm quyền ban hành văn bản
thực thi chính sách người có công
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh
tế

Page 13


×